Kỷ niệm 71 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2-9 chống tham nhũng và cuộc chiến bảo vệ chế độ

Thứ nhất, cần có môi trường pháp lý an toàn cho người dân tham gia, để chính quyền phải lắng nghe, thấu hiểu ý dân, cụ thể là tổ chức thực hiện tốt Luật Tố cáo, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây, đồng thời Quốc hội cần sớm ban hành Luật về Hội, Luật Bảo vệ nhân chứng. Các Luật Tố cáo, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật về Hội, Luật Bảo vệ nhân chứng là bộ năm vũ khí sắc bén vừa có khả năng tấn công hữu hiệu vừa phòng vệ chính đáng đối với nạn tham nhũng để người dân thực hiện quyền tố cáo, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng trước tòa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật về tố tụng. Các đạo luật này sẽ tạo ra sức mạnh chống tham nhũng từ phía nhân dân mà chính quyền không thể bao biện, tắc trách, bỏ qua. Đây cũng là tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước đây “Nếu Chính phủ làm hại thì dân có quyền đuổi Chính phủ”17. Thứ hai, cần có sự tôn vinh của Nhà nước, của xã hội đối với việc tố cáo tham nhũng. Trong thực tiễn, ít người đặt mục tiêu tố cáo tham nhũng để được khen, thậm chí có người biết rõ mà còn lảng tránh để không bị phiền phức. Cần nhận thức việc tố cáo phát hiện hành vi tham nhũng cũng vẻ vang như việc toàn dân thực hiện phòng gian, bảo mật thời kỳ kháng chiến, sẵn sàng phát hiện, bắt bọn “Việt gian, mật thám” để bảo vệ chế độ. Nhưng việc tố cáo tham nhũng có thể làm cho họ phải đối mặt với nhiều rủi ro sẽ đến như bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác, phân biệt đối xử, bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản v.v. Vì vậy, người tố cáo hành vi tham nhũng cần được Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành kịp thời khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng (Huân chương Dũng cảm, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ, ngành ). Đồng thời, cần sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó phải hoàn thiện cơ chế bảo vệ hữu hiệu đối với người tố cáo tham nhũng. Thứ ba, tố cáo tham nhũng cũng như tố cáo các loại tội phạm nghiêm trọng khác cần có sự tưởng thưởng vật chất. Đây là kinh nghiệm hay của ông cha ta18 và nhiều nước đã áp dụng. Chống tham nhũng có hai mục tiêu lớn là làm trong sạch bộ máy trong Đảng, chính quyền và thu hồi tài sản bị tham nhũng. Nếu chúng ta chỉ trừng trị được cá nhân có hành vi tham nhũng mà không thu hồi được tài sản tham nhũng thì thành công chỉ là một nửa, hoặc không được coi là thành công vì tài sản tham nhũng sẽ được chuyển giao thông qua các giao dịch và tiếp tục tiềm ẩn sự bất ổn cho xã hội. Việc thu hồi tài sản tham nhũng rõ ràng có công lao của người tố cáo. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, thưởng vật chất theo mức giá trị tài sản thu hồi được là sự khuyến khích chính đáng đối với người tố cáo tham nhũng gian, bảo mật thời kỳ kháng chiến, sẵn sàng phát hiện, bắt bọn “Việt gian, mật thám” để bảo vệ chế độ. Nhưng việc tố cáo tham nhũng có thể làm cho họ phải đối mặt với nhiều rủi ro sẽ đến như bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác, phân biệt đối xử, bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản v.v. Vì vậy, người tố cáo hành vi tham nhũng cần được Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành kịp thời khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng (Huân chương Dũng cảm, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ, ngành ). Đồng thời, cần sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó phải hoàn thiện cơ chế bảo vệ hữu hiệu đối với người tố cáo tham nhũng.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ niệm 71 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2-9 chống tham nhũng và cuộc chiến bảo vệ chế độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định rõ: Tệ tham nhũng như “giặc nội xâm” nằm trong bộ máy chính quyền Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự tha hóa của quyền lực ở mọi chế độ chính trị. Nhà quý tộc Anh quốc Lord Acton (1834-1920) cho rằng, “quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”1. Vì vậy, để bảo vệ chế độ, mọi quốc gia luôn xây dựng cơ chế để những nhà ái quốc chống lại sự tha hóa quyền lực, cội nguồn của tham nhũng. Cuộc chiến chống tham nhũng vì vậy thực chất là cuộc chiến của chính nghĩa đứng về phía nhân dân chống lại sự tha hóa của những kẻ nắm giữ quyền lực nên sẽ vô cùng gian