Khảo sát tình trạng nhiễm Chlamydia Pneumonia ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại bệnh viện nhân dân gia định thành phố Hồ Chí Minh

BÀN LUẬN Hiện chưa có báo cáo về mối liên hệ nhiễm C. pneumoniae với bệnh động mạch vành tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên, được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có thể cung cấp một số thông tin về tình trạng nhiễm C. pneumoniae ờ bệnh nhân được chụp mạch vành. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia mạn tính trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi 50% ở nhóm tuổi < 40 tuổi, và sau đó giảm dần và tăng dần trở lại và đạt cao nhất ơ nhóm tuổi trên 60 tuổi 77%, hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lee Ann Campell(1). Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia mạn tính trong nhóm có tổn thương mạch vành rất cao 33% và nhóm không tổn thương mạch vành 18% lần lượt so với các tác giả khác 75% và 63% của Szabolcs Rugonfalvi-Kiss(13), 41% và 15% theo Elima Linanmaki(7), 65% và 55% theo F.Javier Nieto(9), 29,96% theo Hem C Jha. Tuy vậy tỷ lệ của chúng tôi nhóm nhiễm Chlamydia pneumonia còn thấp so với các tác giả trên do: cở mẫu chúng tôi còn nhỏ, sự phân bố tuổi trong cỡ mẫu chưa đều, còn trong nhóm chứng tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia dao động giữa các tác giả trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệnh tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia ở bệnh nhân có tốn thương mạch vành 33% cao hơn nhóm không có tổn thương mạch vành 18%, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu còn nhỏ. Hiện không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia, và không nhiễm Chlamydia pneumonia. Không có sự khác biệt về hs_CRP giữa nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia và không nhiễm Chlamydia pneumonia

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng nhiễm Chlamydia Pneumonia ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại bệnh viện nhân dân gia định thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 214 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM CHLAMYDIA PNEUMONIA Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TP.HỒ CHÍ MINH Hoàng Quốc Hòa* TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumoniae mạn trên bệnh nhân bệnh mạch vành. Phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng Kết quả: Nghiên cứu này được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam để tìm hiểu mối quan hệ này. Một nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành ở 53 đối tượng (16 nữ và 37 nam), các đối tượng trên được chụp mạch và xét nghiệm Immunoglobulin G (IgG), và IgM kháng thể với kháng nguyên C. pneumoniae định tính trong các mẫu huyết thanh với phương pháp ELISA. Tỷ lệ kháng thể C. pneumoniae trong nhóm bệnh 33% so với 18% trong nhóm chứng. Kết luận: Các kết quả này cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm C. pneumoniae ở nhóm bệnh nhân bệnh động mạch vành cao nhưng so với nhóm chứng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa. Từ khóa: nhiễm Chlamydia pneumonia, bệnh động mạch vành ABSTRACT SURVEY CHLAMYDIA PNEUMONIAE: INFECTION IN THE PATIENTS WITH CORONARY ARTERY DISEASE AT GIA DINH PEOPLE HOSPITAL, HO CHI MINH CITY Hoang Quoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 214 - 218 Objective: To explore the prevalence of Chlamydia pneumoniae in patients with chronic coronary artery disease. Methods: case-control