Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ

Tăng triglycerid là một trong những rối loạn lipid thường gặp nhất ở những bệnh nhân STM. Tăng triglycerid máu tương ứng với giảm chức năng thận được giải thích do sự tích tụ VLDL, IDL cũng như những phân tử cặn lắng có nguồn gốc từ ruột và những phân tử này rất giàu triglycerid. Một cơ chế khác là do trong suy thận mạn, tăng ApoCIII là tác nhân ức chế Lipoprotein Lipase dẫn tới giảm quá trình dị hóa triglycerid và sự bắt giữ triglycerid ở gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng triglycerid là 34,1%, nồng độ triglycerid máu trung bình là 1,59 ± 0,84 mmol/l, nhỏ nhất là 0,44 mmol/l và lớn nhất là 4,33 mmol/l. Kết quả này cao hơn kết quả của một số nghiên cứu: tác giả Nguyễn Ngọc Văn Khoa nghiên cứu trên 103 trường hợp lọc máu chu kỳ có tỷ lệ tăng TG ( ≥ 1,7 mmol/l) là 14,6 %, giá trị triglycerid trung bình là 1,11 ± 0,58 mmol/l [1] Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giảm HDL-C là 47,1% và nồng độ trung bình của HDL-C là 1,24 ± 0,33 mmol/l. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Nguyễn Ngọc Văn Khoa với giá trị trung bình của HDL – C là 1,17 ± 0,29 mmol/l, tỷ lệ giảm HDL-C (≤1.0 mmol/l) là 28,2 %. Theo Altaf A, có 81% bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nồng độ HDLC<1,03mmol/l, [6].

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY KHẢO SÁT HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN ÐANG LỌC MÁU CHU KỲ Hoàng Vĩnh Phú, Võ Tam, Lê Văn Tiến, Võ Thị Hoài Hương Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá sự rối loạn các thành tố của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: Gồm 85 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang được lọc máu chu kỳ từ 5/2015 – 9/2016 tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Trung ương Huế. Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ chiếm 37,65%. Trong đó: tỷ lệ tăng vòng bụng là 30,6%; tỷ lệ tăng huyết áp là 72,9%, giá trị trung bình HATT và HATTr lần lượt là 142,24 ± 27,53 và 80,35 ± 12,48 mmHg; tỷ lệ tăng glucose máu đói là 28%, giá trị glucose máu đói trung bình là 4,9 ± 1,19 mmol/l; tỷ lệ tăng triglycerid là 34,1%, giá trị triglycerid trung bình là 1,59 ± 0,84 mmol/l. Tỷ lệ giảm HDL-C là 47,1%, giá trị trung bình của HDL-C là 1,24 ± 0,33 mmol/l. Kết luận: Ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ có tỷ lệ rối loạn các thành tố của hội chứng chuyển hóa rất cao trong đó tăng huyết áp và rối loạn HDL chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ khóa: suy thận mạn, hội chứng chuyển hóa. Abstract METABOLIC SYNDROME IN DIALYSIS PATIENTS Hoang Vinh Phu, Vo Tam, Le Van Tien, Vo Thi Hoai Huong Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University Objective: To review disorders elements of the metabolic syndrome in patients with end-stage chronic renal failure on dialysis cycle. Materials and methods: A cross sectional descriptive study of 85 patients including end-stage chronic renal failure in dialysis cycle from 5/2015 - 9/2016 at the Department of Artificial Kidney, Hue Central Hospital. Results: The prevalence of metabolic syndrome in dialysis patients was 37.65%. The prevalence of abdominal obesity was 30.6%; The prevalence of hypertension was 72.9%, the average value systolic blood pressure and diastolic blood pressure were 142.24 ± 27.53, 80.35 ± 12.48 mmHg; The prevalence of hyperglycemia was 28%, the average value blood glucose was 4.9 ± 1.19 mmol/l; The prevalence of triglyceride increase was 34.1%, the average value triglyceride was 1.59 ± 0.84 mmol/l. The prevalence of HDL-C increase was 47.1%, the average value HDL-C was 1.24 ± 0.33 mmol/l. Conclusion: The prevalence of metabolic syndrome