Khả năng hài hòa hóa pháp luật trong khu vực Asean: Trường hợp của luật hợp đồng

Thách thức Sự khác biệt về truyền thống pháp luật giữa các quốc gia thành viên ASEAN Tìm được tiếng nói chung để có được sự hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia có nhiều sự khác biệt về truyền thống pháp lý luôn là điều khó khăn. Trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng, có thể thấy các quốc gia thành viên ASEAN không có sự đồng nhất trong truyền thống pháp luật. Các nước có pháp luật hợp đồng chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là Singapore, Bruinei và Malaysia. Trong khi một số nước lại chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Indonesia, Phillippines, Thailand19. Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa vừa theo quan điểm của hệ thống pháp luật XHCN. Những sự khác biệt này chắc chắn cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho các quốc gia ASEAN khi xây dựng một khuôn khổ pháp luật hợp đồng chung như PECL hay CESL của EU. Hài hòa hóa khu vực hay sử dụng các hài hòa hóa ở cấp độ toàn cầu sẵn có Hài hòa hóa pháp luật trong khu vực ở những lĩnh vực như thuế hay thủ tục hải quan rõ ràng có ý nghĩa trực tiếp cho việc đạt được các mục tiêu hội nhập khu vực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật tư, cụ thể như hợp đồng, sự hài hòa hóa pháp luật ở cấp độ khu vực như trong ASEAN đặt ra sự nghi ngờ về khả năng cần thiết và tốt hơn sự hài hòa hóa ở cấp độ toàn cầu đã có sẵn. Liệu có cần một luật hợp đồng chung ASEAN khi đã có Bộ nguyên tắc chung của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial Contracts - PICC)? Liệu có hợp lý khi kiến tạo một luật hợp đồng mua bán chung ASEAN để điều chỉnh quan hệ giữa các thương nhân trong ASEAN, trong khi sử dụng một Luật hợp đồng chung ở cấp độ toàn cầu (ví dụ Công ước Viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - viết tắt tiếng Anh là CISG)20 để điều chỉnh hợp đồng giữa thương nhân ASEAN và thương nhân các nước không phải là thành viên ASEAN? Dường như hầu hết thương nhân ưa thích sử dụng chỉ một, chứ không phải hai luật hài hòa chung

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng hài hòa hóa pháp luật trong khu vực Asean: Trường hợp của luật hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Hơn một thế kỷ qua, các chuyên gia về luật so sánh và luật quốc tế đã dành nhiều tâm sức để bàn về “sự hội tụ” (convergence) trong các lĩnh vực pháp luật quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới giao dịch thương mại quốc tế. Hài hòa hóa pháp luật thương mại, bao hàm luật hợp đồng, đã được bàn thảo và nêu trong Tuyên bố chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở nhiều hội nghị về tư pháp và pháp luật. Nguyễn Bá Bình* * TS. Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội. Abstract Over the past century, experts in comparative law and international law have paid more attention on the convergence in the branches of national laws that have direct affects on international commercial transactions. Legal harmonization of commercial laws, including contract laws, has been discusses and written on the general statement of ASEAN at many conferences on justice and law. In this context, this article provides analysis of two following issues: i) the concept of legal harmonisation and overview of ASEAN; and ii) the ability of the legal harmonization of contract laws in ASEAN. Thông tin bài viết: Từ khóa: hài hòa hóa pháp luật; pháp luật hợp đồng; ASEAN Lịch sử bài viết: Nhận bài : 23/09/2018 Biên tập : 04/10/2018 Duyệt bài : 11/10/2018 Article Infomation: Keywords: legal harmonisation; contract laws; ASEAN. Article History: Received : 23 Sep. 2018 Edited : 04 Oct. 2018 Approved : 11 Oct. 2018 KHẢ NĂNG HÀI HÒA HÓA PHÁP LUẬT TRONG KHU VỰC ASEAN: TRƯỜNG HỢP CỦA LUẬT HỢP ĐỒNG 1. Quan niệm về hài hòa hóa pháp luật và khái quát về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Thế giới ngày càng “phẳng” hơn, nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, dịch chuyển vốn, lao động giữa các quốc gia ngày một tăng và trở nên tự do hơn, đặt ra nhu cầu về một khuôn khổ pháp luật tương đồng giữa các quốc gia. