Nghiên cứu về mức độ đau sau mổ: 65,7% đau
ít, 31,4% đau vừa, không có trường hợp nào rất
đau. Chúng tôi ghi nhận hầu như các bệnh nhân
sau PTNS đều cảm giác dễ chịu và nguyện vọng
dùng thuốc giảm đau ít hơn và sự phục hồi vận động
nhanh hơn.
Thời gian phẫu thuật trung bình 207,8 ± 27,4
phút, những ca đầu thời gian mổ còn dài, 300 phút,
về sau thời gian phẫu thuật của chúng tôi ngày càng
được rút ngắn hơn. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả khác [9]. Thời gian trung
tiện sau mổ trung bình 51,6 ± 14,8 giờ, Noshiro
(67.2 giờ) [10]. Thời gian nằm viện trung bình 8,4 ±
2,7 ngày, kết quả này cũng tương tự các tác giả khác
[11]. Thời gian rút ống thông dạ dày trung bình 39,3
± 35,1 giờ và rút dẫn lưu ổ bụng trung bình 3,6 ± 1,3
ngày. Lưu thông mũi dạ dày là vấn đề làm cho người
bệnh rất khó chịu và làm ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống qua nghiên cứu chúng tôi thấy không có chảy
máu miệng nối hay rò tiêu hóa khi khâu nối lưu
thông tiêu hóa bằng Stapler, vì vậy không cần thiết
phải lưu thông mũi dạ dày sau mổ, kết quả nghiên
cứu có 12 (34,3%) trường hợp không lưu thông mũi
dạ dày, tất cả đều không có biến chứng về miệng
nối. Thời gian cho ăn trung bình sau mổ 4,5 ± 1,3
ngày. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là
33,9 ± 1,1 tháng, từ 31,8 đến 36 tháng. Thời gian
sống thêm sau mổ 13 tháng 95,4%, Chen [11] sống
thêm sau mổ 12 tháng 91,5%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày nạo vét hạch D2 ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 19
Bệnh viện Trung ương Huế
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT
TOÀN BỘ DẠ DÀY NẠO VÉT HẠCH D2 Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Đinh Văn Chiến1, Đặng Đình Khoa1, Nguyễn Văn Thủy1, Phạm Văn Anh1, Xồng Bá Dìa1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.61.3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày
nạo vét hạch D2 ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, các bệnh nhân ≥60 tuổi, được
phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày và nạo vét hạch D2 từ 07/2016 đến 05/2020.
Kết quả: Có 35 bệnh nhân, tuổi trung bình 68,5. Tỷ lệ nam/nữ 2,9/1. 8,6% ung thư 1/3 trên dạ dày và
80% ung thư 1/3 giữa. Ung thư ở các giai đoạn IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB và IIIC là 5,7%, 17,1%, 34,3%,
14,3%, 5,7%, 17,1% và 5,7%. 100% phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày nạo vét hạch D2.
2,9% có tai biến nhẹ trong mổ và 5,8% biến chứng sau mổ, không có tử vong trong và sau mổ. Số hạch
vét được trung bình 21,7 hạch, số hạch di căn trung bình 2,4 hạch, các hạch nhóm 1, 2, 3, 4 và 7 có tỷ lệ
di căn cao. Thời gian phẫu thuật trung bình là 207,8 phút, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 8,4 ngày.
Thời gian sống thêm trung bình là 33,9 tháng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày nạo vét hạch D2 là an toàn và hiệu quả trong
điều trị ung thư dạ dày ở ngườ cao tuổi. bệnh nhân ít đau, hồi phục sớm sau mổ, thời gian nằm viện ngắn.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày ở người cao tuổi.
ABSTRACT
OUTCOMES OF TOTALLY LAPAROSCOPIC TOTAL GASTRECTOMY FOR
THE TREATMENT OF GASTRIC CANCER IN THE ELDERLY PATIENTS
Dinh Van Chien1, Dang Dinh Khoa1, Nguyen Van Thuy1, Pham Van Anh1, Xong Ba Dia1
Objective: The goal of this study is to evaluate the safe and effective outcomes of totally laparoscopic
total gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer in elderly patients.
