Kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án mua bán người

Đối với bị cáo và người bào chữa thường cho rằng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo như vậy là quá cao, không hợp lý hoặc hình thức xử lý vật chứng như vậy là không phù hợp, yêu cầu giảm bớt mức bồi thường thiệt hại hoặc trả lại vật chứng, tài sản cho bị cáo. Đối với bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại lại cho rằng mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKS đề nghị là không hợp lý, quá ít, cần phải tăng mức bồi thường, tịch thu vật chứng Trường hợp này KSV tranh luận, đối đáp, phân tích mức độ thiệt hại, phần lỗi của bị hại trong vụ án (nếu có), khả năng tài chính của bị cáo, các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, các văn bản dưới luật về bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự, về xử lý vật chứng để khẳng định mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKS đưa ra là hợp lý, có căn cứ và đúng pháp luật. KSV cần lưu ý, mặc dù luận tội thể hiện quan điểm cuối cùng của VKS về việc giải quyết vụ án về tội mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi, KSV tham gia tranh luận, đối đáp cần bảo vệ được quan điểm đó. Tuy nhiên, nếu quá trình tranh luận phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc thay đổi quan điểm, đường lối xử lý vụ án mà không thể làm rõ, kết luận được khi tranh luận thì KSV phải đề nghị HĐXX quay trở lại phần xét hỏi và có thể đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra, xác minh bổ sung. KSV tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án mua bán người nhằm bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử về các tội trên không xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM... CÁC VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI MAI ĐẮC BIÊN* Trong giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên là một chủ thể quan trọng, là người đưa ra quan điểm luận tội, tranh luận đối đáp về những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác đưa ra. Chính vì vậy, việc Kiểm sát viên cần trang bị tốt kỹ năng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và các vụ án mua bán người nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan, bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền con người và lợi ích của Nhà nước, công dân. Từ khóa: Tranh tụng, phiên tòa xét xử sơ thẩm, vụ án mua bán người, Kiểm sát viên. Ngày nhận bài: 10/7/2020; Ngày biên tập xong: 13/7/2020; Ngày duyệt đăng: 13/7/2020. In the advocacy process at the first-instance trial of criminal cases, the Prosecutors are important people who offer impeachment and debate about matters presented by the accused, defense counsels and other proceeding participants. Therefore, Prosecutors’ advocacy skills at the first-instance trial of criminal cases generally and human trafficking cases particularly is necessary that supports to find out the objective truths of the case, not to injustice innocent people or neglect crimes, protect human rights and the interests of the State and citizens. Keywords: Advocacy, first-instance trial, human trafficking cases, Prosecutor. 1. Căn cứ pháp lý về tranh tụng Tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là một nội dung lớn được thể hiện đầy đủ trong các văn kiện quan trọng của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà Nước và của ngành Kiểm sát. Các điểm b, c, d khoản 1 mục B Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” xác định: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...”; Điểm 2.2. Mục 2 Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”; Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.1 Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”; Mục 5 chương 21 BLTTHS năm 2015 quy định “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa”, trong đó Điều 322 quy định chi tiết cụ thể về tranh luận. Chỉ thị số 09/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) về “Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”, trong đó đưa ra 10 nội dung yêu cầu cho ngành Kiểm sát thực *  Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. 92 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM... hiện nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm bình đẳng, dân chủ, xác định sự thật khách quan của vụ án, kịp thời phát hiện và khắc phục các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời kỳ mới; Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC), tại Điều 25, 26 quy định cụ thể việc KSV luận tội và tranh luận tại phiên tòa hình sự. 2. Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên Khi tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi, KSV thực hiện các kỹ năng tranh tụng như đối với các vụ án hình sự khác, nhưng tập trung làm rõ các nội dung riêng biệt liên quan đến tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi. Khi tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, KSV trình bày luận tội, trong đó phân tích hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội, công cụ, phương tiện cũng như thủ đoạn phạm tội; hậu quả của tội phạm cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt, các tình tiết khác có liên quan đến vụ án; đề nghị kết tội bị cáo theo điểm, khoản nào của Điều 150 (tội mua bán người) hoặc Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi) của BLHS; loại và mức hình phạt, mức bồi thường thiệt hại cũng như biện pháp xử lý vật chứng trong vụ án. Khi bị cáo, người bào chữa hoặc người tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, KSV đối đáp đến cùng với từng ý kiến để bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của Viện kiểm sát (VKS). Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho các bên tranh luận, trình bày hết ý kiến của mình. Trong quá trình tranh luận, nếu thấy còn có những vấn đề cần phải xét hỏi thêm để làm rõ thì KSV đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho quay lại phần xét hỏi để tiếp tục xét hỏi, làm rõ. Sau khi xét hỏi xong lại tiếp tục tranh luận, đối đáp. Việc tranh luận, đối đáp chỉ kết thúc khi Chủ tọa phiên tòa xác định không ai còn ý kiến cần tranh luận, đối đáp. Để việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi có chất lượng cao, KSV thực hiện tốt kỹ năng tranh tụng sau đây: Thứ nhất, KSV phải chú ý lắng nghe các bên trình bày quan điểm, ý kiến của họ, nhất là quan điểm bào chữa của luật sư, bị cáo, vừa nghe vừa ghi lại tóm tắt để nắm được nội dung vấn đề, đề nghị, ý kiến phản đối. Nếu vụ án có nhiều người cùng bào chữa cho một bị cáo thì KSV có thể nghe từng người để tham gia đối đáp hoặc tổng hợp ý kiến chung của tất cả những người bào chữa để đối đáp. Thứ hai, trong quá trình nghe, KSV cần nhanh chóng phân tích nội dung vấn đề mà bị cáo, người bào chữa đặt ra, đồng thời xác định nhanh nội dung cần tranh luận, đối đáp, chứng cứ cần sử dụng để bảo vệ quan điểm đúng đắn của mình và bác bỏ ý kiến không đúng đắn của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác. Thứ ba, khi tranh luận, KSV cần căn cứ vào lý luận cấu thành tội phạm của tội mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi, lý luận về chứng cứ để lập luận một cách lôgic từng vấn đề, từ đó phản bác ý kiến của phía tham gia tranh luận. KSV cần dựa vào các chứng cứ của vụ án, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật để tranh luận, đối đáp, lập luận chặt chẽ để bác bỏ ý kiến sai trái hoặc không đúng của người bào chữa, bị cáo, bị hại hoặc những người khác. Khi tranh luận, KSV phải giữ thái độ bình tĩnh, tư thế, tác phong nghiêm trang tạo sự uy nghi của phiên tòa hình sự, nói to, rõ ràng, mạch lạc, đối đáp đúng trọng tâm. Thực tế thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi cho thấy, người bào chữa, bị cáo, bị hại, 93Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát MAI ĐẮC BIÊN người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại thường tập trung tranh luận vào những vấn đề sau: - Không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của VKS, kết luận trong luận tội của KSV. Đây là trường hợp thường xảy ra trong thực tiễn xét xử vụ án hình sự nói chung và về tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi nói riêng, khi bị cáo hoặc người bào chữa, người đại diện cho bị cáo không thừa nhận việc bị cáo phạm tội theo cáo trạng của VKS, luận tội của KSV. Trong trường hợp này, KSV cần phân tích lý luận cấu thành tội phạm về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi, đánh giá hành vi của bị cáo, động cơ, mục đích, hậu quả thiệt hại đã gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; những chứng cứ xác đáng thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã đủ để khẳng định hành vi của bị cáo là hành vi phạm tội được quy định trong các Điều 150 hoặc 151 BLHS mà VKS đã viện dẫn để truy tố, KSV đã kết luận, đề nghị trong luận tội. Những lý do mà bị cáo, người bào chữa đưa ra như chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, mất năng lực trách nhiệm hình sự, không có hành vi mua bán người, hành vi chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự hoặc những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật hình sự. - Bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi (ví dụ tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 BLHS) mà VKS truy tố, kết luận nên đề nghị thay đổi tội danh. Trường hợp này, ngoài việc phân tích lý luận cấu thành tội phạm của tội mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi mà VKS đã truy tố, KSV còn phải phân tích lý luận cấu thành tội phạm của tội