Kết quả của đóng ống động mạch bằng dụng cụ ở trẻ có cân nặng dưới 4 kg tại bệnh viện Nhi đồng 2

KẾT LUẬN Đóng OĐM bằng dụng cụ ở trẻ dưới 4 kg có tỷ lệ thành công cao tuy nhiên còn nhiều biến chứng nhất là ở trẻ non tháng, kèm dị tật khác và trẻ nhiễm trùng nặng. Tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện cũng khá cao. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng việc tiên hành thông tim can thiệp đóng OĐM ở trẻ dưới 4 kg là hoàn toàn có thể nhưng cần thận trọng hơn ở trẻ non tháng kèm nhiễm trùng, nhiều dị tật. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn chế như: cỡ mẫu nhỏ, sót những trường hợp thất bại do không tiếp cận được mạch máu (những trường hợp này không được ghi nhận trong danh sách ở đơn vị thông tim can thiệp), thời gian theo dõi ngắn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả của đóng ống động mạch bằng dụng cụ ở trẻ có cân nặng dưới 4 kg tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Nhi 545 KẾT QUẢ CỦA ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ   Ở TRẺ CÓ CÂN NẶNG DƯỚI 4 KG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2  Lê Thị Thanh Liêm*,Vũ Minh Phúc*  TÓM TẮT  Mục  tiêu: Mô tả đặc điểm và kết quả của đóng ống động mạch (OĐM) bằng dụng cụ ở trẻ có cân nặng  dưới 4 kg tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.  Phương pháp:Nghiên cứu tôi mô tả hồi cứu 40 bệnh nhân dưới 4 kg đã được thông tim đóng OĐM tại  Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 04 – 2010 đến tháng 08 – 2012.  Kết quả: Tuổi trung bình lúc can thiệp là 72,4 ± 47,51 ngày ( trung vị là 62 ngày). Cận nặng trung bình  lúc can thiệp là 2,87 ± 0,81 kg. Đường kính trung bình của OĐM là 4,09 ± 0,93 mm. Thả dụng cụ thành công ở  37/40 bệnh nhân ( 92,5%). Có 10 bệnh nhân tử vong(25%), 2 trong số đó có nguyên nhân tử vong liên quan đến  thủ thuật. Biến chứng nặng xảy ra ở 7 bệnh nhân (17,5%) bao gồm: 4 bệnh nhân bị trôi dụng cụ, 2 bệnh nhân bị  giảm nhịp tim và 1 bệnh nhân bị rách tĩnh mạch chậu. Hầu hết những bệnh nhân này đều là những trẻ non  tháng, có kèm tật tim khác và có nhiễm trùng. Trong suốt thời gian theo dõi ≥ 6 tháng, có một bệnh nhân có  thông tồn lưu và cần can thiệp lại.  Kết luận: Đóng OĐM bằng thông tim can thiệp có thể được xem xét ở trẻ nhỏ thậm chí ở trẻ có cân nặng  dưới 4 kg. Tuy nhiên nên thận trọng ở những trẻ non tháng có kèm nhiều dị tật timkhác và nhiễm trùng nặng vì  tỷ lệ tử vong và biến chứng khá cao.  Từ khóa: Tồn tại ống động mạch, Nhũ nhi, Thông tim can thiệp, Dụng cụ, Đóng, Trẻ non tháng.  ABSTRACT  RESULTS OF CLOSING PATENT DUCTUS ARTERIOSUS WITH DEVICES   IN CHILDREN LESS THAN 4 KG AT CHILDREN’S HOSPITAL 2  Le Thi Thanh Liem,Vu Minh Phuc  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 545 ‐ 550  Objectives:To determine thecharacteristics and result of patent ductus arteriosus(PDA) closure by device in  infants with body weight less than 4 kg at Children’s Hospital 2.  