Qua khảo sát 6.442 đơn thuốc ngoại trú điều
trị tại BVTN Tp.HCM, trung bình trong một lần
kê đơn phối hợp 6,29 ± 2,06 thuốc, ít nhất là 2
thuốc và nhiều nhất là 15 thuốc.
Theo các tài liệu tra cứu có nhiều cặp ở mức
nặng hoặc chống chỉ định, cụ thể phối hợp giữa:
amiodaron - atorvastatin, amiodaron -
domperidon, amiodaron – indapamid,
indapamid - domperidon; aspirin – clopidogrel,
aspirin – meloxicam, clarithromycin –
atorvastatin, fenofibrat – atorvastatin, levodopa -
vitamin B6, aspirin – enoxaparin. Do đó cần hạn
chế tương tác bất lợi (nếu phải phối hợp thuốc
tương tác ở mức độ nặng thì nên cân nhắc lợi
ích / nguy cơ), phải chú ý theo dõi, đồng thời
hướng dẫn bệnh nhân thông báo tức thì khi có
tương tác để có hướng xử trí kịp thời và thích
hợp.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tương tác thuốc trên bệnh nhân cao tuổi sáu tháng đầu năm 2011 tại bệnh viện thống nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 106
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Phạm Thị Thu Hiền*, Trần Thị Phương Mai*, Võ Thị Thu Trang*, Võ Văn Bảy*, Phùng Minh Tùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tương tác (TT) thuốc trên bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú trong sáu tháng đầu năm
2011 tại Bệnh Viện Thống Nhất (BVTN).
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích (hồi cứu) trên 6.442 toa thuốc, từ tháng 01/2011
đến tháng 06/2011.
Kết quả: sự phân bổ giới tính gồm 6.429 (99,80%) nam và 13 nữ (0,20%). Độ tuổi từ 60 đến 100, trung
bình (72,20 8,80) tuổi. Trung bình phối hợp thuốc là 6,29 ± 2,06, nhiều nhất là 15 thuốc, ít nhất là 2 thuốc.
Theo Facts & Comparisons (F&C) đơn thuốc có TT thuốc chiếm 15,45%, loại nặng chiếm 21,45%. Theo
Medscape (Med) đơn thuốc có TT thuốc chiếm 19,48%, trong đó TT ở mức chống chỉ định chiếm 2,83%, loại
nặng chiếm 34,13%. Theo tài liệu tra cứu của Bộ Y tế (BYT) đơn thuốc có TT chiếm 3,12%, loại nặng chiếm
11,90%. Kết quả so sánh sự khác biệt giữa 3 tài liệu tra cứu về tỷ lệ đơn có TT thuốc khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Kết luận: Theo các tài liệu khảo sát cho kết quả khoản 13% đơn có TT có hại. Theo Medscape có nhiều đơn
TT nhất, trong số đó TT ở mức chống chỉ định chiếm khá cao cụ thể là phối hợp giữa amiodaron với: atorvastatin,
domperidon, indapamid và giữa indapamid với domperidon. Kế đến là Facts & Comparisons và tiếp theo là tài
liệu TT thuốc và chú ý khi chỉ định của Bộ Y tế.
Từ khóa: Tương tác thuốc.
ABSTRACT
STUDYING DRUG-DRUG INTERACTIONS IN THE ELDERLY
IN THE FIRST SIX MONTHS OF 2011 AT THONG NHAT HOSPITAL
Pham Thi Thu Hien, Tran Thi Phuong Mai, Vo Thi Thu Trang, Vo Van Bay, Phung Minh Tung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 106 - 110
Objectives. to study the drug interactions in the non-hospitilization old patients in the first 6 months of
2011 at the Thong Nhat hospital (HCMC).
Method. Cross-sectional, descriptive, retrospective study from January 2011 to June 2011 in 6.442
prescriptions.
Results: arrangement according to sex including 6,429 (99.80%) males and 13 females (0.20%). Age: from
60 to 100, average (72.20 8.80). The average number of prescripted drug was 6.29 ± 2.06, maximum drugs: 15,
minimum: 02. By Facts & Comparisons (F&C), 15.45% prescriptions were interacted, with 21.45% major. By
Medscape (Med), 19.48% prescriptions be interactive, with 2.83% contraindications and 34.13% major. By the
document of The Ministry of Health: 3.12% interactive prescriptions with 11.90% major. Comparing the
differences between the three references on the ratio of interacted prescriptions was statistically significant
(p <0.05).