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi hơn một thế kỷ qua, các chuyên gia về luật so sánh và luật quốc tế đã dành nhiều tâm sức để bàn về “sự hội tụ” (convergence) trong các lĩnh vực pháp luật quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới giao dịch thương mại quốc tế. Hài hòa hóa pháp luật (legal harmonization), nhất thể hóa pháp luật (legal unification) là những con đường chủ đạo nhắm tới sự hội tụ, giảm thiểu và loại bỏ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 22(374) T11/2018 sự khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật này trong các quốc gia khác nhau. Theo H.C. Gutteridge, Giáo sư Đại học Cambridge về luật so sánh, nhất thể hóa pháp luật là quá trình thay thế các quy phạm pháp luật khác biệt trong các hệ thống pháp luật khác nhau bằng các quy phạm pháp luật chung. Trong khi đó, hài hòa hóa pháp luật là quá trình xây dựng các luật mẫu và triển khai các biện pháp khuyến khích các quốc gia tiếp nhận và áp dụng các luật mẫu này nhằm làm giảm đi những khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật khác nhau1. Như vậy, nếu hài hòa hóa pháp luật hướng tới việc giảm đi những khác biệt trong quy định pháp luật ở những lĩnh vực cụ thể giữa các quốc gia, nhất thể hóa pháp luật là nỗ lực cao hơn nữa khi tạo ra các quy phạm pháp luật bắt buộc chung trong lĩnh vực cụ thể giữa các quốc gia nhất định2. Nhìn nhận một cách mềm dẻo thì có thể coi nhất thể hóa pháp luật chính là hài hòa hóa pháp luật ở cấp độ cao3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á chiếm giữ một vị trí địa lý quan trọng về cả chính trị lẫn kinh tế, nằm trên trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, cửa ngõ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền các quốc gia Tây Âu và Đông Á. ASEAN được thành lập năm 1967, hiện gồm 10 thành viên chính thức4 và 1 quan sát viên (Đông Timor). Qua gần 50 năm phát triển, với diện 1 H. C. Gutteridge, Comparative Law - An Introduction to the Comparative Method of Legal Study and Research (Cambridge University Press, 1971), tr.154. 2 Như trên, tr. 394. 3 Vì thế không có gì ngạc nhiên khi một số Điều ước quốc tế đưa ra quy định mang tính bắt buộc cho các quốc gia thành viên lại mang tên là điều ước về “hài hòa hóa” 4 Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia. 5 Các quốc gia này đã ký hàng loạt hiệp định, đưa ra hàng loạt tuyên bố về hợp tác trên nhiều lĩnh vực với ASEAN và lãnh đạo cao cấp của các quốc gia này cũng có cuộc gặp thường xuyên với lãnh đạo cùng cấp của ASEAN. 6 ASEAN, 'Declaration on the ASEAN Economic Community Blueprint' (2007) pdf>, truy cập ngày 16/5/2018. 7 The ASEAN Secretariat, ASEAN Economic Community Chartbook 2014, tr. 4. tích khoảng 4,5 triệu km2, dân số hơn 625 triệu người, tổng sản phẩm nội địa (GDP) hơn 2.000 tỷ USD (đứng thứ 5 thế giới, sau Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản), ASEAN ngày càng có vị trí quan trọng và hấp dẫn với thế giới (xem hình 1), trong đó có cả Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu5. Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) từ cuối năm 2015 (một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community, dự kiến được hình thành vào năm 2020) là động lực quan trọng để tạo nên một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao. AEC hướng tới bốn mục tiêu chính sau: (i) một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; (ii) một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao; (iii) một khu vực có sự phát triển kinh tế đồng đều; và (iv) một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu6. Hình 1: Tổng sản phẩm nội địa ASEAN (đơn vị: tỷ đô la Mỹ) trong nền kinh tế toàn cầu (năm 2013)7 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 22(374) T11/2018 2. Khả năng hài hòa hóa