Phần một
MỞ ĐẦU
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong thời điểm hiện nay nhằm phát huy tính tính cực, tự giác chủ động của học sinh đây là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Đối với môn Ngữ văn cũng vậy, "đã đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy cách đọc để học sinh tự đọc lấy thì việc học văn mới thực sự có kết quả, phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra và thấy mình lớn lên" [38, tr. 8]. Đọc - hiểu đang là trở thành xu thế tiếp cận và giải mã văn bản mà cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) cùng quan tâm.
1.2. Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) đã thể hiện rõ quan điểm phần Văn chú trọng phần đọc - hiểu các văn bản chính thức và cả những văn bản đọc thêm. Các văn bản chính thức được tìm hiểu thông qua từng loại thể và những vấn đề văn học, các văn bản đọc thêm nhằm bổ sung và mở rộng kiến thức cho học sinh song song cùng với văn bản chính thức. Do vậy văn bản đọc thêm cũng chiếm một vai trò quan trọng nhất định.
1.3. Với một khối lượng các văn bản đọc thêm chiếm một tỉ lệ giờ đáng kể thì việc hướng dẫn học sinh cách thức đọc - hiểu văn bản đọc thêm là yêu cầu quan trọng không chỉ là nhằm tháo gỡ bài toán thời lượng cho giáo viên mà còn hình thành phương pháp tự học tập cho học sinh.
1.4. Qua khảo sát thực trạng dạy học, có thể nhận thấy có một bộ phận giáo viên còn vướng mắc, lúng túng trong cách thức dạy đọc - hiểu nói chung và trong những bài đọc thêm nói riêng. Cũng có hiện tượng các giáo viên khi dạy chỉ chú trọng phần văn bản chính thức mà bỏ qua phần văn bản đọc thêm hoặc nếu hướng dẫn thì xem nhẹ hoặc qua loa, từ đó dẫn đến thái độ học và tự học các văn bản đọc thêm của học sinh cũng chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT" với mong muốn ít nhiều góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở THPT hiện nay.
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với người
dạy và người học. Bởi bài soạn theo hướng đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể
không những chú trọng đến vai trò chủ thể học sinh, học sinh tự khám phá và
chiếm lĩnh nội dung bài học, mà còn đặt bài soạn vào nhiều mối quan hệ khác
như: quan hệ với Tiếng Việt, Làm văn, Lý luận văn học, với chính tác giả, với
các tác giả khác, các môn học khác, các ngành nghệ thuật khác...
- Các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn về dạy học theo hướng dạy
đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể còn ít và phần lớn GV THPT hiểu về đọc -
hiểu chưa kĩ, chưa sâu. Đây cũng là điều gây nhiều khó khăn cho GV trong
việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các bài đọc thêm 10 theo đặc trưng loại thể .
- Trong thiết kế bài học theo hướng dạy học này lại đòi hỏi lượng kiến
thức vừa phong phú vừa tổng hợp, nếu giờ học không có phương tiện dạy học
(máy chiếu...) hỗ trợ thì GV có thể sẽ gặp khó khăn “quá tải”.
- Bài soạn đặt ra yêu cầu HS phải chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, phải
có tinh thần học tập cao. Vì thế, khi dạy thực nghiệm, GV có thể gặp phải khó
khăn, nếu HS chuẩn bị bài chưa kĩ và chưa có tinh thần chủ động, tích cực học
THIẾT KẾ HƢỚNG DẪN MỘT SỐ BÀI ĐỌC THÊM
THEO ĐẶC TRƢNG LOẠI THỂ
(Cho học sinh lớp 10 chƣơng trình chuẩn)
Tiết 43 (Văn) : Đọc thêm:
VẬN NƢỚC (Đỗ Pháp Thuận)
CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƢỜI (Mãn Giác)
HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh thấy
1) Bài Vận nƣớc (Không Lộ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
- Ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước
của tác giả.
- Khát vọng hoà bình của con người thời đại bấy giờ và truyền thống
yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
2) Bài Cáo bệnh bảo mọi ngƣời (Cáo tật thị chúng) - Mãn Giác.
- Hai nội dung chủ yếu có liên quan: Nội dung triết lí đạo Phật và ý
nghĩa nhân sinh toát lên từ tác phẩm.
3) Bài Hứng trở về (Đỗ Trung Ngạn)
- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc được tác giả thể hiện qua:
+ Nỗi nhớ quê hương, gắn bó tha thiết với cuộc sống
+ Yêu mến và tự hào về quê hương: nghèo vật chất nhưng giàu tấm lòng.
B. Phƣơng tiện thực hiện.
SGK Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập một, NXBGD, 2006
Sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập một.
NXBGD, 2006
Chương II : phần thơ Đường Việt Nam đã nêu trong luận văn.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: Đọc sâu, tái hiện gợi
tìm và biện pháp đặt câu hỏi.
( Phần trả lời của học sinh ở trong giờ là dự kiến - yêu cầu cần đạt).
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ của HS
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc thêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
*Lời dẫn của giáo viên: Sau nhiều
năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến
(loạn mười hai sứ quân và sự thống
nhất đất nước thời Đinh Tiên Hoàng),
do chiến tranh xâm lược (cuộc xâm
lược của quân Tống năm 981 thời Lê
Đại Hành), đất nước bước vào thời kì
tương đối ổn định. Lê Đại hành muốn
xây dựng một vương triều phong kiến
vững mạnh, một quốc gia hùng
cường. Bài thơ ra đời trong khí thế đi
lên của dân tộc, một vận hội mới
đang mở ra.
- Em biết gì về tác giả và tác
phẩm qua phần tiểu dẫn?
Bài: VẬN NƯỚC (Quốc tộ) -
Pháp Thuận.
I. Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Thiền sư Pháp Thuận (915 - 990)
sống thời Tiền Lê. Ông là người có
kiến thức uyên bác được vua Lê Đại
Hành tin dùng.
2. Tác phẩm
- Đây là bài thơ đầu tiên có tên tác
giả được viết bằng chữ Hán của văn
học trung đại Việt Nam.
II. Hƣớng dẫn đọc và giải thích từ ngữ
1. Hướng dẫn đọc
- Đọc cả ba văn bản (phiên âm,
dịch nghĩa, dịch thơ)
- Giọng đọc khoẻ khoắn, tự hào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Ngoài các từ đã chú thích trong
SGK, GV giải thích thêm các từ: thái
bình, đao binh
- Nhà vua hỏi “Vận nƣớc nhƣ thế
nào?”, Pháp Thuận trả lời : “Vận
nƣớc nhƣ mây quấn - Trời Nam mở
thái bình”. Em hiểu như thế nào về
câu trả lời đó?
- “Vô vi trên điện các” là thế nào?
Tại sao “Vô vi trên điện các” lại làm
cho “Chốn chốn dứt đao binh”?
2. Giải thích từ ngữ:
III. Tìm hiểu bài thơ
1. Hai câu đầu:
- Nhà thơ dùng hình tượng thiên
nhiên để nói về vận mệnh của đất
nước: nhƣ dây mây leo quấn quýt.
+ Khẳng định vận nước vững chắc
lâu dài, hưng thịnh.
