Bước 3 – Phân tích, đánh giá đề nghị chủ
thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp
luật có tính cá biệt: Đây là bước chuyển hóa
những quy định chung nêu ra trong các quy
phạm pháp luật thành quy định cụ thể, cá biệt.
Lưu ý, luật sư không có quyền ra quyết định
áp dụng pháp luật nhưng có quyền đề nghị
người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng
pháp luật có lợi nhất cho khách hàng của
mình. Việc lựa chọn các quy phạm pháp luật
để áp dụng được tiến hành theo ý chí đơn
phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của chủ
thể bị áp dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp khi luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình, việc đề nghị áp dụng pháp luật sẽ
làm thay đổi quan điểm, nội dung và điều kiện
áp dụng pháp luật mang tính cá biệt. Đây là
giai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạn
trên. Ở giai đoạn này, các quyết định cuối
cùng thể hiện tính pháp lý chính là việc vận
dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực
chuyên ngành để giải quyết yêu cầu của khách
hàng.
Khi đề nghị chủ thể có thẩm quyền ra
quyết định áp dụng pháp luật, luật sư không
thể xuất phát từ ý muốn chủ quan hoặc tình
cảm cá nhân của mình mà phải phù hợp với
quy định pháp luật. Nội dung đề xuất phải rõ
ràng, chính xác, nêu rõ được các đối tượng
cần giải quyết và tuân thủ đúng quy định của
pháp luật.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng của luật sư viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
38
1. Đặc trưng trong hoạt động viện dẫn,
đề xuất áp dụng pháp luật của luật sư
Ở Việt Nam nội luật hoá pháp luật quốc tế
trong hệ thống pháp luật quốc gia nhằm thể
chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và
nhà nước về cải cách tư pháp và hội nhập
quốc tế. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được
ban hành với nhiều sửa đổi quan trọng so với
Hiến pháp năm 1992, đồng thời xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội cũng
như thực tiễn tố tụng, đòi hỏi phải có sự sửa
đổi một cách toàn diện hệ thống pháp luật
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ VIỆN DẪN, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Nguyễn Minh Hằng1
Tóm tắt: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích (có thể là hành vi của mỗi cá nhân,
có thể là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền) làm cho những quy định của pháp luật trở thành
những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật trong đó có luật sư. Căn cứ theo yêu
cầu của các quy phạm pháp luật, thực hiện pháp luật được chia thành bốn hình thức là tuân thủ
pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc phân chia này về
cơ bản chỉ mang tính chất tương đối dưới giác độ lý luận. Thực tiễn, nhiều trường hợp các thuật
ngữ tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng pháp luật được dùng đồng nghĩa với nhau, truyền tải
một thông điệp: pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất cả các chủ thể
tham gia vào các quan hệ xã hội. Bài viết nghiên cứu, trao đổi về những đặc trưng trong hoạt
động viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của nghề luật sư. Từ thực tiễn
nghề nghiệp, tác giả đúc kết những hiểu biết được tổng hợp từ kiến thức, kinh nghiệm để khái
quát hóa thành phương pháp, kỹ năng thực hiện nhằm tạo ra kết quả mong đợi khi luật sư tra
cứu, viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Từ khóa: Luật sư, viện dẫn, áp dụng, văn bản quy phạm pháp luật
Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.
Summary: Law implementation is a purposed activity (such as the behavior of each
individual, or the activity of the competent subject) which makes law policies to become actual
legal behavior oflegal entities, and Lawyer is one of these legal entities. Base on the requirement
of law procedures, law implementation is devided in to four: law compliance, law enforcement,
law using and law application. This division is just fundamentally related in the agonistic sense.
In many cases, the terms compliance, enforcement, using, law application have been used
synonymously, conveyed a message: the law must be respected and strictly implemented by all
subjects who involved in social relationships. This Article researches, exchanges ideas about the
features of the invocation, proposing the application of the law of the lawyer’s profession. From
professional practice, the author summarizes the knowledge which is synthesized from
knowledge, experience to generalize into methods, implemented skills to produce the expected
results when lawyers search, apply, propose the law application.
Keywords: Lawyer, quoting, application, law procedures
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.
