MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
I.1. Đặt vấn đề: 1
I.2. Mục tiêu và giới hạn đề tài: 1
I.3. Nội dung đề tài: 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2
1.5 Phạm vi của đề tài: 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC LONG GIA LAI 3
II.1. Giới thiệu về công ty: 3
II.1.1. Giới thiệu chung: 3
II.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: 3
II.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 4
II.1.4. Cơ cấu tổ chức tại công ty: 4
II.2. Quy trình sản xuất: 5
II.2.1. Máy móc thiết bị sử dụng tại Công ty: 5
II.2.2. Quy trình sản xuất: 5
II.3. Dịch vụ và các hoạt động phụ trợ sản xuất: 8
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN 9
III.1. Tài nguyên và hóa chất sử dụng: 9
III.1.1. Nguyên liệu và tài nguyên nước: 9
III.1.2. Nhiên liệu sử dụng: 9
III.1.3. Hoá chất sử dụng: 9
III.2. Hiện trạng môi trường tại công ty: 9
III.2.1. Nước thải: 9
III.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt: 11
III.2.3. Chất thải công nghiệp: 11
III.2.4. Môi trường không khí: 13
III.2.5. Nhiệt thừa: 14
III.2.6. Khả năng gây cháy nổ: 15
III.2.7. An toàn lao động: 15
III.3. Khả năng ảnh hưởng lên môi trường và con người: 16
III.3.1. Môi trường: 16
II.3.2. Con người: 17
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO 17
IV.1. Vấn đề môi trường còn tồn đọng: 17
IV.1.1. Môi trường không khí: 17
IV.1.2. Môi trường nước: 17
IV.1.3. Chất thải rắn: 18
IV.1.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy: 18
IV.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao: 19
IV.2.1. Môi trường không khi: 19
IV.2.2. Môi trường nước: 20
IV.2.3. Chất thải rắn: 20
IV.2.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy: 21
IV.2.5. Yêu cầu về pháp luật: 21
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
V.1. Kết luận: 22
V.2. Kiến nghị: 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 25
40 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm soát ô nhiễm xí nghiệp chế biến gỗ Đức Long Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Tiểu luận môn học:
“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp chế biến gỗ Đức Long Gia Lai – công ty cổ phần Đức Long Gia Lai”
SVTH
:
NHÓM 07
LỚP
:
DH08QMGL
GVGD
:
ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Tiểu luận môn học:
“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp chế biến gỗ Đức Long Gia Lai – công ty cổ phần Đức Long Gia Lai”
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
Quế Minh Tâm
Lê Hùng Vương
Nguyễn Thị Nữ
Trần Quốc Doanh
Đỗ Thị Ngọc Linh
Nguyễn Trung Hoàng
Nguyễn Thị Hoàng Trang
LỜI CẢM ƠN
Các Thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Môi trường và Tài nguyên đã dạy dỗ tận tình và truyền thụ cho em những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý giá.
Xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hồng Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn ban điều hành chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai đã nhiệt tình chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tham quan và học hỏi.
Toàn thể bạn bè đã đóng góp một phần không nhỏ, tận tình giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của Thầy cô, bạn bè và mọi người.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
I.1. Đặt vấn đề: 1
I.2. Mục tiêu và giới hạn đề tài: 1
I.3. Nội dung đề tài: 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2
1.5 Phạm vi của đề tài: 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC LONG GIA LAI 3
II.1. Giới thiệu về công ty: 3
II.1.1. Giới thiệu chung: 3
II.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: 3
II.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 4
II.1.4. Cơ cấu tổ chức tại công ty: 4
II.2. Quy trình sản xuất: 5
II.2.1. Máy móc thiết bị sử dụng tại Công ty: 5
II.2.2. Quy trình sản xuất: 5
II.3. Dịch vụ và các hoạt động phụ trợ sản xuất: 8
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN 9
III.1. Tài nguyên và hóa chất sử dụng: 9
III.1.1. Nguyên liệu và tài nguyên nước: 9
III.1.2. Nhiên liệu sử dụng: 9
III.1.3. Hoá chất sử dụng: 9
III.2. Hiện trạng môi trường tại công ty: 9
III.2.1. Nước thải: 9
III.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt: 11
III.2.3. Chất thải công nghiệp: 11
III.2.4. Môi trường không khí: 13
III.2.5. Nhiệt thừa: 14
III.2.6. Khả năng gây cháy nổ: 15
III.2.7. An toàn lao động: 15
III.3. Khả năng ảnh hưởng lên môi trường và con người: 16
III.3.1. Môi trường: 16
II.3.2. Con người: 17
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO 17
IV.1. Vấn đề môi trường còn tồn đọng: 17
IV.1.1. Môi trường không khí: 17
IV.1.2. Môi trường nước: 17
IV.1.3. Chất thải rắn: 18
IV.1.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy: 18
IV.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao: 19
IV.2.1. Môi trường không khi: 19
IV.2.2. Môi trường nước: 20
IV.2.3. Chất thải rắn: 20
IV.2.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy: 21
IV.2.5. Yêu cầu về pháp luật: 21
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
V.1. Kết luận: 22
V.2. Kiến nghị: 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 25
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề:
Trong cuộc sống hiện nay, gỗ đang mang mang đến nhiều lợi ích cho con người. Nó có mặt ở khắp mọi nơi. Gỗ làm nên những ngôi nhà, những biệt thự, những nhà thờ nổi tiếng…, nhỏ bé hơn, gỗ dùng để đóng tường, lát sàn, làm bàn ghế, lục bình, cái ly, cái chén… Để đáp ứng nhu cầu to lớn ấy, nhiều Công ty chế biến gỗ đã hình thành và phát triển, đảm bảo cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Có thể kể đến Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai – Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Mỹ Tài….
Bên cạnh những lợi ích, ngành gỗ gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như nước thải có hàm lượng độc chất cao, chất thải nguy hại, chất thải rắn, khí thải với hàm lượng bụi cao.
Vì thế, kiểm soát các vấn đề môi trường ngành gỗ đang là một yêu cầu cần thiết hiện nay. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế do ngành gỗ mang lại cùng với chất lượng cuộc sống con người được giữ vững, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai – Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai ”.