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh ** Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. DS Võ Văn Bảy ĐT: 0988889315 Email:
vovanbay2005@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 107
Conclusion. the percentage of major interacted prescription according to the survey references was 13%. By
Med, the most prevalent interaction was the combination between amiodarone with: atorvastatin, domperidon,
indapamid and between indapamid with domperidon.
Keywords. drug interaction..
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc được dùng với mục đích chữa bệnh
và phòng bệnh, nhưng đôi khi thuốc lại gây bất
lợi cho người sử dụng. Một trong những bất lợi
thường gặp do thuốc gây ra là do hậu quả của
TT thuốc. TT thuốc xảy ra khi một thuốc bị mất
tác dụng hay bị thay đổi tác dụng bởi một thuốc
khác. Hậu quả từ nhẹ đến nặng thậm chí tử
vong.TT thuốc xảy ra khi phối hợp hai hay
nhiều thuốc. Việc phối hợp thuốc để điều trị
nhiều bệnh cùng một lúc, nhưng nếu phối hợp
càng nhiều thuốc thì nguy cơ dẫn đến TT thuốc
càng cao. Khi toa thuốc phối hợp 6 – 10 thuốc sẽ
có nguy cơ TT thuốc là 7% và nếu phối hợp
thuốc tăng lên 16 – 20 thuốc sẽ dẫn đến nguy cơ
TT thuốc tăng lên đến 40%(1). Vấn đề TT thuốc
càng có ý nghĩa quan trọng khi điều trị với
những thuốc có khoảng trị liệu hẹp, bệnh nhân
có nguy cơ cao: suy tim, suy thận, suy gan, đái
tháo đường (ĐTĐ), nhồi máu cơ tim (NMCT),
đột quị, người cao tuổi(2)
Người cao tuổi thường mắc cùng lúc nhiều
bệnh mạn tính. Việc sử dụng nhiều thuốc để
điều trị nhiều bệnh cũng dễ dẫn đến TT thuốc.
Hơn nữa, trên bệnh nhân cao tuổi, hậu quả của
TT thuốc gây ra thường nặng nề hơn trên các
bệnh nhân trẻ tuổi(4).
Chúng ta cần có sự hiểu biết kỹ lưỡng về
dược động học và TT thuốc khi kê đơn để
phát huy các TT có lợi và hạn chế các TT có
hại(3). BVTN TP.HCM lượng bệnh nhân cao
tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là khoa
khám bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú là khoa có
tần suất sử dụng thuốc khá cao, chính vì
những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Khảo sát TT thuốc trên bệnh nhân cao
tuổi trong sáu tháng đầu năm 2011” nhằm
góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và
giúp nâng cao chất lượng điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát TT thuốc trên bệnh nhân cao tuổi
điều trị ngoại trú trong sáu tháng đầu năm 2011.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các cặp TT thuốc thường gặp trong
các toa thuốc cho bệnh nhân ngoại trú theo ba
tài liệu tra cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu(5,6)
Nghiên cứu cắt ngang mô tả (hồi cứu) trên
6.442 toa thuốc.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu
Các toa thuốc ngoại trú được điều trị tại
khoa phòng khám BVTN Tp.HCM từ tháng
01/2011 đến tháng 06/2011 và có tuổi ≥ 60 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân < 60 tuổi, bệnh nhân có thuốc sử
dụng < 2 thuốc.
Phương pháp đánh giá
Sử dụng phần mềm Facts & Comparisons,
trang web Medscape và TT thuốc của Bộ Y tế
(2006) để xem xét các TT thuốc nếu có.
KẾT QUẢ
14.73%
57.75%
25.55%
1.97%
0
15
30
45Tỷ lệ %
60-69 70-79 80-89 90-100
Nhóm tuổi
Biểu đồ 1: Sự phân bố tuổi trong mẫu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 108
0.300.300.801.30
1.80
3.903.60
1.30
4.10
10.40
18.70
29.00
15.50
8.50
0
5
10
15
20
25
30
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
T?
l?