Materials and Methods: Describe the rescue study of 35 patients who underwent totally laparascopic
total gastrectomy for gastric cancers between July 2017 and May 2020.
Results: Mean age 68.5; gastric cancer at stage IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB, IIIC were 5.7%, 17.1%,
34.3%, 14.3%, 5.7%, 17.1%, 5,7%. The average operating time was 207.8 mins; The average number of
lymph node groups dissected was 21.7. 2.9% had complications intra-operative complication and 5.8% had
complications post-operative complication. No postoperative deaths. The average length of postoperative
hospital stay was 8.4 days. Overall survival time was 33,9 months.
Conclusions: Totally laparoscopic total gastrectomy is a safe and effective procedure for treatment
of gastric cancer in elderly patients. The benefits of totally laparoscopic total gastrectomy include less
postoperative pain and faster recovery time, reduce length of post-operative hospital stay.
Keywords: Totally laparoscopic total gastrectomy in elderly patients.
1. Bệnh viện Hữu Nghị Đa
Khoa Nghệ An
- Ngày nhận bài (Received): 12/4/2020; Ngày phản biện (Revised): 25/04/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 29/05/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Đinh Văn Chiến
- Email: chienbvna@gmail.com; ĐT: 0963311668
20 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh phổ biến ở
Việt Nam và phẫu thuật vẫn là phương pháp điều
trị hiệu quả nhất hiện nay [1]. Azagra là người
đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật nội soi
(PTNS) cắt toàn bộ dạ dày (TBDD) vào năm 1993
[2]. Tới nay phương pháp này đã được áp dụng
rộng rãi trong điều trị ung thư dạ dày và đã khẳng
định được nhiều ưu điểm của PTNS như sẹo mổ
nhỏ, ít đau sau mổ, lượng máu mất ít, thời gian
hồi phục sau mổ nhanh, các tai biến trong mổ,
biến chứng sau mổ thấp và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người bệnh [3],[4].
PTNS hoàn toàn cắt TBDD nạo vét hạch D2 ở
người cao tuổi (NCT) là một kỹ thuật khó, nhiều
rủi ro nên việc áp dụng kỹ thuật này còn hạn chế ở
nhiều cơ sở y tế.
Để có cách nhìn riêng biệt về PTNS hoàn toàn
cắt TBDD nạo vét hạch D2 ở NCT, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu: “Đánh giá kết
quả an toàn và hiệu quả của PTNS hoàn toàn cắt
TBDD nạo vét hạch D2 điều trị ung thư biểu mô dạ
dày ở NCT”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 35 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, được PTNS hoàn
toàn cắt TBDD nạo vét hạch D2 ở NCT tại Bệnh viện
Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 07/2017 - 05/2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả tiến cứu.
* Lựa chọn bệnh nhân: UTDD giai đoạn từ
IA đến IIIC, tổn thương ở 1/2 trên dạ dày hoặc tổn
thương có bờ cách tâm vị < 6cm.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới, ASA, vị trí tổn
thương, giải phẫu bệnh, giai đoạn.
- Kết quả phẫu thuật: chuyển mổ mở, vét hạch
và di căn hạch, tai biến, mức độ đau, thời gian mổ,
trung tiện, rút thông dạ dày, cho ăn, nằm viện và
biến chứng sau mổ.
- Kết quả xa: Thời gian sống thêm sau mổ.
* Quy trình phẫu thuật: Chúng tôi thực hiện các
bước theo quy trình phẫu thuật như sau:
Bệnh nhân được nằm ngữa dạng hai chân, phẫu
thuật viên đứng bên trái bệnh nhân.
Đặt trocar: Sử dụng 5 trocar, 1 trocar 10mm ở
dưới rốn, 1 trocar 5mm ở MSP, 1 trocar 12mm ở
MST và 2 trocar 5mm ở hạ sườn 2 bên.
