Kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện 108

Mặc dù 100% số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được xác định không có nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn âm tính trước khi lấy sỏi qua da, nhưng tỷ lệ bệnh nhân sốt sau lấy sỏi thận qua da khá cao 32/120BN (27,1%), tương đương với tác giả Lee (1987), tỷ lệ BN sốt trên 38,5˚C chiếm 23% khi tiến hành một nghiên cứu trên cỡ mẫu 582 BN sỏi thận được điều trị bằng lấy sỏi thận qua da(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số BN có sốt có 1 TH nhiễm khuẩn huyết, BN này được xác định có nhiễm khuẩn niệu E.coli và đã điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, cấy khuẩn niệu trước mổ vi khuẩn không mọc, nhưng sau mổ BN có sốt cao có cơn rét run và cấy máu xác định có vi khuẩn E.coli, tiếp tục điều trị tích cực theo kháng sinh đồ BN hết sốt xuất viện. Thêm trường hợp rò đại tràng được xác định rõ nguyên nhân gây sốt, những trường hợp sốt còn lại khó xác định nguyên nhân, không rõ ràng có nhiễm khuẩn niệu sau mổ vì 100% số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được lấy nước tiểu nuôi cấy vi khuẩn âm tính (mẫu nước tiểu lấy qua dẫn lưu nhục thận sau mổ). Theo tác giả Mariappan và cộng sự (2005) (10), vi khuẩn cùng độc tố của nó bên trong sỏi thận phóng thích ra hệ thống đài bể thận khi tán vỡ sỏi gây ra tình trạng nhiễm khuẩn niệu và gây sốt. Cấy khuẩn nước tiểu sau mổ âm tính có thể do bệnh nhân được dùng kháng sinh và triệu chứng sốt cũng giảm dần và hết sốt.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 111 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN QUA DA TẠI BỆNH VIỆN 108 Kiều Đức Vinh*, Trần Các*, Trần Đức* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 (TWQĐ108). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 bệnh nhân sỏi thận được phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện TWQĐ108 từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2015. Kết quả: Tuổi trung bình 51 ± 9 (30 – 73), kích thước sỏi trung bình 39 ± 13mm, tỷ lệ sỏi san hô 52/120 (43,3%). Thời gian mổ trung bình 100 ± 42 phút, thời gian nằm hậu phẫu 6,6 ± 03 ngày. Tỷ lệ thành công 117/120 (97,5%), tỷ lệ sạch sỏi 62,4%, số trường hợp sót sỏi được tiếp tục điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể. Tai biến biến chứng: chảy máu phải can thiệp tắc mạch chọn lọc 1/117 (0,8%); chảy máu phải truyền máu 14/118 (11,6%); thủng gây rò đại tràng 1/120 (0,8%); thủng hồi tràng 1/120 (0,8%); rách đứt rời bể thận 1/120 (0,8%); nhiễm khuẩn huyết 1/117 (0,8%); nhồi máu cơ tim cấp 1/118 (0,8%). Kết luận: Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận ít sang chấn hiệu quả, an toàn và có thể ứng dụng điều trị sỏi kích thước lớn, sỏi san hô, tỷ lệ tai biến biến chứng thấp.. Từ khóa: Lấy sỏi thận qua da, sỏi thận. ABSTRACT RESULTS OF PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY AT 108 HOSPITAL Kieu Duc Vinh, Tran Cac, Tran Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 111 - 116 Purpose: To evaluate the outcomes of Percutaneous Nephrolithotomy (PCNL) at 108 Military Central Hospital. Materials