pháp luật hợp đồng trong ASEAN 2.1 Cơ hội Xu hướng hài hòa hóa pháp luật, đặc biệt là luật hợp đồng, ở cấp độ khu vực đang nổi lên Khởi nguồn của xu hướng hài hòa hóa pháp luật được cho là khoảng nửa sau của thế kỷ 19 khi các Bộ luật chủ đạo của châu Âu (như Bộ luật Napoleon 1804 hay Bộ luật Dân sự Đức 1896) có ảnh hưởng tới hầu khắp các lục địa, thậm chí ở những nước chưa từng là thuộc địa của các quốc gia châu Âu8. Hài hòa hóa luật tư, trong đó có luật hợp đồng, đã và đang trải qua 3 giai đoạn chính9: - Giai đoạn đầu của hài hòa hóa pháp luật tư kéo dài từ khi xuất hiện xu hướng hài hòa hóa pháp luật (như đã đề cập ở trên) cho tới sau thế chiến thứ 2 được coi là giai đoạn “chủ nghĩa khu vực trá hình” (regionalism in disguise). Dù được thiết lập với định hướng toàn cầu, các hoạt động của các cơ quan như Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế hay Viện Quốc tế về thống nhất luật tư (UNIDROIT) vẫn chỉ giới hạn ở phạm vi châu Âu trong một thời gian dài; - Giai đoạn tiếp theo là sự nổi lên của “chủ nghĩa toàn cầu” (universalism). Các tổ chức mới được thiết lập như Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) - năm 1966, và một số cơ quan khác của Liên hợp quốc, đưa ra các quy định pháp luật về luật tư mang tính chất toàn cầu như Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tham gia của nhiều quốc gia ngoài châu Âu vào Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế và UNDROIT. Số lượng quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia vào các công ước đã tồn tại 8 José Angelo Estrella Faria, 'Future Directions of Legal Harmonisation and Law Reform: Stormy Seas or Prosperous Voyage?' (2009) , tr.2. 9 Như trên, tr. 3. 10 ration-by-unidroit-of-a-draft-ohada-uniform-act-on-contract-law, truy cập ngày 16/8/2018. 11 Hoàng Phước Hiệp, 'Vấn đề hài hòa hóa pháp luật về đầu tư trong khuôn khổ ASEAN' (Paper presented at the Hài hòa hóa pháp luật kinh tế - thương mại trong bối cảnh hội nhập khu vực, Hạ Long, Việt Nam, 31 October 2007 - 1 November 2007). trước đó gia tăng, trong khi các văn kiện pháp lý mới được soạn thảo, ban hành có được sự hưởng ứng mang tính toàn cầu; - Giai đoạn hiện nay của hài hòa hóa pháp luật được gọi tên là “bình minh của chủ nghĩa liên khu vực” (the dawn of inter- regionalism). Các liên kết khu vực, đặc biệt là Liên minh châu Âu, ngày càng đẩy mạnh quá trình hài hòa hóa luật tư, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực hợp đồng. Chẳng hạn, hàng loạt quy định pháp luật chung về hợp đồng đã được EU soạn thảo, ban hành trong thời gian gần đây như Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (Principles of European Contract Law - viết tắt là PECL) hay Luật hợp đồng mua bán chung châu Âu (Common European Sales Law - viết tắt là CESL). Tổ chức hài hòa hóa pháp luật kinh tế ở châu Phi (The Organisation for the Harmonisation of Business Law in Africa - OHADA) cũng đã ban hành nhiều văn bản ở cấp độ khu vực10. Tổ chức này đã ban hành 8 văn bản để hài hòa hóa pháp luật trong khu vực, trong đó có văn bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ (ban hành năm 2003). Xu thế này rõ ràng có thể tạo động lực thúc đẩy ASEAN trong việc tìm kiếm một khuôn khổ pháp luật chung về hợp đồng giữa các thành viên. Quyết tâm của ASEAN trong vấn đề hài hòa hóa pháp luật Hài hòa hóa pháp luật thương mại, bao hàm luật hợp đồng, đã được bàn thảo và nêu trong Tuyên bố chung của ASEAN ở các hội nghị về tư pháp và pháp luật. Vấn đề hài hoà hoá pháp luật được chính thức đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN lần thứ 4 tại Singapore vào tháng 11/199911. Điểm 7 của Tuyên bố chung Hội nghị khẳng định: " Các bộ trưởng lưu ý đến những lĩnh vực mà NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 22(374) T11/2018 các nước đặc biệt quan tâm và có cách giải thích khác nhau. Các lĩnh vực đó bao gồm các phương thức đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, hài hoà hoá pháp luật, thách thức đối với công nghệ mới và