BÀN LUẬN
Hiện nay tại Khoa Phẫu thuật tim bệnh viện
Chợ Rẫy có tới 91% các trường hợp phẫu thuật
tim cần sử dụng hồng cầu lắng (trung bình 4,54
đơn vị/bệnh nhân), điều đó cho thấy việc chuẩn bị
máu trong phẫu thuật tim là một vấn đề lớn đối
với trung tâm mổ tim.
Đa số máu được truyền trong giai đoạn hậu
phẫu, tuy nhiên, có tới 41,86% số trường hợp
được truyền máu có kết quả xét nghiệm
Hct>30% và Hb>10mg/dl (trường hợp truyền
nhiều nhất là 14 đơn vị hồng cầu lắng), bên
cạnh đó ta thấy 41,76% các truyền hợp chỉ cần
truyền <= 2 đơn vị hồng cầu lắng, do đó cần
cân nhắc và đánh giá lại chỉ định truyền hồng
cầu lắng trong mổ tim nhất là trong giai đoạn
hậu phẫu, xem xét các phương pháp điều trị tối
ưu trước khi quyết định truyền máu.
Tỉ lệ phần trăm thay đổi Hct trước và sau mổ
ở bệnh nhân mổ tim trung bình > 23% ( Hb là >
22 %) do nhiều nguyên nhân: pha loãng máu,
mất máu trong khi mổ, mất máu hậu phẫu cần
nghiên cứu và sử dụng tất cả các biện pháp, cải
tiến kỹ thuật, trang thiết bị: lọc máu, truyền máu
hoàn hồi nhằm hạn chế mất máu khi tiến hành
phẫu thuật,.
Có tới 46,5% lượng hồng cầu lắng được dùng
cho 15% bệnh nhân có truyền máu >=10 đơn vị,
các bệnh nhân này có thời gian chạy máy trung
bình 165 phút, Hct sau mổ thay đổi rất nhiều so
với trước mổ, và tất cả các bệnh lý động mạch chủ
đề cần truyền máu nhiều, cho nên đối với các
trường hợp chạy máy kéo dài, bệnh lý động mạch
chủ cần chủ động chuẩn bị máu truyền cho bệnh
nhân nhằm hồi sức tốt hơn.
Những trường hợp không có truyền máu
có thời gian sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể
ngắn, bệnh lý đơn giản, tuy nhiên tỉ lệ thay đổi
nồng độ Hct và Hb cũng tương đương với
nhóm có truyền máu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng máu trong phẫu thuật tim bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 229
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁU
TRONG PHẪU THUẬT TIM BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Bùi Quốc Thắng*, Lâm Việt Triều*, Đỗ Trung Dũng*, Trần Mạnh Trí*, Phạm Thọ Tuấn Anh*
TÓM TẮT
Tổng quan: Sử dụng máu trong phẫu thuật tim là một vấn đề quan trọng tại các trung tâm tim mạch. Việc
chỉ định, điều trị hợp lý mang lại kết quả điều trị tốt. Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng các chế phẩm của máu và
các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp số liệu từ các bệnh nhân được phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn
ngoài cơ thề.
Kết quả: 91% bệnh nhân có truyền máu (tổng cộng sử dụng 454 đơn vị hồng cầu lắng), phân tích nhóm
gồm 14 bệnh nhân truyền máu nhiều đã sử dụng hết 212 đơn vị hồng cầu lắng, thấy thời gian chạy máy trung
bình 165 phút; có tới 41,76% bệnh nhân chỉ cần truyền <= 2 đơn vị máu.
Bàn luận: Cần cải tiến kỹ thuật mổ, sử dụng các máy móc hiện đại: máy truyền máu hoàn hồi, cân nhắc
cẩn thận khi chỉ định truyền máu.
Từ khóa: truyền máu, phẫu thuật tim.
