KẾT LUẬN
Kiến thức và thực hành đúng của người dân
nơi khảo sát còn rất thấp. Tỉ lệ người có kiến
thức đúng về vệ sinh dụng cụ là 67,49%; về vệ
sinh nguồn nước là 17,66%; về vệ sinh trong chế
biến và bảo quản thực phẩm là 27,05%; về vệ
sinh cá nhân chiếm tỉ lệ rất thấp 36,66%; đặc biệt
là kiến thức đúng về ngộ độc thực phẩm chỉ có
14,64%.Tỉ lệ người có kiến thức đúng cả 6 nội
dung trên chỉ đạt 1,50% và thực hành đúng cả 6
nội dung đạt 8,23%.
Người dân có trình độ học vấn càng cao thì
kiến thức đúng và thực hành đúng về VSATTP
càng cao, vì họ có thể tiếp cận được nhiều nguồn
thông tin hơn.
Họat động truyền thông về VSATTP nhiều
nhưng chủ yếu tập trung vào phương tiện
truyền thông đại chúng, vì vậy nó chỉ góp phần
nâng cao kiến thức của người dân nhưng chưa
làm thay đổi hành vi về ATVSTP của người dân
nơi đây.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn
nước, vệ sinh chế biến, vệ sinh cá nhân và kiến
thức về NĐTP với trình độ học vấn. Cũng như
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê kiến thức về
vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ của người
trực tiếp chế biến tại hộ gia đình giữa những
người có tiếp xúc thông tin với những người
không có tiếp xúc thông tin về VSATTP.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành với trình độ học vấn của người trực
tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia đình
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh
nguồn nước, vệ sinh chế biến, vệ sinh cá nhân,
kiến thức về NĐTP cũng như thực hành về
VSATTP với giới, tuổi, thông tin về VSATTP
hoặc tình trạng kinh tế của người trực tiếp chế
biến tại hộ gia đình.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân xã Mỹ An huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ MỸ AN HUYỆN MANG THÍT
TỈNH VĨNH LONG NĂM 2008
Lê Công Minh, Lê Thị Thanh, Tạ Quốc Đạt*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vấn đề tìm hiểu về kiến thức và thực hành của người dân về VSATTP là rất cần thiết, đây là cơ
sở cho những bước phát triển tiếp theo nhằm góp phần cải thiện sức khoẻ người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người trực tiếp chế biến thức ăn trong hộ gia đình tại xã Mỹ An năm
2008 có kiến thức – thực hành đúng về VSATTP và mối liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, thông tin
tuyên truyền VSATTP, tình trạng kinh tế gia đình với kiến thức – thực hành đúng về VSATTP trong chế biến
thức ăn tại hộ gia đình.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả của 403 người tại xã Mỹ An.
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp người nội trợ chính trong gia đình theo bộ câu hỏi
được soạn sẵn.
Kết quả nghiên cứu: Về trình độ học vấn: các đối tượng trong mẫu có trình độ học vấn từ cấp I chiếm tỉ lệ
48,11% (trong đó mù chữ 4,22%), người có trình độ học vấn cấp II là 34,74%, học vấn cấp III là 13,90% và trên
cấp III là 3,23%. Về truyền thông giáo dục sức khỏe: Có 84% đối tượng được phỏng vấn có tiếp xúc với thông tin
về VSATTP. Đa số họ có nguồn thông tin từ tivi, radio (chiếm tỉ lệ 89%). Về kiến thức: Tỉ lệ người có kiến thức
đúng về VSATTP là 1,50%. Trong đó, tỉ lệ người có kiến thức đúng về vệ sinh nguồn nước là 17,66%, về NĐTP
chỉ có 14,64%. Về thực hành: Tỉ lệ người chế biến có thực hành đúng về VSATTP là 8,23%. Trong đó, 15,38%
có thực hành đúng thùng rác đựng rác thực phẩm có nắp đậy. Tỉ lệ hộ gia đình có dụng cụ chứa nước hợp vệ
sinh là 65,01%.