nan, quyết liệt. Cuộc đối đầu giữa hai nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc là Lưu Dung và Hòa Thân đời Nhà Thanh đã được xây dựng thành bộ phim “Tể tướng Lưu gù” là minh chứng về sự khó khăn, nguy hiểm cho những ai dám dấn thân vào cuộc chiến đấu này. Lối sống phô trương, ăn chơi, sa đọa của kẻ tham nhũng còn tương đối dễ nhận diện, nhưng những kẻ tham nhũng giấu mình còn nguy hiểm hơn. Mới đây, trên báo chí Trung Quốc còn vạch mặt một loạt các quan tham nhũng núp bóng thanh liêm, bao gồm đủ các loại nguyên là cán bộ cấp cao rất giỏi “diễn kịch” chống tham nhũng, cho thấy cuộc chiến 3 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT CHÖËNG THAM NHUÄNG VAÂ CUÖÅC CHIÏËN BAÃO VÏå CHÏË ÀÖÅ Phạm VăN hùNg* * TS, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. 1 KỶ NIỆM 71 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 LTS: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chiến sỹ cách mạng đi tiên phong trong việc vạch trần những thủ đoạn tham ô, nhũng lạm của bọn quan lại trong bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, cùng với việc phát động phong trào thi đua yêu nước“diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, Người còn không ngừng chăm lo việc làm trong sạch bộ máy Đảng, chính quyền bằng việc nhắc nhở, kêu gọi và thẳng tay trừng trị tội phạm tham những. Người cho rằng, quan liêu, tham ô, lãng phí là “bạn đồng minh của thực dân, phong kiến”, là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ” và “tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”. Bài viết giới thiệu một số quan điểm của Hồ Chí Minh về cuộc chiến chống tham nhũng và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình bảo vệ thành quả cách mạng và nêu một số vấn đề đặt ra trong tình hình mới. chống tham nhũng ở nước này đang gặp phải những thủ đoạn mới vô cùng tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện2. Điển hình là những kẻ trong con mắt của cấp trên, đồng sự, cấp dưới và dân chúng là người bình dị, dễ gần, không hút thuốc, chẳng uống rượu, thường xuyên mặc quần áo cũ, đi dép nhựa, dùng thắt lưng đã bong tróc lớp ngoài, ngày ngày cưỡi xe đạp, nổi tiếng mẫu mực nhưng đã bị điều tra về tội nhận hội lộ bằng biệt thự, tiền mặt, thẻ ngân hàng và các tài sản khác giá trị hàng trăm tỷ đồng. Ở Việt Nam, trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nghiên cứu về những học thuyết chính trị để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tương lai mà Người còn vạch trần, lên án tính chất tham nhũng trong bộ máy chính quyền của bọn thực dân, phong kiến. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người đã dành hẳn một chương viết về nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị, với vô vàn các biểu hiện tham nhũng của các quan tham tự xưng là “quan phụ mẫu” như: tham quan, triển lãm, ăn uống, tiếp khách, giải trí, mua sắm biệt thự, rút tiền từ nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường tất cả đều lấy từ tiền thuế, phí của người dân, đổ gánh nặng thuế khóa lên người dân3. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công nhưng Nhà nước non trẻ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách, thù trong, giặc ngoài đe dọa sự tồn vong của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phải có những đối sách vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo để tập hợp lực lượng, thực hiện toàn dân đoàn kết để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946) thành công đã hình thành nên bộ máy chính quyền mới với đầy đủ vị thế của một quốc gia độc lập nhưng cũng là sự bắt đầu cho một cuộc chiến đấu mới bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đầu năm 1946, thực dân Pháp nổ súng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Để động viên đồng bào, chiến sỹ cả nước, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi thi đua yêu nước, trong đó nêu rõ mục đích của thi đua ái quốc là: “Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm”4. Do tính cấp bách của tình hình, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung công sức, trí tuệ để lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc nhưng cũng luôn đề cao cảnh giác với giặc tham nhũng cùng với các tệ nạn tiêu cực khác nằm trong bộ máy chính quyền. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I (ngày 2/3/1946), khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề “Chính phủ liêm khiết”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm, nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc trong các ủy ban là đông lắm, phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết. Có thể khẳng định, nội dung trả lời chất vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là lời tuyên chiến đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta đối với tệ nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền cách mạng. Thấm nhuần nguyên lý mác-xít: giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn, nên ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và suốt chiều dài của công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo đến tệ tham nhũng như 4 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 so 302687/lo-mat-quan-tham-gio-dien-kich-chong-tham-nhung. 3 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 367-376; 392-394. 4 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 444-446. “giặc nội xâm” nằm trong bộ máy chính quyền. Chỉ ít ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 17/10/1945, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý một loạt các lầm lỗi rất nặng nề của cán bộ chính quyền như cậy thế, trái phép, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Liên quan đến tham nhũng, Người viết: “Ăn muốn ngon, mặc muốn đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ở đâu ra? Thậm chí lấy của công vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”5. Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ (1/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải kiên quyết tẩy sạch các khuyết điểm của cán bộ như: địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, ham chuộng hình thức, làm việc lối bàn giấy, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm và Người nhấn mạnh đến tệ tham nhũng đã bắt đầu xâm nhập vào lối sống của cán bộ chính quyền non trẻ: “có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được ủy viên này chủ tịch kia. Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công”6. Chiếm của công làm của tư là bản chất của hành vi tham nhũng trong bộ máy chính quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận diện và cảnh báo ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và những năm đầu toàn quốc kháng chiến. Phân tích nguy hại của tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”7. Coi tham nhũng như Việt gian, mật thám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cuộc chiến này ngang tầm với cuộc chiến diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Nhờ đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng được đội ngũ cán bộ liêm khiết, trong sạch, lãnh đạo đưa cuộc kháng chiến kiến quốc đến thắng lợi. Cần có quyền uy của “thần linh pháp quyền” Trong chế độ phong kiến chuyên chế, quyền lực tối cao tập trung vào trong tay một người là ông vua nên sinh ra tùy tiện và tệ tham nhũng có cơ hội nảy nở. Mác đã cho rằng, “vua là tùy tiện” hay “tùy tiện là bản chất của nhà vua”. Đối với ông vua và hệ thống quan lại thì pháp luật chống tham nhũng không có ý nghĩa nhiều bởi tính chất bất bình đẳng trong áp dụng pháp luật đến mức trong ngạn ngữ Trung Quốc cổ đại đã có câu “Lễ không xuống với thứ dân, hình không lên tới bậc đại phu”. Tuy nhiên, việc đề cao “lễ” trong Nho giáo đến mức dùng “lễ” làm chuẩn cho xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật đã dần dần không thích ứng được với yêu cầu quản trị quốc gia, dẫn đến xu hướng phải cải cách pháp chế, đề cao pháp luật. Cách đây hơn hai ngàn năm, người đặt nền móng cho học thuyết Pháp trị ở Trung Quốc là Hàn Phi đã rất coi trọng giá trị của việc sử dụng pháp luật để quản trị đất nước. Hàn Phi đã viết trong tác phẩm Hàn Phi Tử của mình như sau: “Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, 5 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 58. 6 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 74. 7 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 490. sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”8. Tuy nhiên, lý thuyết pháp trị của Hàn Phi khi được thi hành cũng không mang lại sự công bằng cho xã hội bởi chế độ “bát nghị”9 trong pháp luật phong kiến luôn có xu hướng bảo vệ tầng lớp quyền quý, quan lại, thân tộc của nhà vua. Còn đối với riêng ông vua thì không có cơ chế nào hiệu quả để kiểm soát được thứ quyền lực tuyệt đối ấy và sự tha hóa của quyền lực, cội nguồn của tệ nạn tham nhũng vẫn hiện hữu. Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là người am hiểu Nho học nhưng do sớm được tiếp cận với tri thức lý luận về nhà nước và pháp luật Phương Tây nên đã có tầm nhìn vượt thời đại, đạt đến đỉnh cao của tư duy xây dựng bộ máy nhà nước. Ngay từ năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó với tên Nguyễn Ái Quốc cùng với nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp đã viết Thư tám điểm gửi Hội nghị Véc-xây và sau đó được diễn ca ra tiếng Việt, trong đó điểm thứ bảy nói lên điều cốt lõi của việc xây dựng nhà nước: “Bảy xin Hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”10. Như vậy, vượt lên trên tư tưởng Nho giáo vốn ăn sâu vào gốc rễ văn hóa Việt, ý tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cách đây gần một thế kỷ. Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã rốt ráo bắt tay vào công cuộc xây dựng hệ thống pháp luật để “thần linh pháp quyền” được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động của bộ máy chính quyền và chống tham nhũng là một lĩnh vực cũng không thể đứng ngoài hệ thống pháp luật của chính quyền non trẻ. Chỉ ít ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập và những tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành nhiều văn kiện, sắc lệnh thể hiện tư tưởng chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền: - Ngày 13/9/1945, ký Sắc lệnh số 33C thành lập Tòa án Quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả người nào phạm vào việc gì có hại đến nền độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Ngày 20/9/1945, ký Sắc lệnh số 34/SL thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. - Ngày 10/10/1945, ký Sắc lệnh quy định các đoàn luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ. Các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các tòa án tỉnh trở lên và trước các tòa án quân sự. - Ngày 27/11/1945, ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. - Ngày 26/1/1946, ký “Quốc lệnh”, khép tội trộm cắp của công vào tội tử hình và ghi rõ: phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. - Ngày 23/11/1946, ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, có quyền “đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt”. Chỉ chừng đó văn kiện đã cho thấy, trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của năm 6 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Hàn Phi Tử, t.1, Phan Ngọc dịch. Nxb. Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1990, tr. 49. 9 “Bát nghị” là chế độ pháp lý cho một số người được hưởng đặc quyền đặc lợi của pháp luật trong đó có tám quy định để miễn giảm hình phạt đối với hoàng thân quốc thích, giai cấp quan quyền sau khi được thông qua xét xử đặc biệt. Chế độ “bát nghị” có từ thời Tây Chu. Nước Ngụy thời Tam quốc đầu tiên đem “bát nghị“ vào luật. Đến đời nhà Đường, chế độ “bát nghị” được quy định tỉ mỉ hơn. Chế độ “bát nghị” được kế tiếp áp dụng đến thời Minh, Thanh (Xem Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr. 226-228). Chế độ “bát nghị” cũng ảnh hưởng tới pháp luật phong kiến Việt Nam. Điều 3 Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê quy định đầy đủ tám điều được nghị xét giảm tội (Xem: Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1991, tr. 37-38). 10 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 438. đầu tiên sau khi giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt đến công cuộc xây dựng nhà nước. Trước hết là việc ban hành Hiến pháp mà các nhà khoa học cho rằng đó là viên kim cương đính trên vương miện của nhà nước pháp quyền. Sau này, ngày 9/11/1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946 và bản hiến văn này đã mang đầy đủ ý nghĩa của “thần linh pháp quyền” như khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp theo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng hệ thống pháp luật làm công cụ đấu tranh trực tiếp cho công cuộc trừng trị tệ nạn tham nhũng mà đối tượng được xác định rất rõ ràng là cán bộ trong Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên, xây dựng pháp luật mới là công cụ ban đầu, điều khó khăn hơn là tổ chức thi hành pháp luật, bởi lẽ pháp luật có “thần linh pháp quyền” hay không còn phải thông qua hoạt động của những người có quyền hạn. Điều đó lý giải vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở, giáo dục cán bộ khi trao quyền hạn cho họ. Cuối năm 1945, khi giao cho đồng chí Lê Giản phụ trách Công an (Ty Liêm phóng), Người đã căn dặn rằng: “Chú phụ trách ngành này phải “thiết diện vô tư” tức là mặt sắt không thiên vị. Nếu chú không “thiết diện vô tư” thì Bác sẽ “thiết diện vô tư” đối với chú”. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc (tháng 2/1948), Người viết: “Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc Các bạn là những người phụ trách pháp luật. Lẽ dĩ nhiên các bạn phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp”, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. Không chỉ nhắc nhở, giáo dục cán bộ mà chính Người cũng là tấm gương nêu cao tinh thần “thiết diện vô tư”, “phụng công thủ pháp”. Vụ án hình sự Trần Dụ Châu, nguyên đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu năm 1950 là thí dụ điển hình. Trong hoàn cảnh kháng chiến rất khó khăn, gian khổ, quân đội là lực lượng xung kích trên chiến trường, nhưng khi phát hiện Trần Dụ Châu là cán bộ cấp cao trong quân đội tham nhũng thì Người đã thẳng tay bác đơn xin ân giảm để y phải chịu hình phạt tử hình. Vụ án Trần Dụ Châu xét xử tại thời điểm đó đã thể hiện tinh thần chống tham nhũng cũng phải kiên quyết như chống ngoại xâm, không bị ảnh hưởng của tinh thần “bát nghị”, phát huy giá trị thực tiễn của ‘thần linh pháp quyền” là đề cao tính thượng tôn của pháp luật, có tác động lan tỏa, động viên toàn quân, toàn dân (xem hộp 1). Dân chủ - vũ khí vạn năng chống tham nhũng Vận dụng cơ chế dân chủ trong lĩnh vực chống tham nhũng có ba việc phải làm. Một là, để cho dân được quyền nói. Hai là, để cho dân dám nói mà không sợ trù dập. Ba là, phải lắng nghe, thấu hiểu và tiếp nhận xử lý kịp thời ý nguyện của dân. Ý nguyện của dân có thể trực tiếp chuyển đến cơ quan chuyên trách hoặc gián tiếp qua cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã thành lập rất nhiều cơ quan chuyên trách như Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán và đào tạo, bổ nhiệm những cán bộ chuyên nghiệp làm nòng cốt. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cơ quan chuyên trách thì chưa đủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Người đã viết: “Kinh nghiệm trong nước và các nước chứng tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”11. Vấn đề 7 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 292. 8 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT chống tham nhũng và chống các tệ nạn khác cũng là công việc của sự nghiệp cách mạng và không nằm ngoài nguyên lý đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”12. Trong cuộc chiến này, Người còn khẳng định “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, nhanh chóng”13. Có thể nói, toàn bộ các phương hướng, hành động mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra, có thể tóm gọn trong hai chữ “dân chủ”. Dân chủ là phương pháp mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất vì nó huy động được sức mạnh trí tuệ của toàn dân, khắc phục được sự quan liêu, tắc trách của cơ quan chuyên trách. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giải thích ngắn gọn mà súc tích “dân chủ là để cho dân mở miệng ra”. Vụ án hình sự Trần Dụ Châu năm 1950 cũng là ví dụ 12 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 436. 13 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 495. Hộp 1 Nhân vụ án Trần Dụ Châu (Xã luận báo Cứu quốc ngày 27/9/1950) Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi của nhân dân ấy đã bị bắn để y đền tội của y. Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn. Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ. Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ những tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ cho những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ. Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân! Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng. Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”. C.Q Nguồn: 9 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT điển hình về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mẫu mực nêu gương trong tiếp nhận, lắng nghe và xử lý kịp thời ý kiến của nhân dân thông qua đại biểu Quốc hội. Tài liệu vụ án này cho biết, Trần Dụ Châu là Cục trưởng Cục Quân nhu có nhiều dư luận về tham nhũng, bớt xén vải may màn, áo trấn thủ cho bộ đội nhưng không ai dám tố cáo. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội Khóa I, sau một chuyến đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội, được tận mắt chứng kiến sự thiếu thốn của chiến sĩ, ông được mời dự tiệc cưới của một cán bộ dưới quyền của Trần Dụ Châu tại chiến khu Việt Bắc. Trong hoàn cảnh kháng chiến rất gian khổ như vậy mà đám cưới có đầy đủ các món sơn hào, hải vị, thuốc lá thơm hảo hạng, rượu tây, hoa tươi Ngọc Hà của Hà Nội, có cả ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên phục vụ. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá, cưỡi ngựa hồng, làm chủ hôn, theo sau là một “vệ sĩ” đeo súng “côn bát”. Trần Dụ Châu ngạo mạn mời đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ làm thơ mừng hôn lễ. Nhà thơ đứng dậy, thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ: ...Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, Được dọn bằng máu xương của chiến sỹ Quá tức giận, Trần Dụ Châu quát lên, cho rằng nhà thơ láo xược nên sai tên cận vệ xông tới tát vào mặt nhà thơ Đoàn Phú Tứ. Nhà thơ bỏ tiệc cưới ra về và viết một bức thư gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh với chức danh đại biểu Quốc hội, cùng với những lời tố cáo về hành vi tham nhũng của Trần Dụ Châu và đồng bọn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc kỹ lá thư và giao cho thiếu tướng Trần Tử Bình, khi đó là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội và vụ án nhanh chóng được điều tra, xét xử. Chống tham nhũng - Công cuộc cứu nước cấp bách hiện nay Tình hình suy thoái hiện nay trong Đảng và chính quyền là rất nghiêm trọng. Tại Hội nghị toàn quốc triển khai hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII ngày 27/5/2016 của Ban Dân vận Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hóa có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng... Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật chất, tiền tài, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, trục lợi, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với kẻ xấu để làm giàu bất chính. Điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên”14. Tình hình hiện nay cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá để công cuộc chống tham nhũng và chống các tệ nạn tiêu cực khác có hiệu quả, lấy lại lòng tin của nhân dân, các giải pháp có thể là: 1. Nâng cao nhận thức về mối nguy hiểm của tệ tham nhũng Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Binh Dương (TPP), tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường EU, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, góp phần nâng cao khả năng phòng thủ đất nước. Song, những cơ hội này có thể bị thất bại bởi tệ nạn tham nhũng vì không ai muốn đầu tư, hợp tác với đối tác mà đồng vốn không an toàn. Năm 2015, Việt Nam vẫn chỉ được xếp thứ hạng 112/168 về chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)15 đang đặt ra nhiều vấn đề cần khắc phục, 14 15 trước hết là nhận thức về mối nguy hiểm của tệ nạn này. Trong nhận thức, phải trở lại với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định tham nhũng là kẻ thù giấu mặt, là những “con ngựa của thành Troy” hay “đội quân thứ năm”, đồng minh với những kẻ muốn lật đổ chế độ. Đó là những kẻ ngấm ngầm phá hoại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trực tiếp làm suy yếu khả năng phòng thủ của đất nước. Trong bốn nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội, và âm mưu và hành động diễn biến hòa bình mà Hội nghị Đảng đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (Khóa VII) xác định, cần coi nạn tham nhũng là nguy hiểm nhất bởi lẽ nguy cơ này có động lực kinh tế và chủ yếu nằm trong số cán bộ có chức quyền nên rất khó khăn để nhận biết, quyết liệt để chống. Vụ án Trần Dụ Châu cho thấy, ngày 5/9/1950, Tòa án binh xét xử, tuyên án tử hình đối với Trần Dụ Châu và ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký công điện bác đơn xin ân giảm và Trần Dụ Châu bị thi hành án tử hình. Chỉ 11 ngày sau, ngày 16/9/1950, quân ta đã nổ súng mở màn chiến dịch Đông Khê dài ngày và đã giành thắng lợi giải phóng biên giới. Như vậy, thời kỳ này Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải thực hiện tiêu diệt “đội quân thứ năm” để động viên toàn quân, toàn dân trước khi mở màn một chiến dịch quân sự với quy mô lớn. Chỉ có nhận thức tham nhũng là kẻ phản bội, kẻ lật đổ giấu mình như vậy mới có được những giải pháp kiên quyết, hữu hiệu để diệt loại “giặc nội xâm” nguy hiểm này. 2. Thượng tôn pháp luật, công khai minh bạch trong hoạt động của Nhà nước Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao “thần linh pháp quyền” từ rất sớm, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền mới được Đảng ta bàn đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) và