KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này chúng tôi đã xác định
được.
- Phụ nữ sau sanh có kiến thức sử dụng 1
BPTT bất kỳ chiếm tỷ lệ 96% và 1 BPTT hiện đại
là 92,5%.
- BCS được phụ nữ sau sanh sử dụng nhiều
nhất chiếm tỷ lệ 77,4%, nhưng hiểu biết đúng về
BCS có tỷ lệ là 64,5%.
- Về thái độ của nhóm nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy phụ nữ đồng ý sử dụng BCS chiếm tỷ
lệ cao nhất là 83%. Trong đó BPTT bằng DCTC
và LAM đồng ý sử dụng chiếm tỷ lệ lần lượt là
80,1% và 65,9%.
- Thực hành về các BPTT sau sanh thì BCS
chiếm tỷ lệ cao nhất chỉ có 33,5%.
- Nhóm học vấn khá, kinh tế không khó
khăn có kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn
nhóm học vấn thấp và kinh tế khó khăn có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
- Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt giữa
kiến thức với hành vi tránh thai sau sinh của đối
tượng nghiên cứu (p > 0,05).
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng
tôi xin đề xuất
- Làm tốt hơn nữa công tác tư vấn KHHGĐ
tại khoa hậu sản. Kết hợp công tác tư vấn về
KHHGĐ của nhân viên Y tế tại các địa phương.
- Phát các tài liệu có nội dung truyền thông
về dân số và KHHGĐ cho thai phụ khi đi khám
thai, các bà mẹ sau sinh nhất là sau mổ lấy thai
khi xuất viện, hay khi bà mẹ mang con đi tiêm
chủng tại các cơ sở y tế.
- Phổ biến và giáo dục nâng cao sự hiểu biết
đúng phương pháp cho bú vô kinh là cần thiết
để người phụ nữ có thể vận dụng đúng khi có
điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành lựa chọn biện pháp tránh thai ở phụ nữ cho con bú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 56
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH LỰA CHỌN
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ
Tống Kim Long*, Nguyễn Ngọc Thoa*, Đặng Thị Hà*
TÓM TẮT
Mục tiêu Từ kết quả đạt được rút kinh nghiệm cho công tác tư vấn các biện pháp tránh thai (BPTT) sau
sinh ở phụ nữ đang cho con bú, đặc biệt là phương pháp cho bú vô kinh (LAM), qua đó khuyến khích việc nuôi
con bằng sữa mẹ (NCBSM).
Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 425 bà mẹ sau sinh từ 2- 4 tháng cho bú sữa mẹ tại 11 Trạm y
tế phường trong Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả Kiến thức về các BPTT: Hầu hết các bà mẹ đều biết 1 BPTT chiếm tỷ lệ 96%. Trong mẫu nghiên
cứu, chúng tôi tìm thấy có kiến thức đúng của các bà mẹ về bao cao su (BCS) chiếm tỷ lệ rất cao là 64,5%. Bà mẹ
cho con bú biết về LAM chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 15.5%. Đa số bà mẹ có thái độ tốt đối với các phương pháp
tránh thai sau sanh chiếm tỷ lệ hơn 50%. Có 36% bà mẹ đã sử dụng các BPTT sau sinh. Chúng tôi không tìm
thấy sự khác biệt giữa kiến thức với thực hành tránh thai sau sinh của đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).
Kết luận Qua nghiên cứu cho thấy nhu cầu tư vấn các BPTT cho bà mẹ sau sinh khá cao. Từ kết quả đạt
được chúng tôi nhận thấy cần tư vấn cho thai phụ trước sanh về phương pháp tránh thai sau sinh, chúng tôi đặc
biệt chú trọng đến LAM nhằm khuyến khích bà mẹ NCBSM.
Từ khoá: Biện pháp tránh thai, phụ nữ cho con bú.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE WITH THE CHOICE CONTRACEPTIVE METHOD OF
WOMEN’S BREAST- FEEDING
Tong Kim Long, Nguyen Ngoc Thoa, Dang Thi Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 56 – 61
Objective From the achieved results, we withdraw some experiences to give advices of postpartum
contraceptive methods to women’s breast-feeding, especially with lactational amenorrhea method(LAM). From
that to get encouragement about breast-feeding.
Methods In the period from February to May,2008.We carry out a cross-sectional study of 425 cases of
postpartum women’s breast-feeding from two to four months at twelve medical station of ward in district 2 Ho
Chi Minh City.
