BÀN LUẬN
Tuổi trung bình tham gia nghiên cứu 33,18 ±
6,62, 2 nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30-34
(24,9%) và 25-29 (24,1%), làm nông chiếm 34,2%,
mù chữ chỉ có 3,3%, chủ yếu sống vùng nông
thôn 66,5%, kinh tế gia đình thuộc diện nghèo
chiếm 10,7%.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
theo nghiên cứu của chúng tôi là 58,3% với KTC
95% [54,8 - 59,8]. Trong đó biện pháp tránh thai
được sử dụng nhiều nhất là thuốc uống tránh
thai (23,3%), tiếp đến bao cao su (14,7%), các biện
pháp tránh thai hiện đại khác chiếm tỷ lệ thấp.
So sánh tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại của phụ nữ toàn quốc qua điều tra biến động
dân số của Tổng Cục Thống Kê năm 2006, tỷ lệ
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của chúng
tôi thấp hơn có ý nghĩa thống kê(6)
Qua phân tích đơn biến bằng phép kiểm Chi
bình phương chúng tôi ghi nhận các yếu tố đặc
trưng cơ bản như tuổi, nơi ở, kinh tế gia đình
liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố đặc trưng cơ
bản khác như: tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tuổi kết hôn, khoảng thời gian kết hôn,
số con hiện có không có liên quan với sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại. Khi phân tích liên
quan giữa ước muốn sinh sản, sự hiểu biết các
biện pháp tránh thai, sự thuận tiện của dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình với sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại chúng tôi ghi nhận số người
có ước muốn 1-2 con, thích con gái nhiều hơn,
quyết định không sinh tiếp, quyết định số con
sinh cũng như quyết định khoảng cách sinh do
vợ, nhận thức đúng sự cần thiết sử dụng biện
pháp tránh thai, biết từ 2 nguồn cung cấp dịch
vụ trở lên có khả năng sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại nhiều hơn có ý nghĩa thống kê.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trên phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại huyện Ninh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI TRÊN PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TỪ 15-49 TUỔI
TẠI HUYỆN NINH HÒA
Đỗ Thị Anh Thư *, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nâng cao khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại (BPTTHĐ) là một trong những
mục tiêu của chương trình CSSKSS tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Xác định tỷ lệ phụ nữ áp dụng
BPTTHĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng BPTTHĐ trên phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại huyện Ninh
Hòa-Khánh Hòa.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 768 phụ nữ có chồng trong tuổi sinh sản tại huyện Ninh Hòa từ
tháng 3/2008 đến 6/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác suất tỷ lệ.
Kết quả: Tỷ lệ sử dụng BPTTHĐ là 58,3% với KTC 95% [54,8-59,8], thuốc uống tránh thai được chọn
nhiều nhất (23,3%), bao cao su (14,7%), vòng, thuốc tiêm tránh thai, triệt sản lần luợt là 8,5%, 6,4%, 5,2%. Các
yếu tố như tuổi, nơi ở, kinh tế, biết nhiều nơi cung cấp dịch vụ là nhũng yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sử
dụng BPTTHĐ.
Kết luận: Cần có sự hỗ trợ hơn nữa về việc sử dụng các BPTTHĐ vì đây là những can thiệp có lợi cho sức
khỏe phụ nữ trong tuổi sinh sản.
Từ khóa: biện pháp tránh thai hiện đại (BPTTHĐ)
ABSTRACT
INVESTIGATION OF FACTORS ASSOCIATED WITH THE USE OF MODERN CONTRACEPTIVE
METHODS IN MARRIED WOMEN AGED 15-49 YEARS IN NINH HOA DISTRICT
Do Thi Anh Thu, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 109 - 113
Objective: Improving the ability to approach the modern contraceptive methods in women is one of the
objectives of the reproductive health program in Vietnam from 2001 -2010. The objective of this study was to
identify the prevalence of and factors associated with the practice of modern contraceptive methods among married
women aged 15 -49 years in Ninh Hoa district, Khanh Hoa province.
Design: Cross-sectional study by using survey questionnaires to interview 768 currently married women from
15 -49 in Ninh Hoa District from 03/2008 to 06/2008. Sample size selected Probability Proportional to Size (PPS).