1 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”
39
nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong
hệ thống pháp luật quốc gia, tính tương thích
với pháp luật quốc tế, từ đó bảo đảm một
cách có hiệu quả nhất quyền con người,
quyền công dân.
Theo quy định tại Điều 2 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa
quy phạm pháp luật, được ban hành theo
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
quy định tại luật này. Văn bản có chứa quy
phạm pháp luật nhưng được ban hành không
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
quy định trong luật này thì không phải là văn
bản quy phạm pháp luật”. Nguồn của pháp
luật Việt Nam chủ yếu là các văn bản quy
phạm pháp luật, được phân chia thành các
loại khác nhau và được sắp xếp theo hiệu lực
như sau: Hiến pháp; Bộ luật, Luật, Nghị
quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh,
Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của
Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; Thông tư (liên tịch) của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC),
quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND)
Tỉnh, Huyện, Xã; Quyết định của ủy ban
nhân dân (UBND) Tỉnh, Huyện, Xã; Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng
lớn về quy mô, rộng về phạm vi và phức tạp
về nội dung. Mặc dù hiện nay, các tiêu chuẩn
về sự phù hợp, toàn diện, đồng bộ, cũng như
kỹ thuật lập pháp đã có những bước tiến đáng
kể đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của
đời sống xã hội. Tuy nhiên, hệ thống pháp
luật vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo,
còn khuyết thiếu... Cách thức ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn
hạn chế, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử có
thời kỳ văn bản được soạn thảo trên máy chữ,
in giấy than, gửi bằng tay, bằng bưu điện,
chưa có máy tính, máy photocopy, email như
bây giờ. Thực tiễn, trong khoảng thời gian có
hiệu lực của một luật chuyên ngành, một văn
bản quy phạm pháp luật có thể được sửa đổi,
bổ sung nhiều lần do sự không tương thích
khi điều chỉnh cùng một vấn đề giữa các luật
chuyên ngành có liên quan. Nhiều trường hợp
khi viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy
phạm pháp luật, luật sư phải viện dẫn cả luật,
nghị định hướng dẫn, nghị định sửa đổi bổ
sung nghị định hướng dẫn, quyết định hướng
dẫn của Ủy ban nhân dân (UBND). ví dụ:
Luật Đất đai năm 2003 được ban hành ngày
26 tháng 11 năm 2003 sau khi Pháp lệnh Giá
ngày 26 tháng 4 năm 2002 được ban hành. Để
thực thi các quy định về giá đất và khung giá
các loại đất, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 2004 về phương pháp xác định giá đất
và khung giá các loại đất (Nghị định số
188/2004/NĐ-CP). Sau đó, đến ngày 27
tháng 7 năm 2007 Chính phủ lại ban hành
Nghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-
CP. Sau đó, tùy từng đặc điểm riêng biệt của
địa phương, UBND tỉnh/ thành phố trực
thuộc trung ương lại ban hành quyết định về
việc ban hành quy định giá các loại đất trên
địa bàn tỉnh/thành phố. Tình trạng này dẫn
đến khó khăn rất lớn cho các chủ thể thực
hiện pháp luật nói chung và luật sư nói riêng
khi tiếp cận, hệ thống được đầy đủ nhằm xác
định đúng, kịp thời những quy phạm pháp
luật điều chỉnh một vấn đề xảy ra trong quá
khứ cũng như hiện tại. Bên cạnh đó, tình
trạng văn bản quy phạm pháp luật được dẫn
chiếu đã hết hiệu lực mà văn bản sử dụng dẫn
chiếu vẫn không được sửa đổi, bổ sung kịp
thời, tạo nên tình trạng chồng chéo, mâu
thuẫn, sai biệt giữa các văn bản quy phạm
pháp luật với nhau.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
40
Theo quan điểm truyền thống, “áp dụng
pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà
nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ
chức cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội
thực hiện các quy định của pháp luật”2. Cách
tiếp cận khác về thẩm quyền áp dụng pháp
luật mở rộng hơn là “áp dụng pháp luật là
hoạt động của các chủ thể được pháp luật quy
định nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật
thành quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm cụ thể
cho các cá nhân, tổ chức cụ thể xác định”3.
