Điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 167
quy định việc xử phạt đối với hành vi: “Lấy,
vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện
giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để
rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh”. Quy
định này thiếu tính bao quát, toàn diện khi
chỉ quy định giới hạn về địa điểm xảy ra vi
phạm là “trong thành phố, thị xã” mà không
đề cập đến các địa điểm khác như huyện, xã,
thị trấn Mặc dù thành phố, thị xã là những
khu vực đông dân cư, mức độ đô thị hóa cao
nhưng vấn đề VSCC là vệ sinh chung chứ
không phải của riêng thành phố. Ví dụ, đối
với huyện đảo Phú Quốc, một khu vực rất
phát triển về du lịch như hiện nay. Do không
có đơn vị hành chính nào được gọi là thành
phố, thị xã nên hành vi “lấy, vận chuyển rác,
chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ
để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh” nếu
xét về mặt câu chữ sẽ không áp dụng được
trên địa bàn huyện Phú Quốc3. Đây là một
nghịch lý đối với một địa phương phát triển
mạnh về du lịch, vấn đề về VSCC là quan
trọng hơn bao giờ hết. Để khắc phục bất
cập này, chúng tôi cho rằng, cần phải sửa đổi
điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 167 quy
định theo hướng sau: “Lấy, vận chuyển rác,
chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ
ở nơi công cộng mà để rơi vãi hoặc không
đảm bảo vệ sinh”.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến nghị hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM VỀ GIỮ GÌN VỆ SINH CÔNG CỘNG
Tóm tắt:
Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì
xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bài viết
phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn
vệ sinh công cộng, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.
Trương Thị Tú Mỹ*
* Học viên Cao học Luật khóa 27 - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
The administrative sanction is known as a viable solution to
ensure the effectiveness of struggle and preventing administrative
violation on the social security, the social order and the social
safety. This article provides analysis of shortcomings and
drawbacks of the provisions for administrative sanction with the
violation of regulations on public sanitation and recommendations
for improvement.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: vi phạm hành chính, xử phạt vi
phạm hành chính, giữ gìn vệ sinh công
cộng.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 15/07/2019
Biên tập : 08/08/2019
Duyệt bài : 11/08/2019
Article Infomation:
Keywords: administrative violation,
sanctioning of administrative violation,
public sanitation.
Article History:
Received : 15 Jul. 2019
Edited : 08 Aug. 2019
Approved : 11 Aug. 2019
1. Đặt vấn đề
Luật Xử lý vi phạm hành chính
(VPHC) năm 2012 ra đời đánh dấu sự hoàn
thiện của pháp luật về xử lý VPHC, đồng
thời cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền xử phạt nghiêm minh
các VPHC, đáp ứng được những yêu cầu
cấp thiết trong công cuộc đấu tranh phòng,
chống VPHC hiện nay.
VPHC về giữ gìn vệ sinh công cộng
(VSCC) là một loại VPHC trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Các vi phạm
này hiện nay diễn ra rất phổ biến mà chúng
ta vẫn bắt gặp hằng ngày, hằng giờ như: xả
rác; tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy
định; nuôi gia súc, gia cầm gây mất vệ sinh
chung...
Mỗi ngày, thành phố Hồ Chí Minh
phát sinh khoảng 8.900 tấn rác thải sinh
hoạt. Riêng khu vực công cộng phát sinh
khoảng 2.300 tấn rác/ngày, trong đó hộ gia
đình, cá nhân là những đối tượng chủ yếu có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 18(394) T9/2019
hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng1.
Các hành vi này không những gây ô nhiễm
môi trường, phản ánh sự kém văn minh của
xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của cộng đồng, do đó, cần phải
được xử phạt một cách nghiêm minh.
Xử phạt VPHC đối với các vi phạm
về giữ gìn VSCC hiện nay được quy định tại
Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo
lực gia đình (Nghị định 167). Thực tiễn thi
hành pháp luật về xử phạt hành chính đối với
các vi phạm về giữ gìn VSCC cho thấy, một
số quy định của pháp luật còn hạn chế, bất cập
gây khó khăn cho công tác xử phạt VPHC.
