Phương hướng tổ chức thực hiện các
Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Chặng đường tiếp theo sau khi các mục tiêu
MDGs kết thúc thời gian và hướng tới các Mục tiêu
phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam tiếp tục tập
trung nỗ lực duy trì và nâng cao các kết quả đạt
được, đồng thời tiến tới một mô hình tăng trưởng
bền vững và toàn diện hơn, vì sự phát triển con
người gắn với quá trình hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng; huy động tối đa nguồn lực nhằm
đem lại thành công hơn nữa về tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo; tập trung nhiều hơn vào
khía cạnh tăng năng suất và đổi mới cùng với các
công cụ chính sách, nhằm đảm bảo sự phát triển
toàn diện và công bằng, theo đó Việt Nam cần có
những bước chuẩn bị cơ bản như sau:
Một là, tổ chức triển khai thực hiện các
mục tiêu SDGs ngay từ giai đoạn đầu theo mô
hình có cơ quan điều phối chung và các cơ quan
thực hiện gắn với từng mục tiêu. Sau khi hoàn tất
các thủ tục cam kết quốc tế, các mục tiêu SDGs
cần được trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm
vụ cho một cơ quan có trách nhiệm điều phối
chung nghiên cứu, xây dựng lộ trình và giải pháp
thực hiện cụ thể.
Hai là, giữa các mục tiêu cam kết quốc tế
với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của quốc gia có sự
khác biệt nhất định, cần nghiên cứu, chọn lựa, điều
chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của nước ta.
Ba là, phát huy bài học kinh nghiệm đã
thực hiện các mục tiêu MDGs, một số nội dung
cần tiếp tục thực hiện, đó là: (i) lồng ghép các
mục tiêu, chỉ tiêu SDGs vào các kế hoạch, chương
trình, chính sách. của quốc gia, nhất là giai đoạn
2016-2020; (ii) thể chế hóa cơ chế lồng ghép,
thực hiện, giám sát, theo dõi ngay từ giai đoạn
đầu, vừa thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt
Nam, vừa tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện
thống nhất; (iii) tăng cường công tác tuyên truyền
phổ biến trong cả hệ thống từ Trung ương đến địa
phương và cho toàn thể ng
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chủ yếu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SDGs Kết quả chủ yếu
26 CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM
Kết quả chủ yếu thực hiện các
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ tại Việt Nam
ThS. Trần Quốc Phương*
Tóm tắt:
Kể từ khi ký kết Tuyên bố Thiên niên kỷ năm 2000, Việt Nam đã quyết tâm thực hiện các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và coi các mục tiêu MDGs chính là các mục tiêu phát triển của Việt Nam,
theo đó Việt Nam có nhiều nỗ lực, vượt qua những khó khăn và bối cảnh bất lợi của kinh tế toàn cầu, giữ
vững những tiến bộ khả quan trong phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo và bảo vệ môi trường, khẳng
định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Bài viết dưới đây nêu lên những kết quả Việt Nam đạt được
cũng như chưa đạt được, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các mục tiêu MDGs và đưa ra các
phương hướng tổ chức thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam - công việc tiếp nối của MDGs
còn dang dở và giải quyết những vấn đề mới phát sinh.
Về kinh tế, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng
bình quân khá cao, đạt trên 7%/năm giai đoạn
2001 - 2010, tạo điều kiện tốt về nguồn lực để
thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường. Đặc
biệt năm 2010, Việt Nam đã chính thức thoát khỏi
nhóm các quốc gia kém phát triển để gia nhập
nhóm các quốc gia đang phát triển có mức thu
nhập trung bình, giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế
Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn
đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không
nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân
giai đoạn 2011 - 2015 là 5,91%/năm. Việt Nam đã
vượt qua không ít khó khăn trong phát triển kinh tế
và xã hội, để khẳng định quyết tâm thực hiện thành
công các mục tiêu MDGs.