and Methods: A prospective study, between December 2013 and March 2015, 120 patients with large renal stone underwent Percutaneous Nephrolithotomy at 108 Military Central Hospital. Results: Mean age 51 ± 9 (30 – 73), size of stone 39 ± 13mm, stag horn calculi 52/120 (43,3%). Average operation time 100 ± 42 minutes, postoperative length of stay 6,6 ± 03 days. Success rate was 117/120 (97,5%), the rate of free of stone was 62,4%, and remaining stone were treated with ESWL; Complication: Bleeding with transfusion 14/118 (11,6%), colon fistula 1/120 (0,8%); Injury of the ileum 1/120 (0,8%); Injury of the pelvic 1/120 (0,8%); Sepsis 1/117 (0,8%), Acute myocardial infarction 1/117 (0,8%). Conclusion: Percutaneous Nephrolithotomy is safe and effective, and can be applied for large stones, stag horn stones. Key words: Percutaneous Nephrolithotomy, renal calculi, stag horn calculi. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1976, tác giả Fernstrom và Johansson là những người đầu tiên công bố kết quả thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp qua da trong điều trị sỏi thận. Sau đó có nhiều nghiên cứu báo cáo về kỹ thuật này, điển hình là Clayman và cộng sự (1984) báo cáo 100 trường hợp được thực hiện phẫu thuật lấy sỏi thận qua da(3). Năm 1985, Sugera và cộng sự tổng kết 1000 trường hợp lấy sỏi thận và niệu quản * Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 Tác giả liên lạc: BS. Kiều Đức Vinh ĐT: 0988286877 Email: kieuvinh2006@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 112 trên bằng nội soi qua da(13). Các tác giả đều khẳng định kỹ thuật này cho phép giải quyết hầu hết các trường hợp sỏi thận. Tại Việt Nam, điều trị sỏi thận kích thước lớn (> 25mm), sỏi san hô chủ yếu là mổ mở lấy sỏi, phương pháp nội soi lấy sỏi thận qua da cũng đã được triển khai ở một số bệnh viện, trong đó Khoa Tiết Niệu Bệnh viện TWQĐ108 đã thực hiện kỹ thuật này từ tháng 11 năm 2013, đến nay đã có một số kinh nghiệm nhất định. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 120 bệnh nhân sỏi thận đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (LSTQD) tại khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện TWQĐ108, từ tháng 11/2013 đến tháng 3/2015. Chỉ định Sỏi thận kích thước lớn hơn 2,5cm, sỏi san hô và nhiều viên. Sỏi thận đã điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) thất bại hoặc không TSNCT được do sỏi quá cứng, sỏi trong đài thận có cổ đài hẹp, dài. Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối Bệnh nhân đang có nhiễm trùng niệu. Bệnh nhân có rối loạn đông máu không kiểm soát được. Bệnh nhân có bệnh mạn tính nặng: suy tim, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính Chống chỉ định tương đối Sỏi trên thận dị dạng bẩm sinh: thận móng ngựa, thận xoay không hoàn toàn, thận sinh đôi, thận lạc chỗ Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, không đối chứng Phương tiện nghiên cứu Dụng cụ chọc dò và nong đường hầm vào thận: Kim chọc dò. Dây dẫn đường. Dụng cụ nong: bộ nong cứng kim loại Alken kết hợp ống nhựa Amplatz số 28F và 30F. Máy Xquang cánh tay chữ C (C – arm) với màn hình tăng