Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện Nhi đồng 2
BÀN LUẬN
Từ sơ sinh cho đến 15 tuổi, chiếm đa số ≤ 6 tuổi có 32 TH (74,5%) trong nhóm này ≤3
tuổi gặp nhiều hơn, đây là độ tuổi tập di, gữi nhà trẻ, chưa nhận thức được sự việc nên rất
dễ té. Trẻ chạy ra đường bị TNGT cũng rất hay gặp.
Theo Gerlach(4): 60% dưới 7 tuổi.
TNGT là nguyên nhân hàng đầu (62,8%), theo Nguyễn Thị Minh Thu (BV. Chợ Rẫy)
TNGT chiếm đa số 70,3%. Tai nạn do xe môtô là nhiều nhất, cần đội mủ bảo hiểm cho
trẻ khi đi trên xe môtô, hạn chế cho trẻ chạy chơi ngoài đường mà không có người trông
coi. Theo Asanin(1) TNGT chiếm 61,1%, Gerlach TNGT: 35,9%.
Đa số vào viện trong thời gian 6 giờ đầu (51,2%), có 6 TH vào viện sau 24 giờ (14%): 4
TH ở tỉnh chuyển lên, 2 TH có dấu hiệu nặng. Nghiên cứu của Asanin 90% được chẩn đoán
trong 24 giờ.19
38 TH có kết quả tốt (88,4%), trong đó MTNMC và lõm sọ: 100%. Thời gian điều trị ít
nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 1 tuần, trẻ sinh hoạt trở lại gần như bình thường. Có 2 TH lõm
sọ kết hợp với MTNMC và 1 TH VTSN có dập não. 3 TH để lại di chứng (7%) chậm hồi
phục vận động và thần kinh: 1 TH yếu nữa người, 1 TH liệt nửa người, 1 TH chậm hồi phục
lời nói. Trong 3 TH này có 1 TH mổ lần 2 do máu tụ NMC bên đối diện. Các TH này khi vào
viện với tình trạng nặng, G= 6 – 8 điểm, đồng tử dãn, phản xạ ánh sáng yếu. 2 TH tử vong:
MTDMC cấp tính (4,6%): tình trang lúc vào viện rất nặng G= 5-6 điểm, thời gian vào viện
trên 12 giờ do ở tỉnh chuyển đến, 1 TH do té ở nhà trẻ, 1 TH do tai nạn giao thông. Tác giả
Gerlach có kết quả tốt: 87,2%, di chứng: 10,2%
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Thành Đô*, Đặng Ngọc Dũng*, Lê Tròn Vuông*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố về dịch tễ học, nguyên nhân và kết quả phẫu thuật trong chấn thương sọ não
trẻ em giúp phòng ngừa hạn chế tử vong ở chấn thương nhi khoa
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án trẻ em dưới 15 tuổi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009. Xử lý dữ liệu thu nhập bằng toán thống kê.
Kết quả: Từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009 có 43 trường hợp chấn thương sọ não đuợc phẫu thuật tại
Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Tuổi tập trung từ sơ sinh đến 6 tuổi chiếm 50%. Nam: nữ = 2:1. Tai nạn giao thông
chiếm đa số 60%. Kết quả phẫu thuật tốt chiếm: 88,4% (38 ca). Di chứng: 7% (3 ca). Tỉ lệ tử vong: 4,6% (2 ca).
Kết luận: Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao là dưới 6 tuổi. Nam gấp đôi nữ. Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng
đầu. Chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đem lại kết quả tốt
Từ khóa: Nguyên nhân, phẫu thuật, chấn thương sọ não.
ABSTRACT
SURGICAL RESULTS OF HEAD INJURY AT CHILDREN HOSPITAL 2
Nguyen Thanh Do, Dang Ngoc Dung, Le Tron Vuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 15 - 18
Objectives: This study describes some epidemiologic characterization, causes and surgical results of children
head trauma to assess the implication for prevention to decrease the death
Methods: A retrospective study of head injury children younger than 15 years of age who operated at
CHILDREN HOSPITAL 2 from 8/2008 to 8/2009. Data were collected to compute incidence rate by computer
Results: A total of 43 cases of pediatric head trauma operated at Children’s Hospital 2 from 8/2008 to 7/2009
were identified. Children at the age from newborn to 6 years showed the highest incidence (50%). Male/female =
2:1. Traffic accidents were the leading causes (60%). Excellent surgical results: 88.4% (38 cases). Complication:
7% (3cases). Mortality rate: 4.6% (2 cases)
Conclusions: Children at the age under 6 years showed the highest incidence. Male: female = 2:1. Traffic
accidents are the leading causes. Early diagnostic and prompt operation has excellent results.