Bước 1: Đánh giá tổn thương và khả năng cắt
dạ dày
Bước 2: Cắt mạc nối lớn, cắt mạc nối vị tỳ vét
hạch nhóm 4, 11d, 10 và 2
Bước 3: Nạo vét hạch nhóm 6, 14v, phẫu tích bó
mạch vị mạc nối phải sát gốc
Bước 4: Nạo vét hạch nhóm 3, 5, 8a, 12a, thắt
động mạch vị phải sát động mạch gan
Bước 5: Nạo vét hạch nhóm 7, 9, 11p, thắt tĩnh
mạch vị trái và động mạch tận gốc
Bước 6: Cắt hết mạc nối nhỏ còn lại, vét hạch
nhóm 1, bộc lộ và di động tâm vị thực quản
Bước 7: Nối thực quản hổng tràng theo phương
pháp Functional end to end không cắt thực quản và
hổng tràng trước, nối lại chân hổng tràng tận-bên
bằng Linear Staplers.
Bước 8: Cắt, đóng mỏm tá tràng bằng Linear
Stapler dưới môn vị 1-1,5cm
Bước 9: Bơm rửa sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu dưới
gan và hố lách.
Bước 10: Lấy bệnh phẩm qua lỗ trocar 12 ở
MST, và đóng lại các lỗ trocar.
2.3 Xử lý số liệu: số liệu được xử lý trên phần
mềm SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 07/2017 - 05/2020, có 35 bệnh nhân, tuổi
trung bình 68,5 ± 6,4 tuổi (60 – 88), tỷ lệ nam/nữ
2.9/1 và kích thước tổn thương trung bình là 4,4 ±
2,0 cm.
Kết quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn...
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 21
Bệnh viện Trung ương Huế
Bảng 1: Đặc điểm chung
ASA
ASA1 26 (74,3%)
ASA2 5 (14,3%)
ASA3 4 (11,4%)
Vị trí ung thư dạ dày
1/3 trên 3 (8,6%)
1/3 giữa 28 (80,0%)
Thể loét thâm nhiễm 4 (11,4%)
Giải phẫu bệnh
UTBM tuyến ống, nhú 30 (85,7%)
UTBM tuyến nhầy 2 (5,7%)
UTBM tế bào nhẫn 3 (8,6%)
Mức độ biệt hóa
Biệt hóa cao 1 (2,9%)
Biệt hóa vừa 15 (42,9%)
Kém, không biệt hóa 19 (54,3%)
Tình trạng sức khỏe trước mổ chủ yếu là ASA1 (74,3%). 8,6% ung thư 1/3 trên dạ dày và 80% là 1/3
giữa. 85,7% ung thư tuyến nhú và ống và 54,3% thể kém hoặc không biệt hóa.
Bảng 2: Những tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.
Tai biến và biến chứng N %
Tổn thương lách trong mổ 1 2,9
Tổn thương khác trong mổ 0 0,0
Viêm phổi 1 2,9
Áp xe tồn dư sau mổ 1 2,9
Rò tiêu hóa sau mổ 0 0,0
100% PTNS hoàn toàn cắt TBDD nạo vét hạch D2. 2,9% trường hợp có tai biến nhẹ trong mổ và được
xử lý đốt điện cầm máu trong mổ nội soi, 02 (5,8%) trường hợp có biến chứng sau mổ, tất cả đều điều trị
nội khoa ổn định. Không có tử vong trong và sau mổ.
Bảng 3: Phân bố theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn bệnh theo TNM N %
IA (T1N0) 2 5,7
IB (T1N1, T2N0) 6 17,1
IIA (T1N2, T2N1, T3N0) 12 34,3
IIB (T1N3, T2N2, T3N1, T4aN0) 5 14,3
IIIA (T2N3, T3N2, T4aN1) 2 5,7
IIIB (T3N3, T4aN2, T4bN0, T4bN1) 6 17,1
IIIC (T4aN3, T4bN2, T4bN3) 2 5,7
IV (Tbất kỳ, Nbất kỳ, M1) 0 0,0
Các nhóm hạch có tỷ lệ di căn cao là hạch nhóm 1(40%), nhóm 2(14,3%), nhóm 3(25,7%), nhóm
4(22,9%) và nhóm 7(11,4%). Số hạch vét được trung bình 21,7 ± 7,4 hạch. Số hạch di căn trung bình 2,4
± 3,9 hạch. 40% đã có di căn hạch và chủ yếu di căn hạch chặng N1 (11,4%). N2 (11,4%), N3a (17,1%).