Kết luận: Kiến thức và thực hành đúng về VSATTP của người trực tiếp chế biến thức ăn nơi khảo sát còn
rất thấp. Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi về kiến thức và thực hành. Tác động của truyền
thông hiện tại có thay đổi về mặt kiến thức về VSATTP của người dân.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF PEOPLE IN MY AN COMMUNE, MANG THIT DISTRICT,
VINH LONG PROVINCE ON HYGIENE AND FOOD SAFETY IN 2008
Le Cong Minh, Le Thi Thanh, Ta Quoc Dat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 180 - 185
Background: Measuring the knowledge and practice of people on hygiene and safety food is fairly necessary.
The result of research will be the firm bases for the next steps in health improvement.
Objective: To determine the proportion of people processing food directly in household in My An commune,
Mang Thit district, Vinh Long province in 2008 have right knowledge, practice on hygiene and safety food and
the association between age, ethnic, gender, level of education, information about hygiene and safety food
propagandized, household economic status and right knowledge, practice on hygiene and safety food.
Methods: This is a cross-sectional study. The person processing food directly at household participate in the
research was selected randomly.
* Khoa Giáo Dục và Nâng Cao Sức Khỏe – Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2
Result: The level of education: The proportion of people has low education level. Among these people, there
were 48.11% having level of education I (in which illiterate: 4.22%), people with level of education II was
34.74%, people with education level III was 13.90% and people with intermediate level, college, university and
postgraduate level was 3.23%. Communication and Health education: There are 84% of participants in the
research have known the information about hygiene and safety food. The majority of them got the information
through television, radio (89%). Knowledge: The proportion of people who have right knowledge on hygiene and
safety food was 1.50%. Among these people, there were 17.66% having right knowledge hygiene water, especially
small proportion of people having right knowledge on food poisoning was 14.64%. Practice: The proportion of
people having right practice on hygiene and safety food was 8.23%. Among these people, there were 15.38%
having the lip on their food rubbish basket. There were 65.01% having hygiene reservoir.
Conclusion: The right knowledge and practice on hygiene and safety food of people participate directly in
processing food was still low. The level of education had an affect toward changes on knowledge and practice.
There were effects of current mass media on changing the knowledge of people on hygiene and safety food.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng
đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm
không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị
ngộ độc. Trong những năm qua, công tác vệ sinh
thực phẩm ở nước ta đang đứng trước nhiều
thách thức. Nhiều vụ ngộ độc cấp tính gây chết
người đã xảy ra rất đáng tiếc ở các bữa ăn gia
đình và tập thể làm xôn xao dư luận xã hội(6).
Theo báo cáo của WHO (1997), ở Mỹ cứ
1.000 dân có 175 ca ngộ độc thực phẩm và mỗi
năm có 5.000 người chết vì ngộ độc thực phẩm.
Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca ngộ độc thực
phẩm(5).
Tại Việt Nam theo thống kê của Cục an toàn
vệ sinh thực phẩm, trong giai đoạn 01/01/2006
đến 05/11/2008 đã có 473 vụ ngộ độc thực phẩm
với 18.146 người mắc và 201 người chết(1). Đó là
chưa kể tình trạng ngộ độc mãn tính do thức ăn
bị nhiễm các hoá chất độc tích lũy, gây hại trong
cơ thể chưa ai lường hết được. Vì vậy việc tìm
hiểu kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn
thực phẩm của người dân và hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe về an toàn vệ sinh thực
phẩm tác động như thế nào đến kiến thức và
thực hành của người dân là rất quan trọng và
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ người trực tiếp chế biến thức
ăn trong hộ gia đình có kiến thức – thực hành
đúng về VSATTP và mối liên quan giữa tuổi,
giới, trình độ học vấn, thông tin tuyên truyền
VSATTP, tình trạng kinh tế gia đình với kiến
thức – thực hành đúng về VSATTP trong chế
biến thức ăn tại hộ gia đình.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Địa điểm và Thời gian nghiên cứu
Xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh
Long. Từ tháng 02/2008 đến tháng 08/2008
Đối tượng nghiên cứu
Người trực tiếp chế biến thức ăn trong hộ
gia đình tại xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh
Vĩnh Long.
