Coi PBGDPL của Công đoàn cho
người lao động là một loại dịch vụ hàng
hóa đặc thù
Pháp luật hiện quy định nhóm lao động
trong các doanh nghiệp là nhóm thuộc đối
tượng PBGDPL đặc thù. Tuy vậy, cần phải
xem xét toàn bộ hoạt động PBGDPL là một
loại dịch vụ đặc thù, để có những ứng xử đặc
thù đối với loại hình PBGDPL này.
Tính đặc thù cũng đến từ chủ thể tiến
hành PBGDPL, đó là tổ chức đại diện, bảo
vệ quyền lợi cho người lao động theo vị thế
truyền thống nhất, vốn có sự phụ thuộc vào
người lao động trong quá trình hình thành và
tồn tại, ngày càng gia tăng trách nhiệm và
vai trò dẫn dắt, định hướng người lao động.
Hiệu quả tác động xã hội của PBGDPL được
xem là thước đo cho năng lực, trách nhiệm
và kết quả hoạt động của Công đoàn.
Sản phẩm của hoạt động PBGDPL là
một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa này
được đo bằng nhiều tiêu chí. Hàng hóa này
cần một thị trường đặc biệt để lưu thông, đó
là sự tín nhiệm, tự nguyện của người lao
động khi tổ chức Công đoàn hiện thực hóa
vai trò đại diện của họ đối với người lao
động. Vì vậy, sẽ rất cần thiết, nếu như tổ
chức Công đoàn chấp nhận chi phí cao, linh
hoạt trong lựa chọn những người có chuyên
môn, kỹ năng thực sự trong từng lĩnh vực
pháp lý trong xã hội để PBGDPL cho phù
hợp với những hình thức, nội dung cụ thể
của quá trình PBGDPL và nhu cầu của người
lao động, thay vì thường xuyên sử dụng đội
ngũ nhân sự truyền thống như hiện nay.
Nhận thức này sẽ làm thay đổi cách thức đào
tạo và sử dụng nhân sự của Công đoàn
PBGDPL trong thực tiễn.
Tính đặc thù trong PBGDPL của Công
đoàn cho người lao động đến từ hiệu quả
cuối cùng của hoạt động này. Đó là, có thể
biến người lao động - chủ thể vốn ở vị thế
phụ thuộc vào người sử dụng lao động,
thành người tạo ra sự phụ thuộc, hoặc là sự
cộng sinh bền vững với người sử dụng lao
động. Sự thay đổi này đến từ kỹ năng, trình
độ, trách nhiệm, sự thích ứng, mức độ quốc
tế hóa mà người lao động có được từ quá
trình PBGDPL của tổ chức Công đoàn mà
mình là thành viên. Lợi ích bền vững sẽ đến
với quốc gia khi tạo được một cơ chế hỗ trợ
cho hoạt động đặc thù này đi đúng quỹ đạo
của nó. Khi đó, vị thế đại diện và bảo vệ
quyền lợi cho người lao động của Công đoàn
sẽ là xuyên suốt và cần thiết hơn tất cả, sẽ
không còn phải cân nhắc để xem nên theo
loại hình Công đoàn nào, hay có để Công
đoàn làm thêm các chức năng khác nữa
không, trong khi các chủ thể khác trong xã
hội có thể làm thay
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục sự “nửa vời” của công đoàn ở Việt Nam trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
1. Có hay không sự “nửa vời” của tổ chức
Công đoàn trong phổ biến, giáo dục pháp
luật cho người lao động
- Khía cạnh cơ sở pháp lý
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2013 (Luật PBGDPL) quy định: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có
trách nhiệm “tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ
chức mình...” (Điều 29). Luật Công đoàn
năm 2013 ghi nhận Công đoàn có nghĩa vụ
“tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến Công đoàn, người lao động; tuyên
truyền, vận động, giáo dục người lao động
học tập, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật...” (Điều 15).
