KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài mang tính thực tiễn trong lĩnh vực
quản lý ATVSTP, đặc biệt ở nhóm nấu ăn gia
đình. Kết quả nghiên cứu về thực trạng ATVSTP
tại các nhóm nấu ăn gia đình góp phần tham
mưu giúp thiết lập hệ thống quản lý cho các cơ
quan chức năng tại địa phương.
Thực trạng tuân thủ ATVSTP của các cơ sở
rất thấp. Ngoài ra, các cơ sở không đủ tiêu chuẩn
pháp lý về ATVSTP và giấy phép kinh doanh
chiếm tỷ lệ khá cao. Kiến thức của người trực
tiếp chế biến thực phẩm còn kém và tỷ lệ thực
hành đúng cũng chiếm tỷ lệ rất thấp. Cần đẩy
mạnh về công tác tập huấn kiến thức ATVSTP
cho các nhóm nấu ăn gia đình. Nội dung tập
huấn cần quan tâm chú ý đến những nội dung
mà họ còn thiếu kém. Đồng thời, cần tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về ATVSTP
đối với nhân viên tham gia nhóm nấu ăn gia
đình. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra chặt chẽ
những cơ sở chưa có giấy phép về ATVSTP và
giấy phép hành nghề và cần có biện pháp chế tài
thích hợp. Điều này góp phần hạn chế những cơ
sở kém chất lượng trên thị trường.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm ở các nhóm nấu ăn gia đình tại Cần Giuộc, Long An, 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 716
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở CÁC NHÓM NẤU ĂN GIA ĐÌNH
TẠI CẦN GIUỘC, LONG AN, 2013
Trần Văn Tập*, Đặng Văn Chính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kiến thức, thực hành ATVSTP trên các đối tượng khác nhau, tuy nhiên
rất ít nghiên cứu trên nhóm người nấu ăn gia đình.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về ATVSTP của những
người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm trong nhóm nấu ăn gia đình tại Cần Giuộc, Long An.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là tất cả những người
trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, trong các nhóm nấu ăn gia đình trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ có kiến thức và có thực hành về ATVSTP của những người trực tiếp chế biến
thực phẩm, chiếm tỷ lệ lần lượt là 44,1% và 43,1%. Không có bếp ăn gia đình đạt tiêu chuẩn vệ sinh về cơ sở vật
chất và vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. Có 62,1% bếp ăn đạt tiêu chuẩn về vệ sinh trang thiết bị
dụng cụ.
Kết luận: Thực trạng tuân thủ ATVSTP của các bếp ăn gia đình trên địa bàn rất kém. Kiến thức và thực
hành về ATVSTP của người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm còn thấp.
Từ khóa: an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF FOOD HYGIENE AND SAFETY
AMONG CATERERING TEAMS’ COOKS IN CAN GIUOC, LONG AN, 2013
Tran Van Tap, Dang Van Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 717 ‐ 722
Background: Food hygiene and safety is nowadays a major public health issue in Vietnam. Many studies on
knowledge and practice of food hygiene and safety have been conducted. However, there have been a few studies on
knowledge and practice of food hygiene and safety among catering teams ‘cooks.
Objectives: To determine the proportion of catering teams’ cooks with knowledge and practice of food
hygiene and safety and related factors in Can Giuoc, Long An province, in 2013.
Methods: A cross‐sectional study was conducted with a sample of 102 cooks of 29 catering teams in Can
Giuoc, Long An.
Result: The proportions of cooks with good knowledge and practice of food safety were about 44% and 43%
respectively. There weren’t any catering teams with facilities and food preparation and storage that met the
requirements. Of the 29 establishment of catering teams, about 62% have the equipment that met the
requirements.
Conclusion: The food safety and hygiene compliance of catering teams was very poor. The proportion of
* Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giuộc tỉnh Long An ** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Trần Văn Tập ĐT: 0906766300 Email: trantap1207@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 717
catering teams’ cooks with good knowledge and practice of food safety and hygiene was low.
Key words: food poisoning, food hygiene and safety.
