Khảo sát ô nhiễm vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật, phòng hồi sức ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Kết quả khảo sát vi sinh vật trong không khí 33 phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện trên địa bàn Tp.HCM như sau: Tham khảo tiêu chuẩn phân loại cấp độ phòng sạch của EU GMP 1997 và WHO 2002: Không có phòng mổ, phòng hồi sức nào đạt mức A (<3 cfu/m3) cũng như mức B (10 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này. Số phòng mổ, phòng hồi sức đạt mức C (100 cfu/m3) là 2/33 phòng chiếm 6,1% (không đạt 93,9%). Số phòng mổ, phòng hồi sức đạt mức D (200 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này là rất thấp 7/33 phòng chiếm 21,2% (không đạt 78,8%). So với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 có giới hạn cho phép về Tổng số vi sinh vật là từ 10-200 cfu/m3 thì số phòng mổ và phòng hồi sức đạt tiêu chuẩn là 7/33 phòng chiếm 21,2% (không đạt 78,8%). Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại Tp.HCM phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3 chiếm 70% (23/33 phòng). Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng hồi sức cao hơn số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ. Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của các bệnh viện tư nhân thấp hơn số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của các bệnh viện trực thuộc trung ương và sở y tế. Do số lượng bệnh nhân cần được phẫu thuật nhiều nên phần lớn các bệnh viện không đảm bảo đúng qui trình vệ sinh sau mỗi ca mổ.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ô nhiễm vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật, phòng hồi sức ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 173 KHẢO SÁT Ô NHIỄM VI SINH TRONG KHÔNG KHÍ PHÒNG PHẪU THUẬT, PHÒNG HỒI SỨC Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Tuấn* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Sự ô nhiễm vi sinh vật trong không khí ở các khoa/phòng chuyên môn trong bệnh viện là mối nguy hại có thể ảnh hưởng ñến người bệnh trong quá trình ñiều trị và hồi phục. Các vi sinh vật có trong không khí môi trường bệnh viện còn ñe dọa trực tiếp ñến sức khỏe của nhân viên y tế và người bệnh. Ngoài ra, Việt Nam cho ñến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào quy ñịnh về mức ñộ giới hạn ô nhiễm các vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức cho các bệnh viện. Vì vậy, khảo sát ô nhiễm vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật, phòng hồi sức là vấn ñề cần thiết nhằm ñảm bảo sức khỏe cho người bệnh và cộng ñồng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh mức ñộ ô nhiễm về tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số bào tử nấm mốc, Streptococcus nhóm A tan máu, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa trong phòng phẫu thuật, phòng hồi sức tại 13 bệnh viện thành phồ Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 13 bệnh viện nằm trên ñịa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện thuộc Sở Y tế và các bệnh viện tư nhân. Mẫu vi sinh trong không khí tại phòng phẫu thuật, phòng hồi sức ñược lấy bằng thiết bị chuyên dụng MAS 100 của Merck, và ñánh giá theo tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997, WHO 2002 và tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009. Kết quả nghiên cứu: Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại Tp.HCM biến thiên từ 64,2-1247,8 cfu/m3, phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3. Khi so sánh với tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997 và WHO 2002: Không có phòng mổ, phòng hồi sức nào ñạt mức A (<3 cfu/m3) cũng như mức B (10 cfu/m3). Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức C (100 cfu/m3) là 2/33 phòng chiếm 6,1%. Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức D (200 cfu/m3) là rất thấp 7/33 phòng chiếm 21,2%. Khi so sánh với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 có giới hạn cho phép là từ 10-200 cfu/m3 thì số phòng mổ và phòng hồi sức ñạt tiêu chuẩn này là 7/33 phòng chiếm 21,2% (không ñạt 78,8%). Đặc biệt, trong không khí phòng mổ số 1 của bệnh viện An Bình và phòng hồi sức ngoại của bệnh viện Nhân Dân Gia Định có sự hiện diện của Staphylococcus aureus. Kết luận: Tỷ lệ phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức C theo tiêu chuẩn EU GMP 1997 và WHO 2002 là 6,1%; ñạt mức D là 21,2%. Tỷ lệ phòng mổ, phòng hồi sức ñạt theo tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 (10- 200 cfu/m3) là 21,2%. Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3 chiếm 70% (23/33 phòng). Từ khóa: ô nhiễm vi sinh, phòng mổ, phòng hồi sức. * Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ liên lạc: ThS Nguyễn Quốc Tuấn ĐT: 0984444839 Email: nguyenquoctuan@ihph.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 174 ABSTRACT SURVEYING MICROBIOLOGICAL POLLUTION IN THE AIR OF THE OPERATING-ROOM, RECOVERY- ROOM AT SOME HOSPITALS IN HO CHI MINH CITY Nguyen Quoc Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 173 - 179 Background: Microbial contamination in the air at the faculty/department in hospitals is hazards can affect the patients during treatment and recovery. The microorganisms in the air hospital environment also directly threaten the health of medical staff and patients. In addition, Vietnam so far has no standard regulations, which limit the level of microbial contamination in air operating room, recovery room for the hospital. Therefore, the survey of microorganism’s pollution in the air surgery room, recovery room is necessary to ensure the health of patients and communities. Objectives: Determination of pollution levels about total aerobic bacteria, mold spores total, soluble blood group A Streptococcus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa in the operating room, recovery room in 13 hospitals in Ho Chi Minh City. Method: Descriptive cross – sectional design, 13 hospitals located in Ho Chi Minh City including hospitals under the Ministry of Health, the hospitals under the Department of Health and private hospitals. Microorganisms in air samples of the operating room, recovery room is taken by specialized equipment MAS 100 by Merck, and evaluated by the classification level of the EU GMP clean room 1997, WHO 2002 and the operating room standard of Merck 2009. Results: The number of microorganisms in the air operating room, recovery room of 13 hospitals in HCM varies from 64.2 to 1247.8 cfu/m3, mostly concentrated between 200-500 cfu/m3. When compared with the standard of the clean room classification level of the EU GMP 1997 and WHO 2002: No operating room, recovery room reached level A (<3 cfu/m3) as well as the level B (10 cfu/m3). The number of operating room, recovery room to reach level C (100 cfu/m3) is 2/33 rooms (6.1%). The number of operating room, recovery room to reach level D (200 cfu/m3) is very low 7/33 rooms (21.2%). When compared with the standard of the surgery room of Merck 2009, limited from 10-200 cfu/m3, the number of operating room and recovery rooms met the standard is 7/33 rooms occupied 21.2% (not meet 78.8%). Specifically, the air of operating room No. 1 of An Binh hospital and the recovery room of Nhan Dan Gia Dinh hospital has the presence of Staphylococcus aureus. Conclusion: The rate of the operating room, recovery room reach level C of EU GMP 1997 and WHO 2002 standards is 6.1%, 21.2% level D is reached. The rate of the operating room, recovery room met the standards of the surgery room of Merck 2009 (from 10-200 cfu/m3) is 21.2%. The number of microorganisms in the air operating room, recovery room of 13 hospitals at Ho Chi Minh City largely concentrated between 200-500 cfu/m3 is 70% (23/33 rooms). Keywords: microbiological pollution, operating room, recovery room. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể do rất nhiều nguyên nhân như: dụng cụ, thiết bị y tế khử trùng không sạch, khâu rửa tay của các nhân viên y tế chưa ñảm bảo vệ sinh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân kém, người lớn tuổi, trong ñó không loại trừ khả năng nhiễm bệnh từ không khí. Nếu khâu khử trùng sạch sẽ giảm ñược tỉ lệ bệnh cũng như tỉ lệ tử vong gây ra do Staphylococcus aureus(2,5). Chống nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam có từ lâu nhưng chưa ñược hệ thống hóa. Trong khi ñó, ở hầu hết các bệnh viện, việc kiểm soát chất lượng không khí và mức ñộ ô nhiễm không khí trong bệnh viện hầu như chưa ñược ñặt ra. Trước tình hình trên, chúng tôi nhận thấy rằng sự ô nhiễm vi sinh vật trong không khí ở các Khoa/Phòng chuyên môn trong bệnh viện là mối nguy hại có thể ảnh hưởng ñến người bệnh trong quá trình ñiều trị và hồi phục. Các vi sinh vật có trong không khí môi trường bệnh viện còn ñe dọa trực tiếp ñến sức khỏe của nhân viên y tế và người bệnh. Một ñiều quan trọng, Việt Nam cho ñến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào quy ñịnh về mức ñộ giới hạn ô nhiễm các vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức (phòng hậu phẫu, phòng hồi sức cấp cứu) tại các bệnh viện. Vì vậy, ñề tài “Đánh giá ô nhiễm vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật, phòng hồi sức tại một số bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh” nhằm bước ñầu cung cấp một số thông tin góp phần ñể xác ñịnh giới hạn vi sinh vật có thể chấp nhận ñược trong bệnh viện. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 175 Mục tiêu nghiên cứu - Xác ñịnh mức ñộ ô nhiễm về tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số bào tử nấm mốc, Streptococcus nhóm A tan máu, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa trong các phòng phẫu thuật. - Xác ñịnh mức ñộ ô nhiễm về tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số bào tử nấm mốc, Streptococcus nhóm A tan máu, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa trong các phòng hồi sức. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Không khí trong phòng phẫu thuật, phòng hồi sức của 13 bệnh viện nằm trên ñịa bàn thành phồ Hồ Chí Minh năm 2009, bao gồm: bệnh viện thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và bệnh viện tư nhân. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu Mỗi bệnh viện tiến hành lấy mẫu vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật và phòng hồi sức tại 5 vị trí: 1 ở giữa phòng và 4 gốc phòng. Vì vậy, tổng số mẫu mong muốn là 13 bệnh viện x 2 phòng x 5 mẫu = 130 mẫu. Nguyên tắc lấy mẫu Mẫu vi sinh trong không khí tại các phòng phẫu thuật và phòng hồi sức ñược lấy bằng thiết bị chuyên dụng MAS 100 của Merck. Kỹ thuật xác ñịnh Mẫu không khí sau khi lấy ñược ñưa về phân tích các chỉ tiêu chỉ danh cho nhiễm trùng bệnh viện gồm: tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số bào tử nấm mốc, Streptococcus nhóm A tan máu, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa tại Khoa Sức khỏe Môi trường - Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng Tp.HCM. Mẫu không khí ñược tham khảo tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997 9, WHO 2002 10, và tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Mẫu không khí ñược lấy trong phòng phẫu thuật và phòng hồi sức tại 13 bệnh viện. Trong ñó: Bệnh viện thuộc Bộ Y tế: Chợ Rẫy, Thống Nhất Bệnh viện thuộc Sở Y tế Tp.HCM: Từ Dũ, Nhi Đồng 1, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Bình Dân, Nhân Dân Gia Định, Quận 10. Bệnh viện tư nhân trên ñịa bàn Tp.HCM: FV, Vạn Hạnh, Hoàn Mỹ, Triều An. Kết quả vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật của 13 bệnh viện trên ñịa bàn Tp.HCM Kết quả trung bình TS VKHK TS BTNM Pseu. aeruginosa Sta. aureus Strep nhóm A tan máu Số lượng vi sinh vật Địa ñiểm lấy mẫu (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) Phòng mổ 1-CR 242,8 8 KPH KPH KPH 250,8 Phòng mổ 8-CR 347 63,4 KPH KPH KPH 410,4 Phòng mổ 16-CR 104,4 78,8 KPH KPH KPH 183,2 Phòng mổ 1-TN 214,6 50 KPH KPH KPH 264,6 Phòng mổ 1-TD 145 96,8 KPH KPH KPH 241,8 Phòng mổ tim-NĐ1 52 12,2 KPH KPH KPH 64,2 Phòng mổ sơ sinh-NĐ1 88 12,2 KPH KPH KPH 100,2 Phòng mổ 2-NTP 796 164,4 KPH KPH KPH 860,4 Phòng mổ 1-AB 201 89,4 KPH 7,6 KPH 298 Phòng mổ 4-BD 476 174 KPH KPH KPH 650 Phòng mổ 10-BD 253 59,8 KPH KPH KPH 312,8 Phòng mổ 7-GĐ 206,2 32,8 KPH KPH KPH 239 Phòng mổ 1-Q10 640,4 92,4 KPH KPH KPH 732,8 Phòng mổ 2-Q10 410,4 78,2 KPH KPH KPH 488,6 Phòng mổ 2-FV 78,2 46,8 KPH KPH KPH 125 Phòng mổ 4-FV 82 59,2 KPH KPH KPH 141,2 Phòng mổ 4-VH 246,6 50,4 KPH KPH KPH 297 Phòng mổ 1-HM 357,4 156 KPH KPH KPH 513,4 Phòng mổ 4-TA 137,4 18,4 KPH KPH KPH 155,8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 176 Không phát hiện Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus nhóm A tan máu trong không khí phòng mổ. Đặc biệt, có sự hiện diện của Staphylococcus aureus trong không khí phòng mổ 1-AB. Khi so sánh với tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997, WHO 2002, không có phòng phẫu thuật ñạt mức A, B; tỉ lệ phòng phẫu thuật ñạt mức C là 10,5% (2/19); tỉ lệ phòng phẫu thuật ñạt mức D là 31,6% (6/19). Theo tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009, số lượng phòng phẫu thuật ñạt là 6/19 (31,6%). Kết quả vi sinh trong không khí phòng hồi sức của 13 bệnh viện trên