Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử
Quyết định GĐT 47, công ty bảo hiểm
đã phát hành hợp đồng bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm nhưng chưa nhận được bản
hợp đồng có chữ ký của bên mua bảo hiểm.
Hợp đồng cho phép bên mua bảo hiểm thanh
toán phí bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày.
Trước khi bên mua bảo hiểm thanh toán đủ
phí bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bên
mua bảo hiểm sau đó đã thanh toán đủ phí
bảo hiểm trong thời hạn và viện dẫn hợp
đồng bảo hiểm để yêu cầu công ty bảo hiểm
thanh toán. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm từ
chối vì cho rằng, hợp đồng bảo hiểm không
tồn tại. Trong trường hợp này, Ttòa án nhân
dân tối cao công nhận có sự tồn tại của hợp
đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và
công ty bảo hiểm do việc bên mua đã thanh
toán đầy đủ tiền phí bảo hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm mặc dù bên mua bảo hiểm đã
không ký vào hợp đồng bảo hiểm.
Theo các án lệ và bản án trên, chữ ký
không quan trọng để xác định hiệu lực của
hợp đồng. Đây là xu hướng phát triển rất
đáng lưu ý trong thực tiễn áp dụng pháp luật
gần đây của tòa án.
Tóm lại, mặc dù pháp luật chưa quy
định rõ về chữ ký scan và chữ ký hình ảnh,
nhưng không có bất kỳ lý do gì về chính
sách để không công nhận hiệu lực của hợp
đồng được ký bằng các loại chữ ký scan, chữ
ký hình ảnh hoặc chữ ký điện tử khác, đặc
biệt là khi hợp đồng cũng có thể được giao
kết bằng lời nói và hành vi; cũng không có
cơ sở pháp lý để kết luận định nghĩa về chữ
ký điện tử quy định tại Luật GDĐT 2005
loại trừ chữ ký scan và chữ ký hình ảnh.
Chúng tôi cho rằng các quy định chung của
BLDS 2015 tạo cơ sở pháp lý cho việc sử
dụng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh cho
hợp đồng lập bằng văn bản. Các án lệ và bản
án của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong
thời gian gần đây cho thấy, tòa án ngày càng
xem xét bản chất của sự chấp thuận hơn là
hình thức của sự chấp thuận và chữ ký
không quan trọng để xác định hiệu lực của
hợp đồng. Cách tiếp cận này giúp hạn chế
rủi ro hợp đồng bị vô hiệu khi có vấn đề về
hình thức thỏa thuận. Đây là cách tiếp cận
cần tiếp tục được khẳng định và nhân rộng
trong thời gian tới. Cách tiếp cận này giúp
hạn chế các hợp đồng bị tuyên vô hiệu và
thúc đẩy việc ký hợp đồng bằng chữ ký điện
tử, đặc biệt là chữ ký scan và chữ ký hình
ảnh. Điều này sẽ giúp xã hội tận dụng tiện
ích mà công nghệ thông tin và truyền thông
hiện đại mang lại cũng như giải quyết khó
khăn trong giao kết hợp đồng do các biện
pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển
trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh lây lan
dịch bệnh Covid-19
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
kÝ kẾt hỢp đỒng thông qua phưƠng thỨc điện tỬ
Trương Nhật Quang*
Huỳnh Thông**
* Luật sư Công ty luật TNHH YKVN.
** Luật sư Công ty luật TNHH YKVN.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hợp đồng điện tử, chữ ký
điện tử, Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch
điện tử
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 15/5/2020
Biên tập : 22/5/2020
Duyệt bài : 23/5/2020
Article Infomation:
Keywords: electronic contract;
electronic signature; the Civil Code;
Law on Electronic Transaction
Article History:
Received : 15 May. 2020
Edited : 22 May. 2020
Approved : 23 May. 2020
Tóm tắt:
Bài viết phân tích quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn
xét xử của tòa án, qua đó khẳng định: Các quy định chung của
Bộ luật Dân sự năm 2015 tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng chữ
ký scan và chữ ký hình ảnh cho hợp đồng lập bằng văn bản. Các
án lệ và bản án của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong thời gian
gần đây cho thấy, tòa án ngày càng xem xét bản chất của sự chấp
thuận hơn là hình thức của sự chấp thuận và chữ ký không quan
trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Cách tiếp cận này giúp
hạn chế rủi ro hợp đồng bị vô hiệu khi có vấn đề về hình thức
thỏa thuận. Đây là cách tiếp cận cần tiếp tục được khẳng định và
nhân rộng trong thời gian tới1.
