Kinh nghiệm và niềm tin về xử trí sốt của cha mẹ trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi TP. Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này đã nêu bật lên những chia sẻ về kinh nghiệm và niềm tin liên quan đến xử trí sốt trẻ em của cha mẹ. Kinh nghiệm xử trí trẻ sốt của cha mẹ chủ yếu là xác định thân nhiệt, lau mát bằng nước ấm và dùng thuốc hạ sốt. Các biện pháp dân gian vẫn còn tồn tại nhưng không phổ biến. Cha mẹ có được kinh nghiệm xử trí trẻ sốt khi trẻ bị bệnh và nằm viện thông qua chỉ dẫn của bác sĩ và điều dưỡng. Lời khuyên của người thân trong gia đình và thông tin chăm sóc trẻ sốt trên các phương tiện truyền thông cũng ít nhiều tác động đến xử trí trẻ sốt của cha mẹ. Cha mẹ cần được nhấn mạnh hiểu rõ tác dụng có lợi của sốt đối với cơ thể và hướng dẫn xử trí trẻ sốt theo khoa học chứng cứ không gây hại hay khó chịu cho trẻ. Những chia sẻ về niềm tin của cha mẹ trong nghiên cứu này là nền tảng để tiếp bước cho nghiên cứu sau xác định mối quan hệ về các yếu tố thái độ, tác động cá thể trong xã hội và khả năng tự kiểm soát lên những dự định và hành vi xử trí trẻ sốt của họ

pdf9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm và niềm tin về xử trí sốt của cha mẹ trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 199 KINH NGHIỆM VÀ NIỀM TIN VỀ XỬ TRÍ SỐT CỦA CHA MẸ TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TP.HỒ CHÍ MINH Trần Thụy Khánh Linh*, Huỳnh Trương Lệ Hồng*, Anne Walsh**, Helen Edwards** TÓM TẮT Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cách xử trí trẻ sốt của cha mẹ không phải lúc nào cũng phù hợp và dựa vào khoa học chứng cứ. Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm về sốt, kinh nghiệm và những niềm tin nổi bật của cha mẹ trẻ về xử trí sốt trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn theo mục cá nhân trực tiếp ghi nhận ý kiến tường thuật của 32 cha/ mẹ được chọn ngẫu nhiên đã từng chăm sóc trẻ sốt (6 tháng đến 5 tuổi) tại một số khoa Nội của Bệnh viện Nhi. Bảng phỏng vấn gồm những câu hỏi mở về thân nhiệt cho là sốt, tác dụng của sốt, cách xử trí trẻ sốt, nguồn thông tin và các câu hỏi dựa theo học thuyết Hành vi Hoạch định để xác định niềm tin của cha mẹ. Ý kiến cha mẹ phản hồi được phân tích nội dung và tính tần suất tương đối. Kết quả: Khái niệm của cha mẹ về sốt rất khác nhau. Họ chưa nhận ra tác dụng có lợi của sốt mà quan tâm nhiều đến tác hại sốt gây ra. Kinh nghiệm xử trí sốt phổ biến là xác định thân nhiệt, lau mát và dùng thuốc hạ sốt. Niềm tin về xử trí sốt được cha mẹ chia sẻ chi tiết. Kết luận: Kinh nghiệm xử trí trẻ sốt của cha mẹ tác động bởi khái niệm của họ về sốt, tác dụng của sốt và những nguồn thông tin đa dạng. Niềm tin của cha mẹ trong vấn đề xử trí sốt trẻ em giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc về hành vi của họ. Phản ứng có lợi của sốt cần được nhấn mạnh cho cha mẹ hiểu rõ, từ đó hướng dẫn họ cách xử trí trẻ sốt phù hợp dựa trên khoa học chứng cứ. Từ khóa: sốt, trẻ em, cha mẹ, phỏng vấn theo mục ABSTRACT EXPERIENCES AND BELIEFS ABOUT CHILDHOOD FEVER MANAGEMENT AMONG PARENTS OF CHILDREN FROM 6 MONTHS TO 5 YEARS OF AGE IN HO CHI MINH CHILDREN'S HOSPITALS Tran Thuy Khanh Linh, Huynh Truong Le Hong, Anne Walsh, Helen Edwards * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 200 - 208 Fever is a common symptom of childhood illness; however, parental fever management is not always appropriate and based on the latest scientific evidence. Objectives: A study was undertaken that identified parents’ concepts of fever and its effects, their experiences and salient beliefs in relation to childhood fever management. Methods: This study used a face-to-face interview schedule to collect structured self-report data from a convenience sample of 32 parents of febrile children from six months to five years of age at several medical wards at Children’s Hospitals. The interview schedule was