%
Biểu đồ 2: Tỷ lệ phối hợp thuốc trong một đơn thuốc
Bảng 1: Phân loại bệnh lý đi kèm trong mẫu
nghiên cứu
STT Phân loại bệnh lý Tần suất Tỷ lệ %
1 Tăng huyết áp (THA) 3.519 54,63
2 Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn 2.102 32,63
3 Bệnh về mắt 1.042 16,18
4 ĐTĐ 1.037 16,10
5 Rối loạn chuyển hóa lipid 965 14,98
6 Thoái hóa khớp 708 10,99
7 Bệnh tai mũi họng 434 6,74
8 Bệnh tăng sản tiền liệt tuyến 408 6,33
9 Bệnh mạch máu não 384 5,96
10 Viêm dạ dày tá tràng 382 5,93
11 Rối loạn tiền đình 350 5,43
12 Dãn tĩnh mạch chi dưới 317 4,92
13 COPD/HEN 248 3,85
15 Gout 195 3,03
16 Khác 132 2,05
17 Các chứng đau 128 1,99
18 Bệnh da liễu 125 1,94
19 Parkinson 109 1,69
20 Bệnh răng hàm mặt 102 1,58
21 Bệnh tim mạch khác 91 1,41
22 Sỏi 83 1,29
23 Suy tim 80 1,24
24 Nhồi máu cơ tim 67 1,04
25 Bệnh thần kinh ngoại biên 63 0,98
26 Nhiễm khuẩn 58 0,90
27 Suy thận 57 0,88
28 Bướu 54 0,84
29 Mất ngủ 49 0,76
30 Lão suy 42 0,65
31 Chấn thương 30 0,47
32 Trĩ 29 0,45
33 Viêm phế quản 28 0,43
34 Viêm gan mạn 28 0,43
Bảng 2: Tỷ lệ các loại TT thuốc theo tài liệu Facts &
Comparisons (Error! Reference source not found.)
Loại Tần suất Tỷ lệ %
1 233 21,45
2 168 15,48
3 28 2,58
4 554 51,01
5 103 9,48
Tổng 1.086 100
Bảng 3: Tỷ lệ các loại TT thuốc theo Medscape (Error!
Reference source not found.)
Mức độ Tần suất Tỷ lệ %
Chống chỉ định 33 2,83
Nặng 398 34,13
Trung bình 735 63,04
Tổng 1.166 100
Bảng 4: Tỷ lệ các loại TT thuốc theo TT thuốc và chú
ý khi chỉ định của Bộ Y tế (1)
Loại Tần suất Tỷ lệ %
Mức 4 20 11,90
Mức 3 34 20,24
Mức 2 113 67,26
Tổng 168 100
Bảng 5: So sánh tỷ lệ đơn thuốc có TT theo ba tài liệu
Đơn thuốc F & C Med BYT p
995 1.255 201 F&C và Med
Có TT
15,45% 19,48% 3,12% P < 0,05
5.447 5.187 6.424 F&C và BYT
Không có TT
84,55% 80,52% 96,88% P < 0,05
6.442 6.442 6.442 Med và BYT Tổng
100% 100% 100% P < 0,05
15.45
84.55
19.48
80.52
3.12
96.88
0
25
50
75
100
Tỷ lệ %
F & C Med BYT
Không tương tác
Có tương tác
Biểu đồ 3. Tỷ lệ đơn thuốc có TT theo ba tài liệu
BÀN LUẬN
Qua khảo sát 6.442 bệnh nhân ngoại trú:
trung bình phối hợp 6,29 ± 2,06 thuốc, ít nhất là
2 thuốc và nhiều nhất là 15 thuốc.
Phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi nên
Số thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 109
bệnh THA chiếm nhiều nhất (54,63%), kế đến
bệnh thiếu máu cục bộ mạn (32,63%), tiếp theo
là bệnh ĐTĐ (16,10%), bệnh rối loạn lipid huyết
(14,98%), bệnh thoái hóa khớp (10,99%), bệnh
mạch máu não (5,95%), bệnh viêm loét dạ dày tá
tràng (5,93%). Đặt biệt là bệnh tăng sản tiền liệt
tuyến chiếm tỷ lệ cao do trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi nam cao tuổi chiếm đa số.