+ Ràng buộc, phức tạp, khéo giữ
thì vận nước dài lâu, không khéo giữ
thì vận nước ngắn ngủi.
- Câu thứ hai nói lên niềm tin của
tác giả vào tương lai thái bình thịnh trị
của đất nước.
2. Hai câu kết
- “Vô vi”: cần phải hiểu theo tinh thần
Nho giáo, nghĩa là: Nhà vua phải dùng
đạo đức của chính mình để cảm hoá
dân, khiến cho dân tin phục, như thế
đất nước mới khỏi loạn lạc.
- “Trên điện các”: chỉ cung điện, triều
đình, nơi điều hành triều chính.
Pháp Thuận khuyên nhà vua điều hành
chính sự theo quy luật tự nhiên, dùng
đức để trị, lấy đức mà giáo hoá dân. Có
được như thế thì đất nước mới hoà bình
thịnh vượng, không sảy ra chiến tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
- Từ ý kiến của nhà thơ về vận nước
và đường lối trị nước, chúng ta thấy
được nét truyền thống gì của con
người Việt Nam?
- Nghệ thuật độc đáo của bài thơ?
- Nêu những nét chính về tác giả?
- Em hiểu thế nào nào một bài kệ?
Đặc điểm của bài kệ là gì?
III.Tổng kết
1. Nội dung: Bài thơ có bốn câu
mà đã có hai câu nói về thái bình, dứt
đao binh. Điều đó thể hiện khát vọng
của con người thời đại bấy giờ đó là
một đất nước hoà bình thịnh trị không
có chiến tranh, đây cũng là truyền
thống tốt đẹp của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật: Bài thơ có tính
chính luận rõ rệt. Tuy bàn về chính trị
nhưng nó trở thành thơ vì mọi ý tứ đều
được diễn đạt bằng những hình ảnh
hàm súc, mang ý nghĩa tượng trưng,
gửi gắm kín đáo niềm tự hào, lạc quan
của tác giả.
Bài: CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƢỜI
(Cáo tật thị chúng - Không Lộ thiền sư).
A. Tác giả - tác phẩm.
I. Tác giả
- Thiền sư Mãn Giác tên Lí
Trường (1052 - 1096), sớm nổi tiếng
thông minh, là người thông hiểu cả
Nho, Phật; được vua Lí Nhân Tông ban
hiệu là Hoài Tín và mời đến trong cung
để hỏi han việc triều chính.
II. Tác phẩm
- Kệ: văn bản do các nhà sư làm ra
để truyền bá đạo Phật cho các đệ tử. Kệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
GV và học sinh đọc ba văn bản, cả
lớp đọc thầm.
- Qua phần chuẩn bị ở nhà, hãy
cho biết bài thơ có thể chia làm mấy
phần? Căn cứ vào đâu để chia như
vậy?
- Nhà sư nói điều gì qua hai câu
mở đầu? Trật tự sắp xếp từ ngữ ở đây
có gì đáng chú ý?
thường được làm bằng văn vần để đúc
kết sự giác ngộ chân lý Phật giáo.
Nhưng cũng có bài kệ dùng những hình
ảnh sinh động, vừa mang tính triết lí,
vừa mang những rung động chủ quan
của nhà sư, nên có những giá trị văn
chương như một bài thơ. Đây là một
bài kệ như vậy.
B. Hƣớng dẫn học sinh tự học
I. Hướng dẫn đọc: Chậm rãi, trầm
tư, nhưng không buồn vừa làm rõ triết
lí của nhà Phật vừa thể hiện tâm hồn
lạc quan của tác giả.
II. Bài thơ
1. Bố cục: Chia 2 phần - căn cứ
vào nội dung và hình thức bài thơ.
- Bốn câu đầu là thơ năm chữ: Diễn
tả quy luật biến đổi của thiên nhiên và
quy luật biến đổi của đời người.
- Hai câu cuối là thơ bảy chữ, vẽ
lên hình ảnh cành mai nở giữa lúc mùa
xuân sắp qua để nói về quy luật khác -
quy luật về sự bất biến trong tinh thần,
ý chí, tư tưởng.
2. Nội dung
a. Quy luật của sự sống
- Quy luật biến đổi của tự nhiên:
Mùa xuân về cây cối tốt tươi và khi
mùa xuân đi thì hoa lại rụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
- Hai câu tiếp theo nhà thơ nói về quy
luật biến đổi của đời người. Con
người có biến đổi theo quy luật luân
hồi như cây cối không?
- Phát hiện sự nghịch đối? Ý nghĩa?
- Vẽ lên hình ảnh cành mai ở cuối bài
thơ, nhà thơ bày tỏ ý tưởng gì?
- Tác giả nói hoa rụng trước rồi
mới nó đến hoa tƣơi sau: gợi lên vòng
sau, kiếp sau tiếp nối vòng trước, kiếp
trước. Trật tự sắp xếp khác thường về
từ ngữ ở hai câu thơ này là thông báo
sự tuần hoàn, luân hồi của muôn hoa,
muôn vật. Tác giả dùng từ “trăm” là
nói đến quy luật luân hồi tuyệt đối,
không có ngoại lệ.
Hiện tượng điệp từ (xuân, hoa) và
đối ngữ (Xuân qua- xuân tới; hoa rụng
- hoa tƣơi) ở hai câu thơ này đã thể
hiện rõ quy luật biến đổi của tự nhiên.
- Mái tóc bạc là hình ảnh tượng
trưng cho tuổi già của con người. Theo
quan niệm của nhà Phật, quy luật của
đời người là: sinh, lão, bệnh, tử.
Sự nghịch đối: Giữa lúc trăm hoa
tƣơi thì con người trên đầu già đến rồi.
Nhà thơ có tâm trạng nuối tiếc nhưng
vẫn có ý thức rõ về sự hữu hạn của đời
người. Vì vậy con người không thể
sống vô nghĩa.
b. Chân lí Phật giáo
- Trong văn học cổ, mai là một
trong tứ quý tượng trưng cho vẻ đẹp
thanh cao quý phái. Nhưng ở đây mai
mang một ý nghĩa khác. Nhà thơ vẽ lên
cành mai ở cuối bài thơ để thể hiện sự
bừng ngộ của ông về chân lí Phật giáo:
khi con người đã giác ngộ được chân lí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
- Phát hiện ý nghĩa của bài thơ?
- Từ bài thơ em rút ra được điều gì
sâu sắc?
- Những nét chính về tác giả và hoàn
cảnh ra đời bài thơ?
phật giáo thì sẽ trở về với bản thể vĩnh
hằng, không sinh, không diệt như cành
mai bất chấp xuân tàn. Câu thơ bảy chữ
thể hiện tâm trạng thanh thản lạc quan
của thiền sư trước lúc mất.
2. Kết luận
Bài thơ vừa mang tính triết lí vừa
mang những rung động chủ quan của
bài thơ. Từ bài thơ toát lên hai ý nghĩa:
- Ý nghĩa tôn giáo: Triết lí về sự
biên đổi tuần hoàn của đạo Phật.
- Ý nghĩa nhân sinh: Ý thức về sự
hiện hữu, có thật về cuộc đời, nhìn
cuộc đời với niềm tin yêu lạc quan.
* Học sinh thảo luận: Phải sống có
ích ngay từ ngày hôm nay.
