Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại KBNN Lạng Sơn

Trước sự nghiệp công nghệp hoá- hiện đại hoá đất nước, và sự phát triển kinh tế đất nước, vốn là một yếu tố không thể thiếu được: Vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN, vốn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Cũng bàn về vốn, đề tài đã phân tích và khẳng định vai trò hết sức quan trọng của công tác huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bứt nên tự lực trưởng thành, cần phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm trong dân, thực hiện “khoan sức dân” và phát huy nội lực. Một đất nước phát triển bằng chính nội lực của đất nước ấy mới là sự phát triển bền vững. Làm thế nào để huy động tối đa nội lực của đất nước ? Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ tại KBNN Lạng Sơn, đánh giá những kết quả chủ yếu tại KBNN Lạng Sơn : Nêu lên những mặt làm được và hạn chế còn tồn đọng như : Lãi suất chưa hợp lý, các văn bản pháp quy còn chồng chéo chưa phù hợp với thực tiễn, cơ chế phát hành và thanh toán còn lạc hậu. Cuối cùng trên cơ sở những mục tiêu, định hướng về huy động vốn, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản, với mong muốn là công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ sẽ nhanh chóng hoàn thiện và cung cấp kịp thời vốn cho nhu cầu chi đầu tư phát triển đất nước. Hi vọng rằng những gợi ý mà đề tài nêu ra sẽ góp phần nhỏ bé vào sự thành công của công tác huy động vốn, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế đất nước.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại KBNN Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, vừa tăng nguồn lực tài chính cho NSNN và thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, mặc dù mới trải qua hơn 10 năm hoạt động, xong KBNN Lạng Sơn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn, đã huy động được một lượng vốn không nhỏ thông qua phát hành TPCP góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư phát triển kinh tế, cụ thể là trong 10 năm qua KBNN Lạng Sơn đã huy động được với tổng doanh số là 434.220 triệu đồng. Song song với công tác phát hành trái phiếu, KBNN Lạng Sơn cũng tổ chức tốt công tác chuẩn bị nguồn vốn , tiền mặt để thanh toán các loại trái phiếu cho người mua khi đến kì hạn thanh toán. Ngay từ những năm đầu mới đi vào hoạt động, KBNN Lạng Sơn đã làm tốt công tác huy động vốn, hoàn thành nhiệm vụ được giao cụ thể: Theo quyết định số 384 TC/KBNN ngày 14/09/1992 và quyết định số 414 TC/KBNN của Bộ Tài Chính về việc phát hành tín phiếu kho bạc 6 tháng lãi suất 2,9%/ tháng. KBNN Lạng Sơn đã huy động được 4.470 triệu đồng, con số này chưa phải là lớn, song nó đánh dấu một sự khởi đầu tốt đẹp trong công tác huy động vốn. ở KBNN Lạng Sơn bước sang năm 1993, tiếp tục phát hành tín phiếu loại kì hạn 6 tháng, và tín phiếu đường dây 500 kw, đồng thời phát hành loại tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 2%/ tháng trả lãi trước, theo quyết định số 782-TC/KBNN ngày 8/11/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính kết quả thu về được 33.000, 5 triệu đồng, như vậy ta thấy rằng năm 1993 KBNN Lạng Sơn đã huy động được gấp 8 lần so với năm 1992, một kết quả đáng mừng, có được kết quả trên là do kho bạc đã mở rộng phạm vi phát hành và lãi suất tín phiếu hấp dẫn nên đã thu hút được người mua, song song với việc phát hành đó là công tác thanh toán và năm 1993 số đã thanh toán là 27.497,217 triệu đồng. Năm 1994 thực hiện quyết đính số 432- TC/KBNN ngày 28/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, KBNN Lạng Sơn tiếp tục phát hành loại tín phiếu kì hạn 6 tháng, lãi suất 1,7 %/ tháng, đã thu về 58.513 triệu đồng, đồng thời thanh toán 79.507,59 triệu