Results Knowledge of contraceptive methods: Almost all the women’s breast-feeding knew one contraceptive
method with the rate is 96 percent. Within the study’s sample, we found postpartum women’s right knowledge
about condom with the rate very high is 64.5 percent. The women’s breast-feeding knew about Lactational
Amenorrhea Method (LAM) with the rate very low only is 15.5 percent. Most of the women’s breast-feeding have
a good attitude to Postpartum Contraception methods with the rate over 50 percent.
There are 36 percent of women’s breast-feeding have used Postpartum Contraception methods. We found no
* Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Tống Kim Long ĐT: 0908569539 Email: bskimlong@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 57
difference between knowledge with practice about Postpartum Contraception of the study’s subjects (p>0.05).
Conclusion Through this study, the needs of consultancy to Postpartum Contraception methods are rather
high. From the achieved results, we realized the needs of consultancy Postpartum Contraception methods to
pregnant women before delivery, we attach special importance to LAM in order to encourage women to breast-
feed their children.
Key work: Contraceptive method, women’s breast-feeding.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tránh thai hậu sản thật sự là mối quan tâm
lớn của các bà mẹ sau sinh nhất là khi họ đã có
kinh và hay dự định quan hệ tình dục trở lại.
Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ bao gồm
cả lợi ích của việc tránh thai tự nhiên. Khuyến
khích tất cả các phụ nữ sau sinh nên nuôi con
bằng sữa mẹ cũng đừng quên nhắc đến lợi ích
giúp tránh thai(3,6). Không phải tất cả các bà mẹ
sau sinh đều cho bú mẹ; cũng không phải tất cả
các bà mẹ NCBSM đều cho bú sữa mẹ đầy đủ,
tuy nhiên với các bà mẹ có điều kiện cho con bú
mẹ đầy đủ và có tình trạng vô kinh, đủ mang lại
cho bà mẹ một khả năng tránh thai tự nhiên
trong suốt 6 tháng đầu sau sinh với hiệu quả đã
được công nhận trên 98%(10). Phương pháp cho
bú vô kinh (LAM) ra đời dựa trên nhiều kết quả
quan sát được từ hiệu quả thực tế và giải thích
được cơ chế ức chế phóng noãn của sự tiết sữa
khi thực hiện đúng đắn 3 điều kiện tự nhiên,
nay đã trở thành 3 nguyên tắc thực hành bắt
buộc của LAM.
Nếu bà mẹ không cho bú mẹ đầy đủ, hoặc
khi bà mẹ không đủ các điều kiện thực hành
phương pháp cho bú vô kinh, bà ta còn nhiều
lựa chọn khác từ các BPTT thích hợp như đặt
dụng cụ tử cung(DCTC), thuốc nội tiết tránh
thai, đoạn sản, BCS, giao hợp gián đoạn, canh
ngày rụng trứng(7,13).
Để tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các
BBTT của phụ nữ sau sinh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tại Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM). Qua nghiên cứu này, chúng tôi sẽ
giải đáp được về biện pháp ngừa thai cho con
bú vô kinh đã được bà mẹ hiểu biết và áp dụng
như các biện pháp ngừa thai phổ biến khác đang
thực hiện tại Việt Nam. Đồng thời còn biết được
tỷ lệ những phụ nữ có điều kiện cho bú sữa mẹ
có kiến thức thái độ và thực hành đúng về lựa
chọn các BPTT sau sinh.
Từ kết quả đạt được, rút kinh nghiệm làm
tốt hơn công tác tư vấn kế hoạch hoá gia đình
sau sinh, đặc biệt đối với các đối tượng cho
bú sữa mẹ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Các phụ nữ sau sinh từ 2- 4 tháng cho bú
sữa mẹ mang con đến tiêm ngừa tại các Trạm y
tế trong Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 2 đến tháng 5/2008.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức
2
2
2
1
1
d
ppZ
n
n: cỡ mẫu, p: tỉ lệ phụ nữ cho bú sữa mẹ sau sinh từ 2- 4
tháng, Z = hệ số tin cậy
d: sai số lựa chọn cho phép.
Với = 0,05 (khoảng tin cậy 95%) Z= 1,96 p
= 0,5 d = 0,05
Tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 385.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Bộ câu hỏi phỏng vấn được phỏng vấn thử
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 58
trước với 30 đối tượng.
Sau đó được chỉnh sửa thích hợp trước khi
áp dụng.