I.2. Mục tiêu và giới hạn đề tài:
Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường tại Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai - Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường cho Công ty.
Thời gian thực tập ngắn, số liệu còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp từ thầy (cô) và các bạn.
I.3. Nội dung đề tài:
Thu thập số liệu về Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai như dây chuyền sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, các mặt hàng sản phẩm và hiện trạng môi trường.
Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Xác định các vấn đề môi trường chưa được quản lý.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu vấn đề môi trường.
Kết luận và kiến nghị.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập tài liệu về tổng quan Công ty, cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ sản xuất, các dữ liệu về hoạt động sản xuất, sản phẩm.
Thu thập số liệu về môi trường không khí, nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại của Công ty.
Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm đã được áp dụng tại Công ty.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường và QLMT tại Công ty thông qua:
Quan sát trực tiếp các hoạt động sản xuất diễn ra trong Công ty.
Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong Công ty về các vấn đề liên quan đến môi trường.
Phương pháp thống kê mô tả:
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong Công ty có tác động đến môi trường.
1.5 Phạm vi của đề tài:
Địa điểm:Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai - Công ty cổ phần Đức Long Gia Lai.
Địa chỉ: 02 đường Đặng Trần Côn – Phường Trà Bá – Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC LONG GIA LAI
II.1. Giới thiệu về công ty:
II.1.1. Giới thiệu chung:
Tên công ty : Chi nhánh Chế biến gỗ Đức Long Gia Lai.
Địa chỉ : Số 02 Đặng Trần Côn – Phường Trà Bá – TP.Pleiku – Tỉnh Gia Lai.
Số điện thoại : 0593 748 365.
Fax : 0593 748 897.
Email : duclonggialai@gmail.com.
Website :
Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai bao gồm 2 nhà máy chế biến gỗ.
Nhà máy chế biến gỗ số 1.
Nhà máy chế biến gỗ số 2.
II.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam chuyên sản xuất và chế biến đồ gỗ, Công ty cổ phần Tập Đoàn Đức Long Gia Lai đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến từ nhiều năm qua với 3 dòng sản phẩm chính đó là: đồ gỗ nội thất, ván lót sàn và sản phẩm sân vườn.
Tháng 9/1995, Xí nghiệp tư doanh Đức Long đã được thành lập với số vốn ban đầu là 3,6 tỷ đồng bao gồm 9700 m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công và bán tự động.
Sau 12 năm vừa sản xuất và xây dựng, tháng 6/2007 Xí nghiệp đã chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tập Đoàn Đức Long Gia Lai, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000135 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 13/6/2007. Theo đó vốn điều lệ của Công ty đã được bổ sung xấp xỉ 300 tỷ đồng. Về cơ sở hạ tầng chế biến gỗ tăng lên gần 150000 m2 mặt bằng nhà xưởng, sân bãi, 4 nhà máy cùng 7 dây chuyền chế biến gỗ hiện đại. Bên cạnh 15 đại lý trong nước, hệ thống phân phối của Công ty đã mở rộng ra nước ngoài với 3 chi nhánh tại Singapore, Nhật Bản và Mỹ.
Tháng 3/2011 Chi nhánh chế biến gỗ trực thuộc Công ty cổ phần Tập Đoàn Đức Long quản lý tách ra thành lập Công ty mới với tên gọi là Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai.
II.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Đồ gỗ nội thất: Bàn, ghế, salon, giường, kệ tivi, ván lót sàn, tủ các loại, trần nhà, nội thất hội trường, quầy giao dịch ngân hàng…
Đồ gỗ ngoại thất: Bàn ngoài trời, ghế ngoài trời, ghế nằm…
II.1.4. Cơ cấu tổ chức tại công ty:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức
II.2. Quy trình sản xuất:
II.2.1. Máy móc thiết bị sử dụng tại Công ty:
Phụ lục 1. Danh mục thiết bị máy móc sử dụng tại Công ty.
II.2.2. Quy trình sản xuất:
II.2.2.1. Quy trình sơ chế gỗ:
Hình 2.2.a: Sơ đồ quy trình sơ chế gỗ
II.2.2.2. Quy trình tinh chế gỗ:
Hình 2.2.b: Sơ đồ quy trình tinh chế gỗ
II.2.2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất:
Quy trình sơ chế gỗ:
Công đoạn 1: Cưa xẻ
Gỗ tròn được đưa về xưởng chế biến, sau khi kiểm tra phân loại, gỗ tròn được đưa qua hệ thống cưa CD, cưa mâm, cưa xẻ để có được quy cách sản phẩm theo yêu cầu. Gỗ phải được cưa nhanh, thời gian ngắn không để tồn ở bãi quá lâu để tránh mốc, thâm đầu gỗ.
Công đoạn 2: Luộc gỗ
Gỗ sau khi cưa cắt hoặc nhập về sẽ được ngâm tẩm hoặc luộc. Đối với những gỗ tươi chưa ngâm tẩm hóa chất sẽ được luộc bằng áp lực với các hóa chất chính là acid boric, muối borat… với nồng độ 1 - 2,5%. Hóa chất thẩm thấu vào thanh gỗ để chống mối mọt. Thời gian ngâm tẩm theo quy cách sản phẩm. Đối với gỗ dầu, căm xe thì dùng biện pháp luộc không có hoá chất.
Sau khi ngâm tẩm hoặc luộc, gỗ được hong phơi trong nhà có mái che và thông thoáng trước khi vào lò sấy.
Công đoạn 3: Sấy khô
Là một quy trình then chốt trong sản phẩm, có ảnh hưởng đến chất lượng gỗ. Công đoạn sấy phải được tiến hành nghiêm ngặt theo thời gian quy định và được kiểm tra kỹ lưỡng. Thời gian sấy từ 10 – 15 ngày tùy theo quy cách gỗ. Thông thường gỗ sấy đạt độ ẩm ≤ 12%. Quy trình phải phù hợp cho từng quy cách gỗ và yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối đa việc hư hỏng gỗ do nứt đầu cây, cong vênh.