100% diện cắt trên và dưới không còn tế bào ung thư. Ung thư ở giai đoạn IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB và
IIIC là 5,7%, 17,1%, 34,3%, 14,3%, 5,7%, 17,1% và 5,7%.
22 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
Bảng 4: Kết quả sau mổ.
Thời gian Trung bình Ngắn nhất Dài nhất
Phẫu thuật (phút) 207,8 ± 27,4 160 300
Rút thông dạ sày sau mổ (giờ) 39,3 ± 35,1 0 148
Trung tiện sau mổ (giờ) 51,6 ± 14,8 24 96
Thời gian rút dẫn lưu (ngày) 3,6 ± 1,3 2 7
Thời gian cho ăn sau mổ (ngày) 4,5 ± 1,3 2 6
Nằm viện sau mổ (ngày) 8,4 ± 2,7 6 15
Thời gian sống thêm sau mổ (tháng) 33,9 ± 1,1 31,8 36,0
Nghiên cứu về mức độ đau sau mổ, chúng tôi thấy 65,7% đau ít, 31,4% đau vừa, không có trường hợp
nào rất đau. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 33,9 ± 1,1 tháng, từ 31,8 tháng đến 36,0 tháng.
IV. BÀN LUẬN
Theo phân loại lứa tuổi của WHO, người cao
tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, nghiên cứu chúng
tôi có tuổi trung bình là 68,5 ± 6,4 tuổi, theo các
tác giả tuổi mắc UTDD ở các nước như Nhật Bản
là 62,7 - 64,8 tuổi và Châu Âu và Mỹ là 63,6 – 73
tuổi [4], Hàn Quốc và Trung Quốc là 54,6 – 57,6
tuổi [5]. Chúng tôi chỉ định cắt toàn bộ dạ dày cho
những trường hợp UTDD vùng tâm vị, thân vị,
UTDD thể loét thâm nhiễm và những trường hợp
mà tổn thương bờ ung thư cách tâm vị dưới 6cm
để đảm bảo hết tổ chức ung thư. Khoảng cách này
trong nghiên cứu của Cristiano [4] là 6,9 ± 0,8 cm
(ngắn nhất là 6 cm, dài nhất là 8 cm). Khoảng cách
từ bờ trên của thương tổn đến bờ mặt cắt trên đóng
vai trò quan trọng trong PTNS cắt dạ dày. Để phòng
ngừa tái phát tại miệng nối, các khuyến cáo mới
nhất của Hiệp hội UTDD của Nhật Bản và Mỹ đều
cho rằng khoảng cách này ít nhất là 5 cm. Chúng
tôi thực hiện đường cắt thực quản trên tâm vị 2 – 3
cm, cắt tá tràng ngay phía dưới môn vị khoảng cách
1,5 - 2 cm. Kết quả nghiên cứu có 8,6% ung thư ở
1/3 trên, 80,0% ở 1/3 giữa và 11,4% thể loét thâm
nhiễm. 100% diện cắt trên và dưới trong nghiên cứu
không còn tế bào ung thư.