BÀI: HỨNG TRỞ VỀ
(Nguyễn Trung Ngạn)
I. Tác giả , tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Ngạn (1288 - 1370)
- Quê Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Ông làm quan đến chức Thượng Thư
trong triều nhà Trần.
2. Bài thơ
- Thời vua Trần Anh Tông, ông được
cử đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
- Theo em nên đọc bài thơ với giọng
đọc như thế nào?
GV gọi 2 học sinh đọc cả ba phần
phiên âm và dịch thơ.
- Khi ở xa Tổ quốc, mỗi khi nhớ về
quê hương, những hình ảnh nào sống
dậy trong tâm trí nhà thơ?
GV: Thơ thời Trần có một mảng
cũng viết về cảnh sống thanh bình:
Lúa bắp bát ngát đầy lũng
Dâu gai mơn mởn thẳng hàng.
(Nguyễn Bá Thông, Xúc cảnh)
Mục đồng sáo thổi trâu về hết
Cò trắng tƣng đôi liệng xuống đồng
( Trần Nhân Tông, Thiên
Trƣờng vãn vọng)
- Nỗi nhớ quê hương da diết đã
làm dấy lên trong tâm trạng tác giả
điều gì?
Bài thơ được ông làm lúc bấy giờ, tại
xứ người.
II. Hƣớng dẫn học sinh tự học
1. Hướng dẫn cách đọc : Đọc chính xác
phần phiên âm. Phần dịch nghĩa đọc
chậm, rõ. Phần dịch thơ đọc biểu cảm
thiết tha sâu lắng, nhấn giọng ở những
từ cuối câu.
2. Bài thơ
a. Nỗi nhớ quê hương đất nước của nhà
thơ.
- Hình ảnh của quê hương trong
nỗi nhớ nhà thơ:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.
b. Niềm khao khát được trở về quê nhà
- Cuộc sống bình dị nơi quê nhà đã
khiến nhà thơ muốn rời ngay cảnh
phồn hoa đô hội (Giang Nam) để trở về
với quê hương yêu dấu dẫu còn nhiều
đói nghèo. Câu thơ gửi gắm cả niềm tự
hào dân tộc của tác giả và cũng cả dân
tộc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
- Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có
những nét đặc sắc gì? (kết cấu, hình
ảnh, lời thơ?) Đâu là nét riêng của bài
thơ?
2. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, phù hợp với
diễn biến, tâm trạng của nhà thơ. Lúc
đầu là nỗi nhớ, sau đó là lòng mong
mỏi được về Tổ quốc.
- Hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống
bình dị nhưng “chứa cả hồn xưa của đất
nước”, dễ làm xúc động lòng người.
- Lời thơ giản dị, vừa bộc bạch
tâm trạng gián tiếp vừa trực tiếp tác
động mạnh tới người đọc.
- không dùng những hình ảnh ước
lệ, tao nhã mà dùng cách nói chân tình,
mộc mạc. Đây chính là nét riêng của
bài thơ.
IV. Củng cố:
- Giá trị nội dung, nghệ thuật ba bài thơ.
- Những tinh hoa tiếp thu từ thơ Đường Trung Quốc.
V. Hƣớng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Bài cũ
- Học thuộc ba bài thơ (phần dịch thơ)
- Tìm nét độc đáo trong ba bài thơ về nội dung và nghệ thuật?
2. Chuẩn bị bài mới : Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng (Lí Bạch)
- Tìm hiểu về tác giả Lí Bạch.
- Đọc nhiều lần bài thơ.
- Phát hiện mối quan hệ : không gian - thời gian; tình - cảnh trong bài thơ.
- Tìm “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Tiết 53:
THƠ HAI CƢ CỦA BA - SÔ
A. Mục đích yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen với văn học Nhật Bản, hiểu
được thơ Hai- cư; vài nét đặc trưng giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ Hai - cư
của Ba - sô.
- Rèn kĩ năng tự đọc - hiểu một bản dịch thơ nước ngoài, trình bày
những cảm nhận của bản thân trước tập thể.
B. Phƣơng tiện thực hiện
- SGK Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2006.
- SGV Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2006.
- Chương 2 phần gợi ý đọc - hiểu thơ Hai - cư đã nêu trong luận văn.
- Một số tài liệu tham khảo, những bài viết về thơ Hai - cư và những bài
thơ của Ba sô như:
- Hai ku: Một chút lịch sử (Nguyễn Nam Trân).
- Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với văn học Nhật Bản (Nguyễn Nam Trân)
- Chân dung của Ba - sô.
- Tác phẩm của Ba - sô: Lối lên miền Ô - ku.
C. Cách thức tiến hành
- Dạy thiết kế thể nghiệm hướng dẫn học sinh đọc - hiểu ba bài thơ Hai
- cư của Ba - sô theo thiết kế mới của luận văn vào tháng 12/ 2007.
- Đánh giá kết quả thể nghiệm bằng phiếu cho học sinh.
D.Tiến trình dạy học
Sau tiết 48 hướng dẫn học sinh đọc - hiểu ba bài thơ Đường, giáo viên
nên gợi dẫn học sinh đọc - hiểu ở nhà gồm các công đoạn sau:
- Đọc phần tiểu dẫn và các bài thơ từ 2- 3 lần.
- Tìm đọc các tài liệu tham khảo (giáo viên có thể cho cả lớp photo)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
- Nhận diện được đặc trưng thể loại thơ Hai - cư.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Hướng dẫn học sinh tự học
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
-Thể thơ Hai - cư có đặc điểm gì
về hình thức và nội dung?
- Giáo viên chiếu cho học sinh
xem những hình ảnh thường được
dùng làm quý ngữ trong thơ Hai - cư
(hoa anh đào, chiều thu, hoa bìm bìm,
tuyết, hoa lau, đom đóm...)
I. Tìm hiểu thể thơ Hai - cƣ của Nhật
Bản
1. Đặc điểm về hình thức và nội dung
a) Về hình thức
- Thơ Hai - cư có số từ vào loại ít
nhất so với các thể loại khác, mỗi bài
thơ chỉ là một câu, gồm 17 âm tiết (hay
hơn), được ngắt thành ba đoạn, thường
là theo thứ tự 5 - 7 - 5 (âm tiết). Tiếng
Nhật là thứ tiếng đa âm tiết nên 17 âm
tiết ấy thực ra chỉ có mấy từ.
b) Về nội dung:
- Mỗi bài thơ Hai - cư đều có một
tứ thơ nhất định.
- Mỗi bài chỉ ghi lại phong cảnh
với vài sự vật cụ thể, thường là những
cảnh vật bình dị, quen thuộc với
người Nhật Bản. Thơ Hai - cư tìm
đến cái đẹp trong sự bình thường ấy.
Thơ Hai - cư chỉ vẽ cảnh bằng những
nét chấm phá, để dành một khoảng
trống lớn cho trí tưởng tưởng của
người đọc. Phong cảnh ấy lại chỉ ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
- Thơ Hai - cư thấm đẫm tinh
thần Thiền tông và tinh thần văn hoá
phương Đông. Điều đó thể hiện ở
những khía cạnh nào?
- Việc tiếp nhận thơ Hai- cư có
nét đặc trưng gì?
vào một thời điểm nhất định. Thời
điểm trong thơ được xác định theo
mùa gọi là “quý ngữ” .
