Với sức mạnh kinh tế hơn hẳn của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ so với các nước khác và cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, có sự hỗ trợ của Chính phủ, các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các công ty này đi khắp nơi để tìm kiếm những đầu gút cho mạng lưới sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn của mình. Về phía mình, Việt Nam đã nhận thấy những tiềm năng to lớn mà các công ty Hoa kỳ có thể đem lại. Hai mong muốn đó sẽ gặp nhau nếu có một môi trường thuận lợi.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam lại rất hạn chế mặc dù quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ ngày càng tốt đẹp đánh dấu nhiều bước tiến thành công trong quan hệ kinh tế giữa hai bên. Những vấn đề và thách thức không chỉ xuất phát từ phía môi trường đầu tư của Việt Nam mà còn xuất phát từ trong nội bộ của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định vẫn còn những khó khăn và tồn tại trong bức tranh đầu tư của Việt Nam và Hoa Kỳ tuy nhiên những vướng mắc đang dần được xoá bỏ để tiến tới một mối quan hệ hợp tác cả 2 bên đều có lợi. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ, tranh thủ được nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và thị trường rộng lớn của họ, giúp ta có thể thực hiện đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới, việc tiếp tục cải cách chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư đã trở thành vấn đề rất cấp bách hiện nay.
Chúng ta hy vọng rằng với những nỗ lực đã và đang thực hiện, nhà nước ta và các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ sẽ đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư của các công ty ở Việt Nam. Góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển đất nước.
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư, 2001
. Từ những con số thống kê trên cho thấy, mặc dù không sản xuất hết công suất thiết kế, chấp nhận lỗ hay hoà vốn song Coca Cola vẫn hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thua lỗ của Coca Cola cũng là do họ chưa nghiên cứu ký thị trường, chưa tìm hiểu thói quen, tập quán của người Việt Nam nên khi tung ra thị trường một sản phẩm mới họ chưa có những cách tiếp cận thị trường hiệu quả. Hơn nữa, đối với mặt hàng giải khát có gas hiện nay còn chưa được chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển.
Một dự án khác của Hoa Kỳ có sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam biết đến đó là Công ty nước giải khát quốc tế IBC, tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, hiện đã thực hiện 54,5 triệu USD trong đó Việt Nam góp vốn là 2,408 triệu USD. Tuy thời gian đầu công ty bị thua lỗ song cho tới thời điểm hiện tại hoạt động của công ty vẫn tiếp tục và đã có những tín hiệu tốt. Tổng doanh thu đạt 97,72 triệu USD, thu hút gần 1.300 lao động.
Tóm lại, thời gian qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam có nhiều thay đổi và vẫn còn một số vướng mắc không chỉ về phía Hoa Kỳ mà phần lớn là do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều cản trở, chưa thực sự thông thoáng khiến cho hiệu quả kinh doanh của các công ty ngay tại Việt Nam gặp nhiều cản trở, khó khăn. Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp các công ty làm ăn có lãi cần có sự nỗ lực của cả hai bên: Việt Nam và các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ ở Việt Nam
Đến nay đã có nhiều công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam trong đó có các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ cũng như thế giới trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù vốn đầu tư tăng không đều trong những năm qua, song có thể nói hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam còn dừng lại ở mức khiêm tốn so với tiềm năng của các công ty xuyên quốc gia và nhu cầu của cả hai phía. Đến nay, Hoa Kỳ mới chiếm 2,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (1.041,870 triệu USD so với 37.520,767 triệu USD). Nếu so sánh vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ thì con số này hết sức nhỏ nhoi. Thực tế cho thấy, trong các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp từ các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ nói riêng của Việt Nam có cả những thuận lợi và những khó khăn thách thức. Mặc dù đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua có gặt hái nhiều kết quả đáng khích lệ, song nhìn chung hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn vướng mắc ở cả hai phía, điều này làm cho đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạn gần đây đã giảm mạnh trong bối cảnh quan hệ hai nước có nhiều cải thiện.
Sau đây là một số thách thức đối với các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ khi tham gia vào thị trường Việt Nam:
Về mặt khách quan, Việt Nam và Hoa Kỳ mới tiến hành bình thường hoá quan hệ ngoại giao và Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước cũng mới được Quốc hội thông qua, nên hoạt động kinh tế - thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ còn chưa thực sự được khai thông. Trong khi đó, đối với Hoa Kỳ, trong thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và xuất khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau và chiếm tỷ trọng gần như nhau đối với mỗi nước đối tác của Hoa Kỳ. Do vậy, hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam khó có thể tăng cao trong khi quan hệ mậu dịch còn rất hạn chế. Về phía Việt Nam, những lo ngại về sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài trong các ngành kinh tế quan trọng, những lo lắng rằng các công ty khổng lồ Hoa Kỳ sẽ nuốt chửng các công ty nhỏ trong nước dần dần thống trị các ngành quan trọng, những vấn đề thuộc về lĩnh vực chính trị cũng đã làm cho Việt Nam thận trọng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
Về chủ quan, môi trường đầu tư của Việt Nam còn thiếu hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt và nhiều nước trong khu vực luôn có những điều chỉnh để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Việc triển khai dự án đầu tư còn chậm và nhiều phát sinh. Công tác quản lý Nhà nước còn yếu kém, thừa các thủ tục phiền hà, song lại thiếu khâu quản lý sau đầu tư. Thêm vào đó, theo đánh giá của các nhà đầu tư, chi phí đầu tư ở Việt Nam là khá cao trong khu vực Châu á (theo khảo sát của JETRO, cước điện thoại, tiền điện, phí vận chuyển, giá thuê đất ... ở Việt Nam cao gấp 2 đến 3 lần so với các nước khác ở châu á). Hơn nữa, tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng đang là những thách thức lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Theo báo cáo của cơ quan CRS trình quốc hội Hoa Kỳ năm 1999, Việt nam đứng thứ 15 trong số 16 nước châu á về sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Đánh giá về môi trường đầu tư của Việt Nam, ý kiến của giới doanh nghiệp Singapore, một trong các nước có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (tính đến thời điểm tháng 08/2003) cho rằng có những lý do chủ yếu sau làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước khác trong khu vực:
Luật pháp của Việt Nam hay thay đổi, không rõ ràng, đôi lúc mâu thuẫn nhau. Việt Nam không có hệ thống trọng tài tin cậy, không có toà án xử những vụ tranh chấp và nếu có xử phiên toà thường thiên vị cho phía Việt Nam. Nhiều vấn đề luật pháp đã được thông qua nhưng không ai thực hiện, không có biện pháp bảo đảm thực hiện. Tham nhũng đã dẫn đến bỏ qua luật pháp.
