Khảo sát tình trạng va vòm ở trẻ mẫu giáo ứng dụng vào lâm sàng và điều trị

Trong 11 ca NLĐ dạng B và 43 ca NLĐ dạng C được đề nghị soi lại sau đợt điều trị nội, chúng tôi nhận thấy: NLĐ dạng B 11 (100%) ca không thay đổi. NLĐ dạng C có: 28 (65,1%) ca về NLĐ dạng A; 15 (34,9%) giữ nguyên tình trạng NLĐ dạng C. Qua đó, chúng tôi thấy NLĐ dạng B, không có đáp ứng với điều trị nội, đây là những trường hợp VA vòm quá phát gây ra tình trạng viêm tai giữa thanh dịch. Chúng tôi đề nghị, những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật nạo VA vòm, có thể kết hợp hay không kết hợp với đặt ống thông hòm nhĩ nhằm tránh những di chứng sau này, có ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Điều trị ngoại khoa: nạo VA Trong NC của chúng tôi 156 trẻ chúng tôi đề nghị nạo VA 26 ca chiếm tỷ lệ 16,6%: VA độ 2 (7,7%); VA độ 3 (42,3%); VA độ 4 (50%).

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng va vòm ở trẻ mẫu giáo ứng dụng vào lâm sàng và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 39 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VA VÒM Ở TRẺ MẪU GIÁO ỨNG DỤNG VÀO LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ Tô Văn Hiền*, Nguyễn Thị Ngọc Dung** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình trạng VA ở trẻ mẫu giáo, đặc điểm lâm sàng và phân độ VA qua nội soi. Ứng dụng vào chẩn đoán và điều trị VA. Phương pháp: Khảo sát tình trạng VA vòm qua nội soi thanh quản ống mềm 156 trẻ lớp mầm của một số trường mẫu giáo trên địa bàn quận 3. Phân tích các dữ liệu: triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi chẩn đoán và phân độ VA vòm, mối tương quan VA vòm với nhĩ lượng đồ. Ứng dụng vào việc chỉ định nạo VA. Kết quả: Trong 156 trẻ được khảo sát, tỷ lệ VA độ 1: 13,5%; VA độ 2: 43,6%; VA độ 3: 26,3%; VA độ 4: 16,6%, mối liên quan VA vòm với nhĩ lương đồ: VA độ 1 100% nhĩ lượng đồ dạng A; VA độ 2 đa số nhĩ lượng đồ dạng A 89,7%; dạng B 2,9% và dạng C 7,4%; VA độ 3 có: 36,5% nhĩ lượng đồ dạng A; 7,3% nhĩ lượng đồ dạng B; 56,2% nhĩ lượng đồ dạng C; VA độ 4 có 19,2% nhĩ lượng đồ dạng A; 23,1% nhĩ lượng đồ dạng B, 57,7% nhĩ lượng đồ dạng C. Tỷ lệ nạo VA là: 16,6%. Kết luận: Chỉ định nạo VA không đơn thuần dựa vào độ quá phátVA, mà phải kết hợp lâm sàng, hình ảnh nội soi vòm và nhĩ lượng đồ. Từ khóa: VA. ABSTRACT SURVEY STATUS ADENOIDS ARCH IN PRESCHOOLERS. CLINICAL APPLICABILITY AND TREATMENT To Van Hien, Nguyen Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 39 - 44 Objective: Investigation of adenoids status in preschoolers, clinical features and classification of endoscopic adenoids. Application on the diagnosis and treatment of adenoids. Methods: Status survey adenoids arch laryngeal endoscopic flexible tube 156 young germ layers of a