- Mỗi bài thơ gợi lên một cảm
xúc hay một suy tư nào đó.
* Thơ Hai cƣ thấm đẫm tinh thần
thiền tông và văn hoá phƣơng Đông
- Thiền tông là môn phái trong
đạo Phật, lấy thanh tịnh làm gốc, lấy
việc ngồi yên lặng ngẫm nghĩ đạo lí
làm phép tu (thiền định). Cảm thức
thẩm mĩ của Hai - cư cũng vậy, đề
cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U Huyền,
Mềm mại, Nhẹ Nhàng,...
- Văn hoá phương Đông thường
thể hiện cái nhìn nhất thể hoá: trời -
đất, con người, vạn vật. Những sự vật
trong tự nhiên có thể tương giao
chuyển hoá lẫn nhau theo những quy
luật bí ẩn của tự nhiên: âm thanh,
màu sắc, ánh sáng, mùi hương...
* Đặc trƣng tiếp nhận thơ Hai- cƣ
- Thơ Hai - cư quá ngắn gọn, quá
hàm súc và mơ hồ. Vì vậy mỗi bài
thơ Hai - cư tuỳ theo sự từng trải và
cảm xúc của mỗi người mà có cảnh,
tình , ý khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
- Phần tiểu dẫn cho chúng ta biết
gì về tác giả Ma- su - ô Ba- sô?
- Nội dung, đối tượng mà Ba- sô
thường hướng tới?
- Thơ Hai - cư dùng âm thanh
trầm lắng nhất, ngôn ngữ kết tinh
nhất để khơi dậy cảm xúc sâu xa
trong lòng người đọc. Thơ Hai - cư
trao cho người đọc một quyền năng
lớn về trí tưởng tượng và tư duy.
II. Tìm hiểu một số bài thơ Hai - cƣ
của Ba - sô.
1) Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
a) Tác giả
- Ông sinh trưởng trong một gia đình
võ sĩ đạo Xa-mu-rai bình thường ở
thành phố U- e - nô (nay là tỉnh Mi-ê).
- Chín tuổi ông đã phải đi hầu hạ
lãnh chúa.
- Ông thích văn thơ hội hoạ, thích
đi ngắm cảnh, thích thăm viếng bạn
bè ở nhiều nơi.
- Là người có công lớn trong việc
cách tân nội dung, hình thức thơ
Hai - cư.
b) Về tác phẩm
-Thơ Hai - cư thể hiện tình yêu
thương sâu sắc với con người nhất là
những con người bình thường nhỏ bé;
thể hiện tình yêu và sự gắn bó với
thiên nhiên vũ trụ và cái đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
Giáo viên có thể đọc mẫu, sau
gọi 1 - 2 học sinh đọc.
- Bài thơ tả cảnh gì trước mắt?
- Em hãy tìm quý ngữ trong bài thơ?
Bài thơ nói cảm xúc gì? Vì sao có
cảm xúc ấy?
- Phát hiện cảm thức thẩm mĩ của
bài thơ?
- Giây phút ấy nhà thơ đốn ngộ
ra điều gì?
2. Đọc - hiểu một số bài thơ Hai - cư
của Ba - sô ( 3 bài )
a) Hướng dẫn đọc:
- Đọc diễn cảm các bài thơ phần dịch
thơ, giọng đọc trầm thể hiện tình cảm
hoài niệm (bài 1), đau xót ( bài 3, 4).
b)Nội dung đọc - hiểu.
Bài 1
- Quê Ba- sô ở Mi - ê, ông chuyển
tới sống ở Ê - đô (Tô- ki- ô) tới thời
điểm làm bài thơ này là 10 năm giờ
mới có dịp trở lại thăm Mi - ê.
- Quý ngữ : Mùa sương - mùa thu.
- Tứ thơ: Sau mười năm sống ở
đất khách quê người, nay trở về thăm
quê, nhà thơ lại thấy nhớ nơi mình ở
đã mười năm qua, thấy nó thân thiết
như là quê cũ (cố hương).
- Cảnh vật ở đây là mùa thu ở
quê hương, thời điểm sương mù bao
phủ, thiên nhiên chìm trong vắng
lặng, u huyền .
- Thời khắc của cảnh vật nơi quê
cũ làm dấy lên trong nhà thơ một cảm
xúc: nhớ da diết mảnh đất mình ở
trong mười năm qua (Ê - đô). Nhà thơ
bỗng đốn ngộ ra rằng: Ê - đô là cố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
- Hãy so sánh ba văn bản sau đây (bài
số thơ số 1 của Ba - sô với bài Độ
Tang Càn (Giả Đảo). Cho biết:
- Văn bản nào ít chữ nhất?
- Cả ba văn bản đều nói về quy
luật tình cảm nhưng cách nói của ba
người khác nhau ở chỗ nào? (Ba -sô
có kể giãi bày như Giả Đảo không?
Có phải Ba - sô chỉ chấm phá về một
cảnh vật cụ thể
hƣơng. Vậy ra, nhà thơ đã có một tình
cảm gắn bó với mảnh đất mình như ở
chính quê hương mình; nhưng chỉ đến
khi rời xa nó nhà thơ mới nhận ra.
* So sánh ba văn bản:
Nét giống nhau:
- Đều thể hiện tình cảm thân thiết
của người viết với mảnh đất mình ở,
mặc dù đó không phải là quê hương
mình.
- Cả ba tác giả đều có những suy
nghĩ khái quát về quy luật tình cảm:
sống ở nơi nào sẽ có tình cảm với nơi
ấy, đều thấy gắn bó và thân thiết như
quê hương mình.
Nét khác nhau:
- Bài thơ của Ba- sô vẻn vẹn có
mấy từ.
- Cũng để bày tỏ tình cảm gắn
bó của mình với vùng đất Tinh Châu
- đất khách quê người, Giả Đảo bốn
lần nhắc đến ba địa danh, còn Ba - sô
chỉ nhắc đến một địa danh duy nhất
là Ê - đô.
- Giả Đảo kể, tả, giãi bày hành động,
tâm trạng mười năm ở đất khách, còn
Ba - sô chỉ nói tới một khoảnh khắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
Giáo viên đọc mẫu 1 lần, sau đó
gọi hai 2, 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc
thầm.
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Em hãy phát hiện khoảnh khắc của
cảnh vật được miêu tả?
- Phát hiện đỉnh điểm cảm xúc của
nhà thơ ?
- Tình cảm của tác giả đối với mẹ
được thể hiện hình ảnh nào?
(ngoảnh lại) và đó là khoảnh khắc
bừng ngộ một chân lý: thấy đất khách
như là quê hương mình - một chân lí
đơn giản mà sâu sắc.
- Ở Độ Tang Càn, dòng sông là cơ
duyên tạo ra giây phút đốn ngộ ở
nhân vật trữ tình. Còn bài thơ Hai -
cư của Ba - sô, giây phút đốn ngộ của
nhân vật trữ tình không cần một cơ
duyên nào cả.
Bài 3
Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sƣơng thu.
- Năm 1684, lúc 40 tuổi, nhà thơ Ba -
sô về thăm quê thì mẹ đã mất. Người
anh đưa cho ông di vật còn lại còn lại
của mẹ là nắm tóc bạc. Ông đau đớn
viết bài thơ này.