Kỹ thuật cắt TBDD và phục hồi lưu thông tiêu
hóa: 100% trường hợp được PTNS hoàn toàn cắt
TBDD nạo vét hạch D2, không có trường hợp nào
phải chuyển mổ mở do tai biến. Nối thực quản hổng
tràng theo kiểu Roux làm miệng nối theo phương
pháp Functional end to end bằng Linear staplers
(2-3 Echelon Stapler 60B) [6]. Chúng tôi nhận thấy
khâu nối qua PTNS hoàn toàn có nhiều ưu điểm
hơn so với khâu nối trong PTNS hỗ trợ hoặc mổ mở
như phẫu trường rộng, thao tác của phẫu thuật viên
dễ dàng, vết mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau hơn và
không có trường hợp nào có biến chứng rò tiêu hóa
hay hẹp miệng nối sau mổ. Áp dụng phương thức
nạo vét hạch D2 trong phẫu thuật cắt TBDD của
Hiệp hội nghiên cứu UTDD Nhật Bản năm 2011
[7]. Số hạch vét được trung bình 21,7 ± 7,4 (12 - 44)
hạch. Số hạch di căn trung bình 2,4 ± 3,9 (0 - 13)
hạch. Các nhóm hạch có tỷ lệ di căn cao là hạch
nhóm 1 (40%), nhóm 2 (14,3%), nhóm 3 (25,7%),
nhóm 4 (22,9%) và nhóm 7 (11,4%). Không thấy
di căn hạch nhóm 10, nhóm 11, nhóm 12a và nhóm
14v. Số hạch nạo vét được ở các tác giả phương Tây
và Mỹ thấp hơn, từ 18 – 30,3 hạch [6],[8]. 40% đã
có di căn hạch và chủ yếu di căn hạch chặng N1
(11,4%). N2 (11,4%), N3a (17,1%), không có N3b.
Nạo vét hạch D2 trong PTNS hoàn toàn cắt TBDD
điều trị UTDD là hoàn toàn thực hiện được nhưng
phải ở các cơ sở y tế có trang thiết bị đầy đủ và có
đội ngũ phẫu thuật viên được đào tạo về PTNS dạ
dày. Nghiên cứu chúng tôi gặp ung thư ở các giai
đoạn như sau IA, IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB và IIIC là
5,7%, 17,1%, 34,3%, 14,3%, 5,7%, 17,1% và 5,7%.
Tai biến trong mổ: có 01 (2,9%) trường hợp tổn
xước lách trong lúc vét hạch nhóm 10 gây chảy
máu, cầm máu bằng đốt điện trong thì mổ nội soi,
Kết quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn...
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 23
Bệnh viện Trung ương Huế
không có bệnh nhân nào có tai biến khác hoặc tử
vong trong mổ. Tỉ lệ tai biến trong mổ của các tác
giả trên thế giới từ 0,9-7,4% [3],[9].
Biến chứng sau mổ: có 01 (2,9%) trường hợp áp
xe tồn dư dưới gan trái, sau mổ 5 ngày bệnh nhân
có biểu hiện sốt, tiến hành siêu âm ổ bụng phát hiện
có ổ tụ dịch dưới gan trái kích thước 3 x 4 x 2cm.
Tiến hành chọc hút dịch mủ dưới hướng dẫn siêu âm
được khoảng 100ml, sau chọc hút điều trị nội khoa
ổn định và bệnh nhân ra viện ngày thứ 13 sau mổ.
01 (2,9%) trường hợp bị viêm phổi sau mổ ngày thứ
4 đã tiến hành điều trị nội khoa bệnh nhân ổn định
ra viện ngày thứ 10. Không có tử vong sau mổ. Tỷ
lệ biến chứng của các tác giả phương Tây và Mỹ từ
21 – 26% [4],[8].
Nghiên cứu về mức độ đau sau mổ: 65,7% đau
ít, 31,4% đau vừa, không có trường hợp nào rất
đau. Chúng tôi ghi nhận hầu như các bệnh nhân
sau PTNS đều cảm giác dễ chịu và nguyện vọng
dùng thuốc giảm đau ít hơn và sự phục hồi vận động
nhanh hơn.