Methods:A retrospective study was done in 40 patients whohad the body weight less than 4 kg and PDA  closure by device from April2010toAugust 2012 at Children’s Hospital 2.  Results:At the time of procedure,the mean age was 72.4 ± 47.51 days (median age: 62 days) and the mean  weight was2.87 ± 0.81 kg. The mean diameter of PDA was 4.09 ± 0.93 mm. The rate of successful procedurewas  92.5%.  10  patients  died  in which  2  patients  due  to  procedure.  Severe  complications  occurred  in  7  patients  (17.5%): device embolization in 4 patients, bradycardia in 2 patients and teared iliac vein in 1 patient. Most of  them were preterm infants, had associated defects and severe infection. After following up 6 months, one patient  had important shunt.  Conclusions:Transcatheter occlusion PDA can be considered  in  infants with body weight  less than 4 kg.  However, it should be careful in preterm infants who had associated defects and heavy  infection because of the  high rate of complications.  Key  words:  Patent  ductus  arteriosus,  Infant,  Intervention  catheterization,  Device,Closure,  Pre‐term  * Bộ môn Nhi, ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Thanh Liêm  ĐT: 01665558347 Email: liemnoitru@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 546 infants.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tồn  tại  ống  động  mạch  (TTOĐM)  chiếm  khoảng 1/2000  trẻ sơ sinh đủ  tháng và 5  ‐ 10%  các bệnh  tim bẩm  sinh  (18,12).Để điều  trị  triệt  để  TTOĐM có nhiều phương pháp: dùng  thuốc  ở  trẻ  sơ  sinh,  thông  timcan  thiệp  hoặc  phẫu  thuật.Thông tim can thiệp ngày càng phát triển  và  được  ưa  chuộng bởi nhiều  ưu  điểm: không  cần  phẫu  thuật,  không  có  sẹo,  thời  gian  nằm  viện  ngắn  và  tránh  các  biến  chứng  do  phẫu  thuật  cũng  như  hồi  sức  (7).  Tuy  nhiên  thông  timcan thiệp ở trẻ có cân nặng thấp thực tế gặp  một số khó khăn như: mạch máu quá nhỏ so với  dụng  cụ,  trẻ  thường  có bệnh  lý kèm  theo, khả  năng  xảy  ra  nhiều  biến  chứng:  chảy máu,  tắc  mạch,  huyết  khối,  hẹp  động mạch,  tán  huyết,  trôi dụng cụTrên thế giới đã có nhiều nghiên  cứu tiến hành thông tim đóng OĐM trên trẻ có  cân  nặng  thấp  và  cả  những  trẻ  sơ  sinh  non  tháng. Kết  quả  cho  thấy  tỷ  lệ  thành  công  khá  cao(5,6). Trong nước cũng đã có một số báo cáo về  thông  tim  can  thiệp(8,16)  nhưng  chưa  có  nghiên  cứu ở những trẻ dưới 4 kg. Vì vậy, chúng tôi tiến  hành  nghiên  cứu  nàyvới  hy  vọngcó  thể  góp  phần nhỏ trong việc điều trị tim bẩm sinh ở trẻ  có cân nặng thấp.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả hàng loạt ca.  Đối tượng nghiên cứu  Bệnh nhân TTOĐM  được  đóng bằng dụng  cụ tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 trong khoảng thời  gian  từ  tháng 04  ‐ 2010 đến  tháng 08  ‐ 2012, có  cân nặng dưới 4 kg  Tiêu chí chọn bệnh  Tiêu chí chọn vào lô nghiên cứu  Tất cả bệnh nhân TTOĐM được đóng bằng  dụng cụ tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 trong khoảng  thời gian từ tháng 04 ‐ 2010 đến tháng 08 ‐ 2012,  có cân nặng dưới 4 kg.  Tiêu chí loại ra khỏi lô nghiên cứu  Những bệnh nhân mà hồ sơ không ghi nhận  được hơn 80% các biến trong nghiên cứu.  Cỡ mẫu  Lấy  tất  cả  những  bênh  nhân  thỏa  tiêu  chí  chọn bệnh.  Phương pháp thống kê  Lưu  trữ  và  xử  lý  số  liệu  bằng  phần mềm  SPSS 11.5  KẾT QUẢ  ≥ 6 tháng 40 ca dưới 4 kg được đóng OĐM bằng dụng cụ 7 ca tử vong ngay sau can thiệp 24 ca liên lạc được 9 ca mất liên lạc 21 ca tái khám 3 ca tử vong 33 ca còn sống Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Nhi 547 Sơ đồ1: Sơ đồ diễn tiến của dân số nghiên cứu  Qua nghiên cứu mô  tả 40  trường hợp  ( 25  nam,  15  nữ) TTOĐM  có  cân  nặng  dưới  4  kg  được  can  thiệp  đóng OĐM bằng dụng  cụ  tại  Bệnh Viện Nhi  Đồng  2  chúng  tôi  có  kết  quả  như sau:  Tuổi  trung  bình  là  72  ±  47,51  ngày  tuổi  (trung  vị:  62  ngày)  với  cân  nặng  trung  bình  2,87±0,81 kg, khoảng một nửa là sanh non, hầu  hết có tiền căn nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi  và kèm tật tim khác (bảng 1), hai phần ba có dị  tật  bẩm  sinh  đặc  biệt  là  Rubella  bẩm  sinh  (bảng  2). Ngay  trước  can  thiệp phần  lớn  đều  có  nhiễm  trùng,  suy dinh dưỡng,  thiếu máu,  suy tim, tim to, tăng tuần hoàn phổi và tăng áp  phổi.  Đa  số OĐM  có kích  thước  đo  trên  siêu  âm> 3 mm (3,84±0,94 mm) với luồng thông trái  – phải hoặc hai chiều.   Bảng 1. Phân bố các tật tim bẩm sinh kèm theo của  dân số nghiên cứu  Tật tim kèm theo Số ca Tỷ lệ % Hở van 3 lá Thông liên nhĩ Thông liên nhĩ + thông liên thất Ebstein type C Hẹp van ĐMP Hẹp van ĐMC Hẹp van ĐMC + hẹp van ĐMP + hở van 2 lá Thông liên nhĩ + hở van 2 lá 5 3 2 1 1 1 1 1 12,5 7,5 5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 Tổng 15 37,5 ĐMP: động mạch phổi; ĐMC: động mạch chủ  Bảng 2: Các dị tật bẩm sinh  Dị tật Số ca Tỷ lệ % Rubella bẩm sinh Rubella + CMV bẩm sinh Dị hình CMV bẩm sinh Teo thực quản Teo thực quản + Không hậu môn Thoát vị rốn Lõm ngực bẩm sinh Teo ruột non 15 2 2 1 1 1 1 1 1 37,5 5 5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 Tổng 25 62,5 CMV: Cytomegalovirus  Đường  tiếp  cận  chủ  yếu  là  tĩnh mạch  đùi  chiếm 60%,  thường  sử dụng  ống  thông 5F  cho  tĩnh mạch  và  4F  cho  động mạch.  Đường  kính  trung bình OĐM đo  lúc can thiệp  là 4,09 ± 0,93  mm với sai lệch trung bình so với siêu âm là 0,86  ± 0,67 mm. Có 5 loại dụng cụ được dùng là coil,  ADO, ADO II, AVP và AMV với tỷ lệ tương ứng  là 65%, 12,5%, 12,5%, 7,5 và 2,5%. Thời gian can  thiệp trung vị là 54,17 phút (30 – 210 phút).  