Khóa luận Pháp luật về bạo lực gia đình thực trạng

MỞ BÀI Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, môi trường đầu tiên họ được tiếp xúc đó là gia đình. Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp con người hình thành nhân cách, gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời mỗi con người chúng ta đều mong muốn sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự yêu thương trong chính tổ ấm của mình. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội, gia đình và những gì tốt đẹp quanh nó đang giảm sút đi những chức năng và vai trò quan trọng. Gia đình đã và đang xuất hiện những tranh chấp, cải vả, những vô xát, đánh đập nhau, nó khiến cho những thành viên trong gia đình phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, hậu quả để lại của nó cũng hết sức nặng nề. Ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của nó, tuy nhiên dạng bạo lực này rất khó nhận biết và vì thế rất khó kiểm soát bởi nó được bọc dưới lớp vỏ là “quan hệ gia đình”. Gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình và hầu hết các quốc gia cũng đã dành sự quan tâm khá đặc biệt đến vấn đề này bằng cách quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình trong pháp luật quốc gia mình. Việt Nam cũng đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. - Tìm hiểu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và ý nghĩa của các quy định này trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước nạn bạo lực. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Bạo lực gia đình đang là vấn đề cấp bách, xảy ra thường xuyên và đáng báo động ở không chỉ Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới. Và việc nghiên cứu vấn đề này, vì thế có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để việc khai thác đề tài được tập trung và đạt được hiệu quả, tác giả bài viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau: - Những vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình. - Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình . - Giới thiệu về một số văn bản pháp lý quy định về các biện pháp pháp lý phòng chống bạo lực gia đình va ý nghĩa của các văn bản này. - Nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình. Bố cục khoá luận : Mở đầu. Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình. 1.1 Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên thế giới. 1.2 Khái niệm bạo lực gia đình. 1.3 Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó. 1.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với việc phòng chống bạo lực gia đình. Chương 2.Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 2.1 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo Luật HN &GĐ 2000. 2.2 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Chương 3. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình. 3.1 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình. 3.2 Biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình. Kết luận. Tài liệu tham khảo Pháp luật về bạo lực gia đình thực trạng và giải pháp áp dụng tại Việt Nam

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật về bạo lực gia đình thực trạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út về sức khoẻ, nhiều khi là gây ra thương tật vĩnh viễn hoặc có thể là họ sẽ bị tước đoạt về tính mạng. Về tâmlý tình cảm bạo lực gia đình gây cho họ những suy sụt về tinh thần khiến họ mất lòng tin, bi quan và mặc cảm, ngoài ra họ còn luôn phải sống trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, luôn có cảm giác bị bỏ rơi, những điều đó dễ dẫn họ đến các hành vi tiêu cực như : Bỏ nhà, tử tự, và mắc vào các tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng đến gia đình: Bạo lực gia đình có ảnh hưởng xấu đến gia đình nói chung và các thành viên gia đình nói riêng. Những hành vi bạo lực gia đình có thể làm tiêu tan đi hạnh phúc của gia đình khiến gia đình không thể thực hiện tốt các chức năng quan trọng của mình. Một gia đình không thể cùng nhau phấn đấu xây dựng, phát triển kinh tếkhi gia đình ấy thường xuyên xẩy ra cãi vã, đánh đập, các thành viên trong gia đình không yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Gia đình không thực hiện việc giáo dục con cái trở thành người con tốt, khi bản thân những thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ lạikhông đối xử tốt với nhau,những đứa con sống trong môi trường gia đình như vậy rất dễ bị tổn thương, khiến chúng dễ mất đi niềm tin vào cuộc sống và cảm thấy chán nản mất chỗ dựa, những điều này ảnh hưởng rất lớn dến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em khiến các em dễ rơi vào cạm bẫy của cuộc sống. Khi không thực hiện được một trong ba chức năng đó thì gia đình không còn giữ được những ý nghĩa, thiêng liêng, cao đẹp của nó. Ảnh hưởng đối xã hội Hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất trật tự công cộng. Khi bạo lực gia đình xảy ra, Nhà nước phải tiêu tốn tiền của và công sức để làm rõ, ngăn chặn, xây dựng pháp luật để phòng chống bạo lục gia đình. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình cho thấy bạo lực gia đình làm tổn thất 2 – 3 % GDP mỗi năm, trong Văn kiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2002 để xác nhận bạo lực gia đình làmột rào cản đối với sự phát triển của Việt Nam. Như vậy, bạo lực gia đình có những tác động xấu đến bản thân ngườicó hành vi gây bạo lực, nạn nhân và các thành viên khác trong gia đình, cho xã hội. 1.4. Mối quan hệ giữa việc bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với việc phòng chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của các thành viên tronggia đình mà pháp luật đã quy định. Hành vi bạo lực gây cho các thành vien gia đình sự tổn thương, lo lắng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tình cảm của các thành viên, làm giảm sút năng lực phát triển của họ. Vì thế, phòng chống bạo lực gia đình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình. Ngược lại những nguyên tắc bảo vệ quyền của các thành viên trong gia đình mà pháp luật đã quy định sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Chương 2. Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình. 2.1. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo luật HN & GĐ 2000. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì thế gia đình có một vị thế và vai trò rất lớn, gia đình vừa vừa là cơ sở, vừa là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đã luôn dành cho gia đình một sự quan tâm đặc biệt và đã có rất nhiều quy định thích hợp để điều chỉnh vấn đề này. Ngay trong bản hiến pháp 1992 đã quy định “Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ HN & GĐ. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành công dân tốt, con cái có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữ các con” - Điều 64 Hiến pháp 1992. Luật HN & GĐ 2000 đã quy định một chương riêng từ Điều 47 đến điều 60 về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó Điều 49 đã quy định một cách chung nhất về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đó là: 1. Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức. tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau, quyền và lợi ích hợp pháp của cá thành viên khác trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. 2.1.1 Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng xác lập nên quan hệ gia đình. Khi nam nữ kết hôn trở thành vợ - chồng họ sẽ được xác lập những quyền đồng thời gánh vác các nghĩa vụ giữa họ với các thành viên khác trong gia đình, giữa họ với nhau. Vợ chồng có trách nhiệm cùng nhau chung sức để vun đắp cho tổ ấm gia đình mà họ đã gây dựng. Luật HN&GĐ 2000 đã quy định “Vợ chồng chung thủy, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”( Điều 18). “Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau;cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.” ( Điều 21). Mục đích của hôn nhân luôn là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và bền vững. Muốn được như vây thì điều cơ bản là vợ chồng trong quan hệ hôn nhân phải biết thương yêu, chung thủy với nhau, biết dành cho nhau sự quý trọng, gĩư gìn nhân phẩm, uy tín cho nhau. Điều đó được thể hiện qua những hành vi, cách xử sự giữa vợ chồng với nhau trong cuộc sống thường ngày, bên cạnh đó vợ chồng không được phép thực hiện những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Vợ, chồng trong cuộc sống gia đình phải đối xử với nhau bằng tình cảm, họ co trách nhiệm quan tâm, khuyên bảo lẫn nhau nhưng không ai có quyền ép buộc hay có những hành vi khác xâm phạm đến những quyền, lợi ích chính đáng của vợ hoặc chồng. Ngoài ra một quy định rất quan trọng trong quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng đó là vợ chồng “ bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” ( Điều 19). Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng mà Hiến pháp đã quy định. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là quyền bình đẳng trên mọi phương diện. Thể hiên trong việc vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận và cùng nhau quyết định các vấn đề chung của gia đình, đó là các vấn đề như: Chăm sóc giáo dục con cái, vấn đề sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng, chỉ trong một số những trường hợp nhất định khi vợ hoặc chồng không đủ điều kiện hay có sự ủy quyền giữa vợ, chồng cho nhau thì vợ hoặc chồng mới có quyền đưa ra các quyết định mà không cần sự đồng ý của người còn lại. Ngoài ra vợ chồng cũng cần có sự bàn bạc giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người ( Điều 23). Luật HN & GĐ 2000 quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng khi họ xác lập quan hệ hôn nhân vì thế khi nam nữ kết hôn trở thành vợ chồng họ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định đó. Nếu vi phạm một trong các quyền và nghĩa vụ này, không những vợ , chồng người co hành vi vi phạm phải chịu trach nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình mà cao hơn nữa từ chính những hành vi đó cuộc sống gia đình sẽ mất đi sự êm ấ, hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được và nguy cơ giảm sút sự bền vững của gia đình là điều dễ xảy ra. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con cái. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng được Luật HN&GĐ 2000 quy định rất rõ ràng nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, góp phần đảm bảo cuộc sống gia đình yên ấm, bền vững. Về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. Luật HN&GĐ 2000 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con vẩn được xây dựng dựa trên nguyên tắc cha và mẹ bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền đối với con. Điều 34 quy định: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 37 quy định “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, làm gương tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu con của cha mẹ là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản. Nó được coi là quyền bởi không bất cứ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể tước bỏ ngăn cản quyền được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái mình của các bậc làm cha làm mẹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt khi cha mẹ đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của con cái. Đồng thời đây cũng là một nghĩa vụ bởi lẽ không một người cha, người mẹ nào khi đã sinh con ra lại cho phép mình cái quyền được ngược đãi, ruồng rẫy hay chối từ trách nhiệm nuôi dưỡng, yêu thương, giáo dục con cái của mình. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định việc bố mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, cấm lạm dụng sức lao động của con, xúi giục ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo lý xã hội. Đây là một quy định cần thiết để nhằm bảo vệ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em, hạn chế những trường hợp cha mẹ có những hành vi đối xử tàn tệ, gây tổn hại đến sức khỏe, khiến con luôn bị dày vò về tình cảm,không thể phát triển bình thường về thể chất, Về nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ. Điều 35 quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn với cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Quan hệ gia đình luôn được đặt trong một khuôn khổ tôn ti, trật tự nhất định. Khi cha mẹ sinh ra con, cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, yêu thương con, thì ngược lại con cũng phải có bổn phận kính trọng, biết ơn với công lao “mang nặng đẻ đau” của cha mẹ. Khi cha mẹ ốm đau, bệnh tật con có trách nhiệm chăm sóc, đỡ đần cha mẹ. Con cái không được có những hành vi bất kính, như ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ, làm tổn thương đến công đức hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ 2000 lần đầu tiên đã quy định về nghĩa vụ, quyền của bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng. Điều 38 quy định: Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống với mình giồng như cha mẹ đẻ với con đẻ. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như con đẻ với cha mẹ đẻ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Bố dượng, mẹ kế là những người đã thay thế bố mẹ đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng những người con riêng của vợ hoặc chồng nên về nguyên tắc họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như cha, mẹ đẻ đối với con ruột của mình và ngược lại. Quy định này xuất phát từ thực tế hiện nay, trong rất nhiều gia đình Việt Nam có bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng cùng chung sống với nhau trong một gia đình. Do đây là một mối quan hệ mang tính chất nhạy cảm, đòng thời đê dảm bảo truyền thống thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam là mọi thành viên trong gia đình phải yêu thương giúp đỡ nhau, tránh sự phân biệt đối xử giữa con chung và con riêng, nên Luật HN & GĐ đã quy định quyền và nghĩa vụ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng về cơ bản là giống quyền và nghĩa vụ giữa bố mẹ đẻ và con đẻ. Đây là một quy định rất tích cực, nó vừa góp phần mở rộng cách hiểu về “ Các thành viên gia đình” đồng thời giúp cho những cá nhân sống trong gia đình với tư cách là bố dượng, mẹ kế, con riêng nhận thức được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, không thờ ơ với quyền và nghĩa vụ đã được quy định chỉ vì lí do họ không phải là ruột thịt của nhau. Trong gia đình thì mối quan hệ giũa cha mẹ và con là mối quan hệ chặt chẽ và bên vững nhât vi thế Luật HN & GĐ 2000 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con để họ có thể thực hiện tốt quyền và trách nhiêm của mình, tránh thực hiên những hành vi vi phạm đến quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong gia đình. Trong gia đình, ngoài các mối quan hệ như vợ, chồng;cha mẹ ,con, còn có mối quan hệ như ông bà nội, ngoại với cháu; anh, chị, em với nhau và mối quan hệ giữa các thành viên khác, ví dụ như: bố mẹ chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể; cô, dì, chú, bác với các cháu; anh chị em họ... Về quyền và nghĩa vụ giữa ông bà với cháu. Điều 47 Luật HN&GĐ 2000 quy định: Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, trông nom, giáo dục cháu sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Việc quy định nghĩa vụ và quyền của ông bà đối với cháu là một quy định khá quan trọng, vì thực tế ông bà có một vai trò rất lớn trong việc giáo dục, chăm sóc các cháu, đây không những là quyền mà còn là trách nhiệm đặt ra đối với ông, bà. Trong cuộc sống thường ngày ông, bà phải là tấm gương sáng, mẫu mực để con cháu học tập và noi theo. Khi cháu chưa đủ tuổi hoặc không có khả năng đẻ tự nuôi sống mình thì kế sau cha mẹ, ông bà co nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ông bà nội, ngoại co quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng các cháu. Ngược lại, các cháu cũng có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, tránh tình trạng các cháu bỏ mặc, không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, đặc biệt khi ông bà già yếu, không nơi nương tựa. Nó phù hợp với truyền thống “kính trên nhường dưới” đã được hình thành từ lâu đời trong gia đình Việt Nam. Về nghĩa vụ và quyền của anh chị em với nhau. Điều 48 quy định: “Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Điều đó là một quy luật tất yếu của mỗi anh chị em sinh ra trong một gia đình với nhau. Ngoài ra luật còn quy định nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau giữa anh chị em trong gia đình khi cha mẹ không còn hoặc không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con. Đây là một trong những quy định thể hiện truyền thống “anh em như thể tay chân”, giúp củng cố truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Về mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, được quy định cụ thể tại Điều 49 Luật HN&GĐ 2000: “Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, cung nhau chăm lo đời sống chung trong gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình” Trong gia đình Việt Nam, từ xưa đến nay thường có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà, đó không chỉ những người có quan hệ ruột thịt, nuôi dưỡng hay hôn nhân với nhau mà còn có nhiều thành phần cùng chung sống như con dâu, con rể, con chung, con riêng, con nuôi. Họ được coi là các thành viên gia đình. Vì thế họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau như các thành viên khác. Luật HN & GĐ 2000 đã quy dịnh rõ quyền và nghĩa vụ giữa các thanh viên gia đình. Vì thế các thành viên gia đình đều có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Nếu họ thực hiện các hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mang của các thành viên gia đình là họ đã vi phạm các quy định của Luật HN & GĐ 2000 và sẽ phải gánh vác các trách nhiệm pháp lý tương xứng với hành vi vi phạm của họ. 2.2. Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình. Như đã phân tích ở trên, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình (Điều 9 luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Hành vi cố ý đó có thể là hành vi bạo lực về thể chất như đánh đập, hành hạ; đó có thể là hành vi bạo lực về tinh thần như chửi bới , hăm dọa, hạn chế về tài chính; đó cũng có thể là hành vi bạo lực về tình dục như cưỡng ép tình dục,tội loạn luân. Tất cả những hành vi này đều là những hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đến các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, nó khiến cho các thành viên gia đình mất đi sự hòa thuận, gia đình mất đi sự êm ấm, hạnh phúc, chức năng của gia đình bị giảm sút, truyền thống cao đẹp của gia đình Việt Nam bị ảnh hưởng. 