kindergarten in the district 3. Analysis of data: clinical symptoms, diagnosis and endoscopic images the adenoids arch, each arch adenoids correlated with fibrillation of the map. Applications in the indicated curettage adenoids. Results: Of the 156 children surveyed, adenoids rate of 1: 13.5%; adenoids grade 2: 43.6%; adenoids grade 3: 26.3%; adenoids grade 4: 16.6%, links adenoids arch with tympanogram: adenoids grade 1: 100% tympanogram type A; adenoids of two most tympanogram type A 89.7%; tympanogram types B 2.9% and tympanogram type C 7.4 %; adenoids grade 3: 36.5% tympanogram type A; 7.3% tympanogram type B; 56.2% tympanogram type C; adenoids of 4 19.2% wage fibrillationmap form A; 23.1% tympanogram type B, 57.7% tympanogram type C. Adenoids surgery rate: 16.6%. Conclusion: Indications for surgery adenoids are not merely based on the adenoids, which combines clinical, endoscopic images surround and tympanogram. Key words: Adenoids. * Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: Bs. Tô Văn Hiền ĐT: 0903909092 Email: hientovan48@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 40 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm VA là một bệnh rất phổ biến và thường gặp trong cộng đồng nhất là các trẻ tuổi mẫu giáo, bệnh có thể gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần, thể chất nếu không được điều trị kịp thời(1,2). Hiện nay, với sự phát triển kỹ thuật nội soi trong ngành tai mũi họng, chúng ta có thể chẩn đoán và phân độ VA vòm chính xác, nhưng vấn đề điều trị vẫn còn nhiều bàn cãi(3,4). Nhằm góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các cháu và cũng như để góp phần giải đáp cho câu hỏi mà các bậc làm cha mẹ, cũng như các thầy thuốc Tai Mũi Họng và Nhi khoa luôn trăn trở: có nên nạo VA cho trẻ không? Và khi nào thì cần nạo VA? Chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình trạng VA ở trẻ mẫu giáo, ứng dụng vào lâm sàng và điều trị”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 156 trẻ lớp mầm (30 đến 50 tháng tuổi) đang học tại các trường mẫu giáo trên địa bàn quận 3.Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Qui trình thực hiện 156 trẻ được khám Tai Mũi Họng thông thường bằng đèn clar, sau đó được nội soi vòm bằng ống mềm đánh giá tình trạng VA vòm và được đo nhĩ lượng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Tp. Hồ Chí Minh. Những trẻ VA quá phát có triệu chứng lâm sàng hoặc bất thường nhĩ lượng đồ sẽ được điều trị nội khoa sau 3 tuần sẽ nội soi và đo thính lực đồ lại so sánh kết quả ban đầu để đánh giá kết quả điều trị. Những trường hợp không đáp ứng điều trị sẽ được đề nghị phẫu thuật nạo VA. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm lâm sàng Chúng tôi nhận thấy: Triệu chứng nghẹt mũi có 41 trẻ chiếm tỷ lệ: 26,6%; triệu chứng nghẹt mũi chỉ gặp từ VA quá phát độ 2 trở lên, nhiều nhất là VA độ 4 (46,3%; nghẹt mũi kéo dài có 18 trẻ chiếm tỷ lệ: 11,5% và chỉ gặp ở VA quá phát độ 3 và độ 4. VA độ 4 (61,1%) > VA độ 3 (38,9%).,chảy mũi có 80 trẻ chiếm tỷ lệ: 51,3% gặp ở tất cả các mức độ của VA,chảy mũi xuống thành sau họng có 33 trẻ chiếm tỉ lệ: 21,2% và chỉ gặp trẻ có viêm VA từ độ 2 trở lên. Bảng 1. Triệu chứng cơ năng của mũi qua phân độ VA vòm. Đặc điểm VA độ 1 n=19 VA độ 2 n=70 VA độ 3 n=41 VA độ 4 n=26 Nghẹt mũi (n=41) 0 (0%) 7 (17,1%) 15 (36,6%)19 (46,3%) Nghẹt mũi kéo dài (n=18) 0 (0%) 0 (0%) 7 (38,9%) 11 (61,1%) Chảy mũi (n=80) 5 (6,3%) 18 (22,5%)35 (43,6%)22 (27,5%) Chảy mũi xuống họng (n=33) 0 (0%) 6 (18,2%) 15 (45,4%)12 (36,4%) Bảng 2. Ngáy và ngưng thở khi ngủ với phân độ VA qua nội soi. VA độ 1 VA độ 2 VA độ 3 VA độ 4 Ngủ ngáy (n=40) 0 (0%) 3 (7,5%) 16 (40%) 21 (52,5%) Ngưng thở (n=15) 0 (0%) 0 (0%) 4 (26,7%) 11 (73,3%) Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Triệu chứng ngủ ngáy có 50 trẻ chiếm tỷ lệ: 25,6% và chỉ gặp ở trẻ có viêm VA từ độ 2 trở lên, nhiều nhất là VA độ 4 (52,5%), ngưng thở khi ngủ có 15 trẻ chiếm tỷ lệ: 9,6%; VA độ 3 (26,7%); VA độ 4 (73,3%). Bảng 3. Tần suất và tỷ lệ VA vòm với dịch hốc mũi. Đặc điểm VA độ 1 VA độ 2 VA độ 3 VA độ 4 Hốc mũi đọng dịch (n=65) 2 (3,1%) 14 (21,5%) 27 (41,5%) 22 (33,9%) Dịch trong (n=20) 2 (10%) 8 (40%) 9 (45%) 1 (5%) Dịch vàng (n=15) 0(0%) 4 (26,7%) 7 (46,6%) 4 (26,7%) Dịch xanh (n=30) 0 (0%) 2 (6,7%) 11 (36,7%) 17 (56,6%) Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy: Trong 65 trẻ có dịch trong hốc mũi chiếm tỷ lệ: 41,7%. Tính chất dịch mũi: VA độ 3 và VA độ 4 hầu hết trẻ có chảy mũi dịch xanh và dịch vàng; đa số trẻ có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 41 VA độ 2 có chảy mũi trong; trẻ có VA độ 1 đa số không chảy mũi hoặc số ít chảy mũi trong. Nhĩ lượng đồ Bảng 4. Kết quả nhĩ lượng đồ. ĐẶC ĐIỂM NHĨ LƯỢNG ĐỒ TẦN SUẤT TỶ LỆ Dạng A 102 65,4% Dạng B 11 7,1% Dạng C 43 27,5% Nhận xét: Kết quả nhĩ lượng đồ: Dạng A (65,4%); Dạng C (27,5%); Dạng B (7,1%). Phân độ VA qua nội soi Bảng 5. Phân độ VA qua nội soi. PHÂN ĐỘ VA TẦN SUẤT TỈ LỆ VA độ 1 21 13,5% VA độ 2 68 43,6% VA độ 3 41 26,3% VA độ 4 26 16,6% Nhận xét: Qua nội soi vòm bằng ống mềm 156 trẻ, kết quả cho thấy: Tỷ lệ trẻ có VA độ 2 cao nhất (43,6%); VA độ 3 (26,3%). VA độ 4 (16,6%); thấp nhất là VA độ 1 (13,5%). Mối liên quan VA vòm với một số bệnh lý Bảng 6. Mối liên quan VA vòm với bệnh lý viêm amiđan. Đặc điểm VA độ 1 VA độ 2 VA độ 3 VA độ 4 Amiđan độ1 (n=101) 19 (18,8%) 50 (49,5%) 18 (17,8%) 14 (13,9%) Amiđan độ 2 (n=40) 2 (5%) 15 (37,5%) 18 (45%) 5 (12,5%) Amiđan độ 3 (n=14) 0 (0%) 3 (21,4%) 5 (35,7%) 6 (42,9%) Amiđan