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện
đang là vấn đề y tế công cộng được dư luận và
xã hội rất quan tâm. Theo thống kê của Cục An
toàn thực phẩm, giai đoạn 2006‐2010 có 944 vụ
ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 33.168 người
mắc và 259 người chết. Trung bình có 189
vụ/năm với 6.633 người mắc/năm và 51,4 người
chết/năm. Tính trung bình tỷ lệ người bị NĐTP
cấp tính là 7,8 ca/100.000/năm(1).
Điều đáng chú ý, theo báo cáo của Cục An
toàn thực phẩm, các vụ NĐTP năm 2008 xảy ra
tập trung chủ yếu tại bếp ăn gia đình. Mặt khác,
trong những năm gần đây, do nhu cầu của xã
hội hình thức nhóm nấu ăn gia đình đã trở nên
phổ biến, là loại hình tự thành lập và nấu ăn
theo kiểu truyền thống, thường không có cơ sở
ổn định và được xếp vào hình thức bếp ăn gia
đình. Nhóm chủ yếu được mời đến, để tổ chức
phục vụ cho các đám tiệc như hỏi cưới, đám giỗ,
sinh nhật tại gia đình. Tuy nhiên, loại hình dịch
vụ cung cấp thực phẩm này rất phức tạp, vì
chưa được quản lý tốt ở địa phương, chưa có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATVSTP. Bên
cạnh đó, số khách hàng do các nhóm này phục
vụ chiếm số lượng khá cao từ 50‐500 người. Nên
nếu NĐTP xảy ra thì số người mắc là không nhỏ
và mức độ ảnh hưởng là khá nghiêm trọng.
Tỉnh Long An, những năm gần đây tình
hình NĐTP diễn ra tương đối phức tạp. Bên
cạnh đó, rất nhiều nhóm nấu ăn gia đình mới
được hình thành và phát triển. Do đó các vấn đề
ATVSTP cần được quan tâm, đặc biệt ở nhóm
đối tượng có nhiều nguy cơ này. Vì vậy nghiên
cứu được tiến hành, nhằm khảo sát tỷ lệ đạt
chuẩn về ATVSTP trong nhóm nấu ăn gia đình.
Từ đó tìm ra những giải pháp và đề xuất nhằm
cải thiện tình hình ATVSTP, góp phần làm giảm
các vụ ngộ độc thực phẩm tại địa phương.
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ những người trực tiếp tham
gia chế biến thức ăn trong nhóm nấu ăn gia đình
tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An có kiến thức
về ATVSTP.
Xác định tỷ lệ những người trực tiếp tham
gia chế biến thức ăn trong nhóm nấu ăn gia đình
tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An có thực hành
về ATVSTP.
Mô tả tình hình ATVSTP tại các nhóm nấu
ăn gia đình tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Được sử dụng là nghiên cứu cắt ngang.
Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và
bảng quan sát.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những người trực tiếp tham gia chế
biến thức ăn trong các nhóm nấu ăn gia đình,
trên địa bàn huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, loại
ra các cơ sở vừa được Trung Tâm Y Tế thanh tra
giám định về ATVSTP.
Kỹ thuật chọn mẫu, lấy mẫu toàn bộ. Hiện
nay tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An có 34
nhóm tổ chức nấu ăn gia đình, mỗi nhóm chỉ có
3 – 4 người phục vụ, do đó chọn tất cả những
người trực tiếp tham gia chế biến thức ăn.
Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/4/2013 đến ngày 01/9/2013.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 102)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi
18-29 tuổi 6 5,9
30-39 tuổi 18 17,7
40-50 tuổi 51 50
> 50 tuổi 27 26,5
Giới tính Nam 32 31,4
Nữ 70 68,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 718
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ
học vấn
Câp 1 15 14,7
Cấp 2 63 61,8
Cấp 3 24 23,5
Nguồn
cung cấp thông
tin
Truyền hình (tivi),
đài phát thanh 99 97,1
Báo chí, Internet 45 44,1
Pano, áp phích,
tờ rơi, tờ bướm 23 22,6
Nhân viên y tế 96 94,1
Kết quả có 102 đối tượng tham gia nghiên
cứu. Trong đó, phân nữa đối tượng nghiên cứu
trong độ tuổi 40‐50 tuổi. Đa số là nữ giới, với tỷ
lệ gấp đôi nam giới (68,6% với 31,4%). Trình độ
học vấn đối tượng nghiên cứu tương đối thấp,
hầu hết dưới cấp 3, trong đó khoảng 15% học
cấp 1. Hai nguồn chính cung cấp thông tin
ATVSTP cho đối tượng nghiên cứu là Truyền
hình(tivi), đài phát thanh (97,1%); và nhân viên y
tế (94,1%).