ñịa bàn Tp.HCM Kết quả trung bình TS VKHK TS BTNM Pseu. aeruginosa Sta. aureus Strep nhóm A tan máu Số lượng vi sinh vật Địa ñiểm lấy mẫu (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) (cfu/m3) Phòng hồi sức nội-CR 174,4 10,8 KPH KPH KPH 185,2 Phòng hồi sức ngoại-CR 301,6 50 KPH KPH KPH 351,6 Phòng hồi sức nội-TN 338 54 KPH KPH KPH 392 Phòng hồi sức ngoại-TN 151,6 117,6 KPH KPH KPH 269,2 Phòng hồi sức khu vực 1-TD 330,8 138 KPH KPH KPH 461,6 Phòng hồi sức ngoại-NĐ1 1126 121,8 KPH KPH KPH 1247,8 Phòng hồi sức-NTP 582 148,6 KPH KPH KPH 730,6 Phòng hồi sức cấp cứu-AB 591 117 KPH KPH KPH 708 Phòng hồi sức 2-BD 512,4 18,6 KPH KPH KPH 531 Phòng hồi sức ngoại-GĐ 256.6 50.4 KPH 27.8 KPH 334,8 Phòng hồi sức nhi-FV 362.4 24.2 KPH KPH KPH 386,6 Phòng hồi sức-VH 271,4 71,8 KPH KPH KPH 343,2 Phòng hậu phẫu-HM 194 23,4 KPH KPH KPH 217,4 Phòng hồi sức tim-TA 233,8 166,4 KPH KPH KPH 400,2 Không phát hiện Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus nhóm A tan máu trong không khí hồi sức. Có sự hiện diện của Staphylococcus aureus trong không khí phòng hồi sức ngoại-GĐ với số lượng 27,8 cfu/m3 không khí. Theo tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997, WHO 2002, không có phòng hồi sức ñạt mức A, B, C; tỉ lệ phòng phẫu thuật ñạt mức D là 7,1% (1/14). Theo tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009, chỉ có 1 phòng hồi sức ñạt (7,1%). Tổng hợp ñánh giá số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức tại 13 bệnh viện ở Tp.HCM theo tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997, WHO 2002. Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Số lượng VSV (cfu/m3) 250,8 410,4 183,2 185,2 351,6 264,6 392 269,2 241,8 461,6 64,2 Stt 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Số lượng VSV (cfu/m3) 100,2 1247,8 860,4 730,6 298 708 650 312,8 531 239 334,8 Stt 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Số lượng VSV (cfu/m3) 732,8 488,6 125 141,2 386,6 297 343,2 513,4 217,4 155,8 400,2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 177 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Số lượng vi sinh vật (cfu/m3) Cấp ñộ A (3 cfu/m3) Cấp ñộ B (10 cfu/m3) Cấp ñộ C (100 cfu/m3) Cấp ñộ D (200 cfu/m3) Hình 1. Đồ thị biến thiên số lượng vi sinh vật so với tiêu chuẩn EU GMP 1997, WHO 2002 Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại Tp.HCM biến thiên từ 64,2-1247,8 cfu/m3, phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3. Vì vậy, khi so sánh với tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997 và WHO 2002: Không có phòng mổ, phòng hồi sức nào ñạt mức A (<3 cfu/m3) cũng như mức B (10 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này. Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức C (100 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này là 2/33 phòng chiếm 6,1%. Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức D (200 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này là rất thấp 7/33 phòng chiếm 21,2%. Điều này cho thấy hiện trạng chất lượng không khí trong phòng mổ, phòng hồi sức của các bệnh viện tại Tp.HCM rất cần ñược quan tâm và cải thiện nhiều hơn nữa trong thời gian tới ñể góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, cũng như giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho nhân viên y tế và người bệnh. Trong không khí phòng mổ 1-AB và phòng hồi sức ngoại-GĐ có sự hiện diện của Staphylococcus aureus. Điều này cần ñược quan tâm vì ñây là chủng vi khuẩn có tỉ lệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng (nhiễm trùng da tạo thành bệnh cảnh áp xe, viêm xương tủy xương, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, ngộ ñộc thực phẩm) cũng như ñề kháng kháng sinh rất mạnh (penicillin G, ampicillin, ureidopenicillin). Tổng hợp ñánh giá số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức tại 13 bệnh viện ở Tp.HCM tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009. Số lượng VSV (cfu/m3) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 178 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Số lượng vi sinh vật (cfu/m3) 10 (cfu/m3) 200 (cfu/m3) Hình 2. Đồ thị biến thiên số lượng vi sinh vật so với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 Tương tự khi so sánh với tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997 và WHO 2002, số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại Tp.HCM biến thiên từ 64,2-1247,8 cfu/m3, phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3 chiếm 70% (23/33 phòng). Khi so với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 có giới hạn cho phép là từ 10- 200 cfu/m3 thì số phòng mổ và phòng hồi sức ñạt tiêu chuẩn này là 7/33 phòng chiếm 21,2% (không ñạt 78,8%). Đây là tỉ lệ rất thấp cần ñược quan tâm và cải thiện. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát vi sinh vật trong không khí 33 phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện trên ñịa bàn Tp.HCM như sau: Tham khảo tiêu chuẩn phân loại cấp ñộ phòng sạch của EU GMP 1997 và WHO 2002: Không có phòng mổ, phòng hồi sức nào ñạt mức A (<3 cfu/m3) cũng như mức B (10 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này. Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức C (100 cfu/m3) là 2/33 phòng chiếm 6,1% (không ñạt 93,9%). Số phòng mổ, phòng hồi sức ñạt mức D (200 cfu/m3) của hai tiêu chuẩn này là rất thấp 7/33 phòng chiếm 21,2% (không ñạt 78,8%). So với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck 2009 có giới hạn cho phép về Tổng số vi sinh vật là từ 10-200 cfu/m3 thì số phòng mổ và phòng hồi sức ñạt tiêu chuẩn là 7/33 phòng chiếm 21,2% (không ñạt 78,8%). Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của 13 bệnh viện tại Tp.HCM phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 cfu/m3 chiếm 70% (23/33 phòng). Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng hồi sức cao hơn số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ. Số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của các bệnh viện tư nhân thấp hơn số lượng vi sinh vật trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của các bệnh viện trực thuộc trung ương và sở y tế. Do số lượng bệnh nhân cần ñược phẫu thuật nhiều nên phần lớn các bệnh viện không ñảm bảo ñúng qui trình vệ sinh sau mỗi ca mổ. Số lượng VSV (cfu/m3) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 179 KHUYẾN NGHỊ Đối với nhân viên làm công tác vệ sinh bệnh viện, ñặc biệt là vệ sinh phòng mổ, phòng hồi sức cần có nhận thức ñúng và kiến thức ñầy ñủ về chất lượng không khí trong bệnh viện có thể ảnh hưởng ñến sức khỏe bệnh nhân và nhân viên y tế. Phòng mổ, phòng hồi sức trong bệnh viện phải lắp ñặt hệ thống lưu thông không khí phù hợp ñể hạn chế ô nhiễm. Cho ñến nay tại Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào quy ñịnh về mức ñộ giới hạn ô nhiễm các vi sinh vật trong không khí tại các bệnh viện. Trước thực trạng ô nhiễm vi sinh không khí trong bệnh viện, cũng như ñể ñảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh và nhân viên y tế nói riêng và sức khỏe cho cộng ñồng nói chung. Vì vậy, ñề nghị Cục Y tế Dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan ban ngành ñưa ra một qui chuẩn Việt Nam ñể xác ñịnh giới hạn vi sinh vật có thể chấp nhận ñược trong không khí phòng mổ, phòng hồi sức của bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersen BM, Roed RT, Solheim N, et al (1998). Air quality and microbiological contamination in operating theatres. Tidsskr Nor Lægeforen; 118, 3148-3151. 2. Bjorg Marit Andersen, Nette Solheim (2003), Occlusive Scrub Suits in Operating Theaters During Cataract Surgery: Effect on Airborne Contamination 3. Bộ Y Tế, Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng Tp.HCM (2007), Quan trắc môi trường bệnh viện. 4. Hughes DS, Hill RJ (2004). Infectious endophthalmitis after cataract surgery. Br J Ophthalmol, 78,227-232. 5. ISO 14698-1:2003 (E), Cleanrooms and associated control environment – Biocontamination control, First edition. 6. Merck (2009). Microorganism titers in different environments. 7. Scheibel JH, Jensen I, Pedersen S (1999). Bacterial contamination of air and surgical wounds during joint replacement operations: comparison of two different types of staff clothing. J Hosp Infect, 19,167-174. 8. The Norwegian Health Department (1997). Recommendations for Microbiological Control of Air in Room Where Operations Are Performed. Oslo, Norway: The Norwegian Health Department. IK-2/97. 9. WHO ( 2002), WHO expert committee on specifications for pharmaceutical preparations, thirty sixth report, 902, 2002. 10. WHO ( 2008), WHO expert committee on specifications for pharmaceutical preparations, forty third report, 953, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_o_nhiem_vi_sinh_trong_khong_khi_phong_phau_thuat_ph.pdf
Tài liệu liên quan