đến năm 2001 mới được thể chế vào Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (khoản 1 Điều 2) và “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, của quyền” (khoản 2 Điều 8), Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (khoản 1 Điều 102). Thi hành Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật chống tham nhũng đã ngày càng hoàn thiện cả trong lĩnh vực hành chính, tư pháp, kinh tế, tài chính và tổ chức bộ máy nhà nước. Các tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng đã mở rộng hơn cả về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (cá nhân và pháp nhân), hình sự hóa nhiều hơn các hành vi tham nhũng như tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, lạm quyền trong thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi v.v.. và tăng mức độ trừng phạt so với các Sắc lệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sau Cách mạng Tháng Tám. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước cần tiếp tục nội luật hóa các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để tạo ra một “lưới trời” rộng hơn, bao phủ mọi lĩnh vực, xóa bỏ mọi cơ cơ hội cho sự nảy nở của hành vi tham nhũng; tăng cường hợp tác quốc tế trong chống tham nhũng. Để tăng thêm quyền uy của “thần linh pháp quyền”, pháp luật đã quy định phải thực hiện lời tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp khi nhậm chức của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao16. Đây là một bước 10 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13. tiến lớn. Tuy nhiên, lời tuyên thệ đó cần thiết phải được cụ thể thêm bằng việc bổ sung quy định người nắm giữ các chức vụ nêu trên hàng năm phải công khai, minh bạch cho toàn dân biết về thu nhập của mình. Làm được điều này sẽ là hình thức nêu gương về sự minh bạch trong thu nhập của các vị thực thi “thần linh pháp quyền”, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Để khắc phục hiện tượng lạm dụng việc “bảo vệ bí mật nhà nước” để không công khai những hoạt động của cơ quan nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư, chính sách kinh tế, tài chính, tạo môi trường cho kẻ tham nhũng dễ bề hoạt động thì cần sớm ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, xác định rõ danh mục và thẩm quyền ban hành những nội dung thuộc “bí mật nhà nước” (thay cho Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước). 3. Phát động toàn dân tham gia cuộc chiến chống tham nhũng Chống tham nhũng là công cuộc rất khó khăn, các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng dù có bao nhiêu lực lượng cũng không thể kiểm soát hết được nếu không có sự giúp đỡ của nhân dân. Pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, nhưng vì nhiều lý do khó xác định nên trên thực tế, rất ít khi người đứng đầu cơ quan phát hiện được tội phạm tham nhũng. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức là chủ mưu hoặc đồng lõa với tội phạm tham nhũng thì sự che giấu càng tinh vi, càng khó phát hiện. Vụ án Trần Dụ Châu cho thấy vai trò phát hiện của nhân dân, của đại biểu Quốc hội là yếu tố quyết định. Nhờ có báo chí cảnh báo sớm trong dư luận của nhân dân (xem hộp 2) và thư tố cáo của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ vụ án mới được điều tra, xét xử kịp thời. Để xây dựng một “lưới trời” nhằm phát hiện hành vi tham nhũng, cần phải phát động cuộc thi đua yêu nước “toàn dân chống 11 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Hộp 2 ăn cắp hay buôn lậu (Đăng trên báo Cứu quốc số 1548 ngày 15/5/1950. Tác giả là Nguyễn Đình Tốn, bút danh Hữu Danh, khách được mời dự đám cưới do Trần Dụ Châu làm chủ hôn) Đám cưới ông ấy sang quá! Đó là lời thiên hạ bàn tán ở miền Úc Sơn ít lâu nay. Chim gà mổ ở máng nước làm xao cả một khúc sông. Bữa tiệc lại khéo tổ chức có ý nghĩa chính trị là đúng vào ngày lễ lớn. Đủ quan khách dự tiệc. Tiệc ăn kéo dài theo lối “tàu” từ chập tối đến gần sáng. Ngoài các món ăn Tây, Tàu, tiệc còn có những thứ phụ mà quan khách lâu ngày thèm muốn: nào sâm banh, rom - xanh, đuy bon - nê, thuốc lá thì hộp sắt Ănglê 50 điếu, kẹo bánh thì bích quy Hoa Thịnh Đốn, hoa quả thì táo tây và cam Bố Hạ trái mùa v.v.. Đặc biệt và quý phái nhất là bàn tiệc lại được soi sáng bằng ngót trăm cây nến “nhà thờ” thắp liên tiếp hơn thủ đô thời bình. Người ta đồn là tiệc cưới tốn mươi vạn bạc và lợi dụng địa vị cấp cao của chú rể, chúng đã có phép com-măng được toàn đồ xa xỉ ở tận thủ đô ra trong lúc đang bao vây ngặt nghèo này. Người ta