Bản chất của hoạt động áp dụng pháp luật khi
tiếp cận từ nghĩa của từ là đem quy phạm pháp
luật cụ thể, áp vào một trường hợp cụ thể, tạo
ra quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý
cho các chủ thể cụ thể. Nói cách khác là việc
cá biệt hóa quy định của pháp luật thành
quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể.
Từ lý luận chung về áp dụng pháp luật đến
đặc trưng của nghề luật sư, việc viện dẫn, đề
xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là
một hình thức thực hiện pháp luật, “trong đó
luật sư thực hiện quyền chủ thể của mình hiện
thực hóa các hành vi pháp luật cho phép, các
hành vi pháp luật không cấm, thực hiện mọi
hành vi hợp pháp để hành nghề, giúp đỡ pháp
lý cho khách hàng, đấu tranh pháp lý với các
chủ thể khác (kể cả chủ thể có quyền áp dụng
pháp luật) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng”4 . Hoạt động viện dẫn,
đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
của luật sư có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động viện dẫn, đề xuất áp
dụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sư
phải gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
của luật sư theo pháp luật quy định khi thực
hiện cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp
cho khách hàng.
Thứ hai, mục đích hướng tới của hoạt
động viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy
phạm pháp luật của luật sư nhằm hiện thực
hóa các hành vi pháp luật cho phép, các hành
vi pháp luật không cấm, thực hiện mọi hành vi
hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của khách hàng. Pháp luật trao cho luật sư các
quyền độc lập của chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật với tư cách người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người trợ giúp pháp lý, người đại
diện theo ủy quyền của khách hàng. Luật sư
nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn các nguồn luật,
hệ thống pháp luật, sử dụng đúng, đầy đủ, triệt
để các quyền năng của chủ thể được luật định
để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
của khách hàng. Một mặt, việc viện dẫn, đề
xuất áp dụng pháp luật của luật sư ảnh hưởng
đến tự do, tài sản, nhân thân, số phận pháp lý
của khách hàng, mặt khác luật sư còn phải
thực hiện chức năng phản biện xã hội, đấu
tranh pháp lý để đề nghị, kiến nghị người có
thẩm quyền áp dụng đúng pháp luật.
Thứ ba, hoạt động viện dẫn, đề xuất áp
dụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sư
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, phù hợp với đặc trưng trong từng lĩnh
vực hành nghề của luật sư. Khi thực hiện công
việc dịch vụ, luật sư phải xác định được các
nguyên tắc tra cứu, vận dụng áp dụng pháp
luật. Bằng việc nghiên cứu các tình tiết, sự
kiện, lựa chọn luật áp dụng nhằm xác định
tính chất, tình tiết vụ việc, vấn đề pháp lý. Tùy
từng trường hợp cụ thể, luật sư có thể trích dẫn
nguyên văn nội dung văn bản quy phạm pháp
luật để làm rõ quan điểm và đề xuất của luật
sư hoặc nêu tên điều, trích yếu tên điều, còn
nội dung điều luật được phân tích lồng ghép
với những lập luận, đánh giá của luật sư về
2 Trường Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr. 469.
3 Nguyễn Văn Năm (2008), Một số suy nghĩ về thẩm quyền áp dụng pháp luật, Hội thảo khoa học “Thực hiện pháp
luật ở Việt Nam lý luận và thực tiễn” (Trường Đại học Luật Hà nội), tr.4.
4 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình Luật sư và nghề Luật sư, Nxb Tư pháp, tr.283.