Sau khi sấy gỗ được kiểm tra chất lượng và chuyển sang kho gỗ sau khi sấy.
Quy trình tinh chế gỗ:
Gỗ sau khi sấy sẽ được cắt thành những thanh gỗ nhỏ phù hợp với việc chế biến các bộ phận của sản phẩm. Đối với các chi tiết cần trang trí sẽ được lồng vào các loại gỗ khác nhau, tạo ra những đường viền trên mặt sản phẩm, mục đích làm cho sản phẩm đẹp.
Bào thẩm, bào cuốn: chi tiết sau khi được xẻ ra cho vào máy bào thẩm, bào cuốn nhằm loại bỏ bề mặt ngoài của chi tiết còn xù xì.
Tu bi, cắt: chi tiết sau khi được bào sẽ đem gá vào máy và dùng các dụng cụ tu bi, cắt, gọt cho chi tiết có hình dáng với chi tiết thực tế cần sử dụng.
Khoan, đục, chạm: chi tiết sau khi được phay, cắt, gọt có hình dạng như mong muốn sẽ được đem đi khoan để lắp ráp sau này hoặc đem đi trạm trổ hoa văn tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Các chi tiết sau khi khoan, đục, chạm sẽ được lắp ráp, chà nhám, làm mịn, phun sơn, phun dầu, hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra lại. Nếu chưa đạt yêu cầu sẽ đưa lại khâu hoàn thiện sản phẩm. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽ đóng gói và vận chuyển đến kho thành phẩm.
II.3. Dịch vụ và các hoạt động phụ trợ sản xuất:
Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc định kỳ của nhà máy.
Đội phòng cháy chữa cháy để hướng dẫn và diễn tập cho nhân viên trong nhà máy hay ứng cứu khi xảy ra các sự cố về cháy nổ.
Công ty công trình đô thị về việc thu gom chất thải rắn và chất thải nguy hại của nhà máy.
Các cơ sở sản xuất và tái chế phế liệu.
Các nhà máy cần nhiên liệu để đốt: mùn cưa, gỗ vụn…
Ngoài sử dụng nhiên liệu đốt từ các sản phẩm hư và gỗ vụn nhà máy còn nhập nhiên liệu từ các cơ sở cung cấp nhiên liệu.
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
III.1. Tài nguyên và hóa chất sử dụng:
III.1.1. Nguyên liệu và tài nguyên nước:
Nhà máy thường sử dụng các loại gỗ như gỗ tràm, căm xe, cà chít, dầu, rái ngựa, cao su, thông… làm nguyên liệu để sản xuất. Nguồn nguyên liệu này được thu mua trên địa bàn tỉnh Kom Tum, Đắk Lắk và một số nước Campuchia, Lào, Malaysia. Nhu cầu sử dụng gỗ trung bình trong năm qua khoảng 15000 m3.
Nước được sử dụng cho hoạt động sinh hoạt, tưới cây, phòng cháy chữa cháy, hoạt động sản xuất như luộc hoặc ngâm tẩm gỗ, lò hơi, thác sơn… Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động này là nước ngầm. Lượng nước sử dụng trung bình mỗi tháng khoảng 3000 m3/tháng.
III.1.2. Nhiên liệu sử dụng:
Nhiên liệu sử dụng nhớt, dầu DO, xăng, củi… dùng để bôi trơn máy móc, là nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển, máy phát điện, lò sấy…
Phụ lục 2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của công ty.
III.1.3. Hoá chất sử dụng:
Hoá chất sử dụng trong nhà máy bao gồm keo Ure-formaldehyd, keo 502, sơn NC, sơn PU, màu gỗ, hoá chất ngâm tẩm ( NPC, boric, borat…).
III.2. Hiện trạng môi trường tại công ty:
III.2.1. Nước thải:
Nước thải sinh hoạt:
Hiện trạng:
Lượng nước thải sinh hoạt khoảng 40 m3/ngày đêm.
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt là từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy.
Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật…
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Nước thải sinh hoạt được nhà máy thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 2 ngăn.
Hình 3.1: Xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty
Nước mưa chảy tràn:
Hiện trạng:
Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua các khu vực nhà máy sẽ cuốn theo đất đá, chất cặn bã… Nước mưa chảy tràn này theo hệ thống thu gom nước mưa và thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Vệ sinh khuôn viên nhà máy sau những đợt nhập xuất nguyên liệu và sản phẩm ra nhà máy.
Lắp đặt máng thu nước mưa tránh tình trạng nước mưa tràn qua khu vực chứa nguyên nhiên liệu và chứa rác.
Xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa độc lập với nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất:
Hiện trạng:
Nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn sau:
Công đoạn luộc, ngâm tẩm gỗ: lượng nước thải ra ít nhưng độc hại do có chứa các hoá chất ngâm tẩm và lignin.
Nước thải từ công đoạn uốn nóng.
Nước thải ra từ hệ thống lò sấy, từ hệ thống dẫn hơi bị rò rỉ, vệ sinh lò hơi.
Hệ thống xử lý hơi dung môi, bụi sơn sử dụng màng nước để hấp thụ bụi sơn.
Thành phần của nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất có chứa các chất như boric, borat, nitrat, nitric, cặn lơ lửng, lignin, dầu từ gỗ, sơn…
Phụ lục 3. Kết quả thí nghiệm các thông số ô nhiễm của nước thải
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Hiện tại nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
Từ đầu năm 2008 đến nay nhà máy thường sử dụng các loại gỗ đã ngâm tẩm rồi hoặc những loại gỗ không cần phải ngâm tẩm nên nước thải từ quá trình ngâm tẩm không có, chủ yếu nước thải phát sinh từ quá trình luộc gỗ và sấy gỗ. Biện pháp xử lý nước luộc gỗ là vớt lớp váng dầu và nhựa cây ở nước luộc gỗ vào thùng nhựa, sau đó đem váng dầu và nhựa cây đi đổ chứ không giao cho Công ty Công Trình Đô Thị Pleiku thu gom và xử lý. Lượng nước luộc gỗ còn lại thu gom đến hố thu gom.
