Khảo sát hàm lượng Fluor trong kem đánh răng bằng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc Ion

ĐỀ NGHỊ Nên áp dụng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion để định lượng fluor trong kem đánh răng. Các công ty sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam phải sản xuất các sản phẩm kem đánh răng với hàm lượng fluor đúng chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội nha khoa Hoa kỳ: kem đánh răng trẻ em là 250 - 450 ppm, kem đánh răng người lớn là 1000 - 1500 ppm. Đối với các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập được bán tự do trên thị trường, cần quản lý chặt chẽ hơn về các tiêu chuẩn nhất là hàm lượng fluor trong kem. Để dễ dàng cho người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm kem đánh răng chất lượng, các công ty sản xuất kem đánh răng nên ghi rõ hàm lượng fluor dưới đơn vị là ppm. Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng kem đánh răng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã lạc hậu, thiếu và không cụ thể. Điều này dẫn đến các công ty sản xuất kem đánh răng tự công bố tiêu chuẩn chất lượng cho cơ sở và chỉ cần đăng ký chất lượng với Tổng cục đo lường – Chất lượng là đủ. Cũng trên cơ sở này các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập trên thị trường cũng không đúng chuẩn. Từ thực trạng trên, chúng tôi kiến nghị Bộ y tế nên sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng về kem đánh răng có fluor để75 làm căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm kem đánh răng sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập. Ở nước ta, để cho việc kiểm tra và giám sát chất lượng kem đánh răng được chặt chẽ và có hiệu quả, Bộ y tế nên giao cho một cơ quan quản lý Nhà nước nào có chức năng kiểm định để sản phẩm kem đánh răng đến tay người tiêu dùng được an toàn và chất lượng hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hàm lượng Fluor trong kem đánh răng bằng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc Ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG FLUOR TRONG KEM ĐÁNH RĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN CỰC CHỌN LỌC ION Đặng Thị Kề*, Ngô Đồng Khanh** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát hàm lượng fluor trong kem đánh răng băng phương phân tích điện cực chọn lọc ion nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm kem đánh răng có chất lượng trên thị trường, đồng thời giúp các công ty định hướng sản xuất những sản phẩm kem đánh răng chuẩn không độc hại cho người tiêu dùng. Phương pháp nghiên cứu: 36 thương phẩm kem đánh răng được chọn ngẫu nhiên để khảo sát gồm: 13 thương phẩm từ các công ty sản xuất trong nước, 13 thương phẩm từ các công ty sản xuất trong nước và 13 thương phẩm ngoại nhập được bán trên thị trường Việt Nam. Mẫu khảo sát được tiến hành phân tích tại 2 nơi: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Hàm lượng fluor trong kem đánh răng được so sánh ở 2 nơi phân tích không khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng fluor trong kem đánh răng được bán trên thị trường và tại công ty sản xuất có sự khác nhau. Đối với kem đánh răng sản xuất trong nước: kem người lớn dưới 50% không đạt hàm lượng chuẩn, kem trẻ em 100% không đạt hàm lượng chuẩn, 53,85% thương phẩm có hàm lượng fluor khảo sát khác với hàm lượng fluor ghi trên bao bì ở mức ≥ 100 ppm. Riêng đối với kem đánh răng ngoại nhập: 88,89% không đạt hàm lượng chuẩn, 40% thương phẩm có