Bảng 2: Tỷ lệ có kiến thức về ATVSTP
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm 68 66,7
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm 71 69,6
Môi trường chế biến 81 79,4
Nguồn nước sử dụng 77 75,5
Dụng cụ chế biến 87 85,3
Khu vực chế biến 74 72,6
Bảo quản thực phẩm 76 74,5
Vệ sinh cá nhân 62 60,8
Bệnh truyền nhiễm 75 73,3
Kỹ thuật rửa tay 87 85,3
Kỹ thuật rửa rau 70 68,6
Khám sức khỏe 64 62,8
Tập huấn kiến thức VSATTP 62 60,8
Kiến thức chung đúng
(đạt đủ 13 yếu tố)
45 44,1
Nhìn chung, kiến thức của người trực tiếp
chế biến thực phẩm trong 13 lĩnh vực về
ATVSTP đạt tỷ lệ khá tốt từ 60% trở lên. Tuy
nhiên, tỷ lệ người có kiến thức đầy đủ về 13 lĩnh
vực này chỉ đạt 44%.
Bảng 3: Tình hình thực hành vệ sinh cá nhân (n = 102)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Có giấy chứng nhận tập kiến thức 1 năm / 1 lần 53 52,0
Có giấy chứng nhận sức khỏe 1 năm / 1 lần 54 52,9
Nhân viên trực tiếp chế biến có mang tạp dề, nón, khẩu trang, găng tay khi chế biến thực phẩm 75 73,5
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không đeo trang sức, đồng hồ khi chế biến 96 94,1
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không để móng tay dài và có sơn móng tay 100 98,1
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không ăn uống nhai kẹo, hút thuốc trong khu vực chế biến 98 96,1
Thực hành đúng 44 43,1
Nhìn chung, mức độ tuân thủ tiêu chuẩn
ATVSTP của người trực tiếp tham gia chế biến
thực phẩm rất tốt ở các phần: không ăn uống
nhai kẹo, hút thuốc trong khu vực chế biến,
không để móng tay dài và sơn móng tay,
không đeo trang sức, đồng hồ khi chế biến
thực phẩm rất tốt, chiếm tỷ lệ từ 90% trở lên.
Tuy nhiên, khám sức khỏe định kỳ và tập
huấn kiến thức định kỳ được thực hiện chưa
tốt chỉ đạt khoảng 50%. Bên cạnh đó, người
trực tiếp chế biến thực phẩm có thực hành đầy
đủ 6 yếu tố về vệ sinh cá nhân chiếm tỷ lệ
chưa cao, chỉ đạt 43,1%.
Bảng 4. Tình hình thực hiện văn bản pháp lý theo qui
định (n=29)
Văn bản pháp lý Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Có giấy phép kinh doanh 15 51,7
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATVSTP
13 44,8
Trong 29 đơn vị được khảo sát, chỉ 15 đơn
vị có giấy phép kinh doanh, chiếm 51,7% và 13
đơn vị có chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP
chiếm 44,8%.
Bảng 5. Tình hình vệ sinh đối với cơ sở vật chất
(n=29)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Vị trí cơ sở nấu ăn cách xa
cống rãnh từ 5m trở lên
28 96,6
Thùng rác có nắp đậy
và thu gom mỗi ngày
24 82,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 719
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Khu chế biến thiết kế
theo nguyên tắc 1 chiều
0 0
Nguồn nước sạch,
dụng cụ chứa nước sạch
25 86,2
Hệ thống cống rãng khép kín,
thoát nước tốt
27 93,1
Bề mặt chế biến lát men
và cao hơn mặt nền 60cm.
