Nghiên cứu tiến hành trên hai mẫu: Mẫu
răng khô gồm 17 RCL 1 HD và 36 RCL 1 HT,
mẫu thứ hai là phim cắn cánh RCL 1 của 64 trẻ
7-9 tuổi và 25 người 50-65 tuổi, có thể rút ra các
kết luận sau:
1. Theo chiều nhai nướu, trần buồng tủy
nằm ngang mức CEJ chiếm tỷ lệ 54,72% các răng
khô được nghiên cứu. Tỷ lệ răng có trần buồng
tủy cao hoặc thấp hơn CEJ lần lượt là 18,87% và
26,41% với độ chênh lệch nhỏ hơn 0,5mm.
CEJ là điểm mốc đáng tin cậy để xác định vị
trí buồng tủy nhất là khi các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh để khảo sát giải phẫu bên trong
buồng tủy không đầy đủ.
2. Khi chụp phim các răng khô theo kỹ thuật
song song, đầu cone cách răng một khoảng cố
định 10cm, tia X vuông góc với răng và tấm
nhận tia, kết quả thu được các số đo trên phim
và đo trực tiếp khác biệt không có ý nghĩa thống
kê. Như vậy có thể sử dụng phim cắn cánh để
nghiên cứu về số đo hình thái buồng tủy.
3. Khoảng cách trung bình từ đỉnh múi
ngoài gần lần lượt đến trần buồng tủy, CEJ và
chẽ hai của RCL 1 HD ở nhóm 50-65 tuổi giảm
so với nhóm 7-9 tuổi. Trong khi đó, chiều dày
sàn tủy tăng ở nhóm 50-65 tuổi.
4. Trần buồng tủy trùng với CEL chiếm tỷ lệ
33% ở nhóm 7-9 tuổi và 39% ở nhóm 50-65 tuổi,
trần buồng tủy cao hoặc thấp hơn CEL trung
bình một khoảng nhỏ hơn 0,5mm.
5. Khoảng cách trung bình từ đỉnh múi
ngoài gần đến trần buồng tủy là 6,4mm, điều
này đưa ra một chỉ dẫn về chiều dài mũi khoan
khi mở tủy trong điều trị nội nha.
Đây là nghiên cứu bước đầu về số đo hình
thái buồng tủy RCL1 trên người Việt Nam. Điều
chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này là
ngoài những đặc điểm mô tả về hình thái được
xem là có ích trên lâm sàng, số đo hình thái
buồng tủy cũng có vai trò quan trọng, chúng ta
có thể dựa vào những diểm mốc trên răng để
tiên đoán trước vị trí buồng tủy bên trong. Tuy
nhiên việc quan sát và đo đạc đại thể trên một
mẫu nhỏ, số đo còn chưa bao quát cho nhiều
nhóm tuổi, chưa khảo sát ảnh hưởng của giới
tính trên kích thước buồng tủy là một yếu tố
được nhiều tác giả quan tâm trong các nghiên
cứu trước. Do đó cần tiếp tục thực hiện nghiên
cứu không chỉ trên RCL1 mà còn các răng khác ở
nhiều nhóm tuổi khác nhau, ở cả hai giới tính.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giải phẫu buồng tủy răng cối lớn thứ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 193
KHẢO SÁT GIẢI PHẪU BUỒNG TỦY RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT
Ngô Thị Quỳnh Lan*, Lữ Lam Thiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa trần buồng tủy với đường nối men-xê măng theo chiều nhai nướu
và số đo giữa các điểm mốc giải phẫu của buồng tủy và của răng trên răng cối lớn thứ nhất ở người trẻ và người
lớn tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 17 răng 6 hàm dưới và 36 răng 6 hàm trên đã nhổ
mối liên quan giữa trần buồng tủy với đường nối men-xê măng theo chiều nhai nướu và các số đo giữa các điểm
mốc của buồng tủy với điểm mốc của răng trên răng cối lớn thứ nhất và đối chiếu với phim X-quang của các
răng này; so sánh trên phim X-quang mối liên quan giữa trần buồng tủy với đường nối men-cement và các số đo
giữa các điểm mốc của buồng tủy với điểm mốc của răng trên răng cối lớn thứ nhất ở 100 phim cắn cánh (7-9
tuổi) và người lớn tuổi 41 phim cắn cánh (50-65 tuổi).