- Khoảnh khắc cảnh vật ở đây là nắm
tóc bạc của mẹ mà ông đang cầm trên
tay.
- Đỉnh điểm cảm xúc của nhà thơ là
nỗi đau đớn xót xa vì mẹ đã khuất.
- Hình ảnh những giọt lệ trào nóng
hổi rơi xuống đôi bàn tay đang nâng
niu nắm tóc bạc của mẹ nói bao điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
- Em hãy phát hiện quý ngữ của bài
thơ? Hình ảnh đó mơ hồ ra sao?
Giáo viên dẫn dắt: Bài thơ này
gây xúc động mạnh cho người đọc vì
hình tượng thơ gợi ra cảnh sống bi
thảm của người dân Nhật ngày xưa,
nhất là vào những năm mất mùa đói
kém, nhiều gia đình nông dân túng
quẫn quá, không nuôi nổi con đành
phải bỏ con vào rừng hoặc thậm chí
còn phải giết chúng khi mới sơ sinh.
Đó là những Ma - ki - bu (những đứa
trẻ bị tỉa bớt)
- Giáo viên cho 1- 2 HS đọc diễn
cảm, sau đó GV có thể đọc lại một
lần nữa.
Cả lớp đọc thầm.
về tâm trạng của nhà thơ: ân hận, đau
đớn, xót xa tự trách mình không làm
tròn chữ hiếu.
- Quý ngữ: Làn sương thu, chỉ mùa
thu.
Làn sương thu - làn tóc mẹ, làn sương
thu, cuộc đời ngắn ngủi mong manh
như sương hay làn ước mắt xót
thương của người con? Tuỳ người
đọc liên tưởng.
Bài 4:
Tiếng vƣợn hú não nề
hay tiếng của trẻ con than khóc
gió mùa thu tái tê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
- Em hãy xác định khoảnh khắc
của cảnh vật? Từ đó xác định đỉnh
điểm cảm xúc trong bài thơ?
- Tìm quý ngữ của bài thơ?
- Đâu là sự mơ hồ trong hình ảnh
ngôn ngữ của bài thơ?
- Đọc xong bài thơ này em có
liên tưởng tới bài thơ, câu thơ nào của
ai cũng thể hiện tấm lòng của mình
với những em bé bất hạnh? Sự liên hệ
ấy gợi cho em suy nghĩ và cảm nhận
điều gì?
- Nhà thơ đi qua cánh rừng, nghe
tiếng vượn hú não nề trong ông bỗng
trào dâng nỗi thương xót đối với
những em bé bị bỏ rơi trong rừng.
- Đỉnh điểm cảm xúc: Nhà thơ nghe
tiếng vượn hú thê lương, não lòng mà
gợi nhớ đến những em bé bất hạnh.
- Quý ngữ: Gió mùa thu - với nhà
thơ đây là một mùa thu tái tê, thê
lương, ảm đạm.
- Hình ảnh mơ hồ:
+ Tiếng vượn hót hay tiếng trẻ
than khóc thực sự ?
+ Trong gió thu hay gió thu cũng đang
than khóc cho nỗi đau của con người
Liên hệ :
Kìa những đứa tiểu nhi tám bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng
( Nguyễn Du, Văn chiêu hồn).
Những nhà thơ lớn có thể khác
nhau về thời đại, quốc tịch, dân tộc
hay hoàn cảnh nhưng họ đều gặp
nhau ở một diểm chung nhất đó là tài
năng, nhân cách và tấm lòng đối với
cuộc đời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
IV. Củng cố:
- Nét độc đáo của thể loại thơ Hai - cư.
- Tài năng và tấm lòng của nhà thơ Ba - sô đối với con người và cuộc đời
được thể hiện trong những bài thơ của ông.
V. Hƣớng dẫn học sinh học bài ở nhà
1. Bài cũ:
- Nắm vững đặc trưng và thể loại thơ Hai - cư
- Biết cách tiếp cận những bài thơ Hai - cư còn lại theo phương pháp đã
hướng dẫn (yêu cầu ghi đầy đủ vào vở soạn).
- Thử sáng tác thơ Hai - cư.
* Lời khuyên của nhà thơ Nhật Soichifuruta:
- Quan sát, khám phá.
- Mở rộng liên tưởng
- Thiên nhiên ở quanh ta và trong ta
- Ghi chép những ý tưởng bất ngờ
- Tránh dùng từ ngữ mòn sáo
- Đọc nhiều thơ Hai - cư của bậc thầy đi trước.
2. Bài mới: - Trả bài viết số 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Tiết: 21
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KH Í QUỐC GIA
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Thân Nhân Trung
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh thấy được:
1. Về nội dung
- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia: có quan hệ
sống còn với sự thịnh suy của đất nước.
- Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa
lớn đối với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với hậu thế.
- Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ
đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu.
2. Về nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết, giàu sức thuyết phục.
B. Phƣơng tiện thực hiện
- SGK Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập hai,NXBGD, 2006
- SGV Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập hai, NXBGD, 2006
- Chương 2: Phần đặc trưng thể loại của văn bia đã nêu trong luận văn.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ học theo phương pháp đọc sâu, gợi tìm và đặt câu hỏi.
Trước giờ học GV yêu cầu học sinh đọc kĩ bài bia nhiều lần ở nhà.
Nhận diện được nội dung nghệ thuật cơ bản của bài bia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
D.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Văn bản đoạn trích có mấy ý
và các ý ấy liên kết với nhau như
thế nào?
GV chiếu cho học sinh xem hình
ảnh những tấm bia đá ở Văn
Miếu (Hà Nội).
- Tác giả viết “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia”. Em hiểu
câu nói đó như thế nào?
- Các vua chúa anh minh ngày
xưa có nhận thức rõ mối quan hệ
giữa hiền tài với quốc gia không?
Yêu cầu cần đạt
1. Cấu trúc của văn bản
2. Tìm hiểu “Hiền tài là nguyên khí quốc
gia”
- Câu nói đó thể hiện nhận thức rõ
của ông về vai trò của hiền tài đối với sự
tồn vong và thịnh suy của đất nước.
- Để chứng minh cho luận điểm đó
của mình, tác giả đã nêu ra một vài dẫn
chứng: “Vì vậy các đấng thánh đế minh
vƣơng... nhƣ thế” cho nên “ban ân cho
rất lớn mà vẫn cho là chƣa đủ”. Lập luận
như vậy là rất chặt chẽ.
3. Tìm hiểu chính sách trọng đãi người tài
của triều đại Lê Thánh Tông.
- “Triều đình mừng đƣợc ngƣời tài,
Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc
bia tiến sĩ
Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm Việc tiếp tục làm
Việc
Vai trò quan trọng của hiền tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
- Theo Thân Nhân Trung thì
triều đình nhà Lê đã làm gì để
trọng đãi nhân tài?
- Tác giả đã đưa ra những lí lẽ và
dẫn chứng nào để nói rõ lợi ích
của việc dựng tấm bia đá ghi tên
tiến sĩ? Lời văn và cách lập luận
ở đây khác với đoạn trên ở điểm
nào?
không có việc gì không làm đến mức cao
nhất”: “nêu tên ở tháp Nhạn ban cho
danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”.