Việt Nam không đủ sức cạnh tranh để thu hút FDI vì hiện có nhiều nước thèm khát và tìm cách thu hút FDI, không phải chỉ ở Châu á mà cả thế giới, họ là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Họ cũng khẳng định điều quan trọng hơn cả để thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là môi trường đầu tư tốt và phải coi trọng đào tạo nhân lực.
Ngoài những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư của Việt nam, cũng còn tồn tại nhiều thách thức và vấn đề từ nội bộ các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Ngoài những lợi thế so sánh có được như vốn, công nghệ, hay kỹ năng quản lý các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ khi vào Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn bất lợi ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ.
Thứ nhất, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ là các công ty mới xuất hiện ở Việt Nam, về thời gian hoạt động của họ thua thiệt so với các công ty khác vào sớm hơn nên họ cũng thua kém các công ty khác về kinh nghiệm. Chính do còn thiếu kinh nghiệm lại cộng thêm việc nghiên cứu thị trường chưa kỹ nên sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ tung ra thị trường nhiều khi không được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các công ty Hoa Kỳ.
Thứ hai, các sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ còn có giá thành quá cao không thích hợp với người tiêu dùng Việt Nam với mức thu nhập còn thấp.
Thứ ba, do ở xa Việt Nam lại khác nhau về văn hoá và tập quán nên nhiều sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ không được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận cũng chỉ vì thói quen của họ không phù hợp với sản phẩm đó mà thôi.
Cuối cùng, bản thân các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vì chiến lược hoạt động và kinh doanh dài hạn nên họ chấp nhận thua lỗ trong một thời gian ngắn, hay có thể do muốn đẩy các đối tác phía Việt Nam ra mà các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ chấp nhận thua lỗ thậm chí hàng năm vẫn còn tăng thêm vốn đầu tư nữa.
Thực tế tình hình giảm sút trong đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian qua buộc cả hai phía Việt Nam cũng như các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ phải nhìn lại những sai sót và vướng mắc còn tồn tại. Hy vọng môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ không ngừng được cải thiện hơn nữa và bản thân các công ty Hoa Kỳ sẽ có nhiều cố gắng hơn nữa để đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phục hồi lại tốc độ như những năm trước và tạo ra bước đột phá quan trọng.
Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện nay là chưa thật hiệu quả. Về doanh thu và lãi chưa nhiều, phần lớn các dự án gặp thua lỗ, tỷ lệ giải thể của các dự án đầu tư còn quá cao, giá trị xuất khẩu tương đối cao chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Do mới vào Việt Nam nên tỷ lệ giải ngân của các dự án đầu tư của Hoa Kỳ còn thấp. Về lĩnh vực đầu tư, trong các lĩnh vực đầu tư và chuyển giao công nghệ, các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ đã tham gia tích cực hơn so với trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Có thể nói, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đã tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sản xuất, các ngành khai thác và khách sạn du lịch, những ngành phát huy được thế mạnh của họ. Trong các hoạt động khác như ngân hàng, bảo hiểm ... cũng đã có nhiều công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ tham gia vào thị trường Việt Nam.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty Hoa Kỳ chưa cao, còn nhiều khó khăn vướng mắc, hoạt động kinh doanh chưa thật hiệu quả, nhưng các công ty Hoa Kỳ vẫn đứng vững và tiếp tục duy trì để tìm cách khắc phục và tăng cường đầu tư ngày một nhiều vào Việt Nam. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty Hoa Kỳ không những đã phản ánh tình trạng môi trường đâù tư của Việt Nam mà còn phản ánh được thế mạnh cũng như những điểm yếu kém của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vẫn còn quá nhiều vấn đề và thách thức tồn tại cần được giải quyết để tăng cường hơn nữa hiệu quả đầu tư và kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam. Những vấn đề và thách thức không chỉ nảy sinh từ phía Việt Nam mà còn nảy sinh ở ngay trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Do đó, cần có những giải pháp hợp lý để giải quyết những vấn đề và thách thức từ cả hai phía Việt Nam và các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
Kết luận chương 2
Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam hiện nay là chưa thật hiệu quả. Doanh thu và lãi chưa nhiều, phần lớn các dự án gặp thua lỗ, tỷ lệ giải thể của các dự án đầu tư còn cao so với các dự án cùng lĩnh vực của Nhật Bản và EU, giá trị xuất khẩu tương đối cao nhưng chưa thật tương xứng với tiềm năng của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ, tỷ lệ giải ngân của các dự án đầu tư của Hoa kỳ cũng còn rất thấp. Có thể nói hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Hoa kỳ không những đã phản ánh môi trường đầu tư của Việt Nam mà còn phản ánh được thế mạnh cũng như các điểm còn hạn chế của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt nam. Vẫn còn quá nhiều vấn đề và thách thức không chỉ nảy sinh từ phía Việt Nam mà còn nảy sinh ở ngay trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ cần được tháo gỡ.