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”
41
tình tiết, sự kiện. Trong nhiều trường hợp, luật
sư phải tư vấn cho khách hàng về những
vướng mắc khi vận dụng luật nhất là các
trường hợp các luật chuyên ngành có sự mâu
thuẫn nhau. Ví dụ, các luật khác nhau điều
chỉnh về cùng một vấn đề phải gắn kết chặt
chẽ với nhau nhưng thực trạng lại tồn tại
những quy định khác biệt nhau, tạo ra rủi ro
cho khách hàng khi xác lập giao dịch, như nhà
ở được xây dựng trên đất, nhà ở được điều
chỉnh bởi luật chuyên ngành là Luật nhà ở thì
ghi nhận: hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực
ngay khi hợp đồng mua bán được công chứng,
chứng thực. Trong khi đó, đất được điều chỉnh
bởi luật chuyên ngành là Luật đất đai, hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ
có hiệu lực khi đã đăng ký sang tên tại văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tương tự
vậy, các quy định của pháp luật về giao dịch
bảo đảm khẳng định về hiệu lực đối kháng với
chủ thể thứ ba trong giao dịch thế chấp quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khi đã
đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất. Trong ví dụ này, rủi ro và tranh chấp sẽ
xảy ra cho người dân (khách hàng) khi đã ký
hợp đồng mua nhà, đất và được công chứng
hoặc chứng thực nhưng chưa sang tên tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất, sau đó
người bán (người chuyển nhượng quyền sử
dụng đất) lại mang quyền sử dụng đất đó đi
thế chấp tại ngân hàng và làm xong thủ tục
đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất.
Thứ tư, hoạt động viện dẫn, đề xuất áp
dụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sư
có tính độc lập với quá trình tra cứu, áp dụng
pháp luật của chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật. Hoạt động này hỗ trợ và gắn kết với
hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể
có thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm đảm
bảo tính thượng tôn pháp luật; bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể; tính thống
nhất trong áp dụng pháp luật; bảo đảm nguyên
tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
và lẽ công bằng trong hoạt động xét xử.
2. Phương pháp, cách thức luật sư viện
dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm
pháp luật
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ
thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi
hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc
kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Nói cách khác, kỹ năng là cách làm, trình tự
tiến hành, kể cả những bí quyết để thực hiện
công việc. Trong thực tiễn hành nghề luật sư,
kỹ năng là tổng hợp của sự đúc kết kiến thức,
kinh nghiệm, sự linh hoạt khéo léo, tính hợp lý
và mức độ thành thạo trong các thao tác vận
dụng nguồn của pháp luật suốt quá trình thực
hiện công việc. Kỹ năng là những điều kiện
tiên quyết để luật sư có thể đảm nhận, thực
hiện tốt công việc. Trong các kỹ năng hành
nghề luật sư, kỹ năng viện dẫn, đề xuất áp
dụng văn bản quy phạm pháp luật là một trong
những kỹ năng cơ bản, cần thiết.
Theo cách hiểu thông thường, bất cứ một
kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm,
bền vững hay hời hợt đều phụ thuộc vào yếu
tố tố chất, năng lực tiếp nhận của chủ thể; sự
khát khao, quyết tâm đạt được mục tiêu; cách
luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó.
Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năng
cũng đều trải qua những bước sau đây: (1)
hình thành mục đích khi thực hiện kỹ năng;
(2) Lên kế hoạch để chuyển hóa kiến thức
thành kỹ năng. Nếu không thực hiện, không
dành thời gian học bởi trải nghiệm thì kiến
thức không thể trở thành kỹ năng; (3) Cập
nhật kiến thức hoặc lý thuyết liên quan đến kỹ
năng; (4) Luyện tập kỹ năng; (5) Ứng dụng và
hiệu chỉnh kỹ năng đó. Để sở hữu thực sự một
kỹ năng thuần thục, ngoài kiến thức, đòi hỏi
người luật sư phải ứng dụng thường xuyên
trong cuộc sống và công việc.
Trong hoạt động nghề luật sư, việc viện
dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
42
luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
luật sư tra cứu, viện dẫn đề xuất với nhà nước
thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực
hiện các quy định của pháp luật vì quyền lợi
của khách hàng. Để thực hiện được kỹ năng
này, luật sư cần thực hiện qua 4 bước cơ bản:
Bước 1 - Chuẩn bị tìm kiếm các văn bản
quy phạm pháp luật: Đây là giai đoạn đầu của
quá trình viện dẫn, đề xuất áp dụng pháp luật.