Đóng  OĐM  bằng  dụng  cụ  thành  công  ở  92,5%  trẻ. Trong  số 3  trường hợp  thất bại  có 1  trường hợp  trôi coil  thu hồi  thất bại phải phẫu  thuật, 1 trường hợp trôi coil thu hồi thành công  và 1  trường hợp Ebstein phụ  thuộc OĐM phải  thu hồi coil.   Biến chứng xảy ra ở 27,5%, tỷ lệ biến chứng  nặng 17,5% (bảng 3). Nhóm có biến chứng có tỷ  lệ  sanh non,  tật  tim kèm  theo, nhiễm  trùng  sơ  sinh cao hơn nhóm không biến chứng.   Bảng 03: Biến chứng của thủ thuật  Biến chứng Số ca Tỷ lệ% Biến chứng nặng 7 17,5 Trôi dụng cụ Rách tĩnh mạch chậu Chậm nhịp tim 4 1 2 10 2,5 5 Biến chứng nhẹ 4 10 Thiếu máu Hẹp ĐMC 3 1 7,5 2,5 Tổng 11 27,5 Phải phẫu thuật lấy dụng cụ 1 2,5 Cả  4  trường  hợp  trôi  dụng  cụ  đều  được  đóng bằng coil và đường kính OĐM là 5 mm,  4,5 mm, 4 mm và 3,5 mm. 2 trong 4 trường hợp  trôi dụng cụ ngay sau khi thả coil, thu hồi coil  dễ  dàng  và  thay  thế  thành  công  bằng  Amplatzer.  1  trường  hợp  phát  hiện  trôi  coil  sau thả coil 2,5 giờ, thu hồi coil thành công và  sau  đó  bệnh  nhân  được  đóng  OĐM  bằng  Amplatzer.  1  trường  hợp  phát  hiện  trôi  coil  sau  thả coil 90 phút,  thu hồi được coil nhưng  trong  quá  trình  rút  ống  thông  bị  kẹt  ở  tĩnh  mạch  chủ.  Bệnh  nhân  được  mổ  khẩn  tĩnh  mạch chủ dưới lấy dụng cụ, rút ống thông khó  khăn  làm  đứt  tĩnh mạch  chậu,  sốc mất máu.  Sau khi hồi sức, cột  tĩnh mạch chậu cầm máu  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 548 bệnh  nhân  ổn  dần  và  được  phẫu  thuật  cột  OĐM vào 10 ngày sau.   1  trường  hợp  rách  tĩnh mạch  chậu  lúc  rút  ống thông mất nhiều máu dẫn đến tử vong sau  thông tim 4 ngày.   2  trường hợp chậm nhịp  tim sau can  thiệp.  Đó là 1 trường hợp 3 tháng tuổi bị Viêm phổi ‐  Ebstein type C nặng – TTOĐM và cuối cùng tử  vong, 1 trường hợp 3 tháng tuổi bị Viêm phổi –  Rubella bẩm  sinh – Hở 3  lá  trung bình‐nặng –  TTOĐM.  Sau thời gian theo dõi trung bình 13,6 ± 5,41  tháng  (6,5 – 26,5  tháng),  có 24  trường hợp  liên  lạc được. Suy dinh dưỡng còn 42,9%, nhóm  trẻ  còn suy dinh dưỡng có tỷ lệ dị tật bẩm sinh, suy  tim  trước can  thiệp và  thời gian hỗ  trợ hô hấp,  nằm  ICU,  nằm  viện  sau  can  thiệp  nhiều  hơn  nhóm không suy dinh dưỡng. 66,7% trẻ có chậm  phát  triển  vận  động.  2  trường  hợp  (9,5%)  còn  thông  tồn  lưu  nhiều.  Trong  đó  1  trường  hợp  (4,8%)  thông  tồn  lưu nhiều,  suy  tim,  tăng  tuần  hoàn phổi, tim to, cao áp phổi cần can thiệp lại.  Tử vong ngay sau can thiệp xảy ra ở 17,5%,  trong đó 5%  là có  liên quan đến  thông  tim can  thiệp còn những  trường hợp còn  lại chủ yếu  là  do  nhiễm  trùng  bệnh  viện  (bảng  4).  Sau  thời  gian theo dõi ≥ 6 tháng  , có thêm 3 trường hợp  tử vong chiếm 12,5%. Hầu hết các trường hợp tử  vong  đều  có  tuổi  can  thiệp  <  2  tháng,  có  cân  nặng dưới  3  kg  và  kèm  theo  các  tật  tim  khác,  đồng thời có nhiễm trùng nặng trước can thiệp  phải  hỗ  trợ  hô  hấp  bằng máy  thở.  1  trong  2  trường hợp tử vong liên quan đến thông tim là  một  bé  sơ  sinh  sanh  non  29  tuần,  bệnh màng  trong  độ  IV  đã bơm  surfactant, nặng 1,2 kg  có  OĐM  3 mm  ảnh  hưởng  huyết  động.  