Việt nam luôn mong muốn thu hút được nhiều công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ đầu tư vào Việt Nam. Để mong muốn đó trở thành hiện thực đồng nghĩa với việc Việt Nam phải giải quyết được những khó khăn, thách thức đặt ra như đã nêu ở phần trên. Chương tiếp theo sẽ tìm hiểu một số giải pháp chủ yếu làm cho môi trường đầu tư của chúng ta có tính cạnh tranh cao trong mắt các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ và cũng là nhằm nâng cao hoạt động của chúng tại Việt Nam. Chúng ta luôn hy vọng trong một tương lai không xa, những khó khăn thách thức sẽ được hoá giải trên thực tế và Việt Nam sẽ là một trong những mối quan tâm của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ trong chiến lược “hướng tới châu á” - bởi vốn và công nghệ hiện đại cùng với những hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam chính là một phần điều kiện để chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 3
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam
Ba mươi năm lại đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau đi những bước đi chậm chạp, nhằm gác lại hận thù xưa, phát triển các quan hệ nhiều mặt phù hợp với lợi ích hai nước. Ngày 03/02/1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố công nhận Nhà nước Việt Nam và bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Tháng 07/1995, ngoại trưởng Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam và tháng 08/1995 hai bên mở Đại sứ quán. Tháng 07/2000, Việt Nam và Hoa kỳ ký Hiệp ước thương mại song phương và tháng 11/2000, Tổng thống Bill Clinton sang thăm chính thức Việt Nam. Nhìn lại một chặng đường dài gần một phần ba thế kỷ, mỗi bước tiến lên trong quan hệ hai nước đều không xuôi chèo mát mái mà phải trải qua nhiều trở ngại khó khăn và rào cản. Kinh doanh giữa Hoa kỳ và Việt nam diễn ra trong khuôn khổ lợi ích của hai nước. Có thể nói, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một thành tựu mới của việc triển khai đường lối đối ngoại tự chủ rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam và là một bước mới trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới. Hoa Kỳ cũng đánh giá Hiệp định này là một bước tiến quan trọng của việc Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và khẳng định tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức này. Như vậy, quan hệ giữa hai nước đã, đang và sẽ cho phép các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ hoạt động tích cực hơn, hiệu quả hơn tại Việt Nam. Tuy vậy, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đang còn có nhiều cản trở, khó khăn như: cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thấp kém, cơ cấu kinh tế và cơ cấu quản lý còn nhiều bất cập, kinh tế thị trường còn ở trình độ sơ khai, đối tác Việt Nam có trình độ chưa cao...Do đó để hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam có triển vọng trong tương lai không xa, Việt Nam đang có rất nhiều việc phải làm, cần tìm ra các biện pháp, giải pháp, chính sách phù hợp đối với các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ sao cho vừa khai thác hiệu quả hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, vừa phát triển nền kinh tế của mình vững chắc, độc lập.
Một số đặc điểm đáng lưu ý trong xây dựng chính sách thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ở nước ta hiện nay:
Trên cơ sở chủ trương nhất quán, trong mỗi lĩnh vực kinh tế nhất là các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, quản lý hiện đại, cần có chủ trương cụ thể về phạm vi và quy mô của việc hợp tác đầu tư và buôn bán với các công ty xuyên quốc gia. Trên cơ sở đó nghiên cứu kỹ hoạt động của nhiều công ty xuyên quốc gia trong cùng một lĩnh vực để lựa chọn một số công ty mà sự hợp tác sẽ được thực hiện do sự quan tâm của cả hai phía nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành và thực hiện các dự án cụ thể.
Cần tạo ra phương thức thích hợp với hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng như với đặc điểm và cơ cấu tổ chức và quản lý của từng công ty. Chú ý đúng mức đối với những yêu cầu hợp lý của từng công ty xuyên quốc gia khi họ đầu tư và tham gia vào hoạt động thương mại ở nước ta, nhằm đảm bảo sự hợp tác cùng có lợi trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt nam đồng thời phù hợp với ý đồ chiến lược cũng như cơ cấu tổ chức và quản lý của từng công ty.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược của các công ty xuyên quốc gia là sự ổn định về chính trị, tính nhất quán về đường lối, chính sách, tính minh bạch về luật pháp; một cơ cấu bộ máy nhà nước đủ quyền lực và tạo môi trường thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật cho kinh doanh và đầu tư. Do vậy, đòi hỏi phải tiếp tục xử lý những vấn đề còn bất cập trong từng khâu của nền hành chính quốc gia bao gồm cả tình trạng lộng quyền, tham nhũng của một số công chức nhà nước.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt, các ngành, các địa phương cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng. Việc vận động đầu tư đối với các công ty xuyên quốc gia ở một số nước công nghiệp như Hoa kỳ cũng cần được tổ chức phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của các công ty xuyên quốc gia đó.
Riêng với các công ty xuyên quốc gia, một trong những vấn đề còn nan giải hiện nay là vấn đề quản lý việc chuyển giá giữa các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Theo những phân tích của các chuyên gia cho thấy rủi ro về chuyển đổi ngoại tệ và sự yếu kém của đối tác Việt nam trong liên doanh là hai động cơ chính của chuyển giá tại Việt Nam. Nhận thấy, các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam cho chúng ta nhiều cái lợi và cũng gây cho chúng ta nhiều thất thoát. Hoạt động chuyển giá là một trong những thất thoát đó, gây ảnh hưởng đến sự công bằng trong môi trường đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Chính vì vậy, chúng ta nên tăng cường quản lý để làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài lành mạnh hơn, công bằng hơn. Bên cạnh các thông tư, quy định đã ban hành, chúng ta nên có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và rõ ràng cho từng ngành, từng lĩnh vực để thực hiện được việc kiểm soát chống chuyển giá. Thậm chí nếu cần, nên có một luật chống chuyển giá như nhiều nước trên thế giới đã làm.
Nước ta mới có quan hệ với Hoa Kỳ, lại bị nhiều yếu tố chi phối như lịch sử quan hệ, yếu tố ý thức hệ, việc phát triển quan hệ có những khó khăn nhất định. Sự hiểu biết thông cảm lẫn nhau chưa cao, tác động không nhỏ đến tính ổn định và lâu dài của quan hệ. Do vậy, đặt quan hệ kinh tế thương mại trong quan hệ tổng thể của hai nước, từng bước tạo dựng cơ sở vững chắc cho mối quan hệ ổn đinh, lâu dài là điều rất quan trọng. Trước hết, chúng ta nên tiếp tục coi thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, nhất là quan hệ kinh tế - thương mại với Hoa kỳ là một trong những ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của nước ta. Việc này cần biến thành chủ trương nhất quán từ trên xuống dưới và với tất cả các bộ, các ngành. Từ chủ trương cần có chính sách rõ ràng cụ thể với các biện pháp tích cực, vừa thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, nhất là xử lý khéo vấn đề quân sự, an ninh, tranh thủ và tạo lợi ích tốt nhất cho nước ta trong điều kiện thế giới phụ thuộc lẫn nhau, phù hợp với xu thế của thời đại.
Đối với các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và thu hút ngày càng nhiều hơn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia này, trước mắt chúng ta nên tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước.
