Về mức độ đau bụng sau khi sử dụng
misoprostol, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
(98%) gần với kết quả nghiên cứu của Lê Thị
Chuyền (100%) tuy tỷ lệ mức độ đau bụng có
kh{c, đau bụng ở mức độ vừa chiếm 72,3%,
mức độ nhiều chiếm 18,7% và 9% ở mức độ
ít(8). Nghiên cứu của Bao Thị Kim Loan, tình
trạng đau bụng xảy ra trên tất cả c{c đối tƣợng
nghiên cứu với mức độ đau vừa chiếm đa số
55,56%(3). Nghiên cứu của Tang OS và cộng sự
cũng cho kết quả 100% bệnh nh}n đều có đau
bụng sau khi sử dụng misoprostol ở cả hai
ph{c đồ đặt dƣới lƣỡi v| đặt }m đạo(11). Tuy
nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả
thấp hơn nhƣ nghiên cứu của Ayres – de –
Campos D. (94,6%)(1), nghiên cứu của
Ayudhaya O.P. và cộng sự có tỷ lệ đau bụng
sau khi dùng thuốc là 58,8% ở đƣờng uống và
67,1% ở đƣờng đặt dƣới lƣỡi với p = 0,31(2).
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hiệu quả misoprostol đặt dưới lưỡi trong chấm dứt thai ngang tiến triển ≤ 12 tuần tại bệnh viện trường đại học y dược Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 143
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MISOPROSTOL ĐẶT DƢỚI LƢỠI
TRONG CHẤM DỨT THAI NGƢNG TIẾN TRIỂN ≤ 12 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HUẾ
Trương Nguyễn Bích Ngọc*, Nguyễn Tuấn Dũng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thai ngưng tiến triển sớm là một trong những bệnh lý thường xảy ra ở 3 th{ng đầu của thai
kỳ.
Mục tiêu: X{c định tỷ lệ tống xuất thai hoàn toàn, thời gian ra thai trung bình, tác dụng phụ và biến
chứng khi sử dụng misoprostol đặt dưới lưỡi liều 600 µg trong chấm dứt thai ngưng tiến triển ≤ 12 tuần
tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 98 bệnh nh}n có thai ngưng tiến triển ≤ 12
tuần thỏa tiêu chuẩn được nhập viện điều trị theo ph{c đồ misoprostol đặt dưới lưỡi liều 600 µg, lặp lại sau
4 giờ, tối đa 2 liều (tổng liều là 1200 µg).
Kết quả: Tỷ lệ tống xuất thai hoàn toàn của ph{c đồ là 91,8%. Tỷ lệ thành công không khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở liều đơn v| liều lặp lại (90% so với 92,3%, p = 0,664), với thời gian ra thai có trung vị là
9,5 giờ (khoảng tứ phân vị là 6 – 13 giờ). Tác dụng phụ: buồn nôn (58,3%), kế đến là nôn và tiêu chảy
chiếm tỷ lệ tương đương nhau (16,7%), lạnh run/nhức đầu (8,3%). Hầu hết bệnh nhân sau khi sử dụng
misoprostol đều có đau bụng (98%). Ở liều đầu, chủ yếu tập trung ở mức độ đau nhẹ (38,8%), ở liều lặp lại,
bệnh nh}n đau nhiều hơn với mức độ đau nhiều (52,6%). Không ghi nhận được bất kỳ trường hợp biến
chứng (băng huyết, nhiễm trùng) nào.
Kết luận: Misoprostol với liều 600 µg, đặt dưới lưỡi, lặp lại sau 4 giờ (tổng liều l| 1200 µg), đạt hiệu
quả tống xuất thai hoàn toàn cao với tỷ lệ tác dụng phụ không đ{ng kể và không xảy ra biến chứng nặng
nào.
Từ khóa: thai ngưng tiến triển sớm, misoprostol
ABSTRACT
INVESTIGATING THE EFFECTIVENESS OF SUBLINGUAL MISOPROSTOL
IN THE MANAGEMENT OF EARLY PREGNANCY FAILURE (≤ 12 WEEKS)
AT HOSPITAL OF HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Truong Nguyen Viet Ngoc, Nguyen Tuan Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 143 - 147
Background: Early pregnancy failure is one of the common pathology in the first trimester of
pregnancy.
Objectives: To determine the overall incidence of complete abortion, the mean induction to abortion
interval, side effects and complications of sublingual misoprostol 600 µg in the management of early
pregnancy failure (≤ 12 weeks) at hospital of Hue university of medicine and pharmacy.