độ 4 (n=1) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (100%) Nhận xét: Amiđan độ 1 có 101 trẻ chiếm tỷ lệ: 64,7%; có VA độ 2 (46,5%); Amiđan độ 2 có 40 trẻ chiếm tỷ lệ: 25,6%; có VA độ 3 (45%). Amiđan độ 3 có 14 trẻ chiếm tỷ lệ: 9%; có VA độ 4 (42,9%) và không có trường hợp nào VA độ 1. Amiđan độ 4 tỷ lệ rất thấp: 0,7% và gặp ở trẻ có viêm VA độ 4. Bảng 7: Mối liên quan giữa mức độ VA với đặc điểm nhĩ lượng đồ. Đặc điểm Dạng A Dạng B Dạng C VA độ 1 21 (100%) 0 (0%) 0 (0%) VA độ 2 61 (89,7%) 2 (2,9%) 5 (7,4%) VA độ 3 15 (36,5%) 3 (7,3%) 23 (56,2%) Đặc điểm Dạng A Dạng B Dạng C VA độ 4 5 (19,2%) 6 (23,1%) 15 (57,7%) Tổng 102 11 43 Nhận xét: Chúng tôi thấy: VA độ 1 100% nhĩ lượng đồ dạng A. VA độ 2 đa số nhĩ lượng đồ dạng A (89,7%); dạng B (2,9%) và dạng C (7,4%). VA độ 3 có: (36,5%) nhĩ lượng đồ dạng A; (7,3%) dạng B; (65,8%) dạng C. VA độ 4 có (19,2%) nhĩ lượng đồ dạng A; (23,1%) dạng B; (57,7%) dạng C. Tỷ lệ nạo VA Điều trị nội khoa Bảng 8: Kết quả VA vòm sau khi điều trị nội. Sau khi điều trị nội Đặc điểm lâm sàng VA độ 1 VA độ 2 VA độ 3 VA độ 4 VA độ 2 n=7 5 (71,4%) 2 (28,6%) 0 (0%) 0 (0%) VA độ 3 n=26 6 (23,1%) 9 (34,6%) 11 (42,3%) 0 (0%) Trước khi điều trị nội VA độ 4 n=21 0 (0%) 3 (14,3%) 5 (23,8%) 13 (61,9%) Nhận xét: Trên 156 trẻ được nghiên cứu có 54 trường hợp được điều trị nội. Kết quả như sau: VA độ 2 có 7 ca được điều trị nội, soi lại có: (71,4%) đáp ứng điều trị tốt, (28,6%) không đáp ứng điều trị. VA độ 3 có 26 ca được điều trị nội, soi lại có: (23%) đáp ứng điều trị tốt, (46,2%) đáp ứng điều trị tương đối, (30,8%) không đáp ứng điều trị. VA độ 4 có 21 ca được điều trị nội, soi lại có: (23,8%) đáp ứng điều trị tốt, (28,6%) đáp ứng điều trị tương đối, (47,6%) không đáp ứng điều trị. Bảng 9. Kết quả nhĩ lượng đồ trước và sau khi điều trị. Sau khi điều trị nội Đặc điểm Dạng A Dạng B Dạng C Dạng B n=11 0 (0%) 11 (100%) 0 (0%) Trước khi điều trị nội Dạng C n=43 28 (65,1%) 0 (0%) 15 (34,9%) Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy: Nhĩ lượng đồ dạng B (100%) không có đáp ứng với điều trị nội. Nhĩ lượng đồ dạng C (65,1%) có đáp ứng với điều trị nội; (34,9%) không có đáp ứng điều trị nội. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 42 Điều trị ngoại khoa: nạo VA qua nội soi Trên 156 trẻ được nghiên cứu, chúng tôi đề nghị nạo VA 26 trường hợp, tỷ lệ: 16,6%. Tất cả trẻ được đề nghị nạo VA, chúng tôi dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngủ ngáy, tình trạng tai giữa, kết hợp với đặc điểm nhĩ lượng đồ. BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng nghẹt mũi trong nghiên cứu chúng tôi chỉ thấy tình trạng viêm VA từ độ 2 đến độ 4; triệu chứng nghẹt mũi kéo dài chúng tôi chỉ thấy tình trạng viêm VA độ 3 và viêm VA độ 4,chảy mũi chúng