Khóa luận Phân tích thu chi ngấn sách nhà nước của huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở chọn đề tài: Phân tích thu chi NSNN đóng một vai trò rất quan trọng. Nó có thể giúp chúng ta thấy rõ được tình hình thu chi biến động như thế nào trong những năm vừa qua và xu hướng trong những năm sắp tới. Từ đó mà chúng ta có thể thiết lập kế hoạch thu chi một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương hơn. Tránh được tình trạng có những nguồn chi đột xuất mà địa phương không có nguồn tài chính hỗ trợ, phải bổ sung từ ngân sách cấp trên, không có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Thiết nghĩ nếu ngân sách địa phương lành mạnh thì ngân sách trung ương cũng sẽ lành mạnh. Vì vậy mà phân tích thu chi NSNN đối với các địa phương là rất cần thiết. Huyện Lấp Vò là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Tình hình thu chi NSNN của huyện trong những năm vừa qua chỉ đạt loại khá vì theo HĐND tỉnh đánh giá là huyện không có khả năng ứng phó kịp thời với các nhiệm vụ chi đột xuất. Như vậy, cần phải tiến hành phân tích thu chi NSNN của huyện để thấy được huyện thu từ những nguồn nào và nhiệm vụ chi như thế nào mà phân bổ một cách hợp lý, khoa học hơn và bám sát với tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Chính vì những lý do này mà em chọn đề tài “ PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP” 1.2. Mục tiêu − Phân tích tình hình thu chi NSNN của huyện − Phân tích những biến động của cơ cấu thu chi trong 3 năm vừa qua − Tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó. − Đề ra một số kiến nghị để tăng nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu công 1.3. Phạm vi Phòng Tài chính – kế hoạch của huyện Lấp Vò gồm hai mảng hoạt động chính là: NSNN và kế hoạch đầu tư. Đề tài chỉ nghiên cứu sâu về mảng NSNN và chỉ phân tích tình hình thu chi của NSNN huyện không nghiên cứu về cách thức quản lý NSNN. Số liệu mà bài nghiên cứu sử dụng là số liệu của 3 năm 2006; 2007; 2008. 1.4. Ý nghĩa: Thứ nhất, có thể vận dụng những lý thuyết đã được học và so sánh giữa thực tế và lý thuyết. Thứ hai, hy vọng bài nghiên cứu sẽ là một tài liệu để phòng Tài Chính của huyện có thể tham khảo để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

pdf43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích thu chi ngấn sách nhà nước của huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cấp và dịch vụ, trợ giá và trợ cấp… SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 9 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò + Chi phát triển: gồm các khoản chi về phát triển kinh tế, các dịch vụ xã hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng. − Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội + Chi tích lũy: gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi dự trữ… + Chi tiêu dùng: gồm các khoản chi đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũy: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá, chi khác… − Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi: + Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển + Chi trả khác 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN − Sự phát triển của lực lượng sản xuất: là nhân tố vừa tạo ra khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. − Khả năng tích luỹ của nền kinh tế: nhân tố này càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển tăng càng lớn. Tuy nhiên, việc chi NSNN cho đầu tư phát triển còn tuỳ thuộc ở khả năng tập trung nguồn tích luỹ vào NSNN và chính sách chi của Nhà nước trong từng giai đoạn − Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tê - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ. − Ngoài ra, chi NSNN còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái. 2.4. Cân đối NSNN Theo luật NSNN năm 2002 − NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. − Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội NSNN phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. − Các biện pháp xử lý bội chi: + Phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi: ƒ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không cần hoàn trả. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 10 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò ƒ Nhược điểm: Khi phát hành thêm tiền nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, mà hậu quả to lớn nhất là nó làm cho giá cả tăng lên, góp phần gây ra tình trạng lạm phát. Lợi ích của việc phát hành thêm tiền chỉ tồn tại trong nhất thời còn hậu quả của nó thì rất lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy mà cần phải cân nhắc một cách thận trọng khi sử dụng biện pháp này. + Vay trong nước và ngoài nước để bù đắp bội chi: ƒ Ưu điểm: đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt của NSNN, góp phần rút bớt lượng tiền trong lưu thông, trước mắt không có tác động gây ra lạm phát. ƒ Nhược điểm: có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi khi đến hạn. Gánh nặng nợ sẽ càng lớn nếu như nguồn vốn vay đó sử dụng không hiệu quả. Như vậy biện pháp sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi chỉ có tác dụng tích cực và hữu hiệu khi nguồn vốn vay được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế, tuyệt đối không sử dụng vốn vay để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. + Tăng thu, giảm chi: ƒ Ưu điểm: Không có nghĩa vụ hoàn trả. Là giải pháp tốt để tìm cách cân đối ngân sách nhằm ổn định tình hình tài chính vĩ mô ƒ Nhược điểm: Trong bối cảnh mức tăng GDP chưa lớn, nếu phần tập trung vào ngân sách quá lớn sẽ hạn chế đến khả năng đầu tư và tiêu dùng ở khu vực tư nhân, làm giảm động lực phát triển kinh tế, còn khả năng giảm chi cũng có những giới hạn nhất định, nếu giảm chi vượt quá mức giới hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. 2.5. Công cụ đánh giá tình hình thu chi NSNN Để đánh giá tình hình thu chi, người ta dựa trên dự toán thu chi NSNN đã được lập. Những căn cứ để lập được dự toán: − Phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. − Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong năm kế hoạch. − Lập NSNN phải tính đến kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo. − Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu chi tài chính nhà nước. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 11 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 12 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng thể nghiên cứu Nghiên cứu mà bài luận sử dụng thuộc loại nghiên cứu mô tả và kết hợp với nghiên cứu nhân quả. Vì: − Thu chi NSNN là một quá trình được thực hiện một cách rõ ràng và luôn có một quy tắc nhất định nên việc phân tích vấn đề này cũng phải theo một cấu trúc và một trình tự đã được định sẵn đó. − Qua việc phân tích, bài luận sẽ tìm thấy những nguyên nhân đã gây nên thực trạng của nguồn NSNN của huyện theo kết quả nghiên cứu. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: − Giai đoạn 1: Tìm kiếm và chọn lọc các thông tin thứ cấp: + Thông tin cần thu thập: ƒ Lý thuyết về NSNN, thu NSNN, chi NSNN, bội chi NSNN, biện pháp xử lý bội chi, luật NSNN. ƒ Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lấp Vò. ƒ Báo cáo quyết toán và các dự toán của huyện trong 3 năm. ƒ Chỉ tiêu GDP của huyện trong 3 năm 2006; 2007; 2008. ƒ Kế hoạch ngân sách của huyện trong năm 2009. Xử lý thông tin Thu thập thông tin sơ cấp Chọn lọc Đưa ra giải pháp Phân tích và tìm nguyên nhân Tìm kiếm thông tin thứ cấp Giai đoạn 3 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò + Các phương pháp thu thập: ƒ Thu thập qua internet, sách báo. ƒ Liên hệ trực tiếp với phòng tài chính để được cung cấp những thông tin liên quan. + Phương pháp xử lý thông tin: ƒ Tính toán: xem xét và tính toán các số liệu trong quyết toán thu, chi NSNN có đúng và chuẩn xác về mặt số học hay không và chỉnh sửa. ƒ Chọn lọc thông tin: căn cứ vào mức độ đáng tin cậy (các thông tin có nguồn gốc và được các cơ quan chức năng thông qua). ƒ Trao đổi với người phụ trách thực hiện báo cáo quyết toán về những số liệu không đúng về mặt số học đã tính toán . − Giai đoạn 2: Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp. + Thông tin cần thu thập: ƒ Phương thức thực hiện quyết toán. ƒ Cách thức lập dự toán tham mưu cho HĐND tỉnh. + Các phương pháp thu thập: ƒ Trao đổi trực tiếp với nhân viên phòng tài chính. ƒ Tiến hành phỏng vấn sâu đối với trưởng phòng và phó trưởng phòng phụ trách ngân sách. ƒ Quan sát. + Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, để so sánh, đối chiếu cách thực hiện quyết toán và cách lập dự toán có giống như các thông tin thứ cấp đã thu ở giai đoạn một. Từ đó mà xem xét để tiến hành thu thập lại thông tin sơ cấp và nếu cần có thể cả những thông tin thứ cấp. − Giai đoạn 3: Tiến hành phân tích, tìm kiếm nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế và thiếu sót. Trong giai đoạn này sử dụng các phương pháp phân tích: + Phương pháp so sánh: ƒ Dữ liệu so sánh: số liệu thu chi trong 3 năm của phòng tài chính ƒ Gốc so sánh: so sánh với số liệu của cùng kỳ năm trước ƒ Kỹ thuật so sánh: sử dụng so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối + Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: ƒ Phân tích dãy số thu, chi được sắp xếp theo thời gian để nhận thấy được sự phát triển của thu và chi. ƒ Chỉ tiêu phân tích: lượng tăng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 13 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH 4.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2008: Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của huyện đạt 18,5% với cơ cấu kinh tế sau: Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu kinh tế năm 2008 57.25% 20.36% 22.39% Khu vực nông - lâm - thủy sản Khu vực công nghiệp - xây dựng Khu vực thưong mại - dịch vụ Năm 2008 khu vực nông –lâm – thủy sản là khu vực kinh tế quan trọng của huyện, chiếm hơn 57% tổng cơ cấu kinh tế. Năm 2009, cơ cấu kinh tế huyện có phần dịch chuyển từ kinh tế nông nghiệp nông thôn sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ ( Khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 45.98%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 24.18% và khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 29.84%). Mục tiêu kinh tế này cũng phần nào ảnh hưởng đến mức động viên vào NSNN của huyện. 4.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Kế hoạch − Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính: + Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách, giá cả và kế hoạch đầu tư trên địa bàn huyện theo pháp luật quy định và phân cấp quản lý của UBND tỉnh. + Do UBND huyện lãnh đạo trực tiếp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư. − Trụ sở của Phòng tài chính – kế hoạch huyện Lấp Vò đặt tại: Quốc lộ 80, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. − Cơ cấu tổ chức + Tính đến thời điểm hiện nay, phòng có 15 cán bộ. Cơ cấu tổ chức của phòng được thể hiện qua sơ đồ sau: SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 14 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – kế hoạch Trưởng phòng SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 15 Cán bộ quản lý kinh tế tập thể Phó phòng ngân sách Phó phòng kế hoạch Tổ trưởng tổ ngân sách Cán bộ văn phòng Tổ trưởng tổ kế hoạch Cán bộ chuyên quản ngành Tổ phó tổ ngân sách (kiêm kế toán tổn Cán bộ quản lý đầu tư xây dựng Cán bộ kế toán tài vụ Cán bộ quản lý ấn chỉ, ĐKKD và quản lý ngân sách xã g hợp Cán bộ quản lý công sản, giá Cán bộ quản lý bán đấu giá, quyền sử dụng đất Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò − Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn: + Trưởng phòng: chỉ đạo, điều hành hoạt động các bộ phận trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước huyện ủy, UBND huyện, sở tài chính, Sở Kế hoạch về mọi hoạt động của đơn vị. + Phó phòng phụ trách ngân sách: trực tiếp điều hành các hoạt động ngân sách huyện, xã, thị trấn và hoạt động văn phòng, quản lý công sản, giá cả, hàng tịch thu. Trực tiếp điều hành đối với các hoạt động chuyên môn của Tổ ngân sách, văn phòng. + Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch: tổ chức điều hành nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, thẩm tra, báo cáo về xây dựng cơ bản, công tác tài vụ của cơ quan. + Tổ trưởng tổ ngân sách: hướng dẫn lập dự toán, theo dõi thực hiện cấp phát quyết toán kinh phí ngân sách cho các đơn vị. + Tổ phó tổ ngân sách kiêm kế toán tổng hợp: thực hiện công tác lập dự toán, theo dõi tình hình, tiến độ thức hiện dự toán và tổng hợp báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trên địa bàn. + Tổ trưởng tổ kế hoạch: xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra việc thực hiện bồi thường và xét bố trí nền các cụm, tuyến dân cư và thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ của cơ quan. + Cán bộ văn phòng: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy. Kiểm tra thể thức văn bản do các bộ phận khác trong cơ quan dự thảo gửi đến. + Cán bộ quản lý kinh tế tập thể: thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các tổ chức kinh tế hợp tác. Theo dõi kiểm tra thường xuyên, nắm sát tình hình kinh tế hợp tác trên địa bàn để báo cáo, tham mưu và đề xuất với cấp trên. + Cán bộ chuyên quản lý ngân sách xã: thực hiện hướng dẫn lập dự toán, quyết toán, mở sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán tháng, quý, năm và kiểm tra thu, chi ngân sách các xã, thị trấn. + Cán bộ chuyên quản ngành: thực hiện hướng dẫn lập dự toán, quyết toán và kiểm tra kinh phí ngân sách cấp ở các đơn vị: đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp khác, các Ban quản lý dự án, sự nghiệp giáo dục và Trung tâm bồi dưỡng chính trị + Cán bộ quản lý công sản, giá: theo dõi tài sản của huyện và hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đánh giá, xác định giá trị còn lại,...