Khảo sát lão thính ở người trên 50 tuổi có nghe kém

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam: nữ = 2,7 : 1. Tỉ lệ nam giới cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới có thể do tình trạng nghe kém ảnh hưởng nhiều đến nam giới hơn nữ giới ở người cao tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: tình trạng nghe kém ở người cao tuổi chiếm đa số ở mức độ nhẹ đến trung bình nặng. 100% đối tượng nghiên cứu đều có nghe kém tiếp nhận ở tai phải. Đối với tai trái thì chỉ có duy nhất 1 người không nghe kém. Chứng tỏ những người trên 50 tuổi đều bị ảnh hưởng bởi nghe kém tiếp nhận ở một mức độ nào đó và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghe kém về tiếp nhận ở tai phải với nhóm tuổi (p=0,002) và giữa tai trái với nhóm tuổi (p=0,001). Đối với tai phải, những người từ 70 tuổi trở xuống thì chủ yếu là nghe kém tiếp nhận ở độ 1 và độ 2. Còn những người >70 tuổi thì mức độ nghe kém tăng dần và chủ yếu là nghe kém độ 2 và độ 3. Đối với tai trái thì ≤60 tuổi chủ yếu là nghe kém tiếp nhận độ 1 (chiếm 53,2%), còn những người từ 61 – 70 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 1 (36%) và độ 2 (34%). Riêng những người >70 tuổi thì tỷ lệ chiếm cao nhất là nghe kém độ 3 (38,8%). Như vậy: tuổi càng cao thì mức độ nghe kém càng tăng. Dạng thính lực đồ dốc xuống (sloping) cũng là dạng chiếm ưu thế nhất trong các dạng thính lực: tỉ lệ chung: tai phải: 37,8% và tai trái 42,6%, kế tiếp là dạng rớt từ từ và dạng flat (phẳng). Tỉ lệ chung của dạng rớt ở các tần số cao bao gồm dạng sloping và dạng rớt từ từ là 63,0% tai phải và 67,1% tai trái.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lão thính ở người trên 50 tuổi có nghe kém, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 261 KHẢO SÁT LÃO THÍNH Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI CÓ NGHE KÉM Keo Vanna*, Trần thị Bích Liên* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng suy giảm thính lực ở người trên 50 tuổi có nghe kém qua thính lực đồ và nhĩ lượng đồ tại TPHCM. Thiết kế: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Phương pháp và đối tượng: các bệnh nhân có tuổi từ 50 trở lên khám TMH vì than phiền nghe kém tại phòng khám TMH, BV Thống Nhất trong khoảng thời gian tháng 12/2010 đến tháng 7.2011. Bệnh nhân được đo thính lực, nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam: nữ = 2,7 : 1. Tỉ lệ nam giới cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới. Đối với tai phải, những người dưới 70 tuổi thì chủ yếu là nghe kém tiếp nhận ở độ 1 và độ 2; những người >70 tuổi chủ yếu là nghe kém độ 2 và độ 3. Đối với tai trái thì ≤60 tuổi là nghe kém tiếp nhận độ 1 (chiếm 53,2%), từ 61 – 70 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 1 (36%) và độ 2 (34%). Trên 70 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 3 (38,8%). Dạng thính lực đồ đổ dốc xuống (sloping) cũng là dạng chiếm ưu thế nhất trong các dạng thính lực: tỉ lệ chung: tai phải: 37,8% và tai trái 42,6%. Những người bị cao huyết áp có thường là nghe kém tiếp nhận độ 3 và độ 4 cao hơn những người không bị cao huyết áp ở cả tai phải và tai trái ( p<0,001). Kết luận: chúng