Cỡ mẫu
403 người.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách
phỏng vấn trực tiếp người nội trợ chính trong
gia đình theo bộ câu hỏi được soạn sẵn. Các hộ
gia đình được chọn ngẫu nhiên vào nghiên
cứu bằng cách lập danh sách các hộ gia đình
rồi chọn ngẫu nhiên hộ gia đình đầu tiên để
điều tra, các hộ gia đình tiếp theo được chọn
bằng phương pháp “cổng liền cổng” cho tới
khi có đủ cỡ mẫu thì dừng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3
Xử l ý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được nhập số liệu bằng
phần mềm EpiData 3.02 và phân tích số liệu
bằng phần mềm Stata 8.0. Đánh giá mức độ khác
biệt bằng p-value sử dụng phép kiểm định χ2 với
mức ý nghĩa α=0,05(3)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tỉ lệ người trực tiếp chế biến thức ăn trong
gia đình thuộc nhóm 26-35 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất với 38,21%, tiếp theo là nhóm 36-45 tuổi với
29,03% và nhóm trên 45 tuổi là 19,85%, thấp nhất
là nhóm dưới 25 tuổi với 12,90%.
Trong gia đình người chế biến thức ăn đa số
là nữ với 95,78%. Kết quả này phù hợp nghiên
cứu của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM điều
tra thức ăn đường phố ở Việt Nam (nữ chiếm
91,0%)(4). Tỉ lệ này cho thấy việc nấu ăn trong gia
đình chủ yếu là phụ nữ.
Trình độ học vấn của người dân còn thấp
phần lớn các đối tượng trong mẫu có trình độ
học vấn từ cấp I chiếm tỉ lệ 48,11% (trong đó mù
chữ 4,22%), người có trình độ học vấn cấp II là
34,74%, học vấn cấp III là 13,90% và trên cấp III
là 3,23%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM điều tra
thức ăn đường phố ở Việt Nam với trình độ văn
hoá cấp I trở xuống là 41,10% và có 5,0% chưa
biết chữ(4). Trình độ học vấn thấp điều này sẽ
ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp nhận kiến
thức về VSATTP.
Trong mẫu nghiên cứu, nông dân chiếm tỉ lệ
41,69%, công nhân (13,40%), buôn bán (21,59%),
nội trợ (13,90%) và các ngành nghề khác (9,43%).
Truyền thông Giáo dục sức khỏe về
VSATTP
Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ người có tiếp
xúc với những nguồn thông tin tuyên truyền về
VSATTP là 84,12% và tỉ lệ này ở nhóm không
tiếp xúc là 15,88%. Nguồn thông tin được mọi
người tiếp xúc nhiều nhất là qua tivi, radio với tỉ
lệ 89,09%, kế đến là qua cán bộ y tế 25,96%, áp
phích 17,99%, người thân 16,22%, sách báo
13,27%, cộng tác viên 12,39%, các nguồn khác là
12,98% (trong đó đài phát thanh xã 9,14% và cán
bộ phụ nữ 3,84%) và thấp nhất qua nguồn thông
tin trên internet chỉ với 0,59%.
Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảng 1: Tỉ lệ có kiến thức đúng về các nội dung
VSATTP (n = 403):
Nội dung Tần số Tỉ lệ (%)
Kiến thức vệ sinh môi trường. 61 15,14
Kiến thức vệ sinh dụng cụ 272 67,49
Kiến thức vệ sinh nguồn nước. 71 17,66
Kiến thức vệ sinh trong chế biến và bảo
quản thực phẩm 109 27,05
Kiến thức vệ sinh cá nhân 147 36,66
Kiến thức về ngộ độc thực phẩm. 59 14,64
Kiến thức chung (đúng cả 6 nội dung
trên) 6 1,50
Tỉ lệ đối tượng khảo sát có kiến thức đúng về
các nội dung có liên quan đến VSATTP còn thấp,
nhất là tỉ lệ có kiến thức đúng về ngộ độc thực
phẩm: 14,64%, Kiến thức đúng về vệ sinh môi
trường và vệ sinh nguồn nước (<18%). Qua quan
sát về nguồn nước được sử dụng trong sinh họat
tại hộ gia đình, hầu hết họ sử dụng nước sông
lắng phèn chiếm 73,20%.
Thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm
Bảng 2: Tỉ lệ có thực hành đúng về VSATTP của
người dân trong mẫu nghiên cứu (n = 403):
Nội dung Tần số Tỉ lệ (%)
Nơi chế biến phải cách xa nguồn ô nhiễm 220 54,86
Thùng rác có bao nylon bên trong và có
nắp đậy. 62 15,38
Thực phẩm chín kê cao cách mặt đất trên
60cm 293 72,70
Bảo quản thực phẩm chín và sông riêng. 296 73,45
Cất giữ thức ăn hợp vệ sinh 346 85,86
Dụng cụ chứa nước có nắp đậy. 262 65,01
Thực hành chung (đúng cả 6 nội dung
trên). 33 8,23
Người dân rất quan tâm việc cất giữ thức ăn
hợp vệ sinh được (chiếm 85,86%), bảo quản thực
phẩm chín và sông riêng (73,45%) và thực phẩm
chín kê cao cách mặt đất trên 60cm (72,70%). Tuy
nhiên, thùng rác có bao nylon bên trong và có
nắp đậy chưa được người dân chú ý, tỉ lệ này chỉ
đạt 15,38%. Điều này không chỉ diễn ra trong hộ
gia đình mà tại các quán ăn tình trạng này cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4
rất thường xuyên vì theo kết quả nghiên cứu của
Đặng Văn Chính, Nguyễn Đỗ Phúc, Ngưyễn
Thu Ngọc Diệp, Nguyễn Xuân Mai “Đánh giá
tình trạng VSATTP quán ăn lân cận khu công
nghiệp Tại TP.HCM, Bình Dương, Long
An”(99%) không có dụng cụ chứa rác hay chứa
rác không thích hợp)(2). Nơi chế biến thức ăn
phải cách xa nguồn ô nhiễm đa số chưa đạt yêu
cầu (54,86%) vì điều này còn phụ thuộc vào điều
kiện sống của hộ gia đình.
Mối liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học
vấn, kinh tế gia đình, thông tin về VSATTP với
kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng
cụ, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chế biến, vệ sinh
cá nhân và kiến thức về ngộ độc thực phẩm của
người trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia đình.
Những người có tiếp xúc thông tin tuyên
truyền về VSATTP có kiến thức đúng về vệ sinh
dụng cụ (70,50%) cao hơn những người không
tiếp xúc thông tin tuyên truyền (51,56%) và sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p =
0,003. Ngoài ra cũng có sự khác biệt có nghĩa
thống kê giữa kiến thức về vệ sinh môi trường
với sự tiếp xúc thông tin về VSATTP của người
trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia đình với p =
0,016. Trong đó những người có nghe thông tin
truyền thông thì có kiến thức đúng cao hơn
những người không nghe. Điều này cũng phản
ánh đúng thực tế vì những người được nghe
thông tin truyền thông thì người ta sẽ nhận thức
đúng về những gì cần làm và không được làm
để đảm bảo VSATTP trong chế biến thức ăn tại
hộ gia đình. Vì vậy vấn đề tuyên truyền kiến
thức VSATTP cho người trực tiếp chế biến là rất
cần thiết.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về vệ sinh môi trường với trình độ học
vấn của người trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ
gia đình với p = 0,010. Những người mù chữ có
kiến thức đúng về vệ sinh môi trường là thấp
nhất (11,76%) và cao nhất là những người có học
vấn trên cấp III (38,46%)..