tôi gặp nhiều nhất ở trẻ tình trạng viêm VA quá phát: VA độ 3 (43,6%) và VA độ 4 (27,5%) Triệu chứng chảy mũi xuống họng, chúng tôi chỉ gặp ở những trẻ tình trạng từ VA độ 2 đến VA độ 4: VA độ 3 (45,4%) > VA độ 4 (36,4) > VA độ 2 (18,2%). Qua NC chúng tôi cũng nhận thấy không phải trường hợp VA quá phát độ 3 và độ 4 nào cũng gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi. Vì vậy, trước một trẻ có VA quá phát, chúng ta cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác và cần cân nhắc một phương pháp điều trị thích hợp hơn là nạo VA ở tất cả các trường hợp VA quá phát. Trong nghiên cứu chúng tôi: nghẹt mũi 26,3%; chảy mũi: 51,3%, so sánh với một số tác giả khác thì tỷ lệ trong các triệu chứng trên thấp hơn rất nhiều.Theo nghiên cứu của Võ Nguyễn Hoàng Khôi: nghẹt mũi (94,3%); chảy mũi: (85,7%); khịt khạc: (80%). Theo nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ: nghẹt mũi: (89,1%); chảy mũi (79,6%). Theo nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên(5): nghẹt mũi (45,9%); chảy mũi (11,5%). Triệu chứng ngáy trong NC của chúng tôi có 40 trẻ chiếm tỷ lệ (25,6%) trong đó: VA quá phát độ 4 (52,5%); VA quá phát độ 3 (40%); VA độ 2 chiếm tỷ lệ nhỏ (7,5%); chúng tôi không gặp trường hợp nào VA độ 1. So sánh với tác giả Võ Nguyễn Hoàng Khôi, tỷ lệ ngáy liên quan đến phân độ VA: VA độ 1 (4,3%); VA độ 2 (13%); VA độ 3 (34,8%) và VA độ 4 (47,9%). NC của chúng tôi ngưng thở lúc ngủ có 15 ca chiếm tỷ lệ (9,6%). So sánh với một số nghiên cứu khác. Nghiên cứu của tác giả Quách Ngọc Minh là (24,4%) nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Thọ là (14,6%); nghiên cứu của tác giả Mohamed A. Bitar là (21,5%). Trong nghiên cứu chúng tôi có 65 trẻ có dịch trong hốc mũi chiếm tỷ lệ: 41,7%; theo thứ tự trẻ có VA độ 3 (41,5%) > VA độ 4 (33,9%) > VA độ 2 (21,5%); VA độ 1 chiếm tỷ lệ rất thấp (3,1%). Tính chất dịch mũi: VA độ 3 và VA độ 4 hầu hết trẻ có chảy mũi dịch xanh và dịch vàng; đa số trẻ có VA độ 2 có chảy mũi trong; trẻ có VA độ 1 đa số không chảy mũi hoặc số ít chảy mũi trong. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Nguyễn Hoàng Khôi: hốc mũi đọng dịch là (65,7%). Phân độ VA qua nội soi Qua nội soi vòm bằng ống mềm 156 trẻ, kết quả cho thấy: Tỷ lệ trẻ có VA độ 1 (13,5%) ; VA độ 2 cao nhất (43,6%); VA độ 3 (26,3%). VA độ 4 (16,6%). So sánh độ quá phát của VA với một số tác giả khác: Đỗ Đức Thọ VA độ 1 1,45%; VA độ 2: 40,1%: VA độ 3: 52,6%; VA độ 3: 5,8%. Tác giả Cassano P (2003): VA độ 1: 8,2%; VA độ 2: 20,4%; VA độ 3: 64,3%; VA độ 4: 7,14%. Mối liên quan VA vòm với một số bệnh lý Mối liên quan VA vòm với nhĩ lượng đồ Trong NC chúng tôi tất cả 156 ca đều được chúng tôi nội soi vòm bằng ống nội soi ống mềm và được đo nhĩ lượng