tôi ghi nhận nghe kém ở nam nhiều hơn nữ, tuổi cao càng cao thì mức độ nghe kém càng tăng, chủ yếu là nghe kém tiếp nhận, giảm sức nghe càng nặng nếu có kết hợp với bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường. Từ khóa: nghe kém ABSTRACT: STUDY ON THE OVER-50 YEAR-OLD PEOPLE WITH HEARING LOSS Keo Vanna, Tran thi Bich Lien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 261 - 266 Aims: Investigation of hearing impairment in people over age 50 have hearing loss through audiogram and tympanogram in Ho Chi Minh city. Objective: The aim of the study will find the degree, kind and frequency of patient with hearing loss, audiogram curve. Method: all patients aged 50 and over visit ENT for hearing complaints at the ENT clinic, THONG NHAT hospital from 12/ 2010 to 7/ 2011. Patients have to measured audiogram, tympanogram, acoustic reflect. Design: Prospective studies, cross-sectional descriptive. Result: In our study the rate of male: female (2.7:1), male ratio is much higher than the rate of women. For the right ear, those under 70 years old, mostly sensoryneural hearing loss at 1st and 2nd degree. In those patients less than 70 years mostly sensoryneural hearing loss at the second and third degrees. For the left ear patients ≤ 60 years were sensoryneural hearing loss at 1st degree (accounting for 53.2%), from 61 to 70 years mostly sensoryneural hearing loss at 1st degree (36%) and 2nd (34%). Over 70 years major sensoryneural hearing loss at the 3rd (38.8%). Type of audiogram curve (sloping) is the dominant format in the form of audiogram: the * Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS Trần Thị Bích Liên, ĐT: 0903620156 Email: bichlienent@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 262 overall incidence: right ear: 37.8% and 42.6% left ear. Those patients who have hypertension, diabetic are often sensoryneural hearing loss the third and fourth degree higher than those without hypertension, diabetic in the right ear and left ear (p<0.001). Conclusion: We noted hearing loss in men than women, higher age the higher the degree of hearing loss is increasing, mainly hearing to receive, the more severe hearing loss if the disease is associated with hypertension, diabetic. Key word: hearing impairement ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi tác sẽ làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, cấu trúc mô học niêm mạc tai trong như xơ hóa màng nhĩ, số lượng tế bào lông ngoài và lông trong, tế bào thần kinh, tế bào nâng đỡ, chuỗi xương con giảm cử động làm cho việc chuyển âm giảm, ù tai, chóng mặt xảy ra, kèm với cơ địa đề kháng kém của người cao tuổi gây nên tình trạng nghe kém kéo dài dai dẳng(5,1,9). Một số công trình khảo sát cho thấy rằng khi con người già đi sẽ chịu đựng một số tình trạng bệnh lý lão hóa; trong đó ba bệnh lý hàng đầu là cao huyết áp và thoái hóa khớp và nghe kém tuổi già(2,1,8). Các công trình tại Mỹ cho thấy nghe kém thường kết hợp theo tuổi, ảnh hưởng khoảng 30% người có tuổi từ 65 hoặc già hơn; và chiếm khoảng một nữa dân số ở lứa tuổi 75. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát các tần số nghe kém và đánh giá mức độ trầm trọng của khiếm thính ở bệnh nhân trên 50 tuổi nhằm khuyến cáo sự phục hồi thính lực bằng các thiết bị trợ thính. Mục tiêu chính Khảo sát tình trạng suy giảm thính lực ở người trên 50 tuổi có nghe kém qua thính lực đồ và nhĩ lượng đồ tại TPHCM. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát thính lực đồ; nhĩ lượng đồ; phản xạ cơ bàn đạp và các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến thính lực ở người trên 50 tuổi có nghe kém. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có tuổi từ 50 trở lên khám TMH vì nghe kém tại phòng khám TMH, BV Thống Nhất từ tháng 12/2010 đến tháng 7/2011. Khám TMH có màng nhĩ nguyên vẹn; có kết quả thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp(4,7,3). Các yếu tố loại trừ Có các bệnh lý tai ngoài như: nút ráy tai, dị tật ống tai ngoài, vành tai, có tiền sử viêm tai giữa, thủng nhĩ. Phuơng tiện và phương pháp nghiên cứu Các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên có triệu chứng về tai như nghe kém khám TMH tại BV THỐNG NHẤT từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011. Bệnh nhân được khai thác bệnh sử về những triệu chứng nghe kém, ù tai, chóng mặt nghề nghiệp không tiếp xúc với tiếng ồn và tiền sử về cao huyết áp, tiểu đường, đau khớp, rối loạn lipid máu cá nhân và gia đình, khám TMH bằng đèn Clar, nội soi tai để xác định màng nhĩ nguyên vẹn. Bệnh nhân được đo thính lực, nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp bằng máy hiệu Maico (MA 52). KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT Qua nghiên cứu chúng tôi có 143 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu Đặc điểm chung Giới Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng phân bố theo giới tính (n=143) Giới tính Tần suất Tỷ lệ % Nam 105 73,4 Nữ 38 27,6 Tổng cộng 143 100 Nhận xét: Trong 143 đối tượng nghiên cứu có 105 nam, chiếm tỷ lệ 73,4%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 263 Tuổi Bảng 2: Đặc điểm của đối tượng phân bố theo tuổi (n=143) Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ % 50 - ≤ 60 tuổi 26 18,2 61 - ≤ 70 tuổi 50 35 >70 tuổi 67 46,8 Nhận xét: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,4 ± 9,1; trong đó nhỏ tuổi nhất là 52 tuổi và lớn tuổi nhất là 87 tuổi. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 70 tuổi (46,8%), tiếp theo là từ 61-70 tuổi (chiếm 35%). Đặc điểm nghe kém Bảng 3: Đặc điểm của đối tượgn nghiên cứu về mức độ nghe kém tiếp nhận (P) Nghe kém tiếp nhận tai phải Tần suất Tỷ lệ % Độ 1 43 30,1 Độ 2 45 31,5 Độ 3 39 27,0 Độ 4 16 11,2 Bảng 4: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về mức độ nghe kém tiếp nhận (T) Nghe kém tiếp nhận tai trái Tần suất Tỷ lệ % Độ 1 40 28,0 Độ 2 44 30,7 Độ 3 40 28,0 Độ 4 18 12,6 Độ 0 1 0,7 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy:100% đối tượng nghiên cứu đều có nghe kém ở tai phải; trong đó 61,6% nghe kém dưới độ 3, 27% nghe kém độ 3 và 11,2% nghe kém độ 4. Đối với tai trái thì chỉ có duy nhất 1 người không nghe kém. Có 58,7% nghe kém dưới độ 3. Tỷ lệ nghe kém độ 3 (28%) và độ 4 (12,6%) ở tai trái cao hơn so với tai phải. Mối liên quan giữa mức độ nghe kém