17 58,6
Đạt 0 0
Chưa nhóm nấu ăn gia đình nào đạt đủ tiêu
chuẩn về vệ sinh đối với cơ sở vật chất. Trong 6
nguyên tắc vệ sinh có 96,6% nhóm đạt tiêu
chuẩn về vị trí nấu ăn cách xa cống rãnh từ 5m
trở lên. Không nhóm nào có khu chế biến theo
nguyên tắc một chiều. Chỉ hơn 50% nhóm nấu
ăn gia đình có khu bề mặt chế biến lát men và
cao hơn mặt nền 60cm.
Bảng 6. Tình hình vệ sinh đối với trang thiết bị, dụng cụ (n=29)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bát, đĩa, cốc, đũa, tách dùng cho ăn uống được rửa sạch, giữ khô. 29 100
Ống đựng đũa, thìa khô, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước. 29 100
Rổ, rá đựng thực phẩm giữ sạch, không để xuống đất, chỗ bẩn, ẩm ướt. 29 100
Dao, thớt, nồi khi dùng xong cọ rửa ngay giữ gìn nơi sạch sẽ. 29 100
Mặt bàn sạch, không động nước, được làm bằng vật liệu không thấm nước. 28 96,6
Sử dụng dao, thớt riêng khi chế biến thực phẩm sống và chín. 29 100
Sử dụng các chất tẩy rửa được cho phép sử dụng trong sinh hoạt. 19 65,5
Đạt 18 62,1
Gần 2/3 nhóm nấu ăn gia đình đạt các tiêu
chuẩn về dụng cụ. Trong 7 tiêu chuẩn về dụng
cụ, có 5 tiêu chuẩn tất cả các nhóm đạt 100%
gồm: bát, đĩa, cốc, đũa, tách dùng cho khách ăn
uống được rửa sạch, giữ khô; ống đựng đũa, thìa
khô, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước;
rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch, không để
xuống đất, chỗ bẩn, ẩm ướt; dao, thớt, nồi khi
dùng xong cọ rửa ngay giữ gìn nơi sạch sẽ; có sử
dụng dao, thớt riêng khi chế biến thực phẩm
sống và chín.
Bảng 7. Tình hình vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm (n=29)
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bảo quản thực phẩm nóng, lạnh theo nhiệt độ qui định. 28 96,6
Không sử dụng các loại chất phụ gia, chất bảo quản không cho phép. 27 93,1
Thức ăn đã nấu chín được che đậy nhưng không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. 18 62,1
Các dụng cụ dùng để bảo quản và vận chuyển có theo đúng qui định. 16 55,2
Có sổ ghi chép hàng ngày về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm mua vào. 0 0
Có lưu mẫu đúng qui định. 1 3,5
Có sổ ghi chép hàng ngày về mẫu lưu thức ăn đã chế biến. 0 0
Đạt 0 0
Không có nhóm nấu ăn gia đình nào đạt
chuẩn về chế biến bảo quản thực phẩm. Trong
đó, 2 tiêu chuẩn sổ ghi chép hàng ngày về nguồn
gốc xuất xứ của thực phẩm mua vào và sổ ghi
chép hàng ngày về mẫu lưu thức ăn đã chế biến
chưa được nhóm nào chấp hành đúng.
BÀN LUẬN
Kiến thức – thực hành về an toàn vệ sinh
thực phẩm
Tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm có
kiến thức chung về ATVSTP chỉ đạt 44,1%. Tỷ lệ
này cao hơn nghiên cứu của tỉnh Bình Dương
năm 2011, và nghiên cứu tại các bếp ăn tập thể
thuộc khu công nghiệp tại Bắc Giang, với tỷ lệ
lần lượt là 20% và 24%(4,5). Sự khác biệt giữa các
tỷ lệ này có thể là do tiêu chí quy định có kiến
thức chung về ATVSTP của các nghiên cứu khác
nhau. Mặc dù có sự khác nhau về cách chọn tiêu
chí, nhưng các tiêu chí này là các yếu tố quy định
bắt buộc cần phải đạt, để góp phần vào việc bảo
đảm chất lượng VSATTP, hạn chế đến mức thấp
nhất các vụ ngộ độc có thể xảy ra.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 720
Qua quan sát thực hành đối với các nhân
viên phục vụ trong các nhóm nấu ăn gia đình
nhận thấy, tỷ lệ nhân viên phục vụ đạt đủ 6 yếu
tố về thực hành vệ sinh cá nhân chỉ chiếm 43,1%.