in dialysis patients is very high, in which hypertension and HDL disturbances are the highest. Key words: chronic renal failure, dialysis, metabolic syndrome. ----- - Địa chỉ liên hệ: Võ Tam, email: votamydh@yahoo.com - Ngày nhận bài: 8/10/2016; Ngày đồng ý đăng: 20/10/2016; Ngày xuất bản: 25/10/2016 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lọc máu chu kỳ được xem là phương tiện tích cực nhất trong việc điều trị các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối[3]. Trên những đối tượng này, hội chứng chuyển hóa xuất hiện rất phổ biến[8]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở những bệnh nhân lọc máu chu kỳ, tuy nhiên, ở nước ta vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ”, nhằm mục tiêu: Đánh giá sự rối loạn các thành tố của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 85 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang được lọc máu chu kỳ từ 5/2015 – 9/2016 tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Trung ương Huế. 8Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY 52.94% 47.06% nam nữ Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Tiêu chuẩn chẩn đoán có suy thận mạn giai đoạn cuối: mức lọc cầu thận dưới 15ml/ phút/1,73m2[3]. - Tiêu chuẩn điều trị: Đang được lọc máu chu kỳ. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: - Suy thận mạn đang điều trị bảo tồn. - Suy thận mạn đã được ghép thận hoặc đang lọc màng bụng. - Suy thận cấp. - Đợt cấp của suy thận mạn. - Đang có những bệnh cấp tính như: sốt cao, nhiễm trùng... - Bệnh nhân bị các rối loạn về tâm thần không thể trả lời chính xác các câu hỏi cần thiết trong hỏi bệnh và khám lâm sàng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang Biểu đồ 3.1. Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu Nam N 2.2.2. Các thông số nghiên cứu Vòng bụng, Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương, Triglycerid máu lúc đói, HDL-C máu lúc đói, Glucose máu lúc đói. * Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa: tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 2009[8]: Để chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa phải có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau: 1. Tăng vòng bụng (Béo bụng hoặc béo phì dạng nam): Vòng bụng ≥ 90cm đối với nam, ≥ 80 cm đối với nữ. 2. Tăng triglycerid máu ≥ 150 mg/dl (≥ 1.7mmol/l). 3. Giảm HDL-Cholesterol máu<40 mg/dl (<1.03 mmol/l) đối với nam; <50 mg/dl (< 1.29 mmol/l) đối với nữ. 4. Tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg. 5. Tăng glucose máu lúc đói: ≥ 100 mg/dl (≥ 5,6 mmol/l). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số trường hợp Tỉ lệ % Dưới 30 14 16,5 30 - 50 35 41,2 Trên 50 36 42,4 Tổng cộng 85 100 Trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất Trung bình: 47,01 ± 15,7 Lớn nhất: 79: Nhỏ nhất: 20 47,06% 52, 9Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY Bảng 3.2. Thời gian lọc máu chu kỳ Thời gian LMCK (tháng) Nam Nữ Chung p Nhỏ nhất 10 10 10 Lớn nhất 190 160 190 Trung bình 50,33 ± 39,32 60,08 ± 38,12 54,92 ± 38,84 0,251 Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả lọc máu theo chỉ số Kt/V Chỉ số Kt/V Số trường hợp Tỷ lệ (%) Kt/V ≥ 1,2 64 75,3 Kt/V < 1,2 21 24,7 Kt/V Trung bình, Nhỏ nhất, Lớn nhất Trung bình: 1,40 ± 0,28 Nhỏ nhất: 0,8; Lớn nhất: 2,14 3.2. Kết quả về hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu. 3.2.1. Vòng bụng Bảng 3.4. Thành tố vòng bụng Số trường hợp Tổng cộng Tỷ lệ (%) Nam 17 45 37,8 Nữ 9 40 22,5 Chung 26 85 30,6 VB Trung bình 77,98 ± 9,43 cm Tỷ lệ tăng vòng bụng đối với nam (≥90cm) là 37,8, đối với nữ (≥80cm) là 22,5%. Tỷ lệ chung là 30,6%. Vòng bụng trung bình: 77,98 ± 9,43 cm. 3.2.2. Huyết áp Bảng 3.5. Thành tố huyết áp Số