Đổi mới cơ chế quản lý là tạo ra “sân chơi” hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia. Đó là việc tạo điều kiện để phát huy hiệu quả điều tiết của cơ chế thị trường, phát triển thị trường đồng bộ, đảm bảo cho sự vận động một cách trôi chảy của các yếu tố vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động của thị trường. Vai trò quản lý của nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động điều tiết của nhà nước đối với thị trường. Đối với thị trường đầu tư, có tính đặc thù phải vừa đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia, vừa quản lý được hoạt động của họ nên phải có sự thông minh, mềm dẻo trong điều tiết . Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cơ chế chính sách thích hợp và bộ máy quản lý có năng lực .
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam có thể coi là luật đầu tư thông thoáng, tuy nhiên còn nhiều văn bản dưới luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Vì vậy cần nhanh chóng rà soát, loại bỏ cũng như bổ sung, sửa đổi luật, các quy định, thể chế để pháp luật được thực thi có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cần thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng cường giám sát, xử lý nghiêm khắc và kịp thời các vi phạm pháp luật.
Việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tư cần được cải tiến theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhưng đảm bảo nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện nguyên tắc “một cửa, một đầu mối”, tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đầu tư để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh, tăng cường công tác thông tin, tư vấn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài cũng như đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với các công ty xuyên quốc gia.
Nhà nước cần thực hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư, chiến lược và kế hoạch cụ thể hơn nữa nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng ngày càng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng các điều kiện thuận lợi để vừa kích thích các doanh nghiệp trong nước nỗ lục vươn lên, vừa thu hút được đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ vào những lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển KT - XH của đất nước.
Thứ hai, trước tiên phải cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư vào các đề án xây dựng hạ tầng cơ sở.
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, cung cấp các thông tin đầy đủ về môi trường đầu tư ở Việt Nam nhằm tăng tính hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia, cần tập trung xây dựng một số khu công nghệ cao (bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp...) với quy mô lớn, đầu tư đầy đủ ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải phòng... Không nên xây dựng tràn lan các khu công nghiệp với quy mô nhỏ, phân tán và đầu tư không đầy đủ. Để thực hiện được cần phải có chiến lược kế hoạch cụ thể cho cả trước mắt và lâu dài, tập trung vào các dự án trọng điểm, tránh dàn trải, phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn xây dựng các công trình với quy mô vừa và nhỏ, đổi mới hình thức BOT, đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại tự do mạnh dạn loại bỏ những nơi không cần thiết, hỗ trợ những nơi có vị trí thuận lợi, có tác dụng lớn nhưng chưa có hiệu quả để phát triển trở thành nơi thật sự hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia .
Để nâng cao chất lượng hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục nước ta cần quan tâm xây dựng thể chế chính trị, kinh tế theo hướng khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm hơn nữa về giáo dục, các hoạt động dịch vụ thương mại, thông tin, tư vấn phải được đổi mới và phát triển đảm bảo những điều kiện cần thiết để hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia được tiến hành thuận lợi.
Thứ ba, ngoài việc tìm hiểu thị trường, tình hình chính trị xã hội, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung rất quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư, vì khi đầu tư vào một nước họ thường gặp một số khó khăn như phong tục tập quán, luật pháp... mặt khác trong hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư đều muốn giảm bớt vốn để hạn chế rủi ro, nên các công ty xuyên quốc gia thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ nhà, để giảm bớt những khó khăn đó và chia sẻ rủi ro nếu có .
Để tạo lập được các đối tác trong nước thực hiện liên doanh, hợp tác đầu tư với các công ty xuyên quốc gia một cách có hiệu quả, chúng ta cần phải xây dựng và phát triển các đối tác đầu tư trong nước thích hợp trong mối quan hệ kinh tế các đối tác nước ngoài, trong đó có các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Đối tác đầu tư trong nước có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài không chỉ là một nhân tố hấp dẫn với các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ mà còn giúp thu hút thêm được nguồn vốn nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, cũng như các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ nói riêng muốn vào đầu tư kinh doanh ở một nước nào đó, ngoài việc tìm hiểu thị trường, tình hình chính trị xã hội, họ còn rất quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư. Chúng ta cần phải tiếp tục củng cố và phát triển các doanh nghiệp, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển ở mọi thành phần kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước mắt, cần củng cố và phát triển các tổng công ty 90 và 91, tập trung tăng cường vốn, công nghệ tiên tiến, thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản xuất kinh doanh theo hướng đa lĩnh vực, đa sản phẩm và phạm vi hoạt động, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên tiến tới cổ phần hoá cả tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, khuyến khích sự liên kết giữa chúng với nhau, tạo mạng lưới vệ tinh xung quanh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa hội đồng quản trị, tổng giám đốc, ban kiểm soát trong từng lĩnh vực cụ thể .
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế, thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã nhanh chóng mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, xu hướng hình thành nhóm doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân, nhưng đặt dưới sự chỉ đạo quản lý của một nhóm chủ sở hữu đã trở nên rõ nét. Đây cũng là con đường hình thành tập đoàn tuy chậm nhưng chắc, tạo nên sức mạnh kinh tế trong và ngoài nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ để họ vươn lên trở thành những doanh nghiệp mạnh thực hiện liên doanh, liên kết được với các công ty xuyên quốc gia .
Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp phải có sự nỗ lực cao, phấn đấu vươn lên. Điều đó phải được thể hiện bằng ý chí, quyết tâm đổi mới cơ chế tổ chức quản lý, tự chủ năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, cần khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu về số lượng và yếu kém về năng lực của cán bộ nói chung và trực tiếp là cán bộ làm công tác đối ngoại, bao gồm kinh tế đối ngoại thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống và có chất lượng.
Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao với đội ngũ cán bộ, các nhà quản lý ; giữa các ngành nghề theo yêu cầu phát triển của đất nước.
Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề cho người lao động ngay tại xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn của họ .
Đa dạng hoá các hình thức giáo dục đào tạo. Huy động các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề, tài trợ cho công tác đào tạo giáo dục đội ngũ lao động của họ. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhất là việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên gia kỹ thuật giỏi, đảm bảo mặt bằng quốc tế về năng lực trình độ .