mà bị cáo, người bào chữa đưa ra, đánh giá hành vi khách quan của bị cáo, hậu quả thiệt hại, động cơ, mục đích phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả... Những yếu tố đó khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo đã phạm vào tội mà VKS đã truy tố, việc thay đổi tội danh theo yêu cầu của bị cáo, người bào chữa là không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật hình sự. - Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng điều luật mà VKS đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản VKS đã truy tố1. Trường hợp này, KSV ngoài việc phân tích các dấu hiệu của tội phạm mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi còn phân tích cụ thể hành vi của bị cáo đã gây ra thiệt hại hoặc các tình tiết khác là căn cứ để định khung hình phạt như: mức độ thiệt hại, các tình tiết tăng nặng định khung khác (có tổ chức; vì động cơ đê hèn; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%...) để khẳng định khung truy tố của VKS là có căn cứ và đúng pháp luật. KSV có thể vận dụng các văn bản dưới luật như Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để chứng minh khoản truy tố của VKS là đúng đắn2. - Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều, khoản của VKS đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) hoãn phiên tòa, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Trong trường hợp này, KSV phải tranh luận rõ xem những vi phạm mà bị cáo, người bào chữa đưa ra là những vi phạm gì cụ thể. KSV phân tích quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật để xác định xem những vấn đề đó có phải là vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục 1  Ví dụ: VKS truy tố theo khoản 2 Điều 150 BLHS về tội mua bán người với tình tiết định khung tăng nặng là “Có tổ chức” nhưng bị cáo, người bào chữa chỉ thừa nhận phạm tội theo khoản 1, không đồng ý với tình tiết định khung tăng nặng “Có tổ chức”. 2  Ví dụ như Nghị quyết số 02-HĐTP/NQ ngày 16 tháng 11 năm 1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về phạm tội có tổ chức. 94 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM... tố tụng hay không? Nếu có vi phạm thì KSV đánh giá mức độ, tính chất vi phạm đó để xác định đây có phải là căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo khoản 1 Điều 280 BLTTHS hay không hay có thể khắc phục được tại phiên tòa. Trên cơ sở đánh giá, nhận xét đó, KSV thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng thì KSV đề nghị Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung31. Trường hợp bị cáo cho rằng quá trình điều tra, truy tố, Điều tra viên (ĐTV), KSV đã có những hành vi vi phạm như dụ cung, mớm cung, bức cung hoặc dùng nhục hình để ép cung thì KSV có thể đề nghị HĐXX triệu tập ĐTV, KSV đến phiên tòa để tham gia đối chất hoặc trình bày những nội dung có liên quan đến việc trình bày của bị cáo. Trong trường hợp xác định có vi phạm tố tụng, KSV phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng từng dạng vi phạm, nếu vi phạm nhỏ, không ảnh hưởng đến xác định sự thật khách quan của vụ án thì KSV phát biểu quan điểm không đồng ý với yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà xét thấy cần phải điều tra, làm rõ, bảo đảm tính khách quan của vụ án, thuộc các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì KSV phải đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung42. 3  Theo hướng dẫn của khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BQP ngày 22/12/2017 giữ VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trả hồ sơ điều tra bổ sung thì: “2. Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng”. 4 Xem Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP, ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Bị cáo, người bào chữa không đồng ý với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ tình tiết tăng nặng; bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại không đồng ý với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ. Đây là trường hợp bị cáo, người bào chữa không đồng ý với các tình tiết tăng nặng đề nghị áp dụng đối với bị cáo, đề nghị loại bỏ và đề nghị tăng thêm tình tiết giảm nhẹ. Đối với bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại lại cho rằng cần tăng thêm tình tiết tăng nặng và cần loại bỏ tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo. Trong trường hợp này, KSV cần phải đối đáp, phân tích đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo, nhân thân của bị cáo, các tình tiết khác có liên quan, viện dẫn các quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, các văn bản dưới luật để xác định, khẳng định các tình tiết mà VKS áp dụng là đúng đắn, có căn cứ. Những lý do, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà các bên đưa ra là không có