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
trình độ học vấn với kiến thức về vệ sinh nguồn
nước của người trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ
gia đình (p = 0,010), với kiến thức về NĐTP
(p=0,001).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về vệ sinh cá nhân với trình độ học
vấn của người trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ
gia đình với p = 0,010. Những người mù chữ có
kiến thức đúng về vệ sinh cá nhân chiếm tỉ lệ
thấp nhất (29,41%) và cao nhất là những người
có học vấn trên cấp III (75,00%).
Những người học vấn càng cao thì kiến thức
đúng về vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực
phẩm càng tăng. Thấp nhất là những người mù
chữ (5,88%) và cao nhất là những người học vấn
trên cấp III (61,54%), Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê với p=0,001.
Điều này là hợp lý vì những người học vấn
cao thì họ cũng được học kiến thức về vệ sinh
nguồn nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh chế
biến và bảo quản thực phẩm, vệ sinh cá nhân,
kiến thức ngộ độc thực phẩm nói riêng và kiến
thức về VSATTP nói chung. Mặt khác, những
người có học vấn cao hơn thì khả năng tiếp thu
kiến thức về VSATTP qua các phương tiện
truyền thông cũng tốt hơn.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh
dụng cụ, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chế biến,
vệ sinh cá nhân và kiến thức về NĐTP với tuổi,
giới, tình trạng kinh tế của người trực tiếp chế
biến tại hộ gia đình.
Mối liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học
vấn, kinh tế gia đình, có tiếp xúc thông tin
truyền thông về VSATTP với thực hành đúng
của người trực tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia
đình.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành với trình độ học vấn của người trực
tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia đình với p =
0,005. Những người có học vấn cao thì thực hành
đúng về VSATTP nhiều hơn những người học
vấn thấp, những người mù chữ có thực hành
đúng thấp nhất (0%) và những người học vấn
trên cấp III có thực hành đúng cao nhất với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5
30,77%. Đây là cũng điều dễ hiểu vì những
người có học vấn cao có kiến thức đúng về
VSATTP nhiều hơn những người có học vấn
thấp và khi có kiến thức đúng thì sẽ vận dụng
những kiến thức đúng đó vào trong thực hành
chế biến đúng để đảm bảo bữa ăn vệ sinh hàng
ngày cho gia đình.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa thực hành và giới, tuổi, sự tiếp xúc thông
tin về VSATTP hoặc tình trạng kinh tế của người
trực tiếp chế biến tại hộ gia đình.
KẾT LUẬN
Kiến thức và thực hành đúng của người dân
nơi khảo sát còn rất thấp. Tỉ lệ người có kiến
thức đúng về vệ sinh dụng cụ là 67,49%; về vệ
sinh nguồn nước là 17,66%; về vệ sinh trong chế
biến và bảo quản thực phẩm là 27,05%; về vệ
sinh cá nhân chiếm tỉ lệ rất thấp 36,66%; đặc biệt
là kiến thức đúng về ngộ độc thực phẩm chỉ có
14,64%.Tỉ lệ người có kiến thức đúng cả 6 nội
dung trên chỉ đạt 1,50% và thực hành đúng cả 6
nội dung đạt 8,23%.
Người dân có trình độ học vấn càng cao thì
kiến thức đúng và thực hành đúng về VSATTP
càng cao, vì họ có thể tiếp cận được nhiều nguồn
thông tin hơn.