đúng theo quy định của Nhà nước. + Cán bộ quản lý ấn chỉ, đăng ký kinh doanh và quản lý ngân sách xã: thực hiện hướng dẫn lập dự toán, quyết toán, mở sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán tháng, quý, năm và kiểm tra thu, chi ngân sách các xã, thị trấn. + Cán bộ kế toán tài vụ: thực hiện công tác kế toán tài vụ của đơn vị và kế toán tài khoản tiền gửi về phí, lệ phí của đơn vị như: thẩm tra quyết toán, lệ phí phê duyệt kết quả trúng thầu. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 16 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò + Cán bộ quản lý đầu tư xây dựng: tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, thẩm định hồ sơ: báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu tham mưu lãnh đạo, trình UBND. + Cán bộ quản lý bán đấu giá quyền sử dụng đất: tham gia, theo dõi lập hồ sơ tổ chức bàn đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 17 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Chương 5: PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008 5.1. Tình hình hình thu chi NSNN của huyện trong ba năm 2006, 2007, 2008 5.1.1 Tình hình thu NSNN: Biểu đồ 5.1: Thu NSNN và tốc độ tăng/giảm của thu NSNN trong ba năm 127,475 199,987186,849 47% 7% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2006 2007 2008 năm tirệu đồng 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Tổng thu Tốc độ tăng/giảm thu NSNN a) Năm 2006 Tổng thu NSNN của huyện trong năm 2006 là : 127.475 triệu đồng. Cơ cấu nguồn thu NSNN trong năm được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 5.2 : Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2006 26% 11% 5% 44% 14% Thu từ khu vực ngoài quốc doanh Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp Thu từ phí và lệ phí Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu khác SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 18 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Nguồn thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN của huyện là nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, chiếm 44%, và nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm 26% trong tổng thu NSNN, là nguồn thu quan trọng thứ hai của huyện. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được xem là nguồn vốn tài trợ cho huyện. Nó bao gồm hai khoản mục: thu bổ sung cân đối ngân sách và thu bổ sung có mục tiêu. Có thể hiểu rằng: thu bổ sung cân đối ngân sách là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu chi thường xuyên và thu bổ sung có mục tiêu là nguồn vốn tài trợ cho chi đầu tư và phát triển. Trong năm, nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là nguồn thu chủ yếu. Năm 2006 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Chính vì vậy để tạo bước đệm vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của những năm tiếp theo trong kế hoạch, nên đã phát sinh nhiều nhu cầu chi tiêu mà nguồn thu trên địa bàn huyện không thể đáp ứng, và cần đến sự viện trợ kinh phí từ cấp trên. Tỉ trọng của thu bổ sung cân đối ngân sách và thu bổ sung có mục tiêu, tương đối đồng đều, 56% và 44%. Nguồn thu có tỉ trọng thấp nhất trong tổng thu NSNN là nguồn thu từ phí và lệ phí, chiếm 5% với giá trị là 6.704 triệu đồng. Nguồn thu này tương đối thấp vì nội dung thu không đa dạng. Nó bao gồm lệ phí trước bạ, các loại phí chợ, cầu, đò và một số lệ phí khác. b) Năm 2007 Năm 2007 tổng thu NSNN tăng so với năm 2006 là : 59.374 triệu đồng với tốc độ tăng là 47%. Trong năm nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn là nguồn thu quan trọng, tuy nhiên tỉ trọng của nguồn thu này đang có xu hướng giảm. Cụ thể về cơ cấu thu NSNN trong năm 2007 như sau: Biểu đố 5.3: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2007 25% 20% 3% 36% 15% Thu từ khu vực ngoài quốc doanh Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp Thu từ phí và lệ phí Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu khác Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm 36%, mặc dù tỉ trọng có giảm nhưng nguồn thu này vẫn là nguồn thu đóng góp rất nhiều trong tổng thu NSNN với tổng giá trị là 68.026 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỉ trọng này là do tốc độ tăng của thu bổ sung SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 19 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò từ ngân sách cấp trên không cao như tốc độ tăng của các nguồn thu khác. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chỉ tăng 20%, trong khi thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 44%, các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp tăng mạnh 175%, thu khác tăng 56%. Ngoại trừ thu từ phí và lệ phí giảm 3% trong năm 2007. Chính vì vậy mà trong năm tỉ trọng nguồn thu có liên quan đến đất và nông nghiệp tăng hơn năm 2006 (năm 2006 tỉ trọng của nguồn thu này là 15%, năm 2007 tỉ trọng tăng lên đạt 20%). Các khoản mục trong nguồn thu này cũng tăng đáng kể, đáng chú ý là khoản thu tiền sử dụng đất. Đây là khoản thu chủ yếu của nguồn thu này và có tốc độ tăng rất cao trong năm 2007: hơn 200%. Trong những năm vừa qua, để thực hiện theo đúng tiến độ của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, các khu, cụm tuyến dân cư của huyện được tiến hành xây dựng và chuẩn bị di dời để tiến hành xây dựng cầu Vàm Cống làm chuyển đổi một số đất nông nghiệp thành đất ở và đất sử dụng cho nhiều mục đích khác. Bên cạnh đó, huyện đang có kế hoạch xây dựng khu công nghiệp Vàm Cống với tổng diện tích lên đến 38.6 ha. Chính những vấn đề này mà tỉ trọng của nguồn thu NSNN từ thu tiền sử dụng đất có xu hướng gia tăng và tăng nhanh hơn những nguồn khác. Tỉ trọng của nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh có giảm nhưng rất thấp. Là nguồn thu tương đối lớn nên dù tốc độ tăng không cao như