Thứ năm, cần nắm bắt đặc điểm của các nhà kinh doanh Hoa Kỳ, nhất là các tác phong và nguyên tắc kinh doanh của họ để có đối sách thích ứng. Nhìn chung, các nhà kinh doanh Hoa Kỳ đều rất năng dộng và quyết đoán trong kinh doanh, hơn nữa hầu hết họ đều có chiến lược kinh doanh dài hạn. Do đó, một mặt Việt Nam cần thay đổi tác phong làm việc của mình để thích ứng với cung cách làm ăn của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ; mặt khác, cần giữ gìn được những bản sắc của nguời Việt Nam, luôn có ý thức vươn lên học hỏi, tránh bị phụ thuộc, chi phối.
Ngoài các giải pháp trên, chúng ta cần chú ý tới các ngành mà Hoa Kỳ có thế mạnh, thường phát triển đầu tư ra nước ngoài hơn cả như dầu khí, chế tạo máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng... qua đó có chính sách thu hút vốn và chuyển giao công nghệ phù hợp. Chúng ta cần ý thức được mức độ công nghệ ở mỗi ngành trong thực tế Việt Nam, vì một số công nghệ là lạc hậu với Hoa Kỳ, nhưng lại có thể là hiện đại với Việt Nam.
Riêng đối với bản thân các công ty xuyên quốc gia, nên chăng họ cần khắc phục các yếu tố tạo nên bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm khắc phục tình trạng không được thị trường chấp nhận sản phẩm, các công ty xuyên quốc gia nên giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ thị trường, tìm hiểu thói quen tập quán của người tiêu dùng Việt Nam. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ nên triển khai sản xuất những sản phẩm có tính nội địa hoá cao giúp giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng cáo khuyến mại thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Học tập kinh nghiệm kinh doanh của các công ty khác đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường Việt Nam cũng là một việc nên làm đối với các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ.
Toàn cầu hoá là xu thế không thể đảo ngược. Trong xu hướng đó không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không thực hiện mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, không tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhất là đối với các nước đang phát triển mà thực tế là chậm phát triển, đi sau, rất cần vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường, tiếp thị ...thì lại càng cần thiết phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty xuyên quốc gia lớn thuộc các nước công nghiệp phát triển có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu trên. Đồng thời, việc đầu tư mở rộng thị trường vào các nước đang phát triển đang là mục tiêu chiến lược của các công ty xuyên quốc gia hiện nay. Do vậy, quốc gia nào có chiến lược đúng đắn, có sách lược mềm dẻo, biết cân nhắc lựa chọn và có quan điểm rõ ràng, chính sách giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn, để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thì có thể thu hút được nhiều các công ty xuyên quốc gia vào đầu tư kinh doanh.
Trên đây là một số đặc điểm đáng lưu ý khi xây dựng chính sách thu hút các công ty xuyên quốc gia và một vài gợi ý về các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề và thách thức đang đặt ra trước mắt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như bản thân các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ. Hy vọng rằng, chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách thích hợp riêng đối với từng đối tác đầu tư quan trọng đặc biệt là Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ cho họ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn và cũng là để có thể tận dụng được hết thế mạnh của các công ty đến từ Hoa Kỳ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết luận
Với sức mạnh kinh tế hơn hẳn của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ so với các nước khác và cùng với ưu thế về khoa học công nghệ, có sự hỗ trợ của Chính phủ, các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các công ty này đi khắp nơi để tìm kiếm những đầu gút cho mạng lưới sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn của mình. Về phía mình, Việt Nam đã nhận thấy những tiềm năng to lớn mà các công ty Hoa kỳ có thể đem lại. Hai mong muốn đó sẽ gặp nhau nếu có một môi trường thuận lợi.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam lại rất hạn chế mặc dù quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ ngày càng tốt đẹp đánh dấu nhiều bước tiến thành công trong quan hệ kinh tế giữa hai bên. Những vấn đề và thách thức không chỉ xuất phát từ phía môi trường đầu tư của Việt Nam mà còn xuất phát từ trong nội bộ của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định vẫn còn những khó khăn và tồn tại trong bức tranh đầu tư của Việt Nam và Hoa Kỳ tuy nhiên những vướng mắc đang dần được xoá bỏ để tiến tới một mối quan hệ hợp tác cả 2 bên đều có lợi. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ, tranh thủ được nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và thị trường rộng lớn của họ, giúp ta có thể thực hiện đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới, việc tiếp tục cải cách chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư đã trở thành vấn đề rất cấp bách hiện nay.
Chúng ta hy vọng rằng với những nỗ lực đã và đang thực hiện, nhà nước ta và các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ sẽ đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư của các công ty ở Việt Nam. Góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển đất nước.
Phụ lục
Phụ lục 1:
Danh sách các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã có đầu tư tại Việt Nam
STT
Tên tập đoàn
Số
D. án
Tên dự án/ Hình thức đầu tư/ Nước đăng ký/ Nội dung SXKD
TVĐT
(USD)
Vốn PĐ
(USD)
Vốn ĐT thực hiện (USD)
1
Cisco System
1
C.Ty TNHH Cisco System Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hà lan - Dịch vụ
500.000
250.000
250.000
2
Oracle
1
Công ty TNHH Oracle Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - PTriển phần mềm.
1.065.000
250.000
250.000
3
IBM
1
Công ty TNHH IBM Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa Kỳ - Dịch vụ tin học.
2.700.000
1.500.000
507.000
4
Motorola
1
Công ty viễn thông Motorola Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì
2.000.000
1.000.000
1.000.000
5
Hewlett Packard
2
C.Ty TNHH Hewlett Packard Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hà lan - Dvụ công nghệ thông tin.
C.Ty TNHH Compaq Vietnam - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hà lan - Dịch vụ.
4.500.000
1.000.000
1.500.000
1.000.000
1.500.000
1.000.000
6
Gillette
1
Công ty TNHH Oral-B Vietnam - 100% Vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - SX bàn chải đánh răng.
5.000.000
2.500.000
5.000.000
7
Kimberly - Clark
2
Công ty TNHH Kimberly - Clark Vietnam - 100% Vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa Kỳ - SX Băng vệ sinh, khăn lau mặt.