comprised of open-ended questions which ask parents what temperature indicates a fever; the effects of fever; fever management methods, information sources and a set of questions based on the tenets of the Theory of Planned Behaviour. Parents’ responses were content analysed and *Bộ môn Điều dưỡng Đại học Y Dược TP.HCM, ** Trường Điều dưỡng Đại học Công Nghệ Queensland, Úc Tác giả liên lạc: Ths ĐD Trần Thụy Khánh Linh, Điện thoại: 08 3857 0760, Email: t20.tran@student.qut.edu.au Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 200 frequency reported. Findings: Concepts of fever varied among parents. They have not recognised beneficial effects of fever but concerned about its harmful effects. Parental common fever management included measuring body temperature, tepid sponging and administering antipyretics. They responded very detailed beliefs in relation to fever management. Conclusions: Parents’ fever management experiences were influenced by their concepts of fever, its effects and the information sources they learnt. The beliefs they provided gave insight into the current behaviour of parents’ fever management. Parents need to be emphasised the beneficial effects of fever and provided latest scientific evidence about childhood fever management. Keywords: fever, childhood, parents, interview schedules ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt là triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ và nguyên nhân phổ biến cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám và điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu kiến thức và cách xử trí sốt trẻ em của cha mẹ từ thập niên 90 trên nhiều nước khác nhau và vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến nay. Tuy nhiên kiến thức và xử trí trẻ sốt theo khoa học chứng cứ của cha mẹ vẫn còn hạn chế. Một nghiên cứu năm 2007 ở Brazin nhận định rằng sốt là nguyên nhân chính cha mẹ đưa trẻ đến phòng cấp cứu vì sợ sốt cao có thể dẫn đến co giật cho trẻ(2). Các nghiên cứu khác tại Mỹ và Anh cũng tìm thấy kết quả tương tự khi cha mẹ lo lắng lúc trẻ sốt vì cho rằng sốt cao gây co giật và tổn thương não(6,13,3). Kiến thức của cha mẹ về nhiệt độ bình thường, nhiệt độ sốt có thể gây hại cho trẻ còn nhiều điều bàn luận qua các nghiên cứu. Cha mẹ ít khi nhận thức được phản ứng có lợi của sốt mà quan tâm đến tác hại của sốt cho nên thường mong muốn hạ sốt tích cực bằng phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc thường dùng là mặc quần áo thoáng, cung cấp nhiều dịch và lau mát bằng nước âm ấm(13,3,17). Mặc quần áo thoáng giúp trẻ thoát nhiệt dễ dàng và cung cấp nhiều dịch để bồi hoàn lượng nước mất do sốt. Lau mát được chứng minh không làm hạ nhiệt độ trung tâm và chỉ có tác dụng hạ sốt trong 30 phút đầu so với paracetamol và sau 2 giờ nhiệt độ của trẻ có lau mát so với trẻ hạ sốt bằng paracetamol như nhau(15). Việc lau mát đôi khi phản tác dụng vì làm tăng nhiệt độ đối với trẻ không hợp tác quấy khóc nhiều(18,11). Ngoài ra, cha mẹ còn hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol dạng uống/ đặt hậu môn hoặc kết hợp hai loại thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen(16). Nhưng kiến thức của cha mẹ trong việc xác định thời điểm sử dụng, liều lượng thuốc phù hợp cho trẻ và tác dụng của thuốc còn hạn chế(6,3,16,12). Điều này dẫn đến việc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thường xuyên, ngay cả lúc nhiệt độ bình thường, có thể gây quá liều và ngộ độc cho trẻ. Tại nước ta, sốt được ghi nhận là triệu chứng thường gặp ở trẻ có hoặc không liên quan đến nhiễm khuẩn phổ biến là nhiễm siêu vi, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa. Cha mẹ có thể áp dụng những cách xử trí sốt nêu trên và một số biện pháp dân gian khác như cắt lễ, thoa chanh và xoa bằng trứng gà nóng đã luộc chín. Những biện pháp dân gian không có tác dụng hạ sốt mà có thể làm tình trạng sức khỏe của trẻ nặng thêm và chậm trễ quá trình đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế. Năm 2010, một nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ khi trẻ sốt cao tại một bệnh viện đa khoa nhưng chưa phân tích sâu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi(7). Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu kinh nghiệm xử trí trẻ sốt và những niềm tin liên quan (yếu tố tác động hành vi) của cha mẹ nhằm giúp nhân viên y tế, cụ thể là điều dưỡng-người trực tiếp chăm sóc cho trẻ tại bệnh viện, nắm rõ vấn đề tồn tại hiện nay trong cách cha mẹ chăm sóc trẻ sốt cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của họ. Từ đó điều dưỡng có thể xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp với hiện thực và nhu cầu của cha mẹ giúp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 201 họ biết cách chăm sóc, theo dõi trẻ sốt đúng đắn không gây hại cho trẻ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phỏng vấn theo mục cá nhân trực tiếp được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 9/ 2011 tại một số khoa Nội của bệnh viện Nhi TP.HCM, nơi có nhiều trẻ 6 tháng đến 5 tuổi bị sốt liên quan đến bệnh thông thường ở trẻ nhỏ như viêm đường hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm siêu vi. Cha/ mẹ của trẻ được chọn ngẫu nhiên tham gia vào phỏng vấn khoảng 30 phút, phản hồi các câu hỏi mở chủ đề về khái niệm sốt trẻ em, nguồn thông tin, kinh nghiệm và niềm tin về cách xử trí trẻ sốt. Nghiên cứu sử dụng học thuyết Hành vi Hoạch định của Ajzen(1) để xác định niềm tin của cha mẹ về cách xử trí trẻ sốt thông qua các câu hỏi về điều lợi/ hại, người tán thành/ phản đối và yếu tố thúc đẩy/ cản trở của việc đo thân nhiệt, lau mát bằng nước âm ấm và dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) cho trẻ. Kết quả tìm ra được phân tích nội dung và tính tần số tương đối. Cụ thể những câu hỏi mở như sau: - Theo anh/ chị, nhiệt độ trẻ bao nhiêu gọi là sốt? - Sốt có lợi ích gì không? Nếu có, những lợi ích đó là gì? - Sốt có tác hại gì không? Nếu có, những tác hại đó là gì? - Anh/ chị có quan tâm hay lo lắng gì khi trẻ bị sốt không? Nếu có, quan tâm điều gì? - Anh/ chị thường có những xử trí chăm sóc nào khi trẻ bị bệnh có sốt? - Anh/ chị đã học cách chăm sóc trẻ bệnh có sốt ở đâu? Học được điều gì và khi nào? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, anh/ chị tin rằng điều gì là có lợi cho việc đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, anh/ chị tin rằng điều gì là có hại của việc đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, người hoặc nhóm người nào tán thành anh/ chị đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, người hoặc nhóm người nào phản đối anh/ chị đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, điều gì khuyến khích hoặc thúc đẩy anh/ chị đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? - Khi chăm sóc trẻ bệnh có sốt, điều gì cản trở hoặc gây khó khăn cho anh/ chị đo thân nhiệt/ lau mát/ dùng thuốc hạ sốt? Tiêu chuẩn chọn đối tượng Cha/ mẹ đã từng chăm sóc trẻ bệnh có sốt trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi đang nằm điều trị tại một số khoa Nội với tình trạng không nguy kịch. Cha/ mẹ từ 18 tuổi trở lên, có thể đọc hiểu và viết tiếng Việt. Tiêu chuẩn loại trừ Cha/ mẹ thuộc dân tộc thiểu số không thể đọc hiểu và viết tiếng Việt. Cha/ mẹ của trẻ đang sốt cao và trong tình trạng nguy kịch cần xử trí cấp cứu. Cha/ mẹ của trẻ bị sốt được chẩn đoán xác định bệnh sốt xuât huyết Dengue, bệnh về máu, bệnh về não và thần kinh như động kinh, viêm màng não Cỡ mẫu Theo đề nghị của Godin và Kok(8), nghiên cứu suy luận sử dụng học thuyết Hành vi Hoạch định của Ajzen(1) cần 25 đối tượng. Cỡ mẫu được chọn trong nghiên cứu này là 32 để đảm bảo đề nghị trên và cơ hội tham gia đồng đều của đối tượng nghiên cứu tại mỗi khoa Nội của các bệnh viện Nhi TP.HCM. KẾT QUẢ Khái niệm về sốt và tác dụng của sốt