Abstract:
This article provides an analysis of the applicable legal provisions
and judicial practices of the courts, thereby it is to confirm: the
general provisions of the Civil Code of 2015 provide the legal
ground for the use of scanned and pictured signatures for the
written contracts. The recent case law and the judgments by the
Supreme People’s Court show that the courts have focused on
reviewing the nature of contract acceptance rather than the
method of acceptance of a contract and the signature is not
important to determine the validity of the contract. This approach
is reducing the potential risks for the contracts of being declared
as non-validity when there is an issue recognized in the form of
the contractual agreement. This is an approach that needs to be
further confirmed and spread for application in the future.
Tiện ích mà công nghệ thông tin vàtruyền thông hiện đại đem lại đã giúphình thành những thói quen giao dịch
mới. Các bên trong giao dịch có khuynh
hướng thực hiện việc trao đổi thông tin, ký
hợp đồng và lưu trữ thông tin giao dịch dưới
dạng điện tử thường xuyên hơn. Hệ quả là
việc sử dụng chữ ký được tạo bằng các
phương thức điện tử (hay gọi chung là chữ ký
điện tử) để ký hợp đồng cũng ngày càng trở
nên phổ biến hơn.
Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc
gia khác vẫn đang áp dụng các biện pháp
giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển trên
1 Nội dung được trình bày trong bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân của các tác giả và không nhất thiết
đại diện cho quan điểm của Công ty Luật TNHH YKVN. Các tác giả xin cám ơn chị Nguyễn Trịnh Thủy
Tiên đã nghiên cứu và giúp các tác giả viết bài báo này.
Số 10 (410) - T5/202020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
phạm vi toàn cầu nhằm phòng tránh nguy cơ
lây lan dịch bệnh Covid-19, xu hướng sử
dụng chữ ký điện tử dự kiến sẽ vẫn tiếp tục
phát triển trong thời gian tới. Đây là giải
pháp phù hợp để các bên có thể ký hợp đồng
mà không cần gặp mặt trực tiếp.
1. Thông lệ sử dụng chữ ký điện tử
Hiện nay, các bên trong giao dịch có thể
ký các hợp đồng bằng chữ ký điện tử theo 3
cách thức phổ biến là: chữ ký scan, chữ ký
hình ảnh và chữ ký số. Quy trình ký kết hợp
đồng bằng các loại chữ ký điện tử này thông
thường được thực hiện như sau:
- Chữ ký số: (i) các bên sử dụng một nền
tảng và thiết bị chuyên dụng do công ty cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp
để tạo chữ ký số; (ii) chữ ký số được tạo ra
sau đó được chèn dưới dạng điện tử vào hợp
đồng cần ký. Chữ ký số ít được sử dụng
trong giao kết hợp đồng có giá trị lớn và
phức tạp mà chủ yếu được sử dụng khi tổ
chức nộp tờ khai hải quan, bảo hiểm xã hội,
nộp thuế qua mạng, phát hành hóa đơn điện
tử và tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch
điện tử qua hệ thống ngân hàng.
- Chữ ký scan: (i) hợp đồng được người
ký in ra từ tệp dữ liệu điện tử và người ký
của mỗi bên ký trực tiếp trên văn bản giấy
của hợp đồng bằng chữ ký sống; và (ii) hợp
đồng cùng với chữ ký trên hợp đồng sẽ được
chuyển thành dạng điện tử (ví dụ: bằng cách
quét hình (scanning) và bản quét hình (tệp
dữ liệu điện tử) của hợp đồng đã ký, sau đó
được gửi đi bằng thư điện tử. Chữ ký scan
được sử dụng nhiều trong hợp đồng có
nhiều bên và các bên không ở cùng một địa
điểm để có thể cùng ký trên một bản của
hợp đồng. Chữ ký scan đặc biệt thông dụng
trong các hợp đồng liên quan đến giao dịch
đa quốc gia và có yếu tố nước ngoài về mặt
chủ thể.