Công ty TNHH Kimberly - Clark Vietnam - 100% Vốn nước ngoài -Nước đăng ký Hoa kỳ - SX Băng vệ sinh
3.196.000
10.000.000
3.196.000
4.000.000
3.196.000
7.800.000
8
Bank of America
1
Bank of America - 100 % vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa Kỳ - Dịch vụ ngân hàng
15.000.000
15.000.000
15.000.000
9
J.P Morgan Chase
1
Chase Manhattan Bank - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - dịch vụ Ngân hàng
15.000.000
15.000.000
15.000.000
10
Citigroup
1
Citi Bank - 100% Vốn nước ngoài -Nước đăng ký Hoa kỳ - DV Ngân hàng
20.000.000
20.000.000
20.000.000
11
Conoco
5
- Hợp đồng dầu khí lô 15 - 2 (BBC giữa TCT dầu khí Việt nam - Japanese - Conoco) - Nước đăng ký Nhật bản.
- Hợp đồng dầu khí lô 133,134 (BCC giữa TCT dầu khí Việt nam - Conoco) - Nước đăng ký VQ Anh.
- HĐ dầu khí lô 15 - 1 (BCC giữa TCT dầu khí Việt nam - KNOC - Conoco - SK - Geopetrol) - Nước đăng ký Hà lan.
- Hợp đồng dầu khí lô 16.2 (BCC giữa TCT dầu khí Việt nam - KNOC - Conoco) - Nước đăng ký Hàn Quốc.
- Hợp đồng lô 05 - 3 (BCC giữa TCT dầu khí Việt nam - BP - Conoco) - Nước đăng ký VQ Anh.
47.000.000
30.000.000
28.500.000
22.000.000
42.400.000
47.000.000
30.000.000
28.500.000
22.000.000
42.400.000
628.663.260
14.187.453
68.163.582
21.200.000
143.617.132
12
Exxon Mobil
2
- HĐ thăm dò dầu khí lô 11-2 (BBC giữa TCT dầu khí Việt nam - Mobil - KNOC) - Nước đăng ký Hàn Quốc.
- Unique Gas & Petrochemical (Việt nam) - Nước đăng ký Hồng Kông - Trữ, phân phối LPG, dầu nhờn.
84.000.000
36.000.000
84.000.000
10.800.000
143.114.707
33.052.601
13
Colgate – Palmolive
1
Công ty TNHH Colgate - Palmolive - 100% Vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - SX Xà phòng, thuốc đánh răng
40.000.000
10.700.000
15.700.000
14
Procter & Gamble
2
- C.Ty TNHH Procter & Gamble Vietnam - Liên doanh - Nước đăng ký Singapore - SX xà phòng, bột giặt, ....
- C.Ty TNHH Procter & Gamble Đông dương - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Hoa kỳ - SX băng vệ sinh.
83.000.000
20.000.000
83.000.000
10.000.000
77.080.000
0
15
Pepsi & Co
1
Công ty nước giải khát quốc tế IBC - liên doanh - Nước đâng ký Hà lan - SX nước giải khát, nước tinh khiết
110.000.000
70.000.000
67.592.000
16
Coca - Cola
1
C.Ty TNHH nước giải khát Coca - Cola - 100% vốn nước ngoài - Nước đăng ký Singapore - SX nước ngọt các loại
358.611.000
113.836.600
95.928.950
17
Ford Motor
1
- C.Ty TNHH Ford Vietnam - L.doanh - Nước đăng ký Hoa kỳ - SX, lắp ráp ôtô
102.700.000
72.000.000
75.538.711
18
Cargill
1
- Công ty TNHH Cargill Vietnam --Nước đăng ký Hoa kỳ - SX, chế biến nông sản, thực phẩm.
74.462.200
22.878.000
32.532.980
19
Baker Hughes
1
- C.Ty TNHH Baker Hughes Vietnam - Nước đăng ký Hoa kỳ - dịch vụ dầu khí
10.000.000
3.030.000
1.207.000
20
Halliburton
1
- Công ty TNHH Halliburton Vietnam - Nước đăng ký Hoa kỳ – D/ vụ dầu khí.
9.200.000
2.760.000
9.760.000
21
Unocal
2
- Hợp đồng dầu khí lô B và 48/97 (BCC giữa TCT dầu khí - UNOCAL - Moeco) - Nước đăng ký Hoa kỳ.
- Hợp đồng dầu khí lô 52/97 ( BCC giữa TCT dầu khí - UNOCAL - Moeco) - Nước đăng ký Hoa kỳ
12.000.000
30.800.000
12.000.000
30.800.000
56.750.432
30.840.000
22
AIG
1
C.Ty TNHH bảo hiểm Q.tế Hoa Kỳ - Nước đăng ký Bermuda – B.hiểm nhân thọ.
10.000.000
5.000.000
5.000.000
23
Minnesota Mining & Manufacturin
1
Công ty TNHH 3M Việt nam - Nước đăng ký Hoa kỳ - SX các sản phẩm kỹ thuật trong cáp điện.
4.350.000
4.146.000
750.000
24
Chevron Texaco
3
- CTy TNHH nhựa đường Caltex Việt nam - Nước đăng ký Singapore - Nhập khẩu, đóng gói, phân phối nhựa đường.
- Công ty TNHH dầu nhớt Việt nam - Nước đăng ký Singapore - SX dầu nhớt bôi trơn.
- Công ty TNHH khí hoá lỏng Caltex Việt nam - Nước đăng ký Singapore - Nhập khẩu, phân phối Gas
7.500.000
14.910.000
19.400.000
5.625.000
11.000.000
11.000.000
10.702.403
11.367.000
11.000.000
25
Corning
1
CTLD sản xuất cáp quang và phụ kiện FOCAL - Nước đăng ký Hoa kỳ – SX cáp quang và phụ kiện.
11.461.540
6.230.770
11.413.471
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2001.
Phụ lục 2:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
(Tính tới ngày 30/08/2003 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số DA
Tổng VĐT
(Triệu USD)
Đầu tư Th. hiện (Triệu USD)
I
I
I
Công nghiệp
2.710
22.123
15.273
CN dầu khí
30
1.933
3.992,5
Xây dựng
267
3.461
1.972
Các ngành CN khác
2.413
16.729
9.308,5
II
Nông, lâm nghiệp
459
2.524
1.347
III
Thuỷ sản
91
256
120
III
Dịch vụ
809
14.716
6.243
GTVT - Bưu điện
112
2.584
1.012
Khách sạn – Du lịch
142
3.261
2.011
Tài chính - Ngân hàng
47
606
599
Văn hoá, y tế, giáo dục
139
750
225
XD Khu đô thị mới
3
2.467
0,4
XD Văn phòng - căn hộ
101
3.409
1.602,3
XD hạ tầng KCX - KCN
20
908
517
Dịch vụ khác
245
731
276
Tổng số:
4.069
39.619
22.983
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003.