Giao cho tổ chức Công đoàn PBGDPL
cho người lao động ở Việt Nam là hợp lý, vì
PBGDPL không chỉ là một khía cạnh mà
còn là phương tiện cần thiết cho quá trình
đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao
động của mọi tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên,
ngay từ các quy định của pháp luật đã có
những bất cập, cụ thể:
kHắC pHỤC SỰ “NỬA VờI” CỦA CÔNG ĐOàN Ở VIỆT NAM
TRONG pHỔ bIẾN, GIáO dỤC pHáp LUẬT CHO NGườI LAO ĐỘNG
Phạm Thị Duyên Thảo
TS. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Phổ biến pháp luật; công
đoàn; người lao động.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 12/03/2020
Biên tập : 19/03/2020
Duyệt bài : 22/03/2020
Article Infomation:
Keywords: law dissemination; trade
union; laborers
Article History:
Received : 12 Mar. 2020
Edited : 19 Mar. 2020
Approved : 22 Mar. 2020
Tóm tắt:
Bài viết tập trung luận giải có hay không có sự “nửa vời” của tổ
chức công đoàn trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao
động, và nếu có, giải pháp nào khắc phục thực trạng này và nâng
cao hiệu quả trong thực tiễn.
Abstract:
This article is focused on discussions on whether or not there is
“half-way” of law dissemination and communication by Trade
Union for the laborers, and if any, which solutions are to be carried
out to overcome the situation and improve the effectiveness in
practical enforcement.
Số 7(407) - T4/202038 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động
(TLĐLĐ) Việt Nam là đại diện và bảo vệ
quyền lợi của người lao động, còn thực hiện
nhiều chức năng của một tổ chức chính trị -
xã hội có bề dày từ lịch sử cách mạng của
Dân tộc. Vì vậy, ngoài việc chịu trách nhiệm
tổ chức PBGDPL cho người lao động,
TLĐLĐ còn có vai trò: “vận động nhân dân
chấp hành pháp luật; phối hợp với cơ quan
nhà nước, tổ chức hữu quan PBGDPL cho
nhân dân; tham gia giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về PBGDPL” (Điều
27). Những quy định này đã khẳng định trách
nhiệm của TLĐLĐ trong PBGDPL không
phải là duy nhất dành cho người lao động.
Về nội dung, theo quy định, PBGDPL
cho người lao động phải tập trung vào các
quyền và nghĩa vụ của người lao động,
người sử dụng lao động, pháp luật về việc
làm, an toàn, vệ sinh lao động, chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, pháp luật Công đoàn và
các quy định khác của pháp luật về lao động.
Quy định này cho thấy sự thiếu vắng việc
giáo dục các kỹ năng cho người lao động,
liên quan đến nhận biết và giải quyết các
tranh chấp vốn hay nảy sinh với người sử
dụng lao động. Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến phần nhiều các cuộc biểu tình,
đình công, lãn công của người lao động là
bất hợp pháp.
Về hình thức PBGDPL, pháp luật quy
định: đối với người lao động trong doanh
nghiệp, hình thức chủ yếu là phổ biến trực
tiếp, niêm yết các quy định của pháp luật tại
nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách
pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt
động văn hóa, văn nghệ. Bản thân quy định
này cho thấy, hình thức chủ đạo dừng ở việc
phổ biến pháp luật, tức là mới làm cho đông
đảo người lao động biết đến pháp luật, chứ
chưa dừng ở việc giáo dục, làm cho pháp
luật đi vào hành vi, trở thành thói quen hành
xử theo pháp luật.
Về tổ chức, Ban Tuyên giáo của
TLĐLĐ có nhiệm vụ: “nghiên cứu, hướng
dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo
dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết của Công đoàn...”. Việc triển khai
cụ thể thuộc về Hội đồng Phối hợp công tác
PBGDPL của TLĐLĐ trên cơ sở phối hợp
với các ban liên quan thuộc cơ cấu của
TLĐLĐ. Quy định này làm cho tính chuyên
môn trong PBGDPL bị ảnh hưởng bởi tính
chất của hoạt động tuyên giáo, tuyên truyền.
Việc thiếu cơ chế cụ thể cho trách nhiệm
pháp lý cá nhân đối với các hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến PBGDPL cho người
lao động, thiếu cơ chế phản hồi của đối
tượng được PBGDPL, cùng việc sử dụng
chung bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt
động này (tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP
ngày 10/3/2018 quy định Bộ tiêu chí đánh
giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật) cho tất cả mọi loại hình PBGDPL
cũng là những bất cập, sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả trong thực tiễn.