- Tuy vậy, “thánh minh lại cho rằng,
chuỵên hay việc tốt.. chƣa đủ lƣu vẻ sáng
lâu dài, cho nên dựng đá đề danh đặt ở
Hiền quan”, mục đích là “Khiến cho kẻ sĩ
trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn
luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
4. Tìm hiểu lợi ích của việc dựng tấm bia
đá
- Để làm rõ ích lợi của việc dựng tấm
bia đá khắc tên hiền tài, tác giả đã đưa ra
những lí lẽ và dẫn chứng sau:
+ Dựng bia sẽ làm cho “kẻ sĩ chốn
trƣờng ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn
mà đƣợc triều đình đề cao rất mực nhƣ
thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng
tấm thân mà ra sức báo đáp?”. Lí lẽ này
được thể hiện bằng câu văn cảm thán nên
có sức gợi cảm rất lớn.
+ Dẫn chứng thực tế: Có người đỗ
đạt “đã đem văn học...”, nhưng cũng có
kẻ “Vì chƣa nhận hối lộ mà hƣ hỏng...”
+ Từ dẫn chứng và lí lẽ đó, tác giả
kết luận: “thì việc dựng tấm bia đã này
tác dụng rất nhiều... cho nhà”.
- Nếu như đoạn trên, tác giả lập luận theo
lối diễn dịch thì ở đoạn này lại lập luận
theo lối quy nạp. Đoạn văn dùng nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
- Qua bốn câu chuyện trên, em
nhận xét gì về nghệ thuật viết sử
của Ngô Sĩ Liên?
câu cảm thán. Cách diễn đạt (qua bản
dịch) mang tính dân tộc “ví thử hồi đó...
thế thì... thánh thần đặt ra đâu phải vô
dụng”
5. Nghệ thuật
- Tuy chỉ là đoạn trích nhưng đã thể hiện
mẫu mực của văn chính luận trung đại:
kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, ngôn
ngữ có cảm xúc, lời văn khiêm tốn, sử
dụng phép biền ngẫu tạo nên nhịp điệu dễ
đọc cho bài văn.
IV. Củng cố:
- Tầm quan trọng của hiền tài với quốc gia.
- Chính sách trọng đãi người tài của triều Lê Thánh Tông.
- Lợi ích của việc dựng tấm bia đá.
- Nghệ thuật của đoạn trích.
* Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang phát huy truyền thống trọng
người tài của cha ông. Em có suy nghĩ và đề xuất gì với Nhà nước với Nhà
nước về chính sách trọng đãi người tài?
V. Hƣớng dẫn học sinh tự học
1. Bài cũ:
+ Làm rõ được ba nội dung trên.
+ Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
+ Tìm hiểu, sưu tầm những bài văn bia khác.
2. Bài mới :
+ Chuẩn bị bài tự chọn bám sát: Luyện tập một số phương thức biểu cảm,
thuyết minh.
+ Đọc kĩ lí thuyết, chuẩn bị ví dụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU KHI THỂ NGHIỆM
* Ƣu điểm cách dạy thể nghiệm:
Thiết kế thể nghiệm có những điểm khác so với thiết kế giảng văn
truyền thống song vẫn tập trung khai thác giá trị nội dung, nghệ thuật của thi
phẩm, ít nhiều tôn trọng và khích lệ nhu cầu tự giải phóng tiềm năng tích cực
của HS, mở ra một hướng dạy học theo hướng đọc - hiểu nhằm phát huy tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong giờ học, đồng thời lượng kiến thức
đưa vào trong bài sẽ phong phú, đa dạng hơn.
Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm chú ý đến nhóm câu hỏi
nêu vấn đề, tạo ra không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi giữa GV và HS.
Tuy nhiên thiết kế thể nghiệm đòi hỏi sự nỗ lực tích cực ở cả hai thành
tố GV và HS . GV thiết kế sẽ vất vả hơn bởi lượng kiến thức cũng như câu
hỏi trong giờ học nhiều hơn, phong phú hơn, phải kích thích được hoạt động
của HS trong suốt quá trình, từ khâu chuẩn bị bài đến khi tìm hiểu bài học ở
trên lớp và khi về nhà.
Để thăm dò kết quả nhận thức của HS qua các giờ dạy thể nghiệm,
chúng tôi đã cho HS làm bài kiểm tra 15 phút với câu hỏi sau:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nhận xét nào sau đây về Mát- su - ô Ba - sô là đúng?
A. Ông là nhà thơ Hai - cư nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản.
B. Ông là tác giả của tập : Du kí Phơi thân đồng nội.
C. Sở thích của ông là đi du hành và viết thơ Hai - cư.
D. Cả A, B và C
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về dạng tồn tại phổ biến của một bài
thơ Hai - cư?
A. 3 đoạn, 15 âm tiết.
B. 3 đoạn 16 âm tiết.
C. 3 đoạn 17 âm tiết.
D. 3 đoạn 18 âm tiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Câu 3: Trong bài thơ sau, hình ảnh “cành khô” và “chim quạ” gợi tả điều gì :
Trên cành khô
chim quạ đậu
chiều thu
A. Sự lo âu, sợ hãi.
B. Một chiều thu não nề , buồn thảm trĩu nặng.
C. Vẻ đẹp đơn sơ mà sâu thẳm của một chiều thu cô tịch, u buồn.
D. Một chiều thu thê lương, chết chóc.
Câu 4:
Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sƣơng thu.
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Khi nhà thơ đặt chân về sau bao năm xa cách.
B. Khi nhà thơ về nhà mà mẹ không còn nữa.
C. Khi nhà thơ nghe tin mẹ mất.
D. Trong ngày giỗ của mẹ
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với thơ Hai- cư?
A. Là kết quả của những phút giây bừng ngộ.
B. Ngôn ngữ hàm súc, chỉ gợi chứ không tả.
C. Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông.
D. Thể hiện thái độ phản đối chống chiến tranh phong kiến.
Câu 6. Hai bài thơ sau có điểm gì giống nhau
1. Trên cành khô
chim qụa đậu
chiều thu.
2. Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
A. Đều thể hiện sự tĩnh lặng
B. Đều thể hiện sự cô đơn
C. đều thể hiện sự u trầm.
D. Cả ba ý trên.
II. Phần tự luận
Qua bài số 5, em cảm nhận được về vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
(viết một đoạn văn khoảng 5- 7 câu)
* Mục đích kiểm tra:
Kiểm tra kiến thức khi học bài thơ Hai - cư của Ba - sô và kĩ năng đọc -
hiểu văn bản của học sinh.
* Kết quả thể nghiệm nhƣ sau:
Kếtquả
Lớp
Trả lời đúng,
đủ ý
Trả lời đúng,
còn thiếu
Trả lời sơ sài,
chƣa đúng
10A4 12/47 25/47 3/47
Tỉ lệ (HS) 40,4% 53,1% 6,4%
10A5 11/41 22/41 8/41
Tỉ lệ (HS) 26,8% 53,6% 19,5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Phần ba
KẾT LUẬN
Trong luận văn, chúng tôi đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ, mục đích đặt
ra ở phần mở đầu là nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lí luận của phương
pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông theo nhiệm vụ của bộ môn và
theo hướng đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể , phù hợp với yêu c ầu giáo dục
của nhà trường hiện đại thông qua việc khảo sát, thiết kế một số bài học
hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong
Ngữ văn 10 THPT, để từ đó thấy được việc đổi mới thiết kế theo hướng đọc -
hiểu theo đặc trưng loại thể là một việc làm đúng đắn và cần thiết.