ABSTRACT
SURVEY OF USING BLOOD PRODUCT IN CARDIAC SURGERY AT CHO RAY HOSPITAL
Bui Quoc Thang, Do Trung Dung, Tran Manh Tri, Pham Tho Tuan Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 229-233
Introduction: Blood transfusion in perioperation in cardiac surgery is important problem at many heart
center. Reasonable indication, therapy method will have a good result in treatment. Purpose: Survey of using
blood product and relative factors.
Method: Collect all data base in patients, who are operated with cardiopulmonary bypass system (CPB).
Result: 91% patient were transfused the blood product (454 unit of red cell), in group 14 pateints used 212 unit
red cell, the CPB time was 165 minutes; 41.76% of patients were need transfused <=2 unit red cell.
Comment: Need to innovation the technique in cardiac surgery, use moderm system: cell saver for
autologous, careful consider when indicate blood product transfusion.
Keywords: blood infusion, cardiac surgery.
TỔNG QUAN
Trong phẫu thuật tim, vấn đề truyền máu và
các chế phẩm của máu rất quan trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến thành công trong điều trị
phẫu thuật và hồi sức bệnh nhân. Máu và các chế
phẩm máu giúp bồi hoàn kịp thời tế bào hồng
cầu mất đi trong mổ, phục hồi khối lượng tuần
hoàn và chức năng vận chuyển oxy của máu; tiểu
cầu, các yếu tố đông máu giúp kiểm soát chức
năng đông máu sau mổ(2).
Tuy nhiên, truyền máu chỉ là một phần của
điều trị, việc truyền máu và chế phẩm của máu
kèm theo các nguy cơ và tác dụng không mong
muốn, hơn nữa tình hình máu ngày càng khan
hiếm, cho nên chỉ truyền hồng cầu lắng trong
trường hợp thật cần thiết, cần chú trọng các
phương pháp điều trị dự phòng, hỗ trợ khác: phát
* Khoa Hồi Sức Phẫu Thuật Tim, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKI. Bùi Quốc Thắng, ĐT: 0918224623, Email: buiquocthang.vn@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 230
hiện sớm nguyên nhân thiếu máu trước mổ và
điều chỉnh trước phẫu thuật, cải tiến kỹ thuật mổ,
truyền máu hoàn hồi, ngưng các thuốc chống
đông, ức chế ngưng tập tiểu cầu trước mổ, dùng
các thuốc kích thích sản xuất hồng cầu
Do đó, trước khi truyền máu cần đánh giá các
vấn đề: các phương pháp điều trị tối ưu trước khi
quyết định truyền máu (oxy, bù dịch ), nguyên
nhân mất máu (nội khoa hay ngoại khoa), dựa
vào tiêu chuẩn lâm sàng cận lâm sàng nào để
quyết định truyền máu, (1)
Thiếu máu trong phẫu thuật tim có thể xem
như thiếu máu cấp, trừ những trường hợp có
nguyên nhân gây thiếu máu mãn tính. Có 3 mức
độ mất máu cấp:
-Mất máu nhẹ: <500ml (phần trăm thể tích
máu mất <15%), bệnh nhân tỉnh, mạch huyết áp
trong giới hạn bình thường.
-Mất máu trung bình: 500-1000ml (phần trăm
thể tích máu mất 15-30%), bệnh nhân lơ mơ,
huyết áp >90 mmHg, mạch 100 - 120 l/p, nước
tiểu giảm
-Mất máu mức độ nặng: >1000ml (phần trăm
thể tích máu mất >30%), bệnh nhân choáng,
mạch >120 l/p, huyết áp <80 mmHg, thiểu niệu
hoặc vô niệu.
Nếu bệnh nhân mất máu mực độ nặng, hoặc
mất máu mức độ trung bình nhưng vẫn còn tình
trạng chảy máu hoặc tán huyết thì có chỉ định
truyền máu.
Chỉ định truyền máu hiện nay, ngoài việc
đánh giá trên lâm sàng, thường dựa vào chỉ số
cận lâm sàng (Hct <30% hoặc Hb <10mg/dl).