Kết quả: Theo chiều nhai nướu, trần buồng tủy nằm ngang mức CEJ chiếm tỷ lệ 54,72% các răng khô được
nghiên cứu, kết quả thu được các số đo trên phim và đo trực tiếp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khoảng
cách trung bình từ đỉnh múi ngoài gần lần lượt đến trần buồng tủy, CEJ và chẽ hai của RCL 1 HD ở nhóm 50-
65 tuổi giảm so với nhóm 7-9 tuổi. Trong khi đó, chiều dày sàn tủy tăng ở nhóm 50-65 tuổi. Khoảng cách trung
bình từ đỉnh múi ngoài gần đến trần buồng tủy là 6,4mm.
Kết luận: CEJ là điểm mốc đáng tin cậy để xác định vị trí buồng tủy nhất là khi các phương tiện chẩn đoán
hình ảnh để khảo sát giải phẫu bên trong buồng tủy không đầy đủ.
Từ khóa: Hốc tùy, buống tủy, sừng tủy, sàn buồng tủy.
ABSTRACT
ANATOMY OF PULP CHAMBER OF FIRST MOLARS
Ngo Thi Quynh Lan, Lu Lam Thien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 193 - 200
Objectives: The aim of this study was to evaluate the relation between the pulp chamber roof and cemento-
enamel junction in occluso-gingival dimension as well as measurements of distances between anatomical
landmarks of pulp chamber and of the tooth on first molars on young people and aged adults.
Materials and method: The relation between the pulp chamber roof and cemento-enamel junction in
occluso-gingival dimension as well as measurements of distances between anatomical landmarks of pulp chamber
and of the tooth were studied on 17 extracted lower first molars and 36 upper ones. This relation was then
evaluated on 100 bitewing X-rays (7-9-years-old people) and 41 ones (50-65 years-old).
Results: The pulp chamber roof was on the same level with the CEJ occluso-gingivally in 54.72% of studied
teeth. There was no significant difference between measurements on X-rays and on teeth. The distances between
mesio-buccal cusp tip and the pulp chamber roof, CEJ, bi-furcation of lower first molars were smaller in 50-65
years-old people and vice versa for the height of pulp chamber floor. The average distance from the mesio-buccal
cusp tip to the pulp chamber roof was 6.4mm.
Conclusions: CEJ was concluded to be a reliable landmark to help locate the pulp chamber, especially with
insufficient diagnostic imaging of its internal anatomy.
*: Khoa RHM, Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864; Email: ngothiquynhlan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 194
Key words: Pulp cavity, Pulp chamber, Pulp horn, pulp chamber floor, pulp chamber roof.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới cũng như trong nước, hình
dạng hốc tủy đã được nhiều tác giả nghiên cứu
bằng nhiều phương pháp khác nhau như: khử
khoáng và bơm celluloid lỏng vào hốc tủy;
nhuộm màu tủy bằng Eosin Alcool và xem mẫu
mài dưới kính hiển vi; khử khoáng và bơm mực
vào hốc tủy và Tạ Tố Trân (2003)(12) nghiên cứu
trên răng khô được làm trong suốt. Tuy nhiên,
các tác giả chỉ nghiên cứu định tính về hình
dạng của buồng tủy, số lượng và chiều hướng
ống tủy. Trong khi đó nghiên cứu liên quan về
số đo hình thái và những điểm mốc giải phẫu
trong buồng tủy thì khá ít, do những số đo về
hình thái buồng tủy được cho là không có ích
trên lâm sàng, vì sự khác biệt lớn trong kích
thước toàn bộ của răng cối lớn, hơn nữa kích
thước buồng tủy giảm dần theo sự tích tuổi dẫn
đến việc cho rằng hình thể của buồng tủy cũng
rất khác nhau.
Quan điểm trên đang dần thay đổi qua
những nghiên cứu gần đây của các tác giả
Deutsch (2004)(2), Paul (2004)(7),
Natanasabapathy (2008)(6). Các nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng: mặc dù mỗi răng là duy nhất,
một số đặc điểm trong buồng tủy răng cối lớn
được xác định là giống nhau cho hầu hết răng
như đường nối men-xê măng là mốc hướng
dẫn đáng tin cậy để mở tủy, những điểm mốc
giải phẫu xác định vị trí buồng tủy, số đo về
hình thái buồng tủy...Điều này có vẻ mâu
thuẫn so với quan niệm trước. Chính vì vậy
với mong muốn có được những số liệu hình
thái học cơ bản đầu tiên tại Việt Nam về buồng
tủy răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên
và hàm dưới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm mục tiêu tổng quát: “Khảo sát mối
liên quan giữa trần buồng tủy với đường nối
men-xê măng theo chiều nhai nướu và số đo
giữa các điểm mốc giải phẫu của buồng tủy và
của răng trên răng cối lớn thứ nhất ở người trẻ
và người lớn tuổi” .