căn cứ, không phù hợp với nội dung vụ án. - Không đồng ý với loại và mức hình phạt mà KSV đề nghị. Bị cáo, người bào chữa trong vụ án buôn bán người thường cho rằng loại và mức hình phạt mà KSV đề nghị là quá nặng đối với bị cáo, không tương xứng với hành vi phạm tội, không phù hợp với chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước, cần giảm hình phạt; bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại lại cho rằng loại và mức hình phạt như vậy là quá nhẹ đối với bị cáo, cần tăng hình phạt. Trong trường hợp này, KSV phải đối đáp, phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội căn cứ vào khách thể bị xâm hại, đối tượng tác động, phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi, động cơ và mục đích của bị cáo; hình thức và mức độ lỗi, mức độ thiệt hại đã gây ra; các biện pháp và khả năng khắc phục thiệt hại, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân và khả năng cải tạo của bị cáo, so sánh với mức hình phạt của điều 95Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát MAI ĐẮC BIÊN luật áp dụng để kết luận, khẳng định loại và mức hình phạt mà KSV đề nghị là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật. - Không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do KSV đề nghị. Đối với bị cáo và người bào chữa thường cho rằng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo như vậy là quá cao, không hợp lý hoặc hình thức xử lý vật chứng như vậy là không phù hợp, yêu cầu giảm bớt mức bồi thường thiệt hại hoặc trả lại vật chứng, tài sản cho bị cáo. Đối với bị hại hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại lại cho rằng mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKS đề nghị là không hợp lý, quá ít, cần phải tăng mức bồi thường, tịch thu vật chứng Trường hợp này KSV tranh luận, đối đáp, phân tích mức độ thiệt hại, phần lỗi của bị hại trong vụ án (nếu có), khả năng tài chính của bị cáo, các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, các văn bản dưới luật về bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự, về xử lý vật chứng để khẳng định mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng mà VKS đưa ra là hợp lý, có căn cứ và đúng pháp luật. KSV cần lưu ý, mặc dù luận tội thể hiện quan điểm cuối cùng của VKS về việc giải quyết vụ án về tội mua bán người hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi, KSV tham gia tranh luận, đối đáp cần bảo vệ được quan điểm đó. Tuy nhiên, nếu quá trình tranh luận phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc thay đổi quan điểm, đường lối xử lý vụ án mà không thể làm rõ, kết luận được khi tranh luận thì KSV phải đề nghị HĐXX quay trở lại phần xét hỏi và có thể đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra, xác minh bổ sung. KSV tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án mua bán người nhằm bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử về các tội trên không xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; 2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; 3. Giáo trình Luật tố tụng hình sự của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật; 4. Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự của Học viện Tư pháp, NXB Tư pháp năm 2017; 5. Giáo trình Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Tư pháp năm 2019; 6. Đề tài khoa học: “Vấn đề bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo, bị hại và người làm chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội do TS. Mai Đắc Biên chủ nhiệm. 7. Luận văn thạc sỹ luật học: “Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, (Học viện Khoa học xã hội, 2017) “Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Hoà Bình” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015); “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016). 8. Bài viết khoa học:“Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Phạm Văn An (Tạp chí Kiểm sát, số 7, tháng 4/2011); “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Phạm Văn An (Tạp chí Kiểm sát số 10, tháng 5/2011); “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng xét hỏi, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự đối với các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ” của tác giả Mai Đắc Biên (Tạp chí Kiểm sát, số 15, tháng 8 /2016; trang 26-30); “Một số vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý khi tranh luận tại phiên tòa hình sự” của tác giả Mai Đắc Biên (Tạp chí Kiểm sát, số 10, tháng 5/2018; trang 15-20); “Một số vấn đề lý luận về THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp” của tác giả Nguyễn Đình Trung (Tạp chí Kiểm sát số 22, tháng 11/2019).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_tranh_tung_tai_phien_toa_xet_xu_so_tham_cac_vu_an_mu.pdf
Tài liệu liên quan