đồng, như vậy mặc dù trong năm 1994, KBNN Lạng Sơn chỉ phát hành loại tín phiếu kì hạn 6 tháng nhưng số thu về đã tăng 25.512,5 triệu đồng so với năm 1993, có được kết quả trên là do việc trả lãi trước đã thu hút được người dân, bên cạnh đó KBNN Lạng Sơn đã thực hiện thanh toán các loại tín phiếu đến hạn kịp thời nên đã mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Theo công văn số 141 TC/KBNN ngày 22/2/1995 về việc phát hành trái phiếu kì hạn 1 năm, lãi suất 21%/ năm, trong năm 1995 KBNN Lạng Sơn đã huy động được 43.401 triệu đồng. Đây là một kết quả rất khả quan, với mức lãi suất 21%/ năm loại trái phiếu này đã dặc biệt hấp dẫn nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là ở địa bàn thị xã, chỉ trong 6 tháng mà văn phòng KBNN tỉnh đã huy động được 37.000 triệu đồng, các kho bạc huyện huy động được ít hơn, với con số khiêm tốn 6.000 trệu đồng. Bên cạnh việc phát hành trái phiếu kỳ hạn 1 năm, KBNN Lạng Sơn còn tiếp tục phát hành tín phiếu kì hạn 6 tháng, kết quả toàn tỉnh về việc phát hành cả 2 loại trên là 40.113,320 triệu đồng. Bước sang năm 1996, 1997, KBNN Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công tác huy động vốn, nhưng chỉ phát hành trái phiếu loại 2 năm được thể hiện như sau: Bảng 1: Tổng kết tình hình phát hành và thanh toán năm 1996,1997. Đơn vị: Triệu đồng Loại Năm Trái phiếu KB kỳ hạn 2 năm Số phát hành Số thanh toán 1996 35.358 53.852 1997 63.745,7 6.268,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1996, 1997 ) Sở dĩ năm 1996, số thu về giảm 44.153 triệu đồng so với năm 1995 là do năm 1996 chỉ phát hành loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm, thêm vào đó thời gian phát hành chỉ 4 tháng từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 12 năm 1996, nhưng nếu như cũng loại trái phiếu này sang năm 1997 đã tăng 20.387,7 triệu đồng (180%) . Mặc dù năm 1997 số vốn huy động được đã tăng 180% so với năm 1996 nhưng đó là một con số chưa phải là cao, có lẽ đây là giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhiều làm giá trị đồng tiền bất ổn định. Dân chúng có tâm lý “ăn chắc, mặc bền” và giữ tiền trong túi sợ tình cảnh của đầu năm 1980. Do đó việc huy động vốn gặp không ít khó khăn. Năm 1998: Đây là một năm khá bận rộn đối với kho bạc Lạng Sơn. Năm 1998 chỉ phát hành một đợt trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm nhưng lãi suất huy động được điều chỉnh liên tục kéo dài từ đầu năm đến cuối năm theo quyết định số 133/1998 QĐ- BTC ra ngày 14/2/1998 về việc phát hành trái phiếu, ngày 2/3/1998 cùng với 605 kho bạc tỉnh thành phố, quận huyện trên cả nước, KBNN Lạng Sơn đã phát hành loại trái phiếu 2 năm lãi suất 12% / năm và lãi suất trước hạn là 11%/năm. Ngày 15/4/1998 theo quyết đinh số 384/ 1998/ QĐ- BTC ra ngày 30/3/1998 lãi suất được nâng lên từ 12%/ năm thành 13%/năm và lãi suất trước hạn là 12%/năm. Đây là tình hình phát hành trái phiếu chung của cả nước, khi mà tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ đang ngấm dần vào nền kinh tế , làm cho không chỉ dân chúng mà cả các nhà kinh tế rất lo sợ và khó dự đoán cho sự ổn định của đồng tiền trong tương lai. Quyết định 1063/1998/ QĐ- BTC ra ngày 19/8/1998 tiếp tục điều chỉnh lãi suất từ 13%/năm lên 14%/năm và lãi suất trước hạn là 13% bằng lãi suất huy động khi chưa điều chỉnh. Quyết định này bắt đầu từ ngày19/1/1998 tiếp tục điều chỉnh lãi suất là một chủ trương của Nhà nước nhằm hấp dẫn hơn nữa nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong quần chúng, tránh tình trạng một số người lo sợ cuộc khủng khoảng sẽ làm mất giá đồng tiền, họ lập tức bỏ tiền vào lưu thông chỉ để tiêu dùng thông thường. Và điều này chỉ làm cho tình hình khó khăn hơn mà thôi. Khi cơn bão