đồ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi nhận thấy: VA quá phát từ độ 2 trở lên mới có ảnh hưởng lên chức năng vòi nhĩ và tai giữa. Mức độ ảnh hưởng lên chức năng vòi và viêm tai giữa thanh dịch tỷ lệ thuận với mức độ viêm VA vòm quá phát. VA độ 3: 7,3% NLĐ dạng B và 56,2% NLĐ dạng C; VA độ 4: 23,1% NLĐ dạng B và 57,7% NLĐ dạng C. Những trường hợp VA vòm độ 1 hoàn toàn không Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 43 ảnh hưởng lên chức năng vòi nhĩ, cũng như tai giữa. 100% nhĩ lượng đồ dạng A. Không phải tất cả các trường hợp VA vòm quá phát đều ảnh hưởng đến chức năng vòi và tai giữa, chúng tôi nhận thấy trong các trường hợp nghiên cứu có 36,5% VA vòm độ 3 và 19,2% VA vòm độ 4 không có ảnh hưởng đến chức năng vòi nhĩ và tai giữa. Vì không phải tất cả trường hợp VA vòm quá phát cũng là bệnh lý, nhất là những trẻ từ 2 đến 6 tuổi lứa tuổi phát triển sinh lý bình thường của VA vòm, chỉ có VA vòm quá phát bệnh lý gây bít tắt mới có ảnh hưởng nên việc điều trị VA vòm quá phát cần phải cân nhắc nhất là trong chỉ định nạo VA vòm. Mối liên quan VA vòm với bệnh lý amiđan khẩu cái Kết quả cho thấy: Amiđan độ 1 chiếm đa số (64,7%): trong đó VA độ 1(18,8%); VA độ 2(49,5%); VA độ 3(17,8%) và VA độ 4(13,9%). Amiđan độ 2(25,6%): trong đó VA độ 1(5%); VA độ 2(37,5); VA độ 3(45%) va VA độ 4(12,5%). Amiđan độ 3(9%): trong đó VA độ 2(21,4%) ; VA độ 3(35,7%) và VA độ 4(42,9%). Amiđan độ 4 rất thấp (0,7%) và gặp ở trẻ có VA quá phát độ 4. Chúng tôi nhận thấy có sự liên quan giữa tình trạng viêm VA vòm quá phát với viêm amiđan quá phát, đa số trẻ có amiđan quá phát thường có viêm VA quá phát độ 3 và viêm VA quá phát độ 4 kèm theo. Vì vậy, trước một trường hợp viêm amiđan quá phát ở trẻ em, có chỉ định phẫu thuật chúng ta nên nội soi để đánh giá mức độ quá phát của VA vòm, để có thể vừa cắt amiđan vừa nạo VA. Tỷ lệ nạo VA Điều trị nội khoa Trong 156 trẻ trên nghiên cứu của chúng tôi có 54 trẻ được đề nghị soi lại VA vòm và đo lại NLĐ sau đợt điều trị nội. Kết quả như sau: VA độ 2 có 7 được điều trị nội, soi lại có: 5 ca (71,4%) đáp ứng điều trị tốt, 2 ca (28,6%) không đáp ứng điều trị.VA độ 3 có 26 được điều trị nội, soi lại có: 6 ca (23%) đáp ứng điều trị tốt, 12 ca (46,2%) đáp ứng điều trị tương đối, 8 ca (30,8%) không đáp ứng điều trị. VA độ 4 có 21 được điều trị nội, soi lại có: 5 ca (23.8%) đáp ứng điều trị tốt, 6 ca (28,6%) đáp ứng điều trị tương đối; 10 (47,6%) ca không đáp ứng điều trị. Tất cả mức độ VA quá phát đều có đáp ứng điều trị nội, tùy mức độ quá phát của VA mà có đáp ứng điều trị khác nhau: VA độ 2 có đáp ứng điều trị nội tốt hơn VA độ 3 và VA độ 4. Như vậy, trước tình trạng VA quá phát trước khi tiến hành phẫu thuật, chúng ta nên điều trị nội trước, nếu tình trạng VA vòm không cải thiện, hoặc