sáng. Dụng cụ soi: Máy soi thận cứng: cỡ 24 F, góc nhìn 6o. Máy soi niệu quản 8F và Catheter niệu quản số 6F hoặc 7F. Kìm gắp sỏi: loại 2 và 3 chấu. Máy tán sỏi: dùng máy tán sỏi theo cơ chế kết hợp siêu âm với xung hơi của Thụy Sỹ (Swiss lithoclast® master). Kỹ thuật lấy sỏi thận qua da Vô cảm Mê nội khí quản hoặc tê tủy sống. Soi bàng quang đặt catheter niệu quản ngược dòng Bệnh nhân nằm ngửa tư thế sản khoa. Soi bàng quang và đặt catheter niệu quản ngược dòng lên bể thận. Bơm thuốc cản quang đánh giá hệ thống đài bể thận. Chọc dò và nong đường hầm vào thận Tư thế: Bệnh nhân nằm sấp hoàn toàn. Chọc dò đài thận: Bơm thuốc cản quang qua ống thông niệu quản, quan sát dưới màn tăng sáng và lựa chọn đài thận chọc dò, chọn đài thận đài thận có thể tiếp cận trực tiếp vào viên sỏi ở bể thận, ưu tiên là nhóm đài dưới. Nếu bệnh nhân vừa có sỏi ở bể thận vừa có sỏi ở đài thận thì sẽ chọc vào đài thận có sỏi. Có thể chọc dò và nong nhiều hơn 1 đường hầm vào thận để lấy sỏi trong trường hợp sỏi thận san hô và nhiều viên. Kỹ thuật chọc vào đài thận Rạch da 1cm dưới xương sườn 12 trên đường nách sau. Dưới hình ảnh màn hình X Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 113 quang tăng sáng hướng chọc kim vào vòm đài thận định chọc. Sử dụng 2 mặt phẳng: Mặt phẳng trước sau: đặt C - arm ở góc 0˚ (chiếu từ dưới lên, vuông góc với mặt bàn mổ với tư thế bệnh nhân nằm sấp) để điều chỉnh hướng mũi kim ra ngoài hoặc vào trong. Mặt phẳng nghiêng: đặt C - arm góc 30˚ để điều chỉnh hướng mũi kim lên (nông) hoặc xuống (sâu). Khi chọc kim vào đài thận, dấu hiệu nhận biết kim nằm trong đài thận là có nước chảy ra đốc kim. Luồn dây dẫn đường vào hệ thống đài bể thận theo kim đã chọc dò. Theo dây dẫn đường, dùng bộ nong cứng Alken nong vào đài thận tăng dần cỡ tới số 26F hoặc 28F. Đặt ống nhựa Amplatz số 28F hoặc 30F và đưa máy soi thận vào tìm sỏi. Tán sỏi và gắp sỏi Dùng máy tán sỏi cơ chế siêu âm kết hợp xung hơi (Swiss Clast Master) tán vỡ vụn sỏi, hút và gắp hết sỏi thận ra. Kiểm tra kết quả sạch sỏi trên màn hình Xquang tăng sáng. Dẫn lưu nhục thận ra da qua đường hầm bằng thông Foley số 18F. Chăm sóc, theo dõi và điều trị sau mổ Nếu trường hợp còn sót sỏi, chúng tôi đặt Stent JJ niệu quản để đảm bảo mảnh sỏi không rơi xuống niệu quản gây tắc niệu quản trước khi điều trị bổ sung bằng tán sỏi ngoài cơ thể. Nếu trường hợp xác định sạch sỏi trên Xquang tăng sáng, chúng tôi không đặt Stent JJ niệu quản, Catheter niệu quản rút sau 24 giờ. Dẫn lưu nhục thận ra da được rút sau 2-4 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá Một số đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu Kích thước sỏi, vị trí sỏi, số lượng sỏi Tình trạng giãn đài bể thận trên siêu âm và phim chụp X quang thận thuốc tĩnh mạch có nén (UIV). Đánh giá kết quả lấy sỏi thận qua da Thời gian mổ Thời gian hậu phẫu Tỷ lệ phẫu thuật thành công: Các bước tiến hành phẫu thuật thuận lợi, lấy được sỏi, không pohair chuyển phương pháp điều trị. Tỷ lệ sạch sỏi: không thấy còn sỏi trên phim chụp toàn bộ hệ tiết niệu không chuẩn bị. Thất bại: không lấy được sỏi hoặc chuyển phương pháp điều trị. Các