*Đại học Kỹ thuật Y – Dƣợc Đ| Nẵng
**Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Dũng ĐT: 0903343832 Email: tuandungdls@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 144
Methods: A cross – sectional descriptive study was conducted. The ninety eight patients with early
pregnancy failure (≤ 12 weeks) were eligible for treatment with sublingual misoprostol 600 µg, repeated
dose after 4 hours (total 1200 µg).
Results: The overall incidence of complete abortion was 91.8%. This incidence was not significantly
different between the single and repeated doses (90% vs 92.3%, p = 0.664), with median induction to
abortion interval was a 9.5 hours (Interquartile range 6 - 13 hours). The side effects included nausea
(58.3%), followed by vomiting and diarrhea (16.7%), chills/headache (8.3%). Most patients had abdominal
pain (98%). In the first dose, the mild pain was major (38.8%), at repeated doses, the pain was more severe
with 52.6% severe pain. No cases of complications (haemorrhages, infections) were reported.
Conclusions: The overall incidence of complete abortion with misoprostol 600 µg, sublingual, repeated
dose after 4 hours (total 1200 µg) was high. No significant side effects and no serious complications were
reported.
Key words: early pregnancy failure, misoprostol
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai ngƣng tiến triển sớm là một trong
những bệnh lý thƣờng xảy ra ở 3 th{ng đầu của
thai kỳ, ƣớc tính chiếm tỷ lệ 15 – 20%(4) trong tất
cả các thai kỳ, tỷ lệ thực tế còn có thể cao hơn,
đôi khi với những triệu chứng rõ r|ng, đôi khi
lại không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi có
xuất huyết và/hoặc đau bụng xảy ra(7).
Thủ thuật nạo hút thai đƣợc xem là kỹ thuật
triệt để nhất làm sạch buồng tử cung trong chấm
dứt thai kỳ ngƣng tiến triển. Đ}y l| biện pháp
tiêu chuẩn đã {p dụng hàng chục năm qua. Tuy
nhiên, những biến chứng từ thủ thuật can thiệp
nong và nạo để lại (tổn thƣơng cổ tử cung,
nhiễm trùng, dính lòng tử cung, vô kinh, vô
sinh<) không phải là nhỏ. Vì vậy, can thiệp nội
khoa với misoprostol là một biện pháp chấm dứt
thai kỳ ngƣng tiến triển không xâm lấn có hiệu
quả, đơn giản v| đ{ng quan t}m. C{c t{c giả
trong v| ngo|i nƣớc đã có rất nhiều nghiên cứu
về misoprostol, cho thấy misoprostol có hiệu quả
tốt trong việc chấm dứt thai, hạn chế những biến
chứng do quá trình làm thủ thuật hút nạo thai
g}y ra. Nhƣng trên thực tế, các nhà thực hành
lâm sàng vẫn đang nghiên cứu vì chƣa tìm ra
ph{c đồ tối ƣu nhất, liều lƣợng thuốc v| đƣờng
sử dụng cũng thay đổi(8,9).
Cho nên, để góp phần vào việc tối ƣu hóa
hiệu quả sử dụng misoprostol, chúng tôi thực
hiện đề tài này với các mục tiêu: x{c định tỷ lệ
tống xuất thai hoàn toàn, thời gian tống xuất thai
trung bình, tỷ lệ tác dụng phụ: buồn nôn, nôn,
đau bụng, tiêu chảy, sốt/lạnh run, nhức đầu và tỷ
lệ các biến chứng: băng huyết, nhiễm trùng khi
sử dụng misoprostol đặt dƣới lƣỡi 600 µg.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Những phụ nữ có thai ngƣng tiến triển sớm
≤ 12 tuần tuổi đến kh{m v| điều trị tại bệnh viện
trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế trong thời gian từ
th{ng 10/2016 đến tháng 4/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nh}n đƣợc chẩn đo{n chính x{c thai
ngƣng tiến triển sớm trong tử cung có tuổi thai
≤12 tuần, không có chống chỉ định với
misoprostol.