Result: Prevalence of the use of modern contraceptive methods was 58.3% (CI 95% [54.8-59.8]), in which,
oral contraceptive was 23.3%, condom was 14.7%, IUD was 8.5%, DMPA was 6.4% and female sterilization
was 5.2%. Factors associated with the practice of modern contraceptive methods consist of female age, location,
economic status, and the availability and the awareness of the health care center where the services are provided.
Conclusion: The practice of modern contraceptive methods requires more supports because these are the
helpful interventions for women’s health.
Keyword: modern contraceptive methods
* Trung tâm Sức khỏe sinh sản, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa ** Bộ môn Phụ Sản ĐHYD TP. Hồ Chí
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua nhiều thập kỷ, các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng tiếp cận với BPTTHĐ góp phần cải
thiện sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống,
của từng phụ nữ, từng gia đình, và từng xã hội.
Việt Nam có số dân hàng năm tăng 1,1 triệu
người, xếp thứ 11/16 quốc gia có dân số tăng
hàng năm(5)
Mặc dù, trong 15 năm qua chương trình
CSSKBMTE-KHHGĐ tại Việt Nam có nhiều
thành tựu đáng kể, tỷ lệ sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại tăng theo hàng năm (5,7)
nhưng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững
tình trạng các cặp vợ chồng mang thai ngoài ý
muốn và nạo phá thai vẫn còn cao, tỷ lệ phụ nữ
trong tuổi sinh sản từ 15-49 tuổi hiện có chồng
nạo phá thai tối thiểu 1 lần là 94,2%, tỷ lệ phụ nữ
này bị biến chứng sau nạo phá thai là 8,4%(9).
Huyện Ninh Hòa-Khánh Hòa có 94% phụ
nữ biết ít nhất một biện pháp tránh thai, tỷ lệ áp
dụng biện pháp tránh thai là 87%, 76% trong số
này áp dụng các BPTTHĐ(8), tuy nhiên sự phát
triển này không đồng đều giữa các vùng và điều
thật nghịch lý khi số trường hợp thai ngoài ý
muốn và nạo phá thai còn cao 300 ca/1000ca sinh
sống/2006(8). Số liệu này cho thấy sự khác nhau
giữa hiểu biết các BPTT và chấp nhận áp dụng
các BPTT trong thực tế, giữa tính thuận tiện và
việc sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu
quả ở huyện Ninh Hòa, vẫn còn một số phụ nữ
không áp dụng biện pháp tránh thai, hoặc sử
dụng biện pháp tránh thai không hiệu quá,
không liên tục(8). Vấn đề nào ảnh hưởng đến việc
áp dụng các BPTTHĐ đối với phụ nữ trong tuổi
sinh sản có gia đình có nhu cầu tránh thai tại
Ninh Hòa ?
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ phụ nữ có chồng áp dụng
BPTTHĐ tại Ninh Hòa.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng các BPTTHĐ: tuổi, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, tuổi kết hôn lần đầu, thời gian
kết hôn, số con, nơi ở, hoàn cảnh kinh tế gia
đình, tôn giáo, hiểu biết về tránh thai, ước muốn
sinh sản, tương quan giữa vợ chồng và tính
thuận tiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ có chồng trong tuổi sinh sản từ 15-49
tuổi ở huyện Ninh Hòa.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2008 đến
6/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác
suất tỷ lệ với cỡ của cộng đồng qua hai giai đoạn
Giai đoạn 1: chọn 30 cụm: lập danh sách các
thôn, tổ dân phố và dân số phụ nữ từ 15-49 tuổi
có gia đình tương ứng cho mỗi thôn và tổ dân
phố, cộng dồn dân số phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia
đình tương ứng này. Xác định khoảng cách mẫu
(K), chọn ngẫu nhiên một số trong bảng số ngẫu
nhiên [1; K] là 221. Cụm đầu tiên được chọn là
thôn hoặc tổ dân phố có dân số cộng dồn ≥ 221.
Các cụm kế tiếp lấy bằng cách lần lượt có dân số
cộng dồn ≥ 221 + n(K) với n=1, 2, 3,, 29.