tai biến, biến chứng Chảy máu trong mổ và sau mổ, tổn thương các cơ quan lân cận KẾT QUẢ Một số đặc điểm chung Tuổi mắc bệnh: 30 – 73, trung bình: 51 ± 9 tuổi. Giới: Nam 70 (58,3%), nữ 50 (41,7%); Tỷ lệ nam/nữ: 1,4/1,0 Thời gian tiến hành phẫu thuật: trung bình 100 ± 42 phút. Thời gian hậu phẫu: trung bình: 6,6 ± 03 ngày. Bảng 1: Phân loại sỏi theo vị trí và hình thái sỏi. Loại sỏi Số BN Tỷ lệ % Sỏi bể thận đơn thuần 32 26.7 Sỏi bể thận có 1 nhánh đài dưới 36 30.0 Sỏi san hô Không hoàn toàn 30 25.0 Hoàn toàn 22 18.3 Tổng 120 100 Sỏi sỏi san hô chiếm tỷ lệ cao: 52 BN, chiếm 43,3%. Bảng 2: Kích thước sỏi Kích thước sỏi Số BN Tỷ lệ % 25 – 30mm 20 16.7 31 – 40 mm 56 46.7 41- 50mm 25 20.8 > 50mm 19 15.9 Tổng 120 100.0 Kích thước sỏi 25mm – 90mm, trung bình: 39 ± 13mm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 114 Độ giãn đài bể thận trên UIV Số BN Tỷ lệ % Không giãn 9 7.5 Độ I 58 48.3 Độ II 34 28.3 Độ III 19 15.8 Tổng 120 100.0 Thận có sỏi được can thiệp giãn độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất: 48,3%. Bảng 4. Số đường hầm vào thận trên mỗi BN Số đường hầm nong vào thận Số lượng BN Tỷ lệ (%) Nong 1 đường hầm 106 88.3 Nong 2 đường hầm 12 10.0 Nong 3 đường hầm 2 1.7 Tổng 120 100.0 Chủ yếu nong 1 đường hầm vào thận: 106BN, 88,3%. Bảng 5: Kết quả lấy sỏi thận qua da Chỉ tiêu BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Thành công 117 97,5 Sạch sỏi 73 62,4 Còn sỏi 44 37,6 Thất bại 3 2,5 Chuyển mổ mở Tổng 120 100,0 117 100 Tai biến, biến chứng và một số triệu chứng sau mổ Bảng 6: Tai biến, biến chứng và triệu chứng sau mổ Tai biến BN Tỷ lệ % Chảy máu phải can thiệp tắc mạch thận chọn lọc 1/117 0,8 Thủng đại tràng gây rò đại tràng 1/120 0,8 Thủng hồi tràng 1/120 0,8 Rách, đứt rời bể thận 1/120 0,8 Một số biến chứng và triệu chứng sau mổ Số BN Tỷ lệ % Chảy máu phải truyền máu 14/118 11,6 Sốt sau mổ Sốt nhẹ 11/117 9.3 Sốt vừa 14/117 11.9 Sốt cao 7/117 5.9 Nhiễm khuẩn huyết sau mổ 1/117 0,8 Nhồi máu cơ tim cấp ngay sau khi mổ 1/117 0,8 BÀN LUẬN Từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2015, nghiên cứu trên 120 trường hợp sỏi thận được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện TWQĐ108, kết quả đạt được tỷ lệ thành công là: 97,5% (117/120), tỷ lệ thành công cao hơn so với tác giả Hoàng Văn Tùng và Lê Đình Khánh(12) (83,9%), thất bại phải chuyển phương pháp điều trị mổ mở 3 trường hợp (2,5%), trong đó có 1 TH do tụt ống nhựa Amplatz và dây dẫn đường và không tìm lại được đường hầm vào thận. Để tránh gặp phải những thất bại này, nhiều tác giả khuyến cáo nên đặt thêm 1 dây dẫn đường an toàn (safety guide), dây này nằm ngoài kênh làm việc Amplatz, nếu tụt Amplatz phẫu thuật viên có thể tìm lại đường hầm hoặc nong lại đường hầm theo dây dẫn đường này. Những phẫu thuật viên có kinh nghiệm có thể chọc dò vào thận để lấy sỏi theo đường hầm khác (đường hầm thứ 2), trường hợp này chúng tôi gặp khi mới triển khai kỹ thuật ở những BN đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm; 1 TH rách đứt rời bể thận, phát hiện sau khi đặt máy soi thận, nguyên nhân do đặt ống Amplatz quá sâu đè ép mạnh vào khối sỏi trong