Liên quan đến vai trò của Công đoàn
trong PBGDPL, Luật PBGDPL quy định:
TLĐLĐ có trách nhiệm: “vận động tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ
hoạt động PBGDPL” (Điều 29) và khi
PBGDPL cho người lao động trong các
doanh nghiệp: “người sử dụng lao động có
trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các
điều kiện cần thiết để PBGDPL; phối hợp
với tổ chức Công đoàn tổ chức PBGDPL
cho người lao động trong doanh nghiệp; tổ
chức Công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận
động người lao động tìm hiểu, học tập pháp
luật” (Điều 18). Sự phối hợp này là cần thiết,
39Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
nhưng nó cũng ngầm định một nguy cơ khá
lớn, đó là sự phụ thuộc cũng như tính chất
“chung một chiến tuyến” của Công đoàn với
người sử dụng lao động, khi mà hoạt động
PBGDPL cho người lao động của Công
đoàn được “phối hợp” và đảm bảo “các điều
kiện cần thiết” từ phía người sử dụng lao
động.
- Khía cạnh thực tiễn
Quá trình chỉ đạo PBGDPL, TLĐLĐ
Việt Nam chưa thực sự có nhiều chỉ đạo trực
tiếp, xuất phát từ nhu cầu và đặc thù của
từng nhóm người lao động, mà thiên nhiều
về việc cụ thể hóa các chương trình, đề án
tuyên truyền, PBGDPL của Nhà nước; tức
là, Nhà nước có chương trình lớn nào thì
TLĐLĐ có chương trình đó, ví dụ: Tuyên
truyền biển, đảo và kết quả công tác phân
giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam -
Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia, công
tác tăng dày và tôn tạo hệ thống quốc giới
Việt Nam - Lào; Tuyên truyền, phổ biến và
giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông; Tuyên truyền bầu cử đại biểu
Quốc hội; Tuyên truyền và tổ chức các hoạt
động hướng về Đại hội phụ nữ toàn quốc...
Đặc biệt, có những nội dung như tuyên
truyền về lịch sử, vai trò của Công đoàn, hay
về các ngày lễ lớn trong năm còn được tiến
hành định kỳ hằng năm. Việc tuyên truyền
này là cần thiết trong mối tương quan giữa
Nhà nước và công dân, nhưng nó cũng cho
thấy rõ tính chính trị - xã hội của tổ chức
Công đoàn khi thực hiện hoạt động
PBGDPL, mà đáng ra vốn phải xuất phát
gần hơn từ nhu cầu của người lao động,
trong quan hệ lao động trực tiếp của mình.
Điều này cũng đã được chính TLĐ thừa
nhận: “một số nội dung tuyên truyền, giáo
dục còn nặng về lý luận, chưa sát với tình
hình thực tiễn đất nước và sự phát triển đa
dạng của các loại hình Công đoàn cơ sở”1.
Với hình thức tư vấn pháp lý cho người
lao động - vốn được xem là mang tính
“chuyên môn sâu” hơn cả trong các hình
thức PBGDPL, dù hiện số lượng các trung
tâm, văn phòng hoặc tổ tư vấn pháp luật
được thành lập ở hầu hết Liên đoàn lao động
các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung
ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc,
các đơn vị trực thuộc TLĐ, nhưng chất
lượng hoạt động còn nhiều bất cập. Việc tư
vấn pháp luật “còn thụ động, chưa hướng về
cơ sở và người lao động, chưa có sự phối
hợp chặt chẽ về chuyên môn giữa các Ban
chuyên đề với hoạt động tư vấn pháp luật;
số lượng vụ việc tham gia tư vấn và bảo vệ
đoàn viên, người lao động trước toà án còn
ít, chưa đáp ứng yêu cầu của đoàn viên và
người lao động”2. Điều này đến từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có thể kể đến “số cán
bộ làm công tác tư vấn pháp luật chuyên
trách ở các cấp Công đoàn còn ít, đa số là
cán bộ kiêm nhiệm; trình độ, năng lực và
1 Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 03/4/2006 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/NQ- ĐCT về “Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, tr.1.