study. Results: This study was undertaken for the first time in Vietnam to determine this relationship. A case- control study was conducted in 53 subjects (16 women and 37 men) who underwent coronary angiography and test Immunoglobulin G (IgG), and IgM antibodies to C. pneumoniae antigen by ELISA method. The prevalence of antibodies to C. pneumoniae in case-control differences (33% and 18% respectively). Conclusion: These results suggest that although C. pneumoniae was highly prevalent among the patients with CAD, but not significantly. Key words: Chlamydia pneumonia, chronic coronary artery disease ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Các yếu tố nguy cơ đã biết như tuổi, giới tính, tiền căn gia đình, hút thuốc lá, tăng huyết áp rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, thói quen ăn uống đã được chứng minh liên quan đến dịch tễ học mắc bệnh. Trong hai thập kỷ trước những nghiên cứu lớn đã đưa ra thêm yếu tố nguy cơ bao gồm cả tình trạng nhiễm khuẩn và đáp ứng miễn dịch của cơ thể(1). Chlamydia pneumonia là vi khuẩn Gram âm nội bào,là nguyên nhân chính gây bệnh lý đường hô hấp ở người, đầu tiên được tìm thấy ở * Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Hoàng Quốc Hòa Email: bshoangquochoa@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 215 bệnh lý màng trong trẻ em tại Đài Loan năm 1965 và đến năm 1983 được chứng minh là tác nhân gây viêm phổi nặng, chiếm 10% tác nhân gây viêm phổi cộng đồng, 5% viêm hầu họng, phế quản và viêm xoang(5). Với những hiểu biết rõ ràng hơn về sinh bệnh học của nhiễm khuẩn C. pneumonia xuất phát từ những nghiên cứu huyết thanh chuyên biệt C. pneumonia. Nhiễm C. pneumonia rất thường gặp. Hầu hết mọi người đã bị nhiễm ở một vài thời điểm trong cuộc sống, và tái nhiễm thường xảy ra. Kháng thể chống C. pneumonia hiếm gặp ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển và các nước vùng nhiệt đới. Kháng thể lưu hành tăng nhanh từ độ tuổi 5 đến 14, khoảng 50% ở tuổi 20, tiếp tục tăng chậm lại tăng chậm lại 70 đến 80% ở tuổi 60, 70(5). C. pneumonia có liên quan đến bệnh lý đường hô hấp cấp và mạn tính (như: viêm tai giữa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, hen phế quản, ) cũng như những hội chứng lâm sàng khác (như: ban đỏ, hội chứng Reiter, và sarcoidosis). Sự liên quan này đã được xác định bởi sự theo dõi miễn dịch - dịch tễ học, báo cáo ca, khám phá trực tiếp trên sinh vật thực nghiệm, đáp ứng tốt với kháng sinh diệt C. pneumonia Nhiễm khuẩn C. pneumonia tác động đến xơ vữa mạch máu và liên quan đến bệnh mạch vành, hẹp động mạch cảnh, phình động mạch chủ, và đột quỵ. Với cơ chế làm xơ vữa mạch máu được giải thích theo sơ đồ: Hình 1: Cơ chế Chlamydia pneumoniae trong xơ vữa mạch máu Hiện tại Việt Nam chưa có công trình khảo sát về tỉ lệ nhiễm C. pneumonia trên bệnh nhân bệnh mạch vành. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm: - Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm C. pneumonia trên bệnh nhân bệnh mạch vành. - Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm C. pneumonia mạn trên nhóm không bệnh động mạch vành. - Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm C. pneumonia với các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 53 bệnh nhân có chỉ định chụp mạch vành qua da, điều trị tại khoa tim mạch BV.Nhân Dân Gia Định. Đại thực bào phổi Hoạt hóa TB đơn nhân tuần hoàn Yếu tố mô Tăng đông và tăng Thrombin Tổn thương TB nội mô Mảng xơ vữa TB cơ trơn TB bọt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 216 Thời gian thực hiện Từ tháng 8/2009 đến tháng 4/2010 Tiêu chuẩn chọn bệnh - Nhóm bệnh: gồm những bệnh nhân chụp mạch vành qua da có tổn thương hẹp ít nhất ≥ 50% một hoặc nhiều nhánh động mạch vành. - Nhóm chứng không có tổn thương mạch vành. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng cắt ngang. Cách tiến hành Bệnh nhân có chỉ định chụp mạch vành được khám lâm sàng, tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch, làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Chlamydia pneumonia gồm: IgM và IgG. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm có bệnh lý mạch vành và không bệnh lý mạch vành và tiến hành phân tích trên 2 nhóm, từ đó khảo sát các đặc điểm về: đặc điểm dân số, các yếu nguy cơ bệnh mạch vành, đặc điểm hs_CRP, đặc điểm tổn thương mạch vành trên hai nhóm. - Gọi là nhiễm Chlamydia pneumonia khi test huyết thanh Chlamydia pneumonia IgG dương tính. Các tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ - Rối loạn lipid máu: NCEP – ATP III 2001 - Chẩn đoán đái tháo đường: theo Tổ chức Y Tế thế giới. - Chẩn đoán tăng huyết áp: theo JNC VII năm 2003. - Kiểm định thống kê với phép kiểm chi bình phương, đánh giá mối tương quan bằng chỉ số chênh OR, có ý nghĩa khi p<0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mẫu: n=53, nhóm bệnh: 36, nhóm chứng: 17. Tuổi và giới Bảng 1: Tuổi và giới Tuổi 30 – 39 40 – 49 50 – 59 60 – 69 70 – 79 Tổng Nhóm chứng 1 3 3 6 4 17 Nhóm bệnh 5 4 10 8 9 36 Tuổi 30 – 39 40 – 49 50 – 59 60 – 69 70 – 79 Tổng Tổng cộng 6 7 13 14 13 53 Tỷ lệ nhóm bệnh 83,33% 57,14 % 76,92 % 57,14 % 69,23 % C. pneumonia (-) 3 7 12 13 3 38 C. pneumonia (+) 3 0 1 1 10 15 Tổng cộng 6 7 13 14 13 53 Tỷ lệ C. pneumonia (+) 50,00 % 0,00% 7,69% 7,14% 76,92 % 28% Độ tuổi trung bình nhóm chứng: 60,29 tuổi. Độ tuổi trung bình nhóm bệnh: 59,97 tuổi. Ở bảng 1 phân bố dân số trên nhóm nghiên cứu phần lớn tập trung từ nhóm 50 tuổi trở lên. Bệnh nhân có tổn thương mạch vành cũng tập trung ở nhóm tuổi trên 50 chiếm 75%. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia trong dân số nghiên cứu khoảng 28%. Trong nhóm tuổi 30 – 39 tỷ lệ mắc Chlamydia pneumonia chiếm 50% trong dân số, sau đó tỷ lệ này giảm và tăng trở lại ở nhóm tuổi 70-79, tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia trong nhóm này 77% (10/13). Trong nhóm tuổi từ 70-79 có tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia cao nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001). Bảng 2: Nam Nữ Tổng cộng Nhóm chứng 9 8 17 Nhóm bệnh 28 8 36 Tổng cộng 37 16 53 C. pneumonia (-) 28 10 38 C. pneumonia (+) 9 6 15 Tổng cộng 37 16 53 Nhóm chứng: nam: 53%, nữ: 47% Nhóm bệnh: nam: 77,78%, nữ: 22,22% Tỷ lệ bệnh mạch vành ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia trong dân số nghiên cứu: 28%. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia trong giới nữ (40%) thấp hơn nam (60%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 217 Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành Bảng 3: YTNC Tăng HA Hút thuốc lá RLCH Lipid ĐTĐ TCGD Nhóm chứng 4 1 1 2 0 Nhóm bệnh 19 27 14 5 3 Tổng 23 28 15 7 3 Tỷ lệ % N.bệnh 82,61% 96,43% 93,33% 71,43% 100% C. pneumonia (-) 15 19 11 5 2 C. pneumonia (+) 8 9 4 2 1 Tổng 23 28 15 7 3 Tỷ lệ % 34,78 32,14 26,67 28,57 33,33 Các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống chiếm tỷ lệ cao ở nhóm bệnh. Tỷ lệ C. pneumonia (+)/ hút thuốc lá: 60%. Tỷ lệ C. pneumonia (+)/ không hút thuốc