Trước tiên, luật sư phải xác định được yêu
cầu, phạm vi yêu cầu, bản chất yêu cầu của
khách hàng, xác định được quan hệ pháp luật
và/hoặc định tội danh, lựa chọn nguồn pháp
luật áp dụng. Việc nhận diện, phân tích, đánh
giá nội dung, điều kiện, sự kiện thực tế từ yêu
cầu của khách hàng đòi hỏi luật sư không chỉ
nắm bắt yêu cầu của khách hàng qua kỹ năng
tiếp xúc, trao đổi với khách hàng mà còn phải
qua nghiên cứu khách quan, toàn diện, đầy đủ
các tài liệu do khách hàng cung cấp hoặc luật
sư phải hướng dẫn khách hàng cung cấp, thu
thập các chứng cứ, tài liệu.... Luật sư cần xác
định các điều kiện thực tế để áp dụng pháp
luật, xác định nội dung, đối tượng, bản chất
của sự kiện pháp lý thực tế. Việc phân tích của
luật sư độc lập đảm bảo nguyên tắc lựa chọn
áp dụng văn bản quy phạm luật. Ở giai đoạn
này, đòi hỏi luật sư không chỉ xác định những
tình tiết, sự kiện mà còn phải đánh giá tầm
quan trọng về pháp lý và thực tiễn khi tra cứu,
viện dẫn đề nghị áp dụng pháp luật. Luật sư
phải nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy
đủ tất cả các tình tiết của vụ, việc; xác định
đặc trưng pháp lý của vụ, việc. Trên cơ sở các
quy định pháp luật, luật sư tư vấn cho khách
hàng các giải pháp để có những quyết định lựa
chọn phù hợp nhất. Để thực hiện bước này cần
thiết phải:
+ Xác định yêu cầu của khách hàng/quan
hệ pháp luật tranh chấp/ tội danh...;
+ Xác định các sự kiện pháp lý, tình tiết
pháp lý của vụ việc. Việc nhận biết các sự kiện
pháp lý, các tình tiết pháp lý là cơ sở để giải
quyết vụ, việc là một trong các kỹ năng rất
quan trọng của việc phân tích, lựa chọn văn
bản quy phạm pháp luật áp dụng. Luật sư phải
nhận biết được các tình tiết nào là tình tiết
pháp lý, tình tiết pháp lý nào là mấu chốt, có
cơ sở và có ý nghĩa trong giải quyết vụ, việc;
giải quyết yêu cầu của khách hàng.
+ Xác định chính xác chủ thể có thẩm
quyền giải quyết sự việc đó.
+ Xác định và vận dụng đúng nguyên tắc
áp dụng pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung
khi thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của
khách hàng.
Bước 2 - Lựa chọn quy phạm pháp luật là
cơ sở pháp lý cho việc viện dẫn, đề xuất áp
dụng pháp luật: Đây là quá trình tra cứu pháp
luật, nghiên cứu nguồn luật, hệ thống pháp
luật, luật sư cần làm rõ quy phạm pháp luật
thuộc ngành luật nào; phân tích làm sáng tỏ
nội dung quy phạm pháp luật được lựa chọn.
Cần thiết phải xác định ngành luật điều chỉnh
để đi đến lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể
thích ứng với từng vụ, việc cụ thể. Quy phạm
được lựa chọn phải từ các văn bản quy phạm
pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra
sự việc cần áp dụng (trừ trường hợp luật có
quy định ngoại lệ khác). Trong trường hợp văn
bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực
trở về trước (hiệu lực hồi tố) thì áp dụng theo
quy định đó. Cụ thể là:
+ Xác định các quy phạm pháp luật cụ thể
để giải quyết vụ việc và nhận biết chính xác
đối với các vấn đề pháp lý trong vụ, việc.
+ Áp dụng nguyên tắc tra cứu văn bản quy
phạm pháp luật, phương pháp tư duy, phân
tích, lập luận tại sao sử dụng các quy định
pháp luật để lựa chọn quy phạm pháp luật là
cơ sở pháp lý cho việc viện dẫn, đề xuất áp
dụng pháp luật và luận giải thuyết phục cho
lập luận, quan điểm của mình hoặc đề xuất
chủ thể có thẩm quyền áp dụng văn bản quy
phạm pháp luật cho phù hợp.