hàm lượng fluor khảo sát khác với hàm lượng fluor ghi trên bao bì ở mức ≥ 100 ppm. Kết luận: Những kết quả này sẽ rất hữu ích cho việc sản xuất, nhập khẩu kem đánh răng có chất lượng; ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam thiết lập chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp và có hiệu quả. ABSTRACT ANALYSIS FLUORIDE CONCENTRATION IN TOOTHPATE IN VIETNAM BY USING ION SELECTIVE ELECTRODE Dang Thi Ke, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 65 – 71 Objective: To test fluoride content in toothpaste by Ion selective electrode method, is to supply the information to help consumers choose high-quality toothpaste in market; simultaneously help companies plan to manufacture standard products of harmless toothpaste to consumers. Methods: 36 commercial products of toothpaste were chosen to test at random including: 13 domestic products, 13 imported products. Patterns to test were carried out in two positions Biochemistry Center and Institute of Odonto- Stomatology in HCM city. Results: Fluoride concentration in toothpaste was compared indifferently. However the content fluoride in toothpaste sold in market is different from the one at production places. For the domestic toothpaste for adult, the content fluoride is less 50% than the standard. 100% for children doesn’t attein the standard, The fluoride content in 53.85% of commercial products which was tested is different from the fluoride content was written on pack; it’s equal or less than 100 ppm. For imported toothpaste, 88.89% doesn’t attein the standard; 40% of commercial products which was tested is different from the fluoride content was written on pack; it’s equal or less than 100 ppm. Conclusion: This result is valuable and useful to the dental profession in Vietnam so that they can set up the preventive programme as same as studies later. *: Khoa Dược - Đại học Y Dược TP.HCM ** Bệnh viện RHM Trung Ương TP.HCM 67 ĐẶT VẤN ĐỀ Với vai trò phòng ngừa bệnh sâu răng và nha chu, fluor được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng cách đây 100 năm dưới nhiều hình thức: nước uống có fluor, muối có fluor, kem đánh răng có fluor, nước súc miệng có fluor, vật liệu trám phóng thích fluor.....(16,17,21). Trong đó, kem đánh răng có fluor được xem là dạng thích hợp nhất để đưa chất fluor đến với cá nhân và cộng đồng trong các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển(11,14,17,20,21). Ở Việt Nam, theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng quốc gia (2000), tỷ lệ bệnh sâu răng ở trẻ em trong độ tuổi đi học 93,7%. Số trung bình răng sâu mất trám ở hệ răng sửa là 6,34, Sâu Mất Trám ở hệ răng vĩnh viễn 2,94(1,19). Tỷ lệ này hiện vẫn còn cao, mặc dù trong nhiều năm qua, ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình can thiệp cộng đồng như: chương trình nha học đường, chương trình fluor hóa nước máy ở một số tỉnh, thành phố. Song đối với những vùng nông thôn sâu, nơi có tỷ lệ bệnh sâu răng cao và những nơi không thể thực hiện được fluor hóa nước máy thì kem đánh răng chứa fluor được xem là dạng thích hợp và hiệu quả nhất để phòng ngừa sâu răng(2,19). Fluor trong kem đánh răng là dạng fluor có tác dụng tại chỗ, nếu được sử dụng đúng lượng, đủ liều và đều đặn hàng ngày thì fluor có khả năng ngấm vào lớp men răng làm cho men răng cứng chắc hơn, giúp men răng ít bị hòa tan bởi acid trong môi trường miệng và đề kháng lại sâu răng. Ngược lại, nếu sử dụng quá liều