Trong đó, có 52% người trực tiếp chế biến thực
phẩm được khám sức khỏe. Tỷ lệ này cao hơn
nghiên cứu của Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm tại tỉnh Bắc Giang năm 2010 với tỷ lệ là
21%(5); và thấp hơn nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre
với tỷ lệ là 92%(3). Việc khám sức khỏe thời điểm
hiện tại là rất khó khăn, nhất là các khu vực
vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn do đó cần
giám sát chặt chẽ hoạt động này. Đồng thời, việc
tập huấn kiến thức về ATVSTP cho người trực
tiếp chế biến thực phẩm trong nghiên cứu này
chỉ đạt mức trung bình. Để thực hành tốt thì bản
thân nhân viên phải được trang bị kiến thức nền
tốt nhất, vì vậy nâng cao kiến thức cho họ.
Tình hình ATVSTP tại các cơ sở khảo sát
Kết quả nghiên cứu nhận thấy, việc tuân thủ
ATVSTP của các nhóm nấu ăn gia đình tại địa
phương còn kém. Không cơ sở nào đạt đầy đủ
các tiêu chuẩn về vệ sinh đối với cơ sở vật chất.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so
với các nghiên cứu cắt ngang khác(2,3). Nghiên
cứu cắt ngang 92 cơ sở thực phẩm tại tỉnh Bắc
Giang năm 2010, tỷ lệ các cơ sở phẩm đạt vệ sinh
cơ sở vật chất khá tốt, chiếm 78%(2). Tỷ lệ này của
tỉnh Bến Tre năm 2011 là 68%(3). Sự khác biệt này
có thể do nghiên cứu được tiến hành trên đối
tượng là nhóm nấu ăn nhỏ lẻ, tự phát của gia
đình. Các nhóm nấu ăn này hầu hết không có sự
đầu tư cho cơ sở vật chất cho bếp ăn của họ, do
sự hạn chế về kinh phí.
Đáng lưu ý, về nguyên tắc bếp ăn một chiều,
hiện nay chưa được nhóm nấu ăn gia đình nào
thực hiện đúng. Kết quả này hoàn toàn trái
ngược với hầu hết các nghiên cứu khác, hơn
phân nửa các bếp ăn tập thể trong nghiên cứu tại
Bắc Giang, Bến Tre đều đạt về nguyên tắc bếp ăn
một chiều(2,3). Đó là một lỗ hổng lớn về thiết kế
khu vực chế biến mà địa phương cần phải tích
cực khắc phục. Bằng nhiều biện pháp như tăng
cường tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, về
thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều cho
các chủ các nhóm nấu ăn gia đình. Đồng thời
đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra cơ sở nhấn
mạnh tập trung vào vấn đề này.
Đáng lưu ý, khảo sát cho thấy chưa nhóm
nấu ăn gia đình nào thực hiện đúng về nguyên
tắc bếp ăn một chiều. Kết quả này hoàn toàn trái
ngược với hầu hết các nghiên cứu khác, hơn
phân nửa các bếp ăn tập thể trong nghiên cứu tại
Bắc Giang, Bến Tre đều đạt về nguyên tắc bếp ăn
một chiều(2,3). Đó là một lỗ hổng lớn về thiết kế
khu vực chế biến mà địa phương cần phải tích
cực khắc phục. Bằng nhiều biện pháp như tăng
cường tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, về
thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều cho
các chủ các nhóm nấu ăn gia đình. Đồng thời
đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra cơ sở nhấn
mạnh tập trung vào vấn đề này.