và nhóm tuổi Bảng 5: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tiếp nhận tai phải và nhóm tuổi Nghe kém tiếp nhận tai phải 50-≤60 tuổi n=26 61-≤70 tuổi n=50 >70 tuổi n=67 Độ 1 14 (53,9) 20 (40,0) 9 (13,4) Độ 2 5 (19,2) 15 (30,0) 25 (37,3) Độ 3 3 (11,5) 11 (22,0) 25 (37,3) Nghe kém tiếp nhận tai phải 50-≤60 tuổi n=26 61-≤70 tuổi n=50 >70 tuổi n=67 Độ 4 4 (15,4) 4 (8,0) 8 (12,0) Bảng 6: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tiếp nhận tai trái và nhóm tuổi Nghe kém tiếp nhận tai trái 50-≤60 tuổi n=26 61-≤70 tuổi n=50 >70 tuổi n=67 Độ 1 14 (53,2) 18 (36,0) 8 (12,0) Độ 2 4 (15,4) 17 (34,0) 23 (34,3) Độ 3 4 (15,4) 10 (20,0) 26 (38,8) Độ 4 4 (15,4) 5 (10,0) 9 (13,4) Độ 0 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (1,5) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghe kém tiếp nhận bên tai phải với nhóm tuổi (p=0,002) và tai trái với nhóm tuổi (p=0,001). Đối với tai phải, những người từ 70 tuổi trở xuống thì chủ yếu là nghe kém tiếp nhận ở độ 1 và độ 2. Đối với nhóm >70 tuổi thì mức độ nghe kém tăng dần và chủ yếu là nghe kém độ 2 và độ 3. Đối với tai trái thì ≤ 60 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 1 (chiếm 53,2%), còn nhóm từ 61 – 70 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 1 (36%) và độ 2 (34%). Riêng nhóm >70 tuổi thì tỷ lệ chiếm cao nhất là nghe kém độ 3 (38,8%). Mối liên quan giữa mức độ nghe kém nam giới theo phân độ tần số Bảng 7: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tai phải của nam giới theo phân độ tần số Nam Tai Phải Phân độ 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz độ 0 0% 0% 1% 0% 0% độ 1 29,6% 27,6% 28,6% 18,1% 7,6% độ 2 36,1% 32,4% 23,8% 16,2% 11,4% độ 3 28,6% 25,7% 31,4% 37,1% 25,7% độ 4 5,7% 14,3% 15,2% 25,7% 45,7% Ñoä 5 0 0 0 2,9% 9,6% Bảng 8: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tai phải của nam giới theo phân độ tần số Nam Tai trái Phân độ 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz độ 0 1% 0% 1% 0% 1% độ1 32,4% 31,4% 25,7% 13,4% 4,8% độ 2 28,6% 22,9% 23,8% 15,2% 10,5% độ 3 31,4% 33,3% 30,5% 38,1% 25,7% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 264 Nam Tai trái Phân độ 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz độ 4 6,6% 12,4% 18,0% 27,6% 41,9% độ 5 0% 0% 1% 5,7% 16,1% Nhận xét: Qua 2 biểu đồ tai phải và tai trái ở nam ta thấy: Đặc điểm chung Các tần số thấp 500Hz và 1000Hz, 2000Hz thì có xu thế chiếm ưu thế các phân độ nghe kém nhẹ và trung bình (độ 1, 2, 3) và ít dần ở các độ nặng. Các tần số cao 4000Hz, 8000Hz phân bố tương đối đều ở các phân độ nghe kém nhưng có xu hướng tăng dần ở các độ nặng (4,5). Các tần số giảm dần tỉ lệ + 500Hz: tai phải từ 29,6% độ 1 còn 5,7% độ 4; tai trái 32,4% độ 1 còn 6,6% độ 4. + 1000Hz: tai phải từ 27,6% độ 1 còn 14,3% độ 4; tai trái 31,4% độ 1 còn 12,4% độ 4. + 2000Hz: tai phải từ: 28,6% độ 1 còn 15,2% độ 4; tai trái 25,7% độ 1 còn 18,0% độ 4. Các tần số tăng dần tỉ lệ + 4000Hz: tai phải từ 18,1% độ 1 tăng lên 25,7% độ 4; tai trái 13,4% độ 1 tăng lên27,6% độ 4 + 8000Hz: tai phải từ 7,6% độ 1 tăng lên 45,7% độ 4; tai trái 4,8% độ 1 tăng lên 41,9% độ 4 + Thậm chí có 2,9% tai phải và 5,7% tai