Khi được hỏi về nhiệt độ cho là sốt và tác dụng của sốt, đa số cha mẹ cho rằng 38°C. Rất ít cha mẹ xác định trẻ sốt khi thân nhiệt cao hơn 38°C và một vài cha mẹ cho rằng thân nhiệt trẻ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 202 trong khoảng 37°C là sốt. Một trường hợp đặc biệt bà mẹ định nghĩa sốt khi thân nhiệt ở 35°C. Về tác dụng của sốt, đa số cha mẹ cho rằng sốt có hại, một số ít nhận ra được sốt là dấu hiệu để biết trẻ có bệnh nhưng vẫn tin đây là điều hại. Tác hại được nhắc đến phổ biến nhất là sốt cao co giật. Ngoài ra, vài cha mẹ cho rằng sốt làm trẻ mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn hay tổn thương não. Ví dụ: Nhiệt độ của sốt là 38°C. Sốt chẳng có lợi gì nhưng là dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đang bệnh nhiễm trùng như là viêm phế quản. Sốt cao có thể gây tổn thương não và co giật cho trẻ. (Mẹ 21, 28, 29) Bảng 1: Khái niệm về sốt và tác dụng của sốt Biến số Phạm trù chính Tần suất Phần trăm (%) Nhiệt độ sốt 27 100 35.0°C 1 4 37.0°C 5 18 37.1°C 4 15 38.0°C 14 52 38.5°C 3 11 Tác dụng có lợi của sốt Biết trẻ có bệnh 3 100 Tác dụng có hại của sốt 48 100 Co giật 20 42 Mệt mỏi 12 25 Chán ăn 9 19 Tổn thương não 7 15 Kinh nghiệm xử trí trẻ sốt Khi trẻ sốt, cha mẹ có kinh nghiệm xử trí khác nhau. Đa số cha mẹ đo thân nhiệt để xác định trẻ sốt bao nhiêu độ. Có người sờ người trẻ và có người đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử. Họ thường đo thân nhiệt khi sờ thấy trẻ ấm hơn bình thường, sau khi lau mát hay sau dùng thuốc hạ sốt. Có cha mẹ kiểm tra thân nhiệt con thường xuyên vào mỗi buổi sáng trong thời gian bệnh hoặc khi trẻ không chịu chơi, quấy khóc. Mặc dù sử dụng nhiệt kế thường xuyên nhưng cha mẹ đã không quan tâm đến việc vệ sinh nhiệt kế sau khi dùng. Bảng 2: Xác định thân nhiệt Biến số Phạm trù chính Tần suất Phần trăm (%) Phương pháp xác định 32 100 Nhiệt kế thủy ngân đo ở nách 16 50 Nhiệt kế điện tử đo ở nách 7 21 Nhiệt kế hồng ngoại đo ở tai 1 3.1 Sờ 8 25 Vệ sinh nhiệt kế 11 100 Vệ sinh bằng khăn hoặc giấy khô 8 24 Vệ sinh bằng cồn 3 9 Thời điểm đo 48 100 Sờ thấy trẻ nóng 24 50 Sau lau mát 11 23 Sau khi dùng Paracetamol 7 15 Trẻ không chịu chơi 2 4 Mỗi buổi sáng lúc trẻ bệnh 2 4 Mỗi giờ lúc trẻ bệnh 1 2 Trẻ bứt rứt 1 2 Tất cả cha mẹ đều lau mát khi trẻ sốt, tuy nhiên tường thuật cách lau mát của họ rất khác nhau (Bảng 3). Một số cha mẹ kết hợp việc lau mát và dùng thuốc Paracetamol, đa số sử dụng nhiều khăn nhúng nước ấm và đặt ở nách, bẹn và trán. Một bà mẹ đã chia sẻ là đã dùng nước lạnh để lau mát cho trẻ tại nhà nhưng khi vào bệnh viện đã sử dụng nước ấm lau mát theo chỉ dẫn của điều dưỡng. Đa số cha mẹ lau mát 10-15 phút khi nhiệt độ trẻ trong khoảng 37-38°C. Bảng 3: Lau mát hạ sốt Biến số Phạm trù chính Tần suất Phần trăm (%) Lau mát 32 100 Cách lau mát 64 100 Nước ấm 31 48 Nước lạnh 1 2 Dùng 1 khăn lau khắp người 9 14 Dùng nhiều khăn lau khắp người, đắp khăn ở nách, bẹn và trán 23 36 Lau mát khi thân nhiệt trẻ 24 100 37.0-38.0°C 16 67 38.1-39.0°C 8 33 Thời gian lau mát 29 100 5 phút 6 21 10 phút 12 41 15 phút 11 38 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 203 Tất cả cha mẹ đều cho con dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) khi sốt. Thời điểm cho trẻ dùng thuốc khi thân nhiệt dao động từ 37.5°C đến 38.5°C. Đa số cha mẹ khẳng định là biết liều dùng thuốc cho trẻ và sử dụng thuốc theo toa hoặc chỉ dẫn của bác sĩ và có cha mẹ đã biết điều chỉnh liều khi trẻ tăng cân. Rất ít cha mẹ chia sẻ sự hiểu biết về dùng thuốc hạ sốt từ chỉ dẫn của điều dưỡng. Bảng 4: Cho trẻ dùng thuốc Paracetamol Biến số Phạm trù chính Tần suất Percent (%) Cho trẻ dùng Paracetamol 32 100 Nhiệt độ lúc cho trẻ dùng thuốc 23 100 37.5°C 3 13 37.8°C 1 4 38.0°C 9 39 38.1°C 4 17 38.5°C 6 26 Kiến thức về liều dùng Paracetamol biết được qua 49 100 Toa thuốc/hướng dẫn của Bác sĩ 30 61 Nhà thuốc tây 13 27 Hướng dẫn của điều dưỡng 4 