- Chữ ký hình ảnh: (i) người ký chèn
hình ảnh chữ ký của người ký vào ô chữ ký
của tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng; và (ii)
tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng (có chữ ký
bằng chữ ký hình ảnh trên hợp đồng điện tử
đó) được gửi đi bằng thư điện tử. Chữ ký
hình ảnh được sử dụng nhiều trong hợp đồng
có giá trị không lớn nhưng được ký nhiều lần
và lặp đi lặp lại, đồng thời người ký không
ở cùng một địa điểm mà hợp đồng có thể in
và ký bằng chữ ký sống.
Thực tế trong giao kết hợp đồng có giá
trị lớn và phức tạp cho thấy, chữ ký scan là
hình thức phổ biến nhất, chữ ký hình ảnh ít
phổ biến hơn và chữ ký số ít phổ biến nhất.
Ngược lại, chữ ký số thông dụng hơn chữ ký
scan và chữ ký hình ảnh trong các hợp đồng
dân sự có tính chất tiêu dùng.
2. Giá trị của chữ ký số, chữ ký scan và
chữ ký hình ảnh theo pháp luật Việt Nam
Khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện
tử gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS
2015); Luật Giao dịch điện tử năm 2005
(Luật GDĐT 2005) và các nghị định hướng
dẫn bao gồm: Nghị định số 130/2018/NĐ-CP
ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật GDĐT 2005 về chữ ký số
và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị định
130) và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày
16/5/2013 của Chính phủ về thương mại
điện tử (Nghị định 52). BLDS 2015 điều
chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng,
bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được
ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và
hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện
điện tử. Luật GDĐT 2005, Nghị định 130
và Nghị định 52 điều chỉnh cụ thể vấn đề
chữ ký điện tử và các giao dịch điện tử.
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam chỉ mới
công nhận hiệu lực của các hợp đồng được
lập bằng hình thức điện tử và được ký bằng
chữ ký số. Hiệu lực của các hợp đồng được
ký bằng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh
chưa được quy định cụ thể. Chúng tôi cho
rằng việc kết luận các hình thức này không
được phép hoặc không có giá trị pháp lý vì
không được quy định cụ thể trong pháp luật
mang tính chủ quan và chưa phù hợp với
thông lệ thị trường. Chữ ký scan và chữ ký
hình ảnh có giá trị pháp lý nếu chữ ký đó thể
hiện ý chí của người ký và người ký có thẩm
quyền ký.
21Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.1. Định nghĩa chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử được định nghĩa tương
đối rộng và trừu tượng. Theo Luật GDĐT
2005, “chữ ký điện tử” có các đặc tính sau:
(i) được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký
hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng
phương tiện điện tử; (ii) được gắn liền hoặc
kết hợp một cách lô gíc với hợp đồng điện
tử (ví dụ, dưới định dạng PDF hoặc Word);
và (iii) có khả năng xác nhận người ký hợp
đồng điện tử và xác nhận sự chấp thuận của
người đó đối với nội dung của hợp đồng điện
tử được ký.2 Chữ ký điện tử có giá trị pháp
lý nếu thỏa mãn các điều kiện về khả năng
định danh và mức độ tin cậy, cụ thể là: (i)
phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép
xác minh được người ký và chứng tỏ được
sự chấp thuận của người ký đối với nội dung
của hợp đồng và (ii) phương pháp tạo chữ
ký điện tử là đủ tin cậy và phù hợp với mục
đích mà hợp đồng được tạo ra và gửi đi.3
Chữ ký số