2.2.1 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Luật HN & GĐ 2000 khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, phù hợp với mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Luật HN & GĐ 2000 đã quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, buộc vợ chồng phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ đó. Tuy vậy, trong thực tế đã co rất nhiều sai phạm xảy ra giữa vợ và chồng, thể hiện ở việc hiện nay giữa vợ và chồng. Các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng rất đa dạng: có thể là bạo lực về thể chất như đánh đập , hành hạ; có thể là bạo lực về tinh thần như chửi bới, hăm dọa, ép buộc. cô lập; có thể bạo lữc về tình dục như cưỡng ép quan hệ tình dục khi một bên không muốn, bắt quan hệ tình dục quá sức; cũng có thể là các hành vi bạo lực khác liên quan đến vấn đề tái sản, con cái như: cưỡng đoạt tài sản, ép buộc mang thai, ép buộc sinh con… Tất cả những hành vi này đều có thể dẫn đến hậu quả là làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe của vợ, chồng và nó đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân gia đình Việt Nam. Trường hợp như của chị P ở Thái Bình là một ví dụ : Chị P lấy chồng đã được 18 năm, hai dứa con chị đã lớn, nhưng cả 18 năm chung sống chị đã sống trong sự bạo hành của chồng nhưng chị vẫn cố gắng chịu đựng để nuôi con và cứu vãn hạnh phúc gia đình. Anh T chồng chị tuy có nghề nghiệp nhưng không chịu tu chí làm ăn nuôi vợ con,lo cho gia đình mà ngược lại chỉ biết ăn chơi, cờ bạc, tiêu pha bạt mạng, rồi thường xuyên gây gỗ, đánh đập vợ con tàn nhẫn, chòng chị thường lấy cớ chị ngoại tình để co lí do đánh đập, hành hạ chị nhiều hơn. Có nhiều lần chồng chị đã đánh chị khiến chị phải đi cấp cứu ở bệnh viện với bộ mặt đầy xây xước, biến dạng, nhiều lần chồng mình bị công an bất nhưng chị vẫn không muốn chồng bị đi tù vì sợ mang tiếng và cũng vì tình nghĩa vợ chồng gần 20 năm qua. Gia đình ,đồng nghiệp và những người xung quanh lại thường xuyên khuyên chị cố gắng chịu đựng để các con chị có bố, để gia đình có chỗ dựa. Cứ như thế việc chị bị chồng hành hạ, đánh đập đã kéo dài hơn 10 năm trời và không biết bao giờ có thể chấm dứt ( Dựa theo bài viết “ 10 năm trong nỗi đau câm lặng ”, Báo Lao động số 303 ngày 28 tháng 12 năm 2007 ). Trường hợp của người phụ nữ bị chồng bạo hành trong nhiều năm trời trên đây đã cho thấy một thực tế là nhiều người phụ nữ Việt Nam do tư tưởng cam chịu , nhẫn nhục mà đã vô tình đuua mình trở thành nạn nhân của những hành vi bạo lực vô cớ từ người chồng, họ không có cách gì để phản kháng, để ngăn chặn những hành vi bạo lực, họ cũng không có cách gì dể tự bảo vệ mình. Những người phụ nữ này chỉ biết chịu đựng, họ muốn giữ cho gia đình sự yên ấm nhưng họ không nhận thức được rằng trong sự yên ấm của gia đình cần bao gồm cả hạnh phúc và an toàn cho mỗi cá nhân ở trong đó nữa. Nguyên nhân của bạo lực gia đình có thể xuất phát từ nhiều lí do, đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, luôn co trọng quyền lực của người đàn ông trong gia đình ; có thể là do sự khó khăn về kinh tế ; sự thiếu hiểu biết về pháp luật ; cũng có thể do cờ bạc, rượu chè ; đôi khi bạo lực gia đình xảy ra là do bản tidnh gia trưởng, thô bạo sẵn có của người đàn ông. Dù bạo lực có diễn do bất kì nguyên nhân nào thì đố cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Giống nghư vậy, trường họp của người chồng trên đây, chỉ vì những lí do như rượu chè, cờ bạc, nghi ngờ vợ ngoại tình nên đã tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ, ngược đãi vợ. Những hành vi này đều là sự vi phạm ngiêm trọng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật HN & GĐ 2000. Điều 21 Luật HN & GĐ 2000 đã quy định “ Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau ; cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm lẫn nhau”. Vì thế những hành vi mà anh T đã thực hiện với vợ mình la chị P đã thể hiện sự không tôn trọng đối với danh dự, nhân phẩm, hơn nữa anh lại thường xuyên có hành vi ngược đãi, hành hạ vợ, làm cho chị P luôn sống trong tình trạng đau khổ và sợ hãi. Những hành vi này nếu kéo dài hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì phải được xử lý theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “ ngược đãi ông bà, cha mẹ. vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ”. Bạo lực thể xác giữa vợ và chồng không chỉ dừng lại ở đó. Gần đay có rất nhiều trường hợp bạo lực gia đình xảy ra giữa vợ và chồng mà hậu quả là những bi kịch thương tâm khi vợ, chồng một trong hai bên dã bị tước đoạt di tính mạng, ra đi để lại một gia đình tan vỡ, người còn lại phải chịu những hình phạt thích đáng do hành vi của họ gây ra và rồi những đứa con lại bơ vơ trong một cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, nghiệt ngã với hành trang đầu đời là những vết thưong lòng do cha mẹ đã gây ra cho chúng. Trường hợp sau đây của một gia đình ở Hà Nội sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn điều này : Theo bản án số 397/HSPT ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Tòa án Nhân dân Tối cao – Toà Phúc thẩm tại Hà Nội, đã xét xử Phạm Hồ Văn,sinh 1958 trú tại Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội phạm tội giết vợi mình là Nguyễn Thị Duyên sinh năm 1960.Theo bản án sơ thẩm thì Phạm Hồ Văn là một người không có nghề nghiệp, bị nghiện rượu, đã đi cai rượu nhiều lần nhưng không bỏ được mầ còn uống nhiều lần hơn dẫn đến có những biểu hiện rối loạn tâm thần.Vì vậy, mỗi ngày vợ chồng Văn- Duyên hay xảy ra mâu thuẫn, Văn chủ động mượn rượu để tăng thêm tính hung dữ, thường xuyên đánh đập, ngược đãi vợ bằng nhiều thủ đoạn khiến cho chị Duyên nhiều lần phải vào bệnh viện cấp cứu vì bị chồng đánh. Vào năm 2003 nghi ngờ vợ ngoại tình Phạm Hồ Văn đã lấy dao phay chém chết vợ mình. Cũng giống như trường hợp người chồng hành hạ vợ mình trong nhiều năm trời trong bài viết “10 năm trong nỗi đau câm lặng ” đăng trên báo Lao động số 303 ngày 28 tháng 12 năm 2007, trường hợp của Phạm Hồ Văn trong quá trình chung sống với vợ cũng đã thường xuyên có hành vi đi ngược lại với những quy dịnh về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, đó là những quy định như : Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau ; cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm lẫn nhau” ( Điều 21 Luật HN & GĐ ). Tuy nhiên hành vi của Phạm Hồ Văn với vợ có tính chất nguy hiểm và gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, đó chính là cái chết của chị Duyên. Như vậy hành vi vủa Phạm Hồ Văn không chỉ đơn thuần là vi phạm các quy định của Luật HN & GĐ 2000, hành vi mà Phạm Hồ Văn thực hiện còn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự, cần được xử lý theo tội danh giết người theo quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự. Bên cạnh sự bạo hành về thể xác, trong cuộc sống gia đình giữa các cạp vợ chồng, cũng xảy ra rất nhiều tình trạng bạo hành về tinh thần , sự kiêm soát chạt