thì lâu ngày sẽ dẫn tới răng bị nhiễm fluor làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của răng (10,12,13,21). Nói cách khác, hiệu quả phòng ngừa sâu răng sẽ tùy thuộc chủ yếu vào hàm lượng fluor được bổ sung vào trong kem đánh răng và hàm lượng này phải đạt chuẩn cho phép. Mặt khác, trên thị trường nước ta hiện nay, lượng kem đánh răng khá nhiều, đủ các chủng loại, đủ nguồn gốc: sản xuất trong nước, hàng ngoại nhập, hàng quà biếu.....Vì vậy, sẽ không tránh khỏi tình trạng sản phẩm không đạt hàm lượng fluor theo tiêu chuẩn cho phép, bởi vì các sản phẩm kem đánh răng ghi nhãn có chứa fluor nhưng trên thực tế ít có sự kiểm chứng nào của ngành chức năng đối với loại hình này. Hơn nữa, từ năm 2000 theo qui định hiện hành thì các đơn vị sản xuất kem đánh răng chỉ cần tự công bố chất lượng với Tổng cục đo lường - Chất lượng là được. Như thế có thể nói một lĩnh vực có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người đang gần như bị buông lỏng về mặt quản lý chất lượng và định lượng fluor trong kem đánh răng rất cần thiết cho việc giám sát chất lượng chuẩn của kem đánh răng hiện nay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu chuẩn: NaF trong nước tương đương 1000 µg F/ ml - Merck Mẫu thử: Cỡ mẫu phân tích gồm 154 mẫu được chọn ngẫu nhiên từ nơi sản xuất và thị trường. Cách lấy mẫu như sau: mỗi thương phẩm chọn 3 lô và trong mỗi lô lấy 2 tuýp. Riêng đối với kem ngoại nhập trên thị trường, mỗi thương phẩm chọn 1 lô và trong lô ấy lấy 2 tuýp. Kí hiệu mẫu (15,18) 68 Mẫu sau khi lấy về, mỗi thương phẩm được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm phân tích tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh (BVRHMTƯ TPHCM) và nhóm phân tích tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh (TTDVPTTN TPHCM). Mỗi tuýp kem sẽ được sơn đen phủ kín bên ngoài và ghi kí hiệu theo cách sau: _ Nhóm phân tích tại BVRHMTƯ TPHCM AnjX n = 1, 2, ........, 13 j = 1, 2, 3 BmjX m = 1, 2, ......., 23 j = 1, 2, 3 _ Nhóm phân tích tại TTDVPTTN TPHCM AnjY n = 1, 2, ........, 13 j = 1, 2, 3 BmjY m = 1, 2, ........, 23 j = 1, 2, 3 Trong đó: A Mẫu từ công ty j Số thứ tự của lô B Mẫu từ thị trường X Mẫu phân tích tại BVRHMTƯ TPHCM n Số thứ tự tên mẫu từ công ty Y Mẫu phân tích tại TTDVPTTN TPHCM m Số thứ tự tên mẫu từ thị trường Chọn mẫu Mẫu sau khi được ghi kí hiệu theo nhóm được mang đi phân tích ở TTDVPTTN TPHCM (77 mẫu) và BVRHMTƯ TPHCM (36 mẫu). Phương tiện nghiên cứu Natri citrat, natri acetat, natri clorid, natri hydroxyd, acid hydrochloric, acid acetic băng – Merck. Máy đo pH/ Ion meter 450 (CORNING -Mỹ), máy đo pH/ Ion meter 710A (ORION -Mỹ), điện cực kép fluor (CORNING) mã số 476135 và một số trang thiết bị khác dùng trong phòng thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion (5,9) Gồm 2 giai đoạn chủ yếu là xây dựng đường chuẩn và xác định ion fluor cần tìm trong mẫu thử Thẩm định phương pháp phân tích (3,4,5) Các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm: độ chính xác, độ đúng, khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng. Ứng dụng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion để định lượng một số kem đánh răng chứa fluor hiện có trên thị trường Việt Nam Thu thập dữ liệu:(3,4,8) Kết quả phân tích sau khi ghi nhận được mã hóa và nhập số liệu để tính toán Phân tích dữ liệu:(3,4,8,18) Dữ liệu được nhập bằng phần mềm MS-Excel 2003. Sau đó, dùng thống kê mô tả và thống kê suy lý để phân tích dữ liệu. 69 ♦ Xây