Bé  được  thông tim vào lúc 11 ngày tuổi, đóng OĐM bằng  coil 7x6 mm, thả coil thành công với ống thông  5F qua TM đùi (P). Khi rút ống thông  làm rách  TM chậu (T) một đoạn dài mất nhiều máu. Em  được truyền máu, vận mạch với Adrenalin, mổ  khẩn  cầm máu. Em  tử vong  sau 4 ngày  thông  tim. Trường hợp còn lại là bé bị Ebstein nặng, bị  chậm nhịp tim sau thả dụng cụ nghĩ Ebstein phụ  thuộc OĐM và tử vong sau đó 3 ngày.  Bảng 4: Tử vong và nguyên nhân tử vong sau can thiệp  Nguyên nhân tử vong Số ca Tỷ lệ % Sốc mất máu + nhiễm trùng/ Rách TM chậu trái, hoại tử chân trái do đóng coil OĐM , nhiễm trùng sơ sinh, non 29 tuần 1 2,5 Nhiễm trùng huyết do nấm Candida, viêm phổi Acinetobacter, non 31,5 tuần 1 2,5 Viêm phổi do Acinetobacter, suy tim, cao áp phổi nặng/ VACTERL 1 2,5 Viêm phổi nặng kéo dài, loạn sản phổi 1 2,5 Viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết do nấm Candida, non 27 tuần 1 2,5 Viêm phổi nặng, Rubella bẩm sinh 1 2,5 Viêm phổi nặng, tật Ebstein nặng phụ thuộc OĐM, Nhiễm CMV 1 2,5 Tổng 7 17,5 BÀN LUẬN  Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ thành  công  khá  cao  92,5%,  cho  thấy  thông  tim  can  thiệp  đóng OĐM  ở  trẻ  dưới  4  kg  hoàn  toàn  khả thi.   Dimas V. ghi nhận  tỷ  lệ  thành công  là 94%  khi  phân  tích  62  bệnh  nhân  thông  tim  đóng  OĐM ≤ 6 kg  (5), trong nghiên cứu của Park Y. ở  115 trẻ ≤ 10 kg tỷ lệ thành công là 99% (9) và một  tỷ lệ cao 98,4% cũng được ghi nhận trong nghiên  cứu của Vijaylakshi I. ở trẻ< 6 kg (17).  Tỷ lệ thành công của chúng tôi so với những  nghiên  cứu khác khá  tương  đương. Tuy nhiên  trên thực tế, tỷ lệ thành công của chúng tôi còn  thấp hơn con số 92,5% bởi vì chúng tôi lấy mẫu  bằng cách lấy tên bệnh nhân từ sổ ghi chép của  phòng thông tim can thiệp mà có những trường  hợp  có  thể  không  được  ghi  vào  sổ  chẳng  hạn  như:  không  tiếp  cận  được mạch máu  hay  khi  chụp cản quang OĐM quá  lớn không thể đóng  bằng dụng cụ phải ngưng  thủ  thuật. Trong khi  đó hầu hết  các nghiên  cứu nước ngoài  đều  có  mô  tả  những  trường  hợp  này.  Chúng  tôi  đã  tham khảo ý kiến các nhân viên tại phòng thông  tim can thiệp Bệnh Viện Nhi Đồng 2 về vấn đề  này và  được biết  số  lượng  các bệnh nhân như  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Nhi 549 trên  không  nhiều.  Như  vậy  tỷ  lệ  thành  công  thấp hơn  tỷ  lệ đã mô  tả có  thể  là không nhiều,  cũng còn nằm ở mức độ khá cao.  