Giai đoạn 2: Chọn các phụ nữ tham gia
nghiên cứu: xác định khoảng cách k trong từng
cụm sau đó tiến hành phỏng vấn theo hệ số k
cho đủ số phụ nữ cần phỏng vấn
Cỡ mẫu: n =
2
1
2 α
−
Z (1-P)P / d 2 với độ tin cậy
95% nên
2
1 α−Z = 1,96. Chọn P = 50%. Độ chính
xác là: 5% tức d = 0,05.
Tính ra n tối thiểu là 384. Để loại hiệu ứng do
thiết kế, mẫu tính trên được nhân 2. Nhự vậy số
mẫu trong nghiên cứu là: 768 người
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt tại nơi ở
của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được
tham khảo từ bộ câu hỏi điều tra dân số và sức
khỏe, đã được hiệu chỉnh qua thực hiện nghiên
cứu thử 30 phụ nữ đủ tiêu chuẩn chọn mẫu tại
thôn Hà Thanh-Ninh Đa.
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3
Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê
SPSS 10.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Dịch tể N =768 (%)
15-19 8 (1,0)
20-34 441 (57,42)
35-44 284 (36,98) Tuổi
45-49 35 (4,6)
Thị trấn 77 (10,0)
Nông thôn 511 (66,5)
Miền núi 50 (6,6) Nơi ở
Vùng biển 130 (16,9)
Nghèo 82 (10,7) Kinh tế
Không nghèo 686 (89,3)
≤ 2 520 (67,7) Số con
> 2 248 (32,3)
Mù chữ 25 (3,3)
Cấp I 268 (34,8)
Cấp II 374 (48,7) Trình độ
≥ Cấp III 101 (13,2)
15- 17 59 (7,7)
18-35 704 (91,7) Tuổi kết hôn lần đầu
>35 5 (0,6)
<10 340 (44,3)
10-20 328 (42,7) Thời gian kết hôn (năm)
>20 100 (13,0)
Phật giáo 249 (32,4)
Thiên Chúa 29 (3,8) Tôn giáo
Không 490 (63,8)
Nhận xét: Tuổi trung bình trong NC 33,18 ±
6,62 tuổi. Đa số là ở nông thôn (66,5%). Trình độ
văn hóa trung bình. Thời gian kết hôn đa số < 20
năm.
Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng BPTT
BPTT N=768 (%)
BPTT hiện đại 448 (58,3)
BPTT truyền thống 147 (19,2)
Không dùng BPTT 173 (22,5)
Nhận xét: dùng các BPTT hiện đại chỉ 58,3%,
bên cạnh đó không dùng BPTT 22,5%.
Bảng 3. Tỷ lệ sử dụng từng BPTT hiện đại
BPTT N=768 (%)
Thuốc viên tránh thai uống 179 (23,3)
Thuốc tiêm tránh thai 49 (6,4)
Que cấy tránh thai 2 ( 0,2)
Dung cụ tử cung 65 (8,5)
Bao cao su 113 (14,7)
BPTT N=768 (%)
Triệt sản 40 (5,2)
Nhận xét: BPTT hiện đại dùng nhiếu nhất là
thuốc viên, kế đó là bao cao su và dụng cụ tử
cung. Que cấy tránh thai dùng ít nhất.