trường hợp Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Tăng huyết áp tâm thu 62/85 72,9 142,24 ±27,53 Tăng huyết áp tâm trương 31/85 36,5 80,35± 12,48 Tăng huyết áp 62/85 72,9 Tỷ lệ tăng huyết áp (HATT ≥ 130 hoặc/và HATTr ≥ 85) là 72,9%, bằng với tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu, tỷ lệ tăng huyết áp tâm trương là 36,5%. Giá trị trung bình huyết áp tâm thu, tâm trương lần lượt là: 142,24±27,53mmHg và 80,35±12,48 mmHg. 3.2.3. Glucose máu đói Bảng 3.6. Thành tố glucose máu đói Số trường hợp Tỷ lệ (%) Glucose máu đói ≥ 5.6 mmol/l 24/85 28 Glucose máu trung bình, Lớn nhất, Nhỏ nhất Trung bình: 4,90 ± 1,19 mmol/l LN: 7,7 mmol/l, NN: 3,0 mmol/l Tỷ lệ tăng glucose máu đói là 28%. Nồng độ glucose máu đói trung bình: 4,90 ±1,19, Lớn nhất: 7,7 mmol/l; Nhỏ nhất: 3,0 mmol/l. 3.2.4. Triglycerid máu Bảng 3.7. Thành tố Triglycerid Số trường hợp Tỷ lệ (%) Triglycerid ≥1,7 mmol/l 29/85 34,1 Triglycerid trung bình, Lớn nhất, Nhỏ nhất Trung bình: 1,59 ± 0,84 mmol/l Lớn nhất: 4,33mmol/l; Nhỏ nhất: 0,44 mmol/l 10 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY Tỷ lệ rối loạn triglycerid máu: 34,1% . Nồng độ triglycerid máu trung bình 1,59 ± 0,84 mmol/l, lớn nhất: 4,33mmol/l, nhỏ nhất: 0,44 mmol/l. 3.2.5. HDL-Cholesterol Bảng 3.8. Thành tố HDL-C Số trường hợp Tỷ lệ Giảm HDL-C 40/85 47,1 HDL-C trung bình, Lớn nhất, Nhỏ nhất Trung bình: 1,24 ± 0,33 mmol/l Lớn nhất: 2,05mmol/l; Nhỏ nhất: 0,66 mmol/l Tỷ lệ rối loạn HDL-C máu: 47,1%. Nồng độ HDL-C máu trung bình: 1,59 ± 0,84 mmol/l; Lớn nhất: 4,33mmol/l; Nhỏ nhất: 0,44 mmol/l. 3.2.6. Kết quả về số lượng thành tố của hội chứng chuyển hóa bị rối loạn Bảng 3.9. Phân bố nhóm đối tượng theo số thành tố bị rối loạn RL 0 thành tố RL 1 thành tố RL 2 thành tố RL 3 thành tố RL 4 thành tố RL 5 thành tố N 3/85 25/85 25/85 24/85 7/85 1/85 Tỷ lệ % 3,53 29,41 29,41 28,24 8,24 1,18 32/85 (37,65%) - Đối với nhóm đối tượng có rối loạn 1, 2 và 3 thành tố thì Tăng huyết áp là thành tố chiếm tỷ lệ cao nhất. - Đối với nhóm đối tượng rối loạn 4 thành tố thì thành tố HDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất. 4. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng vòng bụng là 30,6% trong đó tỷ lệ tăng vòng bụng ở nam (≥90cm) cao hơn so với ở nữ (≥80cm) tương ứng với 37,8% và 22,5%. Vòng bụng trung bình: 77,98±9,43cm. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Phải trên 80 bệnh nhân lọc máu chu kỳ có vòng bụng trung bình là 78,07 ± 5,65 cm [2]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu trên 123 bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn của Trần Đặng Đăng Khoa (với tỷ lệ tăng vòng bụng là 50,4% và giá trị vòng bụng trung bình là 83,97 ± 7,32), [1] Theo định nghĩa mới về hội chứng chuyển hóa năm 2009 thì hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán khi có ≥ 3/5 thành tố bị rối loạn. Như vậy có 32/85 tương ứng với 37,65% trường hợp mắc hội chứng chuyển hóa. Nhóm đối tượng rối loạn 1, 2 và 3 thành tố chiếm đa số. Chỉ 3,53% trường hợp không có rối loạn thành tố nào, tức là có 96,47% rối loạn ít nhất 1 thành tố. Các nhóm đối tượng rối loạn 1, 2, 3, 4, 5 thành tố chiếm tỷ lệ lần lượt là: 29,41%, 29,41%, 28,24%, 8,24%, 1,18%. Bảng 3.10. Phân bố của các thành tố theo số lượng bị rối loạn RL 0 thành tố RL 1 thành tố RL 2 thành tố RL 3 thành tố RL 4 thành tố RL 5 thành tố Tổng Tăng VB 0 0% 1 4% 6 24% 13 54,2% 5 71,4% 1 100% 26 Tăng huyết áp 0 0% 16 64% 18 72% 21 87,5% 6 85,7% 1 100% 62 Tăng glucose 0 0% 1 4% 8 32% 9 37,5% 5 71,4% 1 100% 24 Tăng TG 0 0% 3 12% 7 28% 13 54,2% 5 71,4% 1 100% 29 Giảm HDL-c 0 0% 4 16% 12 48% 16 66,7% 7 100% 1 100% 40 Tổng 25 25 24 7 1 11 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY Tăng huyết áp trong hội chứng chuyển