Phối hợp giữa aspirin và clopidogrel
(142/6.442) chiếm 13,08%, tăng nguy cơ chảy
máu, cần thận trọng khi phối hợp, đặc biệt ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy phối hợp
này đa số dùng theo khuyến cáo, bắt buộc dùng
chung do lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ.
Kế đến phối hợp giữa lợi tiểu quai
(furosemid) với digitalis (digoxin) ảnh hưởng
hoạt động cơ tim có thể đưa đến rối loạn nhịp
tim chiếm 3,59% (39/6.442), do đó cần thận trọng
khi dùng chung những thuốc khác ảnh hưởng
hoạt động cơ tim. Tuy nhiên trong nghiên cứu
của chúng tôi phối hợp này chỉ xảy ra trên bệnh
nhân có hội chứng suy tim.
Phối hợp giữa nhóm ức chế men chuyển
(UCMC) hoặc nhóm ức chế thụ thể angiotensin
II và thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton)
chiếm 2,67% (29/6.442), nguy cơ tăng kali máu.
Người có nguy cơ cao phối hợp này làm tăng
kali huyết đe dọa tính mạng.
Phối hợp giữa thuốc amiodaron và digitalis
(digoxin) chiếm 0,37% (4/6.442), hậu quả là làm
chậm nhịp tim, tăng nồng độ digoxin, cần giảm
50% liều và theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc
trong và sau điều trị, TT có thể biểu hiện nhiều
tuần sau khi ngừng dùng thuốc.
Phối hợp thuốc giữa aspirin và meloxicam
chiếm 0,37% (4/6.442), tăng nguy cơ gây loét và
chảy máu đường tiêu hóa, tránh phối hợp hoặc
thay aspirin bằng clopidogrel.
Phối hợp thuốc giữa amiodaron và
simvastatin chiếm 0,28% (3/6.442), hậu quả có
thể gây tiêu cơ và hủy cơ, cần thận khi kết hợp
hoặc giảm liều.
Phối hợp thuốc giữa propranolol và
salbutamol chiếm 0,18% (2/6.442): đối kháng tác
dụng trên thụ thể beta, phối hợp này chỉ có thể
dùng tại bệnh viện.
Phối hợp thuốc giữa digitalis (digoxin) và
lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazid) chiếm
0,28% (3/6.442), có thể ảnh hưởng đến hoạt động
cơ tim, cần theo dõi nồng độ kali và magne
trong huyết tương.
Phối hợp giữa kháng sinh nhóm macrolid
(clarithromycin, erythromycin) và nhóm statin
(simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin,
pravastatin) chiếm 0,37% (4/6.442), hậu quả là
bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân nghiêm trọng có thể
xảy ra, dùng liệu pháp thay thế khác.
Phối hợp giữa hai nhóm thuốc điều trị rối
loạn chuyển hóa lipid huyết (fibrat với statin)
chiếm 0,18% (2/6.442), hậu quả sẽ tăng nguy cơ
viêm cơ, tiêu cơ vân, cơ tim, tránh phối hợp
hoặc theo dõi nồng độ creatinin phosphokinase
trong huyết thanh.
Phối hợp giữa kháng sinh nhóm quinolon
(ofloxacin) và theophyllin chiếm 0,18% (2/6.442),
hậu quả là tăng thời gian bán thải theophyllin,
do đó cần theo dõi nồng độ theophylin.
Phối hợp giữa digitalis (digoxin) và nhóm
đối kháng aldosteron (spironolacton) chiếm
2,30% (25/6.442), có thể tăng nồng độ digoxin,
cần theo dõi nồng độ digoxin.
Phối hợp giữa nhóm chẹn beta (atenolol) và
nhóm ức chế kênh calci chọn lọc trên cơ tim
(non - dihydropyridin) chiếm 0,83% (9/6.442), cụ
thể là diltiazem hậu quả có thể làm chậm tần số
tim.
Phối hợp giữa levodopa và vitamin B6 chiếm
0,55% (6/6.442), hậu quả là giảm tác dụng của
levodopa do tăng chuyển hoá levodopa ở ngoại
biên, tránh phối hợp.
Phối hợp giữa diltiazem và nifedipin chiếm
0,83% (9/6.442), hai thuốc cùng cơ chế, cùng
nhóm ức chế kênh calci.