1. Để đạt được mục đích đề ra, ở chương 1 chúng tôi đã đi vào tìm hiểu
những vấn đề lí luận liên quan đọc - hiểu, từ đó thấy được bản chất, ý nghĩa,
vai trò của việc đọc - hiểu trong dạy học Ngữ văn .
2. Ở chương 2 từ việc khảo sát và phân tích những tồn tại, hạn chế của
khuynh hướng dạy học tách rời đặc trưng loại thể, luận văn đã xây dựng gợi ý
đọc - hiểu với từng văn bản thuộc mỗi thể loại nhất định và đề xuất hướng
tiếp cận trước mỗi thể loại đó. Đây là nguyện vọng muốn đáp ứng được yêu
cầu của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, nhằm nâng
cao hiệu quả giờ dạy học Ngữ văn.
- Gợi ý đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể là sự phối hợp đồng bộ quá
trình học tập các môn học, tìm ra điểm đồng tâm, đồng quy giữa các phân
môn thuộc bộ môn Ngữ văn, qua đó hình thành các kỹ năng sử dụng chung
cho cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn.
- Thiết kế giáo án thể nghiệm Hƣớng dẫn học sinh đọc - hiểu bản đọc
thêm theo đặc trƣng loại thể trong SGK Ngữ văn 10 THPT vận dụng
những phương pháp dạy học mới, tích cực một cách phong phú, linh hoạt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
mềm dẻo. Nhằm tác động đến tư duy học sinh, giúp học sinh phát huy tính
chủ động, sáng tạo và có khả năng khái quát, tổng hợp, hệ thống vấn đề.
- Thiết kế bài học theo hướng đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể phù
hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện đại , tránh được tình trạng dư
thừa, trùng lặp kiến thức , tiết kiệm thời gian đào tạo , thanh lọc được những
điểm chưa hợp lý của chương trình phổ thông hiện nay - nhằm đem lại hiệu
quả cao cho Giáo dục - đào tạo.
3. Để việc thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng đọc - hiểu theo đặc
trưng loại thể nói chung, lớp 10 THPT nói riêng, yêu cầu đặt ra cho cả GV và
HS ở mức độ cao hơn, khó hơn so với hướng dạy học cũ. GV và HS phải thực
sự cố gắng, nỗ lực trong việc tìm tòi, nghiên cứu SGK, SGV, sách bài tập, tài
liệu tham khảo có liên quan đến bài học và đến vấn đề đọc - hiểu, thể loại.
Học Ngữ văn theo hướng đọc - hiểu, HS không những tập trung tìm hiểu,
khai thác, nắm bắt kiến thức trong bộ môn mà còn phải liên hệ, gắn kết với
những vấn đề khác có liên quan: lịch sử, triết học, đời sống, các ngành nghệ
thuật khácẶ để từ đó học sinh có tri thức tổng hợp về nhiều môn. Điều này
được thể hiện trong thiết kế, thể nghiệm ở chương 3.
4. Đề tài Hƣớng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc
trƣng loại thể trong SGK Ngữ văn 10 THPT của chúng tôi xuất phát từ
những vướng mắc, băn khoăn của GV về cách hướng dẫn như thế nào đối với
các văn bản đọc thêm cho hợp lý và có kết quả khả quan. Luận văn là kết quả
của sự cố gắng, của những tìm tòi, suy nghĩ để vận dụng lý luận dạy học mới
theo hướng đọc - hiểu vào thực tế dạy học một lớp, một số bài cụ thể. Văn học
nhà trường có quy luật vận động riêng, vì thế luận văn có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên có một
phương hướng, cách thức, con đường riêng để tiếp nhận và định hướng tiếp
nhận cho HS đối với mỗi bài học, mỗi tác phẩm cụ thể. Vì vậy, có thể coi đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
của chúng tôi như một tài liệu tham khảo cần thiết, thiết thực cho HS, sinh viên,
cho thực tế dạy học đối với GV Ngữ văn ở nhà trường THPT.
5. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho giờ hướng dẫn học sinh đọc -
hiểu theo đặc trưng loại thể, tác giả luận văn xin đưa ra một vài ý kiến sau:
- Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu những bài đọc thêm theo đặc trưng
loại thể yêu cầu một lượng kiến thức rất phong phú mà lượng thời gian trên
lớp thì có hạn, nếu không có phương tiện day học hỗ trợ thì giáo viên sẽ gặp
khó khăn khi lên lớp.Vì thế các nhà trường phổ thông cần được trang bị
những phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính... để phục vụ
cho việc dạy học tốt hơn.
- Sở giáo dục cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc dạy học theo
hướng đọc - hiểu của GV và HS để có những chỉ đạo, điều chỉnh, uốn nắn kịp
thời, khoa học.
- Các trường phổ thông nên tăng cường tổ chức trao đổi kinh nghiệm về
phương pháp dạy học theo hướng đọc - hiểu bằng nhiều hình thức như: tổ
chức hội giảng, soạn giáo án mẫu...
- Cần chuẩn bị cho học sinh nắm được phương pháp học tập ngay khi
các em còn ở THCS. HS phải được làm quen, trang bị về phương pháp tự học,
tự nghiên cứu và được hướng dẫn thực hành, rèn luyện các phương pháp đó
trong từng môn học, của quá trình học tập để sau khi tốt nghiệp THPT các em
có thể ứng dụng vào cuộc sống hoặc tiếp tục học cao hơn.
6. Luận văn là kết quả ban đầu tập dượt nghiên cứu một vấn đề khoa
học; tuy có ý thức ham học hỏi, có sự cố gắng và nghiêm túc trong nghiên
cứu khoa học, nhưng khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả có hạn. Vì vậy,
luận văn của chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót nhất định và chắn chắn sẽ
có vấn đề chưa được lý giải thoả đáng. Theo tinh thần học hỏi để cầu thị tiến
bộ, rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô, sự đóng góp ý kiến
chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
1. Lê Bảo (1997), Thơ văn Lý - Trần, NXB GD, HN.
2. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp, NXB GD, HN.
3. Hoàng Hữu Bội (1997), Dạy học TPVH ở trƣờng THPT miền núi, NXB
GD, HN.
4. Hoàng Hữu Bội (2003), Thiết kế bài học Ngữ văn 7 theo hƣớng tích hợp,
NXB GD, HN
5. Nguyễn Viết Chữ (2003) Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng
theo loại thể, NXB ĐHSP.
6. Trần Đình Chung (2004), Tiến tới một quy trình đọc hiểu văn trong bài
học Ngữ văn mới, Văn học và tuổi trẻ, số 2, tr. 25
7. Trần Đình Chung (2003), Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 7,
NXB GD, HN.
8. Trần Đình Chung (2003), Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 7,
NXB GD, HN.