Nghị định 130 quy định rõ chữ ký số là
một loại chữ ký điện tử. Văn bản được ký
bằng chữ ký số không bắt buộc phải có con
dấu4. Chữ ký số được công nhận trong việc
gửi tài liệu cho tòa án và không làm phát
sinh vấn đề về hiệu lực5. Để đáp ứng yêu cầu
kiểm tra về khả năng định danh và mức độ
tin cậy, yêu cầu chính là chữ ký số phải được
chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng được cấp
phép.6 Tính đến tháng 2/2020, có 15 doanh
nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt
Nam và không có bất kỳ doanh nghiệp nào
trong số đó là pháp nhân nước ngoài.7 Hiện
tại, chưa có cơ sở chắc chắn để xác định liệu
dịch vụ chữ ký số do các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp tại Việt
Nam (chẳng hạn như DocuSign hoặc Adobe
Sign, v.v.) có được công nhận tại Việt Nam
không, mặc dù cũng không có bất kỳ lý do
gì về mặt chính sách để loại bỏ dịch vụ của
các doanh nghiệp này.8
Chữ ký scan và chữ ký hình ảnh
Do không được quy định cụ thể trong
Luật GDĐT 2005, Nghị định 130 và Nghị
định 52, nên chữ ký scan và chữ ký hình ảnh
không đương nhiên được coi là một loại chữ
ký điện tử và hợp đồng được ký bằng chữ ký
scan và chữ ký hình ảnh theo cách thức nêu
trên không đương nhiên có hiệu lực. Mặc dù
pháp luật chưa quy định rõ về chữ ký scan
và chữ ký hình ảnh, nhưng không có bất kỳ
lý do gì về chính sách để không công nhận
hiệu lực của hợp đồng được ký bằng các loại
chữ ký điện tử này, và cũng không có cơ sở
pháp lý để kết luận định nghĩa về chữ ký
điện tử trong Luật GDĐT 2005 loại trừ chữ
ký scan và chữ ký hình ảnh.
2 Luật GDĐT 2005, Điều 21.1.
3 Luật GDĐT 2005, Điều 24.1.
4 Luật GDĐT 2005, Điều 24.2 và Nghị định 130, Điều 8.2.
5 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao ngày 30/12/2016
hướng dẫn về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng
phương tiện điện tử, Điều 7.1.
6 Nghị định số 130, Điều 8 và 9.
7 Xem https://www.mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/116271/Danh-sach-cac-doanh-nghiep-da-duoc-
cap-giay-phep-dich-vu-chung-thuc-chu-ky-so-cong-cong.html, truy cập ngày 15/5/2020.
8 Có cơ sở pháp lý theo các Điều 8, 9, 11 và 20 của Nghị định 130 để cho rằng các dịch vụ được cung cấp bởi
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể được chấp nhận nếu các bên đồng ý sử dụng các dịch
vụ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu công nghệ do Bộ Thông tin
và Truyền thông công bố.
Số 10 (410) - T5/202022
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2.2. Quy định chung của Bộ luật Dân
sự năm 2015
BLDS 2015 cho phép các hình thức giao
kết hợp đồng khác nhau. Cụ thể, hợp đồng
có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể.9 Trên thực tế,
lời nói hoặc hành vi cụ thể là các hình thức
giao kết hợp đồng phổ biến nhất trong các
giao dịch dân sự thường gặp trong đời sống
hàng ngày. Ví dụ, người dân mua hàng trong
siêu thị và trả tiền cho món hàng đó hoặc sử
dụng các dịch vụ vận chuyển hành khách,
hàng hóa (như đi xe buýt, máy bay) và thanh
toán giá vé, cước phí vận chuyển cho hành
khách và hàng hóa10. Các giao dịch này
không cần phải được lập thành văn bản (nên
không đặt ra vấn đề về chữ ký) và hóa đơn
mua hàng, vé, vận đơn hoặc chứng từ vận
chuyển khác chính là bằng chứng giao kết
hợp đồng giữa các bên. Điều quan trọng là
hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của các bên,
còn hình thức của sự thỏa thuận không nhất
thiết phải bằng văn bản.