2 Nghị quyết số 04/NQ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đổi mới và nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới”, ngày 27/12/2010,
tr.2.
3 Nghị quyết số 04/NQ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đổi mới và nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới”, ngày 27/12/2010,
tr.1.
Số 7(407) - T4/202040 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công
tác tư vấn pháp luật còn hạn chế, tỷ lệ cán
bộ có trình độ cử nhân luật còn thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế”3.
Hoạt động phối hợp của Công đoàn với
các chủ thể khác trong PBGDPL cho người
lao động, đơn cử như của TLĐLĐ với Đài
Tiếng nói Việt Nam trong quá trình tuyên
truyền về phong trào công nhân viên chức
lao động và hoạt động Công đoàn trên Đài,
lại cho thấy sự thiếu chủ động của Công
đoàn, thể hiện ở việc “cung cấp thông tin
chưa được thường xuyên, liên tục, vẫn còn
có những sự kiện do Đài Tiếng nói Việt Nam
chủ động tiếp cận các nguồn thông tin... Các
chương trình đi thực tế do TLĐLĐ Việt Nam
tổ chức còn ít”4. Tức là, việc PBGDPL của
Công đoàn cho người lao động, đáng ra phải
được triển khai theo “đơn đặt hàng” của
TLĐLĐ, thì lại thành ra ngược lại.
Mặc dù, PBGDPL cho người lao động
là trách nhiệm của Công đoàn, tuy vậy, vẫn
thiếu một cơ chế để hoạt động này được triển
khai rộng khắp và trở thành cam kết có tính
khả thi cao giữa các bên trong quan hệ lao
động. Có thể nhận thấy thực trạng này qua
chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2018 được
TLĐLĐ đề ra là: “70% trở lên số công nhân
lao động trong các loại hình doanh nghiệp
được phổ biến pháp luật; 60% trở lên số
doanh nghiệp đã thành lập Công đoàn đưa
nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật cho công nhân, lao động của
người sử dụng lao động vào nội dung thoả
ước lao động tập thể của doanh nghiệp”5.
Mức chỉ tiêu chưa tuyệt đối này không chỉ
phản ảnh hiệu quả của công tác PBGDPL,
mà còn cho thấy sự lúng túng trong việc giải
quyết mối tương quan giữa sự tự giác của
các đoàn viên khi gia nhập Công đoàn, với
tính chất mệnh lệnh hành chính vốn có trong
hệ thống Công đoàn với tư cách là một tổ
chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính
trị. Cụ thể, Công đoàn hoàn toàn có thể biến
hoạt động PBGDPL trở thành bắt buộc và
được “thỏa ước hóa” trong các bản thỏa ước
lao động tập thể với cơ chế pháp lý như hiện
nay, thì Công đoàn lại chưa tận dụng được
điều đó. Đây cũng chính là một sự thiếu triệt
để, dẫn đến thực trạng “một số nội dung
tuyên truyền, giáo dục chưa đến được số
đông công nhân lao động trực tiếp sản xuất
và làm việc phân tán, lưu động, hoặc trong
các doanh nghiệp dân doanh và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”6.
Quy trình triển khai PBGDPL hiện nay
của Công đoàn là: khi có chủ trương chung
hoặc có các đề án của Nhà nước về
PBGDPL, hoặc có văn bản quy phạm pháp
luật mới liên quan đến người lao động, đến
Công đoàn, thì TLĐLĐ sẽ ban hành văn bản
chỉ đạo triển khai trong toàn hệ thống Công
đoàn, bắt đầu từ Ban Tuyên giáo, Hội đồng
phối hợp PBGDPL cho đến Công đoàn bộ,
ngành, các cấp. Việc triển khai từ nội dung,
hình thức, thời gian, nhân lực... sẽ theo
4 Báo cáo Tổng kết Chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Tổng Liên đoàn LĐVN và Đài Tiếng nói Việt
Nam (2005 – 2009), tr.4.
5 Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TLĐLĐVN khóa XI về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới.
6 Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 03/4/2006 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/NQ- ĐCT về “Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”.
41Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
khung khổ chung được xây dựng cho toàn
hệ thống Công đoàn, theo phương thức
mệnh lệnh hành chính. Thực trạng này sẽ tạo
nên sự đồng bộ, thống nhất cần thiết cho một
hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hoạt
động, nhưng chắc chắn sẽ thiếu đi tính kịp
thời và đáp ứng nhu cầu của từng Công đoàn
cơ sở, bởi mỗi ngành, lĩnh vực lao động, mỗi
doanh nghiệp ngoài nhà nước có lĩnh vực lao
động không hoàn toàn giống nhau, do đó mà
những thông tin đặc thù về pháp luật, những
kỹ năng cần thiết sẽ không được đáp ứng
đúng thời điểm và trúng đối tượng. Đi liền
với đó là việc xây dựng các kế hoạch, triển
khai PBGDPL ở các bộ ngành, địa phương
còn mang tính hình thức, chậm, nhiều khi
đơn giản chỉ là sự sao chụp các bản kế hoạch
của cấp trên. Các bản kế hoạch cũng hầu như
không đề cập vấn đề chịu trách nhiệm cá
nhân trong quá trình triển khai công tác
GDPL của các chủ thể liên quan, dẫn đến
việc quy trách nhiệm khi có vi phạm gặp khó
khăn.
Việc đánh giá hiệu quả công tác
PBGDPL của Công đoàn cho người lao
động cũng chưa thực sự triệt để. Cụ thể, với
việc sử dụng Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm được
Bộ Tư pháp đưa ra, Công đoàn, đã ứng xử
như các chủ thể khác trong hệ thống cơ quan
nhà nước, là dành điểm đa số cho Nhóm tiêu
chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
PBGDPL (tối đa 30 điểm) và Nhóm tiêu chí
khác (tối đa 10 điểm) gồm thực hiện đầy đủ
trách nhiệm họp báo, thông cáo báo chí về
văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì
soạn thảo và tổ chức biên soạn tài liệu bằng
hình thức thích hợp. Những khía cạnh này
của Nhóm tiêu chí khác thực chất cũng thuộc
phạm vi của chức năng quản lý nhà nước.
Trong khi đó, Nhóm tiêu chí hiệu quả tác
động của công tác PBGDPL đối với xã hội,
đáng ra là nhóm quan trọng nhất, thì lại chỉ
được xem như một khía cạnh bình thường
trong tổng thể. Thực tiễn này đã một lần nữa
làm bộc lộ sự khuyết thiếu của một nguyên
tắc căn bản cần có của hoạt động đánh giá
hiệu quả PBGDPL, đó là “kết hợp giữa tự
đánh giá với đánh giá của người thụ hưởng
và đánh giá của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền”, nên đã làm giảm hiệu lực của các
quy định về kiểm tra, đánh giá, xử lý vi
phạm trong quá trình PBGDPL.
- Khía cạnh đáp ứng yêu cầu của bối
cảnh hội nhập quốc tế
Địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn đã
được Liên Hợp Quốc ghi nhận: “mọi người
được quyền thành lập và gia nhập các Công
đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”7, “người
lao động và người sử dụng lao động, không
phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều
không phải xin phép trước mà vẫn có quyền
được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo
sự lựa chọn của mình”8.
Ở mỗi quốc gia, địa vị pháp lý của tổ
chức Công đoàn là không giống nhau. Tuy
nhiên, vai trò chung của Công đoàn là giúp
người lao động “duy trì hay cải thiện các
điều kiện thuê mướn họ”9, thông qua các
hoạt động như: đại diện, cung cấp lợi ích dự
phòng, giáo dục chương trình hành động đối
với thành viên Công đoàn. Giáo dục pháp
luật; theo đó, vốn được được xem là hoạt
7 Tuyên ngôn Nhân quyền, 1948.
8 Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, 1948.
9 Webb, Sidney; Webb, Beatrice (1920). History of Trade Unionism. Longmans, Green and Co. London. ch. I.
Số 7(407) - T4/202042 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
động mặc nhiên trong quá trình các tổ chức
Công đoàn đại diện, bảo vệ người lao động
là thành viên của tổ chức mình, được tiến
hành trong phạm vi không gian lãnh thổ
quốc gia, với nội dung chủ yếu liên quan đến
hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt
Công đoàn ở trạng thái đa dạng hơn trong
việc thể hiện vai trò của mình, từ đó mà tác
động trực tiếp đến hoạt động PBGDPL của
Công đoàn.