TT giữa clopidogrel và thuốc ức chế bơm
proton H+ (omeprazol, esomeprazol) chiếm
7,98% (93/6.442), có thể làm giảm tác dụng của
clopidogrel.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 110
Nguy cơ chảy máu tăng khi phối hợp
những thuốc kết tập tiểu cầu, chống đông với
nhóm non-steroid chiếm 0,09% (1/6.442), cụ
thể là clopidogrel, heparin, enoxaparin,
acenocoumarol với aspirin nên tránh phối
hợp nếu có phối hợp phải theo dõi yếu tố
đông máu chặt chẽ. Mặc dù là cặp TT mức độ
nặng nhưng cặp aspirin - enoxaparin thường
phối hợp với nhau vì có lợi ích lâm sàng làm
giảm tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim và tử vong ở
bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định.
Về tương tác thuốc, theo Facts &
Comparisons: đơn thuốc có TT thuốc chiếm
15,45%, loại nặng chiếm 21,45%, tỷ lệ TT ít hơn,
do chủng loại thuốc ít. Theo tài liệu này thông
tin khoa học có tính chính xác và nhiều bằng
chứng lâm sàng.
Theo Medscape: đơn thuốc có TT thuốc
chiếm 19,48%, trong đó TT ở mức chống chỉ
định chiếm 2,83%, TT loại nặng chiếm 34,13%.
Tỷ lệ đơn thuốc TT nhiều nhất trong 3 tài liệu
tra cứu vì tính cập nhật thường xuyên, độ tin
cậy cao và có chứng cứ, dễ thực hiện.
Theo tài liệu tra cứu của Bộ Y tế: đơn thuốc
có TT chiếm 3,12%, loại nặng chiếm 11,90%, tỷ lệ
đơn thuốc có TT ít nhất trong ba tài liệu tra cứu.
Do ít cập nhật (2006).
So sánh sự khác biệt giữa 3 tài liệu tra cứu về
tỷ lệ đơn có TT thuốc khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05), cùng một cặp TT theo tài liệu
này TT ở mức độ nặng nguy hiểm nhưng tài liệu
kia lại ở mức độ trung bình, hoặc không có TT.
Do đó cần tra cứu nhiều tài liệu để đánh giá TT
sẽ toàn diện hơn, hạn chế bỏ sót TT làm trầm
trọng thêm bệnh(3)..
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 6.442 đơn thuốc ngoại trú điều
trị tại BVTN Tp.HCM, trung bình trong một lần
kê đơn phối hợp 6,29 ± 2,06 thuốc, ít nhất là 2
thuốc và nhiều nhất là 15 thuốc.
Theo các tài liệu tra cứu có nhiều cặp ở mức
nặng hoặc chống chỉ định, cụ thể phối hợp giữa:
amiodaron - atorvastatin, amiodaron -
domperidon, amiodaron – indapamid,
indapamid - domperidon; aspirin – clopidogrel,
aspirin – meloxicam, clarithromycin –
atorvastatin, fenofibrat – atorvastatin, levodopa -
vitamin B6, aspirin – enoxaparin. Do đó cần hạn
chế tương tác bất lợi (nếu phải phối hợp thuốc
tương tác ở mức độ nặng thì nên cân nhắc lợi
ích / nguy cơ), phải chú ý theo dõi, đồng thời
hướng dẫn bệnh nhân thông báo tức thì khi có
tương tác để có hướng xử trí kịp thời và thích
hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2006). Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định. Nhà Xuất bản
Y Học, tr.13-33.
2. Mai Phương Mai (2008). Giáo Trình dược động học. Bộ môn Dược
lý, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Tuấn Dũng (2009). Các nguyên lý về tương tác thuốc. Tài
liệu giảng dạy học viên cao học, chuyên khoa I chuyên ngành
Dược lý – Dược lâm sàng, Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng,
Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hữu Đức (2009). Sử dụng thuốc trong lão khoa. Tài liệu
giảng dạy học viên cao học, chuyên khoa I chuyên ngành Dược lý
– Dược lâm sàng, Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng, Trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
y khoa. Bộ môn dịch tễ, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.36.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2008). Y học thực chứng (Evidence -based
Medicine). Nhà Xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tuong_tac_thuoc_tren_benh_nhan_cao_tuoi_sau_thang_d.pdf