dựng ñường chuẩn KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Khảo sát phương pháp định lượng fluor YÂ = -59,167X + 60,831 R2 = 0,9995 0 10 20 30 40 50 60 70 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 Noàng ñoä (lgF) T he á (m V ) Biểu đồ 1: Tương quan giữa nồng độ và thế của fluor Kết quả thẩm định Độ chính xác Khảo sát trên mẫu B23X 6 lần, ta có kết quả các giá trị như sau: X= 985,64 SD= 12,15 RSD%= 1,23%. Kết quả này cho thấy phương pháp đạt yêu cầu về độ lặp lại. Khoảng tuyến tính YÂ = -59,588X + 60,591 R2 = 0,9991 0 10 20 30 40 50 60 70 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 Noàng ñoä (lgF) Th eá (m V ) Biểu đồ 2: Tương quan giữa nồng độ và thế của fluor Kết quả xử lý thống kê cho thấy phương trình hồi qui tương thích và các hệ số hồi qui có ý nghĩa hay phương trình hồi qui có dạng Y = -59,588X + 60,591. (F = 8616,45 > F0,05 = 5,318, t0 = 130,699 > t0,05 = 2,365, t = 92,824 > t0,05 = 2,365) Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng Đo thế của mẫu trắng 10 lần, ta có kết quả: X = 177,3 SD = 0,3091. Từ phương trình hồi qui Y = -59,588X + 60,591 ta tính được giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,02 µg F/ ml và giới hạn định lượng là 0,05 µg F/ ml. Độ đúng (Thực hiện trên mẫu B11X) Bảng 1: Kết quả thực nghiệm khảo sát độ đúng theo tỉ lệ phục hồi N Tỷ lệ % ñối với lượng có sẵn E i O i F i 1 4,5 4,44 98,67 2 80 4,5 4,42 98,22 70 3 4,5 4,41 98,00 4 5 4,93 98,60 5 5 4,91 98,20 6 100 5 4,90 98,00 7 5,5 5,41 98,36 8 5,5 5,39 98,00 9 120 5,5 5,37 97,64 X 98,19 Kết quả cho thấy phương pháp đạt yêu cầu về độ đúng. Như vậy, có thể áp dụng qui trình định lượng này để phân tích hàm lượng fluor trong kem đánh răng. Kết quả định lượng hàm lượng fluor trong một số kem đánh răng hiện có trên thị trường Việt Nam Bảng 2: So sánh hàm lượng fluor trong kem đánh răng được khảo sát tại TTDVPTTN TPHCM và BVRHMTƯ TPHCM Kem công ty Kem thị trường Tên mẫu TT DVPTTN BV RHMTƯ TT DVPTTN BV RHMTƯ A1-, B1- 1333 1276 1287 1260 A2-, B2- 957 980 1032 986 A3-, B3- 940 1077 1001 916 A4-, B4- 1225 855 1082 798 A5-, B5- 626 663 577 673 A6-, B6- 807 885 802 885 A7-, B7- 753 977 748 999 A8-, B8- 746 946 722 890 A9-, B9- 1373 1167 1281 1030 A10-, B10- 1216 1389 1173 1351 A11-, B11- 940 895 940 962 A12-, B12- 909 1135 839 982 A13-, B13- 1334 1378 1347 1272 B14- 868 822 B15- 831 1006 B16- 0 0 B17- 411 575 B18- 869 810 B19- 525 526 B20- 759 917 B21- 0 0 B22- 939 1175 B23- 750 819 So sánh kết quả đo hàm lượng fluor trong kem đánh răng ở TTDVPTTN và BVRHMTƯ TPHCM Hàm lượng fluor trong kem đánh răng đo tại TTDVPTTN TPHCM và BVRHMTƯ TPHCM như nhau (t = 1,469 < t0,05 = 2,03). Điều này có thể khẳng định, phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion có thể áp dụng được ở các phòng kiểm nghiệm có qui mô vừa và nhỏ hay không có điều kiện trang bị những thiết bị hiện đại. 71 So sánh kết quả hàm lượng fluor trong mẫu kem đánh răng công ty và thị trường được khảo sát tại BVRHMTƯ TPHCM Hàm lượng fluor trong mẫu kem đánh răng lấy từ công ty sản xuất và mẫu kem đánh răng lấy từ thị trường khác nhau (t = 2,368 > t0,05 = 2,178). Sự khác biệt này có thể do nhiều nguyên nhân như: do chất lượng nguyên liệu, do điều kiện bảo quản không đảm bảo khi kem được đưa ra thị trường, do thời gian lưu trữ tại các siêu thị quá lâu.....Ngoài ra, có thể xảy ra do cỡ mẫu phân tích tại BVRHMTƯ TPHCM ít hơn. Đánh giá hàm lượng fluor trong kem đánh răng khảo sát so với hàm lượng