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, gồm hai phần:
- Khảo sát trên răng đã nhổ mối liên quan
giữa trần buồng tủy với đường nối men-xê
măng theo chiều nhai nướu và các số đo giữa
các điểm mốc của buồng tủy với điểm mốc của
răng trên răng cối lớn thứ nhất và đối chiếu với
phim X-quang của các răng này. Mẫu này gồm
17 răng 6 hàm dưới và 36 răng 6 hàm trên (thân
răng còn nguyên vẹn hoặc có lỗ sâu nhỏ chưa
ảnh hưởng tới tủy; răng chưa điều trị; răng
không bị nứt gãy).
- So sánh trên phim X-quang mối liên quan
giữa trần buồng tủy với đường nối men-cement
và các số đo giữa các điểm mốc của buồng tủy
với điểm mốc của răng trên răng cối lớn thứ
nhất ở người trẻ (7-9 tuổi) và người lớn tuổi (50-
65 tuổi). Nhóm trẻ gồm 100 phim cắn cánh của
64 trẻ em 7-9 tuổi; nhóm lớn tuổi gồm 41 phim
cắn cánh của răng cối lớn thứ nhất (không phân
biệt phải trái) của 25 người từ 50 đến 65 tuổi.
- Phần mềm VixWin- 2000.
- Phần mềm xử lý ảnh SIDEXIS của Dentsply
(Mỹ).
- Phần mềm Máy vi tính: PC Intel 440 BX/2X,
Pentium III-MMX 550 MHz, RAM 64 MB,
monitor Samsung Syncmaster 450 Nb, display
adapter Trio 3D/2X.
Quy trình thực hiện
Trên răng khô
Bước 1: Thu thập và bảo quản răng.
Bước 2: Chụp phim các răng, cố định răng
trên mẫu hàm bằng nhựa theo chiều gần xa, mặt
nhai răng song song với sàn nhà. Tiến hành
chụp phim tia X kỹ thuật số các răng theo kỹ
thuật song song.
Bước 3: Cắt răng, vẽ đường vòng quanh
răng: xác định mặt phẳng đi qua giữa răng theo
chiều gần xa. Cắt răng theo đường đã vẽ. Sử
dụng mảnh răng phía ngoài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 195
Bước 4 : Tiến hành quan sát và đo đạc
Quan sát vị trí CEJ và trần buồng tủy với ghi
nhận:
- CEJ trùng trần buồng tủy: 0
- CEJ cao hơn: (-)
- CEJ thấp hơn: (+)
Dùng thước trượt điện tử với độ chính xác
0,01mm để đo răng khô, phần mềm Vix Win-
2000 để đo trên phim. Lần lượt đo và ghi nhận
các số đo sau (Hình 1):
- A (mm): Khoảng cách từ đỉnh múi ngoài
gần-đường nối men- xê măng.
- B (mm): Khoảng cách từ đỉnh múi ngoài
gần-điểm thấp nhất của trần buồng tủy.
- C (mm): Khoảng cách từ đỉnh múi ngoài
gần - điểm thấp nhất của chẽ hai/chẽ ba.
- D (mm): Khoảng cách từ sàn buồng tủy -
điểm thấp nhất của chẽ 2/chẽ 3.
So sánh kết quả trên răng khô và trên phim
(Hình 2).
Trên phim X quang
Bước 1: Thu thập mẫu
- Nhóm 7-9 tuổi: chọn 100 phim cắn cánh đạt
chuẩn.
- Nhóm 50-65 tuổi: Chụp phim cắn cánh
theo kỹ thuật song song RCL 1 cho 25 người.
Bước 2: Tiến hành đo đạc.
Do kỹ thuật chụp phim, răng cối lớn thứ
nhất hàm trên thường không thấy rõ chẽ ba nên
chúng tôi chỉ đo đạc trên răng cối lớn thứ nhất
hàm dưới trên mẫu này. Sử dụng phần mềm
VixWin- 2000 đo đạc các số đo A, B, C, D như
trên (Hình 3 và 4).
Sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu và
phần mềm SPSS để xử lý thống kê.
Hình 3: Phim cắn cánh a. Người 50 tuổi; b. Trẻ 9
tuổi.
a b
a b
Hình 2: Khoảng cách từ đỉnh múi ngoài đến
trần buồng tủy: a. Đo trực tiếp b. Đo trên
phim.
Hình 1: Các kích thước đo trên răng.
A
B
D
C
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 196
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mối liên quan giữa trần buồng tủy và
đường nối men-xê măng
Dùng thước trượt điện tử đo các khoảng
cách A, B, C, D trên 17 RCL1HD và 36 RCL1HT
cắt theo chiều gần xa và Phần mềm VixWin-
2000 đo các khoảng cách A1, B1, C1, D1 trên
phim của chính các răng đó. Kết quả được trình
bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Khoảng cách trung bình giữa các điểm mốc giải phẫu buồng tủy với điểm mốc RCL1 HT và HD đo trực
tiếp trên răng (ABCD) và đo trên phim (A1B1C1D1) (mm).
Đo trực tiếp trên răng Đo trên phim
P
TB ĐLC KTC (95%) TB ĐLC KTC (95%)
RCL1 HT (n=36)
A
B
C
D
6,66
6,69
11,37
3,27
0,55
0,57
1,18
0,54
6,48-6,85
6,49-6,88
10,97-11,77
3,09-3,45
A1
B1
C1
D1
6,72
6,70
11,32
3,29
0,54
0,56
1,09
0,52
6,47-6,84
6,50-6,88
10,95-11,69
3,12-3,47
0,551
0,952
0,422
0,180
RCL1 HD (n=17)
A
B
C
D
5,66
5,70
9,81
2,91
0,60
0,36
0,65
0,61
5,35-5,97
5,51-5,88
9,48-10,14
2,60-3,22
A1
B1
C1
D1
5,67
5,69
9,79
2,96
0,56
0,34
0,60
0,56
5,38-5,96
5,51-5,86
9,50-10,11
2,60-3,27
0,535
0,894
0,937
0,260
Phép kiểm định t-test bắt cặp để so sánh kết
quả khi đo trực tiếp và đo trên phim.
Kết quả cho thấy khoảng cách từ đỉnh múi
ngoài gần đến trần tủy ở RCL1HT cao hơn
RCL1HD gần 1mm, các khoảng cách A, B, C, D
và A1, B1, C1, D1 khác biệt không có ý nghĩa
thống kê khi đo trực tiếp và đo trên phim với p
> 0,05.
Để tìm ra những điểm mốc giải phẫu giúp
định vị buồng tủy răng cối lớn thứ nhất tốt hơn,
chúng tôi so sánh vị trí trần buồng tủy với
đường nối men-xê măng (CEJ), là điểm mốc
không thay đổi trong suốt đời sống. So sánh giá
trị trung bình của A và B, đồng thời lấy A trừ B
để xác định chính xác mức độ chênh lệch nếu có
giữa CEJ và trần buồng tủy. Sử dụng phép kiểm
định t-test bắt cặp để so sánh khoảng cách trung
bình từ đỉnh múi ngoài đến CEJ với khoảng cách
trung bình từ đỉnh múi ngoài đến trần buồng
tủy ở RCL1 HT và RCL1 HD (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh mối tương quan giữa khoảng cách trung bình từ đỉnh múi ngoài đến CEJ với khoảng cách
trung bình từ đỉnh múi ngoài đến trần buồng tủy ở RCL 1 HT và RCL 1 HD.
RCL 1 HT (n=36)
p 1
RCL 1 HD (n=17)
p 2
TB ĐLC TB ĐLC
A
B
6,66
6,69
0,55
0,57
0,652
5,66
5,70
0,60
0,36
0,613
Khoảng cách trung bình từ đỉnh múi ngoài
đến CEJ với khoảng cách trung bình từ đỉnh
múi ngoài đến trần buồng tủy khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p1, p2 > 0,05 ở cả
RCL1HT và RCL1HD, điều này có nghĩa nếu
xét trên số trung bình thì trần buồng tủy nằm
ngang mức CEJ trong các răng nghiên cứu.
Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả
đã tìm ra những qui luật đặc thù giúp nhà lâm
sàng hình dung được hình ảnh buồng tủy ở bất
kỳ răng nào bằng cách dựa vào hình dạng CEJ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi CEJ được dùng
như một điểm mốc để xác định vị trí của buồng
tủy ở RCL1.
Trên mẫu răng khô, khi so sánh khoảng cách
trung bình từ đỉnh múi ngoài gần lần lượt đến
CEJ và trần buồng tủy, nhận thấy rằng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai khoảng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 197
cách này thể hiện có thể xem trần buồng tủy nằm
ngang mức CEJ ở cả RCL1HT và RCL1HD. Điều
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Deutsch(2), CEJ nằm ngang mức trần buồng tủy
chiếm tỷ lệ 98% ở răng cối lớn HT, 97% ở răng cối
lớn HD; Natanasabapathy(6) trần buồng tủy nằm
ngang CEJ ở 96% các RCL1HT được nghiên cứu.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên số trung bình thì
không cho thấy chính xác mức độ trần buồng
tủy cao hoặc thấp hơn CEJ bao nhiêu ở những
răng có trần buồng tủy không trùng với CEJ. Vì
vậy, chúng tôi còn tiến hành so sánh một cách
chi tiết hơn bằng cách lấy A trừ B bắt cặp từng
răng để xác định độ chênh lệch giữa CEJ và trần
buồng tủy. Kết quả cho thấy độ chênh lệch này
rất ít dưới 0,5mm, và tỷ lệ các nhóm có trần
buồng tủy cao hơn CEJ và thấp hơn CEJ gần
như tương đương nhau (mỗi nhóm chiếm
khoảng 33%).
Nghiên cứu của Deutsch(2) tiến hành trên
RCL ở người Mỹ, Natanasabapathy(6) tiến hành
trên RCL ở người Ấn Độ, và nghiên cứu này tiến
hành trên RCL ở người Việt Nam, kết quả thu
được gần như giống nhau. Điều này có nghĩa là
trần buồng tủy nằm ngang mức CEJ ở các cộng
đồng người khác nhau.
So sánh kết quả khảo sát trên phim cắn cánh ở hai nhóm 7-9 tuổi và 50-65 tuổi
Bảng 3: Khoảng cách trung bình giữa các điểm mốc giải phẫu buồng tủy với điểm mốc của RCL1 HD ở nhóm 7-
9 tuổi và 50-65 tuổi (mm).
7-9 tuổi (n=100)
p
50-65 tuổi (n=41)
TB ĐLC KTC (95%) TB ĐLC KTC (95%)
A
B
C
D
6,47
6,41
10,11
1,94
0,43
0,47
0,63
0,33
6,38-6,55
6,31-6,50
9,98-10,23
1,88-2,01
0,000
0,000
0,001
0,000
5,71
5,94
9,53
3,12
0,58
0,66
0,98
0,40
5,53-5,90
5,73-6,15
9,22-9,84
3,00-3,25
Cũng giống như nghiên cứu của Leila(4)
chúng tôi tìm thấy khoảng cách từ đỉnh múi
ngoài đến chẽ hai hay chẽ ba ở RCL1HT lớn hơn
RCL1HD khoảng 1mm, ngoài ra chiều dài sàn
tủy ở RCL1HT lớn hơn RCL1HD 1 mm.
Khoảng cách trung bình từ đỉnh núi ngoài
gần lần lượt đến trần buồng tủy, đến CEJ, đến
chẽ hai ở nhóm 50-65 tuổi thấp hơn nhóm 7-9
tuổi, riêng độ dày của sàn tủy (D) ở 50-65 tuổi
cao hơn nhiều nhóm 7-9 tuổi, có sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm nghiên cứu
với p 0,05.
Khi so sánh khoảng cách trung bình giữa
các điểm mốc giải phẫu buồng tủy với điểm
mốc trên răng, các số đo A, B, C giảm ở nhóm
50-65 tuổi so với nhóm 7-9 tuổi. Điều này có thể
được lý giải như một quá trình già đi của răng.
Trong suốt thời gian răng còn tồn tại trên cung
hàm và thực hiện chức năng ăn nhai, quá trình
nhai mòn diễn ra chậm, từ từ và liên tục đưa
đến giảm chiều cao thân răng càng lớn tuổi
răng càng mòn nhiều.