sự phát triển trong pháp luật quốc tế liên quan đến quyền tài phán quốc gia và miễn trừ tư pháp cũng như nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và bảo vệ chủ quyền quốc gia"12. Tiếp đó, vào năm 2001, việc hài hòa hóa pháp luật về lĩnh vực thương mại đã được đề cập rõ tại điểm 12 Tuyên bố Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp các nước ASEAN (ASLOM 2001) tại Singapore: "ASLOM lần thứ bảy đã thảo luận và nhất trí rằng cần tiếp tục trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa các nước ASEAN về việc hài hoà hoá pháp luật thương mại của các nước này và cách thức để cải thiện thủ tục hợp pháp hoá các tài liệu"13. Hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN tiếp tục được nêu trong nhiều Tuyên bố của các Hội nghị ASEAN như Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN năm 2002 tại Bangkok14, Hội nghị ASLOM tháng 8/2004 tại Brunei Darussalam, Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN năm 2005 tại Hà Nội (ALAWMM-6)15 và mới đây là Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN năm 2011 tại Phnom Penh (ALAWMM-8). Dù kết quả của việc thực hiện các Tuyên bố chung trên thực tế vẫn còn rất khiêm tốn, các Tuyên bố này rõ ràng là những cơ sở thuận lợi để có những bước đi 12 november-1999, truy cập ngày 27/8/2018. 13 nior-law-officials-meeting-aslom-2001-10-11-september-2001-singapore, truy cập ngày 27/8/2018. 14 "9... Các bộ trưởng thông qua khuyến nghị... về việc thành lập Diễn đàn pháp luật ASEAN (ASEAN Law Forum - ALF) với sự tham gia rộng rãi các luật gia và các nhà nghiên cứu... Các bộ trưởng thoả thuận về các chuyên đề cần thảo luận tại ALF đầu tiên là: ... b, Các phương thức hài hoà hoá pháp luật thương mại ASEAN...” 15 "9 Các bộ trưởng chấp thuận các kiến nghị của ASLOM về thành lập các nhóm công tác để nghiên cứu các phương thức hài hoà hoá pháp luật thương mại của các nước thành viên, nhất thể hoá pháp luật về hợp pháp hoá các tài liệu của các cơ quan công quyền nước ngoài..." 16 https://www.theguardian.com/law/2011/oct/28/european-single-contract-law-english, truy cập ngày 16/8/2018. 17 Câu chuyện được kể vào năm 2011, lúc đó Anh đang là một trong 28 thành viên của EU. cụ thể hơn của ASEAN trong việc hài hòa hóa pháp luật hợp đồng. Nhu cầu gia tăng các giao dịch thương mại xuyên biên giới cũng như việc đạt được các mục tiêu hội nhập kinh tế của ASEAN đặt ra đòi hỏi về hài hòa hóa pháp luật thương mại mà một trong những thành phần quan trọng là luật hợp đồng. Lý giải chính cho sự ra đời của Luật Hợp đồng mua bán chung châu Âu là sự khác biệt trong luật hợp đồng giữa các nước thành viên EU gây trở ngại cho các thương nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và người tiêu dùng khi tiến hành các giao dịch thương mại xuyên biên giới ở trong thị trường nội khối. Câu chuyện về Mike Bisby - người kinh doanh nhỏ trên mạng, được kể trên tờ The Guardian là một minh chứng16. Mike có nhà ở Hull (nước Anh)17 và chuyên bán các cột trụ dành cho mèo leo trèo và cào cấu thông qua trang mạng của mình là kitforcats.com. Mike kinh doanh thuận lợi và muốn mở rộng việc bán hàng tới các quốc gia EU khác. Nhưng Mike không thể làm điều đó bởi luật pháp các quốc gia này đòi hỏi các công ty phải tuân thủ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước người tiêu dùng cư trú. Có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như của Mike sẽ bị cản trở trong việc giao thương xuyên biên giới ở EU bởi chi phí cao khi thuê luật sư tư vấn cho họ về 28 hệ thống pháp luật khác nhau về bảo vệ người tiêu dùng. Điều này rõ ràng có thể xảy ra ở ASEAN, tuy không phải là 28, nhưng ít nhất cũng là 10 hệ thống pháp luật khác nhau. Nhận định về nhu cầu hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN, tại buổi khai mạc Hội NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 22(374) T11/2018 nghị về Hội nhập ASEAN thông qua pháp luật (the ASEAN Integration Through Law Project), Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, ông