qua đi, nền kinh tế khắc phục dần hậu quả để trở về trạng thái trước đây, người dân bớt âu lo và TPCP lại khẳng định niềm tin với dân chúng. Ngày 1/12/1998 theo quyết định số 1661/ 1998/ QĐ- BTC ra ngày 23/11/1998, lãi suất giảm từ 14% xuống 13%/ năm, lãi suất trước hạn là 12%/ năm, đây là dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế. Nhưng các cán bộ kho bạc thì thật sự vất vả, chỉ trong một thời gian ngắn mà lãi suất thay đổi liên tục khiến cho họ phải liên tục trả lời và giải thích cho mọi người dân hiểu được sự biến động của lãi suất. Nhiều người cho rằng, chính sách Nhà nước không nhất quán, thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn. Dù sao, đây cũng là điều không ai mong muốn, Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu vốn và tình hình thực tế của nền kinh tế để đưa ra quyết định phải thay đổi như thế nào cho hợp lý, việc tăng lãi suất đồng nghĩa với việc tăng nợ của Nhà nước, nhưng vì mục đích huy động đủ số vốn cần thiết và tránh tình trạng sử dụng tiền tràn lan trong dân chúng, Nhà nước sẵn sàng chấp nhận một số nợ lớn hơn, làm như vậy cũng là để Nhà nước thực hiện chức năng của mình là quản lý vĩ mô nền kinh tế. Có thể nói đây là đợt phát hành mang nặng tính phân đoạn, đòi hỏi trình độ quản lý cao và tính chuẩn xác trong công việc. Cán bộ KBNN Lạng Sơn luôn phát huy năng lực và trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thái độ hoà nhã với khách hàng làm cho khách hàng ngày càng quan tâm và tin tưởng vào TPCP. Bên cạnh việc phát hành kho bạc cũng thanh toán nhanh gọn, chính xác cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán. Số liệu phát hành và thanh toán trái phiếu kho bạc được thống kê như sau: Bảng 2: Kết quả phát hành và thanh toán trái phiếu năm 1998 Đơn vị : triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2/3đ15/4 12% 1.718 991 73 209 110 55 2 8 15/4đ1/9 13% 4.962,8 4.575,7 176 761 201 212 15 37 1/9đ1/12 14% 39.472 8.861,5 1409 1093 543 65,1 21 16 1/12đ25/12 13% 5757,5 1.982,9 167 203 Cộng: 51.910,3 16,411,1 1852 2266 854 332 38 61 68.321,4 4091 1186 99 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1998) Thời điểm huy động được nhiều vốn nhất cũng là lúc lãi suất tăng cao nhất, chỉ trong vòng 3 tháng cả tỉnh đã huy động được 48.333,5 triệu đồng, con số 68.321,4 triệu đồng cho cả năm phát hành quả là một con số không nhỏ, điều này đã chứng minh vai trò hết sức to lớn của KBNN Lạng Sơn trong công tác huy động vốn cho NSNN. Năm 1999: Đây là năm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, và nền kinh tế bắt đầu lấy lại thế cân bằng. Nhu cầu vốn cho NSNN là rất cao. Do vậy công tác huy động vốn đòi hỏi phải mang lại kết quả cao hơn nữa, cùng với các kho bạc trên cả nước, KBNN Lạng Sơn đã phải cố gắng rất nhiều trong việc thu hút vốn từ dân cư trên địa bàn. Mặc dù chỉ có một đợt phát hành trái phiếu kho bạc kì hạn 2 năm, lãi suất 13%/năm, nhưng thêm vào đó là đợt phát hành công trái xây dựng Tổ quốc kỳ hạn 5 năm với lãi suất là 10%/năm. Trước hết là ngày 19/2/1999 KBNN Lạng Sơn đã phát hành loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm thực hiện quyết định số 17/1999/QĐ- BTC kết quả thu về như sau: Bảng 3 : Kết quả phát hành thanh toán TPCP năm 1999 Đơn vị: Triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 19/2đ15/5 13% 59374,4 17.776,6 1.597 1.634 3.109,5 1093,3 118 155 Cộng: 59374,4 17.776,6 1.597 1.634 3.109,5 1093,3 118 155 77.151 3231 4.202,8 273 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 1999) Chỉ trong vòng 3 tháng, KBNN Lạng Sơn đã huy động được 77.151 triệu đồng tăng 8.829,6 triệu đồng so với 4 đợt phát hành của năm 1998. Đây là kết quả đáng mừng, kết quả đã phản ánh lòng tin của nhân dân vào