Tiêu chuẩn loại trừ
Dị ứng với prostaglandin, bệnh lý nội khoa
nặng (suy tim, suy thận, hen nặng), có bệnh lý về
máu hoặc đang điều trị kh{ng đông, đang có
bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu, viêm sinh dục
cấp, có sẹo mổ cũ trên tử cung, những trƣờng
hợp sẩy thai không trọn, sẩy thai diễn tiến.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Cỡ mẫu: Chúng tôi lấy mẫu toàn bộ
trong thời gian nghiên cứu, chọn mẫu thuận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 145
tiện không xác suất, lấy mẫu liên tiếp tuần tự
theo thời gian. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn
đƣợc nhập viện điều trị nội trú theo ph{c đồ
misoprostol đặt dƣới lƣỡi 600 µg, lặp lại sau 4
giờ, tối đa 2 liều (tổng liều là 1200 µg).
Bệnh nh}n đƣợc xem l| điều trị thành
công khi thai sẩy trọn hoàn toàn, kết thúc
nghiên cứu không có can thiệp thủ thuật ngoại
khoa. C{c trƣờng hợp thai không sẩy sau 48
giờ khi đã kết thúc 2 liều điều trị hoặc thai đã
sẩy nhƣng không ho|n to|n sau khi kết thúc
một tuần điều trị, ra huyết }m đạo nhiều cần
phải can thiệp thủ thuật hoặc bệnh nhân yêu
cầu đổi phƣơng ph{p điều trị đƣợc xem là
điều trị thất bại.
Dữ liệu đƣợc thu thập và xử lý theo phần
mềm thống kê y học SPSS 23.0. Mô tả số liệu: sử
dụng thuật toán thống kê mô tả và thống kê
ph}n tích, trình b|y dƣới dạng các bảng biểu
số liệu và các biểu đồ.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi
khảo s{t đƣợc 98 trƣờng hợp thai ngƣng tiến
triển sớm (≤ 12 tuần) có độ tuổi từ 19 đến 44,
trung vị là 29 tuổi (với khoảng tứ phân vị 25 –
33 tuổi), chiếm đa số l| độ tuổi từ 21 – 29
(51%). Tuổi thai có trung vị là 8 tuần (khoảng
tứ phân vị là 6,4 – 9 tuần), nhóm tuổi thai > 6 –
9 tuần chiếm đa số (53,1%). C{c đặc điểm khác
đƣợc trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm của thai phụ trong nghiên cứu
(n=98)
Đặc điểm Tỷ lệ (%)
Tiền căn sẩy thai
Không có 84,7
Có ≥ 1 lần 15,3
Tiền căn nạo hút thai
Không có 100
Có ≥ 1 lần 0
Ra huyết âm đạo trước điều trị
Không 80,6
Có 19,4
Cổ tử cung
Đóng 93,9
Hở 6,1
Trong tổng số 98 trƣờng hợp, có 90 trƣờng
hợp tống xuất thai hoàn toàn chiếm tỷ lệ thành
công 91,8% với khoảng tin cậy 95% (86,2% -
96,9%), 8 trƣờng hợp thất bại chiếm tỷ lệ 8,2%
với khoảng tin cậy 95% (3,1% – 13,8%). Trong
đó, bảng 2 ghi nhận tỷ lệ tống xuất thai hoàn
toàn tập trung ở liều lặp lại. Tuy nhiên, tỷ lệ
thành công không khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở liều đơn v| liều lặp lại (90% so với 92,3%,
p = 0,664).
Bảng 2: Tỷ lệ thành công và thất bại theo liều
thuốc điều trị (n=98)
Liều thuốc
sử dụng
Hiệu quả điều trị p
Thành công Thất bại 0,664
Tần số (%) Tần số (%)
1 liều 18 (90) 2 (10)
Liều lặp lại 72 (92,3) 6 (7,7)
Trung vị của thời gian ra thai là 9,5 giờ
(với khoảng tứ phân vị là 6 – 13 giờ), ngắn
nhất là 1 giờ và dài nhất là 76 giờ. Tác dụng
phụ và biến chứng đƣợc ghi nhận ở bảng 3.