8 Tờ rơi hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc 2 4 Sau đây là ví dụ về xử trí sốt của một người mẹ: Tôi thường đo nhiệt độ trẻ khi bé không muốn ăn hay không chịu chơi và tôi sờ người bé (đầu, tay và chân) thấy nóng. Tôi cũng đo thân nhiệt bé sau khi dùng Paracetamol 4h. Tôi đặt nhiệt kế thủy ngân ở nách 10-15 phút và đọc nhiệt độ. Tôi chưa vệ sinh nhiệt kế lần nào. Khi thân nhiệt bé 37.5°C hay 38°C, tôi lau mát 10-15 phút. Tôi cho bé uống Hapacol lúc nhiệt độ 37.5°C mỗi 4h theo chỉ dẫn của bác sĩ và điều dưỡng. Nếu bé vẫn còn sốt trong vòng 4h tôi sẽ cho uống thêm 1 liều nữa. (Mẹ số 12) Ngoài những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sốt ở trên, vài cha mẹ đã có những thực hành theo khoa học chứng cứ như là cho bé mặc quần áo thoáng và cung cấp nhiều dịch. Tuy nhiên vẫn có cha mẹ đã sử dụng miếng dán gel lên trán và những biện pháp dân gian như là chà chanh, chà gừng, thoa cồn, và lăn trứng đã luộc chín có đặt vòng kim loại bên trong lên người trẻ. Những cách hạ sốt này cha mẹ chủ yếu biết được qua truyền miệng từ họ hàng trong gia đình. Một bà mẹ đã tường thuật rằng: Tôi đã mua miếng gel lạnh và dán lên trán trẻ trong vòng 5-6h. Tôi biết cách này từ người chị họ. Theo chỉ bảo của bà Nội bé, tôi cắt trái chanh làm đôi và thoa lên lưng trẻ. (Mẹ số 07) Bảng 5: Những xử trí sốt khác Biến số Phạm trù Tần suất Phần trăm (%) Xử trí sốt khác 17 100 Quần áo thoáng 5 29 Miếng gel dán ở trán 5 29 Cung cấp dịch 3 18 Chà chanh 1 6 Thoa cồn 1 6 Thoa trứng đã luộc chín 1 6 Chà gừng 1 6 Nguồn thông tin tiếp cận Cha mẹ tiếp cận thông tin xử trí trẻ sốt từ nhiều nguồn khác nhau. Đa số họ nhận thông tin từ bác sĩ, đôi khi từ điều dưỡng, dược sĩ nhà thuốc tây và cả cha mẹ của bé khác. Một số cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sốt từ truyền hình, mạng điện tử hay sách báo. Một người mẹ chia sẻ là học cách chăm sóc trẻ trong sổ khám bệnh ngoại trú của bé. Những thông tin về xử trí sốt bao gồm cho bé dùng Paracetamol, lau mát bằng nước ấm, đo thân nhiệt và dùng miếng gel dán hạ sốt. Cha mẹ đã nhận những thông tin chăm sóc này khi con nằm điều trị tại bệnh viện, lúc khám bác sĩ ở phòng mạch, khi mang thai hay kinh nghiệm chăm sóc đứa con trước. Sau đây là ví dụ phản hồi của cha mẹ khi được hỏi: Anh/ chị đã học cách chăm sóc trẻ bệnh có sốt ở đâu? Học được điều gì và khi nào? Tôi học được cách chăm sóc trẻ sốt trong quyển sổ khám bệnh của bé. Tôi còn nhận thông tin từ bác sĩ, điều dưỡng khi con nằm viện về cách lau mát bằng nước ấm hạ sốt và dùng thuốc hạ sốt. Bà nội bé có chỉ tôi cách khác như Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 204 chà chanh và người chị khuyên tôi dùng miếng gel dán hạ sốt. (Mẹ 07) Tôi học lau mát bằng nước ấm hạ sốt từ người mẹ khác ở phòng cấp cứu khi con tôi nhập viện. Tôi còn biết đo nhiệt độ và sử dụng thuốc hạ sốt từ bác sĩ phòng mạch tư. (Mẹ 17) Bảng 6: Nguồn thông tin tiếp cận Biến số Phạm trù chính Tần suất Phần trăm (%) Thông tin gì? 73 100 Dùng thuốc Paracetamol 31 42 Lau mát hạ sốt 31 42 Đo thân nhiệt 7 10 Miếng gel dán hạ sốt 4 6 Nhận từ người nào? 108 100 Bác sĩ 30 28 Điều dưỡng 20 19 Cha/ mẹ 16 15 Anh/ chị 8 7 Truyền hình 8 7 Mạng điện tử 6 6 Sách 5 5 Cha/mẹ của bé khác 5 5 Bạn bè 5 5 Hàng xóm 2 2 Báo chí 2 2 Sổ khám bệnh 1 1 Nhận khi nào? 76 100 Trẻ nằm viện 30 39 Trẻ khám bác sĩ phòng mạch 25 33 Lúc chăm sóc đứa con trước 12 16 Có thai 9 12 Học thuyết Hành vi Hoạch định đã định hướng chúng tôi thu thập thông tin của cha mẹ về niềm tin đối với cách xử trí trẻ sốt. Sau đây là những ví dụ cụ thể ý kiến cha mẹ chia sẻ với phỏng vấn viên: Niềm tin đối với việc đo thân nhiệt Niềm tin bản thân Đo thân nhiệt giúp tôi biết chính xác nhiệt độ của trẻ để xử trí hạ sốt đúng và đưa trẻ đến cơ quan y tế kịp thời. Không có bất lợi nào từ việc lấy thân nhiệt (Mẹ 20) Niềm tin về cá thể ảnh hưởng Cha mẹ ruột, cha mẹ chồng, chồng, bạn bè, bác sĩ và điều