Kiến thức‐thái độ‐thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông tại huyện Dương Minh Châu‐ tỉnh Tây Ninh, năm 2013

Kiến thức chung đúng liên quan có ý nghĩa thống kê với thái độ chung đúng. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Học sinh có kiến thức chung đúng sẽ có thái độ chung đúng gấp 1,23 lần các học sinh không có kiến thức chung đúng. Thái độ chung đúng liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành chung đúng. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Học sinh có thái độ chung đúng sẽ có thực hành chung đúng gấp 1,44 lần các học sinh không có thái độ chung đúng. Sự liên quan này phù hợp với các bước có hành vi đúng, khi có kiến thức đúng sẽ kéo theo thái độ đồng thuận cao và chỉ cần ủng hộ thêm niềm tin thì sẽ kéo theo thực hành đúng.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức‐thái độ‐thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông tại huyện Dương Minh Châu‐ tỉnh Tây Ninh, năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 290 KIẾN THỨC ‐ THÁI ĐỘ ‐THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS   CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG   TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU‐ TỈNH TÂY NINH, NĂM 2013  Huỳnh Thị Mỹ*, Nguyễn Duy Phong**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Hiện nay HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có  thuốc chủng ngừa, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là truyền thông thay đổi hành vi. Lứa tuổi thanh thiếu niên,  đang tuổi dậy thì, rất năng động, rất muốn tìm tòi học hỏi về sinh lý, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma túy,  mại dâm là đối tượng dễ bị nhiễm HIV.   Mục  tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống  HIV/AIDS ở học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, năm 2013   Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả  Kết quả: Tỉ lệ học sinh biết về phòng ngừa (75,25%) là cao tuy nhiên còn 24,75 % học sinh chưa biết cách  phòng ngừa nhiễm HIV. Tỉ lệ các học sinh THPT đồng ý với việc sử dụng bao cao su (75,50%), không sử dụng  chung bơm kim tiêm (80,5%). Đa số các học sinh có thực hành không sử dụng chung dụng cụ đúng (81%). Học  sinh thực hành đúng về sử dụng bao cao su là 65,25%, học sinh thực hành đi xét nghiệm khi nghi nhiễm HIV  đúng  là 54,50%. Nguồn cung cấp thông tin chính hiện nay  là 3 nguồn: truyền hình (91,5%), đài phát thanh  (77,75%), báo (75,75%).   Kết luận: Trong công tác giáo dục sức khỏe (GDSK) về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cần chú ý đến  học sinh nam. Tăng cường hơn nữa các phương pháp, phương tiện, hình thức và nội dung GDSK phù hợp với  học sinh THPT.  Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, học sinh trung học phổ thông   ABSTRACT  KNOWLEDGE – ATTITUDE – PRACTICE (KAP) ON PREVENTION OF HIV/AIDS INFECTION  OF STUDENTS IN THE HIGH SCHOOL OF DUONG MINH CHAU DISTRICT – TAY NINH  PROVINCE IN 2013   Huynh Thi My, Nguyen Duy Phong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 290 – 297  Background: The HIV/AIDS pandemic is still dangerous: We don’t have any effective treatment and  vaccine. Health education is the only preventive measure. However, adolescents are very dynamic and  have the behavioral risks for HIV infection: drugs abuse and prostitution.  Objectives: To determine the proprotion of students in the high school having sufficient KAP on prevention  of HIV/AIDS infection and the factors involved.  Methods: Cross‐sectional study.  