9. Chƣơng trình thí điểm THPT môn Ngữ văn (Ban hành theo quyết định số
47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
10. Nguyễn Thị Dông (2004), “Dạy học tác phẩm thơ ở THPT theo hƣớng
đọc hiểu qua thiết kế thể nghiệm bài thơ “Đất nƣớc” của Nguyễn Đình
Thi”, Luận văn thạc sĩ ĐHSPTN.
11. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1978), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm theo
loại thể, NXB GD, HN.
12. Nguyễn Văn Đường - Hoàng Dân (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,
NXB HN.
13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tƣ duy sáng tạo và dạy học tác
phẩm văn chƣơng, NXB GD, HN.
14. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, NXB KH, HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
15. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Đọc - hiểu văn bản ngữ văn 6, NXB GD,
HN.
16. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam
trong SGK ngữ văn 7, Văn học và tuổi trẻ (số 12) trang 32.
17. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Đọc - hiểu tác phẩm tuỳ bút trong chƣơng
trình và SGK ngữ văn 7, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 1), tr26.
18. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Đọc - hiểu tác phẩm truyện hiện đại trong
SGK ngữ văn 7, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tr 27.
19. Nguyễn Trọng Hoàn - Trần Bá Hoành - Nguyễn Trí (2003), Áp dụng dạy
và học tích cực trong môn Văn học, NXB ĐHSP, HN
20. Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Trí (2001), Một số vấn đề đổi mới dạy học
Văn - Tiếng Việt , NXB GD, HN
21. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Đọc hiểu văn bản ngữ văn 7, NXB GD, HN.
22. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chƣơng, NXB GD,
HN.
23. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn - dạy văn, NXB GD, HN.
24. Nguyễn Thanh Hùng (2003) Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng của
học sinh THPT, Tài liệu in, HN
25. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách, NXB VH, HN
26. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm trong nhà trƣờng, NXB
GD HN
27. Phan Trọng Luận (2001), Phƣơng pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, HN.
28. Phan Trọng Luận (2002), VHGD thế kỷ XXI, NXB ĐHQG, HN.
29. Phương Lựu (chủ biên), Lê Đình Kỵ (1981), Cơ sở lý luận văn học, tập 2,
NXB ĐH & THCN, HN.
30. Phương Lựu (chủ biên), Lê Đình Kỵ (1983), Cơ sở lý luận văn học, tập 3,
NXB ĐH & THCN, HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
31. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tƣ tƣởng phong cách, NXB tác
phẩm mới, HN.
32. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, NXB
ĐHSP, HN.
33. Nguyễn Lương Ngọc (chủ biên), Bùi Ngọc Trác (1980), Cơ sở lý luận
văn học, tập 1, NXB ĐH & THCN, HN.
34. Vũ Nho (1999), Nghệ thuật đọc diễn cảm, NXB Thanh niên, HN.
35. Nguyễn Huy Quát (1997), Tài liệu tham khảo về phƣơng pháp dạy học
văn trong nhà trƣờng, ĐHSP - ĐHTN, TN.
36. Nguyễn Huy Quát (2003), Phƣơng pháp dạy học văn, Giáo trình ĐHSP -
ĐHTN, TN.
37. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn, học văn, NXB GD, HN.
38. Trần Đình Sử (2003), Đọc hiểu văn- Một khâu đột phá trong nội dung và
phƣơng pháp dạy văn hiện đại, Báo văn nghệ số 31.
39. Tác phẩm văn học trong nhà trƣờng những vấn đề trao đổi (2000), NXB
ĐHQG, HN.
40. Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa lớp
10 Trung học phổ thông (2006), NXB GD.
Tập thể tác giả (1976), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể, NXB Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu và dạy thể nghiệm của luận văn là trung thực.
Thái nguyên, tháng 9 năm 2008
Tác giả
Bùi Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSPTN : Đại học Sư phạm Thái Nguyên
ĐHSPHN : Đại học Sư phạm Hà Nội
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
GS : Tiến sĩ
GV : Giáo viên
THCS : Trung học phổ thông
THPT : Trung học phổ thông
TS : Tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 12
5. Phạm vi đề tài .............................................................................................. 13
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 13
7. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 13
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
8.1. Nhóm nghiên cứu lí thuyết ....................................................................... 13
8.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm sư phạm ................................. 13
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 14
Phần hai: Nội dung ........................................................................................ 15
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc hƣớng dẫn học
sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trƣng loại thể trong
SGK Ngữ văn 10 THPT ........................................................................ 15
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 15
1.1.1. Khái niệm đọc - hiểu ............................................................................. 15
1.1.2. Về bản chất đọc - hiểu ........................................................................... 17
1.1.3. Nội dung đọc - hiểu trong giờ dạy tác phẩm văn chương ..................... 19
1.1.4. Kỹ thuật đọc - hiểu ................................................................................ 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22
1.2.1. Khảo sát thực trạng việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn
bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGKNgữ văn 10 THPT ..... 22
1.2.2. Nhận xét kết quả khảo sát ..................................................................... 25
Chƣơng 2: Hƣớng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo
đặc trƣng loại thể trong SGK ngữ văn 10 THPT............................... 28
2.1. Loại thể̉ văn học và việc dạy loại thể̉ trong nhà trường ........................... 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
2.1.1. Khái niệm cơ bản về loại thể ................................................................. 28
2.1.2. Nhu cầu và yêu cầu của việc dạy học tác phẩm theo loại thể trong
nhà trường ............................................................................................... 28
2.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại
thể ............................................................................................................ 33
2.2.1. Bảng sắp xếp các bài đọc thêm trong chương trình cơ bản Ngữ văn
10 THPT (theo phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn - Sở
Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh năm học 2007) .................................... 33
2.2.2. Nhận xét ................................................................................................ 34
2.3. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại
thể ............................................................................................................ 35
2.3.1. Truyện thơ ............................................................................................. 35
2.3.2. Thơ Đường Việt Nam ........................................................................... 40
2.3.3. Thơ Đường Trung Quốc ........................................................................ 47
2.3.4. Thơ Hai - cư .......................................................................................... 52
2.3.5. Văn bia .................................................................................................. 61
2.3.6. Bình sử .................................................................................................. 63
2.3.7. Tiểu thuyết Minh Thanh ....................................................................... 66
2.3.8. Văn bản “Thề nguyền” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ................. 71
2.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGK
Ngữ văn 10 THPT ................................................................................... 74
2.4.1. Biện pháp 1: Trang bị tri thức đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể
nhằm đáp ứng việc dạy học theo hướng đọc - hiểu theo đặc trưng
loại thể của chương trình và sách giáo khoa ........................................... 74
2.4.2. Biện pháp 2: Đổi mới quy trình hoạt động của thày và trò trong
giờ hướng dẫn đọc - hiểu các bài đọc thêm nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới trong dạy và học hiện nay .......................................................... 76
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Chƣơng 3: Thiết kế thể nghiệm ................................................................... 86
3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................ 86
3.2. Nội dung thể nghiệm ................................................................................ 86
3.3. Đối tượng thể nghiệm .............................................................................. 87
3.4. Điểm mới của bài soạn thể nghiệm .......................................................... 87
3.5. Những khó khăn ....................................................................................... 88
3.6. Đánh giá kế́t quả sau khi thể nghiệ̣m ..................................................... 112
Phần ba: Kết luận ........................................................................................ 115
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 118
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0061.pdf