Phụ lục 3:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo HTĐT
( Tính tới ngày 30/08/2003- chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Doanh thu
Lao động
100 vốn nước ngoàI
111
682,130
241,752
535,452
3.503
Liên doanh
35
310,646
141,427
343,473
1.265
Hợp đồng hợp tác KD
13
136,554
176,051
2,058
880
Tổng số
159
1.129,331
559,231
880,985
5.648
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003.
Phụ lục 4:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước
(Tính tới ngày 30/08/2003 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Tên nước
Số DA
Tổng VĐT
(Triệu USD)
Đầu tư Th. hiện (Triệu USD)
1
Singapore
282
7.380
2.776
2
Đài loan
1.014
5.519
2.522
3
Nhật Bản
399
4.418
3.736
4
Hàn Quốc
596
3.922
2.254
5
Hồng Kông
281
3.027
1.773
6
Pháp
128
2.109
1.037
7
British Virgin Island
175
2.021
1.029
8
Hà Lan
49
1.704
1.579
9
Liên Bang Nga
42
217
156
10
Vương quốc Anh
50
1.196
1.112
11
Thái Lan
117
1.383
585
12
Malayxia
127
1.097
710
13
Hoa Kỳ
170
1.125
597
14
úc
79
463
268
15
Thuỵ Sĩ
24
626
517
16
Cayman island
11
475
399
17
CHLB Đức
44
241
121
18
Thuỵ Điển
9
454
359
19
Bermuda
5
260
157
20
Philippines
19
184
84
21
British West Indies
4
262
34
22
Trung Quốc
223
417
136
23
Channel islands
13
196
78
24
Indonexia
8
109
127
25
Đan Mạch
14
119
60
26
Canada
34
58
16
27
Bỉ
21
53
27
28
Nauy
11
39
15
29
New Zealand
9
40
9
30
ấn Độ
9
33
2
31
Cộng hoà Séc
6
36
8
32
Luxembourg
11
35
15
33
Turks & Caicos island
1
1
0,7
34
Ukraina
6
24
14
35
Liechtenstein
2
36
31
36
Italia
12
33
6
37
Ba Lan
5
29
14
38
I rắc
2
27
15
39
Isle of Man
1
15
1
40
Panama
3
13
2
41
Lào
4
11
5
Các nước khác
49
212
596
Tổng số:
4.069
39.619
22.983
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003.
Phụ lục 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương
(Tính tới ngày 30/08/2003 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Địa phương
Số D.án
Tổng vốn ĐT
(Triệu USD)
Đầu tư thực hiện
(Triệu USD)
1
TP Hồ Chí Minh
1.305
10.766
5.493
2
Hà nội
467
7.541
3.091
3
Đồng Nai
460
6.023
2.944
4
Bình Dương
701
3.199
1.592
5
Bà Rịa - Vũng tàu
83
1.883
1.135
6
Quảng Ngãi
8
30
11
7
Hải Phòng
136
1.439
1.088
8
Lâm Đồng
60
861
116
9
Hà Tây
37
420
217
10
Hải Dương
43
506
163
11
Thanh Hoá
10
444
410
12
Kiên Giang
6
448
393
13
Đà Nẵng
50
287
142
14
Quảng Ninh
49
310
181
15
Khánh Hoà
51
394
292
16
Long An
67
508
223
17
Vĩnh phúc
46
401
291
18
Nghệ An
9
230
109
19
Tây Ninh
59
241
170
20
Bắc Ninh
16
171
190
21
Thừa Thiên Huế
17
146
114
22
Phú Thọ
24
196
140
23
Cần Thơ
27
100
54
24
Quảng Nam
30
170
32
25
Hưng Yên
28
111
85
26
Tiền Giang
8
76
62
27
Bình Thuận
31
112
30
Các địa phương khác
241
2.606
4.215
Tổng số:
4.069
39.619
22.983
Nguồn: Vụ QLDA - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003.
Phụ lục 6:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo năm
Tổng vốn ĐT ĐT thực hiện
10
Đơn vị: tỷ USD
8
6
4
2
0
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Phụ lục 7:
So sánh môi trường đầu tư “cứng” ở các nước ASEAN
STT
Tên nước
Sân bay
Cảng biển
Giao thông
ĐIện lực
Viễn thông
Bình quân
1
Singapore
4.9
4.9
4.6
4.4
4.7
4.7
2
Brunei
3.3
3.0
3.3
3.6
3.5
3.3
3
Malaixia
3.1
3.1
2.7
2.6
3.2
2.9
4
TháI Lan
3.1
2.5
1.6
2.7
3.0
2.6
5
Philippin
2.3
2.4
1.9
2.2
2.7
2.3
6
Inđônêxia
3.0
2.4
2.3
2.6
2.7
2.6
7
Việt Nam
1.9
2.0
1.9
1.9
2.2
2.0
8
Mi-an-ma
1.6
1.5
1.6
1.4
1.4
1.5
9
Lào
1.5
-
1.5
1.7
1.5
1.5
Nguồn : Đầu tư quốc tế, TS. Phùng Xuân Nhạ, NXB Đại Học Quốc Gia, Hà Nội - 2001
(Ghi chú : xếp hạng theo thang điểm cao nhất là 5).
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam,Vụ quản lý dự án -Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội 08/2003.
Báo cáo tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam,Vụ quản lý dự án -Bộ Kế hoạch và đầu tư , Hà Nội 11/2003.
Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm 1996-2000 và giải pháp cho đoạn 2001-2005 (trình chính phủ tại phiên họp ngày 28/3/2001), Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội 3/2001.
Cải thiện hơn môi trường đầu tư, Báo Đầu tư, Số 39 - 2002.
Nguyễn Hữu Cát, Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá của các nước ASEAN và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, tháng 4/1996.
Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội - 1996.