khi viên sỏi bể thận gai góc và sắc cạnh (nhận xét sau khi mổ mở lấy sỏi); 1 TH chọc dò xuyên qua quai hồi tràng, phát hiện ngay sau khi đặt máy soi thận. Thủng hồi tràng là tai biến rất hiếm gặp vì hồi tràng nằm hoàn toàn trong khoang phúc mạc và phía trước thận, trong khi đường vào thận ở khoang sau phúc mạc và mặt sau ngoài thận. Tác giả Karim S. M. Saad và CS (2014) (7), báo cáo một trường hợp bệnh nhi 12 tuổi gặp tai biến thủng hồi tràng khi thực hiện LSTQD, tác giả cho rằng đây là tai biến rất hiếm gặp và tác giả đặt câu hỏi có phải do giải phẫu có sự khác biệt liên quan giữa hồi tràng với thận ở trẻ với người trưởng thành, do đó cần nghiên cứu thêm trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính tư thế sấp và ngửa cho BN. Tỷ lệ sạch sỏi trong nghiên cứu của chúng tôi 62,4%, thấp hơn so với một số tác giả: Hoàng Văn Tùng: 67,7%(12), Abdelhafez MF, Bedke J và CS (2012): 78,3% ứng dụng cho bệnh nhân có sỏi lớn hơn 2 cm(1). Kết quả này có thể do 2 yếu tố là: mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sỏi san hô và nhiều viên cao, chiếm tới 43,3% (52/120BN) trong mẫu nghiên cứu; kỹ thuật mới triển khai nên phẫu thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Theo El- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 115 Nahas AR và CS nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ sạch sỏi và biến chứng trên 241 bệnh nhân với 251 thận có sỏi được nội soi lấy sỏi qua da đã kết luận: tỷ lệ sạch sỏi phụ thuộc vào hình thái sỏi, sỏi san hô tỷ lệ sạch sỏi thấp hơn sỏi thận đơn thuần. Ngoài ra, tỷ lệ sạch sỏi và biến chứng của nội soi lấy sỏi qua da còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của các nhà niệu khoa. Tất cả các bệnh nhân còn sót sỏi sẽ được điều trị tiếp bằng tán sỏi ngoài cơ thể. Tai biến và biến chứng hay gặp chảy máu, những trường hợp chảy máu phải truyền máu hoặc cần can thiệp hỗ trợ có 14 TH (11,6%), trong đó có 1 TH chảy máu sau mổ ở ngày thứ 4, sau khi truyền máu không cải thiện tình trạng chảy máu, phải can thiệp hỗ trợ bằng tắc mạch chọn lọc qua da, những trường hợp khác, sau khi truyền máu ổn định, hết chảy máu. Theo hầu hết các tác giả, chảy máu là biến chứng hay gặp nhất trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da, tỷ lệ tùy từng tác giả công bố. Nguyên nhân do tổn thương nhu mô thận, tĩnh mạch và động mạch khi thực hiện chọc dò, nong đường hầm vào thận. Những trường hợp nhẹ như chảy máu nhu mô thận, chảy máu do xước niêm mạc đài bể thận, các chảy máu tĩnh mạch nhỏ đều có thể tự cầm máu hoặc có hỗ trợ bằng sonde dẫn lưu nhục thận ra da theo cơ chế chèn ép, một số trường hợp tổn thương động mạch phải can thiệp gây tắc mạch chọn lọc hoặc chuyển mổ mở khâu cầm máu. Theo tác giả Lê Sỹ Trung(9), những trường hợp chảy máu trong mổ gây đỏ phẫu trường, không lấy được sỏi, tác giả khuyên nên đặt 1 sonde dẫn lưu nhục thận ra da để cầm máu và rút lui phẫu thuật, sau vài ngày, nước tiểu trong sẽ tiến hành soi thận kỳ hai lấy sỏi, khi đó việc lấy sỏi sẽ rất thuận lợi vì phẫu trường rất rõ trên màn hình. Tai biến tổn thương đại tràng dù ít gặp, nhưng đây là một trong số các tai