Thời gian phẫu thuật trung bình 207,8 ± 27,4
phút, những ca đầu thời gian mổ còn dài, 300 phút,
về sau thời gian phẫu thuật của chúng tôi ngày càng
được rút ngắn hơn. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả khác [9]. Thời gian trung
tiện sau mổ trung bình 51,6 ± 14,8 giờ, Noshiro
(67.2 giờ) [10]. Thời gian nằm viện trung bình 8,4 ±
2,7 ngày, kết quả này cũng tương tự các tác giả khác
[11]. Thời gian rút ống thông dạ dày trung bình 39,3
± 35,1 giờ và rút dẫn lưu ổ bụng trung bình 3,6 ± 1,3
ngày. Lưu thông mũi dạ dày là vấn đề làm cho người
bệnh rất khó chịu và làm ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống qua nghiên cứu chúng tôi thấy không có chảy
máu miệng nối hay rò tiêu hóa khi khâu nối lưu
thông tiêu hóa bằng Stapler, vì vậy không cần thiết
phải lưu thông mũi dạ dày sau mổ, kết quả nghiên
cứu có 12 (34,3%) trường hợp không lưu thông mũi
dạ dày, tất cả đều không có biến chứng về miệng
nối. Thời gian cho ăn trung bình sau mổ 4,5 ± 1,3
ngày. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là
33,9 ± 1,1 tháng, từ 31,8 đến 36 tháng. Thời gian
sống thêm sau mổ 13 tháng 95,4%, Chen [11] sống
thêm sau mổ 12 tháng 91,5%.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu 35 bệnh nhân chúng tôi thấy PTNS
hoàn toàn cắt TBDD nạo vét hạch D2 là phương
pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư dạ
dày ở NCT, bệnh nhân đau ít, hồi phục vận động
sớm, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp và thời gian nằm
viện ngắn.
1. F Bray, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018).
“Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN
Estimates of Incidence and Mortality
Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries”.
CA CANCER J CLIN, 68: 394 - 424.
2. Azagra JS, Groergen M, Gilbart E, Alonso.
J, Centerik M (2001): “Laparoscopy
assisted total gastrectomy with extended
D2 lymphadenectomy for cancer: Technical
aspect”. Le Jour Coelio- Chir, 40: 79 - 83.
3. Muneharu. F, Toshihiko. S (2015)
“Laparoscopic gastrectomy for gastric cancer
in the elderly patients. Surg Endosc (https://
doi.org/10.1007/s 00464 - 015 - 4340 - 5 ).
4. Cristiano GS, Mingoli A, Sgarzini G et al
(2005). “Laparoscopic versus open subtotal
gastrectomy for distal gastric cancer: five-year
results of a randomized prospective trial”. Ann
Surg, 241 (2), pp. 232 - 237.
5. Kim HH, Han SU, Kim MC et al (2014). “Long-
term results of laparoscopic gastrectomy for
gastric cancer: a large-scale case-control and
case-matched korean multicenter study”. J
Clin Oncol, 32(7), pp. 627 - 633.
6. Hironori Tsujimoto, Ichiro U, Yoshihisa Y,
Isao K, Risa T, Yusuke M (2012), “Outcome
of Overlap anastomosis using a linear ar
stapler after laparoscopis total and proximal
gastrectomy”, Langenbecks Arch Surg 379:
833 - 840.
7. Japanese Gastric Cancer Association (2011).
“Japanese classification of gastric carcinoma -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
24 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
3rd english edition”. Gastric Cancer, 14, pp.
101 - 112.
8. Strong VE, Devaud N (2009). “Laparoscopic
versus open subtotal gastrectomy for
adenocarcinoma: a case - control study”. Ann
Surg Oncol, 16, pp. 1507 - 1513.
9. Kitano S, Shiraishi N (2007). “A multicenter
study on oncologic outcome of laparoscopic
gastrectomy for early cancer in japan”. Ann
Surg, 245(1), pp. 68 - 72.
10. Noshiro H (2005), “Laproscopicallly assisted
distal gastrectomy whith standard radical
lymph node dissection for gastric cancer”,
Surg Endosc, 19: pp. 1992 - 1996.
11. Chen K, Mou YP, Xu XW et al (2014). “Short-
term surgical and long-term survival outcomes
after laparoscopic distal gastrectomy with D2
lymphadenectomy for gastric cancer”. BMC
Gastroenterol, 14, pp. 41 - 48.
Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ket_qua_phau_thuat_noi_soi_hoan_toan_cat_toan_bo_da_day_nao.pdf