chuẩn Kem đánh răng trẻ em Bảng 3. Tỷ lệ phần trăm kem đánh răng trẻ em đạt hàm lượng chuẩn trong thời điểm phân tích Chuẩn 250 – 450 ppm Đạt (%) Không (%) Kem công ty 0 100 Kem thị trường 0 100 Kết quả từ bảng 3 cho thấy các loại kem đánh răng trẻ em trong mẫu nghiên cứu đều vượt hàm lượng chuẩn. Điều này có khả năng gây nhiễm fluor trên răng của trẻ, nhất là đối với những trẻ sống trong vùng có chương trình fluor hóa nước thì nguy cơ nhiễm fluor trên răng sẽ cao hơn. Kem đánh răng người lớn Kem sản xuất trong nước 50% 50% Ñaït Khoâng ñaït ♦ Kem đánh răng công ty ♦ Kem đánh răng thị trường 41,67% 58,33% Ñaït Khoâng ñaït Các mẫu kem đánh răng lấy từ công ty có hàm lượng fluor thấp hơn chuẩn dưới 1000 ppm: 50%, khoảng hàm lượng fluor thấp hơn so với chuẩn dưới từ 20 - 145 ppm. Đối với các mẫu kem đánh răng lấy từ thị trường có hàm lượng fluor thấp hơn chuẩn dưới 1000 ppm: 72 58,33% và khoảng hàm lượng fluor thấp hơn so với chuẩn dưới từ 14 - 202 ppm. Không có loại nào vượt chuẩn 1500 ppm. Kem ngoại nhập ở thị trường tự do 88,89%11,11% Ñaït Khoâng ñaït Biểu đồ 5: Tỷ lệ phần trăm kem ở thị trường tự do đạt hàm lượng chuẩn trong thời điểm Mẫu kem đánh răng ở thị trường tự do có hàm lượng fluor thấp hơn chuẩn dưới 1000 ppm: 88,89%, khoảng hàm lượng fluor thấp hơn so với chuẩn dưới từ 83 - 1000 ppm. Không có loại nào vượt chuẩn 1500 ppm. So sánh hàm lượng fluor được khảo sát và hàm lượng fluor ghi trên bao bì kem đánh răng Kem đánh răng sản xuất trong nước Bảng 4: So sánh hàm lượng fluor được khảo sát và hàm lượng fluor ghi trên bao bì của kem đánh răng sản xuất ttrong nước Hàm lượng fluor (ppm) Tên mẫu Bao bì Kết quả khảo sát Hàm lượng khác biệt (ppm) A5-, B5- 660 635 25 A1-, B1- 1399 1289 110 A2-, B2- 1056 989 67 A3-, B3- 1056 983 73 A4-, B4- 1056 990 66 A6-, B6- 995 845 150 A7-, B7- 995 869 126 A8-, B8- 995 826 169 A9-, B9- 1450 1213 237 A10-, B10- 1450 1282 168 A11-, B11- 1000 934 66 A12-, B12- 1000 966 34 A13-, B13- 1450 1333 117 Mẫu phân tích có hàm lượng fluor khác biệt so với hàm lượng ghi trên bao bì từ 25 - 237 ppm. Trong đó, khác biệt so với hàm lượng ghi trên bao bì ở mức < 100 ppm là 46,15% và ≥ 100 ppm là 53,85%. Kem đánh răng ngoại nhập ở thị trường tự do Bảng 5: So sánh hàm lượng fluor được khảo sát và hàm lượng fluor ghi trên bao bì của kem đánh răng trên thị trường tự do Hàm lượng fluor (ppm) Tên mẫu Bao bì Kết quả khảo sát Hàm lượng khác biệt (ppm) B15- Không 919 B17- 500 493 7 73 Hàm lượng fluor (ppm) Tên mẫu Bao bì Kết quả khảo sát Hàm lượng khác biệt (ppm) B14- 1000 845 155 B16- Không 0 B18- 1000 840 160 B20- 1000 838 162 B21- Không 0 B22- 1003 1057 54 B23- 905 785 120 B19- Không 526 Hàm lượng fluor trong mẫu phân tích khác biệt so với hàm lượng ghi trên bao bì từ 7 - 162 ppm. Trong đó, khác biệt ở mức < 100 ppm là 20%, ≥ 100 ppm là 40%. Có 40% sản phẩm trên bao bì không ghi hàm lượng fluor. Các thông số cơ bản trên bao bì kem đánh răng Các sản phẩm kem đánh răng sản xuất trong nước, có ghi rõ loại muối fluor sử dụng, hàm lượng và hạn dùng. Riêng kem đánh răng ngoại nhập, có 40% không ghi rõ hàm lượng và loại muối fluor sử dụng, 20% không ghi rõ hạn dùng. Ngoài ra, có 23,08% kem sản xuất trong nước và 100% kem ngoại nhập không có dấu kiểm định chất lượng trên bao bì. KẾT LUẬN - Xây dựng và thẩm định được qui trình định lượng fluor trong kem đánh răng bằng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion với những đặc điểm ưu việt: độ nhạy cao, chính xác, rẻ tiền, dễ sử dụng. - Kết quả phân tích hàm lượng fluor trong kem đánh răng được so sánh ở 2 nơi phân tích là BVRHMTƯ TPHCM và TTDVPTTN TPHCM không khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng fluor trong các sản phẩm kem đánh răng được bán trên thị trường và sản phẩm sản xuất tại công ty có khác nhau. - So sánh hàm lượng fluor trong kem đánh răng với hàm lượng chuẩn: Kem đánh răng sản xuất trong nước Kem đánh răng trẻ em 100% thương phẩm không đạt hàm lượng chuẩn. Kem đánh răng người lớn  Kem công ty + 50% thương phẩm đạt hàm lượng chuẩn. + 50% thương phẩm không đạt hàm lượng chuẩn  Kem thị trường + 41,67% thương phẩm đạt hàm lượng chuẩn + 58,33% thương phẩm không đạt hàm lượng chuẩn. Kem đánh răng ngoại nhập ở thị trường tự do Kem đánh răng trẻ em 74 100% thương phẩm không đạt hàm lượng chuẩn. Kem đánh răng người lớn + 11,11% thương phẩm đạt hàm lượng chuẩn. + 88,89% thương phẩm không đạt hàm lượng chuẩn. So sánh hàm lượng fluor khảo sát và hàm lượng fluor ghi trên bao bì kem đánh răng: Hàm lượng fluor khảo sát khác biệt so với hàm lượng trên bao bì như sau: Kem đánh răng sản xuất trong nước + 46,15% thương phẩm khác biệt ở mức < 100 ppm. + 53,85% thương phẩm khác biệt ở mức ≥ 100 ppm. Kem đánh răng ngoại nhập ở thị trường + 20% thương phẩm khác biệt ở mức < 100 ppm. + 40% thương phẩm khác biệt ở mức ≥ 100 ppm. + 40% thương phẩm trên bao bì không ghi hàm lượng fluor. Các thông số cơ bản trên bao bì kem đánh răng được ghi nhận như sau: Kem đánh răng sản xuất trong nước 100% kem đánh răng sản xuất trong nước ghi rõ loại muối fluor, hàm lượng và hạn dùng trên bao bì. Cách trình bày hàm lượng fluor dưới dạng đơn vị là ppm hay phần trăm. Ngoài ra, có 23,08% thương phẩm không có dấu kiểm định chất lượng. Kem đánh răng ngoại nhập ở thị trường Có 40% thương phẩm không ghi rõ hàm lượng fluor, loại muối fluor và 20% thương phẩm không ghi rõ hạn dùng. Cách trình bày hàm lượng dưới đơn vị là ppm hay phần trăm. Đặc biệt, 100% thương phẩm không có dấu kiểm định chất lượng. ĐỀ NGHỊ  Nên áp dụng phương pháp phân tích điện cực chọn lọc ion để định lượng fluor trong kem đánh răng.  Các công ty sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam phải sản xuất các sản phẩm kem đánh răng với hàm lượng fluor đúng chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội nha khoa Hoa kỳ: kem đánh răng trẻ em là 250 - 450 ppm, kem đánh răng người lớn là 1000 - 1500 ppm.  Đối với các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập được bán tự do trên thị trường, cần quản lý chặt chẽ hơn về các tiêu chuẩn nhất là hàm lượng fluor trong kem.  Để dễ dàng cho người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm kem đánh răng chất lượng, các công ty sản xuất kem đánh răng nên ghi rõ hàm lượng fluor dưới đơn vị là ppm.  Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng kem đánh răng dựa trên hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã lạc hậu, thiếu và không cụ thể. Điều này dẫn đến các công ty sản xuất kem đánh răng tự công bố tiêu chuẩn chất lượng cho cơ sở và chỉ cần đăng ký chất lượng với Tổng cục đo lường – Chất lượng là đủ. Cũng trên cơ sở này các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập trên thị trường cũng không đúng chuẩn. Từ thực trạng trên, chúng tôi kiến nghị Bộ y tế nên sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng về kem đánh răng có fluor để 75 làm căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm kem đánh răng sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm kem đánh răng ngoại nhập.  