Người làm nghiên cứu và 7 cộng tác viên sẽ
trực tiếp phỏng vấn riêng từng đối tượng tại các
phòng được sử dụng làm phòng tư vấn Kế
hoạch gia đình, phòng khám phụ khoa, hay
khám thai của Trạm y tế phường.
KẾT QUẢ
Kiến thức về các BPTT
Bảng 1: Tỉ lệ có nghe biết về các BPTT
BPTT Tỷ lệ(%)
1 BPTT bất kỳ 96,0
1 BPTT hiện đại 92,5
LAM 28,9
DCTC 54,4
BCS 77,4
Triệt sản nam/nữ 59,5
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy phụ nữ có sử dụng 1 BPTT bất kỳ
chiếm tỷ lệ 96% và 1 BPTT hiện đại là 92,5%.
Trong đó BPTT bằng BCS được phụ nữ sau sanh
sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 77,4%.
Bảng 2: Tỉ lệ đối tượng hiểu biết đúng về các PPTT
BPTT Tỷ lệ (%)
LAM 15,5
DCTC 46,1
BCS 64,5
Triệt sản 41,0
Xuất tinh ngoài âm đạo 55,3
Tính ngày rụng trứng 34,8
Thuốc tránh thai 28,9
Nhận xét: Tỷ lệ trong nhóm nghiên cứu hiểu
biết đúng về BCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,5%.
Thái độ về các BPTT
Bảng 3: Thái độ về các BPTT
BPTT Quận 2
LAM 65,9%
DCTC 80,1%
BCS 83%
Triệt sản nữ 50,4%
Triệt sản nam 54,0%
Xuất tinh ngoài âm đạo 56,8%
Tính ngày rụng trứng 50,4%
Thuốc tránh thai 67,0%
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy phụ nữ đồng
ý sử dụng BCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 83%.
Thực hành về các BPTT sau sinh
Bảng 4: Thực hành về các BPTT sau sinh
BPTT Tỷ lệ (%)
LAM 2,5
DCTC 3,0
BCS 33,5
Triệt sản nữ 0,5
Triệt sản nam 0,0
Xuất tinh ngoài âm đạo 26
Tính ngày rụng trứng 1,0
Thuốc tránh thai 7,5
Nhận xét: Thực hành về các BPTT sau sanh
thì BCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,5%.
Các yếu tố liên của đối tượng nghiên cứu
với KAP tránh thai sau sanh
Bảng 5: Liên quan giữa trình độ học vấn với KAP và
BPTT sau sanh
Kiến thức (%) Thái độ(%) Thực hành(%) Học
vấn Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng
6 56 62 7 55 62 36 26 62 Thấp
9,7 90,3 100,0 11,3 88,7 100,0 58,1 41,9 100,0
163 200 363 123 240 363 261 102 363 Khá
44,9 55,1 100,0 33,9 66,0 100,0 71,9 28,1 100,0
169 256 425 130 295 425 297 128 425 Tổng
39,8 60,2 100,0 30,6 69,4 100,0 69,9 30,1 100,0
² (1) 27,434 17,732 4,871
P 0,000 0,000 0,022
Nhận xét: Nhóm học vấn khá có kiến thức,
thái độ, thực hành tốt hơn nhóm học vấn thấp,
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 6: Liên quan giữa nghề nghiệp với KAP và
BPTT sau sanh
Kiến thức(%) Thái độ (%) Thực hành(%) Nghề
nghiệ
p Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng
102 200 302 83 219 302 203 99 302
Tự do
33,8 66,2 100,0 27,5 72,5 100,0 67,2 32,8 100,0
67 56 123 47 76 123 94 29 123 CNV-
CN 54,5 45,5 100,0 38,2 61,8 100,0 76,4 23,6 100,0
169 256 425 130 295 425 297 128 425
Tổng
39,8 60,2 100,0 30,6 69,4 100,0 69,9 30,1 100,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 59
Kiến thức(%) Thái độ (%) Thực hành(%)
² (1) 15,631 4,738 3,518
P 0,000 0,020 0,038
Nhận xét: Nhóm đối tượng CNV và CN có
kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn nhóm làm
nghề tự do, có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
Bảng 7: Liên quan giữa tình trạng kinh tế với KAP
và BPTT sau sanh
Kiến thức(%) Thái độ(%) Thực hành(%) Kinh
tế Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng Đúng Sai Tổng
21 56 77 17 60 77 48 29 77 Khó
khăn 27,3 72,7 100,0 22,1 77,9 100,0 62,3 37,7 100,0
148 200 348 113 235 348 249 99 348 Không
khó
khăn 42,5 57,5 100,0 32,5 67,5 100,0 71,6 28,4 100,0
169 256 425 130 295 425 297 128 425
Tổng
39,8 60,2 100,0 30,6 69,4 100,0 69,9 30,1 100,0
² (1) 6,127 3,208 2,543
P 0,009 0,047 0,074
Nhận xét: Nhóm đối tượng có hoàn cảnh
kinh tế không khó khăn có kiến thức thái độ tốt
hơn nhóm có kinh tế khó khăn có ý nghĩa thống
kê (P<0.05). Không có sự tương quan giữa hoàn
cảnh kinh tế với thực hành tránh thai sau sanh
của nhóm nghiên cứu với (p>0.05).