dưỡng đều là người ủng hộ tôi lấy thân nhiệt cho trẻ (Mẹ 13, 16, 31) Lấy thân nhiệt đâu có tác hại gì nên tôi nghĩ là không ai phản đối việc làm này của tôi. (Mẹ 10) Niềm tin về yếu tố tác động Tôi sẽ đo thân nhiệt trẻ khi tôi sờ trán, cổ và nách trẻ thấy nóng. (Mẹ 16, 17, 19) Yếu tố có thể làm tôi không đo thân nhiệt là bé đang khóc. Tuy nhiên, tôi sẽ chờ bé ngủ và lấy nhiệt độ bé. (Mẹ 10) Niềm tin đối với việc lau mát Niềm tin bản thân: Lau mát có thể hạ sốt, giúp bé thoải mái và nhờ đó trẻ chịu chơi trở lại. Tuy nhiên lau mát có thể làm cho trẻ lạnh nên tôi không bao giờ lau mát trẻ hơn 30 phút. (Mẹ 14) Lau mát làm trẻ hạ sốt, sốt không lên não thì không bị co giật (Mẹ 12) Niềm tin về cá thể ảnh hưởng Tất cả mọi người trong gia đình như chồng, ba mẹ chồng, ba mẹ và anh chị họ đều đồng tình việc tôi lau mát hạ sốt cho trẻ. Bác sĩ và điều dưỡng cũng khuyến khích tôi lau mát khi trẻ vẫn còn sốt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tôi nghĩ không ai phản đối việc tôi lau mát cho trẻ. (Mẹ 13) Niềm tin về yếu tố tác động Thân nhiệt trẻ 38.5°C sẽ thúc tôi tiến hành lau mát vì tôi rất lo lắng bé sốt ở nhiệt độ này mà không kịp hạ. Tiết trời lạnh vào buổi tối có thể ngăn tôi không lau mát cho con. (Mẹ 26) Tôi sẽ lau mát khi trẻ vẫn còn sốt sau khi đã dùng 1 liều paracetamol. Tôi muốn hạ sốt càng sớm càng tốt để ngăn trẻ khỏi bị co giật. Tôi nghe lời khuyên về lau mát từ một bác sĩ tư mà tôi thường đưa trẻ đi khám. Nhưng con tôi rất hay khóc và quấy, điều này làm tôi rất khó thực hiện lau mát cho bé. Vì vậy mà vị bác sĩ này khuyên tôi dùng miếng gel dán mua ở nhà Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 205 thuốc tây. Tôi đã dán lên trán và ở nách để hạ sốt cho bé. (Mẹ 13) Niềm tin đối với việc dùng thuốc Paracetamol Niềm tin bản thân Tác dụng có lợi cúa Paracetamol là hạ sốt, không sốt thì trẻ không bị sốt cao co giật. Paracetamol sẽ có hại nếu dùng không đúng nghĩa là dùng thường xuyên ngay cả khi nhiệt độ ≤, 37.5°C nhưng tôi không chắc những tác dụng có hại đó là gì. (Mẹ 12) Paracetamol có thể hạ sốt và ngăn sốt cao co giật cho trẻ. Tác hại của Paracetamol là làm tổn thương gan. (Mẹ 13) Niềm tin về cá thể ảnh hưởng Bác sĩ nhi, người anh họ làm bác sĩ, dược sĩ và đồng nghiệp nữ khuyên tôi dùng Paracetamol cho con bị sốt. Tôi không thể nghĩ ra ai đó có thể ngăn tôi sử dụng Paracetamol hạ sốt. (Cha 01) Những người trong gia đình như là cha mẹ chồng, mẹ, anh chị em đều ủng hộ việc tôi dùng Paracetamol. Bác sĩ và điều dưỡng cũng đồng tình việc làm này, ngoại trừ người anh họ Việt kiều. Anh ấy cho rằng trẻ sốt 38°C là không có vấn đề gì. (Mẹ 13) Niềm tin về yếu tố tác động Thân nhiệt trẻ 37.5°C hoặc cao hơn sẽ thúc đẩy tôi cho bé dùng Paracetamol vì tôi rất lo sợ bé bị co giật. Một yếu tố nữa là tôi phải cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc trẻ không chịu uống thuốc vì đang bứt rứt do sốt cao gây khó khăn cho tôi. Khó khăn khác là túi hết tiền, không có tiền thì làm sao mua thuốc được. (Mẹ 12) Tôi sẽ cho bé dùng thuốc Paracetamol khi tôi sờ người thấy bé nóng. Yếu tố khác dùng Paracetamol là theo toa của bác sĩ mỗi 4h khi bé sốt. Tôi không chắc yếu tố nào ngăn tôi không cho bé dùng Paracetamol, có lẽ là bé sốt nhưng đã dùng thuốc hạ sốt trong vòng 4h. (Mẹ 19) BÀN LUẬN Đa số cha mẹ cho rằng nhiệt độ trong giới hạn bình thường là sốt và chưa nhận ra phản ứng có lợi của sốt kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại vi khuẩn hoặc siêu vi. Mặc dù cha mẹ hiểu sốt là dấu hiệu giúp họ biết trẻ đang mắc bệnh gì đó nhưng vẫn không tin điều này có lợi. Những khái niệm này đã tác động đến cách họ xử trí trẻ sốt như lấy thân nhiệt thường xuyên, lau mát và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ở nhiệt độ có lợi cho cơ thể. Việc làm này của cha mẹ giống với các nghiên cứu khác ở Ả Rập(3), Úc(17), Hy Lạp(10), Mỹ(5), Anh(13) và Nhật Bản(14). Việc kết hợp hai loại thuốc