Results: The rate of students who know about the prevention of HIV infection (75.25%) is quite high. The  percentage of students who agreed to the use of condoms is 75.50%, not sharing used needles 80.5%. The majority  * Trung tâm Y tế Huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh  ** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh   Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Duy Phong ĐT: 0913 155 993 Email: nguyenduyphongvn@yahoo.com* Sở  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  291 of  students do not  share  common  tools  (81%). 65.25%  of  the  students have  correct practices  of  condom use.  54.50% take HIV tests in suspected cases of HIV infection. The students receive information about HIV‐infection  from three sources: television (91.5%), radio (77.75%), newspaper (75.75%).  Conclusion:  Health  education  on  the  prevention  of  HIV/AIDS  should  focus  on  boys.  Health  education  should  include methods, measures,  forms and contents  that  are appropriate  for high  school  students.  Key words: Knowledge – Attitude – Practice; Prevention of HIV/AIDS Infection; Students in High School.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hiện nay HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm,  chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc  chủng ngừa, biện pháp phòng bệnh chủ yếu  là  truyền  thông  thay  đổi  hành  vi.  Việc  khảo  sát  kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại  địa  phương  về  phòng  chống HIV/AIDS  là  rất  cần thiết để cung cấp thông tin hữu ích cho việc  xây dựng  chương  trình  truyền  thông  giáo dục  sức khỏe phù hợp với địa phương(1). Đối tượng  cần  khảo  sát  trong  cộng  đồng  rất  nhiều,  tuy  nhiên  khoảng  1/3  tổng  số  người  đang  nhiễm  HIV/AIDS  là ở độ  tuổi  là 15‐24, phần  lớn  là họ  không biết mình nhiễm virus(2). Số người nhiễm  HIV báo cáo năm 2012 vẫn chủ yếu tập trung ở  nhóm  tuổi  từ  20‐39  tuổi  chiếm  80%  số  người  nhiễm HIV(6). Lứa  tuổi  thanh  thiếu  niên,  đang  tuổi dậy thì, rất năng động, rất muốn tìm tòi học  hỏi về sinh  lý, dễ sa ngã vào các  tệ nạn xã hội  như ma túy, mại dâm là đối tượng dễ bị nhiễm  HIV(3)  và  lứa  tuổi  thanh  thiếu  niên  là  nguồn  nhân lực tương lai của đất nước; đối tượng này  nếu chúng  ta  trang bị đầy  đủ kiến  thức phòng  chống HIV  thì  đại dịch HIV  tại  địa phương  có  thể nằm trong tầm kiểm soát(1)nên trong đề tài  này  chúng  tôi  chỉ  tập  trung  nghiên  cứu  đối  tượng là học sinh trung học phổ thông (THPT).  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát  Xác định tỷ lệ những học sinh THPT huyện  Dương  Minh  Châu,  tỉnh  Tây  Ninh  có  kiến  thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống  HIV/AIDS và các yếu tố liên quan.  Mục tiêu cụ thể  Xác định tỷ lệ những học sinh THPT có kiến  thức thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây  nhiễm HIV/AIDS.   Xác định tỷ lệ của những nguồn thông tin về  giáo dục  sức  khỏe phòng  chống HIV/AIDS  tại  điạ phương.  Xác định mối  liên quan giữa kiến thức, thái  độ, thực hành với những đặc tính chung của các  học sinh THPT: Tuổi, phái, học vấn, hoàn cảnh  kinh tế.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Cắt ngang mô tả  Địa điểm nghiên cứu  Huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây ninh  Đối tượng nghiên cứu  Học sinh THPT đang học  tại huyện Dương  Minh Châu trong năm 2012.  Cỡ mẫu  Áp dụng công thức    n  =  [ Z2 (1‐ /2) . P ( 1 – P ) ] / d2    Với các trị số : P = 50% = 0,5; Z  = 1,96 và d =  0,05  Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là n = 385 lấy tròn  thành 400  Kỹ thuật chọn mẫu   Tại Huyện Dương Minh Châu  có  3  trường  THPT:  Trường  THPT  Dương  Minh  Châu,  Trường THPT Nguyễn  Đình Chiểu và Trường  THPT  Nguyễn  Thái  Bình.  