III.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt:
Hiện trạng:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ văn phòng, căn tin của nhà máy.
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt là giấy, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, vỏ đồ hộp. Khối lượng rác trung bình khoảng 800 kg/tháng.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Lượng chất thải sinh hoạt được nhân viên vệ sinh của Công ty thu gom, lưu giữ trong thùng và được Công ty Công Trình Đô Thị Pleiku định kỳ đến thu gom và xử lý.
III.2.3. Chất thải công nghiệp:
Chất thải không nguy hại:
Hiện trạng:
Chất thải phát sinh từ quá trình gia công gỗ bao gồm gỗ vụn, dăm bào, mùn cưa, bụi gỗ, gỗ bị sâu bệnh, cong vênh… Đây là những chất thải trơ, ít ảnh hưỏng đến môi trường và dễ xử lý. Lượng chất thải này thường chiếm 10% lượng sản phẩm sản xuất khoảng 4 m3/ngày.
Các bao bì nilon, dây nilon, giấy carton, giấy, nhãn bị hư… phát sinh từ quá trình đóng gói sản phẩm.
Lượng giấy nhám phát sinh trong quá trình chà nhám, làm nhẵn sản phẩm.
Lượng tro phát sinh trong quá trình đốt củi ở lò hơi khoảng 240 kg/ngày.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong quá trình gia công gỗ như gỗ vụn, dăm bào, gỗ hư… sẽ được nhân viên vệ sinh của Công ty thu gom và vận chuyển đến lò sấy. Một phần làm nhiên liệu cho lò hơi, phần còn lại sẽ đem bán cho các công ty khác.
Các bao nilon, giấy, nhãn bị hư, giấy nhám… sẽ được nhân viên vệ sinh thu gom và bán cho các nhà làm phế liệu.
Lượng tro phát sinh trong quá trình đốt củi được thu gom tập trung lại một điểm, được Công ty đem đi bón cây và cho người dân có nhu cầu sử dụng.
Chất thải nguy hại:
Hiện trạng:
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ các quá trình ngâm tẩm, sơn, nhúng dầu, lau dầu hoạt động bảo trì máy móc…
Thành phần chất thải nguy hại bao gồm: các lon, hộp thiếc, thùng thiếc, can nhựa đựng sơn, keo, dung môi hữu cơ; bao bì dính hoá chất; dầu nhớt thải; giẻ lau dính hoá chất, dầu mỡ; bóng đèn huỳnh quang bị hư…
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Các chất thải nguy hại như thùng, lon thiếc, can nhựa… được thu gom và lưu trữ ở một khu vực riêng không có mái che. Công ty bán các loại phế liệu này cho các nhà buôn phế liệu.
Đối với các giẻ lau dính hoá chất, các bao bì dính hoá chất, bóng đèn bị hư… thì được nhân viên vệ sinh thu gom và được Công ty Công Trình Đô Thị Pleiku định kỳ đến thu gom và xử lý.
III.2.4. Môi trường không khí:
Bụi:
Hiện trạng:
Bụi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí quan trọng đối với công ty chế biến gỗ. Hầu hết các công đoạn đều phát sinh bụi nhưng chủ yếu là bốc xếp, cưa xẻ gỗ, chà nhám, làm nhẵn sản phẩm.
Bụi từ công đoạn cưa xẻ gỗ có kích thước và trọng lượng lớn nên không có khả năng bay xa, thường rớt xuống phía dưới máy.
Bụi từ quá trình chà nhám, làm nhẵn sản phẩm là bụi mịn, có khả năng phát tán rộng và rất khó để thu gom xử lý, làm ảnh hưởng tới phân xưởng sản xuất.
Các công đoạn bốc xếp và vận chuyển cũng phát sinh cả bụi lớn, bụi nhỏ và có khả năng phát tán rộng .
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Bụi tại công đoạn gia công và định hình các chi tiết sản phẩm được Công ty xử lý bằng hệ thống:
Lắp chụp hút bụi → quạt hút công suất lớn → đường ống → kho chứa bụi.
Đối với bụi tại công đoạn chà nhám Công ty đã lắp đặt các đường ống hút bụi phía dưới bàn chà nhám để thu gom bụi về kho chứa bụi.
Vệ sinh nhà xưởng sau mỗi ca làm việc.
Bê tông hoá để giảm lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc trong các nhà máy.
Hơi dung môi và bụi sơn:
Hiện trạng:
Các chất ô nhiễm không khí xuất phát từ việc sử dụng dung môi trong lĩnh vực sơn, nhúng dầu, lau màu và việc sử dụng keo để sửa lỗi, ghép các chi tiết…Tải lượng hơi dung môi phát sinh trong công đoạn phun sơn khá lớn, gây tác hại đến môi trường và sức khoẻ của công nhân làm việc ở nhà máy.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Lắp đặt các màng nước để giảm lượng bụi sơn phát tán trong môi trường nhưng hiện tại các màng nước đều bị hư nên lượng bụi sơn và hơi dung môi trong phân xưởng cao.
Lắp đặt các quạt hút để giảm lượng bụi sơn và hơi dung môi trong nhà máy.
Trang bị khẩu trang cho công nhân.
Khí thải:
Hiện trạng:
Khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông như xe ô tô, xe vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm… và việc đốt nhiên liệu cung cấp cho lò sấy gỗ. Nhiên liệu sử dụng để cung cấp nhiệt cho lò sấy là mùn cưa, gỗ vụn, gỗ bị hư… thải ra môi trường một lượng các hợp chất khí CO2, NOx, SO2, bụi…
Phụ lục 4. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Hiện nay công ty chưa có giải pháp kiểm soát lượng khí thải này.
Tiếng ồn, độ rung:
Hiện trạng:
Phát sinh chủ yếu là do quá trình tiếp xúc giữa gỗ và các máy móc trong quá trình gia công, do quá trình vận hành các thiết bị như máy cưa, máy chà nhám, máy bào… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và làm giảm năng suất lao động.
Phát sinh từ quá trình vận chuyển hàng hoá ra vào, công đoạn bốc dỡ hàng hoá, vận chuyển giữa các công đoạn. Tiếng ồn phát sinh không thường xuyên và không liên tục nên không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Bê tông nền móng đủ chất lượng.
Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong nhà máy.
Đóng kiện, bóc dỡ nhẹ nhàng.
Máy móc, thiết bị được bố trí với khoảng cách thích hợp, trang bị thêm các bộ phận giảm chấn bằng lò xo, đệm cao su.
Bố trí hợp lý nhân lực làm việc trong các khu vực ô nhiễm ồn, rung nhằm đảm bảo lâu sức khoẻ lâu dài của công nhân.
III.2.5. Nhiệt thừa:
Hiện trạng:
Phát sinh từ máy móc thiết bị có công suất lớn và do đặc tính công nghệ làm ảnh hưởng đến độ bốc hơi, phát tán bụi, khí thải, ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
Phát sinh từ công đoạn sấy gỗ, nguyên liệu đốt lò bằng củi, gỗ dăm, gỗ cong vênh... phát sinh lượng lớn nhiệt thải. Cần có biện pháp giảm thiểu tích cực để đảm bảo sức khoẻ người lao động.
Điều kiện khí hậu tại khu vực mang đặc trưng vùng nhiệt đới, nhiệt độ không khí cao, cường độ bức xạ mặt trời lớn, kết cấu mái nhà bằng tole, khả năng hấp thụ nhiệt độ cao làm nhiệt độ nhà máy tăng cao.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Trang bị quạt để tạo sự lưu thông gió làm hạ nhiệt độ nơi làm việc.
Trồng cây xanh.
III.2.6. Khả năng gây cháy nổ:
Hiện trạng:
Công nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn cháy nổ.
Sự cố về thiết bị máy móc, thiết bị điện… trong quá trình vận hành phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy nổ.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Thành lập đội phòng chống cháy tại Công ty và có phương án phòng cháy chữa cháy. Trang bị thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, bể nước dự trữ chống cháy…, xây dựng nội quy PCCC.
Các thiết bị, máy móc làm việc có hồ sơ, lý lịch rõ ràng và thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ.
Tiến hành sửa chữa, kiểm tra máy móc định kỳ.
Tổ chức các đợt diễn tập chữa cháy cho CBCNV làm việc tại Công ty.
Tuyên truyền ý thức PCCC cho cán bộ công nhân làm việc tại Công ty.
III.2.7. An toàn lao động:
Hiện trạng:
Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động, về quy cách vận hành hệ thống máy móc.
Bất cẩn về điện, cũng như là những sự cố về điện.
Tai nạn trong quá trình bốc dỡ, lưu trữ hàng hoá và giao thông trong khu vực.
Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty:
Công ty có chương trình kiểm tra và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
Đào tạo kiến thức, kĩ năng về công tác an toàn lao động cho cán bộ, công nhân, đặc biệt là những công nhân liên quan đến sử dụng hoá chất, vận hành máy.
III.3. Khả năng ảnh hưởng lên môi trường và con người:
III.3.1. Môi trường:
Môi trường đất:
Nước thải của nhà máy không được xử lý là nguyên nhân chính làm môi trường đất bị ô nhiễm.
Hóa chất thấm vào đất sẽ làm cho đất bị thoái hóa và làm chết các vi sinh vật trong môi trường đất.
Môi trường nước:
Việc sử dụng lãng phí nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trên bề mặt.
Việc nước thải của nhà máy chưa được xử lý và quản lý, sử dụng hóa chất làm cho nguồn nước ngầm có nguy cơ bị ô nhiễm.
Môi trường không khí:
Bụi trong quá trình sản xuất và đi lại của xe cơ giới làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
Khí thải phát sinh từ ống khói của lò đốt và vận hành lò hơi, thành phần chủ yếu là tro bay và các loại khí như: SOx, COx, NOx…mà nhà máy chưa có giải pháp kiểm soát làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm.
Không khí trong phân xưởng của nhà máy bị ô nhiễm bởi bụi sơn và hơi dung môi.
II.3.2. Con người:
Máy móc, trang thiết bị cũ kỹ không đảm bảo an toàn gây tai nạn lao động cho công nhân vận hành.
Thiệt hại tài sản và tính mạng con người khi xảy ra các sự cố.
Thời gian làm việc không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến sức lao động của người lao động.
Làm việc lâu dài trong môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp như: các bệnh về hô hấp, điếc...
Lượng bụi sơn và hơi dung môi trong nhà máy cao do các máng nước để hạn chế bụi sơn và hơi dung môi đã bị hư hỏng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của công nhân và mắc các bệnh nghề nghiệp.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO
IV.1. Vấn đề môi trường còn tồn đọng:
IV.1.1. Môi trường không khí:
Lượng bụi sơn và hơi dung môi trong nhà máy cao do các máng nước để hạn chế bụi sơn và hơi dung môi đã bị hư hỏng.
Những khu vực có tiếng ồn lớn có tình trạng công nhân không mang nút tai chống ồn.
Vẫn còn tồn tại một số nơi có lượng nhiệt cao như: lò đốt, lò hơi.
IV.1.2. Môi trường nước:
Nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
Nước thải sản xuất được thải chung với nước thải từ bếp nấu ăn tập thể của công ty.
Hàm lượng colifom, TSS, BOD5 của nhà máy 1 vượt ngưỡng cột B QCVN 14:2008/BTNMT.
Nguồn tiếp nhận của lượng nước thải này khu đất trống trong khuôn viên công ty trước khi chảy ra ngoài theo nước mưa chảy tràn vào mương thoát nước chung của thành phố.
Kênh dẫn nước mưa không được vệ sinh dẫn đến cản trở việc thoát nước.
IV.1.3. Chất thải rắn:
Mặc dù đã có hướng dẫn phân loại nhưng vẫn còn tình trạng một số công nhân thải bỏ rác chưa đúng nơi quy định, bỏ nhầm lẫn giữa chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất.
Khu chứa chưa có mái che vì thế khi đến mùa mưa có thể gây úng ngập, làm giảm chất lượng các phế liệu và khó khăn trong thu gom, vận chuyển ra ngoài nhà máy.