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Khảo sát tình hình sử dụng máu và các chế
phẩm của máu trong các phẫu thuật tim có sử
dụng máy tim phổi nhân tạo tại khoa Hồi sức
Phẫu thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy nhằm:
-Đánh giá việc sử dụng hồng cầu lắng, huyết
tương đông lạnh, tiểu cầu
-Đánh giá các yếu tố liên quan
Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu cắt ngang
mô tả các bệnh nhân phẫu thuật tại khoa có sử
dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể.
Công thức tính % thay đổi của Hct và Hb =
(Hct (Hb) bệnh nhân ban đầu – Hct (Hb) lúc
sau)/Hct (Hb) ban đầu.
KẾT QUẢ
Thu thập số liệu ngẫu nhiên 100 trường hợp
phẫu thuật (trong giai đoạn từ 12/2011 đến
4/2012), trong đó có 61 nữ, 89 trường hợp có EF >
50% và 4 trường hợp phải phẫu thuật kiểm tra
cầm máu sau mổ (4%).
Đa số là bệnh lý van tim (63%), tim bẩm sinh
(13%), mạch vành (15%), một số trường hợp bệnh
lý kết hợp giữa van tim và mạch vành, động
mạch chủ ngực (bảng 1).
Bảng 1: Tỉ lệ các loại bệnh lý trong nghiên cứu
Bệnh lý Số lượng
Tim bẩm sinh 13
Van tim 63
Động mạch chủ 2
Mạch vành 15
Van tim + Mạch vành 4
Van + Động mạch chủ 1
Khác 2
Tổng số 100
Trước mổ có 2 trường hợp cần truyền máu,
trong mổ có 20 trường hợp, trong giai đoạn hậu
phẫu có 86 trường hợp, tuy nhiên tính toàn bộ
thời gian điều trị thì có tới 91% bệnh nhân phải
truyền hồng cầu lắng.
Tổng số đơn vị hồng cầu lắng sử dụng cho 100
bệnh nhân là 454 đơn vị (trường hợp nhiều nhất
dùng tới 24 đơn vị hồng cầu lắng) trung bình mỗi
bệnh nhân mổ tim cần 4.54 đơn vị, có tới 84,36%
(383 đơn vị) hồng cầu lắng được truyền trong giai
đoạn hậu phẫu (98% xét nghiệm đông máu sau
mổ bất thường). Tuy nhiên, trong giai đoạn hậu
phẫu, có tới 41,86% số trường hợp được truyền
máu có kết quả xét nghiệm Hct>30% và
Hb>10mg/dl (trường hợp truyền nhiều nhất là 14
đơn vị hồng cầu lắng); 89,28% các trường hợp có
chỉ định truyền máu được truyền hồng cầu lắng
(bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 231
Bảng 2: Kết quả khảo sát truyền hồng cầu lắng
Trước mổ Trong mổ Sau mổ
Tổng
cộng
Số ca 2 20 86 91
Số lượng 8 63 383 454
Nhiều nhất 6 9 24 24
Trung bình 0.08 0.63 3.83 4.54
Có chỉ định 8 57 56
Rối loạn
đông máu
77
98
Truyền hồng cầu lắng khi Hct >=30% & Hb>=10mg/dl
Số ca 1 2 36
Số lượng 6 7 103
Nhiều nhất 6 4 14
Có 38 trường hợp (41,76% các trường hợp
truyền máu) có tổng lượng hồng cầu lắng cần
truyền <=2 đơn vị (biều đồ 1), 29 trường hợp
(31,87% các trường hợp truyền máu) truyền >=5
đơn vị hồng cầu lắng, đặc biệt (biểu đồ 2) chỉ có 14
trường hợp (15,38% các trường hợp truyền máu)
truyền >= 10 đơn vị hồng cầu lắng nhưng đã sử
dụng hết 212 đơn vị (46,5%) trong tổng lượng
máu sử dụng cho 100 trường hợp, trung bình mỗi
bệnh nhân trong nhóm này dung tới 15,14 đơn vị
hồng cầu lắng (bảng 3).