Trong  số  40  trường  hợp  ban  đầu  có  7  trường  hợp  tử  vong  (17,5%),  trong  đó  có  2  trường  hợp  tử  vong  liên  quan  đến  can  thiệp  (2,5%), còn những trường hợp còn lại tử vong  do nhiễm trùng nặng. Hầu hết các trường hợp  tử vong đều có tuổi can thiệp < 2 tháng, có cân  nặng dưới 3 kg và kèm  theo các  tật  tim khác,  đồng thời có nhiễm trùng nặng trước can thiệp  phải hỗ trợ hô hấp bằng máy thở. Cả 2 trường  hợp  tử vong  có  liên quan  đến  thông  tim  đều  đã có bệnh cảnh nền rất nặng. Còn trong số 3  trường  hợp  tử  vong  sau  xuất  viện  thì  không  trường hợp nào có bằng chứng  là  tử vong do  biến chứng của thủ thuật.  Hầu  hết  các  nghiên  cứu  cho  thấy  tỷ  lệ  tử  vong liên quan đến thông tim can thiệp thường  bằng 0  (2,10,11,13,14). Abadir S. ghi nhận có 1 trường  hợp tử vong (1,7%) khi mô tả 58 bệnh nhân ≤ 6  kg đóng OĐM bằng dụng cụ, nguyên nhân là do  ngưng  tim  lúc  thông  tim  (1). Một nghiên  cứu  ở  bệnh nhân  lớn hơn  (tuổi  trung vị 4,5  tuổi)  của  Choi DY. cũng có 1/111 bệnh nhân  tử vong do  rối  loạn  nhịp  lúc  can  thiệp  (0,9%)  (4).  Tỷ  lệ  tử  vong không liên quan đến thông tim cũng được  ghi  nhận  1%  trong  nghiên  cứu  của  Vijayyalakshmi IB.  (17), 2% trong nghiên cứu của  Behjati – Ardakani M. (3).  Như  vậy,  tỷ  lệ  tử  vong  có  liên  quan  đến  thông  tim hay không  liên quan  đến  thông  tim  trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so  với các nghiên  cứu khác. Nguyên nhân  của  sự  khác biệt này  có  thể  là do khả năng kiểm  soát  nhiễm  trùng của chúng  tôi  còn kém nên  đa  số  bệnh nhân vẫn  còn nhiễm  trùng khá nặng  lúc  can  thiệp  và  sau  can  thiệp  lại  bị  nhiễm  trùng  bệnh viện.   Biến chứng xảy ra ở 11 trường hợp (27,5%).  Trong đó biến chứng nặng chiếm 17,5% còn  lại  là  10%  biến  chứng  nhẹ. Cả  4  trường  hợp  trôi  dụng  cụ  đều  được  đóng  bằng  coil  và  đường  kính OĐM ≥ 3,5mm.   Tỷ  lệ biến chứng của nhiều báo cáo khác ở  lứa  tuổi  tương  tự  dao  động  từ  0%  đến  40%(2,10,11,13),  kết  quả  của  chúng  tôi  cũng  nằm  trong giới hạn này nhưng ở mức khá cao. Mặc  khác  tỷ  lệ biến chứng nặng của chúng  tôi cũng  hơi cao hơn các nghiên cứu khác. Trong số 58 trẻ  ≤ 6 kg Abadir S. ghi nhận có 4 trường hợp biến  chứng  nặng  (6,9%)  (1),  Tomita  H.  cũng  chỉ  có  9,4% biến chứng nặng ở 32 trẻ nhũ nhi(15). Nhóm  trẻ có biến chứng của chúng tôi có tỷ lệ trẻ non  tháng,  có dị  tật  tim kèm  theo, nhiễm  trùng  sơ  sinh  cao  hơn  2  lần  so  với  nhóm  không  biến  chứng. Điều này cho  thấy việc  tiến hành  thông  tim can thiệp trên những trẻ này còn gặp nhiều  khó khăn. Ngoài  ra  chúng  tôi  cũng nhận  thấy  những bệnh nhân này có tỉ lệ phải tiếp cận bằng  đường động mạch cao hơn, chênh áp qua OĐM  thấp hơn và đương nhiên là thời gian nằm viện  kéo dài hơn.  Có  2  trường  hợp  có  thông  tồn  lưu  (9,5%),  trong đó có 1  trường hợp  thông  tồn  lưu nhiều.  Bệnh  nhân  này  được  phát  hiện  thông  tồn  lưu  còn nhiều sau đóng coil 10,5 tháng gây suy tim,  tăng áp phổi. Bé được thông tim lại đóng OĐM  bằng ADO.  