Bảng 3: Tác dụng phụ và biến chứng (n=12)
Tác dụng phụ và
biến chứng
Liều đầu
Tần số (%)
Liều lặp lại
Tần số (%)
Buồn nôn 7 (58,3) 7 (58,3)
Nôn 2 (16,7) 2 (16,7)
Tiêu chảy 2 (16,7) 2 (16,7)
Sốt/Lạnh run 1 (8,3) 0 (0)
Nhức đầu 0 (0) 1 (8,3)
Băng huyết 0 (0) 0 (0)
Nhiễm trùng 0 (0) 0 (0)
Hầu hết bệnh nhân sau khi sử dụng
misoprostol đều có đau bụng (98%), chỉ có 2
trƣờng hợp không đau sau 2 liều điều trị. Ở
liều đầu, chủ yếu tập trung ở mức độ đau nhẹ
38,8%, ở liều lặp lại, bệnh nh}n đau nhiều hơn
với mức độ đau nhiều 52,6% nhƣng không cần
sử dụng thuốc giảm đau.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ thành công trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi có kết quả gần với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ba 91,3%(9), Đ|o
Thị Anh Vinh 92,36%(6); cao hơn nghiên cứu
của một số tác giả kh{c nhƣ Creinin M.D. v|
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 146
cộng sự thực hiện so sánh hiệu quả của
misoprostol 400 µg uống v| 800 µg đặt }m đạo
có tỷ lệ thành công ở nhóm uống l| 25% v| đặt
}m đạo là 88%(5) hay nghiên cứu của Tanha
F.D. và cộng sự có tỷ lệ thành công ở nhóm
đặt dƣới lƣỡi l| 84,5% v| nhóm đặt }m đạo là
46,4%(12). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác
lại có tỷ lệ th|nh công cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi, nhƣ nghiên cứu của Lê Thị Chuyền
93,4%(8), của Seervi N. và cộng sự có tỷ lệ
thành công tuy ở nhóm đặt }m đạo 88,89%
thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi nhƣng ở
nhóm đặt dƣới lƣỡi lại cao hơn 92,85%(10).
Tỷ lệ tống xuất thai hoàn toàn tập trung ở
liều lặp lại, nghĩa l| số bệnh nhân phải sử
dụng liều lặp lại chiếm tỷ lệ cao (80%); điều
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ba, số bệnh nhân dùng liều lặp lại chiếm tỷ lệ
94,4%(9). Tuy nhiên với p = 0,664 (kiểm định
chính xác Fisher) cho thấy không có sự liên
quan giữa tỷ lệ tống xuất thai hoàn toàn và
liều thuốc sử dụng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thời
gian ra thai ngắn hơn so với một số nghiên
cứu cũng sử dụng ph{c đồ misoprostol liều
600 µg nhƣng với đƣờng đặt }m đạo (Nguyễn
Thị Ba, Đ|o Thị Anh Vinh và Tang O.S)(6,9,11).
Nghiên cứu của Tanha F.D. và cộng sự cũng
ghi nhận thời gian ra thai trung bình của
nhóm đặt dƣới lƣỡi ngắn hơn so với nhóm đặt
}m đạo l| có ý nghĩa thống kê với p < 0,001(12).
So sánh với một số nghiên cứu sử dụng
misoprostol đặt dƣới lƣỡi, nghiên cứu của
chúng tôi cũng có thời gian ra thai ngắn hơn
kết quả nghiên cứu của Lê Thị Chuyền, nhƣng
d|i hơn kết quả nghiên cứu của Bao Thị Kim
Loan, Ayudhaya O.P. và cộng sự(2,3,8).
Tỷ lệ tác dụng phụ chỉ chiếm 12,2%, gặp
nhiều nhất ở cả hai liều là buồn nôn 58,3%.
Nghiên cứu của Zhang J. cũng cho kết quả
tƣơng tự, buồn nôn chiếm tỷ lệ cao nhất
53%(13). Nghiên cứu của Tang O.S. và cộng sự
ghi nhận buồn nôn chiếm tỷ lệ cao ở cả hai
ph{c đồ (60% ở nhóm đặt dƣới lƣỡi và 50% ở
nhóm đặt }m đạo)(11). Nghiên cứu của
Ayudhaya OP và cộng sự lại ghi nhận tác
dụng phụ tiêu chảy chiếm tỷ lệ 8,6%, buồn
nôn – nôn chỉ chiếm 2,9%, lạnh run chiếm
5,7% ở ph{c đồ đặt dƣới lƣỡi(2).
Mẫu nghiên cứu không ghi nhận đƣợc bất
kỳ biến chứng băng huyết, nhiễm trùng nào
xảy ra. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê
Thị Chuyền và Bao Thị Kim Loan(3,8).