Trong khi đó, chiều dày sàn tủy (D) tăng từ
1,94mm ở trẻ 7-9 tuổi lên 3,12mm ở người từ 50-
65 tuổi, khoảng cách từ đỉnh múi đến trần tủy ở
nhóm người lớn tuổi thấp hơn nhóm người trẻ
một khoảng nhỏ hơn 1mm. Điều này cho thấy,
việc bồi đấp ngà thứ cấp sinh lý diễn ra ở sàn
Hình 4: Trần buồng tủy trùng CEJ: RCL1 H; b.
RCL 1 HD.
a b
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 198
tủy nhiều hơn trần tủy phù hợp với nghiên cứu
của Philippas(9) và Shaw, Jones(10). Theo
Philippas(9) sự lắng đọng ngà ở sàn buồng tủy
của răng nhiều chân lớn hơn trần và thành tủy là
do giảm tiềm năng tăng trưởng của nguyên bào
ngà ở thân răng. Như vậy khi điều trị nội nha
RCL1 người trẻ các nhà lâm sàng chỉ có một
khoảng an toàn rất nhỏ khoảng 2 mm trước khi
các dụng cụ như mũi khoan hoặc trâm quay
xuyên qua sàn tủy vào chia chân
Nghiên cứu của Deutsch(2) chỉ ra rằng
khoảng cách từ bất kì đỉnh múi nào đến trần tủy
của RCL ở mức 6,3mm, trong khi đó trong
nghiên cứu này khoảng cách này là 6,41mm ở
nhóm 7-9 tuổi và giảm còn 5,94mm ở nhóm 50-
65 tuổi. Sự khác biệt có thể do tính đa dạng của
các phương pháp nghiên cứu (Deutsch nghiên
cứu trên răng khô, chúng tôi nghiên cứu trên
phim cắn cánh). Khoảng cách này có liên quan
đến chiều dài mũi khoan để mở tủy. Khi mở tủy
nếu chúng ta dùng mũi khoan tròn No.4 có
chiều dài là 6,5mm, với chiều dài này mũi khoan
hầu như nằm ở mức trần buồng tủy.
Khi tất cả số đo được tập hợp lại, có thể gợi ý
phương pháp tiếp cận bán định lượng đối với kỹ
thuật mở tủy. Theo cổ điển, chúng ta dựa vào
cảm giác “sụp hầm” để biết được mũi khoan đi
qua trần tủy vào trong buồng tủy. Điều này
được cảm thấy nhờ đường kính mũi khoan tròn
No.4 thường dùng mở tủy là 1,35mm mà chiều
cao trung bình của buồng tủy gần 2mm. Khi
buồng tủy canxi hóa, đường kính mũi khoan
tròn lớn hơn chiều cao buồng tủy, cảm giác “sụp
hầm” sẽ không xảy ra. Nếu trông chờ vào cảm
giác này, thủng sàn có khả năng xảy ra. Chính vì
vậy, thay vì phải dựa vào cảm giác có thể không
có, có nên chuyển kỹ thuật định tính trên thành
kỹ thuật bán định lượng và dự đoán bằng cách
chuẩn hóa chiều dài mũi khoan cho phù hợp với
chiều cao từ đỉnh múi đến trần tủy? Nghiên cứu
này cho kết quả khoảng cách này ở mức 6,4mm.
Để có lời khuyên chính xác, cần nghiên cứu trên
mẫu lớn hơn và ở nhiều lứa tuổi khác nhau để
cho các số đo đáng tin cậy hơn.
Vấn đề được đặt ra là trong suốt đời sống
của răng, sự thành lập ngà thứ cấp sinh lý làm
thu hẹp dần hốc tủy. Kết quả đo đạc trên răng
khô có thật sự đúng cho răng ở các nhóm tuổi
khác nhau hay không, nghiên cứu của các tác giả
trước không nói lên điều này. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu trên phim cắn cánh ở hai
nhóm tuổi khác nhau để so sánh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy trần buồng tủy trùng với
CEJ là 33% ở nhóm 7-9 tuổi và 39% ở người lớn
tuổi, trần buồng tủy cao hoặc thấp hơn CEJ
trung bình một khoảng nhỏ hơn 0,5mm.
Bảng 4: So sánh vị trí tương đối của trần buồng tủy
so với CEJ ở nhóm 7-9 tuổi và 50-65 tuổi.