hạ sốt (Paracetamol và Ibuprofen) thường tìm thấy ở cha mẹ trẻ của các nước phát triển không tìm thấy trong cha mẹ trẻ nước ta. Xử trí của cha mẹ không phải lúc nào cũng được trẻ hợp tác như là trẻ cọ quậy làm vỡ nhiệt kế thủy ngân hay quấy khóc phản kháng lau mát và không chịu uống thuốc khi ngủ. Những điều này tuy không có hại gì đáng kể nhưng làm trẻ khó chịu, kích động gây tăng thân nhiệt. Cha mẹ thay vì theo dõi nhiệt độ thường xuyên, lau mát hạ sốt hay đánh thức trẻ dậy cho uống thuốc thì nên để trẻ nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng thấm hút mồ hôi và quan sát cử chỉ của trẻ hay những dấu hiệu bất thường khác của bệnh có liên quan đến sốt cần xử trí (như thở bất thường, phù, nốt xuất huyết, gồng cứng người). Đối với trẻ bệnh có sốt nhưng vẫn ăn ngoan, cười vui và chơi đùa thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trẻ bứt rứt, mệt mỏi, chán ăn do sốt gây ra thì việc dùng thuốc Paracetamol được khuyến khích để làm dịu trẻ(11). Việc hạ sốt tích cực của cha mẹ có thể lý giải qua sự quan tâm lo lắng con sẽ bị co giật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 206 do sốt cao gây tổn thương não hay ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động của trẻ. Điều này không khác gì với cha mẹ ở các nước trên thế giới(13,17,14,4).Với suy nghĩ sốt cao sẽ làm co giật nên cha mẹ mong muốn kiểm soát nhiệt độ của con trong mức bình thường. Tuy nhiên ngưỡng thân nhiệt khởi phát co giật ở trẻ khác nhau và ở nước ta trẻ em sốt ≥ 39°C co giật cao gấp 4 lần trẻ sốt < 39°C(9). Co giật do sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ (chiếm 2-5% trẻ bình thường), thường diễn ra nhanh 5-10 phút, tiên lượng tốt và kết thúc trước khi trẻ vào bệnh viện. Điều này nhấn mạnh thêm vai trò cung cấp thông tin chuẩn xác và giao tiếp tốt của nhân viên y tế để trấn an cha mẹ. Thông tin về sốt và cách xử trí trẻ sốt cha mẹ tiếp nhận rất đa dạng. Nguồn cung cấp thông tin phổ biến là bác sĩ, điều dưỡng, người hỗ trợ chăm sóc trẻ như mẹ ruột, mẹ chồng/ mẹ vợ và bạn bè. Ngoài ra, cha mẹ còn nhắc đến thông tin chăm sóc trẻ sốt nhận được trên truyền hình, sách hướng dẫn nuôi dạy trẻ, báo chí và mạng điện tử. Điều này cho thấy việc giáo dục sức khỏe sẽ thiếu sót nếu chỉ dựa vào nguồn nhân viên y tế mà cần chú trọng ở các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như chỉ nhắm riêng vào cha mẹ mà không quan tâm đến những người thân thiết khác sống xung quanh họ. Những kết quả niềm tin theo học thuyết Hành vi Hoạch định cho thấy rằng việc đo thân nhiệt, lau mát và dùng thuốc hạ sốt của cha mẹ bị chi phối bởi kiến thức lĩnh hội bản thân điều lợi hại, sự đồng tình của những người quan trọng có ý nghĩa đối với họ và yếu tố thúc đẩy hay cản trở. Một người mẹ sẽ có khuynh hướng đo thân nhiệt thường xuyên cho trẻ khi cho rằng việc này không có hại, giúp họ xác định đúng thân nhiệt của trẻ để xử trí sốt phù hợp. Nếu thân nhiệt trẻ ≥ 38.5°C thì cho dùng thuốc Paracetamol theo chỉ định bác sĩ. Trẻ vẫn sốt khi đã dùng Paracetamol, người mẹ này sẽ lau mát vì cho rằng nếu dùng thêm liều Paracetamol trong vòng 4h sẽ gây hại cho trẻ. Việc lau mát dễ dàng hơn nếu trẻ nằm yên hợp tác và sẽ trở ngại nếu trẻ quấy khóc, bị run hay tiết trời đang lạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ đang khóc nhưng người mẹ lo lắng sốt gây co giật thì lau mát vẫn được tiến hành. Người mẹ sẽ không do dự lau mát cho trẻ khi tin rằng bác sĩ, điều dưỡng, người chồng hay mẹ ruột đều đồng tình và mình đang làm theo lời khuyên của họ. Nếu người mẹ nhận biết lau mát làm trẻ quấy khóc kích động gây tăng thân nhiệt và có người không ủng hộ thì có thể sẽ đắn đo, xem xét vai trò và thông tin của người nào quan trọng hơn để đảm bảo hành động của mình là tốt cho trẻ. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã nêu bật lên những chia sẻ về kinh nghiệm và niềm tin liên quan đến xử trí sốt trẻ em của cha mẹ. Kinh nghiệm xử trí trẻ sốt của cha mẹ chủ yếu là xác định thân nhiệt, lau mát bằng nước ấm và dùng thuốc hạ sốt. Các biện pháp dân gian vẫn còn tồn tại nhưng không phổ biến. Cha mẹ có được kinh nghiệm xử trí trẻ sốt khi trẻ bị bệnh và nằm viện thông qua chỉ dẫn của bác sĩ và điều dưỡng. Lời khuyên của người thân trong gia đình và thông tin chăm sóc trẻ sốt trên các phương tiện truyền thông cũng ít nhiều tác động đến xử trí trẻ sốt của cha mẹ. Cha mẹ cần được nhấn mạnh hiểu rõ tác dụng có lợi của sốt đối với cơ thể và hướng dẫn xử trí trẻ sốt theo khoa học chứng cứ không gây hại hay khó chịu cho trẻ. Những chia sẻ về niềm tin của cha mẹ trong nghiên cứu này là nền tảng để tiếp bước cho nghiên cứu sau xác định mối quan hệ về các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 207 yếu tố thái độ, tác động cá thể trong xã hội và khả năng tự kiểm soát lên những dự định và hành vi xử trí trẻ sốt của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen I (1991), The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2): p. 179-211. 2. Alves JGB et al (2007), Dipyrone and acetaminophen: correct dosing by parents? Sao Paulo Medical Journal,. 125(1): p. 57-59. 3. Betz MG and Anton FG (2006), 'Fever phobia' in the emergency department: a survey of children's caregivers. European Journal of Emergency Medicine,. 13: p. 129-133 4. Cohee LMS, et al (2010), Ethnic differences in parental perceptions and management of childhood fever. Clinical Pediatrics, 49(3): p. 221-227. 5. Crocetti M, et al (2009), Knowledge and management of fever among Latino parents. Clinical Pediatrics, 48(2): p. 183-189. 6. Crocetti M, Moghbeli N, and Serwint J (2001), Fever phobia revisited: have parental misconceptions about fever changed in 20 years? Pediatrics. 107(6): p. 1241-1246. 7. Doan TV (2010), Mothers' knowledge, attitude and behaviour regarding high fever at Phuc Yen Hospital. University of Medicine and Pharmacy: Ho Chi Minh. 8. Godin G and Kok G (1996), The theory of planned behavior: a review of its applications to health-related behaviors. 9. Mai CD (2007), Risk factors of first febrile convulsions in Vietnamese children. University of Medicine and Pharmacy: Ho Chi Minh p. 84. 10. Matziou V, et al (2008), What Greek mothers know about evaluation and treatment of fever in children: An interview study. International Journal of Nursing Studies, 45(6): p. 829-836. 11. National Collaborating Centre for Women's and Children's Health (2007), Feverish illness in children. London, UK: Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. 12. Poirier MP, Collins EP, and McGuire E (2010), Fever Phobia: A Survey of Caregivers of Children Seen in a Pediatric Emergency Department. Clinical Pediatrics. 49(6): p. 530. 13. Purssell E (2009), Parental fever phobia and its evolutionary correlates. Journal of Clinical Nursing. 18(2): p. 210-218. 14. Sakai R, et al (2011), Does fever phobia cross borders? The case of Japan. Pediatrics International,: p. no-no. 15. Thomas S, et al (2009), Comparative effectiveness of tepid sponging and antipyretic drug versus only antipyretic drug in the management of fever among children: A randomized controlled trial. Indian Pediatrics. 46(2): p. 133-136. 16. Walsh A, Edwards H, and Fraser J (2007), Over-the-counter medication use for childhood fever: A cross-sectional study of Australian parents. Journal of Paediatrics and Child Health, 43(9): p. 601-606. 17. Walsh A, Edwards H, and Fraser J (2007), Influences on parents' fever management: beliefs, experiences and information sources. Journal of Clinical Nursing, a. 16(12): p. 2331-2340. 18. Watts R, Robertson J, and Thomas G (2003), Nursing management of fever in children: a systematic review. International Journal of Nursing Practice. 9(1): p. S1-8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_va_niem_tin_ve_xu_tri_sot_cua_cha_me_tre_trong_d.pdf
Tài liệu liên quan