Khảo sát thực trạng vườn thuốc nam mẫu của các trạm y tế phường tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã mô tả những đặc điểm chính
liên quan đến nhân sự quản lý cũng như các đặc
điểm hoạt động tại vườn thuốc và cơ cấu về loại
cây thuốc nam được trồng tại mỗi trạm y tế. Đ}y
là những thông tin cần thiết giúp các nhà quản lý
có một đánh giá tổng quan và chính xác, cũng
như thấy được những tồn đọng trong việc xây
dựng hệ thống vườn thuốc nam tại các trạm y tế
phường, từ đó đưa ra các chính sách quản lý phù
hợp hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp
căn cứ khoa học giúp các trạm y tế trong địa bàn
tỉnh cũng như các khu vực khác trong cả nước
xây dựng vườn thuốc nam mẫu, đối chiếu quy
mô, cách thức hoạt động và điều chỉnh kế hoạch
chăm sóc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vườn
thuốc cả về mặt tuyên truyền và sử dụng thuốc
nam trị bệnh, đáp ứng yêu cầu của “Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã” và “Tiêu chí xác định xã tiên
tiến về y học cổ truyền” của Bộ Y tế.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng vườn thuốc nam mẫu của các trạm y tế phường tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 272
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VƢỜN THUỐC NAM MẪU
CỦA CÁC TRẠM Y TẾ PHƢỜNG TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƢƠNG
Đo|n Vũ Bão*, Cù Thanh Tuyền**, Hoàng Thy Nhạc Vũ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương gồm có 14 trạm y tế phường, tất cả đều có xây dựng
vườn thuốc nam mẫu, tuy nhiên hầu hết vẫn còn nhiều hạn chế trong công t{c y dược cổ truyền.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm chính của c{c vườn thuốc nam mẫu tại
trạm y tế phường thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Phương ph{p nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin
về vườn thuốc nam mẫu của 14 trạm y tế phường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Với
mỗi trạm y tế, nghiên cứu thu thập c{c thông tin liên quan đến đặc điểm nhân sự, c{c đặc điểm hoạt động của
vườn thuốc nam mẫu v| đặc điểm của loại cây tại vườn thuốc mẫu.
Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận nhân sự quản lý tại c{c vườn thuốc nam mẫu đều có trình độ phù hợp, với
50% có chuyên môn về y học cổ truyền. Có 5 trạm y tế (chiếm tỉ lệ 36%) có xây dựng thêm vườn thuốc nam bên
cạnh bộ tranh và chậu cây thuốc mẫu. Có 10 trong tổng số 14 trạm y tế đã sử dụng thuốc nam để chữa bệnh cho
người d}n, nhưng trong đó chỉ có 4 cơ sở phát huy có hiệu quả vai trò cung cấp thuốc của vườn thuốc. Ngoài ra,
việc khuyến khích sưu tầm thêm cây thuốc và phân phát giống cây thuốc cho người d}n cũng được thực hiện ở
hầu hết các trạm y tế (93%). Tất cả vườn thuốc nam đều đảm bảo trồng đủ 8 nhóm cây thuốc chữa các bệnh thông
thường. So với Danh mục quy định của Bộ Y tế, có 66 trong tổng số 70 loại cây thuốc được trồng trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một. Thực trạng nhầm lẫn cây thuốc được ghi nhận tại c{c vườn thuốc nam, liên quan đến
19 loại cây trong Danh mục, trong đó tỉ lệ sai sót cao nhất là rau má v| ngũ gia bì ch}n chim (92%).
Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được c{c đặc điểm chính liên quan đến việc xây dựng và quản lý chăm sóc
vườn thuốc nam mẫu tại các trạm y tế phường. Các thông tin này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng
quan và chính xác về thực trạng hiện nay tại c{c vườn thuốc nam mẫu, từ đó có căn cứ khoa học để đề xuất biện
pháp nhằm giải quyết các tồn đọng cũng như x}y dựng chính sách quản lý phù hợp hơn, đảm bảo vai trò của
trạm y tế phường trong công t{c chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Từ khoá: cây thuốc nam, trạm y tế phường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
ABSTRACT
REALITY OF SAMPLE GARDEN OF VIETNAMESE MEDICINAL PLANTS
AT COMMUNE HEALTH STATIONS IN THU-DAU-MOT CITY OF BINH-DUONG PROVINCE
Doan Vu Bao, Cu Thanh Tuyen, Hoang Thy Nhac Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 272 - 277
Background: Thu-Dau-Mot city of Binh-Duong province consists of 14 commune health stations, all with
sample garden of Vietnamese medicinal plants, but most of them are still limited in traditional medicine tasks.