Về mức độ đau bụng sau khi sử dụng
misoprostol, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
(98%) gần với kết quả nghiên cứu của Lê Thị
Chuyền (100%) tuy tỷ lệ mức độ đau bụng có
kh{c, đau bụng ở mức độ vừa chiếm 72,3%,
mức độ nhiều chiếm 18,7% và 9% ở mức độ
ít(8). Nghiên cứu của Bao Thị Kim Loan, tình
trạng đau bụng xảy ra trên tất cả c{c đối tƣợng
nghiên cứu với mức độ đau vừa chiếm đa số
55,56%(3). Nghiên cứu của Tang OS và cộng sự
cũng cho kết quả 100% bệnh nh}n đều có đau
bụng sau khi sử dụng misoprostol ở cả hai
ph{c đồ đặt dƣới lƣỡi v| đặt }m đạo(11). Tuy
nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả
thấp hơn nhƣ nghiên cứu của Ayres – de –
Campos D. (94,6%)(1), nghiên cứu của
Ayudhaya O.P. và cộng sự có tỷ lệ đau bụng
sau khi dùng thuốc là 58,8% ở đƣờng uống và
67,1% ở đƣờng đặt dƣới lƣỡi với p = 0,31(2).
KẾT LUẬN
Misoprostol với liều 600 µg, đặt dƣới lƣỡi,
lặp lại sau 4 giờ (tổng liều l| 1200 µg), đạt hiệu
quả tống xuất thai hoàn toàn cao với tỷ lệ tác
dụng phụ không đ{ng kể và không xảy ra biến
chứng nặng nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayres–de–Campos D, Teixeira–da–Silva J., Campos I.,
Patricio B. (2000). Vaginal misoprostol in the management
of first – trimester missed abortions. Int J Gynaecol Obstet,
71(1): 53 – 57.
2. Ayudhaya OP, Herabutya Y, Chanrachakul B, Ayuthaya NI,
Prasertsawat O.P. (2006). A comparison of the efficacy of
sublingual and oral misoprostol 400 microgram in the
management of early pregnancy failure: a randomized
controlled trial. J Med Assoc Thai, 89 Suppl 4: S5 – 10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 147
3. Bao Thị Kim Loan (2015). Hiệu quả của misoprostol đặt
dƣới lƣỡi trong xử trí thai 9 – 12 tuần ngừng tiến tiển tại
trung t}m chăm sóc sức khỏe sinh sản Bình Dƣơng. Luận án
tốt nghiệp chuyên khoa 2, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hồ Chí
Minh.
4. Creinin MD, Chen BA (2007). Contemporary management
of early pregnancy failure. Clinical Obstetrics and Gynecology,
50(1): 67 – 88.
5. Creinin MD, Moyer R, Guido R (1997). Misoprostol for
medical evacuation of early pregnancy failure. Obstet
Gynecol, 89(5 Pt 1): 768 – 772.
6. Đ|o Thị Anh Vinh (2013). Hiệu quả của misoprostol trong
chấm dứt thai ngừng tiến triển ≤ 9 tuần tại bệnh viện đa
khoa Thống Nhất Đồng Nai. Luận văn thạc sỹ Y học, Trƣờng
Đại học Y Dƣợc Hồ Chí Minh.
7. Petrozza CJ (2012). Recurrent Early Pregnancy Loss.
overview#showall.
8. Lê Thị Chuyền (2013). Hiệu quả misoprostol đặt dƣới lƣỡi
trong chấm dứt thai ngƣng tiến triển ≤ 9 tuần tại bệnh viện
đa khoa khu vực Củ Chi. Luận văn thạc sỹ y học, Trƣờng Đại
học Y Dƣợc Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Ba (2009). Hiệu quả của misoprostol trong
chấm dứt thai ngừng tiến triển ≤ 12 tuần tại khoa sản Bệnh
viện đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Luận án tốt nghiệp
chuyên khoa 2, Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hồ Chí Minh.
10. Seervi N, Hooja N, Rajoria L, Verma A, Malviya K, Mehta N
(2014). Comparison of different regimes of Misoprostol for
the termination of early pregnancy failure. Med J Armed
Forces India, 70(4): 360 – 363.
11. Tang OS, Lau WN, Ng EH, Lee SW, Ho PC (2003). A
prospective randomized study to compare the use of
repeated doses of vaginal with sublingual misoprostol in the
management of first trimester silent miscarriages. Hum
Reprod, 18(1): 176 – 181.
12. Tanha FD, Feizi M, Shariat M (2010). Sublingual versus
vaginal misoprostol for the management of missed abortion.
J Obstet Gynaecol Res, 36(3): 525-532.
13. Zhang J, Gilles JM, Barnhart K, Creinin MD, Westhoff C,
Frederick MM (2005). A Comparison of Medical
Management with Misoprostol and Surgical Management
for Early Pregnancy Failure. New England Journal of Medicine,
353(8): 761 – 769.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hieu_qua_misoprostol_dat_duoi_luoi_trong_cham_dut_t.pdf