Phân tích các yếu tố liên quan thì nhận thấy
35,7% là bệnh lý van tim, 35,7 % là bệnh lý mạch
vành; tất cả các trường hợp phẫu thuật bệnh lý
động mạch chủ trong nghiên cứu đề có lượng
hồng cầu lắng cần truyền >=10 đơn vị; thời gian sử
dụng tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 165 phút
(trong khi nhóm truyền <=2 đơn vị là 99 phút); tỉ
lệ % thay đổ Hct trước và sau mổ là -32,1% (nhóm
truyền <=2 đơn vị là 22,7%).
Tỉ lệ phần trăm thay đổi Hct trước và sau
mổ ở bệnh nhân mổ tim trung bình > 23% (Hb
là > 22 %).
Bảng 3: Khảo sát các yếu tố liên quan trong các
trường hợp có truyền máu
≤ 2 đơn vị ≥ 5 đơn vị ≥ 10 đơn vị
Số ca 38 29 14
Tổng số 68 302 212
Tuổi 47.1 55.75 61.78
Nữ 25 16 8
Bẩm sinh 7 1 0
Van 26 14 5
Động mạch chủ 0 2 2
≤ 2 đơn vị ≥ 5 đơn vị ≥ 10 đơn vị
Mạch vành 4 7 4
Khác 1 1 1
van + vành 0 3 2
van + động mạch
chủ 0 1 0
Hồng cầu lắng 1.8 10.4 15.14
Huyết tương 0.2 5.5 8.85
Tiểu cầu 0.06 2.2 3.57
Thời gian mổ 3:51 5:18 5:55
Chạy máy 1:39 2:26 2:45
Ngưng tim 1:36 1:50 2:04
Hct trước-sau mổ -0.227 -0.256 -0.321
Hct sau mổ - ICU 0.105 0.062 0.125
Hct trước mổ - ICU -0.159 -0.225 -0.247
Hb trước-sau mổ -0.216 -0.235 -0.303
Hb sau mổ - ICU 0.054 0.034 0.098
Hb trước mổ - ICU -0.191 -0.226 -0.248
Mổ lại 0 4 2
Phân tích và so sánh 2 nhóm bệnh nhân có
và không có truyền hồng cầu lắng (bảng 4) nhận
thấy, ở những bệnh nhân không truyền máu có
thời gian sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể trung
bình 74 phút (ngưng tuần hoàn 52 phút), trong
khi ở nhóm truyền máu thời gian lần lượt là 119
phút và 91 phút; tỉ lệ phần trăm thay đổi Hct và
Hb ở 2 nhóm là tương đương nhau. Các trường
hợp không truyền máu bao gồm bệnh bẩm sinh
và bệnh van tim.
Bảng 4: Đánh giá các yếu tố liên quan
Yếu tố liên
quan
Trong quá trình điều trị
Có truyền máu Không có truyền máu
Số ca Trung bình Số ca Trung bình
Tuổi 91 49.9 9 38.77
Nữ 57 62.64% 4 44.44%
Nam 34 37.36% 5 55.56%
Bẩm sinh 10 10.99% 3 33.33%
Van 57 62.64% 6 66.67%
Động mạch
chủ
2 2.20% 0 0
Mạch vành 15 16.47% 0 0
Khác 2 2.20% 0 0
Van + vành 4 4.40% 0 0
Van + động
mạch chủ
1 1.10% 0 0
Hồng cầu lắng
4.99
0
Huyết tương
2.27
0.44
Tiểu cầu
0.81
0.22
Thời gian mổ
4:25
3:12
Chạy máy
1:59
1:14
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 232
Yếu tố liên
quan
Trong quá trình điều trị
Có truyền máu Không có truyền máu
Số ca Trung bình Số ca Trung bình
Ngưng tim
1:31
0:52
Hct trước-sau
mổ
-0.239
-0.211
Hct sau mổ -
ICU
0.071
0.071
Hct trước mổ -
ICU
-0.197
-0.16
Hb trước-sau
mổ
-0.232
-0.226
Hb sau mổ -
ICU
0.127
0.054
Hb trước mổ -
ICU
-0.21
-0.189
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Biểu đồ 1: Phân bổ số lượng hồng cầu truyền cho
bệnh nhân
38
68
29
302
14
212
0
50
100
150
200
250
300
350
=5 đơn vị >=10 đơn vị
số ca
tổng số
Biểu đồ 2: Số lượng hồng cầu lắng truyền cho bệnh
nhân
BÀN LUẬN
Hiện nay tại Khoa Phẫu thuật tim bệnh viện
Chợ Rẫy có tới 91% các trường hợp phẫu thuật
tim cần sử dụng hồng cầu lắng (trung bình 4,54
đơn vị/bệnh nhân), điều đó cho thấy việc chuẩn bị
máu trong phẫu thuật tim là một vấn đề lớn đối
với trung tâm mổ tim.