Bảng 10: Liên quan giữa kiến thức với KAP và
BPTT sau sanh
Thực hành(%) Kiến thức
Đúng Sai Tổng
125 44 169
Đúng
74,0 26,0 100,0
172 84 256
Sai
67,2 32,8 100,0
297 128 425
Tổng
69,9 30,1 100,0
² (1) 2,221
P 0,083
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa
kiến thức với thực hành tránh thai sau sanh của
đối tượng nghiên cứu với (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Bao cao su được các phụ nữ trong nghiên
cứu biết nhiều nhất (77,4%) so với các BPTT
khác. Qua đó cho thấy các thông tin hiện nay về
sử dụng BCS tại tp HCM đã có tiến bộ hơn.
Tỷ lệ đối tượng biết về các BPTT hiện đại
khác như DCTC, triệt sản, viên uống tránh thai
thấp hơn so với các kết quả của VNRHS-95(2,11),
Thủ Đức (1996)(12,5), Long An (2003)(17,10). Sự khác
biệt có thể do các đối tượng trong nghiên cứu
này chỉ bao gồm các phụ nữ sau sinh từ 2 đến 4
tháng và có cho bú mẹ, hoặc do các đối tượng
chưa quan tâm nhiều hơn đến các BPTT khác.
Phương pháp cho bú vô kinh (LAM) của
nghiên cứu này thấp hơn tại Long An; nhưng
qua khảo sát cho thấy LAM đã được phổ biến
trong cộng đồng và được biết nhiều hơn so với
nghiên cứu tại Thủ Đức và của VNRHS-95 trước
đây (0,0%). Mặc dù các đối tượng nghiên cứu
đang cho bú sữa mẹ và có tỉ lệ 51% phụ nữ tham
gia nghiên cứu cho biết hiện đang cho con bú
mẹ đầy đủ, nhưng qua khảo sát chỉ có 15.5%
phụ nữ có kiến thức đúng về LAM, tỉ lệ này khá
thấp so với nghiên cứu tại tỉnh Long An (29%).
Như vậy nên tăng cường việc phổ cập kiến thức
về LAM hơn, nhằm giúp bà mẹ hiểu thêm nhiều
về lợi ích tránh thai của việc cho con bú sữa mẹ.
Khảo sát thêm trong nhóm phụ nữ có kiến thức
chưa đúng về LAM, đa số các đối tượng không
biết 1 hoặc đồng thời cả 2 tiêu chuẩn: phải cho
bú mẹ đầy đủ (72%). Hiệu quả cao của LAM chỉ
đạt được khi trẻ dưới 6 tháng tuổi (26,3%), đây
là lý do làm bà mẹ có thể bị “bầu trộm” như dân
gian thường nói(5,14). Do đó cần phải phổ biến
giáo dục nội dung này một cách chi tiết đầy đủ,
để các bà mẹ tránh được sai lầm khi muốn tránh
thai chỉ bằng việc cho bú sữa mẹ nhưng không
biết thực hành đúng các tiêu chuẩn của LAM(18,8).
Tuy vậy số đối tượng hiểu biết một BPTT
không hiện đại cao hơn nhiều so với các nghiên
cứu trong nước trước đây. Xuất tinh ngoài âm
đạo là một BPTT không hiện đại được biết đến
nhiều nhất (72,3%). Khuynh hướng này cần
được xem xét, tư vấn cho chị em sau sinh vì việc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 60
sử dụng các BPTT không hiện đại vốn không
được khuyến khích và dễ thất bại(9,10).
Kiến thức đúng về DCTC qua khảo sát chỉ
đạt 46,1%, đa số các đối tượng có thái độ đồng ý
phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ có thể đặt
DCTC để tránh thai (80,1%), có lẽ do đặt DCTC
đã là một BPTT phổ biến nhất tại Việt Nam(1).