chễ về tài chính giữa vợ chồng, buộc vợ chồng phải phụ thuộc vào mình,tình trạng nay nếu kéo dài, lặp di lặp lại cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra sự rạn nứt trong gia đình và đây cũng là một dạng bạo lực gia đình. Ví dụ như trường hợp của một người đàn ông ở Hà Nội, là một người khá thành đạt trong sự nghiệp, vợ anh là con gái Hà Nội nên khi lấy anh cha mẹ đã cho rất nhiều của hồi môn. Nhưng anh thường xuyên bị vợ kiểm soát chạt chẽ về tài chính, mỗi sáng vợ anh chỉ đưa cho anh vài đồng tiên lẻ đủ ăn sáng và xăng xe đên cơ quan, lương hàng tháng của anh đều phải giao nộp đủ cho vợ, anh không lúc nào có đủ tiền trong ví để có thể mời bạn bè một bữa, vợ anh lại thường xuyên đay nghiến, miệt thị anh, tự quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình. Mục đích của hôn nhân luôn là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và bền vững. Muốn được như vậy thì bản thân vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân phải biết thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, đây không những là trách nhiệm về mặt đạo đức mà nó còn là trách nhiệm pháp lý dược pháp luật quy định rõ ràng. Điều 40 Bộ luật Dân sự đã quy địnhvề quyền “ bình đẳng vợ chồng”, tương tự như vậy Luật HN & GĐ 2000 cũng đã quy định “vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.Như vậy với trường hợp của người phụ nữ trên đây, khi có những hành vi kiểm soát chặt chẽ tài chính của chồng, coi thường vai trò của chồng trong gia đình, tự quyền quyết định các vấn đề trong gia đình mà không hỏi ý kiến của chồng là đã đi ngược lại với nguyên tắc “ vợ chồng bình đẳng ” mà Luật HN & GĐ 2000 và Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định. Bên cạnh đó chị thường xuyên có các hành vi đay nghiến, miệt thị chồng là thể hiện sự không yêu thương, quý trọng chồng theo quy định tại Điều 21 Luật HN & GĐ 2000. 2.2.2 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, con. Bạo lực gia đình giữa cha mẹ và con thường được thể hiện dưới các hình thức như đánh đập , hành hạ, áp đặt, chửi mắng, phân biệt đối xử. Cha mẹ khi sinh ra con có quyền được yêu thương, chăm sóc (Điều 36 Luật HN & GĐ 2000);Quyền giáo dục, dạy bảo con để con trở thành người tốt trong xă hội (Điều 37 Luat HN & GĐ 2000).Trên cơ sở pháp luật đây không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ khi sinh ra con cái. Điều 43 Luật HN & GĐ 2000) đã quy định :“Cha mẹ co nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, chăm sóc ,nuôi dưỡng con cái,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con,tôn trọng ý kiến của con; cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con,ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không đuựơc lạm dụng sức lao động của con,xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật,trái đạo đức xã hội”.Nếu cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái dù dưới bất kì hình thức nào cũng được coi là hành vi vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con mà pháp luật đã quy định. Ví dụ như trường hợp bà tuyết ở Bình Chánh( TP HCM) đã thường xuyên có hành vi đánh đập , hành hạ con trai là Lợi. Nhiều khi chỉ vì bực mình, tức giận những chuyện không đâu, bà Tuyết cũng có thể nổi nóng, đay nghiến, chửi bới con mình, thậm chí nhiều lần không kìm nén được cơn giận bà đã đánh con gây thương tích nặng nề, làm cho đứa con trai là Lợi luôn sống trong tình trạng sợ hãi lo lắng và xấu hổ vì bị mẹ đánh( Theo bài viết “ lấy búa đập vào đầu con để dạy bảo” của tác giả Thu Giang. Báo Việtnam.net cập nhật ngày 21/11/2007). Những hành vi mà bà Tuyết thực hiện với con mình đã thể hiện sự coi thường của bà đối với nghĩa vụ làm mẹ. Bà không những không yêu thương, chăm sóc, giáo dục con phát triển trở thành người tốt mà còn tỏ ra coi thường nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, tính mạng của con. “ Hổ dữ không nỡ ăn thịt con” , hành vi của bà Tuyết là sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, đặc biêt là luật hôn nhân và gia đình, cần được xử lý nghiêm khắc để làm gương cho các bậc cha mẹ khác. Về phía người con phải luôn tỏ ra biết ơn, hiếu thảo đối với công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Luật HN & GĐ 2000 tại Điều 35 đã quy định “ con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ; Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Nếu con có các hành vi bạo lực gia đình đối với cha mẹ, dù là đánh đập, ngược đại, bỏ rơi hay chỉ là tỏ ra vô lễ, không nghe lời cha mẹ khiến cha mẹ tổn thương thì cũng được coi là những hành vi đi ngược lại với những quy định của pháp luật vè quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ. Ví dụ như trường hợp của Đoàn Xuân Vịnh ở Đề Thám( Cao Bằng) là con trai của ông Đoàn Xuân Bun và bà Nguyễn Thị Nữ. Vịnh tuy có công ăn việc làm nhưng thường xuyên lêu lổng, không chịu tu chí làm ăn, về nhà thi thường xuyên chửi mắng, đánh đập, hắt hủi cha mẹ và có nhiều hành vi bất hiếu khác. Trong một lần say rượu, do không là chủ được minh Vịnh đã phạm tội giết cha đẻ. Những hành vi mà Đoàn Xuân Vịnh đã thực hiện đã vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ làm con đó là phải thương yêu, đỡ đần, hiếu thảo với cha mẹ. Hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm của Vịnh không những chỉ làm cho cha mẹ Vịnh luôn phải sống trong đau khổ, dày vò và tủi nhục mà hậu quả của nó còn thương tâm hơn đó chính là cái chết của cha Vịnh. Cái chết của ông Đoàn Xuân Bun không biết có thức tỉnh lương tâm của đứa con trai bất hiếu như Vịnh không nhưng nó đã gây ra một vết thương lòng, một nỗi đau không thể chia sẻ cho những thành viên trong gia đình Vịnh, đặc biệt là mẹ Vịnh, khi vừa mất chồng vừa phải chứng kiến cảnh tù tội của đứa con trai duy nhất vì đã phạm tội giết cha đẻ. Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xét xử mức án tù chung thân đối với Đoàn Xuân Vịnh theo bản án số 1117/2005/HSPT ngày 24/10/2005.Bản án này là sự trừng phạt thích đáng đối với hành vi bất hiếu, dã tâm,coi thường tính mạng cha mẹ mình của Vịnh. Trong gia đình thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con là mối quan hệ chặt chẽ và bền vững nhất.Cha mẹ là người đầu tiên và quan trọng nhất cho sự phát triển của con và ngược lại con cái luôn là niềm hi vọng, là “ của để dành” của cha mẹ. Chính vì những ý nghĩa thiêng liêng, cao cả đó mà pháp luật đã có những quy định chặt chẽ để dữ cho mối quan hệ cha mẹ, con được tốt đẹp. Vì vậy khi giữa cha mẹ và con xảy ra hành vi bạo lực gia đình cần phải có những biện pháp pháp lý để ngăn chặn. 2.2.3 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong gia đình. Các thành viên khác trong gia đình đó là ông bà, cháu; anh chị em với nhau; bố,mẹ chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể; cô, dì, chú, bác với cháu; anh, chị , em họ… Bạo lực gia đình giữa ông bà và cháu có thể được thể hiên dưới các hình thức như ngược đãi, chửi mắng, đuổi đi, không chăm sóc- nuôi dưỡng - cấp dưỡng; đối sử thiên vị giữa người nay với người khác. Những hành vi này gây ra những tổn thương nhất định về tình cảm cho nạn nhân đồng thời nó là sự vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu, cụ thể là “ông bà co nghĩa vụ và quyền chăm sóc giáo dục các cháu sống mẫu mực nêu gương tốt cho con cháu; con cháu co bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà” (Điều 47 Luật HN & GĐ 2000) Ví dụ như trường hợp ở Đồng Hới ( Quảng Bình) Người mẹ liệt sĩ Đặng Thị Nài đã bị hai đứa cháu nội hành hung đến chết. Bà còn một người con trai duy nhất nhưng người con đó đã thoái thác trách nhiệm nuôi mẹ già, hai đứa cháu nội ở cùng bà thì luôn miệt thị, coi thường và không xem bà nội của mình ra gì. Hai đứa cháu bất hiếu luôn tìm mọi lý do để tạo ra những bi kịch trong cuộc sống thường ngày cho bà nội mình (Theo bài viết “Cháu nội hành hung bà đến chết”.Bao Giadinh.net, cập nhật ngày 9/1/2008). Hành vi này của hai đứa cháu là sự vi phạm nghiêm trọng quy định về nghĩa vụ “ kính trọng , chăm sóc, phụng dưỡng ông bà” của các cháu tại Khoản 2 Điều 47 Luật HN & GĐ 2000, và phải được xử lý theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “ ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình”. Bạo lực gia đình giữa anh chị em với nhau thường là sự ganh tỵ, tính toán thiệt hơn về tài sản. Điều 48 Luật HN & GĐ 2000 đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em với nhau, cụ thể là “ Anh, chị, em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau; đùm bọc giúp đỡ nhau khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc”. Nếu anh, chị, em trong gia đình luôn có sự ganh tỵ, đố kỵ, tính tóan thiệt hơn với nhau,không chăm sóc nuôi dưỡng nhau khi anh, chi, em của mình cần là đã đi ngược lại truyền thống “anh em như thể tay chân” từ xưa đến nay của gia đình Việt Nam và nó cũng là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em với nhau. Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình cũng được biểu hiện dưới các hình thức như đánh đập, chửi mắng, chiếm đoạt tài sản, cưỡng ép tình dục ( như trường hợp bố chồng với con dâu; chú, bác với cháu gái”. Các hành vi bạo lực dù được thể hiện dưới bất kì hình thức nào đều được coi là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vị thành viên gia đình theo quy định tại Điều 48 Luật HN & GĐ 2000 “ các thành viên cùng chung sống trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau”. Vì thế, nếu các thành viên trong gia đình có hành vi đối xử không tốt với nhau là thể hiên sự không tôn trọng pháp luật và cần có các biện pháp pháp lý thích hợp để xử lý. Chương 3 trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình 3.1. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, cần áp dụng các biện pháp trách nhiệm để ngăn ngừa và phòng chống. Tuy vậy, để có cái nhìn chính xác về hành vi bạo lực, khi xem xet một hành vi bạo lực gia đình để truy cứu trách nhiệm cần phải xem xét tất cả các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội tình trạng sức khỏe của người có hành vi bạo lực, yếu tố lỗi ( riêng yếu tố lỗi thì phải có sự xem xét từ hai phía). Khi đã có cái nhìn khái quát, thỏa đáng về tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng, tác động đến hành vi bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực mà người co hành vi gây bạo lực sẽ phải chịu một trong những trách nhiệm pháp lý sau đây: Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự được áp dụng khi hành vi bạo lực đã gây ra thiệt hại cụ thể, ở đây người có hành vi bạo lực sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra cho nạn nhân theo quy định tại Điều 107 Luật HN & GĐ 2000. Khi xem xét trách nhiêm bồi thường thiệt hại cần xem xét 4 yếu tố: Hành vi vi phạm; hậu quả xảy ra; mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả; yếu tố lỗi. Trong trách nhiệm dân sự dù người thực hiện hành vi có lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình,tuy nhiên việc xác định lỗi có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: bồi thường thiệt hại về vật chất va bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005. Trong thực tế,việc áp dụng trách nhiệm dân sự là rất khó khăn,bởi lẽ muốn áp dụng trách nhiệm dân sự thì cần phải xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể như thế nào? Mức bồi thường là bao nhiêu?.Bạo lực gia đình lại là hành vỉ xảy ra giữa các cá nhân trong gia đình,nó gắn liền với tình cảm, nhân thân, không thể có sự tính tóan cụ thể.Hơn nữa khi đã xảy ra hành vi bạo lực, vấn đề mà mỗi cá nhân trong gia đình quan tam không phải là được bồi thường bao nhiêu, bồi thường như thế nào ma quan trọng là họ bị tổn nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần và điều thì không có một giá trị vật chất nào có thể bù đắp được. Vi thế việc áp dụng trách nhiệm dân sự đối với hành vi bạo lực gia đình là rất khó khăn. -Trách nhiệm hành chính: Được áp dụng khi hành vi bạo lực chưa đến mức cấu thành tội phạm.Trách nhiệm hành chính được quy định trong Lụât HN & GĐ 2000 (Điều 107); Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2007 (Điều 36).Theo các quy định này ngườ có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền.Trách nhiệm hành chính đặt ra nhằm mục đích chính là răn đe, cảnh cáo thich hợp, lọai trừ khả năng tái phạm, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam, tạo cho người có hành vi bạo lực một cơ hội để sữa chữa những sai lầm và làm lại từ đầu. -Trách nhiệm hình sự : Trách nhiệm hình sự được đặt ra khi hành vi bạo lực đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm.Bộ luật Hình sự 1999 đã có quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 146 đến Điều 152).Đó là các tội về cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 146); Tội tổ chức tảo hôn,tảo hôn (Điề 148). Tội lọan luân (Điều 150). Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151). Khi các thành viên trong gia đình mà có các hành vi này ma gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự. Ngòai ra,các Điều từ 111 đến Điều 115 về các tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, đều ghi nhận “ hành vi có tính chất lọan luân ” là tình tiết tăng nặng.Tội giết người (Điều 93); Tội cố ý gây thương tích (Điều 104) quy định tình tiết phạm tội với người thân là tình tiết tăng nặng. Qua việc ghi nhận những tội danh này cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi gây bạo lực trong gia đình.Bộ luật Hình sự đã có những quy định khá đầy đủ về việc xử lý trách nhiệm đối với hành vi bạo lực gia đình, thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với vấn đề bạo lực gia đình, đồng thời là cơ sở pháp lý để ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực gia đình. -Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác : Các hình thức xử phạt bổ sung đươc quy định tại khỏan3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 36 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.Các hình thức xử phạt bổ sung có thể là lao động công ích; tham gia giáo dục bắt buộc; giáo dục tại phường, xã, thị trấn; khắc phục hậu quả; đua vào cơ sở giáo dục, giáo dưỡng (đối với người có hành vi bạo lực dưới 18 tuổi). Tóm lại người có hành vi bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể sẽ phải gánh chịu một trong các hình thức trách nhiệm nêu trên. Việc quy định các hình thức trách nhiệm này một mặt thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đồng thời đây là một biện pháp hữu hiệ để đấu tranh chống lại bạo lực gia đình. 3.2 Biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình Từ thực tế bạo lực gia đình diễn ra hiên nay, đã cho thấy ràng đạo đức đang dần xuống dốc trong bản thân mỗi con người, mỗi gia đình, những hành vi bạo lực gia đình đã vượt qua khuôn khổ của luân thường đạo lý.Vi vậy đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận bạo lực gia đình không còn là vấn đề của riêng ai và cần có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nó. Các biện pháp pháp lý phòng và chống bạo lực gia đình đã được pháp luật Việt Nam quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Luật HN & GĐ 2000 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, mục đích của nó là nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Điều 107 Luật HN & GĐ 2000 quy định về “ xử lý vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân va gia đình ”.Theo đó các thành viên trong gia đình nếu thực hiện các hành vi bạo lực, cụ thể như cản trở kết hôn; hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên khác trong gia đình thì sẽ bị xử lý theo Điều 107 Luật HN & GĐ 2000. Bên cạnh đó Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền nhân thân cho các cá nhân, thành viên trong gia đình.Ví dụ như Điều 40 quy định về quyền bình đẳng vợ chồng: Điều 41 quy định ve quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.Những quy định của Bộ luật Dân sự là sự bổ sung đầy đủ, hòan thiện cho các quy định của luật HN & GĐ 2000 về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định một chương riêng về các tội “xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ”. Theo đó các thành viên trong gia đình nếu có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ, thực hiện các hành vi bạo lực gia đình trái với các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân va gia đình thì có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội quy định từ Điề 146 đến Điều 152. Cụ thể là các tội như: Tội cưỡng ép kêt hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146); Tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn (Điều 148); Tội lọan luân (Điều 150); Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151). Những quy định của Bộ luật Hình sự về tội danh này đã chứng tỏ sự quan tâm, bảo vệ của nhà nước ta đối với những nạn nhân bạo lực gia đình, thể hiện thái độ dứt khoát của pháp luật Việt Nam trong viêc ngăn chặn và trừng trị những hành vi bạo lực gia đình, góp phần giữ vững sự êm ấm, hòa thuận cho mỗi gia đình. Không chỉ có những văn bản luật mà cả những văn bản dưới luật cũng được xây dựng, ban hành nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước những hành vi bạo lực.Ví dụ như Nghị định số87/2001/NĐ-CP ngày 20/11/2001 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó Điều 11 của Nghị định đã quy định về mức phạt tiền đối với người có hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình.Ngòai ra còn có các văn bản dưới luật khác nhưQuyết đinh số 19/2000/QĐ-TT ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010; Quyết định số 23/2001/QĐ-TT ngày 26/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam. Tất cả những văn bản dưới luật này có ý nghĩa là sự bổ sung, giải thíchcho các quy định của các văn bản luật, ngoài ra các sự ra đời của các Quyết định như Quyết định số19/2000/QĐ-TT ngày 21/1/2000 và Quyết định số 23/2001/QĐ-TT ngày 26/1/2001 đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta đối với phụ nữ và trẻ em, là hai đối tượng dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình nhất. Bên cạnh những văn bản pháp luật đã có hiệu lực đang được thi hành,Việt Nam cũng đâ tiến hành xây dựng một đạo luật riêng về bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2008. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định cụ thể 9 hành vi được coi là bạo lực gia đình tại Điều 3. Luật cũng quy định rõ các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Đặc biệt tại chương 5 đã quy định các biện pháp xử lý hành vi bạo lực gia đình, theo đó người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu một trong các hình thức trách nhiệm như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Điều 37 quy định về các tình tiết tăng nặng tropng xử lý vi phạm hành chính. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời là văn bản pháp lý hoàn chỉnh và quan trọng nhất trong việc bảo vệ các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh cho mỗi cá nhân trong gia đình. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật, đề bảo vệ các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình nên Việt Nam đã tích cực tham gia các Điều ước quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung. Ngày 19 tháng 03 Năm 1982 Việt Nam phê chuẩn “Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ ( CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979”. Ngày 20 tháng 02 năm 1991 Việt Nam kí phê chuẩn “ Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20 tháng 01 năm 1989”. Việc Việt Nam tham gia các Công ước này chứng tỏ Việt Nam luôn thừa nhận các giá trị cao quý về các quyền và sự tự do cơ bản của con người, thể hiện thái độ dứt khoát của nhà nước ta trong việc ngăn ngừa nạn bạo lực nói chung và bạo lực gia đình nói riêng. Nhiệm vụ đặt ra của Việt Nam lúc này là xây dựng và ban hành các văn vản pháp luật để nội luật hóa các quy định của Công ước mà Việt Nam đã thông qua. Tất cả các biện pháp pháp lý nêu trên đều nhằm mục đích cuối cùng là phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình. Góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, lành mạnh, không có bạo lực. Việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề bạo lực gia đình vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, áp dụng nó vào cuộc sống thì còn khó khăn hơn nhiều, bởi lẽ những quy định trong luật không thẻ lường hết được tất cả những tình huống có thể xảy ra trong thực tế, hơn nữa đây lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Vì vậy để thực hiện các biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực có gắng không chỉ từ bản thân các thành viên trong gia đình mà còn cần có sự đồng lòng, quyết tâm từ phía những người xung quanh, từ phía các tổ chức, cơ quan có liên quan. Kiến nghị Sau quá trình nhiên cứu về bạo lực gia đình xin đưa ra một số kiến nghị, hi vong góp một phần nhỏ vào việc xay dựng và hoàn thiện về các biện pháp phòng và chống bạo lực gia đình hiện nay. Thứ nhất: Cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao năng lực và sự hiểu biết cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng để họ thấy rằng: Bạo lực gia đình sai, là vi phạm pháp luật, bạo lực gia đình sẽ phá vỡ mối quan hệ truyền thống tốt đệp và huỷ hại sự bền vững của gia đình. Cần tổ chức các lớp tập huấn về bạolực gia đình ở tất cả các cấp đặc biệt là cấp cơ sở, để có thể phá vỡ sự trì trêi và lỗi thời trong nhân thức về bạo lực gia đình và sự làm ngơ, sự phản ứng yếu ớt của cộng đồng xã hội trước hành vi bạo lực. Thư hai, cần tăng cường hoạt động của cán bộ địa phương, lực lượng công an, lực lực hoà giải cơ sở, lực lượng y tế trong việc phòng và chống bạo lực gia đình. Cần nhận thức rằng gia đình là một chủ thể rất quan trọng trong xã hội cho nên mọi vấn đề liên quan đến gia đình (trong đó có bạo lực gia đình). Chúng ta phải bỏ qua căn bệnh thành tích, chấp nhân sự thật, phải hoạt động thật sự nhiệt tình và hiệu quả, không quá nặng nề về tính hình thức. Trong việc phòng chống bạo lực gia đình, luôn lấy việc khuyên ngăn, giáo dục và hàn gắn làm mục tiêu hàng đầu nhưng khi tất cả những điều đó khong thể đạt được thì phải có biện pháp thích hợp để trừng trị người có hành vi bạo lực, tìm ra một lối thoát để những nạn nhân của bạo lực gia đình có thể giải thoát cho cuộc sống của mình, mở cho họ một lối đi, đó mới là mục tiêu cao nhất cần đạt được trong hoạt động của các tổ chức này. Thứ ba, Chúng ta nên tiến hành xử lưu động các vụ án về hôn nhân gia đình liên quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xẩy ra ở đâu thì nên xử tại một địa điểm gần đấy, tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia. Đồng thời, trong quá trìng xét xử nên kết hợp công tác tuyên truyền về việc xây dựng một môi trường xã hội trong sạch, không có bạo lực. Thứ tư, nên tăng cường các chính sách hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như chính sách tư vấn bằng cách thiết lập các trung tâm tư vấn về sức khoẻ, tình yêu, hôn nhân để các cá nhân có thêm kiến thức về cuộc sống gia đình. Từ đó, họ sẽ trang bị cho mình những kiến thức về phòng, chống và bảo vệ mình trước bạo lực. Xây dựng các trung tâm dưỡng lão, các nhà tạm lánh để hỗ trợ nạn nhân khi hành vi bạo lực xẩy ra mà họ không có nơi nào để nương thân. Thứ năm, nên phổ cập hoá vấn đề bạo lực và gia đình bằng cách đuă việc phòng và chống bạo lực gia đình trở thành một môn học trong các nhà trường, ít nhất là từ cấp trung hoc phổ thông trở lên, để có tạo một hành trang đầu đời cho thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, tránh những hành vi đi chệch khỏi giá trị đạo đức, không thực hiện các hành vi làm tổn thương đén tinh tần, sức khoẻ, tính mạng của những người thân trong gia đình góp phần giữ vững được sự yên ấm và bền vững cho gia đình Việt Nam. KẾT LUẬN Từ trước đến nay, gia đình với vai trò là tế bào của xã hội, luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Gia đình là môi trường đầu tiên và tốt nhất nuôi dưỡng nên nhân cách của con người để khi bước vào đời họ là những con người có đầy đủ tài năng và phẩm chất. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, có những giá trị vật chất đã làm lu mờ đi những giá trị tinh thần. Trong xã hội và trong bản thân nỗi gia đình đã xuất những hành vi đi trệch ra ngoài giá trị của đạo đức, đó có thể là những hành vi như chửi mắng, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, cao hơn nữa là các hành vi như ngược đãi, hành hạ mà những người thân trong gia đình đối xử với nhau mà nó để lại không chỉ là sự tổn thương nặng nề về tinh thần và thể xác cho những ai là người trong cuộc đồng thời nó còn làm mất đi những đạo lý truyền thống tốt đẹp: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã ”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Một ngày cũng nên nghĩa” của gia đình Việt Nam. Chính vì thế pháp luật cần có những biện pháp cứng rắn để điều chỉnh về vấn đề này đi đúng vào quỹ đạo của nó, giống như Các Mác đã nói “ Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình”. Sự ra đời của luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2007 đã thể hiện một bước tiến mới rõ rệt trong chiến lược bảo vệ gia đình, bạo lực gia đình khôngcòn là chuyện riêng của bất cứ ai nữa mà đã trở thành vấn đề cần sự chung tay ngăn chặn của cả cộng đồng. Khi đã nhận thức được điều này thìcông việc phòng vàchống bạo lực gia đình sẽ trở nên dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao hơn. Và như thế, gia đình vẫn luôn là tổ ấm yên bình, thân thương cho mỗi cá nhân tim về bên nhau sau những lúc xa cách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao luc gia dinh LL va TT.doc
Tài liệu liên quan