biến nặng, đặc biệt nếu thủng đại tràng trong phúc mạc, cần phải phát hiện sớm và sử trí kịp thời. Tuy nhiên, nếu tổn thương đại tràng gây rò ra khoang sau phúc mạc thì vấn đề điều trị bảo tồn luôn mang lại hiệu quả tốt, trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp rò đại tràng, biểu hiện ngay sau mổ 1 ngày là sốt, sau 3 ngày có dịch tiêu hóa rò ra ngoài theo chân dẫn lưu nhục thận, khám bụng không có dấu hiệu bụng ngoại khoa, qua sonde dẫn lưu nhục thận ra da trong, vì vậy chúng tôi đánh giá là tổn thương đại tràng rò ra ngoài phúc mạc và không có thông thương vào hệ thống đài bể thận. Chúng tôi đã điều trị bảo tồn hiệu quả bằng cách nuôi ăn bằng thức ăn ít chất xơ và đường truyền tĩnh mạch, đặt stent JJ niệu quản, dẫn lưu nhục thận rút dần, sau 10 ngày BN xuất viện, hết rò đại tràng. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 1BN (0,8%) bị nhồi máu cơ tim cấp, được phát hiện sau khi đã mổ xong, Trường hợp này mặc dù đã có khảo sát về tim mạch trước mổ, nhưng yếu tố nguy cơ hẹp động mạch vành không được phát hiện, khi tiến hành phẫu thuật, có chảy máy, nguy cơ biến chứng tim mạch tăng lên, ngay sau mổ BN có biến chứng nhồi máu xơ tim cấp. BN được chẩn đoán sớm và điều trị ổn định. Trong một số nghiên cứu gần đây, có tác giả công bố kết quả điều trị sỏi thận bằng lấy sỏi thận qua da với nhiều đường hầm vào thận và khẳng định tính an toàn của phương pháp này(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu vào thận bằng 1 đường hầm đài dưới, có 12BN (10,0%) tạo 2 đường hầm vào thận và 2BN (1,7%) tạo 3 đường hầm vào thận, những BN được sử dụng nhiều đường hầm vào thận hầu hết là sỏi san hô và nhiều viên, có 2BN tụt ống Amplatz và dây dẫn đường nên phải tạo đường hầm thứ 2. Những trường hợp đường vào thứ 2 hoặc 3 vào đài trên chúng tôi ứng dụng kỹ thuật của Karlin và Smith (1989), sử dụng Amplatz đã đặt ở đài giữa hoặc đài dưới ép và kéo thận xuống thấp, đường chọc dò và nong vào đài trên đi đường dưới xương sườn 12, mục đích của kỹ thuật này làm giảm nguy cơ tai biến liên quan đến phổi và màng phổi(1). Mặc dù 100% số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được xác định không có nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 116 âm tính trước khi lấy sỏi qua da, nhưng tỷ lệ bệnh nhân sốt sau lấy sỏi thận qua da khá cao 32/120BN (27,1%), tương đương với tác giả Lee (1987), tỷ lệ BN sốt trên 38,5˚C chiếm 23% khi tiến hành một nghiên cứu trên cỡ mẫu 582 BN sỏi thận được điều trị bằng lấy sỏi thận qua da(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số BN có sốt có 1 TH nhiễm khuẩn huyết, BN này được xác định có nhiễm khuẩn niệu E.coli và đã điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, cấy khuẩn niệu trước mổ vi khuẩn không mọc, nhưng sau mổ BN có sốt cao có cơn rét run và cấy máu xác định có vi khuẩn E.coli, tiếp tục điều trị tích cực theo kháng sinh đồ BN hết sốt xuất viện. Thêm trường hợp rò đại tràng được xác định rõ nguyên nhân gây sốt, những trường hợp sốt còn lại khó xác định nguyên nhân, không rõ ràng có nhiễm khuẩn niệu sau mổ vì 100% số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được