trái phiếu vào kho bạc, và chỉ khi có niềm tin vào khả năng sinh thời của đồng tiền, nhà đầu tư mới chịu đầu tư. Sau đợt phát hành trái phiếu kho bạc, cán bộ KBNN Lạng Sơn lại bắt tay ngay vào đợt phát hành công trái XDTQ loại kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10% kỷ niệm 109 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cán bộ đã vào cuộc thật sự hăng hái, nhiệt tình, đã phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, thông báo, giải thích tới mọi người dân, để làm sao cho họ hiểu: “ Mua công trái là yêu nước” mua công trái là thi đua xây dựng Tổ quốc. Với chủ trương thực hiện phương châm: “ Công trái đến với người dân” nên ngoài các bàn bán ở văn phòng KBNN tỉnh và KBNN các huyện, cần tổ chức các bàn bán lưu động, đến tận nơi phục vụ nhân dân chu đáo tận tình, hướng dẫn chu đáo làm việc một cách nhanh gọn, chính xác. Kết quả thu về sau đợt phát hành công trái này như sau: Bảng 4: Kết quả phát hành công trái XDTQ năm 1999 Đơn vị : triệu đồng Tờ Loại mệnh giá Phát hành từ 19/5 hay dư nợ đến 15/7 Số phiếu V.Phòng KBNN tỉnh Các KBNN huyện Số tiền V.Phòng KBNN tỉnh Các KBNN huyện 20.000 8.732 2.443 6.289 174,64 48,86 125,78 50.000 18.100 8.683 9.417 905 434,15 475,85 100.000 14.469 4.435 10.034 1.446,9 443,5 1003,4 200.000 7.606 3.093 4.513 1.521,2 618,6 902,6 500.000 886 588 298 443 294 194 1.000.000 407 245 162 407 245 162 2.000.000 140 68 72 280 136 144 5.000.000 109 49 60 545 245 300 10.000.000 80 40 40 800 400 400 20.000.000 27 17 10 540 340 200 50.000.000 95 95 0 4750 4750 0 Tổng cộng: 50.651 19.756 30.895 11.812,74 7.955,11 3.857,63 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết phát hành công trái XDTQ năm 1999) Mặc dù số phiếu phát ra là lớn 50.651 tờ, song số tiền thu về còn rất khiêm tốn 11.812,74 triệu đồng. Ta thấy ở các KBNN huyện số phiếu phát hành ra lớn hơn văn phòng KBNN tỉnh, nhưng số tiền thu về lại ít hơn, vì đa số nhân dân ở các huyện là mua những món nhỏ, loại mệnh giá thấp. Tổng hợp kết quả cả trái phiếu kì hạn 2 năm và công trái XDTQ thì trong năm 1999, số tiền thu về là: 88.963,74 triệu đồng, như vậy tăng 20.642,34 triệu đồng( 130,3%) so với năm 1998, đạt được kết quả trên tuy nhiên sức dân vẫn chưa khai thác được triệt để. Người đân vẫn còn băn khoăn với thời gian 5 năm, dài nhất từ trước đến nay, thì khi đồng tiền trượt giá, giá cả leo thang việc đầu tư sẽ có nguy cơ mất vốn. Tâm lý e dè trong đầu tư đã làm cho các nhà huy động vốn vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy nhưng ta phải khẳng định rằng có được kết quả như vậy là do người dân đã rất tin tưởng vào TPCP, ủng hộ đường lối chủ trương của Nhà nước và do sự đóng góp hết sức của kho bạc cả về nhân lực và vật lực. Năm 2000: Có thể nói đây là năm có nhiều cái mới đối với công tác huy động vốn . Ngày 13/1/2000 Chính phủ đã ra nghị định số 01/2000/ NĐ- CP về quy chế phát hành TPCP, nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày kí và thay thế nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994. Nhận được quyết định số 28/2000/ QĐ- BTC ngày 25/2/2000 và công văn hướng dẫn 190/KB/HĐVngày 29/2/2000 của KBTW, kho bạc tiến hành họp bàn, học tập kinh nghiệm của những lần trước và phân công nhiệm vụ, bố trí lực lượng, chuẩn bị chu đáo cho đợt phát hành mới . Ngày 1/3/2000 kho bạc Lạng Sơn tiếp tục bán ra công chúng loại trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm, lãi suất 7% . Trong công văn số 190/ KB- HĐV ngày 29/2/2000 có hướng dẫn việc phát hành trái phiếu do chuyển sổ, kho bạc Lạng Sơn đã thực hiện chuyển sổ trái phiếu theo đúng công văn này, kết quả trong năm 2000 được thể hiện như sau: Đơn vị: - Triệu đồng Tờ Loại trái phiếu chính phủ Số phát hành Số thanh toán