cải thiện chậm, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, nhất là khi viêm VA có ảnh hưởng đến chức năng vòi nhĩ và tai giữa thì chúng ta sẽ chỉ định nạo VA. Trong 11 ca NLĐ dạng B và 43 ca NLĐ dạng C được đề nghị soi lại sau đợt điều trị nội, chúng tôi nhận thấy: NLĐ dạng B 11 (100%) ca không thay đổi. NLĐ dạng C có: 28 (65,1%) ca về NLĐ dạng A; 15 (34,9%) giữ nguyên tình trạng NLĐ dạng C. Qua đó, chúng tôi thấy NLĐ dạng B, không có đáp ứng với điều trị nội, đây là những trường hợp VA vòm quá phát gây ra tình trạng viêm tai giữa thanh dịch. Chúng tôi đề nghị, những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật nạo VA vòm, có thể kết hợp hay không kết hợp với đặt ống thông hòm nhĩ nhằm tránh những di chứng sau này, có ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Điều trị ngoại khoa: nạo VA Trong NC của chúng tôi 156 trẻ chúng tôi đề nghị nạo VA 26 ca chiếm tỷ lệ 16,6%: VA độ 2 (7,7%); VA độ 3 (42,3%); VA độ 4 (50%). KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng Đa số các trẻ có biểu hiện lâm sàng khi tình trạng viêm VA từ độ 2 đến độ 4.Triệu chúng lâm sàng thường gặp là chảy mũi, ngẹt mũi và ngủ ngáy: thường gặp ở trẻ có VA độ 3 và độ 4, một số ít ở trẻ có VA độ 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 44 Tỷ lệ phân độ VA vòm qua nội soi ống mềm VA độ 1: 13,5%; VA độ 2: 43,6%; VA độ 3: 26,3%; VA độ 4: 16,6%. Mối liên quan viêm VA vòm với một số bệnh lý Mối liên quan VA vòm với rối loạn chứng năng vòi: chỉ gặp ở trẻ có VA độ 2 trở lên: VA độ 2: 7/68 (10,3%); VA độ 3: 26/41 (63,4%); VA độ 4: 21/26 (80,7%). Mối liên quan VA vòm với viêm tai giữa thanh dịch: chỉ gặp ở trẻ có VA độ 2 trở lên. Tỷ lệ đề nghị nạo VA Trong nghiên cứu của chúng tôi là 16.6%, đa số là độ 3 và độ 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blustone CD et al (2002), “Tonsillectomy, adenoidectomy, and UPP” Surgical atlas of pediatric otolaryngology, BC Decker inc, p. 381 – 385. 2. McClay JE (2006) “Adenoidectomy” – Article last Update : Mar 23, 2006 – Soure : eMedicine Specialtes > Otolaryngology and Facial Plastic Surgery. 3. Nguyễn Đình Bảng (2005), “Viêm V.A và Amiđan”, Bài giảng Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Lưu Hành Nội Bộ, tr. 32-73. 4. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “VA, viêm họng mũi và VA quá phát bít tắc”, Viêm họng amiđan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 137-138. 5. Phạm Đình Nguyên, Đặng Hoàng Sơn, Nhan Trừng Sơn (2009), “Nhân 61 ca nạo VA ở trẻ em bằng coblator tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí tai mũi họng số đặc biệt 2 và 3 năm 2009, tr. 12 – 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_va_vom_o_tre_mau_giao_ung_dung_vao_lam_s.pdf
Tài liệu liên quan