Đề tài khoa học xã hội 06 - 05, Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia trên thế giới và chính sách của chúng ta . Hội đồng lý luận trung ương - Bộ khoa học công nghệ và môi trường - Hà Nội, 2001
Đỗ Đức Định (chủ biên), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội - 1993.
Nguyễn Đỗ, Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư ra thế giới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 30, 2001.
Hà Văn Hội , Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.
Hoa Kỳ - đối tác đầu tư lớn của Việt Nam,( tài liệu truy cập trên mạng Internet). Bộ thương Mại . Hà Nội 7/2003.
Kinh tế và dự báo - 12 / 2003.
Trần Quang Lâm , Nguồn gốc và bản chất của công ty xuyên quốc gia.
Nguyễn Minh Long, Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam, Báo Tài chính quốc tế , Số 10-2000.
Vũ Chí Lộc, Giáo trình đầu tư nước ngoài , NXB Giáo Dục-Hà Nội 1997.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam( số 18/2000/QH) năm 2000.
Nguyễn Tuấn Minh, Quan hệ kinh tế Việt Nam -Hoa Kỳ, Báo tài chính quốc tế, Số tháng 12-2001.
Phùng Xuân Nhạ, Giáo trình Đầu tư quốc tế. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 2001.
Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá ở Malaixia (Kinh nghiệm đối với Việt Nam ), NXB Thế giới, Hà Nội - 2000.
Trịnh Trọng Nghĩa, 50 công ty hàng đầu thế giới , Nghiên cứu kinh tế, Số 275 - 2003.
Nguyễn Khắc Thân, Vai trò công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế các nước ASEAN, Nhà xuất bản Pháp lý Hà nội, 1992.
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay , số 4 - 2003.
Tạp chí Đầu tư và phát triển số 65, tháng 4 / 2003.
Tạp chí Đầu tư và phát triển số 102, tháng 7 / 2003.
Tạp chí Đầu tư và phát triển số 123 , tháng 8 / 2003.
Trường Xuân, Hoạt động của công ty Ford Việt Nam, Thông tin Kinh doanh và tiếp thị , Số 3 - 2001.
Mục lục
Nội dung Trang
Bảng chữ cái viết tắt tiếng Anh
Lời cảm ơn
Mở đầu
1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư của
công ty Hoa Kỳ ở Việt nam .......................................
5
1.1. Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ...........
5
1.1.1. Khái niệm và định nghĩa về công ty xuyên quốc gia ........... .............................
5
1.1.2. Tổng quan lý thuyết về sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia ...................................................................................................................................
8
1.1.3. Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ...........................................
14
1.2. Bối cảnh kinh tế - chính trị ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam. ............................................................................................
17
1.2.1. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia. .............................................................................................................................................
17
Tổng quan các chính sách thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ .......................................................................
22
1.2.3. Lợi thế cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam ..
25
1.2.4. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ...................................................................................
30
Kết luận chương 1 ................................................................................................................
34
Chương 2: Thực trạng đầu tư của Các công ty xuyên quốc gia
Hoa Kỳ ở Việt nam .........................................................................................................
36
2.1. Tình hình đầu tư của các công ty XQG Hoa Kỳ ở Việt Nam .............................
36
2.1.1. Động thái dòng vốn và quy mô dự án đầu tư ......................................................
36
2.1.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành .........................................................................................
43
2.1.3. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ ...................................................................................
47
2.1.4. Hình thức đầu tư .........................................................................................................
48
2.2. Đánh giá về hoạt động đầu tư của các công ty XQG Hoa kỳ ở Việt nam. ..
50
Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc thu hút các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ ở Việt Nam ...................................................................................................
57
Kết luận chương 2 ................................................................................................................
61
Chương 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của
các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam ......................................
62
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia
của Việt Nam hiện nay. ........................................................................................................
62
Những thuận lợi. .....................................................................................................
62
Những khó khăn. ....................................................................................................
66
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa kỳ tại Việt Nam. ................................................
71
Kết luận ...................................................................................................................................
77
Phụ lục .....................................................................................................................................
78
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................
88
Tổng hợp tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2002)
* Xuất khẩu và doanh thu (không kể dầu thô).
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
Thời kỳ
91 - 1995
Thời kỳ 1996 - 2000
2001
2002
1996
1997
1998
1999
2000
5 năm
I. Số dự án đầu tư
- Cấp mới
1.397
365
348
275
311
377
1.676
523
694
- Lượt tăng vốn
262
162
164
162
163
174
825
227
305
- Giải thể
237
54
85
101
86
113
439
94
93
- Hết hạn
12
4
6
2
2
2
16
1
2
II. Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn
- Vốn đăng ký
16.244
8.640
4.649
3.897
1.568
2.014
20.768
2.536
1.379
- Tăng vốn
2.132
788
1.173
884
629
476
3.951
608
919
- Giải thể
1.522
1.141
544
2.428
784
1.794
6.691
1.434
690
- Hết hạn
98.6
146.1
24.4
19.1
1.1
2.5
193
3.8
332
- Còn hiệu lực tính từ đầu năm 1998
26.453
31.706
34.040
35.452
36.146
37.851
39.127
III. Vốn thực hiện
7.153
2.923
3.137
2.364
2.179
2.228
12.831
2.300
2.345
- Vốn từ nước ngoài
6.086
2.518
2.822
2.214
1.971
2.043
11.568
2.100
2.095
- Vốn của doanh nghiệp Việt Nam
1.067
405
315
150
208
185
1.263
200
250
IV. Doanh Thu*
4.106
2.800
3.955
4.380
5.711
7.921
24.767
8.200
9.000
V. Kim ngạch xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu
1.230
920
1.790
1.982
2.590
3.320
10.602
3.673
4.500
- Nhập khẩu
2.382
2.042
2.890
2.668
3.382
4.350
15.332
4.984
6.500
VI. Đóng góp của khu vực FDI
- Tỷ trọng trong GDP (%)
7.4
9.1
10.0
11.8
12.7
13.1
- Nộp ngân sách
263
315
317
271
324
1.490
373
459
VII. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
21.7
- Khu vực FDI (%)
14.2
23.2
23.3
20.0
18.6
12.1
- Cả nước (%)
220
13.8
12.1
10.5
15.8
14.2
VIII. Giải quyết việc làm (nghìn người)
250
270
296
379
439
472
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37190.doc