7-9 tuổi (n=100) 50-65 tuổi (n=41)
p
n % n %
Cao hơn 43 33,33 4 9,76 0,010
Trùng 33 34,75 16 39,00
Thấphơn 24 31,92 21 51,24
Khi tuổi càng cao sự tích tụ của ngà thứ cấp
làm buồng tủy hẹp dần và trần buồng tủy sẽ
thấp xuống. Chính vì vậy, tỷ lệ trần buồng tủy
thấp hơn CEJ tăng từ 24% ở nhóm người trẻ lên
51,24% ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, sự chênh
lệch này là rất ít nhỏ hơn 0,5mm. Điều này có
thể gây ngạc nhiên vì nhiều hình minh họa
trong sách giáo khoa cho thấy buồng tủy mở
rộng trong thân răng lâm sàng. Nguyên nhân là
do sừng tủy nhô cao về phía đỉnh múi làm
chúng ta cho rằng trần tủy cũng nhô cao.
Nghiên cứu của chúng tôi tìm ra rằng trần
buồng tủy nằm ở vị trí rất thấp gần như trùng
với CEJ ở người trẻ và người lớn tuổi. Phát hiện
này giúp có cái nhìn thấu đáo hơn về giải phẫu
bên trong RCL 1 đồng thời cũng giúp ích trong
điều trị nội nha mà cụ thể là giai đoạn mở tủy.
Công việc mở tủy sẽ giảm thiểu rủi ro nếu
chúng ta dùng CEJ như chỉ dẫn về vị trí buồng
tủy hơn là tuân theo những tiêu chuẩn được đưa
ra dựa trên thân răng còn nguyên vẹn như trong
lý thuyết.
CEJ thường quan sát được ngay cả khi răng
dị dạng, bị phá hủy lớn. Vì vậy, căn cứ vào CEJ
việc mở tủy trở nên đáng tin cậy hơn là dựa vào
cảm giác tay của bác sĩ bằng cách đặt một nút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 199
chặn cách đầu tác dụng của mũi khoan cho phù
hợp với chiều cao từ múi ngoài đến CEJ. Khi mở
tủy chiều dài mũi khoan giữ ở mức này là đã
vào được buồng tủy RCL mà không có nguy cơ
thủng sàn, miễn là mũi khoan đi đúng hướng
trung tâm của buồng tủy. Ở những răng buồng
tủy bị caxi hóa, với khoảng cách đó chúng ta đã
vào được giữa buồng tủy trước khi sự canxi hóa
xảy ra, điều này cho một vị trí bắt đầu chính xác
để tìm kiếm các ống tủy nhanh chóng và dễ
dàng hơn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên hai mẫu: Mẫu
răng khô gồm 17 RCL 1 HD và 36 RCL 1 HT,
mẫu thứ hai là phim cắn cánh RCL 1 của 64 trẻ
7-9 tuổi và 25 người 50-65 tuổi, có thể rút ra các
kết luận sau:
1. Theo chiều nhai nướu, trần buồng tủy
nằm ngang mức CEJ chiếm tỷ lệ 54,72% các răng
khô được nghiên cứu. Tỷ lệ răng có trần buồng
tủy cao hoặc thấp hơn CEJ lần lượt là 18,87% và
26,41% với độ chênh lệch nhỏ hơn 0,5mm.
CEJ là điểm mốc đáng tin cậy để xác định vị
trí buồng tủy nhất là khi các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh để khảo sát giải phẫu bên trong
buồng tủy không đầy đủ.
2. Khi chụp phim các răng khô theo kỹ thuật
song song, đầu cone cách răng một khoảng cố
định 10cm, tia X vuông góc với răng và tấm
nhận tia, kết quả thu được các số đo trên phim
và đo trực tiếp khác biệt không có ý nghĩa thống
kê. Như vậy có thể sử dụng phim cắn cánh để
nghiên cứu về số đo hình thái buồng tủy.
3. Khoảng cách trung bình từ đỉnh múi
ngoài gần lần lượt đến trần buồng tủy, CEJ và
chẽ hai của RCL 1 HD ở nhóm 50-65 tuổi giảm
so với nhóm 7-9 tuổi. Trong khi đó, chiều dày
sàn tủy tăng ở nhóm 50-65 tuổi.