Áp  dụng  phương  pháp  kết  hợp  lấy mẫu  ngẫu  nhiên  phân  tầng,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 292 chọn mẫu cho từng tầng, chọn mẫu cho các tầng  nhỏ. Với cách chọn như vậy, tính cụ thể như sau:  chọn mẫu  cho  từng  tầng,  chọn ngẫu nhiên  các  đối tượng từng tầng cần điều tra đủ số mẫu đã  chọn.   Phương pháp thu thập số liệu  Phỏng vấn  trực  tiếp dựa vào bộ câu hỏi có  cấu trúc soạn sẵn.   Xử lý và phân tích số liệu  Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm  STATA phiên bản 11.0  KẾT QUẢ  Bảng 1: Tần số và tỷ lệ mẫu nghiên cứu phân bố theo  các đặc tính chung (n= 400)  Đặc tính Tần số Tỷ lệ % Nhóm tuổi : < 17 130 32,50  17 270 67,50 Phái Nam 169 42,25 Nữ 231 57,75 Học vấn Lớp 10 156 39,00 Lớp 11 132 33,00 Lớp 12 112 28,00 Hoàn cảnh kinh tế Khá 70 17.50 Đủ sống 295 73,75 Khó khăn 35 8,75 Đối tượng nghiên cứu đa số  là các học sinh  THPT  có  tuổi  từ  17  trở  lên  (  67,5%).  Phái  nữ  chiếm (57,75%). Học vấn  lớp 10 chiếm cao nhất  (39%).  Kinh  tế  đủ  sống  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  (73,75%).  Bảng 2 : Tần số và tỷ lệ mẫu nghiên cứu phân bố  theo các nguồn thông tin về HIV(n=400)  Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ % Đã từng nghe HIV/AIDS Có nghe 396 99,00 Chưa nghe 4 1,00 Đài phát thanh 311 77,75 Truyền hình 366 91,5 Báo 303 75,75 Bạn bè 237 59,25 Nhà trường 275 68,75 Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ % Nhân viên y tế 143 35,75 Tranh, áp phích 203 50,75 Nguồn khác 72 18,00 Đa số các học sinh THPT đã  từng nghe nói  về HIV/AIDS  (99%). Nguồn cung cấp  thông  tin  về  HIV/AIDS  chính  là  3  nguồn:  Truyền  hình  (91,5%), Đài (77,75%), Báo (75,75%).  Bảng 3: Tần số và tỷ lệ học sinh phân bố theo kiến  thức về HIV/AIDS (n=400)  Kiến thức Biết n (%) Không biết n (%) Nguyên nhân 329(82,46) 70(17,54) Triệu chứng 329(59,90) 160(40,10) Đường lây truyền 341(85,25) 59(14,75) Điều trị 254(63,50) 146(36,50) Phòng ngừa 297(74,25) 103(25,75) Trách nhiệm 338(84,50) 62(15,50) Kiến thức chung 97(24,25) 303(75,75) Tỉ  lệ  các học  sinh THPT  biết nguyên nhân  gây bệnh HIV/AIDS là (82,46%), biết triệu chứng  (59,90%),  biết  đường  truyền  (85,25%),  biết  về  điều  trị  (63,5%),  biết  về  phòng  ngừa  (74,25%),  biết  trách  nhiệm  trong  công  tác  phòng  chống  HIV/AIDS  (84,5%) và có kiến  thức chung đúng  (24,25%).  Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa  và những thuộc tính của học sinh THPT (n = 400)  Đặc tính Kiến thức p PR (KTC 95%) Biết n(%) Không n(%) Nhóm tuổi  17 213(78,89) 57(21,11) 0,01 1,22(1,05-1,40) < 17 84(64,62) 46(35,38) Phái Nữ 179(77,49) 52(22,51) 0,08 1,1(0,98-1,25) Nam 118(69,82) 51(30,18) Học vấn Lớp 10 96(61,54) 60(38,46) 1 Lớp 11 103(78,03) 29(21,97) <0,001 1,26(1,08- 1,47) Lớp 12 98(87,5) 14(12,5) 1,42(1,22- 1,63) Hoàn cảnh kinh tế Khá 53(75,71) 17(24,29) 1,06(0,82-1,35) Đủ sống 219(74,24) 76(25,76) 0,64 1,03(0,83- 1,29) Khó khăn 25(71,43) 10(28,57) 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  293 Tuổi  của học  sinh THPT  có  liên quan  có ý  nghĩa  thống  kê  với  kiến  thức  về  phòng  ngừa.  Học sinh có tuổi từ 17 tuổi trở lên biết kiến thức  về phòng ngừa cao 1,22 lần so với học sinh tuổi  nhỏ hơn 17 với p=0,01. Có  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa học vấn  của học  sinh THPT với  kiến  thức về phòng ngừa. Học sinh có học vấn  lớp 11 có kiến thức về phòng ngừa cao 1,26  lần  so với học sinh lớp 10 và học sinh có học vấn lớp  12 biết kiến thức về phòng ngừa cao 1,42 lần so  với học  sinh  lớp 10 với p<0,001. Không  có  liên  quan giữa các đặc  tính phái, hoàn cảnh kinh  tế  của học sinh THPT với kiến thức về phòng ngừa.   