Hợp đồng chỉ có thể bị tuyên vô hiệu do
vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về
hình thức nếu luật có quy định. Theo quy
định của pháp luật hiện hành, một số loại
hợp đồng phải được lập thành văn bản (hợp
đồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng
xây dựng, v.v...). Trong trường hợp này, yêu
cầu bổ sung về công chứng, chứng thực hoặc
đăng ký cũng có thể được áp dụng (các hợp
đồng về chuyển nhượng bất động sản phải
được lập thành văn bản, được ký và công
chứng). Trong trường hợp pháp luật không
quy định hợp đồng phải được lập thành văn
bản, các bên có thể viện dẫn các thảo luận
bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể để thể
hiện sự thống nhất về ý chí, thông qua đó tạo
thành hợp đồng có tính ràng buộc pháp lý.
Liên quan đến hình thức giao kết hợp
đồng bằng văn bản, khoản 4 Điều 400 BLDS
2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng
ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp
nhận khác được thể hiện trên văn bản.” Như
vậy, BLDS 2015 không yêu cầu chữ ký phải
là chữ ký sống hay cấm việc sử dụng chữ ký
điện tử. BLDS 2015 cũng công nhận “hình
thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn
bản” và công nhận giao dịch thông qua
phương tiện điện tử.11 Trên thực tế, chúng ta
cũng có thể gặp các trường hợp giao kết hợp
đồng bằng văn bản mà không cần phải có
chữ ký sống của bất kỳ bên nào. Ví dụ, khi
tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng các dịch
vụ trực tuyến (như các dịch vụ ngân hàng
điện tử, các trang thương mại điện tử hoặc
các dịch vụ cung cấp nội dung trực tuyến).
Để được cung cấp dịch vụ, ngay ở bước đầu
tiên của quá trình đăng ký dịch vụ, người sử
dụng dịch vụ phải chấp nhận các điều khoản
và điều kiện của bên cung cấp dịch vụ xuất
hiện trên màn hình của thiết bị điện tử bằng
cách đánh dấu vào ô “Đồng ý” ở phần cuối
cùng của bảng điều khoản và điều kiện. Các
điều khoản và điều kiện này, khi được chấp
nhận, sẽ trở thành một phần trong hợp đồng
giữa người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp
dịch vụ và hợp đồng này không có chữ ký
sống của bất kỳ bên nào. Một ví dụ khác
cũng thường gặp là khi các cá nhân không
biết chữ có thể dùng vân tay để điểm chỉ vào
hợp đồng. Khi được điểm chỉ, hợp đồng
cũng tạo lập nghĩa vụ ràng buộc các bên mà
không có chữ ký sống của bất kỳ bên nào.
Như vậy, nếu một cá nhân không thể ký
sống được thì người đó có thể dùng một hình
thức chấp nhận khác để thể hiện ý chí chấp
thuận toàn bộ nội dung thỏa thuận được thể
hiện trên văn bản hợp đồng, như đánh dấu
vào ô “Đồng ý” trên màn hình của thiết bị
điện tử và điểm chỉ bằng vân tay. Cũng như
9 BLDS 2015, Điều 119.1.
10 Luật Thương mại năm 2005, Điều 24.1 và Điều 74.1 và BLDS 2015, Điều 523.1 và Điều 531.1.
11 BLDS 2015, Điều 119.1.
23Số 10 (410) - T5/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
việc đánh dấu vào ô “Đồng ý” và điểm chỉ
bằng vân tay, chữ ký scan và chữ ký hình
ảnh có thể được coi là hình thức ký hoặc một
hình thức chấp nhận khác. Ở đây, điều quan
trọng là hình thức chấp nhận được thể hiện
bằng các dấu hiệu riêng biệt trên văn bản
giúp xác nhận người ký và chứng tỏ sự chấp
thuận của người ký. Đây cũng là tinh thần
của Luật GDĐT 2005 trong quy định về định
nghĩa chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của
chữ ký điện tử.