Trước hết, PBGDPL của tổ chức Công
đoàn phải làm cho người lao động tăng
cường hiểu biết và có các kỹ năng vận dụng
các chính sách pháp luật để thích ứng, bảo
vệ và thụ hưởng các quyền của mình. Bởi vì,
“Công đoàn đã trở thành một phần không
thể thiếu của xã hội công nghiệp vì họ tìm
cách để người lao động trở lên nhanh nhạy
hơn với nhu cầu và lợi ích của chính người
lao động”10. Nhờ Công đoàn, người lao động
đoàn thể được thông báo nhiều hơn, có nhiều
khả năng được hưởng lợi từ các chương trình
bảo hiểm xã hội như bảo hiểm thất nghiệp
và bồi thường, an toàn và sức khỏe, y tế, làm
thêm giờ, nghỉ phép gia đình. Do đó, các
hiệp hội, các Công đoàn sẽ là một tổ chức
trung gian cung cấp một sự bổ sung cần thiết
cho các lợi ích và sự bảo vệ đã được pháp
luật quy định.
PBGDPL của Công đoàn phải giúp
người lao động tự hoàn thiện, nâng cao kỹ
năng, trình độ, để đáp ứng yêu cầu và mở
rộng liên kết với thị trường lao động ngoài
quốc gia. Bởi vì, những thành tựu của cách
mạng khoa học, yêu cầu của hội nhập quốc
tế đang đẩy người lao động vào thế bị chọn
lọc khắc nghiệt của thị trường lao động chất
lượng cao. Xu hướng di dân quốc tế cũng
làm biến đổi giá trị của sức lao động. Do đó,
việc được “bảo vệ và thực thi pháp luật trở
thành rất quan trọng đối với người lao động
trong nước, cũng như người lao động nhập
cư. Các kỹ năng của Công đoàn trong việc
tìm kiếm các yếu tố để cải thiện lao động,
pháp luật có thể được sử dụng để thúc đẩy
một khung pháp lý có lợi cho người lao động
nhập cư... Trong việc xây dựng chiến lược
cho người lao động nhập cư, các Công đoàn
cần suy nghĩ về vai trò của mục tiêu giáo
dục. Các Công đoàn có thể sử dụng các hoạt
động giáo dục của họ trong các khu vực gửi
số lượng lớn công nhân ở nước ngoài, như
một phương tiện để tiếp cận cộng đồng trực
tiếp tham gia di cư”11. Các tổ chức của người
lao động và của người sử dụng lao động có
quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên
đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng
liên đoàn đó đều có quyền gia nhập, liên kết
với các tổ chức quốc tế của người lao động
và người sử dụng lao động. Người lao động
phải được đặt trong cơ hội đủ điều kiện để
góp phần cùng với Công đoàn cơ sở của
mình hiện thực hóa thời cơ.
Những đòi hỏi từ bối cảnh hội nhập này
cũng đang tác động lên địa vị của tổ chức
Công đoàn tại Việt Nam. Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) mà Việt Nam là thành viên (có hiệu
lực từ 14/01/2019) đã yêu cầu các quốc gia
thành viên phải tôn trọng và bảo đảm quyền
của người lao động trong việc thành lập và
gia nhập tổ chức đại diện của người lao động
tại cơ sở. Như vậy, Tổ chức đại diện của
10 Jerry H. Bentley và Herbert F. Ziegler, Truyền thống và các cuộc gặp gỡ.
11 Vai trò mới của Liên đoàn Lao động trong kỷ nguyên toàn cầu hóa: Liên đoàn Lao động và Bảo vệ lao động
di cư, Anastasia V. Kouznetsova, Phòng luật lao động, viện luật, Đại học quốc gia Viễn Đông.