Về hội nhập quốc tế, với đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ quốc tế, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, là bạn và
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế. Đáng kể nhất trong tiến trình hội nhập
quốc tế là Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO) vào tháng 11 năm 2006, mở ra một
chương mới cho hội nhập và thương mại quốc tế
của Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt
được, Việt Nam gặp không ít khó khăn và thách
thức. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008,
lạm phát và suy giảm kinh tế năm 2012 đã có tác
động không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước, kéo theo nhiều hệ lụy về sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, việc làm, thu nhập
của người dân. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có những
điều chỉnh kịp thời để khắc phục những khó khăn.
Đặc biệt là trong bối cảnh đó các vấn đề về an
sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo vẫn được quan
* Vụ trưởng, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
SDGs Kết quả chủ yếu
CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM 27
tâm một cách thích đáng, đảm bảo cuộc sống của
người dân không những không bị ảnh hưởng nặng
nề mà còn từng bước được cải thiện.
1. Đánh giá thực hiện các Mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ
Đến năm 2015 Việt Nam đã hoàn thành:
(1) 4/8 mục tiêu MDGs, đó là: MGD1. Xóa bỏ tình
trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; MDG2. Phổ
cập giáo dục tiểu học; MDG3. Tăng cường bình
đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ và
MDG5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ; (2) 3/8 mục
tiêu đạt nhiều tiến bộ (đạt nhiều nội dung) tiệm
cận với mục tiêu đề ra, gồm: MDG6. Phòng
chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy
hiểm khác; MDG7. Đảm bảo bền vững môi trường
và MDG8. Thiết lập quan hệ đối với toàn cầu vì
phát triển; (3) 1/8 mục tiêu mới đạt được một số
nội dung so với mục tiêu đề ra: MDG4. Giảm tử
vong trẻ em, mục tiêu đề ra là giảm 2/3 trẻ em tử
vong dưới 5 tuổi (thực hiện được 50%). Kết quả
đạt được từng mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Việt Nam là một trong các
quốc gia thành công về giảm nghèo, đây là kết
quả của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tự do hóa
thương mại và các chính sách giảm nghèo nhằm
trực tiếp vào các nhóm yếu thế. Giai đoạn 1993 -
2014, tỷ lệ nghèo tính theo chi tiêu giảm từ 58,1%
xuống còn 8,4%. Mức sống chung của người dân
được nâng cao, các hộ gia đình đã sở hữu nhiều
tài sản lâu bền hơn. Tỷ lệ thiếu đói đã giảm mạnh
trong vòng 15 năm qua và tình trạng thiếu đói kinh
niên đã được xóa bỏ ở hầu hết các tỉnh thành. Đến
năm 2008, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu
“giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi”.
Dù đã đạt được thành tựu ấn tượng về giảm
nghèo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách
thức. Tỷ lệ nghèo còn chênh lệch giữa các nhóm
dân tộc và vùng địa lý. Tình trạng nghèo đói và
mức sống thấp còn phổ biến ở các khu vực miền
núi, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các
khu vực cách xa so với cả nước về giảm nghèo.
Tình trạng tái nghèo vẫn còn tồn tại. Tính chất đa
chiều của nghèo ngày càng thể hiện rõ do sức ép
của đô thị hóa và di cư, trong đó thiếu thu nhập chỉ
là một yếu tố bên cạnh các thiếu hụt khác về tiếp
cận dịch vụ xã hội và điều kiện sống cơ bản.
- Mục tiêu 2: Việt Nam đã hoàn thành việc
phổ cập giáo dục tiểu học (theo chuẩn quốc gia)
và đang tiến dần tới việc phổ cập giáo dục phổ
thông cơ sở. Đến năm 2014, tỷ lệ đi học đúng tuổi
ở bậc tiểu học đạt mức xấp xỉ 99,0%, cao nhất từ
trước đến nay. Trong suốt những thập kỷ vừa qua,
Chính phủ đã chứng tỏ cam kết và đạt được thành
công trong việc kiến thiết lại hệ thống giáo dục
quốc gia, giúp tăng cường chất lượng dạy và học
cũng như cải thiện cơ sở vật chất nhà trường và
môi trường học tập.
Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục nâng cấp
chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế. Bất bình đẳng về tiếp cận
giáo dục và chất lượng giáo dục còn tồn tại giữa
các nhóm dân tộc và các khu vực địa lý. Giáo dục
bậc cao, bao gồm đào tạo nghề và kỹ thuật chưa
phản ánh sát nhu cầu của thị trường lao động
trong và ngoài nước. Do đó, cải cách giáo dục để
tăng cường chất lượng dạy và học là một nhu cầu
cấp thiết.
- Mục tiêu 3: Việt Nam đã có được thành
công ấn tượng với việc đạt được tất cả các chỉ tiêu
của Mục tiêu này. Đến năm 2014 không còn có sự
SDGs Kết quả chủ yếu
28 CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM
khác biệt đáng kể về tỷ lệ biết đọc, biết viết và tỷ lệ
nhập học ở tất cả các cấp học giữa nam và nữ.
Phụ nữ cũng chứng tỏ vai trò ngày càng tăng trong
giáo dục. Tỷ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ tại
các trường đại học và cao đẳng hiện nay tương
đương nhau. Về việc làm, sự tham gia của phụ nữ
vào các hoạt động phi nông nghiệp đã tăng mạnh,
đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều
thách thức. Phụ nữ vẫn phải chịu nhiều rào cản
trong công việc hơn các đồng nghiệp nam. Với
cùng trình độ học vấn, mức lương cho lao động nữ
vẫn thấp hơn lao động nam, do phụ nữ thường
phải đảm nhận những công việc có vị thế thấp hơn
nam giới. Còn nhiều phụ nữ phải làm các công
việc không chính thức và dễ bị tổn thương. Đại
diện của phụ nữ trong các vị trí quản lý và lãnh
đạo chưa thể đến gần các mục tiêu trong Chiến
lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020. Tình
trạng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại, nhất là ở
những nơi có trình độ dân trí thấp và bạo lực trên
cơ sở giới đang trở thành một vấn đề ngày càng
phức tạp.
- Mục tiêu 4: Việt Nam đã có những tiến bộ
vượt bậc trong việc theo dõi tỷ suất tử vong trẻ em.
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm một
nửa năm 2014 trong khi tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh
giảm nhanh hơn 2,5 lần trong cùng giai đoạn. Các
kết quả tích cực của chương trình tiêm chủng mở
rộng và các chính sách bảo vệ sức khỏe phụ nữ
đã đóng góp đáng kể vào tiến bộ này. Việt Nam có
khả năng cao sẽ đạt được chỉ số tỷ suất tử vong
trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tiến độ cải thiện các chỉ số
này đã chậm lại trong thời gian gần đây và chỉ tiêu
về tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức
tiệm cận mục tiêu (gần đạt).
- Mục tiêu 5: Việt Nam đã giảm tỷ số tử
vong bà mẹ liên quan đến thai sản và đạt được
mục tiêu vào năm 2015. Sức khỏe sinh sản của bà
mẹ đã được quan tâm đặc biệt. Đa số phụ nữ
trong thời kỳ thai sản được tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc tiền sản. Tuy nhiên, các khó khăn
vẫn còn tồn tại ở một số vùng nơi người dân tộc
thiểu số sinh sống và các điều kiện kinh tế - xã
hội còn kém phát triển như: Vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, kiến thức về sức
khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục trong thanh
thiếu niên còn hạn chế. Vì vậy, để đạt được các
mục tiêu một cách toàn diện trên cả nước, việc
tăng cường các chính sách và hành động hướng
tới giúp những nhóm người này vượt qua khó
khăn nêu trên là cần thiết.
- Mục tiêu 6: Việt Nam đã đạt các kết quả
đáng khích lệ trong việc ngăn chặn HIV/AIDS: Việt
Nam đã giảm tỷ lệ mắc HIV xuống dưới 0,3% dân
số. Số lượng và chất lượng các dịch vụ điều trị,
chăm sóc và hỗ trợ về HIV/AIDS đã được cải thiện,
đặc biệt là độ bao phủ của liệu pháp ARV đã lên
tới 67,6% số người cần được điều trị vào năm
2013, tăng gần gấp 34 lần so với năm 2005.