Hình thức chấp thuận của người ký cũng
đặt ra một câu hỏi phái sinh liên quan đến
thẩm quyền của người ký. Nói cách khác,
nếu một bên có thể có các bằng chứng chứng
minh rằng, các chữ ký scan và chữ ký hình
ảnh thể hiện sự chấp thuận của người ký và
người ký có thẩm quyền, chữ ký scan và chữ
ký hình ảnh hoàn toàn có thể có giá trị như
một chữ ký. Liên quan đến cách tiếp cận này,
BLDS 2015 đã công nhận việc các bên xác
lập “quyền đại diện bề ngoài”. “Quyền đại
diện bề ngoài” được xác lập khi một bên có
hành động làm cho bên kia tin tưởng một
cách hợp lý rằng, bên đại diện có quyền đại
diện (hoặc ở một khía cạnh khác, làm cho
bên kia không biết hoặc không thể biết là bên
đại diện không có quyền đại diện hoặc vượt
quá phạm vi đại diện). Theo đó, BLDS 2015
chấp nhận “quyền đại diện bề ngoài” khi: (i)
một bên đã công nhận giao dịch; (ii) một bên
biết mà không phản đối trong một thời hạn
hợp lý; hoặc (iii) một bên có lỗi dẫn đến việc
người đã giao dịch không biết hoặc không thể
biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự với mình không có quyền đại
diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện.12
Nói tóm lại, quy định của BLDS năm
2015 tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng chữ
ký scan và chữ ký hình ảnh cho hợp đồng lập
bằng văn bản. Quá trình giao dịch của các
bên cũng có thể giúp xác lập thẩm quyền bề
ngoài khi thẩm quyền của người ký không
rõ ràng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là
các án lệ và bản án của Tòa án nhân dân tối
cao đưa ra trong thời gian gần đây cho thấy
tòa án ngày càng xem xét bản chất của sự
chấp thuận hơn là hình thức của sự chấp
thuận và điều này giúp hạn chế rủi ro hợp
đồng bị vô hiệu khi có vấn đề liên quan đến
hình thức thỏa thuận (trong đó có vấn đề về
chữ ký).
3. Cách tiếp cận của Tòa án nhân dân tối
cao liên quan đến giá trị của chữ ký điện tử
Mặc dù chưa có bất kỳ án lệ nào của tòa
án giải quyết cụ thể vấn đề về hiệu lực của
các hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử,
đã có các án lệ và bản án cho thấy các tòa án
Việt Nam thiên về cách tiếp cận chú trọng nội
dung (tức là xem xét ý chí thực sự của các
bên trong giao dịch) hơn là hình thức thể hiện
sự chấp thuận đối với nội dung đó (tức là
xem xét hình thức hợp đồng và chữ ký).
Trong một số án lệ và bản án, Tòa án nhân
dân tối cao đã ra phán quyết rằng, hành vi của
các bên trong quá trình giao kết và thực hiện
hợp đồng có giá trị quan trọng để xác định ý
chí của các bên trong hợp đồng và cho dù
hợp đồng không được ký bởi các bên có liên
quan, hợp đồng đó vẫn không bị vô hiệu.
Án lệ số 04/2016/AL ngày 6/4/2016 về
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất (tranh chấp giữa Kiều
Thị Tý và Chu Văn Tiến với Lê Văn Ngự -
(Án lệ 04)
Án lệ 04, bên bán trong một hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hai vợ
chồng nhưng chỉ có một mình người chồng
ký hợp đồng. Tuy nhiên, người vợ đã biết về
giao dịch này, đã không phản đối giao dịch
và đã sử dụng tiền có được từ việc chuyển
nhượng cho các mục đích khác nhau, bao
gồm việc cho tặng con cái. Do vậy, Tòa án
nhân dân tối cao đã tuyên rằng, hợp đồng
không bị vô hiệu mặc dù đã có vi phạm về
yêu cầu phải có chữ ký (cụ thể là người vợ
đã không ký hợp đồng này) do người vợ đã
không phản đối hợp đồng và việc người vợ
12 BLDS 2015, Điều 142.1 và Điều 143.1.
Số 10 (410) - T5/202024
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
sử dụng tiền có được từ việc chuyển nhượng
chứng tỏ có sự chấp thuận của người vợ đối
với hợp đồng.