Bảng 4. Liên quan giữa các yếu tố với việc sử dụng
các BPTT hiện đại
Yếu tố
Dùng
BPTT
(n=448)
Không
dùng
(n=320)
P
15-24 38 35
25-29 102 83
30-34 106 85
35-39 111 49
40-44 75 49
Tuổi
45-49 36 19
0,022
Thị trấn 30 47
Nông thôn 320 191
Miền núi 22 28 Nơi ở
Vùng biển 76 54
0,01
Nghèo 59 23 Kinh tế
Không nghèo 389 297 0,008
Số con
muốn
sinh
> 2 con
≤ 2 con
192
256
187
133 0,001
Trai 235 205 0,015
Gái 82 42
Cả 2 124 69
Thích
con
Không quan tâm 7 4
Không sinh thêm 328 153
≤ 2 năm 9 14
Khoảng
cách
sinh > 2 năm 111 153
0,001
Vợ 153 70
Chồng 162 161
Cả 2 129 81
Quyết
định sinh
Ông - Bà 4 8
0,001
Vợ 151 66
Chồng 164 166
Cả 2 131 80
Quyết
định số
con
Ông _Bà 2 8
0,001
≥ 2 nơi 429 278 Biết nơi
có y tế 1 nơi 19 42 0,001
Nhận xét: Qua phân tích đơn biến bằng phép
kiểm Chi bình phương ghi nhận các yếu tố đặc
trưng cơ bản như tuổi, nơi ở, kinh tế gia đình,
cùng các yếu tố: ước muốn 1-2 con, thích con gái
nhiều hơn, quyết định không sinh tiếp, quyết
định số con sinh cũng như quyết định khoảng
cách sinh do vợ, nhận thức đúng sự cần thiết sử
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4
dụng BPTT, biết từ 2 nguồn cung cấp dịch vụ trở
lên có khả năng sử dụng BPTTHĐ nhiều hơn có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh
hưởng việc sử dụng các BPTT hiện đại
Yếu tố P OR KTC 95% OR
15-24 0,001 5,1 1,9 – 13,5
25-29 0,003 3,7 1,6 – 8,7 Tuổi
35-39 0,007 3,0 1,4 – 6,8
Nơi ở
Thị trấn 0,001 0,309 0,16 – 0,66
Kinh tế nghèo 0,001 1,9 1,1 – 3,6
Khoảng cách sinh
Không sinh thêm 0,001 3,8 2,4 – 6,1
Biết nơi có y tế
≥ 2 nơi 0,001 2,9 1,6 – 5,5
Nhận xét: Nhóm tuổi trẻ có xu hướng áp
dụng các BPTT hiện đại, đa số sống ở thị trấn,
kinh tế nghèo và không muốn sinh thêm.
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình tham gia nghiên cứu 33,18 ±
6,62, 2 nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30-34
(24,9%) và 25-29 (24,1%), làm nông chiếm 34,2%,
mù chữ chỉ có 3,3%, chủ yếu sống vùng nông
thôn 66,5%, kinh tế gia đình thuộc diện nghèo
chiếm 10,7%.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
theo nghiên cứu của chúng tôi là 58,3% với KTC
95% [54,8 - 59,8]. Trong đó biện pháp tránh thai
được sử dụng nhiều nhất là thuốc uống tránh
thai (23,3%), tiếp đến bao cao su (14,7%), các biện
pháp tránh thai hiện đại khác chiếm tỷ lệ thấp.
So sánh tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại của phụ nữ toàn quốc qua điều tra biến động
dân số của Tổng Cục Thống Kê năm 2006, tỷ lệ
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của chúng
tôi thấp hơn có ý nghĩa thống kê(6)
Qua phân tích đơn biến bằng phép kiểm Chi
bình phương chúng tôi ghi nhận các yếu tố đặc
trưng cơ bản như tuổi, nơi ở, kinh tế gia đình
liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố đặc trưng cơ
bản khác như: tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tuổi kết hôn, khoảng thời gian kết hôn,
số con hiện có không có liên quan với sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại. Khi phân tích liên
quan giữa ước muốn sinh sản, sự hiểu biết các
biện pháp tránh thai, sự thuận tiện của dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình với sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại chúng tôi ghi nhận số người
có ước muốn 1-2 con, thích con gái nhiều hơn,
quyết định không sinh tiếp, quyết định số con
sinh cũng như quyết định khoảng cách sinh do
vợ, nhận thức đúng sự cần thiết sử dụng biện
pháp tránh thai, biết từ 2 nguồn cung cấp dịch
vụ trở lên có khả năng sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại nhiều hơn có ý nghĩa thống kê.