Tất cả những  trường hợp còn  lại chúng  tôi  không phát hiện biến chứng gì cả.  Kết quả của chúng tôi tương đồng với báo  cáo  của  những  tác  giả  khác  trên  thế  giới.  Abadir  S.  ghi  nhận  2,2%  thông  tồn  lưu  và  không biến chứng sau thời gian theo dõi trung  vị 10 tháng (0,5 – 91 tháng)  (1). Al‐ Ata J. thì có  tỷ lệ thông tồn lưu là 7,14% sau thời gian theo  dõi 1 tuần – 6 tháng (2).  KẾT LUẬN  Đóng OĐM bằng dụng cụ ở trẻ dưới 4 kg có  tỷ  lệ  thành  công  cao  tuy nhiên  còn nhiều biến  chứng nhất  là ở  trẻ non  tháng, kèm dị  tật khác  và trẻ nhiễm trùng nặng. Tỷ lệ tử vong liên quan  đến nhiễm  trùng bệnh viện cũng khá cao. Qua  đó  chúng  tôi  nhận  thấy  rằng  việc  tiên  hành  thông tim can thiệp đóng OĐM ở trẻ dưới 4 kg  là hoàn toàn có thể nhưng cần thận trọng hơn ở  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 550 trẻ  non  tháng  kèm  nhiễm  trùng,  nhiều  dị  tật.  Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi còn một số  hạn chế như: cỡ mẫu nhỏ, sót những trường hợp  thất  bại  do  không  tiếp  cận  được  mạch  máu  (những  trường hợp này không  được  ghi nhận  trong danh sách ở đơn vị  thông  tim can  thiệp),  thời gian theo dõi ngắn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abadir  S,  Boudjemline  Y,  Rey C,  Petit  J,  Sassolas  F, Acar  P,  Fraisse A, Dauphin C,  Piechaud  JF, Chantepie A,  Lusson  JR  (2009), “Significant persistent ductus arteriosus in infants less or  equal  to  6  kg:  Percutaneous  closure  or  surgery?”,  Arch  Cardiovasc Dis, 102(6‐7), pp. 533‐540.  2. Al‐Ata  J, Arfi AM, Hussain A, Kouatli AA,  Jalal MO  (2005),  “The  efficacy  and  safety  of  the Amplatzer ductal  occluder  in  young children and infants”, Cardiol Young, 15(3), pp. 279‐285.  3. Behjati‐Ardakani M, Behjati‐Ardakani MA, Hosseini SH, Noori  N  (2013),  “Long‐  Term  Results  of  Transcatheter  Closure  of  Patent  Ductus  Arteriosus  in  Infants  Using  Amplatzer  Duct  Occluder”, Iran J Pediatr, vol 23.  4. Choi DY, Kim NY,  Jung MJ, Kim  SH  (2010),  “The  results  of  transcatheter occlusion of patent ductus arteriosus: success rate  and complications over 12 years in a single center” Korean Circ J,  40(5), pp. 230‐234.  5. Dimas VV, Takao C,  Ing FF, Mattamal R, Nugent AW, Grifka  RG, Mullins CE,  Justino H  (2010), “Outcomes of  transcatheter  occlusion  of patent ductus  arteriosus  in  infants weighing  ≤  6  kg”, JACC Cardiovasc Interv, 3(12), pp. 1295‐1299.  6. Hijazi  ZM,  Lloyd  TR,  Beekman  RH  3rd,  Geggel  RL  (1996),  “Transcatheter closure with single or multiple Gianturco coils of  patent  ductus  arteriosus  in  infants weighing  8  kg”, American  Heart Journal, 132(4), pp. 827‐835.  7. Human  DG,  McIntyre  L,  Gniewek  A,  Hanna  BD  (1995),  “Technology Assessment  of Nonsurgical Closure  of  Patent  Ductus  Arteriosus  An  Evaluation  of  the  Clinical  Effectiveness  and  Costs  of  a  New  Medical  Device”,  Pediatrics, 96(4), pp. 703‐706.  