Objective: The study was conducted to analyze the main characteristics of sample garden of Vietnamese
medicinal plants at commune health stations in Thu-Dau-Mot city of Binh-Duong province.
* Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bình Dƣơng ** Khoa Dƣợc, Đại Học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS DS Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 028.38295641 Email: hoangthynhacvu@uphcm.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 273
Methods: The cross-sectional descriptive study was carried out by collecting data of all sample gardens of
Vietnamese medicinal plants of 14 commune health stations in Thu-Dau-Mot city of Binh-Duong province. At
each station, the research collected information as regards the characteristics of the staff, of managed care activities
and of plant species at the herbal garden.
Results: The researches recorded management personnel in the sample gardens are qualified, with 50% have
specialized in traditional medicine. There are 5 health stations (36%) with the addition of garden of medicinal
herbs, beside pictures and basins of medicinal plants. Among 10 health stations where they cure people with
medicinal plants, only 4 cases have been used herbal plants from garden commune health stations. In addition, the
promotion of the collection of medicinal plants and the distribution of medicinal plants to people are also practiced
in most stations (93%). All of herbal gardens ensure that 8 groups of medicinal plants are presented. There are 66
of 70 kinds of medicinal plants prescribed in the List of the Ministry of Health grown in Thu-Dau-Mot city. The
confusion of medicinal plants was noted in the study, relating to 19 species belong to the List, in which the highest
rate of errors is Centella asiatica and Schefflera heptaphylla (92%).
Conclusion: The study revealed the main characteristics associated with the organization and management
of sample garden of Vietnamese medicinal plants at commune health stations. This information provided
managers with an accurate overview of the current situation in herbal gardens, which help them in proposing
measures to address the backlogs, as well as developing a more appropriate management policy, thus, ensuring the
role of commune health stations in primary healthcare.
Keywords: Vietnamese medicinal plant, commune health station, Thu-Dau-Mot city, Binh-Duong province
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 14/02/2015, Bộ Y tế ban hành Quyết
định số 647/QĐ–BYT quy định Tiêu chí x{c định
xã tiên tiến về y dƣợc cổ truyền, tạo điều kiện
cho việc kết hợp giữa y học cổ truyền với y học
hiện đại, giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc
điều trị bệnh và tiết kiệm đƣợc chi phí cho ngƣời
dân(3). Theo đó, vƣờn thuốc nam mẫu trở thành
tiêu chí đ{nh gi{ xã tiên tiến về y dƣợc cổ truyền
thông qua hình thức chấm điểm(2). Trƣớc đó, v|o
ngày 30/11/2010, Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Quyết định số 2166/QĐ–TTg quy định các
trạm y tế phƣờng phải xây dựng và phát triển
vƣờn cây thuốc mẫu(6). C{c quan điểm quy
hoạch chủ đạo nhằm phát triển nguồn dƣợc liệu
thuốc nam của nƣớc ta cùng các nhiệm vụ cụ thể
sau đó đƣợc đƣa ra theo Quyết định số
1976/QĐ–TTg, đƣợc ban h|nh v|o năm 2013(5).
Bên cạnh đó, Thông tƣ số 40/2013/TT–BYT của
Bộ Y tế cũng quy định Danh mục 70 cây thuốc
nam thuộc 8 nhóm thuốc chữa các chứng bệnh
thông thƣờng, theo đó các trạm y tế chọn trồng
các cây có trong Danh mục hoặc thay thế bằng
một số cây thuốc khác phù hợp với cơ cấu bệnh
tật tại địa phƣơng(1).
Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm hành
chính của tỉnh Bình Dƣơng v| nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Trực thuộc Trung
tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một gồm có 14 trạm
y tế phƣờng, tất cả đều có xây dựng vƣờn thuốc
nam mẫu, tuy nhiên hầu hết vẫn còn nhiều hạn
chế trong công t{c y dƣợc cổ truyền. Đứng trƣớc
tình hình đó, h|ng năm Sở Y tế tỉnh Bình Dƣơng
đều có Kế hoạch tu dƣỡng bảo quản vƣờn thuốc
nam tại các Trung tâm y tế – Trạm y tế(4). Nghiên
cứu đƣợc thực hiện nhằm đ{nh gi{ thực trạng
của vƣờn thuốc nam mẫu tại 14 trạm y tế
phƣờng thuộc thành phố Thủ Dầu Một sau một
khoảng thời thực hiện kế hoạch của Sở Y tế tỉnh
Bình Dƣơng, từ đó đƣa ra c{c căn cứ khoa học
để các nhà quản lý có thể thay đổi v| điều chỉnh
các kế hoạch hoạt động, đảm bảo đ{p ứng đƣợc
nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phƣơng cũng
nhƣ ho|n th|nh tốt nhiệm vụ đề ra của Bộ Y tế.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 274
PHƢƠNG PH[P NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đƣợc thực
hiện thông qua việc thu thập thông tin về
vƣờn thuốc nam mẫu của 14 trạm y tế
phƣờng trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dƣơng. Với mỗi trạm y tế,
nghiên cứu thu thập các thông tin liên
quan đến đặc điểm nhân sự, c{c đặc điểm
hoạt động của vƣờn thuốc nam mẫu v| đặc
điểm của loại cây tại vƣờn thuốc.
Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Dữ liệu đƣợc tổng hợp bằng Microsoft
Excel và tiến hành phân tích thông qua
phần mềm R (phiên bản 3.1.3). Các tiêu chí
đ{nh gi{ sẽ đƣợc mô tả bằng phƣơng ph{p
thống kê cơ bản qua giá trị trung bình, tần
số và tỉ lệ phần trăm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhân sự
Cán bộ quản lý vƣờn thuốc của 14 trạm y
tế phƣờng tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dƣơng đều có trình độ liên quan đến
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, bao gồm 5 b{c sĩ
v| 9 y sĩ, trong đó có 7 cán bộ có chuyên môn
về y học cổ truyền (chiếm tỉ lệ 50%). Thời gian
công tác trung bình tại trạm y tế của các y bác
sĩ l| 6 năm, v| th}m niên công t{c l}u nhất là
12 năm. Tất cả nhân lực quản lý vƣờn thuốc
đều có tham gia chăm sóc vƣờn thuốc mẫu tại
cơ sở, thời gian quản lý vƣờn thuốc dao động
từ 5 th{ng đến 12 năm, trung bình l| 5 năm.
H|ng năm, có 13 trên 14 trạm y tế có ngƣời
quản lý vƣờn thuốc tham gia bồi dƣỡng kiến
thức trồng và sử dụng thuốc nam do Bệnh
viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Dƣơng tổ chức
(chiếm 93%).
Đặc điểm về trình độ chuyên môn của
nhân sự quản lý tại 14 vƣờn thuốc nam tại
thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dƣơng
đƣợc trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm nhân sự quản lý tại 14 vườn
thuốc nam mẫu thuộc địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Chuyên môn
Trình độ
Y học cổ
truyền
N=7 (%)
Đa khoa
N=7 (%)
Tổng
N=14 (%)
Bác sĩ 3 (42,9) 2 (28,6) 5 (35,7)
Y sĩ 4 (57,1) 5 (71,4) 9 (64,3)
Đặc điểm hoạt động của vƣờn thuốc nam
Tất cả c{c vƣờn thuốc của các trạm y tế
phƣờng trong mẫu nghiên cứu đều có hình
thức chậu cây và bộ tranh cây thuốc mẫu,
chỉ có 5 trạm (chiếm tỉ lệ 36%) có xây dựng
thêm vƣờn thuốc nam mẫu. Thời gian thành
lập vƣờn thuốc trung bình tại các trạm y tế
l| 14 năm, với diện tích trung bình là 37,5
m2. Mỗi năm, c{c trạm y tế dành trung bình
1,4 triệu VNĐ cho việc chăm sóc vƣờn thuốc
mẫu. Số lƣợng cây thuốc tại mỗi trạm y tế
dao động từ 34 đến 62 cây, trung bình có 45
cây, chiếm 64% so với số lƣợng cây thuốc
quy định trong Danh mục cây thuốc nam
của Bộ Y tế. Tình hình phát triển của cây
thuốc tại các trạm y tế cũng có sự khác
nhau, tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí v| điều
kiện chăm sóc của mỗi cơ sở. C{c đặc điểm
chính liên quan đến hoạt động tại vƣờn
thuốc đƣợc biểu diễn trong Hình 1.