Ở nước ta, để cho việc kiểm tra và giám sát chất lượng kem đánh răng được chặt chẽ và có hiệu quả, Bộ y tế nên giao cho một cơ quan quản lý Nhà nước nào có chức năng kiểm định để sản phẩm kem đánh răng đến tay người tiêu dùng được an toàn và chất lượng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Axelsson P (2004). Preventive Materials, Methods and programs, Quintessence Publishing Co, Inc, 1st edition, pp. 263-362. 2. Bộ y tế (2002). Điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 3. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương (Bộ Y Tế) (12/2005). Định hướng công tác ngành Răng Hàm Mặt các tỉnh thành phía Nam từ 2005 – 2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ). 4. Burt BA (2000). Dentistry, dental practice and the community, W B, Saunders Company, 5th edition, pp. 315-334. 5. Đặng Văn Giáp (2003). Phân tích thống kê trong kiểm nghiệm dược phẩm, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 36-44. 6. Đặng Văn Giáp (2003). Trắc nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu khoa học, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 16-26, 55-61. 7. Đặng Văn Hòa, Võ Thị Bạch Huệ, Nguyễn Thị Hồng Hương, Vĩnh Định (2003). Giáo trình kiểm nghiệm thuốc, Bộ môn phân tích – kiểm nghiệm, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 8. Embery G, Rolla G (1992). Clinical and biological aspects of dentifrices, Oxford University Press, pp. 1-60. 9. Hobdell M, Petersen PE, Clarkson J (2003). “Global goals for oral health 2020”, International Dental Journal, No 53, pp. 285-288. 10. Khanh ND, Durward C (1997). Fluoride toothpastes in Vietnam. 11. Murray J.J, Jenkins G.N (2000). Fluorides in dental caries prevention, Wright, 3rd edition, pp. 127-161. 12. Ngô Đồng Khanh (2004). “Phương pháp lấy mẫu và phân tích nồng độ fluor”, Giáo trình nha khoa công cộng, Bộ môn nha khoa công cộng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh. 13. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm (2000). “Tình hình sức khỏe răng miệng ở các tỉnh thành phía Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh, tr. 17-20. 14. Pertersen PE, Lennon MA (2004). “Effective use of fluoride for prevention of dental caries in 21st century”, Community Dent Oral Epidemiol Journal, No 32, pp. 319-321. 15. Songpaisan Y (2003). Research methodology in oral health science. 16. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2003). Phương pháp nghiên cứu sức khỏe, Hướng dẫn đào tạo các phương pháp nghiên cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 17. Truong TV (2003). Vietnam school oral health promotion program, Country report at the 2nd Asian conference of oral health promotion for school children, pp. 133-137. 18. Võ Thị Bạch Huệ (2005). Phương pháp điện hóa, Tài liệu giảng dạy lớp cao học, Bộ môn phân tích – kiểm nghiệm, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 19. Võ Thế Quang (1989). Fluor và sức khỏe răng miệng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 31-48. 20. Yan BJ, Adulyanon S (1998). Oral health in South East Asia, A regional perspective, Scientific report at the third Congress of the Asian Academy of preventive dentistry. 21. World Health Organization (2003). Fluoride and oral health, Geneva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ham_luong_fluor_trong_kem_danh_rang_bang_phuong_pha.pdf
Tài liệu liên quan