Bao cao su được sử dụng nhiều nhất (33.5%),
kế đến là xuất tinh ngoài âm đạo (26%). Đây là 2
phương pháp tránh thai được dùng phổ biến
sau sinh. Có thể các cặp vợ chồng xem đây là
một giải pháp tránh thai tạm thời trong khi chờ
người vợ đi đặt DCTC, dùng thuốc tránh thai
hoặc cũng có thể do họ cũng không biết thêm
BPTT nào khác(4,16).
Chỉ có 1% đối tượng tránh thai theo cách
tính ngày rụng trứng. Các phụ nữ đang cho con
bú không nên dùng cách tính thời gian trứng
rụng để tránh thai vì khi cho bú mẹ chu kỳ kinh
nguyệt có thể sẽ không đều.
Kiêng giao hợp cũng có thể xem như một
giải pháp tránh thai tạm thời sau sinh. Khảo sát
cho thấy có tỉ lệ 30,5% đối tượng kiêng quan hệ
sau sinh, đa số cho biết sẽ kiêng cữ khoảng 3
tháng (34,4%). Cũng chưa thấy có quy ước
chung nào về thời gian kiêng cữ này, có thể tùy
theo tập quán khác nhau ở mỗi địa phương. Tuy
nhiên có thể xem đây là khoảng nghỉ tích cực
giúp bà mẹ hồi phục lại sức khỏe cả về thể chất
lẫn tinh thần; là thời gian thuận lợi để nhân viên
y tế có cơ hội tiếp cận tư vấn tránh thai cho bà
mẹ, mang lại lợi ích thiết thực cho bà mẹ việc
sẵn sàng một kế hoạch tránh thai khi bắt đầu có
quan hệ tình dục trở lại.
Cho bú vô kinh là một BPTT tự nhiên còn ít
người biết đến, hiệu quả rất cao nếu vận dụng
đúng và đủ 3 tiêu chuẩn. Ngoài ra cần cập nhật
nâng cao kiến thức và vai trò của nhân viên y tế
để đảm bảo chất lượng cho công tác tư vấn
KHHGĐ(18,15).
Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p<
0,05) giữa trình độ học vấn của phụ nữ trong
mẫu nghiên cứu với kiến thức, thái độ, hành vi
đúng về các PPTT sau sinh. Phụ nữ có học vấn
khá có kiến thức, thái độ, hành vi tránh thai tốt
hơn những phụ nữ có học vấn thấp.
Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p<
0.05) giữa các nhóm nghề nghiệp của đối tượng
nghiên cứu với kiến thức, thái độ, hành vi về các
PPTT sau sinh. Phụ nữ thuộc nhóm cán bộ công
nhân viên hành chính và công nhân trực tiếp lao
động sản xuất có kiến thức, thái độ, hành vi
tránh thai đúng hơn nhóm phụ nữ làm nghề tự
do, có thể do trình độ học vấn tốt hơn, môi
trường làm việc có tổ chức kỷ luật và có tổ chức
đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, công đoàn) cung
cấp thông tin tư vấn, là những yếu tố đã ảnh
hưởng nhiều đến nhận thức, thái độ và hành vi
tránh thai của phụ nữ sau sinh.
Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p<
0,05) giữa tình trạng kinh tế của đối tượng
nghiên cứu với kiến thức, thái độ tránh thai sau
sinh. Phụ nữ không khó khăn về hoàn cảnh kinh
tế có kiến thức, thái độ tránh thai tốt hơn phụ nữ
gặp khó khăn về kinh tế. Qua khảo sát cho thấy
đa số đối tượng biết các thông tin về PPTT nhờ
đọc sách báo (52,9%), kế đến từ tivi (38,6%), bạn
bè hàng xóm (36%).
Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p<
0,05) giữa sự hiểu biết các PPTT của phụ nữ sau
sinh với thái độ chấp nhận các PPTT dành cho
phụ nữ cho con bú.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này chúng tôi đã xác định
được.
- Phụ nữ sau sanh có kiến thức sử dụng 1
BPTT bất kỳ chiếm tỷ lệ 96% và 1 BPTT hiện đại
là 92,5%.
- BCS được phụ nữ sau sanh sử dụng nhiều
nhất chiếm tỷ lệ 77,4%, nhưng hiểu biết đúng về
BCS có tỷ lệ là 64,5%.