Bảng 5: Tần số và tỷ lệ học sinh phân bố theo thái độ  về những biện pháp dự phòng và thái độ đối với  người nhiễm HIV (n=400)  Biện pháp dự phòng Đồng ý n (%) Không đồng ý n (%) Sử dụng bao cao su 302(75,50) 98(24,50) Sử dụng chung kim tiêm 322(80,5) 78(19,50) Sống chung thủy 312(78) 88(22) Không phân biệt đối xử 326(81,50) 74(18,50) Tôn trọng người có HIV 316(79) 84(21) Không xa lánh kỳ thị 310(77,69) 89(22,31) Thái độ chung về phân biệt đối xử 286(71,50) 114(28,50) Thái độ các học sinh THPT đồng ý các biện  pháp  phòng  lây  nhiễm  HIV/AIDS  trên  75%.  Nhưng thái độ chung về phân biệt đối xử chỉ đạt  71,50%.  Bảng 6: Tần số và tỷ lệ học sinh phân bố theo thực  hành về các biện pháp dự phòng  THỰC HÀNH THỰC HÀNH Đúng n ( % ) Không n ( % ) Dùng chung dụng cụ cắt móng tay 329 (82,46) 70 (17,54) Dùng chung dụng cụ cạo râu 355 (88,75) 45 (11,25) Dùng chung dụng cụ lấy rái tai 324 (81,00) 76 (19) Dùng chung dụng cụ chải rang 378 (94,50) 22 (5,5) Thực hành chung dụng cụ 301 (75,25) 99 (24,75) Có tham dự tập huấn sử dụng bao cao su 261 (65,25) 139 (34,75) Đi xét nghiệm khi nghi nhiễm HIV 218 (54,50) 182 (45,50) Tham gia câu lạc bộ 119 (29,5) 281 (70,25) Đa  số  các học  sinh  có  thực hành không  sử  dụng chung dụng cụ đúng trên 81%, số học sinh  có  thực hành  chung dụng  cụ đúng  là 75,25 %.  Học sinh có tham dự  tập huấn về sử dụng bao  cao su đúng là 65,25%, học sinh thực hành đi xét  nghiệm khi nghi nhiễm HIV đúng  là 54,50% và  học sinh  thực hành  tham gia câu  lạc bộ phòng  chống HIV/AIDS là 29,5%.   Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thái  độ chung   Kiến thức chung Thái độ chung p PR (KTC 95%) Đồng ý n(%) Không n(%) Đúng 81( 83,51) 16(16,49) 0,002 1,23 (1,09-1,38) Sai 205(67,66) 98(32,34) Học sinh có kiến thức chung đúng sẽ có thái  độ chung đồng ý gấp 1,23 lần các học sinh không  có kiến thức chung đúng.   Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực  hành chung   Kiến thức chung Thực hành chung p PR (KTC 95%) Đúng n(%) Sai n(%) Đúng 73(75,26) 24(24,74) 0,99 1,00 ( 0,87-1,14) Sai 228(75,25) 75(24,75) Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê  giữa kiến thức chung đúng với thực hành chung  đúng.   Bảng 9: Mối liên quan giữa thái độ chung và thực  hành chung   Thái độ chung Thực hành chung p PR (KTC 95%)Đúng n(%) Sai n(%) Đồng ý 236 (82,52) 50 (17,48) <0,001 1,44 (1,22-1,71) Không đồng ý 65 (57,02) 49 (42,98) Học sinh có thái độ chung đồng ý sẽ có thực  hành  chung  đúng  gấp  1,44  lần  các  học  sinh  không có thái độ chung đồng ý.   BÀN LUẬN  Phương  pháp  chọn mẫu  ngẫu  nhiên  phân  tầng  mang  tính  đại  diện  cho  học  sinh  toàn  huyện. Do  đó, kết quả nghiên  cứu về  đặc  tính  chung của mẫu đại diện cho dân số nghiên cứu  tại huyện Dương Minh Châu.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 294 Những  nguồn  thông  tin  về  phòng  chống  HIV/AIDS.  Hầu hết các học sinh THPT đã từng nghe nói  về HIV/AIDS (99%). Đây  là một điểm thuận  lợi  cho  công  tác  phòng  chống HIV/AIDS  và  cũng  cho  thấy  hiệu  quả  của  chương  trình  phòng  chống  HIV/AIDS  trong  thời  gian  qua.  Nguồn  thông  tin  chính  về HIV/AIDS mà  các học  sinh  THPT  được  cung  cấp  đó  là  là 3 nguồn:  truyền  hình  (91,5%),  đài  phát  thanh  (77,75%),  báo  (75,75%).  