8. Nguyễn Lân Hiếu, Phạm Gia Khải  (2011), “Đánh giá kết quả  của phương pháp  bít  ống  động mạch  qua da  bằng dụng  cụ  Amplatzer”, Thư viện Y Học Việt Nam.  9. Park YA, Kim NK,  Park  SJ, Yun  BS, Choi  JY,  Sul  JH  (2010),  “Clinical  outcome  of  transcatheter  closure  of  patent  ductus  arteriosus  in  small  children weighing  10 kg or  less”, Korean  J  Pediatr, 53(12), pp. 1012‐1017.  10. Parra‐Bravo R, Cruz‐Ramírez A, Rebolledo‐Pineda V, Robles‐ Cervantes J, Chávez‐Fernández A, Beirana‐Palencia L, Jiménez‐ Montufar  L,  Estrada‐Loza  Mde  J,  Estrada‐Flores  J,  Báez‐ Zamudio N, Escobar‐Ponce M (2009), “Transcatheter closure of  patent ductus arteriosus using  the amplatzer duct occluder  in  infants under 1 year of age”, Rev Esp Cardiol, 62(8), pp. 867‐874.  11. Roberts  P, Adwani  S, Archer N, Wilson N  (2007),  “Catheter  closure of  the arterial duct  in preterm  infants”, Arch Dis Child  Fetal Neonatal Ed, 92(4), pp. 248‐250.  12. Rudolph  AM  (2009),  “The  ductus  arteriosus  and  persistent  patency of the ductus arteriosus”, Congenital Diseases of the Heart  Clinical‐ Physiological Considerations, Wiley‐Blackwell, 3rd ed, pp.  115‐145.  13. Sivakumar  K,  Francis  E,  Krishnan  P  (2008),  “Safety  and  feasibility  of  transcatheter  closure  of  large  patent  ductus  arteriosus measuring >or=4 mm in patients weighing <or=6 kg”,  J Interv Cardiol, 21(2), pp. 196‐203.  14. Thanopoulos B, Eleftherakis N, Tzannos K, Stefanadis C (2008),  “Transcatheter closure of the patent ductus arteriosus using the  new  Amplatzer  duct  occluder:  initial  clinical  applications  in  children”, Am Heart J, 156(5), pp. 917.e1‐917.e6.  15. Tomita H, Uemura S, Haneda N, Soga T, Matsuoka T, Nishioka  T,  Yazaki  S, Hatakeyama  K,  Takamuro M, Horita N  (2009),  “Coil occlusion of PDA  in patients younger  than  1 year:  risk  factors for adverse events”, J Cardiol, 53(2), pp. 208‐213.  16. Trương Quang  Bình,  Đỗ Nguyên  Tín, Vũ Hoàng Vũ  (2009),  “Đánh giá hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp tim bẩm  sinh tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh”, Tạp Chí Y  Học, Tập 13, Phụ bản số 1, Bộ Y Tế xuất bản, tr. 46‐49.  17. Vijayalakshmi  IB, Chitra N, Praveen  J, Prasanna SR  (2013),  “Challenges  in  device  closure  of  a  large  patent  ductus  arteriosus  in  infants  weighing  less  than  6  kg”,  J  Interv  Cardiol, 26(1), pp. 69‐76.  18. Vũ Minh Phúc, Hoàng Trọng Kim (2004), “Bệnh tim bẩm sinh”,  Bài giảng nhi khoa chương trình đại học, Nhà xuất bản Y học, tập 2,  tr. 50‐52.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   05/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_cua_dong_ong_dong_mach_bang_dung_cu_o_tre_co_can_nan.pdf