- Về thái độ của nhóm nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy phụ nữ đồng ý sử dụng BCS chiếm tỷ
lệ cao nhất là 83%. Trong đó BPTT bằng DCTC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 61
và LAM đồng ý sử dụng chiếm tỷ lệ lần lượt là
80,1% và 65,9%.
- Thực hành về các BPTT sau sanh thì BCS
chiếm tỷ lệ cao nhất chỉ có 33,5%.
- Nhóm học vấn khá, kinh tế không khó
khăn có kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn
nhóm học vấn thấp và kinh tế khó khăn có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
- Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt giữa
kiến thức với hành vi tránh thai sau sinh của đối
tượng nghiên cứu (p > 0,05).
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng
tôi xin đề xuất
- Làm tốt hơn nữa công tác tư vấn KHHGĐ
tại khoa hậu sản. Kết hợp công tác tư vấn về
KHHGĐ của nhân viên Y tế tại các địa phương.
- Phát các tài liệu có nội dung truyền thông
về dân số và KHHGĐ cho thai phụ khi đi khám
thai, các bà mẹ sau sinh nhất là sau mổ lấy thai
khi xuất viện, hay khi bà mẹ mang con đi tiêm
chủng tại các cơ sở y tế.
- Phổ biến và giáo dục nâng cao sự hiểu biết
đúng phương pháp cho bú vô kinh là cần thiết
để người phụ nữ có thể vận dụng đúng khi có
điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Birth control, from wikipedia, the free encyclopedia
2. Blenning, CE., and Paladine H, An approach to the pospartum
office visit, Oregon Health and Science University School of
Medecine, Portland, oregon,
org/afp/20051215/2491.html
3. Bộ y tế, Vụ bảo vệ sức khoẻ BMTE và KHHGĐ (1997), “ Nuôi
con bằng sữa mẹ và biện pháp cho bú vô kinh”, Tài liệu huấn
luyện toàn diện về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình,
NXB Y học, Hà Nội, Modul 8, tr.35- 46.
4. Bulut A., Turan JM. (1995), Postpartum family planning and
health needs of women of low incom in Istanbu, studfam plann,
26(2), pp. 88-100.
5. Gulshan Ara Saeeda, Shazia Fakhara, Faisal Rahimb and Sabir
Tabassum, Change in trend of contraceptive uptake- effect of
education leaflets and counseling, pp.7-381
6. Hà Văn Tuấn (2005), Đánh giá kiến thức- thái độ- hành vi nuôi
con bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến sinh tại bệnh viện đa khoa
Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ y học, ĐHYD tp HCM.
7. Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê Hà nội (2005), tr. 94- 109.
8. http //www.reproline. jhu.edu, on Monday 2 april 2007
Lactational Amenorrhea Method,
9. Johnson VN (2001) The breastfeeding Dyad and Contraception,
From breastfeeding abstracts, November 2001, Volume 21,
Number 2, pp.11-12 www.llli.org/ba/nov01.html
10. Keith L, Labbok M, Petty J, Berger GS (1997), Pospartum and
Postabortal contraception,pp. 4-15, 20-32.
11. Lactational Amenorrhea Method, http//www.health.am, on
Monday 30 april 2007
12. Lê Nguyễn Anh Thi (2004), Đánh giá kiến thức- thái độ- hành vi
tránh thai sau sanh của phụ nữ Tỉnh Long An năm 2003, Luận
văn Thạc sỹ y học, ĐHYD tp HCM.
13. Nguyễn Văn Đàn, Phan Quốc Kính, Ngô Ngọc Khuyến, Thuốc
và các biện pháp tránh thai trong kế hoạch hóa gia đình, NXB y
học, Hà Nội 1998, tr.8- 9.
14. Postpartum Contraception. http // www.reproline. jhu. edu, on
Monday 2 April 2007.
15. Shaabanand OM, Glasie AF, Pregnancy during breastfeeding in
rural Egypt, Volume 77, Issue 5, Pages 350- 354, May 2008,
http:/www.scienedirect.com/science.
16. Trần Thị Lợi và cộng sự (2006), Sổ tay hướng dẫn thực hành
tránh thai, bản dịch tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm, tr. 43- 44,
47, 48, 108.
17. Ủy ban quốc gia dân số- KHHGĐ, Điều tra sức khỏe sinh sản
1995 (VNRHS-95). Tiếng Anh
18. Winkler J., Oliverras E., McIntosh N.(1994), Postpartum and
postabortal care, A Problem Solving Reference Manual
(DRAFT), pp. 7-10, 14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_lua_chon_bien_phap_tranh_thai.pdf