4. Trần buồng tủy trùng với CEL chiếm tỷ lệ
33% ở nhóm 7-9 tuổi và 39% ở nhóm 50-65 tuổi,
trần buồng tủy cao hoặc thấp hơn CEL trung
bình một khoảng nhỏ hơn 0,5mm.
5. Khoảng cách trung bình từ đỉnh múi
ngoài gần đến trần buồng tủy là 6,4mm, điều
này đưa ra một chỉ dẫn về chiều dài mũi khoan
khi mở tủy trong điều trị nội nha.
Đây là nghiên cứu bước đầu về số đo hình
thái buồng tủy RCL1 trên người Việt Nam. Điều
chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này là
ngoài những đặc điểm mô tả về hình thái được
xem là có ích trên lâm sàng, số đo hình thái
buồng tủy cũng có vai trò quan trọng, chúng ta
có thể dựa vào những diểm mốc trên răng để
tiên đoán trước vị trí buồng tủy bên trong. Tuy
nhiên việc quan sát và đo đạc đại thể trên một
mẫu nhỏ, số đo còn chưa bao quát cho nhiều
nhóm tuổi, chưa khảo sát ảnh hưởng của giới
tính trên kích thước buồng tủy là một yếu tố
được nhiều tác giả quan tâm trong các nghiên
cứu trước. Do đó cần tiếp tục thực hiện nghiên
cứu không chỉ trên RCL1 mà còn các răng khác ở
nhiều nhóm tuổi khác nhau, ở cả hai giới tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Deutsch A.S., Musikant B.L. (2005). “ Morphological
measurements of Anatomic Landmarks in pulp chamber of
human maxilalry and furcated bicuspids”. Journal
Endodontic. 31. pp. 570-573.
2. Deutsch A.S., Musikant B.L., Gus, Isidro M. (2004). “
Morphological measurements of Anatomic Landmarks in
human maxillary and mandibular molar pulp chamber”.
Journal Endodontic. 30. pp. 388-390.
3. Joseph R., Natanasabapathy V., Dei V. (2008). “The evaluation
of root canal Morphology of the Mandibular first molar in an
Indian population using Spiral Computed tomography Scan:
An In vitro in front of Study”. Journal of Endodontics. 34(2).
pp. 212-215.
4. Leila K., Naser R., A Kbar K. (2008). “ Morphologic
measurements of anatomic landmarks in pulp chambers of
human first molars: a study of bite wing radiographs”.
Iranian Endodontic Journal. 1. pp. 147-151.
5. Majzoub Z., Kon (1992). “Footh morphology following root
resection procedures in malaxillary first molars”. Jounal of
Clinical Peridontal. 63. pp. 290-296.
6. Natanasabapathy V., Nagendrabadu V., Mohan A.,
Deivanayagam K. (2008). “Evaluation of the pulp chamber
size of human maxillary first molars: An instituation based in
vitro Study”. Indian Journal Dent Res. 19(2).
7. Paul K., Rankow H. (2004). “Anantomy of the pulp-chamber
floor”. JEndod. 30. pp. 5-16.
8. Piyush R., Girija S. (2000). “ Unravelling the mysteries of pulp
chamber”. Journal Endodontic. 32. pp. 70-73.
9. Philippas GG (1961). “Influence of occlusal wear and age on
formation of dentin and size of pulp chamber”. J Dent Res. 40.
pp. 1186-1196.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 200
10. Shaw L., Jones A.D. (1984). “Morphological consideration of
the dental pulp chamber from radiographs of molar and
premolar teeth”. Jounal Dentistry. 12. pp. 139-145.
11. Somporn P., S.Brent D., James A., Cottone (1992).
“Morphometric analysis of the dental pulp chamber as a
method of age determination in humans”. The American
Jounal of Forensic Medicine and Pathology. 13(1). pp. 50-55.
12. Sterrett J.B, Pelletier H., Russel C.M. (1996). “Tooth thickness
at the Furcation entrance of lower molar”. Journal of Clinical
Peridontal. 23. pp. 611-617.
13. Tạ Tố Trân (2003). “Hình thái hốc tủy răng cửa giữa và răng
nanh hàm trên nghiên cứu trên răng thật được làm trong
suốt”. Tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm Mặt.
14. Zilberman V., Smith P. (2000). “Sex and age – related
differences in primary and secondary dentin formation”. Adv
Dent Res. August; 15. pp. 42-45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_giai_phau_buong_tuy_rang_coi_lon_thu_nhat.pdf