Khảo sát thực tế khu vực chế biến của các
nhóm nấu ăn gia đình, tỷ lệ cơ sở đảm bảo về
tiêu chuẩn ATVSTP được còn rất hạn chế. Trong
đó, không có nhóm nấu ăn gia đình nào thực
hiện việc lập ghi chép theo dõi nguyên liệu, thực
phẩm đầu vào hàng ngày, lập sổ theo dõi lưu
mẫu thực phẩm. Theo nghiên cứu của Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ
cơ sở có sổ sách ghi chép nguyên liệu hàng ngày
khá cao chiếm 62%(2). Ngoài ra, nghiên cứu của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bến Tre
cũng cho kết quả tương tự(3). Trong khi đó, tại
nghiên cứu này, chỉ 1 cơ sở có thực hiện việc lưu
mẫu thực phẩm. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng là cơ sở để điều tra khi có vụ ngộ độc
xảy ra. Các nhóm nấu ăn gia đình cần phải có hệ
thống bảo quản, ghi chép và lưu giữ mẫu.
Điều đáng chú ý, trong 29 đơn vị được khảo
sát thì chỉ có 15 đơn vị có giấy phép kinh doanh
chiếm 51,7% và chỉ 13 đơn vị có chứng nhận đủ
điều kiện ATVSTP. Điều này là vấn đề thách
thức lớn của địa phương. Đòi hỏi các nhà quản
lý cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
quản lý và kiên quyết xử lý nghiêm các trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 721
hợp không chấp hành các quy định hồ sơ pháp
lý đối với các hộ kinh doanh. Đặc biệt kinh
doanh mô hình phục vụ ăn uống là loại kinh
doanh có điều kiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài mang tính thực tiễn trong lĩnh vực
quản lý ATVSTP, đặc biệt ở nhóm nấu ăn gia
đình. Kết quả nghiên cứu về thực trạng ATVSTP
tại các nhóm nấu ăn gia đình góp phần tham
mưu giúp thiết lập hệ thống quản lý cho các cơ
quan chức năng tại địa phương.
Thực trạng tuân thủ ATVSTP của các cơ sở
rất thấp. Ngoài ra, các cơ sở không đủ tiêu chuẩn
pháp lý về ATVSTP và giấy phép kinh doanh
chiếm tỷ lệ khá cao. Kiến thức của người trực
tiếp chế biến thực phẩm còn kém và tỷ lệ thực
hành đúng cũng chiếm tỷ lệ rất thấp. Cần đẩy
mạnh về công tác tập huấn kiến thức ATVSTP
cho các nhóm nấu ăn gia đình. Nội dung tập
huấn cần quan tâm chú ý đến những nội dung
mà họ còn thiếu kém. Đồng thời, cần tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về ATVSTP
đối với nhân viên tham gia nhóm nấu ăn gia
đình. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra chặt chẽ
những cơ sở chưa có giấy phép về ATVSTP và
giấy phép hành nghề và cần có biện pháp chế tài
thích hợp. Điều này góp phần hạn chế những cơ
sở kém chất lượng trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thanh Diễm Thúy và cộng sự (2011), Khảo sát thực trạng
an tòan vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể các trường học có
bán trú ở tỉnh Bến Tre năm 2010‐2011. Tạp chí Y học Thực hành.
7.34‐55
2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2005), Tài liệu kiểm soát ngộ
độc thực phẩm. Hà Nội. Tr. 5‐7.
3. Đào Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Ngọc Tín (2011), Thực trạng
vệ sinh An toàn thực phẩm các cửa hàng ăn trên đại bàn thị
xã Dĩ An tỉnh Bình Dương năm 2011. Tạp chí Y học Thực hành.
3.56‐78.
4. Dương Quốc Trung, Ngô Thị Oanh, Đào Đức Hạnh (2010)
Thực trạng việc chấp hành quy định vệ sinh An toàn thực
phẩm của cơ sở thực phẩm đã được tuyến Tỉnh cấp giấy
chứng nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007‐2009.
Tạp chí Y học Thực hành. 7: 34‐7.
5. Nguyễn Thị Oanh và cộng sự (2010) Thực trạng an toàn vệ
sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể thuộc các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Y học thực hành. 7: 68‐71.
Ngày nhận bài báo: 14/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_thuc_hanh_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_cua_nguoi_c.pdf