lấy nước tiểu nuôi cấy vi khuẩn âm tính (mẫu nước tiểu lấy qua dẫn lưu nhục thận sau mổ). Theo tác giả Mariappan và cộng sự (2005) (10), vi khuẩn cùng độc tố của nó bên trong sỏi thận phóng thích ra hệ thống đài bể thận khi tán vỡ sỏi gây ra tình trạng nhiễm khuẩn niệu và gây sốt. Cấy khuẩn nước tiểu sau mổ âm tính có thể do bệnh nhân được dùng kháng sinh và triệu chứng sốt cũng giảm dần và hết sốt. KẾT LUẬN Lấy sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận kích thước lớn ít xâm hại, an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao (97,5%), tỷ lệ sạch sỏi 62,4%, sỏi sót lại được điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể, kỹ thuật này có thể ứng dụng cho điều trị sỏi thận kích thước lớn và sỏi san hô (tỷ lệ sỏi san hô trong nghiên cứu này: 43,3%). Tỷ lệ tai biến và biến chứng chủ yếu là chảy máu (11,6%) có thể điều trị bảo tồn hiệu quả, tai biến khác ít gặp: chảy máu phải can thiệp tắc mạch chọn lọc 1BN (0,8%), rò đại tràng 1BN (0,8%); thủng hồi tràng 1BN (0,8%); rách đài bể thận 1BN (0,8%); nhiễm khuẩn huyết 1BN (0,8%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdelhafez MF, Bedke J và CS (2012), Minimally invasive percutaneous nephrolitholapaxy (PCNL) as an effective and safe procedure for large renal stones BJU Int. 2012 Dec;110 2. Chen J và CS (2013), Multiple tracts percutaneous nephrolithotomy assisted by LithoClast master in one session for staghorn calculi: report of 117 cases. Urolithiasis. 2013 Dec 24 3. Clayman RV (1984) Percutaneous nephrolithotomy: extraction of renal and ureteral calculi from 100 patients. J. Urol;131(5):868-71. 4. Fernstrom I, Johansson B. (1976), Percutaneous pyelolithotomy. A new extraction technique. Scand J Urol Nephrol, 10: 257–259. 5. Hoàng Văn Tùng, Lê Đình Khánh và CS (2009), Phẫu thuật nội sỏi qua da điều trị sỏi thận tại Bệnh viện TW Huế Tạp chí Y học thực hành 682+683/2009, tr268-271 6. Karlin GS, Smith AD. (1989) Approaches to the superior calix: renal displacement technique and review of options, J Urol. 142(3):774-7 7. Karim SMS, Hanno A, and El-Nahas AR, (2014), Injury of the ileum during percutaneous nephrolithotomy in a pediatric patient, Can Urol Assoc J. 2014 Mar-Apr; 8(3-4): E204–E206. 8. Lee WJ, Smith AD, Cubelli V, Badlani GH, Lewin B, Vernace F, Cantos E, (1987) Complications of percutaneous nephrolithotomy AJR Am J Roentgenol. 148(1):177-80. 9. Lê Sỹ Trung (2004) Phẫu thuật nội soi thận qua da Nhà xuất bản y học, tr 141 – 144. 10. Mariappan P, Smith G, Bariol SV, et al (2005), Stone and pelvic urine culture and sensitivity are better than bladder urine as predictors of urosepsis following percutaneous nephrolithotomy: a prospective clinical study, J. Urol; 173: 1610 - 1614. 11. Nguyễn Bửu Triều (1991), Sỏi tiết niệu, Bách khoa thư bệnh học, Hà Nội, tr 227-231. 12. Ngô Gia Hy, Niệu học, tập 1, NXB y học (1980), tr 50 - 146. 13. Segura JW (1985), Percutaneous removal of kidney stones: review of 1,000 cases J Urol. Dec;134(6):1077-81. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_phau_thuat_lay_soi_than_qua_da_tai_benh_vien_108.pdf
Tài liệu liên quan