Key words: Causes, surgical result, head injury.
16
MỞ ĐẦU
Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong chấn thương nhi khoa,
diễn tiến lâm sàng rất khó lường, rất cấp tính đôi khi cũng rất âm thầm. Đặt biệt ở trẻ em
dưới 3 tuổi bệnh trở nặng thường rất nhanh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn
chế tỉ lệ tử vong và ít để lại di chứng.
Điều trị ngoại khoa giữ vai trò quan trọng trong chấn thương sọ não, đặc biệt ở những
trường hợp máu tụ ngoài màng cứng nếu phẫu thuật kịp thời sẽ có kết quả rất tốt.
Để góp phần cho việc chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não ở trẻ em được tốt hơn
nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố dịch tể học, nguyên nhân của chấn thương sọ não ở trẻ em.
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương sọ não ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi chấn thương sọ não được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhi đồng
2 từ tháng 8 – 2008 đến tháng 7 – 2009.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.
Thu thập số liệu theo bảng mẫu.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 8-2008 đến tháng 7-2009 có 43 trường hợp chấn thương sọ não
được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2, với kết quả như sau:
Tuổi
Biểu đồ 1: Tuổi
* Bệnh viện Nhi ñồng 2
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Tròn Vuông, ĐT: 0903665119, Email: letronvinh@yahoo.com,
17
Giới tính
Có 30 trẻ nam và 13 trẻ nữ, tỉ lệ nam: nữ = 2,3.
Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ, có thể là do trẻ nam hiếu động hơn nữ.
Gerlach(4) nam: nữ = 2,25
Địa dư
Bảng 1: Địa dư
Số TH Tỉ lệ
Tp.HCM 17 ca 39,5%
Tỉnh 26 ca 60,5%
Nguyên nhân
Bảng 2: Nguyên nhân
Số TH Tỉ lệ
Đi té 4 9,3%
Té giường 4 9,3%
Té cầu thang 5 11,6%
Té cao 3 7%
Xe môtô tông 24 55,8%
Xe ôtô tông 3 7%
Tổng 43 100%
Giờ vào viện
Biểu đồ 2: Giờ vào viện
Lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
Số TH Tỉ lệ
Nôn ói 27 62,8%
Đau ñầu 35 81,4%
Yếu hay liệt chi 5 11,6%
Có dấu TK khu trú 6 14%
Dãn ñồng tử 5 11,6%
18
Số TH Tỉ lệ
Vết thương da ñầu 18 42%
Nôn ói (62,8%), đau đầu (81,4%) là hai dấu hiệu sớm và hay gặp nhất.
Bảng 4: Điểm Glasgow
Điểm Glasgow Số TH Tỉ lệ
3 – 8 5 11,6%
9 – 12 4 9,3%
13 - 15 34 79,1%
Chẩn đoán sau mổ
Bảng 5: Chẩn đoán sau mổ
Số TH Tỉ lệ
MTNMC 18 42%
MTDMC 4 9,2%
MTTN, DN 2 4,6%
LÕM SỌ 15 35%
VTSN 7 16,3%
MTNMC gặp nhiều nhất (42%), MTDMC và TN ít gặp: 9,2% và 4,6% hầu hết là bệnh
nặng
Theo Mybre(7):
Số TH Tỉ lệ
MTNMC 12 13,2%
MTDMC 27 29,6%
TN 13 14,3%
LÕM SỌ 39 42,9%
Tổng 91 100%
Kết quả sau mổ
Bảng 6: Kết quả sau mổ
Số TH Tỉ lệ
Tốt 38 88,4%
Còn di chứng 3 7%
Tử vong 2 4,6%
Tổng 43 100%
BÀN LUẬN
Từ sơ sinh cho đến 15 tuổi, chiếm đa số ≤ 6 tuổi có 32 TH (74,5%) trong nhóm này ≤3
tuổi gặp nhiều hơn, đây là độ tuổi tập di, gữi nhà trẻ, chưa nhận thức được sự việc nên rất
dễ té. Trẻ chạy ra đường bị TNGT cũng rất hay gặp.
Theo Gerlach(4): 60% dưới 7 tuổi.