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”
43
Nguyên tắc chung, tùy thuộc vào tính chất
của quan hệ pháp luật, về tội danh, về hành vi
vi phạm mà việc lựa chọn văn bản quy
phạm pháp luật nội dung áp dụng có thể là tại
thời điểm xác lập quan hệ pháp luật; thời điểm
xảy ra thiệt tại; thời điểm xảy ra hành vi vi
phạm...., trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Luật sư cần lưu ý bên cạnh việc đảm bảo
nguyên tắc toàn diện khi tra cứu văn bản quy
phạm pháp luật, phải rất cẩn trọng trong việc
lựa chọn pháp luật chuyên ngành theo hiệu lực
không gian, hiệu lực thời gian và sự ưu tiên
giữa các luật chuyên ngành khi cùng một đối
tượng điều chỉnh được các luật chuyên ngành
khác nhau quy định khác nhau. Áp dụng pháp
luật “chuyên ngành” trong việc đánh giá nội
dung thỏa thuận hay giải quyết tranh chấp cần
tính đến cả việc xem xét những thỏa thuận hợp
pháp giữa các bên. Từ thời điểm xác lập quan
hệ pháp luật đến khi có tranh chấp, quan hệ
pháp luật có thể chịu sự điều chỉnh của các
đạo luật, các văn bản hướng dẫn thi hành về
luật chuyên ngành khác nhau và tiếp nối nhau.
Vì vậy, khi lựa chọn văn bản quy phạm pháp
luật là cơ sở để luật sư đề xuất các giải pháp
pháp lý là một vấn đề rất cần được chú trọng.
Luật sư cần lưu ý là:
Với các quy định của pháp luật điều chỉnh
các quan hệ trước đây luật chuyên ngành đã
có hướng dẫn nhưng nay đã được sửa đổi, bổ
sung và có hướng dẫn thay thế thì phải áp
dụng hướng dẫn mới. Ví dụ, Luật hôn nhân và
gia đình (HN & GĐ) năm 2000 đã có hướng
dẫn về căn cứ cho ly hôn. Khi có Luật
HN&GĐ năm 2014 cần áp dụng hướng dẫn
mới của Luật HN&GĐ năm 2014 để giải
quyết ly hôn.
Với những vấn đề mặc dù luật đã có hướng
dẫn trước đây nhưng nay chưa có hướng dẫn
mới và hướng dẫn cũ không trái với quy định
của luật mới thì có quyền và cần thiết phải áp
dụng các hướng dẫn trước đây về việc áp dụng
văn bản hướng dẫn thi hành.
Việc vận dụng, áp dụng luật chuyên
ngành cần lưu ý đến yếu tố không gian, thời
gian và tính lịch sử đặc thù của luật chuyên
ngành đó. Ví dụ: Luật HN&GĐ năm 1959 có
hiệu lực ngày 13/01/1960 ở miền Bắc, những
trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một
vợ, một chồng được xác định là kết hôn trái
pháp luật. Các quan hệ hôn nhân xác lập
trước thời điểm 13/01/1960 không bị điều
chỉnh bởi nguyên tắc của Luật HN&GĐ năm
1959, vì vậy nam nữ dù có quan hệ hôn nhân
nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hôn
nhân hợp pháp. Ở miền Nam, ngày
25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 76/CP quy định về việc thực
hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả
nước (trong đó có Đạo luật số 13 về HN&GĐ).
Những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày
25/3/1977 ở miền Nam không tuân theo
nguyên tắc một vợ, một chồng vẫn được
công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Thực tế, việc lựa chọn quy phạm pháp
luật có thể xảy ra các trường hợp: một quy
phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm
cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Hai hay
nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh
quan hệ pháp luật đó nhưng đưa ra cách giải
quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột
quy phạm pháp luật trong áp dụng, tùy từng
trường hợp có thể lựa chọn theo các nguyên
tắc luật chuyên ngành ưu tiên; quy phạm
pháp luật có giá trị cao hơn hoặc lựa chọn
quy phạm pháp luật được ban hành sau. Bên
cạnh đó, còn có những trường hợp không có
quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho
việc áp dụng luật đối với sự kiện, quan hệ đó.