Các  nguồn  thông  tin  khác  như  nhà  trường (68,75%), bạn bè (59,25%), tranh áp phích  (50,75%),  nhân  viên  y  tế  (35,75%),  nguồn  khác  (18%). Đặc biệt nguồn  thông  tin  từ  truyền hình  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  91,5%.  Tỉ  lệ  này  cao  hơn  nghiên cứu của Lữ Thị Khuê Tú tại tỉnh Bến Tre  năm  2007  (53,47%)(4),  điều  này  được  lý  giải do  thời  điểm  nghiên  cứu  khác  nhau  nên  kết  quả  khác nhau hoặc  cách  tiếp  cận  các nguồn  thông  tin qua truyền hình tại Tây Ninh  là cao hơn  tại  Bến Tre. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có  điểm giống nhau là tiếp cận qua truyền hình đều  đạt trên 50 %. Kết quả này cho thấy tác dụng rất  tốt  của  kênh  thông  tin  này,  vì  truyền  hình  là  kênh  thông  tin đại chúng có khả năng  tiếp cận  với cộng đồng cao nhất và hiện  tại hầu hết các  gia đình đều có truyền hình để sử dụng. Truyền  thông  từ nhân viên y  tế  chỉ  chiếm 35,75%. Kết  quả này cao hơn nghiên cứu của Lữ Thị Khuê Tú  tại tỉnh Bến Tre năm 2007 (12,6%)(4); nhân viên y  tế  truyền  thông  đến người dân  là kênh  truyền  thông  trực  tiếp  rất  quan  trọng  trong  việc  thiết  lập hành vi mới có lợi cho sức khỏe. Đây là bước  thành công ban đầu của ngành y  tế  trong  thực  hiện GDSK cho người dân vì hiện tại số biên chế  của ngành y tế thì thấp mà áp lực công việc thì  nhiều  trong  việc  thực  hiện  khám  chữa  bệnh.  Ngành y tế cần tổ chức nhiều lớp tập huấn cho  giáo viên các trường THPT để củng cố kiến thức  cho giáo viên và giúp cho giáo viên có thêm kiến  thức  để  hướng  dẫn  cho  học  sinh  kiến  thức  phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, nên củng cố và  duy  trì 3 nguồn  thông tin  truyền hình, đài, báo  và  củng  cố,  tăng  cường  thêm  các nguồn  thông  tin từ nhân viên y tế và nhà trường THPT về số  lượng và  chất  lượng, bằng nhiều hình  thức và  nội dung khác nhau phù hợp với mọi đối tượng.  Các yếu tố liên quan đến kiến thức  Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thuộc  tính  tuổi  của  học  sinh THPT  với  kiến  thức  về  đường lây, phòng chống. Học sinh có tuổi từ 17  trở lên biết kiến thức về đường lây, phòng ngừa  cao hơn so với học sinh tuổi nhỏ hơn 17. Có liên  quan có ý nghĩa thống kê giữa học vấn của học  sinh  THPT  với  kiến  thức  về  nguyên  nhân,  đường  lây, phòng  chống. Học  sinh  có học vấn  càng  cao  có kiến  thức về nguyên nhân,  đường  lây, phòng  chống  càng  cao. Điều này  có  thể  lý  giải  tuổi càng cao và học vấn càng cao  thì kiến  thức  đường  lây và phòng  chống  có  được  càng  cao. Kết quả này  tương  tự kết quả nghiên  cứu  của Lữ Thị Khuê Tú tại tỉnh Bến Tre năm 2007(4)  (Học vấn hơn một khối  lớp  thì kiến  thức  càng  thấp).  Có  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  thuộc  tính  phái  của  học  sinh  THPT  với  kiến  thức về trách nhiệm. Học sinh có phái là nữ có  kiến  thức về  trách nhiệm  cao hơn  so với học  sinh phái nam. Điều này có thể lý giải học sinh  nữ quan  tâm  đến  trách nhiệm  trong  công  tác  phòng  chống HIV/AIDS hơn nam giới. Trong  TTGDSK cần chú ý đến từng nhóm đối tượng  để có phương pháp và nội dung tuyên truyền  cho phù hợp.  Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng kinh  tế gia đình của học sinh THPT có  liên quan với  kiến  thức  về  nguyên  nhân. Học  sinh  có  hoàn  cảnh kinh tế khó khăn biết nhiều hơn học sinh có  điều  kiện  kinh  tế  khá  và  đủ  sống.  Chúng  tôi  nhận thấy không có liên quan có ý nghĩa thống  kê giữa  thuộc  tính  tuổi, phái, học vấn, kinh  tế  của học sinh THPT với kiến thức chung.