43Số 7(407) - T4/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
người lao động tại cơ sở sẽ có hai lựa chọn,
một là, gia nhập TLĐLĐ Việt Nam; hai là,
đăng ký với chủ thể có thẩm quyền để hoạt
động với tư cách là tổ chức độc lập, không
thuộc TLĐLĐ. Điều kiện đặt ra đối với tổ
chức Công đoàn cơ sở chỉ là tuân thủ nghiêm
chỉnh pháp luật và các tiêu chuẩn của Tổ
chức Lao động quốc tế trong quá trình đại
diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động,
mà không phải chịu sự ràng buộc về mặt tổ
chức, hành chính của hệ thống TLĐLĐ Việt
Nam. Trong điều kiện đó, hoạt động
PBGDPL của Công đoàn truyền thống sẽ
phải chịu áp lực lớn, đặt trong tương quan
với hiệu quả của PBGDPL của các Công
đoàn cơ sở và sự đánh giá của các thành viên
Công đoàn.
Nhìn chung, có thể thấy rằng, ở Việt
Nam hiện nay, hoạt động PBGDPL của
Công đoàn cho người lao động còn mang
tính nửa vời, thiếu triệt để. Một trong nguyên
nhân dẫn đến thực trạng này là do hoạt động
PBGDPL của Công đoàn đã bị hành chính
hóa. Việc hành chính hóa này đã làm mất đi
nhiều thời gian, nội dung cũng như cách
thức PBGDPL thực sự cần thiết cho người
lao động. Đặc biệt, đã làm Công đoàn thụ
động trong việc thực hiện vai trò đại diện của
mình thông qua kênh PBGDPL cho các
thành viên, và đồng thời cũng làm người lao
động trở thành chủ thể thụ động, thiếu tiếng
nói trong quá trình thụ hưởng các sản phẩm
của PBGDPL.
2. Khắc phục sự nửa vời, đảm bảo hiệu
quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho
người lao động của tổ chức Công đoàn ở
Việt Nam
- Tạo vị thế độc lập cho tổ chức Công
đoàn trong PBGDPL
Công đoàn sẽ không thể PBGDPL hiệu
quả khi vẫn phải phụ thuộc vào sự phối hợp,
hỗ trợ của người sử dụng lao động và vẫn
phải đảm bảo sự thống nhất của hệ thống
PBGDPL của cả nước. Do đó, việc tạo lập
một cơ chế tài chính độc lập cho Công đoàn
do người lao động đảm bảo, là một giải pháp
hữu hiệu tạo nên sự chủ động của Công
đoàn. Đồng thời, sớm đặt Công đoàn truyền
thống vào vị thế phải cạnh tranh thực sự về
năng lực với Công đoàn cơ sở sẽ được thành
lập. Đây cũng sẽ là giải pháp để buộc Công
đoàn phải đảm bảo cao nhất hiệu quả
PBGDPL cho người lao động của mình,
trong khi vẫn hài hòa được với các mục tiêu
chính trị.
- Xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả
tác động xã hội có sự tham gia của đối
tượng được PBGDPL
Hiệu quả của PBGDPL của Công đoàn
chỉ có thể thực chất khi tác động xã hội của
nó được hiện thực hóa. Chủ thể đánh giá
hiệu quả sẽ khách quan nhất, nếu như đó
chính là người lao động được PBGDPL. Do
vậy, xây dựng một cơ chế đánh giá hiệu quả
tác động xã hội của PBGDPL có sự kết hợp
hài hòa giữa tự đánh giá, đánh giá của người
lao động và của chủ thể có thẩm quyền trong
bối cảnh hiện nay là cần thiết. Theo đó, các
nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả sẽ phải được
bổ sung và sắp đặt lại vị trí ưu tiên.
- Tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung
PBGDPL
Tập trung nhiều hơn vào khía cạnh giáo
dục pháp luật thay vì phổ biến, tuyên truyền
pháp luật như hiện nay. Đẩy mạnh các hình
thức như tư vấn pháp luật, giáo dục kỹ năng
sử dụng pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ quyền
lợi, thương lượng lợi ích, kỹ năng sử dụng
hữu ích tổ chức Công đoàn, hoặc lựa chọn
chủ thể, quy trình giải quyết tranh chấp...
Nội dung PBGDPL cũng cần tập trung và
chọn lọc hơn, phù hợp với đặc thù của từng
Số 7(407) - T4/202044 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
loại người lao động. TLĐLĐ Việt Nam gần
đây cũng đã ban hành Hướng dẫn Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong công nhân, viên chức, lao động năm
2020 (số 147/HD-TLĐ ngày 21/2/2020).