Đặc điểm về loại cây thuốc của vƣờn thuốc nam
Nghiên cứu ghi nhận có sự khác nhau trong
danh sách các loại cây thuốc giữa các trạm y tế,
nhƣng tất cả đều đảm bảo có đủ 8 nhóm cây
thuốc theo quy định của Bộ Y tế về Danh mục
các cây thuốc nam mẫu. Theo kết quả nghiên
cứu, có 3 loại cây, bao gồm cốt khí, khổ sâm cho
lá và mỏ quạ, chỉ đƣợc trình bày qua bộ tranh
cây thuốc mẫu thay vì trồng thực tế trong chậu
hay vƣờn thuốc. Ngoài ra, còn ghi nhận đƣợc
nhiều thực trạng tại c{c vƣờn thuốc nam nhƣ
không có bảng tên, nhầm bảng tên cây khác và
đ{ng chú ý nhất là việc trồng sai cây. Thực trạng
n|y đƣợc ghi nhận ở cả 14 vƣờn thuốc nam, liên
quan đến 19 loại cây trong Danh mục, trong đó tỉ
lệ nhầm lẫn cao nhất liên quan đến ngũ gia bì
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 275
ch}n chim v| rau m{ (92%). Cơ cấu các loại cây
thuốc theo các nhóm công dụng và tần số đƣợc
trồng tại c{c vƣờn thuốc mẫu, cũng nhƣ tỉ lệ
nhầm lẫn của một số trƣờng hợp tiêu biểu đƣợc
mô tả trong Hình 2.
Hình 1: Đặc điểm hoạt động của c{c vườn thuốc nam mẫu tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 276
Hình 2: Đặc điểm loại cây thuốc tại c{c vườn thuốc nam mẫu tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
BÀN LUẬN
Thông qua việc khảo sát thực trạng hoạt
động của vƣờn thuốc, nghiên cứu cho thấy toàn
bộ nhân sự quản lý tại c{c vƣờn thuốc nam đều
có trình độ phù hợp liên quan đến lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ ngƣời d}n, trong đó 50% có chuyên
môn về y học cổ truyền, và tất cả có tham gia cả
vào công tác y tế và quản lý chăm sóc c}y thuốc
nam. Có 5 trạm y tế có vƣờn thuốc mẫu (chiếm tỉ
lệ 36%), và tỉ lệ cây thuốc trong vƣờn thuốc nam
mẫu tại các trạm y tế này chiếm khoảng 48% so
với tổng số cây thuốc có trồng cả trong chậu và
vƣờn. Mức độ hiệu quả của c{c vƣờn thuốc nam
khác nhau giữa các trạm y tế chủ yếu dựa trên
tính hiệu quả trong việc sử dụng thuốc nam để
phục vụ công tác khám chữa bệnh cho ngƣời
d}n địa phƣơng. Theo kết quả nghiên cứu, có 10
trạm y tế có điều trị bệnh bằng thuốc nam nhƣng
chỉ 4 trƣờng hợp phát huy tốt vai trò chữa bệnh
của vƣờn thuốc. Hầu hết các trạm y tế phƣờng
trong mẫu nghiên cứu đều khuyến khích việc
sƣu tầm thêm các loài cây thuốc quý (93%) và 11
cơ sở trên tổng số 14 trạm y tế có phân phát
giống cây thuốc cho ngƣời d}n đem về trồng tại
nhà. Tất cả các trạm y tế đều đảm bảo trồng đủ
cây thuốc chữa 8 nhóm bệnh thông thƣờng theo
Danh mục của Bộ Y tế. Trong đó, một số loài cây
phổ biến nhƣ xuyên t}m liên, l{ lốt, bán hạ nam,
mạch môn, mơ tam thể, ổi, phèn đen v| gai đƣợc
trồng ở cả 14 vƣờn thuốc, ngƣợc lại, không có
trạm y tế nào có trồng cốt khí củ, khổ sâm cho lá
và mỏ quạ. Ngoài ra, một số vƣờn còn sƣu tầm
và trồng thêm các loài khác nằm ngoài Danh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 277
mục, tiêu biểu nhƣ s}m đại hành, bồ ngót, lô hội,
sống đời. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn ghi nhận
một số điểm nhƣ theo đ{nh gi{ của ngƣời quản
lý vƣờn thuốc, tuy phần lớn c{c vƣờn thuốc có vị
trí thuận lợi cho ngƣời d}n đến tham quan (86%)
nhƣng trong đó chỉ có 3 trƣờng hợp đồng thời có
cảnh quan đẹp với phần lớn cây thuốc phát triển
tƣơi tốt, đƣợc sắp xếp, cắt tỉa gọn g|ng. Điều
kiện chăm sóc kh{c nhau ảnh hƣởng đến tình
hình phát triển cây thuốc tại từng trạm y tế, nhìn