2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính đối với
các vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng
và kiến nghị hoàn thiện
2.1 Nghị định 167 không quy định rõ trường
hợp nào áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo, trường hợp nào áp dụng hình thức phạt
tiền đối với các VPHC về giữ gìn VSCC
VPHC có nhiều mức độ, nhiều loại
khác nhau. Mỗi loại vi phạm khi xảy ra
trong thực tế lại có tính chất và mức độ nguy
hiểm khác nhau cho xã hội. Do vậy, để đáp
ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống
VPHC thì cần phải có các hình thức xử phạt
khác nhau với các mức độ nghiêm khắc
khác nhau2. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình
thức xử phạt chính được áp dụng đối với các
VPHC về giữ gìn VSCC. Trong đó, phạt tiền
thể hiện trách nhiệm pháp lý nặng hơn khi
tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của chủ
thể vi phạm.
1 https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/tp-hcm-nhieu-giai-phap-xu-phat-hanh-vi-xa-rac-tieu-tien-khong-dung-
noi-quy-dinh-1260188.html, tham khảo ngày 29/04/2019.
2 Nguyễn Cảnh Hợp, Bình luận Khoa học Luật Xử lý VPHC hành chính năm 2012, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam, 2017, tr. 224.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167 quy
định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng” đối với
các VPHC về giữ gìn VSCC được quy định
tại khoản này. Cách quy định này có nghĩa
là, người có thẩm quyền được lựa chọn áp
dụng một trong hai hình thức xử phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền trong những trường hợp
cụ thể. Vậy căn cứ vào đâu để áp dụng các
hình thức xử phạt này?
Điều 22 Luật Xử lý VPHC quy định:
“cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức VPHC không nghiêm trọng, có tình
tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi
hành vi VPHC do người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Theo
đó, ngoại trừ trường hợp chủ thể thực hiện
VPHC về giữ gìn VSCC là người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì đương
nhiên chỉ bị xử phạt cảnh cáo, mọi chủ thể
còn lại chỉ được áp dụng hình thức xử phạt
này khi hội đủ các điều kiện: i) VPHC về giữ
gìn VSCC không nghiêm trọng; ii) VPHC
về giữ gìn VSCC có tình tiết giảm nhẹ; iii)
Nghị định 167 có quy định áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo đối với các VPHC về
giữ gìn VSCC.
Theo quy định của Nghị định 167 thì
tất cả các vi phạm tại khoản 1 Điều 7 đều có
thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy
nhiên, Luật Xử lý VPHC, Nghị định 167
cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành
khác đều chưa giải thích thế nào là VPHC
nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Do
đó, không có căn cứ để xác định trường hợp
nào được xem là không nghiêm trọng để áp
dụng hình thức cảnh cáo theo quy định của
khoản 1 Điều 7 Nghị định 167. Quy định tại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 18(394) T9/2019
khoản 1 Điều 7 Nghị định 167 vô hình trung
đã đồng nhất cảnh cáo và phạt tiền là như
nhau mà không có sự phân định rõ ràng mặc
dù hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm phải
gánh chịu khi áp dụng hai hình thức xử phạt
này là hoàn toàn khác nhau. Bất cập này
của pháp luật dẫn đến việc xử phạt VPHC
về giữ gìn VSCC mang nặng tính chủ quan,
cảm tính của người có thẩm quyền xử phạt.
Nghịch lý là khi cùng một VPHC về giữ gìn
VSCC cùng áp dụng xử phạt theo một điều
khoản như nhau nhưng có người bị phạt tiền,
có người chỉ bị xử phạt cảnh cáo.