Chất thải nguy hại được đem bán cho các nhà buôn phế liệu hoặc giao cho công ty công trình đô thị thu gom và xử lý.
IV.1.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
Ý thức tuân thủ các quy định của nhân viên Công ty là vấn đề mang tính xuyên suốt, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn trong Công ty. Có thể bắt gặp hình ảnh công nhân thao tác nhưng không mang bảo hộ lao động đầy đủ.
Chưa có sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm.
Chưa có hướng dẫn hành động cho công nhân khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, tràn đổ hóa chất và hỏa hoạn.
Một số bảng cảnh báo nguy hiểm bị mờ, được đặt ở vị trí khó quan sát.
Một số máy móc đặt ở vị trí không thích hợp.
IV.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao:
IV.2.1. Môi trường không khi:
Xử lý hơi dung môi và bụi sơn:
Thuyết minh:
Hơi dung môi hoặc bụi sơn từ quá trình phun sẽ được chụp hút đưa đến tháp hấp thụ. Tại đây, chúng sẽ được giữ lại khi tiếp xúc với dòng nước đi từ trên xuống, nước chứa dung môi và bụi sơn sẽ dẫn về hệ thống xử lý nước thải của Công ty, còn không khí sạch sẽ thoát ra ngoài qua ống phát thải.
Dòng nước được tuần hoàn tiếp tục hấp thụ các hơi độc hại. Sau một thời gian sẽ được thay bằng lượng nước mới. Thời gian thay mới phụ thuộc vào lượng hơi độc hại phát sinh nhiều hay ít từ quá trình sản xuất.
Giải pháp khác:
Sửa chữa lại các máng nước bị hư hỏng để giảm lượng hơi dung môi và bụi sơn trong phân xưởng.
Lắp đặt hệ thống thông gió cấp chung cho nhà xưởng và cục bộ đối với các vị trí có lượng nhiệt cao hay những nơi thường phát sinh hơi dung môi độc hại.
Theo dõi và nhắc nhở các trường hợp công nhân làm việc ở những nơi có độ ồn lớn và nhiệt độ cao nhưng không mang nút tai chống ồn.
Công ty cần bổ sung đo đạc các chỉ tiêu về độ rung theo QCVN 27:2010/BTNMT, ánh sáng theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT. Đây là cơ sở giúp nhà máy phát hiện những vấn đề môi trường chưa được quản lý tốt từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp.
IV.2.2. Môi trường nước:
Quy trình xử lý colifom:
Giải pháp khác :
Lắp đặt mái che cho khu chứa phế liệu và nơi lưu trữ hóa chất.
Định kỳ kiểm tra và nạo vét hệ thống cống rãnh tránh tình trạng bị tắc nghẽn và bốc mùi.
Thay những vòi nước đã cũ, bị rò rỉ bằng vòi mới. Lắp đặt đồng hồ nước cho từng khu vực để theo dõi lượng nước sử dụng, hạn chế khả năng thất thoát nước.
Lắp đặt các bảng hướng dẫn KHÓA CHẶT VÒI KHI KHÔNG DÙNG ĐẾN tại những nơi sử dụng nước.
IV.2.3. Chất thải rắn:
Xây dựng kho lưu trữ chất thải nguy hại.
Thực hiện phân loại chất thải rắn thành 3 loại: chất thải dễ phân hủy trong thùng màu xanh; chất thải có thể tái chế, thu hồi trong thùng màu vàng và chất thải nguy hại trong thùng màu đỏ. Tất cả đều dán nhãn ghi rõ tên từng loại ở phía ngoài thùng.
Chất thải nguy hại cần được thu gom và xử lý riêng tránh việc bán cho các cơ sở phế liệu.
IV.2.4. Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
Thiết lập sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm và các chỉ dẫn hành động khi xảy ra sự cố.
Lưu giữ số điện thoại cứu hỏa và bệnh viện gần nhất ở những vị trí cần thiết.
Các phân xưởng đều có tổ nhân viên kiêm nhiệm công tác cứu hỏa. Các nhân viên phải được đào tạo về phòng cháy chữa cháy và lưu giữ các hồ sơ đào tạo.
Thường xuyên kiểm tra van, ốc vít đường ống, bơm chuyển và bồn chứa hóa chất.
Lắp đặt các bảng cảnh báo nguy hiểm ở vị trí dễ nhìn, có màu sắc nổi bật.
Tại các máy móc thiết bị đều có những hướng dẫn vận hành, xử lý khi có tình huống khẩn cấp.
Các thiết bị, máy móc phải được bố trí với khoảng cách và vị trí thích hợp.
Đào tạo kiến thức về an toàn lao động.
Thiết lập kênh trao đổi thông tin nội bộ như hộp thư ý kiến giúp phát hiện sớm những điều bất thường.
IV.2.5. Yêu cầu về pháp luật:
Trước yêu cầu pháp luật về môi trường ngày càng chặt chẽ cùng với một lượng lớn văn bản được lưu giữ chưa có tính hệ thống gây khó khăn trong công tác triển khai và thực thi, Công ty cần nhanh chóng thiết lập danh mục những văn bản pháp luật về môi trường và thông tin đến tất cả bộ phận và cán bộ công nhân viên.
Phụ lục 5. Các yêu cầu về pháp luật có liên quan
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
V.1. Kết luận:
Nhà máy chế biến gỗ Đức Long Gia Lai ngoài việc sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như: bàn, ghế, salon… còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 270 công nhân trong nhà máy.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, hoạt động sản xuất của công ty cũng đã mang lại cho môi trường những vấn đề đáng quan tâm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Hàng năm công ty đều thực hiện tốt công tác đóng phí môi trường và thực hiện báo cáo môi trường định kỳ.
Công ty đã có nhiều quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế sau:
- Lắp đặt các màng nước để giảm lượng bụi sơn và hơi dung môi phát tán trong môi trường nhưng hiện tại các màng nước đều bị hư nên lượng bụi sơn và hơi dung môi trong phân xưởng cao.
- Nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Biện pháp xử lý nước luộc gỗ là vớt lớp váng dầu và nhựa cây ở nước luộc gỗ vào thùng nhựa, sau đó đem váng dầu và nhựa cây đi đổ chứ không giao cho Công ty Công Trình Đô Thị Pleiku thu gom và xử lý. Lượng nước luộc gỗ còn lại thu gom đến hố thu gom.
- Khu chứa phế liệu và chất thải chưa có mái che vì thế khi đến mùa mưa sẽ gây ngập úng và cuốn các chất thải vào hệ thống thoát nước.
- Quản lý chưa chặt chẽ và ý thức của nhân viên nhà máy chưa cao.
- Đối với bụi nhà máy đã lắp đặt các đường ống hút bụi phía dưới bàn chà nhám để thu gom bụi về kho chứa bụi. Vệ sinh nhà xưởng sau mỗi ca làm việc.
V.2. Kiến nghị:
Duy trì và phát huy những công tác bảo vệ môi trường hiện có tại nhà máy. Đồng thời có kế hoạch khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
Ưu tiên thực hiện các giải pháp quản lý đơn giản đem đến hiệu quả cao.
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy đặc biệt đối với những nơi chứa nguyên vật liệu dễ gây cháy nổ.
Xây dựng phòng ban về môi trường và có cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường.
Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho công nhân trong nhà máy.
Thường xuyên thực hiện, đo đạc giám sát các thành phần môi trường của nhà máy để kịp thời đưa ra các phương án xử lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Bảo dưỡng máy móc, kiểm soát tốt các xe ra vào nhà máy để hạn chế tiếng ồn và khí thải.
Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ.
Trong thời gian tới nên tiến hành xây dựng Hệ thống Quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai, 2011. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ Quý 1 năm 2011.
Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai, 2011. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tại Chi nhánh chế biến Đức Long Gia Lai.
“Tra cứu thư viện pháp luật” .
.
“Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai”.
.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục thiết bị máy móc sử dụng tại nhà máy
STT
Tên
Đơn vị
Số lượng
NHÀ MÁY 1
Gia công xuất khẩu
1
Máy khoan đứng
Cái
4
2
Máy khoan nằm
Cái
3
3
Máy cắt 2 đầu
Cái
2
4
Máy cắt 1 đầu
Cái
2
5
Máy cắt đa năng
Cái
1
6
Máy đục vuông
Cái
8
7
Máy tubi 2 trục
Cái
5
8
Máy roto đứng
Cái
1
9
Máy cắt ngang 1 đầu
Cái
2
10
Máy cắt ngang 2 đầu
Cái
1
11
Máy bơm hơi
Cái
1
12
Hệ thống hút bụi
Dàn
1
13
Máy chà nhám thùng
Cái
1
14
Máy bào 4 mặt (4 trục)
Cái
1
15
Máy bào 4 mặt (6 trục)
Cái
1
16
Máy chà nhám bo
Cái
3
17
Máy rong
Cái
1
18
Máy cắt ngang
Cái
3
19
Máy cưa mâm
Cái
1
20
Máy bào cuốn BC-50
Cái
2
21
Máy bào thẩm
Cái
1
22
Máy Phay caro
Cái
1
23
Máy chà nhám đĩa 1 trục
Cái
1
24
Quạt hút bụi
Cái
1
25
Máy tubi 1 trục
Cái
1
Bộ phận tạo phôi
1
Mô tơ rời máy cưa mâm
Cái
3
2
Máy cắt
Cái
2
3
Máy cưa mâm
Cái
2
4
Quạt hút bụi
Cái
2
5
Máy cưa đi
Cái
1
6
Máy lọng CLV-600
Cái
3
7
Máy chuốt chốt
Cái
1
Nội địa
1
Máy cưa đi HR-420
Cái
3
2
Máy bào thẩm
Cái
1
3
Máy rong
Cái
3
4
Máy cưa mâm
Cái
2
5
Máy cưa ngang
Cái
1
6
Máy lọng CLV-600
Cái
1
7
Máy bào cuốn
Cái
1
8
Máy bào 2 mặt
Cái
1
9
Máy bào 6 trục
Cái
2
10
Hệ thống hút bụi
Dàn
2
11
Thác sơn
Cái
1
12
Máy đánh đầu finger
Cái
2
13
Máy ghép dọc
Cái
1
14
Máy ghép ngang
Cái
1
15
Máy chà nhám 1.3 m
Cái
1
16
Máy Oval mộng âm
Cái
2
17
Máy Oval mộng dương
Cái
3
18
Máy cắt ngang
Cái
1
19
Máy khoan 16 mũi
Cái
1
20
Máy khoan đứng
Cái
4
21
Máy khoan nằm
Cái
2
22
Máy đục mộng vuông
Cái
4
23
Máy roto đứng
Cái
1
24
Máy chà nhám bo cạnh
Cái
2
25
Máy chà nhám bo mặt
Cái
1
26
Máy tubi 1 trục + dàn tiếp liệu
Cái
1
27
Máy đánh đầu đa năng 1 trục
Cái
2
28
Máy tubi 2 trục
Cái
3
Sơn ván sàn
1
Máy chà nhám
Cái
1
2
Máy quét bụi
Cái
1
3
Dàn sơn ván sàn
Cái
Bộ phận cơ khí
1
Máy hàn
Cái
1
2
Máy cắt sắt
Cái
1
3
Máy khoan đứng
Cái
1
4
Máy mài dao hợp kim
Cái
2
5
Máy mài dao đá lửa
Cái
NHÀ MÁY 2
1
Máy mâm cắt ngang
Cái
2
2
Máy rong độ
Cái
2
3
Máy cắt ngang đi
Cái
1
4
Máy lọng
Cái
3
5
Máy chuốt chốt
Cái
1
6
Máy bào thẩm
Cái
1
7
Hệ thống hút bụi
Cái
1
8
Máy cưa Lipxo
Cái
1
9
Máy bào
Cái
2
Gia công
1
Máy đục vuông
Cái
4
2
Máy khoan
Cái
6
3
Máy mài mũi
Cái
1
4
Máy Oval mộng dương
Cái
1
5
Máy Oval mộng âm
Cái
1
6
Máy cắt 2 dầu
Cái
3
7
Máy cắt đa năng
Cái
1
8
Máy cắt ngang
Cái
3
9
Máy chà nhám thùng
Cái
1
10
Bàn cùm sắt
Cái
1
11
Máy chà bo
Cái
4
12
Máy roto đứng
Cái
7
13
Máy hơi Puma SAS 300
Cái
1
14
Bình chứa hơi
Cái
1
Phụ lục 2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty
STT
Tên
Nhu cầu sử dụng
1
Nhớt