Việt Nam đã đạt được mục tiêu kiểm soát
sốt rét từ năm 2011 với tỷ lệ ca tử vong liên quan
đến sốt rét chỉ ở mức 0,01 trên 100.000 người
trong năm 2012. Việt Nam cũng đã vượt mục tiêu
toàn cầu về kiểm soát bệnh lao khi giảm thành
công 62% số lượng các ca mắc mới và tử vong so
với mức năm 1990. Để duy trì các thành tựu này
và tiếp tục hướng tới việc hoàn thành các Mục tiêu
Phát triển bền vững trong những năm tới, Việt Nam
cần phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là
những thách thức về nguồn lực tài chính.
- Mục tiêu 7: Nhận thức được vai trò của
môi trường là một trong các yếu tố chính của phát
triển bền vững, Việt Nam đã không ngừng đưa các
SDGs Kết quả chủ yếu
CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM 29
nguyên tắc bền vững vào các chính sách và
chương trình quốc gia, cũng như tôn trọng các
cam kết quốc tế. Các kết quả về tăng cường tiếp
cận nước sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản và nơi ở
an toàn là đáng khích lệ, tập trung ở phần đông dân
số và các nhóm yếu thế. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn
phải đối mặt với áp lực của một quốc gia đang phát
triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và dân số
đông, ví dụ: Áp lực về suy giảm sự đa dạng sinh
học, ô nhiễm môi trường và các vi phạm môi
trường cũng như áp lực về tăng trưởng kinh tế mà
chưa thể đảm bảo đầy đủ được tính bền vững.
- Mục tiêu 8: Việt Nam đã đạt được những
kết quả ấn tượng trong việc xây dựng mối quan
hệ toàn cầu vì phát triển. Những năm qua đã
chứng kiến quá trình tự do hóa thương mại sâu
rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký
kết gần đây, phản ánh rõ mức độ hội nhập kinh tế
sâu sắc hơn. Quá trình tự do hóa thương mại đã
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù vẫn
còn tồn tại một số vấn đề, như: Tăng thâm hụt
thương mại, các hàng rào phi thuế quan tạo ra
bởi thị trường quốc tế, trong khi còn thiếu các rào
cản tương ứng trên thị trường trong nước nhằm
hỗ trợ các ngành công nghiệp non trẻ của Việt
Nam. Giá trị gia tăng thấp của các sản phẩm và
dịch vụ xuất khẩu cùng với sự phụ thuộc cao vào
một số thị trường trở thành thách thức lớn. Bên
cạnh đó, nguồn vốn ODA là một trong những
nguồn vốn đầu tư quan trọng cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2. Một số hạn chế, nguyên nhân các Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ chưa đạt được
Như đã nêu trên, kết thúc thực hiện MDGs,
kết quả thực hiện có 4/8 mục tiêu MDGs đạt được
mục tiêu đề ra; 3/8 mục tiêu MDGs đạt được nhiều
tiến bộ (đạt nhiều nội dung) và 1/8 mục tiêu MDGs
mới đạt được một số nội dung so với mục tiêu đề
ra. Do một số nguyên nhân sau:
- Bối cảnh kinh tế không thuận lợi, như:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, lạm
phát và suy giảm kinh tế các năm 2011, 2012 đã
có tác động không nhỏ, nhất là về nguồn lực để
thực hiện các mục tiêu xã hội, tạo ra một số hệ
lụy về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
việc làm và thu nhập của người dân, dẫn tới xu
hướng kết quả thực hiện các mục tiêu MDGs bị
chững lại.
- Đối với nhóm các Mục tiêu liên quan đến
y tế (4, 6), càng gần tới mục tiêu đề ra thì việc
thực hiện càng khó khăn hơn. Tử vong trẻ em dưới
5 tuổi xuất hiện thêm những nguyên nhân tử vong
ngoài lý do y tế (ví dụ như đuối nước, tai nạn...);
diễn biến của HIV/AIDS ngày càng phức tạp, đặc
biệt là trong các nhóm nguy cơ cao (mại dâm, ma
túy), xuất hiện các nhóm mới khó kiểm soát (tình
dục đồng giới) trong khi nguồn lực ngày càng trở
nên khó khăn.