TNGT là nguyên nhân hàng đầu (62,8%), theo Nguyễn Thị Minh Thu (BV. Chợ Rẫy)
TNGT chiếm đa số 70,3%. Tai nạn do xe môtô là nhiều nhất, cần đội mủ bảo hiểm cho
trẻ khi đi trên xe môtô, hạn chế cho trẻ chạy chơi ngoài đường mà không có người trông
coi. Theo Asanin(1) TNGT chiếm 61,1%, Gerlach TNGT: 35,9%.
Đa số vào viện trong thời gian 6 giờ đầu (51,2%), có 6 TH vào viện sau 24 giờ (14%): 4
TH ở tỉnh chuyển lên, 2 TH có dấu hiệu nặng. Nghiên cứu của Asanin 90% được chẩn đoán
trong 24 giờ.
19
38 TH có kết quả tốt (88,4%), trong đó MTNMC và lõm sọ: 100%. Thời gian điều trị ít
nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 1 tuần, trẻ sinh hoạt trở lại gần như bình thường. Có 2 TH lõm
sọ kết hợp với MTNMC và 1 TH VTSN có dập não. 3 TH để lại di chứng (7%) chậm hồi
phục vận động và thần kinh: 1 TH yếu nữa người, 1 TH liệt nửa người, 1 TH chậm hồi phục
lời nói. Trong 3 TH này có 1 TH mổ lần 2 do máu tụ NMC bên đối diện. Các TH này khi vào
viện với tình trạng nặng, G= 6 – 8 điểm, đồng tử dãn, phản xạ ánh sáng yếu. 2 TH tử vong:
MTDMC cấp tính (4,6%): tình trang lúc vào viện rất nặng G= 5-6 điểm, thời gian vào viện
trên 12 giờ do ở tỉnh chuyển đến, 1 TH do té ở nhà trẻ, 1 TH do tai nạn giao thông. Tác giả
Gerlach có kết quả tốt: 87,2%, di chứng: 10,2%
KẾT LUẬN
Chấn thương sọ não gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, đa số dưới 6 tuổi, nguyên nhân
chủ yếu là do tai nạn giao thông, mà xảy ra hầu hết ở xe môtô 2 bánh (53,5%). Máu tụ
ngoài màng cứng chiếm đa số và có kết quả điều trị rất tốt, hầu như không để lại di
chứng nếu được phẫu thuật kịp thời. Ít gặp là máu tụ dưới màng cứng và trong não
nhưng thường là bệnh nặng, tiên lượng rất dè dặt, tỉ lệ tử vong cao (2/6 TH: 33,3%).
Hiện nay tình trạng giao thông tại Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung còn
nhiều vấn đề cần phải giải quyết, để góp phần làm giảm tai nạn cho trẻ, đội mủ bảo
hiểm là cần thiết, hạn chế cho trẻ chơi rong ngoài đường mà không có sự kiểm soát của
người lớn, đặt biệt ở trẻ dưới 6 tuổi.
Trẻ được gửi ở nhà trẻ cũng cần phải thật sự quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asanin B.(2009). Traumatic epidural hematomas in posterior cranial fossa. Acta clin Croat. 48(1), p. 27-30.
2. Dương Minh Mẫn (2003). Hội chứng tăng áp lực nội sọ. In: Lê Xuân Trung. Bệnh học phẫu thuật thần kinh. Tr 112 – 121.
Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
3. Ege G., Nezih O., And Al (2001). Prognosis correlation with CT and MRI findings after head trauma. 12th World congress
of neurosurgery Sydney Australia. P 430-433.
4. Gerlach R, et al. (2009). Traumatic epidural hematomas in children and adolescents: outcome analysis in 39 consecutive
unselected cases. Pediatr Emerg Care, 25(3), p. 164-9.
5. Lê Xuân Trung (2003). Chấn thương và vết thương sọ não ở trẻ em và người trưởng thành. In: Lê Xuân Trung. Bệnh học
phẫu thuật thần kinh. Tr 90 – 111. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
6. Mark S. Greenberg (2001). Epidural hematoma, Handbook of neurosurgery, P 727-729.
7. Mybre Mc., et al (2007). Traumatic head injury in infants and toddlers. Acta Paediatr, 96(8), p.1159-63.
8. Nguyễn Thị Thu VÀ CS. (2004). Tình hình chấn thương sọ não trẻ em điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy. Hội phẫu thuật thần
kinh Việt Nam, Tr 98-99.
9. Trương Văn Việt (2002). Máu tụ ngoài màng cứng cấp tính. Tạp chí Y Dược học, 4, Tr 97-102.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_chan_thuong_so_nao_tai_benh_vien.pdf