100 lít/tháng
2
Dầu DO
600 lít/tháng
3
Xăng
400 lít/tháng
4
Củi
0,4 tấn/ngày
5
Điện
23500 kw/tháng
(Nguồn: Phòng vật tư Chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai)
Phụ lục 3. Kết quả thí nghiệm các thông số ô nhiễm của nước thải:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phương pháp thử
Kết quả
QCVN 14:2008/ BTNMT(c)
NT 1
NT 2
A
B
1
Ph
-
TCVN 6492-99
7,65
6.97
5-9
5-9
2
TSS
MG/L
SMEWW2540D-2005
56
28
50
100
3
BOD5
MG/L
SMEWW521B-2005
121
24
30
50
4
TDS
MG/L
SMEWW2540C-2005
303
34
500
1000
5
H2S
MG/L
SMEWW4500-2005
0,15
0,06
1
4
6
N-NH4
MG/L
SMEWW4500-2005
35,56
0,34
5
10
7
N-NO3
MG/L
SMEWW4005-2005
0,55
0,09
30
50
8
PO43-
MG/L
SMEWW4005P-B&D-2005
5,6
0,57
6
10
9
Dầu động thực vật
MG/L
SMEWW5520-2005
1,25
0,23
10
20
10
Colifom
MG/L
SMEWW9221B-2005
36*103
6*103
3000
5000
11
Tổng chất hoạt động bề mặt
MG/L
SMEWW5530-2005
1,13
0,025
5
10
(Nguồn: Kết quả đo đạc của trung tâm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ môi trường CTC tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/03/2011 )
Phụ lục 4. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí:
Tt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
Pp thử nghiệm/ Thiết bị đo
QCVN 05:2009/ BTNMT
TCVS 3733/2002/ QĐ-BYT trong 8h
K1
K2
K3
1
Bụi
Mg/m3
0,15
1,93
1,88
TCVN 5067-1995
0,3
6
2
ồn
DBA
63,5
73,2
70,1
TCVN 7878-2006
70 (QCVN 26:2010)
85
3
NO2
Mg/m3
0,065
0,08
0,102
TCVN 6137-2008
0,2
5
4
SO2
Mg/m3
0,081
0,102
0,161
TCVN 5971-1995
0,35
5
5
CO
Mg/m3
2,71
2,1
3,11
52 TCVN 352-89
30
20
6
O3
Mg/m3
0,006
-
-
TCVN 6157-1996
0,81
-
7
Cl2
Mg/m3
<0,016
<0,016
TQKT 1993
1,5
8
HCL
Mg/m3
<0,1
<0,1
TQKT 1993
5
9
HF
Mg/m3
<0,001
<0,001
APHA 203
0,1
10
H2S
Mg/m3
<0,001
<0,001
APHA 701
10
11
Hơi HNO3
Mg/m3
<0,003
<0,003
TCVN 5969:1995
5
12
Hơi H2SO4
Mg/m3
<0,062
<0,062
TCVN 5969:1995
1
Trong đó:
K1: Khu vực cổng bảo vệ xưởng 1 (Nhà máy 1) – Môi trường xung quanh
K2: Khu vực xưởng chế biến 1 (Nhà máy 1)
K3: Khu vực xưởng chế biến 2 (Nhà máy 2)
Phụ lục 5. Các yêu cầu về pháp luật có liên quan
STT
KCMT
Tên văn bản
Cơ quan ban hành
Nôi dung và điều khoản liên quan
1
Nước thải
Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Quốc hội
Điều 63 – Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.
Nghị định 67/2003/NĐ – CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Chính phủ
Toàn bộ
Nghị định 26/2010/NĐ – CP Sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 8 Nghị định 67/2003/NĐ – CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Toàn bộ
Thông tư liên tịch 106/2007/TTLT – BTC – BTNMT Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT – BTC – BTNMT Hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003 Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Bộ tài chính
BTNMT
Toàn bộ
QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
BTNMT
Toàn bộ
2
Chất thải nguy hại
Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Quốc hội
Điều 66, 67, 68, 70, 71, 73 Chương VIII: Quản lý chất thải.
Nghị định 59/2007/NĐ – CP Quản lý chất thải rắn.
Chính phủ
Điều 19, 21, 23 – Chương III: Phân loại chất thải rắn.
Điều 25, 27 – Chương IV: Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn.
Thông tư 12/2011/TT – BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
BTNMT
Toàn bộ
TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại – Phân loại
Toàn bộ
3
Khí thải
Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Quốc hội
Điều 83 – Chương VIII: Quản lý chất thải.
Nghị định 117/2009/NĐ – CP Quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ
Điều 11 – Chương II: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư 16/2009/TT – BTNMT Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
BTNMT
Toàn bộ
QCVN 05:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Toàn bộ
4
Tiếng ồn
Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số vệ sinh lao động.(Tiêu chuẩn vệ sinh).
Bộ y tế
Mục XII – Tiêu chuẩn tiếng ồn.
QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
BTNMT
Toàn bộ
5
Hóa chất
Luật hóa chất ngày 21/11/2007.
Quốc hội
Điều 30, 31, 34, 35 – Chương V: Sử dụng hóa chất.
Chương VII: Khai báo, đăng ký, cung cấp thông tin hóa chất..
6
Nguy cơ cháy nổ
Luật PCCC ngày 29/06/2001.
Quốc hội
Toàn bộ
Nghị định 123/2005/NĐ – CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ
Điều 9, 14, 16, 17, 19 – Chương II: Phòng cháy.
Phụ lục 6. Một số hình ảnh về chi nhánh chế biến gỗ Đức Long Gia Lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Word MT CNN.doc