chung cây phát triển tốt (75%), nhƣng tình trạng
cây chết vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (15%). Việc quản
lý chăm sóc tại c{c vƣờn thuốc nam vẫn chƣa
thật sự nghiêm ngặt khi có đến 71% trƣờng hợp
không lập sổ sách theo dõi. Nhầm lẫn cây thuốc
là thực trạng đáng chú ý nhất trong mẫu nghiên
cứu. Có 19 loài cây bị trồng sai tên với 11 loài
đƣợc trồng tại ít nhất 11 vƣờn thuốc, trong đó
rau m{ v| ngũ gia bì ch}n chim có tỉ lệ sai sót cao
nhất (92%). Do đó, cần phải đƣa ra c{c biện pháp
khắc phục nhằm nâng cao chất lƣợng của hệ
thống vƣờn thuốc nam mẫu, nhƣ trồng thêm
c}y, chăm sóc c{c c}y ph{t triển không tốt, hoặc
rà soát lại các cây thuốc bị nhầm lẫn.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc
khảo s{t đặc điểm vƣờn thuốc và thu thập thông
tin từ các bộ phận quản lý tại trạm y tế, do đó dữ
liệu thu đƣợc kh{ đầy đủ, chi tiết và chính xác.
Từ kết quả nghiên cứu, có thể mở rộng quy
mô nghiên cứu đến cấp tỉnh hoặc khu vực để có
cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng hoạt động
của hệ thống vƣờn thuốc nam tại các trạm y tế,
qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của y dƣợc học cổ truyền trong công tác
khám chữa bệnh phục vụ ngƣời dân.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã mô tả những đặc điểm chính
liên quan đến nhân sự quản lý cũng nhƣ c{c đặc
điểm hoạt động tại vƣờn thuốc và cơ cấu về loại
cây thuốc nam đƣợc trồng tại mỗi trạm y tế. Đ}y
là những thông tin cần thiết giúp các nhà quản lý
có một đ{nh gi{ tổng quan v| chính x{c, cũng
nhƣ thấy đƣợc những tồn đọng trong việc xây
dựng hệ thống vƣờn thuốc nam tại các trạm y tế
phƣờng, từ đó đƣa ra c{c chính s{ch quản lý phù
hợp hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp
căn cứ khoa học giúp các trạm y tế trong địa bàn
tỉnh cũng nhƣ c{c khu vực khác trong cả nƣớc
xây dựng vƣờn thuốc nam mẫu, đối chiếu quy
mô, cách thức hoạt động v| điều chỉnh kế hoạch
chăm sóc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vƣờn
thuốc cả về mặt tuyên truyền và sử dụng thuốc
nam trị bệnh, đ{p ứng yêu cầu của “Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã” và “Tiêu chí x{c định xã tiên
tiến về y học cổ truyền” của Bộ Y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Thông tƣ số 40/2013/TT–BYT ngày 18/11/2013
ban hành Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y v| thuốc từ
dƣợc liệu lần IV.
2. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 4667/QĐ–BYT ngày 07/11/2014
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến
2020.
3. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 647/QĐ–BYT ngày 14/02/2015
ban h|nh Tiêu chí x{c định xã tiên tiến về y học cổ truyền.
4. Sở Y tế Bình Dƣơng (2015). Kế hoạch số 30/KH–SYT ngày
13/7/2015 về việc tu dƣỡng, bảo quản vƣờn thuốc nam tại các
trung tâm y tế, trạm y tế năm 2015.
5. Thủ tƣớng Chính phủ (2013). Quyết định số 1976/QĐ–TTg
ngày 30/10/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
dƣợc liệu đến năm 2020 v| định hƣớng đến năm 2030.
6. Thủ tƣớng Chính phủ (2010). Quyết định số 2166/QĐ–TTg
ngày 30/11/2010 về việc ban hành Kế hoạch h|nh động của
Chính phủ về phát triển y, dƣợc cổ truyền Việt Nam đến năm
2020.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thuc_trang_vuon_thuoc_nam_mau_cua_cac_tram_y_te_phu.pdf