Khi đưa vào phân tích hồi qui đa biến chúng
tôi ghi nhận có sự khác biệt đáng kể nhóm tuổi
15-24, 25-29, 35-39 tăng sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại phù hợp với nghiên cứu của
Nguyen Minh Thăng và Vu Thi Hường (2003) (4)
phụ nữ trẻ tuổi có khả năng sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại hơn, tuy nhiên nhóm tuổi 30-
34 có lẽ họ quyết định sinh trẻ tiếp theo nên khả
năng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
thấp, mặt khác nhóm tuổi 40-44, 45-49 đây là
nhóm tuổi sắp mãn kinh, khó có khả năng thụ
thai do vậy họ cảm thấy ít có nhu cầu tránh thai
thường tìm đến biện pháp tránh thai truyền
thống hoặc không sử dụng tránh thai, phụ nữ
nhóm tuổi 35-39 đã dủ con, quyết định không
sinh tiếp, là nhóm sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại cao nhất trong phân tích đơn biến và có
ý nghĩa cả trong phân tích đa biến. Người nghèo
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng 1,997
lần (p=0,02) phù hợp với nghiên cứu của
Emmanuela Gakidou(1), đánh dấu sự thành công
trong chương trình KHHGĐ tại địa phương, tập
trung cho các đối tượng khó khăn từng bước cải
thiện cuộc sống bằng cách tiếp cận sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại. Quyết định không sinh
tiếp tăng nhu cầu tránh thai(3), vì vậy tăng sử
dụng biện pháp tránh thai hiện đại 3,835 lần
(p<0,001). Sự nhận thức đúng cần thiết sử dụng
các biện pháp tránh thai, cũng như ước muốn
sinh nhiều con, thích giới tính con, quyết định
khoảng cách sinh, số con sinh do ai không có ý
nghĩa trong phân tích đa biến, tuy nhiên biết từ 2
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5
nguồn cung cấp trở lên là yếu tố tăng sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại 2,97 lần (p=0,001).
Điều cần quan tâm trong chương trình này là số
phụ nữ sống vùng thị trấn giảm sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại với OR=0,3 (p=0,001) có
lẽ dân cư thị trấn có điều kiện kiếm sống dể
dàng hơn những vùng khác(2), họ chần chừ trong
quyết định không sinh tiếp, chấp nhận sử dụng
biện pháp tránh thai truyền thống hoặc phá thai.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 768 phụ nữ
có chồng từ 15-49 tuổi được thực hiện vào tháng
3/2008 đến tháng 6/2008 tại địa bàn huyện Ninh
Hòa- Tỉnh Khánh Hòa ghi nhận tỷ lệ sử dụng
BPTT hiện đại là 58,3% với KTC 95% [54,8-59,8],
thuốc uống tránh thai được chọn nhiều nhất
(23,3%), tiếp đến bao cao su (14,7%), vòng, thuốc
tiêm tránh thai, triệt sản lần luợt là 8,5%, 6,4%,
5,2%. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tăng sử
dụng BPTT hiện đại: nhóm tuổi 15-24, 25-29, 35-
39, kinh tế nghèo, không sinh trẻ, biết nhiều
nguổn cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Nơi ở thị trấn giảm sử dụng BPTT hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gakidou E, Vayena E (2007), “Use of Modern Contraception
by the Poor Is Falling Behind”, PLoS Medicine 4(2), pp. 31
2. Kayembe P. K., Fatuma A.B., et al (2006) “Prevalence and
determinants of the use of modern contraceptive methods in
Kinshasa, Democratic Republic of Congo”, Contraception 74 (5)
pp.400-406
3. Nguyen Minh Thang and Dang Nguyen Anh (1997)
“Accessibility and Use of Contraceptives in Vietnam”,
International Family Planning Perspectives, 28(4):214–219
4. Nguyen Minh Thang, Vu Thi Hương (2003) “Changes in
contraceptive use in VietNam” J. Biosoc. Sci, 35, pp. 527-543
5. Nguyễn Quốc Triệu (2007) “Vấn đề dân số toàn cầu và những
thách thức ở Việt Nam” Tạp chí cộng sản (23) tr.143
6. Tổng cục thống kê (2006) “Điều tra biến động dân số
1/4/2006”, Nxb thống kê Hà Nội, tr 43-74
7. UNFPA (2004) Tình trạng dân số thế giới 2004, mười năm thực
hiện cam kết Cairo: dân số, sức khoẻ sinh sản và nổ lực toàn cầu xoá
đói giảm nghèo, tr 37-105.
8. Ủy ban DS-KHHGĐ huyện Ninh Hòa (2006) “Báo cáo công
tác BVSKBMTE-KHHGĐ huyện Ninh Hòa
9. Vũ Qúy Nhân (1995), “Nghiên cứu đánh giá các biện pháp tránh
thai và tác động của chúng đối với chương trình KHHGĐ qua 2
cuộc điều tra tình hình tránh thai năm 1988 và 1993” tr.5-20
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_dung_bien_phap_tranh_th.pdf