lá: 40%. Không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia, và không nhiễm Chlamydia pneumonia. Bảng 4: Số lượng YTNC ≤ 1 = 2 ≥ 3 Tổng Nhóm chứng 15 2 0 17 Nhóm bệnh 15 9 12 36 Tổng 30 11 12 53 C. pneumonia (-) 22 9 7 38 C. pneumonia (+) 8 2 5 15 Tổng 30 11 12 53 Không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia, và không nhiễm Chlamydia pneumonia. Đặc điểm hs_CRP Bảng 5: hs_CRP ≥ 3mg/dl < 3mg/dl Không thực hiện Nhóm chứng 2 12 3 Nhóm bệnh 25 4 7 Tổng 27 16 10 hs_CRP ≥ 3mg/dl < 3mg/dl Không thực hiện C. pneumonia (-) 19 11 8 C. pneumonia (+) 8 5 2 Tổng 27 16 10 Ở nhóm bệnh mạch vành yếu tố hs_CRP cao hơn nhóm không bệnh mạch vành, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001) Không có sự khác biệt về hs_CRP giữa nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia và không nhiễm Chlamydia pneumonia. Đặc điểm nhiễm Chlamydia pneumonia nhóm có tổn thương mạch vành Bảng 6: Tổn thương MV Không tổn thương MV Tổng cộng C. pneumonia (-) 24 14 38 C. pneumonia (+) 12 3 15 Tổng cộng 36 17 53 Dựa vào biểu đồ trên chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia ở bệnh nhân có tốn thương mạch vành cao hơn nhóm không có tổn thương mạch vành, nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Hiện chưa có báo cáo về mối liên hệ nhiễm C. pneumoniae với bệnh động mạch vành tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên, được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có thể cung cấp một số thông tin về tình trạng nhiễm C. pneumoniae ờ bệnh nhân được chụp mạch vành. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia mạn tính trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi 50% ở nhóm tuổi < 40 tuổi, và sau đó giảm dần và tăng dần trở lại và đạt cao nhất ơ nhóm tuổi trên 60 tuổi 77%, hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lee Ann Campell(1). Các nghiên cứu Tỷ lệ Chlamydia pneumonia (+) trong nhóm bệnh lý mạch vành South Africa(6) 20/36 (56%) PDAYb study(4) 8/18 (44%) Washington(2) 20/38 (53%) Alaskan Natives(3) 23/59 (39%) Louisville, Kentucky(11) 7/12 (58%) Japan(10) 20/29 (69%) Salt Lake City, Utah(8) 71/90 (79%) India(14) Chúng tôi 4/40 (10%) 12/36 (33%) Tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia mạn tính trong nhóm có tổn thương mạch vành rất cao 33% và nhóm không tổn thương mạch vành 18% lần lượt so với các tác giả khác 75% và 63% của Szabolcs Rugonfalvi-Kiss(13), 41% và 15% theo Elima Linanmaki(7), 65% và 55% theo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 218 F.Javier Nieto(9), 29,96% theo Hem C Jha. Tuy vậy tỷ lệ của chúng tôi nhóm nhiễm Chlamydia pneumonia còn thấp so với các tác giả trên do: cở mẫu chúng tôi còn nhỏ, sự phân bố tuổi trong cỡ mẫu chưa đều, còn trong nhóm chứng tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia dao động giữa các tác giả trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệnh tỷ lệ nhiễm Chlamydia pneumonia ở bệnh nhân có tốn thương mạch vành 33% cao hơn nhóm không có tổn thương mạch vành 18%, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu còn nhỏ. Hiện không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ giữa hai nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia, và không nhiễm Chlamydia pneumonia. Không có sự khác biệt về hs_CRP giữa nhóm có nhiễm Chlamydia pneumonia và không nhiễm Chlamydia pneumonia. KẾT LUẬN Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong thời gian ngắn, cỡ mẫu còn nhỏ nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam, bước