Trong trường hợp này, luật sư cần đề nghị áp
dụng pháp luật tương tự để tiến hành giải
quyết những trường hợp không có quy phạm
trực tiếp điều chỉnh theo nguyên tắc tương
tự. Theo đó, đối với trường hợp áp dụng
tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc
thực tế, cụ thể mà chưa có pháp luật trực tiếp
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
44
điều chỉnh trên cơ sở quy phạm pháp luật
điều chỉnh trường hợp khác gần giống như
vậy để giải quyết. Ví dụ, giải quyết tranh
chấp trong trường hợp các bên xác lập hợp
đồng mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Trong trường hợp này về quan hệ hợp đồng,
cần đề nghị áp dụng tương tự các quy định
về giao dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quả
của giao dịch dân sự vô hiệu để giải quyết
tranh chấp. Trường hợp áp dụng tương tự
pháp luật được đề xuất khi giải quyết một vụ,
việc thực tế, cụ thể mà chưa có pháp luật trực
tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc
pháp luật và ý thức pháp luật. Bên cạnh đó,
trường hợp các bên không có thoả thuận và
pháp luật không quy định thì có thể áp dụng
tập quán nhưng tập quán áp dụng không
được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự. Trường hợp không thể áp dụng
tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng. Trong đó, án lệ được xác định là những
lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một
vụ, việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân (TAND) tối cao lựa chọn và
chánh án TAND tối cao công bố là án lệ. Lẽ
công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải
được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù
hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị
và bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của các
đương sự, các chủ thể tham gia tố tụng.
Bước 3 – Phân tích, đánh giá đề nghị chủ
thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp
luật có tính cá biệt: Đây là bước chuyển hóa
những quy định chung nêu ra trong các quy
phạm pháp luật thành quy định cụ thể, cá biệt.
Lưu ý, luật sư không có quyền ra quyết định
áp dụng pháp luật nhưng có quyền đề nghị
người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng
pháp luật có lợi nhất cho khách hàng của
mình. Việc lựa chọn các quy phạm pháp luật
để áp dụng được tiến hành theo ý chí đơn
phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của chủ
thể bị áp dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp khi luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình, việc đề nghị áp dụng pháp luật sẽ
làm thay đổi quan điểm, nội dung và điều kiện
áp dụng pháp luật mang tính cá biệt. Đây là
giai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạn
trên. Ở giai đoạn này, các quyết định cuối
cùng thể hiện tính pháp lý chính là việc vận
dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực
chuyên ngành để giải quyết yêu cầu của khách
hàng.
Khi đề nghị chủ thể có thẩm quyền ra
quyết định áp dụng pháp luật, luật sư không
thể xuất phát từ ý muốn chủ quan hoặc tình
cảm cá nhân của mình mà phải phù hợp với
quy định pháp luật. Nội dung đề xuất phải rõ
ràng, chính xác, nêu rõ được các đối tượng
cần giải quyết và tuân thủ đúng quy định của
pháp luật.
Bước 4 - Tổ chức thực hiện các văn bản
áp dụng pháp luật: Bảo đảm cho các văn bản
áp dụng pháp luật có hiệu lực thi hành. Đây là
kết quả của việc chuyển hóa cái chung của
quy định pháp luật thành cái riêng, cụ thể vào
thực tiễn đời sống. Mặc dù luật sư không có
quyền chủ động tổ chức thực hiện các văn bản
áp dụng pháp luật, nhưng luật sư phải tư vấn
cho khách hàng thực hiện có lợi nhất. Trong
trường hợp cần thiết, luật sư có thể đề nghị
chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết
định áp dụng pháp luật có lợi nhất cho khách
hàng của mình.
Có thể nói, việc hiểu sâu sắc về hệ thống
pháp luật, thứ tự ưu tiên áp dụng các loại
nguồn pháp luật (văn bản quy phạm pháp
luật, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự
pháp luật, áp dụng án lệ và lẽ công bằng)
là cơ sở, nền tảng để các chủ thể thực hiện
pháp luật nói chung và luật sư nói riêng thực
hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình theo
luật định./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_nang_cua_luat_su_vien_dan_de_xuat_ap_dung_van_ban_quy_pha.pdf