các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp, nhưng số thu NSNN của huyện tăng lên từ nguồn thu này cũng khá cao: 14.563 triệu đồng. Trong nguồn thu này, khoản thu quan trọng và có sự biến động lớn trong năm là khoản thu từ thuế giá trị gia tăng. Giá cả hàng hóa không ngừng tăng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, chính vì vậy mà dù giá cả có cao, người dân cũng không thể tiết kiệm tiêu dùng cho những mặt hàng này. Mặt khác, GDP bình quân đầu người của huyện tăng 14,7% (đã loại trừ yếu tố lạm phát) cao hơn mức tăng 12% của tỉnh. Khi thu nhập tăng người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó với những quy định mới về việc thu thuế giá trị gia tăng khi chuyển quyền sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN từ khoản mục này. Cụ thể là căn cứ quy định tại điểm 2.34 mục II phần B Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000; điểm 3.15 mục II phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 và điểm 3.15 mục II phần B Thông tư số 32/2007/TT- BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính về thuế suất thuế GTGT. Trường hợp Công ty Đầu tư xây dựng các công trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng (phân thành từng ô, xây dựng thành các nền nhà...) thì thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT với mức thuế suất 5% kể từ ngày 31/12/2003 trở về trước và mức thuế suất 10% kể từ ngày 01/01/2004 trở đi. Mức thuế suất thuế GTGT đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng được tính trên giá trị chuyển nhượng cơ sở hạ tầng chưa có thuế GTGT (giá chuyển nhượng được xác định sau khi trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất quy định khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án, có chứng từ chứng minh đã nộp NSNN). Chính những tình hình trên làm cho khoản thu từ thuế giá trị gia tăng tăng hơn 50% so với năm 2006. c) Năm 2008: Tốc độ tăng thu NSNN trong năm 2008 là 7% với tổng giá trị là 13.138 triệu đồng, so với tốc độ tăng trong năm 2007, thì con số này khá thấp. Do trong năm có một số nguồn thu có xu hướng giảm nên tốc độ tăng của nguồn thu NSNN năm 2008 không cao như năm 2007. Ngoại trừ thu từ khu vực ngoài quốc doanh và các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp là có xu hướng tăng. Các nguồn thu còn lại giảm hơn so với năm trước đó. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 20 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Tốc độ tăng của thu từ khu vực ngoài quốc doanh khá cao. Chính vì vậy mà cơ cấu thu NSNN của huyện có sự chuyển hướng rõ nét, thay vì thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là quan trọng thì trong năm 2008 nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh mới là chủ yếu. Cụ thể về tình hình cơ cấu nguồn thu NSNNN năm 2008 như sau: Biểu đố 5.4: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2008 45% 3% 16% 11% 25% Thu từ khu vực ngoài quốc doanh Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp Thu từ phí và lệ phí Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu khác Tỉ trọng của thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giảm chỉ chiếm 16% tổng thu NSNN. Năm 2008 nguồn thu này giảm so với năm 2007 với tổng giá trị là: 36.226 triệu đồng. Trong đó, thu bổ sung có mục tiêu giảm khá mạnh đến 90%. Tuy nhiên không phải vì thế mà đánh giá huyện không quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Thay vì sử dụng nguồn kinh phí được bổ sung từ cấp trên như trước đây, huyện đã sử dụng nguồn vốn thu NSNN trên địa bàn (sau khi đã đáp ứng các nhu cầu chi tiêu) và nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy mà trong năm thu bổ sung từ ngân sách cấp trên hay nói đúng hơn là thu bổ sung có mục tiêu có xu hướng giảm. Ngược lại, nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh. Trong năm tỉ trọng của nguồn thu này đạt 45%. Thuế giá trị gia tăng – khoản thu quan trọng nhất của nguồn thu này, vẫn tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ tăng đạt 101%. Trong năm thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng đạt 15,07% cao hơn so với mức 13,8% của tỉnh. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cộng với việc giá cả hàng hóa tăng cao. Hai nguyên nhân này làm cho số thu từ thuế giá trị gia tăng tăng cao. Bên cạnh đó thì việc thu thuế giá trị gia tăng từ chuyển quyền sử dụng đất vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2008 cùng với tốc độ phát triển các khu dân cư khu tái định cư. Nguồn thu từ các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp tiếp tục xu hướng tăng, mặc dù tốc độ tăng trong năm 2008 không cao như năm 2007. tỉ trọng của nguồn thu này trong năm là 25%. Các khoản mục thu trong nguồn thu này vẫn tiếp tục tăng nhưng không tăng mạnh và đột biến như năm 2007. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 21 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Biểu bảng 5.1: Biến động của thu NSNN qua ba năm 2006, 2007, 2008 2006 2007 2008 Giá trị (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Số liệu (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Số liệu (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 32,948 47,511 44 90,310 90 Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp 13,553 37,310 175 49,658 33 Thu từ phí và lệ phí 6,704 6,510 -3 6,250 -4 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 56,600 68,026 20 31,800 -53 Thu khác 17,670 27,492 56 21,969 -20 ¾ Nhận xét chung về tình hình thu NSNN của huyện: Qua việc phân tích sự biến động của tình hình thu NSNN của huyện trong ba năm 2006, 2007, 2008, có thể thấy được những nguyên nhân tác động đến nguồn thu NSNNm mà nguyên nhân quan trọng nhất là: thu nhập GDP bình quân đầu người gia tăng sẽ khích thích tiêu dùng làm tăng thu nhập cho NSNN của huyện từ khoản thu từ thuế giá trị gia tăng Nhìn chung tình hình thu NSNN của huyện đang có những bước chuyển biến tích cực. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đang trên đà phát triển nên có những tác động tích cực đến thu NSNN. Thu nội địa đang có xu hướng tăng, đặc biệt là thu từ khu vực ngoài quốc doanh và các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp. Hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp trên. Điều này có thể giúp ngân sách của huyện phần nào sẽ trở nên cân đối hơn, tránh tình trạng bội chi, làm ảnh hưởng đến ngân sách của cấp trên. Thiết nghĩ khi ngân sách của các cấp địa phương lành mạnh thì ngân sách nhà nước đã giảm bớt gánh nặng bội chi. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 22 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò 5.1.2 Tình hình chi NSNN Biểu đồ 5.5: Tình hình chi NSNN của huyện trong ba năm 200, 2007, 2008 110,371 146,739 167,794 -13% 52% 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2006 2007 2008 năm triệu đồng -0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Giá trị chi NSNN Tốc độ tăng/giảm chi NSNN a) Năm 2006 Năm 2006. khoản chi NSNN của huyện là 110.371 triệu đồng. Với cơ cấu nguồn thu như sau: Biểu đồ 5.6: Cơ cấu chi NSNN của huyện trong năm 2006 24% 63% 13% Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Chi khác Chi thường xuyên chiếm 63% tổng chi NSNN của huyện. Kinh phí của chi thường xuyên trong năm tập trung vào hai khoản mục: chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề và chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 23 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề chiếm hơn 60% số chi thường xuyên. Khoản chi này bao gồm các mục” chi tiền lương cho giáo viên và các cán bộ hoạt động trong ngành giáo dục, chi cho các hội thi, chương trình dạy nghề….Do biên chế trong ngành giáo dục cao hơn so với mức, ngạch lương của các đơn vị khác nên khoản chi cho tiền lương chiếm khá nhiều. Song song đó, để giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn nhàn rỗi, huyện thường xuyên mở các lớp dạy nghề đào tạo các lao động phổ thông và tìm kiếm việc làm cho họ khi khóa học kết thúc, Trong năm huyện đã giúp hơn 1.000 lao động có việc làm. Bên cạnh đó thì do ảnh hưởng của lạm phát nên tình trạng thất nghiệp gia tăng, chính vì vậy mà kinh phí dành cho các chương trình dạy nghề ngày càng tăng. Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể, ngoài các khoản chi lương cho các cán bộ, công viên chức hoạt động trong bộ máy Nhà nước, còn bao gồm các kinh phí cho các hội : Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi…. Với hình thức gia khoán kinh phí cho các đơn vị tự cấp phát lương và các hội tự sử dụng nên khoản chi này làm tiêu hao rất nhiều nguồn vốn của huyện trong khi hiệu quả sử dụng chưa có ( nguồn tin từ phỏng vấn sâu đối với phó phòng phụ trách ngân sách của huyện). Huyện cần phải rà soát và kiểm tra chặt chẽ khoản chi này hơn để tiết kiệm được kinh phí dành cho đầu tư và phát triển. b) Năm 2007 Tốc độ chi NSNN trong năm 2007 tăng 52% so với năm 2006 với tổng giá trị tăng thêm là: 57.423 triệu đồng. Trong năm tỉ trọng của chi thường xuyên có phần giảm so với trước đây. Cụ thể về cơ cấu chi trong năm như sau: Biểu đồ 5.7: Cơ cấu chi NSNN của huyện trong năm 2007 32% 52% 16% Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Chi khác Tỉ trọng của chi thường xuyên giảm còn 52%. Trong khi hai khoản chi còn lại có xu hướng tăng. Tốc độ tăng của chi thường xuyên trong năm 2007 là 27% khá thấp so với tốc độ tăng cao của chi đầu tư và phát triển là 100% và 82% của chi khác. Chính vì vậy mà tỉ trọng của khoản chi thường xuyên giảm. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 24 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Tổng giá trị tăng thêm cho chi đầu tư và phát triển trong năm 2007 là 26.624 triệu đồng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, huyện cần phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, trước mắt là các tuyến giao thông nông thôn. Giao thông thuận lợi giúp hàng hóa vận chuyển một cách dễ dàng, góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, với kế hoạch đến năm 2010, huyện sẽ phát triển thị trấn Lấp Vò thành đô thị loại IV và 4 xã (Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh, Định Yên và Tân Khánh Trung) trở thành đô thị loại V. Chính vì vậy mà nhiều dự án, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến nhiều lĩnh vực trên các xã, thị trấn này được huyện chú trọng đầu tư nhiều hơn. Đặc biệt là trên lĩnh vực giáo dục và y tế. Huyện đang tiến hành xây dựng 4 trạm y tế cho 4 xã với tiêu chuẩn đạt cấp quốc gia, nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân. Song song đó là việc xây dựng mới, chỉnh sửa một số trường để chống tình trạng tái ca ba. Lạm phát cũng là nguyên nhân làm tăng chi đầu tư và phát triển. Giá cả hàng hóa không ngừng tăng, trong đó có các mặt hàng xăng, dầu, vật liệu xây dựng làm cho chi phí của các dự án, công trình tăng hơn so với kế hoạch đã đề ra. Chi khác trong năm cũng tăng khác cao. Chi khác của huyện bao gồm: chi dự phòng, chi chuyển nguồn và chi từ nguồn để lại đơn vị quản lý qua NSNN. Mặc dù chi dự phòng chiếm tỉ trọng khá nhỏ chỉ hơn 1% trong tổng số chi khác. Nhưng đó là một dấu hiệu đáng mừng. Khi thu vượt dự toán được giao và đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu, huyện sẽ chủ động trích lập dự phòng để có nguồn kinh phí cho những khoản chi đột xuất ngoài dự toán. Bên cạnh đó, chi chuyển nguồn trong năm tăng mạnh với tốc độ tăng là 85% với tổng giá trị là 8.473 triệu đồng. Đây là khoản chi chiếm tỉ trọng cao trong chi khác: 65%. Chính vì vậy, trong năm tốc độ của khoản chi tăng cao làm cho tốc độ của chi khác cũng tăng cao. c) Năm 2008 Năm 2008, chi NSNN giảm hơn so với năm 2007, với tốc độ giảm là 13%, tổng giá trị giảm là 21.055 triệu đồng. Trong đó chi thường xuyên vẫn tiếp tục xu hướng tăng mặc dù tốc độ tăng chỉ đạt 4%, giảm so với tốc độ gia tăng của năm 2007. Trong khi đó chi đầu tư phát triển và chi khác có xu hướng giảm. Tốc độ giảm và mức giá trị giảm tương ứng là: 3% tương đương với 1.443 triệu đồng đối với chi đầu tư và phát triển, 89% tương đương với 23.569 triệu đồng đối với chi khác. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN của huyện trong năm 2008. Cụ thể như sau: SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 25 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Biểu đồ 5.8: Cơ cấu chi NSNN của huyện năm 2008 35% 63% 2% Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Chi khác Tỉ trọng của chi thường xuyên tăng cao trở lại chiếm 63%, chi đầu tư vẫn tiếp tục tăng với tỉ trọng là 35% và tỉ trọng của chi khác bị giảm mạnh chỉ chiếm 2% tổng chi NSNN. Trong năm, với chủ trương tiết kiệm chi tiêu công, để kiềm chế lạm phát, đã làm cho chi NSNN giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu chi tiêu công ngày càng nhiều. Vì vậy mà chính sách tiết kiệm chỉ làm cho tốc độ của chi thường xuyên tăng chậm hơn so với năm trước. Trong các khoản mục chi thường xuyên, khoản chi có tốc độ giảm cao nhất là khoản chi khác thường xuyên, giảm 59% tương đương với giá trị là: 1.883 triệu đồng. Chi khác thường xuyên là những khoản chi không có trong mục lục ngân sách, thông thường, nó bao gồm các khoản chi hỗ trợ, nó không