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  295 Thái độ của các học sinh THPT đối với các  biện pháp dự phòng HIV/AIDS  Tỉ  lệ các học sinh THPT đồng ý với việc sử  dụng bao cao su là 75,50%. Kết quả này phù hợp  với nghiên cứu của Lữ Thị Khuê Tú tại tỉnh Bến  Tre năm 2007 là 78,77%(4). Đây là điều mà chúng  ta mong đợi vì việc chấp nhận sử dụng bao cao  su  trong  quan  hệ  tình dục  sẽ  phòng  được  các  bệnh  lây truyền qua dường  tình dục nói chung  và sẽ phòng  lây nhiễm HIV nói riêng một cách  hiệu quả.  Tỉ lệ học sinh đồng ý không sử dụng chung  bơm kim  tiêm  (80,5%)  cao hơn kết quả nghiên  của Lữ Thị Khuê Tú (4) tại tỉnh Bến Tre năm 2007  (55,75%).  Điều này  có  thể  lý giải do  thời  điểm  nghiên  cứu  khác  nhau  nên  kết  quả  cũng  khác  nhau hoặc do công tác tuyên truyền tại Tây Ninh  nhấn mạnh đến việc không nên sử dụng chung  bơm kim tiêm hơn ở Bến Tre nên kết quả cũng  khác biệt.   Kết quả nghiên cứu cho  thấy  tỉ  lệ học sinh  chấp nhận sống chung thủy (78% ) để phòng lây  nhiễm HIV  là cao. Điều này  là điều đáng động  viên khuyến khích, bởi vì thái độ đồng tình sống  chung thủy  là hoàn toàn đúng vì sẽ giảm nguy  cơ lây truyền HIV từ người này qua người khác.  Khi có thái độ đúng sẽ kéo theo việc thực hành  đúng trong việc phòng chống HIV/AIDS(5).  Tỉ  lệ  các  học  sinh  THPT  đồng  ý  với  việc  không  phân  biệt  đối  xử  (81,50%),  tôn  trọng  người nhiễm HIV  (79%), không  xa  lánh kỳ  thị  (77,69%) và có thái độ chung về phân biệt đối xử  (71,50%).  Như vậy thái độ các học sinh THPT đồng ý  các biện pháp phòng  lây nhiễm HIV/AIDS  trên  75%. Nhưng thái độ chung về phân biệt đối xử  chỉ  đạt  71,50%. Thái  độ  đồng  ý  các  biện  pháp  phòng lây nhiễm đạt tỉ lệ cao là điều đáng phấn  khởi vì chương trình GDSK tại địa phương bước  đầu đã đạt dược nhiều thành công khi người ta  có thái độ chấp nhận thì sẽ tiến tới thực hành các  hành  vi  có  lợi  cho  sức  khỏe  cao  hơn,  đây  là  mong  đợi  của  ngành  y  tế.  Thái  độ  chung  về  không phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV  cao trên 70% là điều mà toàn xã hội mong đợi vì  Chương  trình GDSK  tại  địa phương bước  đầu  thành công với phần đông người trong xã hội có  thái độ đúng khi chấp nhận người nhiễm HIV.  Những  yếu  tố  liên  quan  đến  thái  độ  về  phòng chống HIV/AIDS.  Tuổi, học vấn của học sinh THPT  liên quan  có ý nghĩa thống kê với thái độ đúng về sử dụng  bao cao su khi quan hệ tình dục, không sử dụng  chung bơm kim tiêm, sự chung thủy một vợ một  chồng. Học sinh có tuổi từ 17 trở lên, học vấn lớp  11 hay  lớp 12 có  thái độ đúng về sử dụng bao  cao  su  khi  quan  hệ  tình  dục,  không  sử  dụng  chung bơm kim tiêm, sự chung thủy một vợ một  chồng cao hơn so với học sinh  tuổi nhỏ hơn 17  và học sinh lớp 10. Điều này có thể do kiến thức  về phòng ngừa của học sinh có tuổi cao và học  vấn cao thì có kiến thức cao hơn nên có kiến thức  đúng sẽ kéo theo thái độ đúng cao hơn, điều này  là phù hợp.   Tuổi của học sinh THPT liên quan có ý nghĩa  thống kê với thái độ chung về phân biệt đối xử,  kỳ thị. Học sinh có tuổi từ 17 tuổi trở lên thái độ  chung về phân biệt đối xử, kỳ thị cao hơn so với  học  sinh  tuổi  nhỏ  hơn  17.  Có  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống kê giữa phái của học sinh với  thái  độ chung về phân biệt đối xử, kỳ  thị. Học sinh  phái nữ có thái độ chung đúng về phân biệt đối  xử, kỳ thị cao hơn so với học sinh nam. Có liên  quan có ý nghĩa thống kê giữa học vấn của học  sinh THPT với  thái  độ  chung về phân biệt  đối  xử, kỳ thị. Học sinh có học vấn lớp 11, lớp 12 có  thái độ chung đúng về phân biệt đối xử, kỳ thị  cao  hơn  so  với  học  sinh  lớp  10.  