Họat động truyền thông về VSATTP nhiều
nhưng chủ yếu tập trung vào phương tiện
truyền thông đại chúng, vì vậy nó chỉ góp phần
nâng cao kiến thức của người dân nhưng chưa
làm thay đổi hành vi về ATVSTP của người dân
nơi đây.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn
nước, vệ sinh chế biến, vệ sinh cá nhân và kiến
thức về NĐTP với trình độ học vấn. Cũng như
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê kiến thức về
vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ của người
trực tiếp chế biến tại hộ gia đình giữa những
người có tiếp xúc thông tin với những người
không có tiếp xúc thông tin về VSATTP.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
thực hành với trình độ học vấn của người trực
tiếp chế biến thức ăn tại hộ gia đình
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa kiến thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh
nguồn nước, vệ sinh chế biến, vệ sinh cá nhân,
kiến thức về NĐTP cũng như thực hành về
VSATTP với giới, tuổi, thông tin về VSATTP
hoặc tình trạng kinh tế của người trực tiếp chế
biến tại hộ gia đình.
KHUYẾN NGHỊ
Họat động truyền thông nơi khảo sát hiện
chỉ giúp người dân có kiến thức nhưng chưa góp
phần thay đổi việc thực hành chế biến thức ăn
để đảm bảo vệ sinh và an tòan thực phẩm. Điều
này giúp cho những nhà truyền thông cần họach
định chiến lược phù hợp khi tiến hành giáo dục
cho người dân về VSATTP. Để nâng cao kiến
thức và thực hành đúng về VSATTP của người
dân chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
Hình thức truyền thông trực tiếp như giáo
dục sức khỏe cho cá nhân, giáo dục sức khỏe cho
nhóm, tư vấn sức khỏe... cần tiến hành song
song với hình thức truyền thông gián tiếp, trong
đó cần chú trọng hình thức truyền thông trực
tiếp. Điều này đòi hỏi người đi giáo dục phải
được huấn luyện kỹ năng truyền thông giáo dục
sức khỏe.
Cần tiến hành mô hình điểm về truyền
thông thay đổi về VSATTP để có thể nhân rộng
mô hình này cho các địa phương trong khu vực
phía Nam. Việc thực hiện mô hình điểm phải
tiến hành theo những bước đi thích hợp
Tóm lại, như đã trình bày ở trên với mục
đích khảo sát thực trạng kiến thức, thực hành về
VSATTP của những người trực tiếp chế biến
thức ăn trong hộ gia đình tại xã Mỹ An, huyện
Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long và đề ra những
khuyến nghị trên, hy vọng sẽ góp phần cho việc
củng cố và nâng cao kiến thức và thực hành
đúng về VSATTP của người dân tại xã trong thời
gian tới.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm www.VFA.GOV.VN, dữ
liệu thống kê ngộ độc ngày
05/11/2008
2. Đặng Văn Chính, Nguyễn Đỗ Phúc, Nguyễn Thu Ngọc
Diệp, Nguyễn Xuân Mai và CS (2003)- Viện Vệ sinh Y tế
công cộng. Đánh giá tình trạng VSATTP quán ăn bình dân lân
cận khu công nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Long An.
Trong báo cáo hội nghị khoa học VSATTP lần thứ 2 năm
2003. trang 300-305
3. Đỗ Văn Dũng - Phương pháp nghiên cứu khoa học và
phân tích thống kê với phần mềm Stata 8.0. Bộ môn Dân
Số - Thống Kê Y Học và Tin học- Khoa Y Tế Công Cộng -
Đại Học Y Dược Tp.HCM. Lưu hành nội bộ.
4. Hội người tiêu dùng quốc tế, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam, Trung tâm dinh dưỡng
TP.HCM (2003). Hội thảo xây dựng các quy định, chính
sách về việc bán thức ăn đường phố ở Việt Nam. Ngày
26/8/2003
5. Phạm Trần Khánh, Trần Đáng - Cục Quản lý Chất Lượng
VSATTP (2001). Nhận xét Một Số đặc điểm dịch tễ học NĐTP
qua báo cáo các Tỉnh, Thành Phố Về cục Quản Lý CL –VSATTP
năm 1999-2001. Báo cáo khoa học - hội nghị khoa học chất
lương, VSATTP lần 1. TP.HCM, ngày 24-25/10/2001. Trang
139 - 150.
6. Phan Thị Kim - Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kien_thuc_va_thuc_hanh_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_cua_nguo.pdf