hóa được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và, hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg. Đây là 2 mốc thấp hơn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh THA (≥140/90), [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng huyết áp là 72,9 % cao hơn nghiên cứu của tác giả Sơn Huyền Vũ trên 79 bệnh nhân lọc máu chu kỳ (có tỷ lệ THA là 50,6%), tuy nhiên mốc chẩn đoán THA trong nghiên cứu này là: huyết áp tâm thu / huyết áp tâm trương ≥ 140/90 mmHg. Kết quả của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu của một số tác giả: Võ Hữu Thọ là 77,8%, Võ Quang Vinh là 84,3%, [4], Phan Nguyễn Tú Uyên là 81,7%[5]. Tăng triglycerid là một trong những rối loạn lipid thường gặp nhất ở những bệnh nhân STM. Tăng triglycerid máu tương ứng với giảm chức năng thận được giải thích do sự tích tụ VLDL, IDL cũng như những phân tử cặn lắng có nguồn gốc từ ruột và những phân tử này rất giàu triglycerid. Một cơ chế khác là do trong suy thận mạn, tăng ApoCIII là tác nhân ức chế Lipoprotein Lipase dẫn tới giảm quá trình dị hóa triglycerid và sự bắt giữ triglycerid ở gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng triglycerid là 34,1%, nồng độ triglycerid máu trung bình là 1,59 ± 0,84 mmol/l, nhỏ nhất là 0,44 mmol/l và lớn nhất là 4,33 mmol/l. Kết quả này cao hơn kết quả của một số nghiên cứu: tác giả Nguyễn Ngọc Văn Khoa nghiên cứu trên 103 trường hợp lọc máu chu kỳ có tỷ lệ tăng TG ( ≥ 1,7 mmol/l) là 14,6 %, giá trị triglycerid trung bình là 1,11 ± 0,58 mmol/l [1] Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giảm HDL-C là 47,1% và nồng độ trung bình của HDL-C là 1,24 ± 0,33 mmol/l. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Nguyễn Ngọc Văn Khoa với giá trị trung bình của HDL – C là 1,17 ± 0,29 mmol/l, tỷ lệ giảm HDL-C (≤1.0 mmol/l) là 28,2 %. Theo Altaf A, có 81% bệnh nhân lọc máu chu kỳ có nồng độ HDL- C<1,03mmol/l, [6]. 5. KẾT LUẬN Hội chứng chuyển hóa xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ, chiếm tỷ lệ 37.65%. Với các nhóm đối tượng rối loạn 1, 2, 3, 4, 5 thành tố chiếm tỷ lệ lần lượt là: 29,41%, 29,41%, 28,24%, 8,24%, 1,18%. Trong đó tăng huyết áp là thành tố chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở nhóm rối loạn 1, 2 và 3 thành tố, giảm HDL-C chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở nhóm rối loạn 4 thành tố. ----- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Văn Khoa (2015), Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 2. Lê Phải (2013), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại bệnh viện tỉnh Phú Yên, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 3. Võ Phụng (2012), “Thận nhân tạo”, Giáo trình nội khoa sau đại học, NXB Đại học Huế, Tr 318-348. 4. Võ Quang Vinh (2014), Nghiên cứu rối loạn bilan lipid và hiệu quả điều trị của Rosuvastatin ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đà Nẵng, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 5. Phan Nguyễn Tú Uyên (2015), Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn,Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 6. Altaf A, Halim A(2007), “Assessment of lipid dysfuntion in patients on maintenance haemodialysis”, J Ayub Med Coll Abbottabad, 19(4), pp 32-36. 7. Alberti, K.G.M.M. Eckel, Robert H, Grundy, Scott M et al (2009) “Harmonizing the Metabolic Syndrome: A Joint Interim Statement” Circulation, Vol 120, pp 1640-1645. 8. Quero A Al, Fernandez G R, Fernandez J FJ, Garcia R M C, Garcia G I (2014) “Study of the metabolic syndrome and obesity in hemodialysis patients”, Nutricion hospitalaria, pp 286-91.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_hoi_chung_chuyen_hoa_tren_benh_nhan_dang_loc_mau_ch.pdf
Tài liệu liên quan