Kết  quả  này  chứng tỏ chương trình TTGDSK tại địa phương  bước đầu thành công. Chúng ta cần tăng cường  TTGDSK về phòng chống HIV và chú ý đến đặc  điểm từng đối tượng như tuổi, phái và trình độ  học vấn để có nội dung và phương pháp truyền  thông hiệu quả nhất.  Tình  trạng  kinh  tế  gia  đình  của  học  sinh  THPT  không  có  liên  quan  với  thái  độ  phòng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 296 chống  lây nhiễm HIV/AIDS. Điều này có  thể  lý  giải  là dù các học sinh có hoàn cảnh kinh  tế  là  khá hay đủ sống hay khó khăn điều nhận được  các  nguồn  thông  tin  giống  nhau,  nên  có  kiến  thức giống nhau, không có sự khác biệt; do đó  kéo  theo  thái độ giống nhau cũng không có sự  khác  biệt. Hay  dù  học  sinh  có  kiến  thức  khác  nhau nhưng sự quan tâm đến việc phòng chống  HIV/AIDS  là giống nhau nên không có sự khác  biệt.  Đây  là  sự  thành  công  của  chương  trình  GDSK của địa phương vì học sinh bước đầu đã  quan  tâm  đến  việc  phòng  chống  HIV/AIDS  trong khi bệnh này hiện chưa có  thuốc điều  trị  đặc hiệu và cũng chưa có thuốc chủng ngừa.  Thực  hành  của  các  học  sinh  THPT  về  các  biện pháp phòng chống HIV/AIDS.  Tỉ lệ học sinh thực hành đúng không dùng  chung dụng cụ cắt móng  tay  (82,46%), không  dùng chung dụng cụ cạo râu  (88,75%), không  dùng chung dụng cụ  lấy ráy  tai  (81%), không  dùng chung dụng cụ chải răng (94,50%). Thực  hành  chung  dụng  cụ  đúng  (75,25%);  kết  quả  này cao hơn kết quả nghiên cứu kiến thức‐thái  độ‐thực  hành  của  học  sinh  THPT  tại  Ninh  Thuận của Lê Trọng Lưu, Nguyễn Đỗ Nguyên  là 61,8%(3) nhưng thấp hơn nghiên cứu của Lữ  Thị Khuê Tú tại tỉnh Bến Tre năm 2007 là 86,96  %  (4).  Điều này  có  thể  lý giải  là do  thời  điểm  nghiên  cứu  khác  nhau  kết  quả  nghiên  cứu  cũng  khác  nhau. Nhưng  điều  chúng  ta  quan  tâm  là vẫn còn một  tỉ  lệ 24,75% học  sinh vẫn  thực hành không đúng về sử dụng dụng cụ cá  nhân  để  vệ  sinh. Chương  trình  giáo  dục  sức  khỏe  tại  địa  phương  cần  tăng  cường  tuyền  thông  các  thông  tin  phòng  ngừa  nhiễm HIV  bắng cách không sử dụng các dụng cụ cá nhân  như dụng cụ cắt móng tay, cạo râu  Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh có  thực  hành  sử dụng  bao  cao  su  đúng  (65,25%).  Điều này nghĩa là còn 24,75% học sinh thực hành  sai về không  sử dụng bao  cao  su khi quan hệ  tình  dục.  Địa  phương  cần  tuyên  truyền,  vận  động thêm nên sử dụng bao cao su khi quan hệ  tình dục ngoài hôn nhân để phòng ngừa nhiễm  HIV. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ học  sinh có thực hành đi xét nghiệm khi nghi nhiễm  HIV (54,50%); Tham gia câu lạc bộ (29,5%).  Tỉ  lệ học  sinh THPT  thực hành về  các biện  pháp phòng chống lây nhiễm HIV qua các dụng  cụ đúng là trên 75% .Tuy nhiên, vẫn còn 25% các  học sinh chưa thực hành đúng việc phòng chống  là điều đáng lo ngại. Đây là thiếu sót của chương  trình giáo dục sức khỏe tại địa phương. Để khắc  phục vấn đề này chúng ta phải thực hiện truyền  thông  thường xuyên đầy đủ cho các đối  tượng  và  các  các  nội  dung  mang  tính  hệ  thống  từ  nguyên  nhân,  triệu  chứng,  đường  lây,  cách  phòng  chống  HIV/AIDS.  Kết  quả  nghiên  cứu  cho thấy thực hành không thể quan sát đánh giá  nên thể hiện tính chưa chặt chẽ của đề tài nghiên  cứu vì chưa có phần quan sát thực tế. Tuy nhiên,  với nhiều câu hỏi cho phần thực hành thì phần  nào  kết  quả  cũng  có  tính  tương  đối  đúng  khi  nhận định về phần thực hành của học sinh.  Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực  hành  Kiến thức chung đúng liên quan có ý nghĩa  thống  kê  với  thái  độ  chung  đúng.  