có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của huyện như các khoản chi khác. Do đó, khoản chi này trong năm được cắt giảm một cách tối đa, tiết kiệm nguồn kinh phí cho các nhu cầu cấp thiết hơn. Bên cạnh các khoản mục chi có tốc độ giảm hay tăng chậm thì khoản chi thường xuyên trong năm phát sinh hai nhu cầu mới: chi sự nghiệp môi trường và chi sự nghiệp khoa học – công nghệ. Do tình hình tái phát dịch cấm gia cầm và việc phát triển các khu đô thị đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác thu gom rác thải. Chính vì vậy mà trong năm 2008, huyện đã đầu tư cho khoản mục này số kinh phí là: 1.000 triệu đồng với tỉ trọng là hơn 1%. Còn đối với chi cho khoa học – công nghệ, trong năm kinh phí huyện dành cho lĩnh vực này là 70 triệu đồng. Kinh phí này được dùng để hỗ trợ các làng nghề tiếp cận với công nghệ mới sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để sản xuất và hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ và thương hiệu sản phẩm. Khoản chi này chỉ mang tính chất hỗ trợ nên không tốn nhiều kinh phí. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 26 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Biểu bảng 5.2: Biến động chi NSNN của huyện trong ba năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Chi đầu tư phát triển 26,587 53,211 100 51,768 -3 Chi thường xuyên 69,237 88,064 27 92,021 4 Chi khác 14,546 26,519 82 2,950 -89 Tổng số 110,371 167,794 52 146,739 -13 ¾ Nhận xét về tình hình chi NSNN của huyện − Chi thường xuyên: Đây là khoản chi chủ yếu của huyện mặc dù ba năm qua có nhiều biến động. Nhu cầu chi tiêu thường xuyên là rất lớn và đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực. Chính vì vậy, cần phải sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Giáo dục – đào tạo và dạy nghề vẫn là lĩnh vực được huyện đặc biệt chú trọng và hàng năm nguồn kinh phí cấp cho ngành này không nhỏ. Chi quản lú hành chính, Đảng, đoàn thể đang có xu hướng giảm trong ba năm vừa qua. Điều này cho thấy bộ máy quản lý hành chính của huyện ngày càng được tinh gọn và hiệu quả làm việc đang được cải thiện tốt hơn. Trong điều kiện nguồn thu NSNN đang có xu hướng tăng như hiện nay, huyện cần phải chú trọng đến các nhu cầu khác, không nên chú trọng lĩnh vực này mà xem nhẹ lĩnh vực khác. Chi thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề phát triển của huyện. Tuy nhiên, không thể đầu tư một cách dàn trải khi nguồn vốn là có hạn. Cần phải cân nhắc và xem xét nhu cầu nào là chủ yếu, là quan trọng, là ưu tiên một thì tập trung kinh phí cho nhu cầu đó nhiều hơn. − Chi đầu tư và phát triển: Chi đầu tư và phát triển trong năm 2007 tăng mạnh tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Chính lạm phát và yêu cầu tăng trưởng đã làm kinh phí dành cho khoản mục này đạt tốc độ tăng cao như vậy trong năm 2007. Tuy nhiên trong năm 2008, khoản chi này có xu hướng giảm, mặc dù tốc độ giảm thấp. Có thể thấy được 2 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự sụt giảm kinh phí cho đầu tư và phát triển. + Huyện đã và đang kêu gọi được những nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các công trình, dự án trên địa bàn. Chính vì vậy làm giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách của huyện cho khoản mục chi tiêu này. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 27 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 28 + Chủ trương tiết kiệm chi tiêu công của chính phủ. Tiết kiệm không chỉ được thực hiện ở chi thường xuyên mà còn ở chi đầu tư và phát triển. Đối với những công trình có tiến độ thi công chậm, không đạt hiệu quả, huyện sẽ giảm hay thậm chí là ngưng cấp kinh phí cho các dự án này mà tập trung vào các dự án có hiệu quả cao hơn.. − Chi khác: Chi chuyển nguồn trong năm 2007 tăng mạnh cho thấy cơ chế cấp phát kinh phí của huyện chưa hợp lý. Các đơn vị hàng năm sẽ được giao khoán một số kinh phí tương ứng. Trong năm nếu kinh phí chưa sử dụng hết thì chuyển nguồn để sang năm sau sử dụng, tuy nhiên kinh phí của đơn vị nào thì đơn vị đó sử dụng. Chính vì phương pháp như thế trong năm nguồn kinh phí của một số đơn vị không sử dụng hết, còn một số khác phải xin viện trợ từ cấp trên. Cho nên, huyện cần phải xem xét và cân nhắc nhu cầu sử dụng nguồn vốn ngân sách của từng đơn vị để phân bổ ngân sách một cách hợp lý và khoa học hơn. Chi dự phòng tăng với sự thể hiện rõ nét tình hình thu chi NSNN của huyện đang có những chuyển biến tích cực. Chính vì vậy mà ngân sách của huyện có nguồn kinh phí để trích lập dự phòng ngày càng tăng để kịp thời ứng phó với các khoản chi tiêu đột xuất. Một hạn chế của bài nghiên cứu là: trong thời gian thu thập số liệu, phòng Tài chính chưa có báo cáo quyết toán thu chi NSNN năm 2008 nên số liệu năm 2008 được sử dụng trong báo cáo chỉ là số ước. Chính vì vậy mà sẽ có sự chênh lệch và sự chênh lệch này tập trung chủ yếu ở khoản chi khác. Tuy nhiên theo các cán bộ phụ trách về ngân sách thì báo cáo tình hình ước thực hiện thu, chi NSNN được lập vào thời điểm cuối năm khi chu trình ngân sách gần như đã hoàn tất, nên mức độ chênh lệch về số liệu không cao (chênh lệch có thể xảy ra ở khoản mục chi chuyển nguồn) và vì vậy sai lệch trong phân tích sẽ không nhiều. 5.2. Tình hình chênh lệch thu chi NSNN của huyện: 5.2.1 Mức chênh lệch thu chi NSNN theo quy định của luật NSNN Tại khoản điều 8 Chương I luật NSNN ban hành năm 2002 quy định: “ Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu….”. Mức chênh lệch và tốc độ tăng, giảm của mức chênh lệch giữa thu và chi ngân sách của huyện tính theo luật NSNN được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 5.9: Chênh lệch thu chi và tốc độ tăng, giảm của khoảng chênh lệch 17,104 19,055 53,248 11% 179% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2006 2007 2008 năm triệu đồng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 Chêch lệch thu chi NSNN Tốc độ tăng/giảm của mức chênh lệch đó Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Như vậy, trong ba năm vừa qua tình hình ngân sách của huyện luôn trong tình trạng thặng dư. Năm 2006, mức chênh lệch giữa thu và chi NSNN là 17.104 triệu đồng. Năm 2007, tăng 11% so với năm 2006, tương ứng với tổng giá trị là 19.055 triệu đồng. Trong năm tốc độ tăng của thu NSNN là 47% thấp hơn so với mức 52% của chi NSNN. Tuy nhiên do nguồn thu có giá trị tương đối lớn nên dù tốc độ tăng không bằng chi NSNN nhưng giá trị tăng thêm sẽ cao hơn giá trị tăng thêm của khoản chi ngân sách. Chính vì vậy năm 2007, ngân sách huyện vẫn ở trạng thái thặng dư và mức thặng dư tăng hơn so