- Vấn đề môi trường ngày càng trở nên
phức tạp và khó khăn, nhất là do tác động của
biến đổi khí hậu, do tốc độ phát triển sản xuất
công nghiệp và đô thị hóa nhanh hơn khả năng
đáp ứng của nền kinh tế về bảo vệ môi trường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức không
nhỏ, nhất là trong bối cảnh năng lực cạnh tranh và
năng suất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu
hội nhập cao. Mặt khác xu thế cắt giảm nguồn
ODA ưu đãi do nước ta đã trở thành nước đang
phát triển có mức thu nhập trung bình cũng sẽ trở
thành một thách thức không nhỏ trong việc huy
động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
SDGs Kết quả chủ yếu
30 CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM
3. Bài học kinh nghiệm thực hiện các Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ ở Việt Nam
Bài học tổng quát được đúc kết qua chặng
đường 15 năm thực hiện MDGs của Việt Nam
không phải đến từ một nhóm, một chính sách hay
một sự thay đổi cụ thể nào mà là nỗ lực tổng thể
của cả quốc gia, bao gồm toàn bộ hệ thống chính
trị và người dân. Bài học tổng quát này được cụ
thể hóa thành 2 nhóm bài học chính, bao gồm: (1)
Việt Nam đã có quá trình tổ chức thực hiện các
mục tiêu MDGs hiệu quả với quyết tâm cao; (2)
Việt Nam đã xây dựng mô hình tăng trưởng toàn
diện, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã có quá trình tổ chức
thực hiện MDGs được triển khai một cách hiệu quả
với (i) Nỗ lực và quyết tâm chính trị cao. Tinh thần
MDGs đã được phản ánh xuyên suốt trong các
cam kết quốc tế, các văn bản pháp luật và chính
sách quan trọng của đất nước. (ii) Việc quảng bá,
tuyên truyền về MDGs cũng như đào tạo kiến thức
lập kế hoạch có lồng ghép MDGs đã giúp cho
MDGs được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. (iii)
Quốc gia hóa các mục tiêu MDGs thành các Mục
tiêu phát triển Việt Nam dựa trên đặc điểm cụ thể
của Việt Nam cùng với việc xác định các trọng tâm
chính sách về giảm nghèo, giáo dục, y tế... đã
giúp Việt Nam có thể tập trung nguồn lực giải
quyết hiệu quả mục tiêu giảm nghèo và các mục
tiêu giáo dục, y tế cơ bản trong thời gian qua, qua
đó sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp
sang Chương trình nghị sự phát triển sau năm
2015. (iv) Việt Nam đã thực hiện tốt những cam
kết quốc tế như: MDGs thông qua việc lồng ghép
sâu rộng các mục tiêu này vào những kế hoạch,
chiến lược, chính sách quan trọng, xây dựng các
kế hoạch hành động cụ thể và bố trí ngân sách
phù hợp để đạt được mục tiêu. (v) Sự phân công
trách nhiệm rõ ràng trong theo dõi, báo cáo và
điều phối thực hiện MDGs ngay từ giai đoạn đầu
triển khai đã thúc đẩy quá trình lồng ghép MDGs
vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, đảm bảo việc thực hiện, giám
sát và báo cáo được hài hòa. (vi) Việt Nam thực sự
chú trọng đến xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia phục vụ giám sát và báo cáo thực hiện
MDGs. Các chỉ số MDGs được lồng ghép vào Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, đã giúp Việt Nam
có được ngày càng nhiều thông tin hữu ích, kịp
thời giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra
định hướng trong thực hiện tiếp theo, bao gồm:
Xác định trọng tâm thực hiện, các mô hình thành
công, những điểm hạn chế cần khắc phục và điều
chỉnh. (vii) Việt Nam đã rút được bài học quý giá
trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực trong nước và quốc tế cho thực hiện MDGs,
đặc biệt là nguồn nội lực. (viii) Một bài học không
kém phần quan trọng là phân cấp quản lý, tăng
cường tính tự chủ của chính quyền địa phương
cũng như thực hiện phương pháp tiếp cận “từ dưới
lên” có sự tham gia và tham vấn.
Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng mô hình tăng
trưởng toàn diện, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ môi trường và phát triển vì người nghèo,
điển hình là vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo luôn là những ưu tiên xuyên suốt cả quá
trình, ngay cả trong những giai đoạn gặp nhiều khó
khăn. Một trong những nguyên nhân cốt lõi giúp
Việt Nam đạt được thành công trong thực hiện
MDGs, đó là: (i) Nhà nước Việt Nam nhất quán và
kiên định trong định hướng phát triển kinh tế đi đôi
với cải thiện đời sống xã hội và bảo vệ môi trường.
Điều này đã được thể hiện trong Hiến pháp, pháp
luật, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
SDGs Kết quả chủ yếu
CHUYÊN SAN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (SDGs): GIÁM SÁT THỰC HIỆN SDGs Ở VIỆT NAM 31
của quốc gia và các văn kiện của Đảng, Chính
phủ. (ii) Hệ thống chính sách toàn diện, đa dạng,
kết hợp với các chính sách phát triển ngành, lĩnh
vực, các chính sách đặc thù và các chương trình
mục tiêu quốc gia. (iii) Việc tích cực hội nhập quốc
tế và hợp tác Nam - Nam đã giúp Việt Nam huy
động và chia sẻ được kinh nghiệm, kiến thức, cũng
như nguồn lực cho thực hiện MDGs, đồng thời giúp
tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
4. Phương hướng tổ chức thực hiện các
Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Chặng đường tiếp theo sau khi các mục tiêu
MDGs kết thúc thời gian và hướng tới các Mục tiêu
phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam tiếp tục tập
trung nỗ lực duy trì và nâng cao các kết quả đạt
được, đồng thời tiến tới một mô hình tăng trưởng
bền vững và toàn diện hơn, vì sự phát triển con
người gắn với quá trình hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng; huy động tối đa nguồn lực nhằm
đem lại thành công hơn nữa về tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo; tập trung nhiều hơn vào
khía cạnh tăng năng suất và đổi mới cùng với các
công cụ chính sách, nhằm đảm bảo sự phát triển
toàn diện và công bằng, theo đó Việt Nam cần có
những bước chuẩn bị cơ bản như sau:
Một là, tổ chức triển khai thực hiện các
mục tiêu SDGs ngay từ giai đoạn đầu theo mô
hình có cơ quan điều phối chung và các cơ quan
thực hiện gắn với từng mục tiêu. Sau khi hoàn tất
các thủ tục cam kết quốc tế, các mục tiêu SDGs
cần được trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm
vụ cho một cơ quan có trách nhiệm điều phối
chung nghiên cứu, xây dựng lộ trình và giải pháp
thực hiện cụ thể.
Hai là, giữa các mục tiêu cam kết quốc tế
với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của quốc gia có sự
khác biệt nhất định, cần nghiên cứu, chọn lựa, điều
chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của nước ta.
Ba là, phát huy bài học kinh nghiệm đã
thực hiện các mục tiêu MDGs, một số nội dung
cần tiếp tục thực hiện, đó là: (i) lồng ghép các
mục tiêu, chỉ tiêu SDGs vào các kế hoạch, chương
trình, chính sách... của quốc gia, nhất là giai đoạn
2016-2020; (ii) thể chế hóa cơ chế lồng ghép,
thực hiện, giám sát, theo dõi ngay từ giai đoạn
đầu, vừa thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt
Nam, vừa tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện
thống nhất; (iii) tăng cường công tác tuyên truyền
phổ biến trong cả hệ thống từ Trung ương đến địa
phương và cho toàn thể người dân.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Chí Dũng (2015), Bài phát biểu tại Lễ công bố Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện các
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam;
2. Nguyễn Thế Phương (2015), Bài phát biểu tại Hội thảo tham vấn Báo cáo kết quả thực hiện các
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam năm 2015;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ của Việt Nam;
4. Tổng cục Thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_chu_yeu_thuc_hien_cac_muc_tieu_phat_trien_thien_nien.pdf