Hướng dẫn yêu cầu tập trung vào: các nội
dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn
vệ sinh lao động có liên quan trực tiếp đến
người lao động; chế định về hợp đồng lao
động được xây dựng theo hướng tăng cường
sự linh hoạt trong giao kết, thực hiện và
chấm dứt; tăng cường tính linh hoạt, tự chủ
của các bên trong quan hệ lao động về tiền
lương thông qua đối thoại, thương lượng;
linh hoạt, hài hòa hơn về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và làm thêm giờ; bảo vệ
lao động đặc thù; linh hoạt hơn cơ chế giải
quyết tranh chấp lao động... Các tổ chức
Công đoàn cần triển khai thực hiện tốt
những yêu cầu này trong tương lai.
- Coi PBGDPL của Công đoàn cho
người lao động là một loại dịch vụ hàng
hóa đặc thù
Pháp luật hiện quy định nhóm lao động
trong các doanh nghiệp là nhóm thuộc đối
tượng PBGDPL đặc thù. Tuy vậy, cần phải
xem xét toàn bộ hoạt động PBGDPL là một
loại dịch vụ đặc thù, để có những ứng xử đặc
thù đối với loại hình PBGDPL này.
Tính đặc thù cũng đến từ chủ thể tiến
hành PBGDPL, đó là tổ chức đại diện, bảo
vệ quyền lợi cho người lao động theo vị thế
truyền thống nhất, vốn có sự phụ thuộc vào
người lao động trong quá trình hình thành và
tồn tại, ngày càng gia tăng trách nhiệm và
vai trò dẫn dắt, định hướng người lao động.
Hiệu quả tác động xã hội của PBGDPL được
xem là thước đo cho năng lực, trách nhiệm
và kết quả hoạt động của Công đoàn.
Sản phẩm của hoạt động PBGDPL là
một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa này
được đo bằng nhiều tiêu chí. Hàng hóa này
cần một thị trường đặc biệt để lưu thông, đó
là sự tín nhiệm, tự nguyện của người lao
động khi tổ chức Công đoàn hiện thực hóa
vai trò đại diện của họ đối với người lao
động. Vì vậy, sẽ rất cần thiết, nếu như tổ
chức Công đoàn chấp nhận chi phí cao, linh
hoạt trong lựa chọn những người có chuyên
môn, kỹ năng thực sự trong từng lĩnh vực
pháp lý trong xã hội để PBGDPL cho phù
hợp với những hình thức, nội dung cụ thể
của quá trình PBGDPL và nhu cầu của người
lao động, thay vì thường xuyên sử dụng đội
ngũ nhân sự truyền thống như hiện nay.
Nhận thức này sẽ làm thay đổi cách thức đào
tạo và sử dụng nhân sự của Công đoàn
PBGDPL trong thực tiễn.
Tính đặc thù trong PBGDPL của Công
đoàn cho người lao động đến từ hiệu quả
cuối cùng của hoạt động này. Đó là, có thể
biến người lao động - chủ thể vốn ở vị thế
phụ thuộc vào người sử dụng lao động,
thành người tạo ra sự phụ thuộc, hoặc là sự
cộng sinh bền vững với người sử dụng lao
động. Sự thay đổi này đến từ kỹ năng, trình
độ, trách nhiệm, sự thích ứng, mức độ quốc
tế hóa mà người lao động có được từ quá
trình PBGDPL của tổ chức Công đoàn mà
mình là thành viên. Lợi ích bền vững sẽ đến
với quốc gia khi tạo được một cơ chế hỗ trợ
cho hoạt động đặc thù này đi đúng quỹ đạo
của nó. Khi đó, vị thế đại diện và bảo vệ
quyền lợi cho người lao động của Công đoàn
sẽ là xuyên suốt và cần thiết hơn tất cả, sẽ
không còn phải cân nhắc để xem nên theo
loại hình Công đoàn nào, hay có để Công
đoàn làm thêm các chức năng khác nữa
không, trong khi các chủ thể khác trong xã
hội có thể làm thay n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khac_phuc_su_nua_voi_cua_cong_doan_o_viet_nam_trong_pho_bien.pdf