Đa số máu được truyền trong giai đoạn hậu
phẫu, tuy nhiên, có tới 41,86% số trường hợp
được truyền máu có kết quả xét nghiệm
Hct>30% và Hb>10mg/dl (trường hợp truyền
nhiều nhất là 14 đơn vị hồng cầu lắng), bên
cạnh đó ta thấy 41,76% các truyền hợp chỉ cần
truyền <= 2 đơn vị hồng cầu lắng, do đó cần
cân nhắc và đánh giá lại chỉ định truyền hồng
cầu lắng trong mổ tim nhất là trong giai đoạn
hậu phẫu, xem xét các phương pháp điều trị tối
ưu trước khi quyết định truyền máu.
Tỉ lệ phần trăm thay đổi Hct trước và sau mổ
ở bệnh nhân mổ tim trung bình > 23% ( Hb là >
22 %) do nhiều nguyên nhân: pha loãng máu,
mất máu trong khi mổ, mất máu hậu phẫu cần
nghiên cứu và sử dụng tất cả các biện pháp, cải
tiến kỹ thuật, trang thiết bị: lọc máu, truyền máu
hoàn hồi nhằm hạn chế mất máu khi tiến hành
phẫu thuật,.
Có tới 46,5% lượng hồng cầu lắng được dùng
cho 15% bệnh nhân có truyền máu >=10 đơn vị,
các bệnh nhân này có thời gian chạy máy trung
bình 165 phút, Hct sau mổ thay đổi rất nhiều so
với trước mổ, và tất cả các bệnh lý động mạch chủ
đề cần truyền máu nhiều, cho nên đối với các
trường hợp chạy máy kéo dài, bệnh lý động mạch
chủ cần chủ động chuẩn bị máu truyền cho bệnh
nhân nhằm hồi sức tốt hơn.
Những trường hợp không có truyền máu
có thời gian sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể
ngắn, bệnh lý đơn giản, tuy nhiên tỉ lệ thay đổi
nồng độ Hct và Hb cũng tương đương với
nhóm có truyền máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brevig J, McDonald J, Zelinka ES, Gallagher T, Jin R,
Grunkemeier GL. (2009) Blood Transfusion Reduction in
Cardiac Surgery: Multidisciplinary Approach at a Community
Hospital. Ann Thorac Surg;87:532-539
2. Society of Thoracic Surgeons Blood Conservation Guideline
Task Force, Ferraris VA, Ferraris SP, Saha SP, Hessel EA
2nd, Haan CK, Royston BD, Bridges CR, Higgins RS,
Despotis G, Brown JR; Society of Cardiovascular
Anesthesiologists Special Task Force on Blood Transfusion,
Spiess BD, Shore-Lesserson L, Stafford-Smith M, Mazer CD,
Bennett-Guerrero E, Hill SE, Body S. (2007). Perioperative
Blood Transfusion and Blood Conservation in Cardiac Surgery:
The Society of Thoracic Surgeons and The Society of
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 233
Cardiovascular Anesthesiologists Clinical Practice Guideline.
Ann Thorac Surg 83:S27–86
Ngày nhận bài: 16/03/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_hinh_su_dung_mau_trong_phau_thuat_tim_benh_vie.pdf