Mối  liên  quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Học  sinh  có  kiến  thức  chung  đúng  sẽ  có  thái  độ  chung đúng gấp 1,23 lần các học sinh không có  kiến thức chung đúng.   Thái  độ  chung  đúng  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  thực  hành  chung  đúng. Mối  liên  quan này  có ý nghĩa  thống kê với p<0,05. Học  sinh  có  thái  độ  chung  đúng  sẽ  có  thực  hành  chung đúng gấp 1,44 lần các học sinh không có  thái độ chung đúng.   Sự  liên quan này phù hợp với  các bước  có  hành vi đúng, khi có kiến thức đúng sẽ kéo theo  thái độ đồng thuận cao và chỉ cần ủng hộ thêm  niềm tin thì sẽ kéo theo thực hành đúng.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  297 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ  Tỉ lệ học sinh biết về phòng ngừa (75,25%) là  cao  tuy  nhiên  còn  24,75 %  học  sinh  chưa  biết  cách phòng ngừa nhiễm HIV.   Tỉ  lệ các học sinh THPT đồng ý với việc sử  dụng bao cao su (75,50%), không sử dụng chung  bơm kim tiêm (80,5%), sống chung thủy (78%).  Đa  số  các học  sinh  có  thực hành không  sử  dụng chung dụng cụ đúng (81%). Học sinh thực  hành đúng về sử dụng bao cao su là 65,25%, học  sinh  thực  hành  đi  xét  nghiệm  khi  nghi  nhiễm  HIV đúng là 54,50% và học sinh thực hành tham  gia câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS là 29,5%.  Nguồn cung cấp thông tin chính hiện nay là  3 nguồn: Truyền hình (91,5%), Đài (77,75%), Báo  (75,75%).   Trong GDSK cần lưu ý những điểm:   + Tuyên  truyền  sâu  rộng  trong học sinh và  nhân dân  các  thông  tin về HIV/AIDS:  các biện  pháp  phòng  chống  và  trách  nhiệm  của  mọi  người.  + Cần chú ý học sinh nam.   +  Tăng  cường  hơn  nữa  các  phương  pháp,  phương tiện, hình thức và nội dung GDSK phù  hợp với học sinh THPT. Duy trì các nguồn thông  tin  chính  truyền  hình,  đài,  báo  và  phát  triển  thêm nhiều nguồn thông tin mới. Trang bị thêm  kiến thức phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ y  tế, nhân viên y tế ấp, cộng tác viên phòng chống  HIV/AIDS, giáo viên các trường phổ thông.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Hammett TM, Des Jarlais D, Johnston P (2007). HIV prevention  fPR  injection  drug  users  in  China  and  Vietnam:  policy  and  research considerations. Glob Public Health 2(2): 125‐139.  2. Kaljee LM, Genberg B, Riel R,  et  al  (2005). Effectiveness  of  a  thePRy‐based risk reduction HIV prevention program fPR rural  Vietnamese adolescentsʺ. AIDS Educ Prev. 17(3): 185‐199.  3. Lê Trọng Lưu, Nguyễn Đỗ Nguyên  (2004). Kiến  thức‐thái độ‐  thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông  trung học tỉnh Ninh Thuận năm 2004. Y học TP.HCM. 9(1). 100‐ 104.  4. Lữ Thị Khuê Tú (2007). Kiến thức‐ Thái độ ‐Thực hành phòng  chống HIV/AIDS của học sinh THPT Lê Quý Đôn huyện Bình  Đại tỉnh Bến Tre năm 2007. Luận văn tốt nghiệp Cao học Y tế  công cộng. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 88‐90.  5. Nguyễn  Đỗ  Nguyên,  Nguyễn  Văn  Kính,  Nguyễn  Văn  Lơ  (2010). Kiến  thức.  thái độ.  thực hành phòng chống HIV/AIDS  của thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phường  19 và 22. Bình Thạnh. TP. Hồ Chí Minh. Y học TP.HCM. 14. (8)  105‐111.  6. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tây Ninh (2011) Báo cáo hoạt  đông năm 2010. Tây Ninh. Tr.2‐4.  Ngày nhận bài báo:       13/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   15/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thucthai_dothuc_hanh_ve_phong_chong_hivaids_cua_hoc_sin.pdf
Tài liệu liên quan