với năm trước. Với chủ trương tiết kiệm, tốc độ tăng chi NSNN năm 2008 bị hạn chế chỉ đạt 4%. Trong khi đó nguồn thu NSNN của huyện vẫn tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ tăng trong năm là 7%. Thu tăng, chi giảm. Điều này làm cho mức chênh lệch giữa thu và chi NSNN tăng một cách đáng kể với tốc độ tăng là 179% tương ứng với giá trị chênh lệch là 53.428 triệu đồng. ¾ Nhận xét: Từ cách phân tích và đánh giá mức chênh lệch thu chi theo quy định của luật ngân sách, tình hình ngân sách của huyện đang ở trạng thái thặng dư. Tức là trong những năm vừa qua, huyện không tận dụng các nguồn vốn thu được. Trong khi mức thặng dư năm 2008, rất cao thì chi đầu tư và phát triển trong năm lại có xu hướng giảm. Như vậy, cách phân tích trên còn có một số hạn chế. Thứ nhất, đối với tổng thu NSNN của huyện, bó bao gồm thu nội địa, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và các khoản thu được chuyển nguồn từ năm trước. Vì vậy nếu lấy tổng thu làm căn cứ tính mức cân đối thì nó chưa thể hiện được khả năng và mức động viên NSNN thực sự trên địa bàn huyện trong năm ngân sách. Thứ hai, tổng chi của huyện cũng tốn tại các khoản chi chuyển nguồn và chi kết dư. Đây có thể được xem là nguồn thu trong năm tiếp theo. Do đó, không thể đánh giá được mức độ chi tiêu công thực sự của huyện trong năm. Với những hạn chế nêu trên thì cách đánh giá thu chi theo phương pháp này không thể hiện đúng tình hình ngân sách của huyện. Chính vì vậy cần phải có cách đánh giá khác hợp lý hơn là dựa vào nguyên tắc cân đối NSNN. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 29 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 30 5.2.1 Chênh lệch thu chi tính theo nguyên tắc cân đối NSNN Một báo cáo NSNN có thể được tóm tắt như sau: Biểu bảng 5.3: Tóm tắt nội dung cân đối NSNN hàng năm1 Thu Chi A. Thu thường xuyên (thu từ thuế, phí và lệ phí…) B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước) C. Bù đắp thâm hụt D. Chi thường xuyên E. Chi đầu tư và phát triển F. Cho vay thuần (=cho vay mới – thu nợ gốc Qua đó, NSNN sẽ cân đối khi A+B+C = D+E+F. Và mức chênh lệch thu chi để tính bội chi hay thặng dư được tính là = (A+B) – (D+E+F). Ứng dụng cách tính này cho việc đánh giá tình hình thu chi ngân sách của huyện, ta đã loại bỏ được hạn chế của cách phân tích theo quy định của luật Ngân sách. Cụ thể được thể hiện qua biểu bảng sau: Biểu bảng 5.4: Chênh lệch thu chi theo nguyên tắc cân đối NSNN Biến động 2006 2007 2008 06-07 07-08 Thu thường xuyên 56,469 95,544 148,128 69 55 Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển 95,825 141,275 143,789 47 2 Chênh lệch thu chi -39,356 -45,731 4,339 16 -109 a) Năm 2006: Trong năm ngân sách huyện bội chi ở mức 39.356 triệu đồng. Thu nội địa trong năm chỉ đạt 56.469 triệu đồng trong khi nhu cầu chi tiêu lên đến 95.825 triệu đồng. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn chỉ có thể đáp ứng gần 60% tổng nhu cầu chi tiêu của huyện. Chính vì vậy phải cần đến sự bổ sung từ ngân sách cấp trên. Điều này giải thích vì sao trong năm 2006, nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có vị trí khá quan trọng. 1 “Xử ly bội chi ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát hiện nay”-TS. Trần Văn Giao Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò b) Năm 2007: Năm 2007, ngân sách của huyện vẫn đang trong tình trạng bội chi với mức bội chi là 45.731 triệu đồng, tăng hơn 16% so với năm 2006. Trong năm thì tốc độ thu nội địa tăng khá cao 69% với giá trị 39.075 triệu đồng. Trong khi tốc độ tăng của các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là 47% nhưng với giá trị tăng thêm là 45.450 triệu đồng. Chính vì vậy, tình trạng bội chi vẫn tiếp tục xảy ra và cao hơn năm 2006. Do đó, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn là nguồn thu chủ yếu của huyện trong năm 2007. Mức bội chi tăng cao hơn nên nguồn thu từ ngân sách cấp trên cũng có phần tăng. c) Năm 2008: Tình hình ngân sách của huyện trong năm 2008 có bước chuyển biến tích cực, từ bội chi liên tiếp trong hai năm 2006, 2007, đến nay ngân sách của huyện đã có thặng dư. Mức thặng dư là 4.339 triệu đồng. Tốc độ tăng của thu nội địa là 55% tương ứng với giá trị là 52.584 triệu đồng. Trong khi đó tốc độ tăng của chi ngân sách chỉ có 2% với tổng giá trị tăng thêm là 2.514 triệu đồng. Chính sách tiết kiệm của Chính phủ tỏ ra có hiệu quả đối với huyện Lấp Vò. Nó làm cho tốc độ tăng của chi ngân sách giảm hơn so với những năm trước. Bên cạnh đó với tình hình tăng tưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nguồn thu ngân sách từ khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh trong năm 2008, góp phần đẩy nhanh tốc độ gia tăng của nguồn thu nội địa. Với mức thặng dư đó, huyện có thể thực hiện kết dư hay trích lập quỹ dự phòng đế đối phó với những khoản chi tiêu đột xuất. ¾ Nhận xét: Như vậy để đánh giá đúng tình hình ngân sách và năng lực thực sự của huyện trong vấn đề động viên ngân sách và mức độ sử dụng ngân sách, huyện nên tiến hành phân tích theo nguyên tắc cân đối NSNN. Việc phân tích và đánh giá chính xác này, sẽ giúp cho huyện dự đoán được nguồn thu và các nhu cầu chi tiêu. Từ đó kết hợp với việc phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong năm và các quy định ảnh hưởng đến thu chi ngân sách của chính phủ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho huyện lập dự toán một hợp lý, khoa học và bám sát tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tránh được tình trạng lãng phí ngân sách, tạo sự cân đối giữa các đơn vị được cấp phát kinh phí, và quan trọng là có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu đột xuất. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 31 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận : Từ những phân tích trên, có thể rút ra nhận xét và kết luận: 6.1.1 Thu NSNN: Trong ba năm vừa qua, tình hình thu NSNN của huyện luôn có những chuyển biến tích cực hơn. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng cao, và đã trở thành nguồn thu quan trọng trong thu NSNN của huyện. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế gây ra, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không những vượt qua được khó khăn mà còn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, đóng góp rất nhiều cho ngân sách của huyện. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đang có xu hướng giảm với hai lý do chính: thứ nhất là do huyện kêu gọi được nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh góp vốn vào các công trình, dự án, làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách của huyện về khoản mục thu bổ sung có mục tiêu. Thứ hai là do nguồn thu ngân sách luôn tăng không những bù đắp cho chi thường xuyên mà còn có cho đầu tư và phát triển. Chính vì vậy mà cho dù thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có phần sụt giảm nhưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục được thực hiện với tốc độ ngày càng cao. Các khoản thu có liên quan đến đất và các khoản thu khác là những khoản thu có nhiều sự biến động nhất trong những năm qua. Các khoản thu có liên quan đến đất đã chuyển đổi tỉ trọng từ thu từ việc sử dụng đất trong nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác: như nhà ở và với mục đích kinh doanh nhiều hơn, tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Trong những năm tới, khoản thu này sẽ tiếp tục tăng khi Nhà nước đang dự kiến ban hành thuế nhà (lúc trước thuế nhà đất chỉ bao gồm thuế đất chưa có thuế nhà). Còn đối với khoản thu khác, nó phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tùy vào từng năm mà khoản chi này tăng hay giảm. 6.1.2 Chi NSNN: Chi NSNN của huyện nhìn chung trong những năm qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khoản chi đầu tư và phát triển có xu hướng tăng trong giai đoạn huyện đang thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đặc biệt, huyện đang chú trọng đến việc phát triển vùng nông thôn, tạo cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất cho khu vực kinh tế trọng điểm này có điều kiện phát triển. Chi thường xuyên được kiểm soát chặt chẽ hơn. Chi thường xuyên tập trung nhiều cho giáo dục – đào tạo và dạy nghề. Huyện đang đầu tư, tạo điều kiện cho người dân phát triển cả về thể lực và trí lực. Từ đó có những đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ngoài việc tăng cường công tác dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho lao động nhàn rỗi, huyện cần dành kinh phí khuyến khích việc học tập của các sinh viên trên địa bàn huyện. Việc hạn chế tối đa các nguồn kinh phí bị sử dụng một cách lãng phí, tạo ra nguồn vốn để huyện phân bổ ở nhiều lĩnh vực hơn. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 32 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò 6.2. Kiến nghị 6.2.1. Thu NSNN Cuối năm 2008, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP về những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, trong năm 2009, một số khoản thu sẽ bị cắt giảm. Song song đó, việc giảm đến 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với 19 mặt hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số thu NSNN từ thuế giá trị gia tăng – khoản thu đóng góp rất nhiều cho NSNN trong nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh. Vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để tăng nguồn thu NSNN, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng chủ trương ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. − Thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các hồ sơ đăng lý kinh doanh, đăng ký thuế của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân hiểu rõ hơn về những thay đổi của chính sách thuế, kịp thời giải quyết mọi thắc mắc và giúp người nộp thuế thực hiện đúng quy định. − Trong điều kiện khó khăn sắp tới, huyện cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa khoản thu khác để tạo nguồn thu cho NSNN, bù đắp những nguồn thu sụt giảm do những quy định của Nhà nước. − Thiết lập hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát phù hợp cho mỗi loại hình đơn vị, hay của từng nhóm mục chi. 6.2.2. Chi NSNN Tiết kiệm, hiệu quả là nguyên tắc trong chi NSNN, nhất là trong giai đoạn lạm phát như hiện nay. Nguồn lực thu thì có giới hạn nhưng nhu cầu chi thì luôn tăng cao. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng ngân sách, phải tính toán sao cho với mức chi phí thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Mặt khác, do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Đối với các khoản chi khác, cũng như khoản thu khác, luôn biến động không ngừng. Nhưng cần luôn ý đến vấn đề dự phòng, khi thu NSNN bù đắp được chi NSNN và vượt dự toán, huyện sẽ tiến hành lập dự phòng. Khoản chi này sẽ được sử dụng để ứng phó với những khoản chi đột xuất trong năm sau. Chính vì vậy huyện cần chú trọng đến khoản mục này nhiều hơn, để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tránh để xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Chi thường xuyên của huyện được đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn do nên nguồn kinh phí chi cho khoản mục này tăng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của huyện ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên không phải như thế mà chi tiêu của huyện mang tính dàn trải mà luôn có trọng điểm, những khoản chi nào mang tính cấp thiết, huyện đã tập trung kinh phí cho nhu cầu đó, đối với những nhu cầu còn lại huyện cũng đầu tư để tạo bước đệm cho những năm tiếp theo. Chi đầu tư và phát triển cũng ngày càng tăng, để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên trong những năm sắp tới khoản chi này có thể tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, mặc dù huyện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Còn về nguyên SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 33 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 34 nhân tăng chậm của khoản chi này đã được trình bày ở phần trên, là do chủ trương xã hội hóa trong vấn đề giáo dục, y tế…. Tuy nhiên, nguồn NSNN của huyện vẫn là nguồn kinh phí chủ yếu. Chi cho đầu tư và phát triển tăng sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy huyện nên thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm nhưng hiệu quả trong chi thường xuyên để tạo nguồn kinh phí và tiền đề cho đầu tư và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết tài chính – Học viện Tài chính – NXB: Tài chính Hà Nội – 2005, chủ biên PGS.TS Dương Đăng Chinh. Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 2002. Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2000 – 2005 và phương hướng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 -2010 Nỗi lo bội chi ngân sách boi-chi-ngan-sach.htm. Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước – Học viện Tài chính – NXB: Tài chính Hà Nội – Chủ biên: GS.TS Hồ Xuân Phương và PGS.TS Lê Văn Ái. Giáo trình Tài chính công – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Cành – xuất bản 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPHAN TICH THU CHI CUA HUYEN LAP VO TINH DONG THAP.PDF
Tài liệu liên quan