trái điếc đặc ở tần số 4000Hz và 9,6% tai phải; 16,1% tai trái điếc đặc ở tần số 8000Hz. Mối liên quan giữa mức độ nghe kém ở nữ giới theo phân độ tần số Bảng 9: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tai phải của nữ giới theo phân độ tần số Nữ Tai Phải Phân độ 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz Độ 0 2,6% 0 0 0 0 Độ 1 31,6% 47,4% 34,2% 18,4% 7,9% Độ 2 34,2% 21,1% 26,3% 21,1% 21,1% Độ 3 21,1% 15,7% 23,7% 31,6% 34,2% Độ 4 19,5% 15,8% 13,2% 26,3% 26,3% Độ 5 0% 0% 2,6% 2,6% 10,5% Bảng 10: Mối liên quan giữa mức độ nghe kém tai phải của nữ giới theo phân độ tần số Nữ Tai Trái Phân độ 500 Hz 1000 Hz 2000 Hz 4000 Hz 8000 Hz Độ 0 0% 2,6% 0% 0% 0% Độ 1 36,9% 39,5% 39,5% 18,4% 7,9% Độ 2 28,9% 21,1% 18,5% 26,3% 7,9% Độ 3 26,3% 23,7% 28,9% 18,5% 31,6% Độ 4 7,9% 13,1% 10,5% 26,3% 34,2% Độ 5 0 0 2,6% 10,5% 18,4% Nhận xét: Qua 2 biểu đồ tai phải và tai trái ở nữ ta thấy: Đặc điểm chung: các tần số thấp 500Hz và 1000Hz, 2000Hz cũng có xu thế chiếm ưu thế các phân độ nghe kém nhẹ và trung bình (độ 1, 2, 3) và ít dần ở các độ nặng. Các tần số cao 4000Hz, 8000Hz ngày càng có xu hướng phân bố ở các độ nặng(7,6). Các tần số giảm dần tỉ lệ + 500Hz: tai phải từ 31,6% độ 1 còn 19,5% độ 4; tai trái 36,9% độ 1 còn 7,9% độ 4. + 1000Hz: tai phải từ 47,4% độ 1 còn 15,8% độ 4; tai trái 39,5% độ 1 còn 13,1% độ 4. + 2000Hz: tai phải từ 34,2% độ 1 còn 13,2% độ 4 ; tai trái 39,5% độ 1 còn 10,5% độ 4. Các tần số tăng dần tỉ lệ + 4000Hz: tai phải từ 18,4% độ 1 tăng lên 26,3% độ 4; tai trái 18,4% độ 1 tăng lên26,3% độ 4. + 8000Hz: tai phải từ 7,6% độ 1 tăng lên 26,3% độ 4; tai trái 7,9% độ 1 tăng lên 34,2% độ 4. + Thậm chí có 2,6% tai phải và 10,5% tai trái điếc đặc ở tần số 4000Hz và 10,5% tai phải; 18,4% tai trái điếc đặc ở tần số 8000Hz. Dạng thính lực đồ Bảng 11: Dạng thính lực đồ Dạng thính lực đồ Tai phải Tai trái Chung Nam Nữ Nam Nữ Tai (P) Tai (T) Dốc xuống (sloping) 38% 36,8% 40% 50% 37,8% 42,6% Thẳng ngang (flat) 13,3% 23,7% 13,3% 21,1% 16,1% 15,4% Rớt từ từ (gradually falling) 25,7% 23,7% 27,6% 15,8% 25,2% 24,5% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 265 Dạng thính lực đồ Tai phải Tai trái Chung Nam Nữ Nam Nữ Tai (P) Tai (T) Hình chữ U (Trough) 1% 0% 1% 0% 0,7% 0,7% Khác 21,9% 15,8% 18,1% 13,1% 20,2% 16,8% Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nhận xét: Thính lực đồ dạng sloping chiếm ưu thế ở cả hai tai: tai phải (nam: 38,1%; nữ: 36,8%; chung: 37,8%); tai trái (nam: 40%; nữ: 50%; chung: 42,7%). Kế đến dạng phẳng và rớt từ từ chiếm tỉ lệ tương đối gần bằng nhau. Dạng máng xối ít gặp nhất: chỉ gặp 1% (1 trường hợp) ở nam giới ở cả hai tai. Nghe kém độ II: chiếm tỉ lệ cao nhất ở giới nam (34,3% và 27,6%) và tỉ lệ này lại cao hơn nữ giới ở cả hai tai. Mặt khác, tai phải ở cả hai giới đều cao hơn phía bên tai trái (nam: 34,3%, nữ 28,9% so với nam: 27,6%, 18,4%). Nghe kém độ III: nữ giới thấp hơn nam giới ở bên tai phải, nhưng lại chiếm tỉ lệ tương đương nhau ở bên tai trái. Đặc biệt, chỉ có duy nhất 1 trường hợp bị điếc đặc và trường hợp này lại chỉ gặp ở nam giới, bên tai trái. Mối liên quan giữa nghe kém với các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi Mối liên quan giữa nghe kém với bệnh cao huyết áp Bảng12: Mối liên quan giữa nghe kém tiếp nhận với bản thân, gia đình bị bệnh lý cao huyết áp (n=143). Nghe kém tiếp nhận Bản thân bị cao huyết áp Gia đình cao huyết áp Tai phải Có n=96 Không n=47 Có n=57 Không n=86 Độ 0 20 (20,8%) 23 (48,9%) 12 (21,1%) 31 (36,1%) Độ 1 26 (27,1%) 19 (40,4%) 19 (33,3%) 26 (30,2%) Độ 2 37 (38,5%) 2 (4,3%) 17 (29,8%) 22 (25,6%) Độ 3 13 (13,6%) 3 (6,4%) 9 (15,8%) 7 (8,1%) Tai trái Độ 0 1 (10%) 0 1 (1,8%) 0 Độ 1 19 (19,8%) 21 (44,7%) 11 (19,3%) 29 (33,7%) Độ 2 23 (24%) 21 (44,7%) 17 (29,8%) 27 (31,4%) Độ 3 38 (39,6%) 2 (4,2%) 19 (33,3%) 21 (24,4%) Độ 4 15 (15,6%) 3 (6,4%) 9 (15,8%) 9 (10,5%) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa bản thân, gia đình bị bệnh lý cao huyết áp nghe kém tiếp nhận cả hai tai. Theo đó, những người bị cao huyết áp có tỷ lệ nghe kém độ 3 và độ 4 cao hơn những người không bị cao huyết áp ở cả 2 tai. Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ngoài ra, bản thân bị cao huyết áp thì nghe kém tiếp nhận ở tai trái có tỷ lệ độ 3 (chiếm 39,6%) và độ 4 (chiếm 15,6%) cao hơn so với tai phải (nghe kém độ 3 là 38,5% và độ 4 là 13,5%). Mối liên quan giữa nghe kém với bệnh tiểu đường Bảng 13: Mối liên quan giữa nghe kém tiếp nhận tai (P) (T) với bản thân với bệnh tiểu đường Nghe kém tiếp nhận Bản thân tiểu đường Gia đình bị tiểu đường Tai phải Có n=29 Không n=114 Có n=26 Không n=117 Độ 0 Độ 1 3(10,4%) 40 (35,1%) 5(19,2%) 38(32,5%) Độ 2 2(6,9%) 43(37,7%) 8(30,8) 37(31,6%) Độ 3 15(51,7%) 24(21,1%) 10(38,5%) 29(24,8%) Tai trái 9(31%) 7(6,1%) 3(11,5%) 13(11,1%) Độ 0 Độ 1 0 1(0,9%) 0 1(0,8%) Độ 2 2(6,9%) 38(33,3%) 5(19,2%) 35(29,9%) Độ 3 2(6,9%) 42(36,9%) 6(23,1%) 38(32,5%) Độ 4 15(51,7%) 25(21,9%) 11(42,3%) 29(24,8%) 10(34,5%) 8(7%) 4(15,4%) 14(12%) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa gia đình có người bệnh tiểu đường với các mức độ của từng kiểu nghe kém. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa bản thân bị tiểu đường với nghe kém tiếp nhận ở cả hai tai. Theo đó, những người bị tiểu đường có tỷ lệ nghe kém độ 3 và độ 4 cao hơn những người không bị cao huyết áp ở cả tai phải và tai trái. Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 266 Ngoài ra, bản thaân bị tiểu đường thì nghe kém về tiếp nhận có tỷ lệ độ 3 ở tai trái và tai phải là tương đương nhau (chiếm 51,7%), nhưng tai trái thì có tỷ lệ nghe kém độ 4 (chiếm 34,5%) cao hơn so với tai phải (chiếm 31%). BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam: nữ = 2,7 : 1. Tỉ lệ nam giới cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới có thể do tình trạng nghe kém ảnh hưởng nhiều đến nam giới hơn nữ giới ở người cao tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: tình trạng nghe kém ở người cao tuổi chiếm đa số ở mức độ nhẹ đến trung bình nặng. 100% đối tượng nghiên cứu đều có nghe kém tiếp nhận ở tai phải. Đối với tai trái thì chỉ có duy nhất 1 người không nghe kém. Chứng tỏ những người trên 50 tuổi đều bị ảnh hưởng bởi nghe kém tiếp nhận ở một mức độ nào đó và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghe kém về tiếp nhận ở tai phải với nhóm tuổi (p=0,002) và giữa tai trái với nhóm tuổi (p=0,001). Đối với tai phải, những người từ 70 tuổi trở xuống thì chủ yếu là nghe kém tiếp nhận ở độ 1 và độ 2. Còn những người >70 tuổi thì mức độ nghe kém tăng dần và chủ yếu là nghe kém độ 2 và độ 3. Đối với tai trái thì ≤60 tuổi chủ yếu là nghe kém tiếp nhận độ 1 (chiếm 53,2%), còn những người từ 61 – 70 tuổi chủ yếu nghe kém tiếp nhận độ 1 (36%) và độ 2 (34%). Riêng những người >70 tuổi thì tỷ lệ chiếm cao nhất là nghe kém độ 3 (38,8%). Như vậy: tuổi càng cao thì mức độ nghe kém càng tăng. Dạng thính lực đồ dốc xuống (sloping) cũng là dạng chiếm ưu thế nhất trong các dạng thính lực: tỉ lệ chung: tai phải: 37,8% và tai trái 42,6%, kế tiếp là dạng rớt từ từ và dạng flat (phẳng). Tỉ lệ chung của dạng rớt ở các tần số cao bao gồm dạng sloping và dạng rớt từ từ là 63,0% tai phải và 67,1% tai trái. Chứng tỏ, những người cao tuổi đa số dạng thính lực đồ bị ảnh hưởng ở các tần số cao nhiều hơn tần số thấp. Ở cả hai giới, các tần số thấp 500Hz và 1000Hz, 2000Hz thì có xu thế chiếm ưu thế các phân độ nghe kém nhẹ và trung bình (độ 1, 2, 3) và ít dần ở các độ nặng. Các tần số cao 4000Hz, 8000Hz phân bố tương đối đều ở các phân độ nghe kém nhưng có xu hướng tăng dần ở các độ nặng(7,6). Trong nghiên cứu của chúng tôi: tìm thấy mối liên quan giữa bản thân bị cao tiểu đường cũng như bệnh cao huyết áp với nghe kém về tiếp nhận ở cả hai tai. Theo đó, những người bị tiểu đường có tỷ lệ nghe kém độ 3 và độ 4 cao hơn những người không bị cao huyết áp ở cả tai phải và tai trái. Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Những người bị cao huyết áp có tỷ lệ nghe kém độ 3 và độ 4 cao hơn những người không bị cao huyết áp ở cả tai phải và tai trái. Sự khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdulbari B (2008) "association between hearing loss and type 2 Diabetes Mellitus in elderly people in a newly developed society". Biomedical Reseach;19(3) pp 187-193. 2. Đặng Xuân Hùng (2010). "Nghe kém tiếp nhận-thần kinh, nghe kém ở lớn tuổi". Thính học lâm sàng NXB Y Học 2010, tr 227-229. 3. Campell KCM (2006). "Otoacoustic Emission". Otoacoustic Emission, Illinois Library, pp 31 - 39. 4. Ngô Ngọc Liễn (2001). "Đo sức nghe bằng đơn âm tại ngưỡng". Thính học Ứng Dụng, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội-2001, tr 73 - 80. 5. Nguyễn Đình Bảng (1992). "Lão thính". Cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng tập1, Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TP HCM 1992, tr169. 6. Nguyễn Đỉnh Bảng Võ Quang Phúc, Lương Sĩ Cần (2000). "Đo thính lực đơn âm". Sách thực hành các xét nghiệm thính học, Trung tâm Tai Mũi Họng TP HCM (Hội Tai Mũi Họng TP HCM (2000)), tr 40 - 83. 7. Nguyễn Thị Bích Thủy (năm) "Thính lực đồ". Bài giảng thính lực đồ - Nhĩ lượng đồ, BV Tai Mũi Họng. 8. Parving A, Berner B., Odum L (2000) "Age-related hearing impairment and B vitamin status.". Acta Otolaryngol., Aug (120(5) 633-7). 9. Saunders WH, Deweese DD (1968). "Text book of otolaryngology 3rd edition". The C.V. Mosby company, pp 250 - 275, 314 - 340.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_lao_thinh_o_nguoi_tren_50_tuoi_co_nghe_kem.pdf