tự hỏi chúng ăn cắp hay buôn lậu mà lắm tiền thế. Chúng tôi đề nghị chính quyền điều tra vụ này. hữu Danh Nguồn: cuoi-nam-1950/147909. tham nhũng” tương tự như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động thi đua “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” trong thời kỳ xây dựng chính quyền non trẻ sau Cách mạng Tháng Tám. Để cuộc thi đua này thành công, có ba điều phải làm: Thứ nhất, cần có môi trường pháp lý an toàn cho người dân tham gia, để chính quyền phải lắng nghe, thấu hiểu ý dân, cụ thể là tổ chức thực hiện tốt Luật Tố cáo, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây, đồng thời Quốc hội cần sớm ban hành Luật về Hội, Luật Bảo vệ nhân chứng. Các Luật Tố cáo, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật về Hội, Luật Bảo vệ nhân chứng là bộ năm vũ khí sắc bén vừa có khả năng tấn công hữu hiệu vừa phòng vệ chính đáng đối với nạn tham nhũng để người dân thực hiện quyền tố cáo, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng trước tòa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật về tố tụng. Các đạo luật này sẽ tạo ra sức mạnh chống tham nhũng từ phía nhân dân mà chính quyền không thể bao biện, tắc trách, bỏ qua. Đây cũng là tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước đây “Nếu Chính phủ làm hại thì dân có quyền đuổi Chính phủ”17. Thứ hai, cần có sự tôn vinh của Nhà nước, của xã hội đối với việc tố cáo tham nhũng. Trong thực tiễn, ít người đặt mục tiêu tố cáo tham nhũng để được khen, thậm chí có người biết rõ mà còn lảng tránh để không bị phiền phức. Cần nhận thức việc tố cáo phát hiện hành vi tham nhũng cũng vẻ vang như việc toàn dân thực hiện phòng gian, bảo mật thời kỳ kháng chiến, sẵn sàng phát hiện, bắt bọn “Việt gian, mật thám” để bảo vệ chế độ. Nhưng việc tố cáo tham nhũng có thể làm cho họ phải đối mặt với nhiều rủi ro sẽ đến như bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác, phân biệt đối xử, bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản v.v.. Vì vậy, người tố cáo hành vi tham nhũng cần được Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành kịp thời khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng (Huân chương Dũng cảm, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ, ngành). Đồng thời, cần sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó phải hoàn thiện cơ chế bảo vệ hữu hiệu đối với người tố cáo tham nhũng. Thứ ba, tố cáo tham nhũng cũng như tố cáo các loại tội phạm nghiêm trọng khác cần có sự tưởng thưởng vật chất. Đây là kinh nghiệm hay của ông cha ta18 và nhiều nước đã áp dụng. Chống tham nhũng có hai mục tiêu lớn là làm trong sạch bộ máy trong Đảng, chính quyền và thu hồi tài sản bị tham nhũng. Nếu chúng ta chỉ trừng trị được cá nhân có hành vi tham nhũng mà không thu hồi được tài sản tham nhũng thì thành công chỉ là một nửa, hoặc không được coi là thành công vì tài sản tham nhũng sẽ được chuyển giao thông qua các giao dịch và tiếp tục tiềm ẩn sự bất ổn cho xã hội. Việc thu hồi tài sản tham nhũng rõ ràng có công lao của người tố cáo. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, thưởng vật chất theo mức giá trị tài sản thu hồi được là sự khuyến khích chính đáng đối với người tố cáo tham nhũng n 12 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17 Hồ Chí Minh Toàn tập, t. 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 282. 18 Điều 25 Quốc triều hình luật quy định: “Những người tố cáo việc mưu phản, mưu đại nghịch cùng tiết lộ những việc lớn của nhà nước, thì được thưởng tước 3 tư trở lên (người bắt được những kẻ phạm tội trên cũng như vậy). Tố cáo việc phạm cấm lớn (như việc đúc lậu tiền đồng) thưởng tước 2 tư (hoặc có bàn cho tiền của ruộng đất) thì theo chiếu chỉ lúc bấy giờ, người bắt được kẻ phạm tội cũng vâỵ. Tố cáo việc phạm cấm hoặc mưu giết người, trộm cắp, thì được thưởng tiền từ 100 quan trở xuống; tiền lấy ở kẻ phạm tội (tiền thưởng khác cũng vậy). Tố cáo việc giấu giếm ruộng, đất, bãi bồi thì được thưởng một phần mười những ruộng đất bãi bồi ấy, được cày cấy mà ăn một đời (nếu không có con thì cho vợ, cải giá thì không cho). Bắt được kẻ cướp, trộm cắp thì được thưởng một tư và tiền chừng 1 phần 10 tang vật, lấy ở số tiền tang vật ra. Nếu có chiếu chỉ định thưởng thế nào thì theo chiếu chỉ” (Xem: Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1991, tr. 43-44).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_niem_71_nam_cach_mang_thang_tam_va_quoc_khanh_2_9_chong_t.pdf
Tài liệu liên quan