đầu chúng tôi đưa ra một số nhận xét: - Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Chlamydia pneumonia cao ở bệnh nhân có tổn thương mạch vành 33%, so với nhóm không tổn thương mạch vành 18%. - Chưa thấy có sự tương quan giữa nhiễm Chlamydia pneumonia với các yếu tố nguy cơ mạch vành khác. - Chưa thấy có sự tương quan giữa nhiễm Chlamydia pneumonia với hs-CRP. ĐỀ XUẤT Cần có những nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn (có sự tương đồng về tuổi và giới ở cả hai nhóm bệnh và chứng). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Campbell LA, Kuo CC, and Grayston JT (1988): Chlamydia pneumoniae and cardiovascular disease. Emerging infectious disease Vol.4 No 4 1998 2. Campbell LA, O'Brien ER, Cappuccio AL, et al. (1995): Detection of Chlamydia pneumoniae (TWAR) in human coronary atherectomy tissues. J Infect Dis 1995;172:585-8. 3. Davidson M, Kuo C-C, Middaugh JP, et al. (1998):. Chlamydia pneumoniae (TWAR) in Alaska Natives with coronary atheroma. Circulation. In press 1998. 4. Kuo C-C, Grayston JT, Campbell LA, et al. (1995): Chlamydia pneumoniae (TWAR) in coronary arteries of young (15 to 35 year) adults. Proc Natl Acad Sci U S A; 92:6911-4. 5. Kuo C-C, Jackson LA, Campell LA, Grayston JT (1995):. Chlamydia pneumonia. Clin Microbiol Rew 1995; 8: 415-61. 6. Kuo C-C, Shor A, Campbell LA, et al (1993):. Demonstration of Chlamydia pneumoniae in atherosclerotic lesions of coronary arteries. J Infect Dis 1993;167:841-9. 7. Linnanmäki E, Leinonen M, Mattila K, et al. (1993):. Chlamydia pneumoniae-specific circulating immune complexes in patients with chronic coronary heart disease. Circulation 1993;87:1130-4. 8. Mühlestein JB, Hammond EH, Carlquist JF, et al. (1996):. Increased incidence of Chlamydia species within the coronary arteries of patients with symptomatic atherosclerotic versus other forms of cardiovascular disease. J Am Coll Cardiol 1996; 27:1555-61. 9. Nieto FJ, Folsom AR., Sorlie PD., et al (1999): Chlamydia pneumonia infection and incedent coronary heart disease. American journal of epidemiology Vol.150, No.2. 10. Ouchi K, Fuji B, Kanamoto Y, et al (1995): Detection of Chlamydia pneumoniae in atherosclerotic lesions of coronary arteries and large arteries. In: Abstracts of the 35th International Conference on Antimicrobial Agents and Chemotherapy; 1995; San Francisco, California. Abstract K-37. 11. Ramirez J, Ahkee A, Ganzel BL, et al. (1996): Isolation of Chlamydia pneumoniae (C pn) from the coronary artery of a patient with coronary atherosclerosis. Ann Intern Med 1996;125:979-82. 12. Saikku P, Mattila K, Nieminen RS, et al. (1988): Serological evidence of an association of a novel chlamydia, TWAR, with chronic coronary heart disease and acute myocardial infarction. Lancet;2:983-6. 13. Szabolcs Rugonfalvi-Kiss et al. (2002): Association of Chlamydia pneumonia with coronary artery disease and its progression is dependent on the modifying effect of mannose-building lectin. Circulation 2002;106;1071-1076. 14. Varghese PJ, Gaydos CA, Arumugham SB, et al. (1995): Demonstration of Chlamydia pneumoniae in coronary atheromas specimens from young patients with normal cholesterol from the southern part of India. In: Abstracts of the 33rd Annual Meeting of the Infectious Disease Society of America; 1995; San Francisco, California; 1995. p. 53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_nhiem_chlamydia_pneumonia_o_benh_nhan_be.pdf
Tài liệu liên quan