Để khắc phục bất cập này, Luật Xử lý
VPHC hành chính năm 2012 cần quy định
cụ thể thế nào là VPHC không nghiêm trọng
làm căn cứ áp để các văn bản hướng dẫn thi
hành như Nghị định 167 quy định cụ thể xác
định rõ vi phạm trong trường hợp nào thì
áp dụng hình thức cảnh cáo, trường hợp nào
áp dụng hình thức phạt tiền. Bên cạnh đó,
khoản 1 Điều 7 Nghị định 167 cần xác định
cụ thể các tình tiết giảm nhẹ quy định tại
Điều 9 Luật Xử lý VPHC được áp dụng hình
thức cảnh cáo; trường hợp còn lại áp dụng
hình thức phạt tiền. Điều này bảo đảm cho
sự lựa chọn “cảnh cáo hoặc phạt tiền” sẽ là
sự lựa chọn của pháp luật chứ không còn
là ý chí chủ quan của người có thẩm quyền
xử phạt.
2.2 Cùng một VPHC về giữ gìn VSCC
nhưng được quy định ở nhiều nghị định
khác nhau với hình thức xử phạt và mức
tiền phạt khác nhau
Một số VPHC về giữ gìn VSCC tại
Điều 7 Nghị định 167 có sự chồng chéo với
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
(Nghị định 155); Nghị định số 46/2016/NĐ-
CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt (Nghị định
46); Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/
NĐ-CP) về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị
định 158); Nghị định 64/2018/NĐ-CP về xử
phạt VPHC trong lĩnh vực giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi, thủy sản (Nghị định 64).
Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định
167 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
hành vi “đổ nước hoặc để nước chảy ra khu
tập thể, lòng đường”. Trong khi đó, cũng
đối với hành vi này mà cụ thể là “xả nước
ra đường bộ không đúng nơi quy định” thì
điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 46 không
áp dụng hình thức phạt cảnh cáo mà chỉ quy
định một hình thức phạt tiền với mức tiền
phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định
167 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
hành vi “tiểu tiện, đại tiện ở đường phố,
trên các lối đi chung ở khu công cộng và
khu dân cư”. Trong khi đó, điểm b khoản 1
Điều 20 Nghị định 155 quy định phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi “vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện)
không đúng nơi quy định tại khu chung cư,
thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng”.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Nghị định 158
lại quy định: “phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ,
làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn
hóa, nghệ thuật”. Hành vi “làm bẩn hoặc ô
uế” có nội hàm ý nghĩa rất rộng, bao gồm rất
nhiều những hành vi có tính chất giống nhau
là gây nên tình trạng mất vệ sinh mà trong đó
tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định
là một dạng biểu hiện rất cụ thể của hành vi
này. Như vậy, cùng một loại hành vi nhưng
Nghị định 158, Nghị định 155 và Nghị định
167 lại có cách quy định khác nhau. Theo
đó, cả Nghị định 158 và Nghị định 155 đều
không quy định áp dụng hình thức phạt cảnh
cáo mà chỉ cho phép áp dụng hình thức phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
trong khi chế tài của Nghị định 167 lại nhẹ
hơn rất nhiều.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 18(394) T9/2019
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167
quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá
nhân, 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối
với tổ chức khi thực hiện hành vi “nuôi gia
súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung
ở khu dân cư”. Đồng thời, điểm a khoản 1
Điều 25 Nghị định 64 quy định phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
cá nhân và 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với tổ chức khi vi phạm quy định
về “chuồng trại xây dựng không đúng yêu
cầu kỹ thuật ảnh hưởng đến vệ sinh thú y,
môi trường trong chăn nuôi”. Có thể thấy
rằng, hành vi này là một biểu hiện cụ thể của
việc nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất
vệ sinh ở khu dân cư nhưng Nghị định 64 lại
quy định mức tiền phạt cao hơn và đồng thời
không áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
như Nghị định 167.
Tương tự, đối với các hành vi đổ rác,
chất thải không đúng nơi quy định ở khu vực
công cộng được quy định bởi ba nghị định
khác nhau với mức tiền phạt khác nhau, cụ thể:
- Điểm c, d khoản 2 Điều 7 Nghị định
167 quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng đối với hành vi “đổ rác,
chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga,
hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè,
lòng đường”, “để rác, chất thải, xác động vật
hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra
nơi công cộng”.
- Điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định
155 quy định “phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt,
thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường
phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô
thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu
vực đô thị”.
- Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định
số 46 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến
400.000 đồng đối với cá nhân và 600.000
đến 800.000 đồng đối với tổ chức khi thực
hiện hành vi “đổ rác, xả nước ra đường bộ
không đúng nơi quy định”.
Từ phân tích trên, có thể thấy rằng,
việc mỗi nghị định quy định một hình thức
xử phạt, một mức tiền phạt khác nhau áp
dụng với cùng một VPHC về giữ gìn VSCC
như nhau là vi phạm quy định tại khoản 5
Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/
NĐ-CP): “trường hợp hành vi VPHC thuộc
lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc
thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử
phạt trong nghị định xử phạt VPHC thuộc
lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình
thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất
với quy định tại Nghị định xử phạt VPHC
của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng”.
Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất
trong quy định của pháp luật về hình thức
xử phạt cũng như mức tiền phạt đối với cùng
một VPHC về giữ gìn VSCC, cần rà soát,
sửa đổi quy định trong các văn bản pháp luật
nêu trên theo hướng: các VPHC về giữ gìn
VSCC như nhau thì phải áp dụng hình thức
xử phạt và mức tiền phạt là như nhau.
2.3 Bất cập về các biện pháp khắc phục
hậu quả đối với VPHC về giữ gìn VSCC
Nghị định 167 quy định hai biện pháp
khắc phục hậu quả của hành vi VPHC về
giữ gìn VSCC là “buộc thực hiện biện pháp
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường”
và “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”.
Trong đó, biện pháp “buộc thực hiện biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường” được áp dụng đối với các vi phạm
được quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản
1 và điểm b, d khoản 2 Điều 7, biện pháp
“buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”
được áp dụng đối với các vi phạm được
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 18(394) T9/2019
quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 7 Nghị
định 167. Như vậy, có thể thấy rằng, chỉ có
vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1
Điều 7 “không thực hiện các quy định về
quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và
xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp,
doanh trại gây mất vệ sinh chung” là không
áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục hậu
quả nào. Theo chúng tôi, đây là một sự bất
hợp lý, bởi lẽ, có quy định về hậu quả xảy
ra nhưng lại không quy định biện pháp khắc
phục hậu quả đó.
Để khắc phục bất cập này, cần sửa đổi
Nghị định 167 theo hướng bổ sung biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi “không
thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai
thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở,
cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất
vệ sinh chung” là “buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu” do hành vi vi phạm gây ra.
2.4 Một số quy định về VPHC về giữ gìn
VSCC tại Điều 7 Nghị định 167 chưa rõ
ràng, thiếu tính toàn diện, bao quát
Nhiều quy định tại Điều 7 Nghị định
167 mang tính tùy nghi, khó có cách hiểu
và áp dụng thống nhất nếu không có sự giải
thích rõ ràng. Cụ thể, quy định “các chất
khác” ở điểm a khoản 2 Điều 7, “các chất
nguy hiểm khác” ở điểm b khoản 2 Điều 7,
“bất cứ vật gì khác” ở điểm c, d khoản 2
Điều 7. Có thể hiểu rằng, việc quy định thêm
“các chất khác” là nhằm đề phòng sự thiếu
sót của pháp luật sau khi đã liệt kê ra một
số chất cụ thể. Tuy nhiên, quy định như vậy
mà không có sự giải thích rõ ràng thì rất khó
áp dụng thống nhất. Khi đó, mỗi chủ thể có
thẩm quyền xử phạt tùy thuộc vào ý chí chủ
quan của họ sẽ đưa ra cách giải thích khác
nhau. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi Nghị định 167 theo
hướng bổ sung giải thích rõ về “các chất
khác”, “các chất nguy hiểm khác”, “bất cứ
vật gì khác”.
Điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 167
quy định: “Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ
vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước
công cộng, trên vỉa hè, lòng đường”. Quy
định này không nêu rõ cách thức mà chủ thể
thực hiện hành vi nên có thể chấp nhận cả
hai trường hợp là chủ thể điều khiển hoặc
không điều khiển phương tiện để thực hiện
hành vi đổ rác. Do đó, người điều khiển xe ô
tô, máy kéo thực hiện hành vi đổ rác thải ra
đường phố vẫn có thể bị xử phạt theo điểm
c khoản 2 Điều 7 Nghị định 167 với mức
tiền phạt là 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng. Tuy nhiên, Nghị định 46 lại quy định
cụ thể về trường hợp này. Theo đó, khoản 4
Điều 20 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 15.000.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái
phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải
ra đường phố”. Bên cạnh đó, theo khoản 5
Điều 20 Nghị định 46, chủ thể vi phạm còn
bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước
quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng
đến 03 tháng. Rõ ràng, quy định của Nghị
định 167 dẫn đến việc chủ thể vi phạm được
“hưởng” chế tài nhẹ nhàng hơn rất nhiều lần
so Nghị định 46. VPHC về giữ gìn VSCC là
các vi phạm tương đối đơn giản, do đó khi
chủ thể vi phạm điều khiển xe để đổ rác thì
tính chất hành vi không còn đơn giản nữa mà
liên quan đến các vấn đề khác trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, vì vậy để cho Nghị
định 46 điều chỉnh hành vi này như hiện nay
là hợp lý. Để khắc phục bất cập nêu trên,
chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi Nghị định
167 theo hướng sau: “Đổ rác, chất thải hoặc
bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát
nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường mà
không có điều khiển phương tiện giao thông
để thực hiện hành vi”.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 18(394) T9/2019
Điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 167
quy định việc xử phạt đối với hành vi: “Lấy,
vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện
giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để
rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh”. Quy
định này thiếu tính bao quát, toàn diện khi
chỉ quy định giới hạn về địa điểm xảy ra vi
phạm là “trong thành phố, thị xã” mà không
đề cập đến các địa điểm khác như huyện, xã,
thị trấn Mặc dù thành phố, thị xã là những
khu vực đông dân cư, mức độ đô thị hóa cao
nhưng vấn đề VSCC là vệ sinh chung chứ
không phải của riêng thành phố. Ví dụ, đối
với huyện đảo Phú Quốc, một khu vực rất
phát triển về du lịch như hiện nay. Do không
3 https://phuquoc.gov.vn/vi-vn/chinhquyen/gioithieu/tongquanvephuquoc.aspx.
có đơn vị hành chính nào được gọi là thành
phố, thị xã nên hành vi “lấy, vận chuyển rác,
chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ
để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh” nếu
xét về mặt câu chữ sẽ không áp dụng được
trên địa bàn huyện Phú Quốc3. Đây là một
nghịch lý đối với một địa phương phát triển
mạnh về du lịch, vấn đề về VSCC là quan
trọng hơn bao giờ hết. Để khắc phục bất
cập này, chúng tôi cho rằng, cần phải sửa đổi
điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 167 quy
định theo hướng sau: “Lấy, vận chuyển rác,
chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ
ở nơi công cộng mà để rơi vãi hoặc không
đảm bảo vệ sinh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xử lý VPHC hành chính (Luật số 15/2012/QH13) ngày 20/06/2012.
2. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC hành chính.
3. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chóng tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực
gia đình.
4. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/5/2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt.
5. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
6. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi 28/2017/NĐ-CP) quy định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
7. Nghị định số 64/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/05/2018 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
8. Cao Vũ Minh, Sự chồng chéo giữa biện pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt trong pháp
luật về xử phạt VPHC, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, năm 2018.
9. Cao Vũ Minh, Bàn về quyền tùy nghi trong hoạt động của các cơ quan hành chính, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 11, năm 2013.
10. Nguyễn Cảnh Hợp, Bình luận Khoa học Luật Xử lý VPHC hành chính năm 2012, Nxb Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2017.
11. Nguyễn Ngọc Bích, Thẩm quyền xử phạt VPHC và những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành,
Tạp chí Luật học, số 8, năm 2007.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 18(394) T9/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_nghi_hoan_thien_quy_dinh_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh.pdf