K. Shanmugam, cho rằng hài hòa hóa pháp luật “có thể giúp loại bỏ sự không rõ ràng, giảm thiểu chi phí, tạo dựng lòng tin trong kinh doanh cao hơn nữa và cuối cùng là thúc đẩy các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN”18. Với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN từ cuối năm 2015 thì rõ ràng, nhu cầu hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực thương mại là hết sức cần thiết, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng - công cụ trung tâm trong các giao dịch thương mại. 2.2 Thách thức Sự khác biệt về truyền thống pháp luật giữa các quốc gia thành viên ASEAN Tìm được tiếng nói chung để có được sự hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia có nhiều sự khác biệt về truyền thống pháp lý luôn là điều khó khăn. Trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng, có thể thấy các quốc gia thành viên ASEAN không có sự đồng nhất trong truyền thống pháp luật. Các nước có pháp luật hợp đồng chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là Singapore, Bruinei và Malaysia. Trong khi một số nước lại chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Indonesia, Phillippines, Thailand19. Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa vừa theo quan điểm của hệ thống pháp luật XHCN. Những sự khác biệt này chắc chắn cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho các quốc gia ASEAN khi xây dựng một khuôn khổ pháp luật hợp đồng chung như PECL hay CESL của EU. Hài hòa hóa khu vực hay sử dụng các hài hòa hóa ở cấp độ toàn cầu sẵn có Hài hòa hóa pháp luật trong khu vực ở những lĩnh vực như thuế hay thủ tục hải 18 truy cập ngày 16/8/2018. 19 Lim Yew Nghee, 'A Case for Harmonisation of ASEAN Contract Laws' (1996) 17 Singapore Law Review 373 20 United Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods (1980) 21 Gary F. Bell, 'Harmonisation of Contract Law in Asia - Harmonising Regionally or Adopting Global Harmonisations - The Example of the CISG' (2005) Singapore Journal of Legal Studies 362 quan rõ ràng có ý nghĩa trực tiếp cho việc đạt được các mục tiêu hội nhập khu vực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật tư, cụ thể như hợp đồng, sự hài hòa hóa pháp luật ở cấp độ khu vực như trong ASEAN đặt ra sự nghi ngờ về khả năng cần thiết và tốt hơn sự hài hòa hóa ở cấp độ toàn cầu đã có sẵn. Liệu có cần một luật hợp đồng chung ASEAN khi đã có Bộ nguyên tắc chung của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial Contracts - PICC)? Liệu có hợp lý khi kiến tạo một luật hợp đồng mua bán chung ASEAN để điều chỉnh quan hệ giữa các thương nhân trong ASEAN, trong khi sử dụng một Luật hợp đồng chung ở cấp độ toàn cầu (ví dụ Công ước Viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - viết tắt tiếng Anh là CISG)20 để điều chỉnh hợp đồng giữa thương nhân ASEAN và thương nhân các nước không phải là thành viên ASEAN? Dường như hầu hết thương nhân ưa thích sử dụng chỉ một, chứ không phải hai luật hài hòa chung21. 3. Thay cho lời kết Hài hòa hóa pháp luật thương mại, đặc biệt là hài hóa hóa pháp luật hợp đồng, đang nổi lên như một xu thế chủ đạo hiện thời của hài hòa hóa pháp luật. Với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020, trong đó một trong ba trụ cột - Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được thành lập vào cuối năm 2015, thì nhu cầu kiến tạo một khung pháp luật chung để tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại nội khối ASEAN là hết sức rõ ràng. Hài hòa hóa pháp luật về hợp đồng trong ASEAN có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, nếu xây dựng một luật chung về hợp đồng ASEAN không có nhiều màu sắc riêng biệt thì việc sử dụng luật hợp đồng chung đã được hài hòa hóa ở cấp độ toàn cầu như CISG, PICC hẳn là giải pháp tối ưu hơn■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 22(374) T11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkha_nang_hai_hoa_hoa_phap_luat_trong_khu_vuc_asean_truong_ho.pdf
Tài liệu liên quan