Án lệ số 07/2016/AL ngày 17/10/2016
về công nhận hợp đồng mua bán nhà được
xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991
(tranh chấp giữa Nguyễn Đình Sông,
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hương với
Đỗ Trọng Thành, Đỗ Thị Nguyệt, Vương
Chí Tường, Vương Chí Thắng, Vương
Bích Vân, Vương Bích Hợp - (Án lệ 07)
Án lệ 07, trong hợp đồng mua bán nhà
chỉ được bên bán ký và ghi rõ bên bán đã
nhận đủ tiền. Bên mua tuy chưa ký tên trên
hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và
đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời
gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi
tiền mua nhà. Trong trường hợp này, hợp
đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ
tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng
ý với hợp đồng mua bán nhà đó. Do vậy, Tòa
án nhân dân tối cao đã tuyên rằng, hợp đồng
mua bán nhà không bị vô hiệu và được công
nhận giá trị pháp lý.
Quyết định Giám đốc thẩm số
47/2016/KDTM-GĐT ngày 29/8/2016 của
Tòa án nhân dân tối cao (tranh chấp giữa
Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam
với Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO)
(Quyết định GĐT 47)
Quyết định GĐT 47, công ty bảo hiểm
đã phát hành hợp đồng bảo hiểm cho bên
mua bảo hiểm nhưng chưa nhận được bản
hợp đồng có chữ ký của bên mua bảo hiểm.
Hợp đồng cho phép bên mua bảo hiểm thanh
toán phí bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày.
Trước khi bên mua bảo hiểm thanh toán đủ
phí bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bên
mua bảo hiểm sau đó đã thanh toán đủ phí
bảo hiểm trong thời hạn và viện dẫn hợp
đồng bảo hiểm để yêu cầu công ty bảo hiểm
thanh toán. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm từ
chối vì cho rằng, hợp đồng bảo hiểm không
tồn tại. Trong trường hợp này, Ttòa án nhân
dân tối cao công nhận có sự tồn tại của hợp
đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và
công ty bảo hiểm do việc bên mua đã thanh
toán đầy đủ tiền phí bảo hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm mặc dù bên mua bảo hiểm đã
không ký vào hợp đồng bảo hiểm.
Theo các án lệ và bản án trên, chữ ký
không quan trọng để xác định hiệu lực của
hợp đồng. Đây là xu hướng phát triển rất
đáng lưu ý trong thực tiễn áp dụng pháp luật
gần đây của tòa án.
Tóm lại, mặc dù pháp luật chưa quy
định rõ về chữ ký scan và chữ ký hình ảnh,
nhưng không có bất kỳ lý do gì về chính
sách để không công nhận hiệu lực của hợp
đồng được ký bằng các loại chữ ký scan, chữ
ký hình ảnh hoặc chữ ký điện tử khác, đặc
biệt là khi hợp đồng cũng có thể được giao
kết bằng lời nói và hành vi; cũng không có
cơ sở pháp lý để kết luận định nghĩa về chữ
ký điện tử quy định tại Luật GDĐT 2005
loại trừ chữ ký scan và chữ ký hình ảnh.
Chúng tôi cho rằng các quy định chung của
BLDS 2015 tạo cơ sở pháp lý cho việc sử
dụng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh cho
hợp đồng lập bằng văn bản. Các án lệ và bản
án của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong
thời gian gần đây cho thấy, tòa án ngày càng
xem xét bản chất của sự chấp thuận hơn là
hình thức của sự chấp thuận và chữ ký
không quan trọng để xác định hiệu lực của
hợp đồng. Cách tiếp cận này giúp hạn chế
rủi ro hợp đồng bị vô hiệu khi có vấn đề về
hình thức thỏa thuận. Đây là cách tiếp cận
cần tiếp tục được khẳng định và nhân rộng
trong thời gian tới. Cách tiếp cận này giúp
hạn chế các hợp đồng bị tuyên vô hiệu và
thúc đẩy việc ký hợp đồng bằng chữ ký điện
tử, đặc biệt là chữ ký scan và chữ ký hình
ảnh. Điều này sẽ giúp xã hội tận dụng tiện
ích mà công nghệ thông tin và truyền thông
hiện đại mang lại cũng như giải quyết khó
khăn trong giao kết hợp đồng do các biện
pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển
trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh lây lan
dịch bệnh Covid-19 n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_ket_hop_dong_thong_qua_phuong_thuc_dien_tu.pdf