Mốc thời gian Lãi suất huy động Số tiền Số phiếu Số tiền Số phiếu VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện VPKBNN tỉnh Các KBNN huyện Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2/3đ14/7 7% 57.4203 23.364,9 1597 2165 51.033,2 19.176,5 1786 1980 2/10đ25/12 6,4% 22.933,2 13.015,9 799 1190 Cộng: 80.353,5 36.380,8 2396 3355 51.053,2 19.176,5 1786 1980 116.734,3 5751 70.229,78 3766 Và : - Số phát hành do chuyển sổ: 12.644,1 triệu đồng. - Số thanh toán chuyển sổ: 11.502 triệu đồng. (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lạng Sơn năm 2000) Lãi suất trái phiếu cùng kì hạn giảm 46,2% so với năm 1999 ( Từ 13% xuống còn 7%), song số huy động được không phải là nhỏ 116.734,3 triệu đồng nếu tính cả trái phiếu phát hành do chuyển sổ thì tổng số huy động là 129.378, 4 triệu đồng, tăng 52.227,4 triệu đồng (167,69%) so với năm 1999. Tuy nhiên số huy động phần lớn tập trung tại văn phòng KBNN tỉnh, các KBNN huyện thì ít hơn, do dân thường mua những món nhỏ, mệnh giá thấp. Trái phiếu chuyển sổ nghĩa là: Những trái phiếu đến hạn thanh toán trong thời gian KBNN đang phát hành trái phiếu, nếu chủ sở hữu chưa đến thanh toán, KBNN tự động làm thủ tục chuyển sổ sang loại trái phiếu đang phát hành. Số tiền gốc cộng tiền lãi được coi là mệnh giá của tờ trái phiếu mới và được theo dõi vào sổ chi tiết của loại trái phiếu chuyển sổ. Việc chuyển sổ chỉ thực hiện trên sổ lưu của kế toán kho bạc, không phát hành tờ trái phiếu mới. Sau khi đã làm thủ tục chuyển sổ, nếu như chủ sở hữu đến kho bạc yêu cầu thanh toán, KBNN làm thủ tục thanh toán và đề nghị khách hàng làm thủ tục mua trái phiếu mới theo các loại mệnh giá quy định. Ngày phát hành trái phiếu mới là ngày mua trái phiếu. Nếu thời gian chuyển sổ trái phiếu chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi. Như vậy ta thấy động tác chuyển sổ có vẻ mang nhiều ưu điểm: vừa tăng lượng vốn huy động, vừa không mất chi phí phát hành tờ trái phiếu mới, nhưng trên thực tế thì chỉ thấy những mặt hạn chế vì thường thì người dân vì một lý do nào đó mà không đến thanh toán đúng hạn, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau là họ lại đến xin thanh toán, như vậy là có nhiều lúc cán bộ kho bạc vừa làm động tác chuyển sổ hôm trước thì hôm sau họ đến thanh toán, cán bộ kho bạc phải vất vả hơn vì khối lượng công việc của họ tăng thêm nhiều khi làm động tác chuyển sổ. Năm 2001: Nhận được quyết định số 21/2001/ QĐ- BTC ngày 28/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc phát hành trái phiếu kho bạc kì hạn 2 năm, lãi suất 6,8%/ năm. KBNN Lạng Sơn đã nhanh cóng tiếp tục công tác phát hành loại trái phiếu này tại văn phòng KBNN Tỉnh và tại các KBNN huyện. Với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, các cán bộ KBNN Lạng Sơn đã và đang góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác huy động vốn. 2.4. Kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của công tác phát hành và thanh toán TPCP tại KBNN Lạng Sơn trong thời gian qua. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ, song KBNN Lạng Sơn đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và nền kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Trong nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường , TPCP được coi là công cụ huy động vốn có hiệu quả, đã đáp ứng tương đối kịp thời các nhu cầu chi của NSNN cho đầu tư phát triển. * Xét về công tác phát hành TPCP - Ưu điểm: Công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP là một chính sách hoàn toàn đúng đắn. Thông qua phát hành, Nhà nước có thể tập trung một lượng vốn nhàn rỗi đang nằm rải rác trong dân chúng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời tăng năng lực tài chính cho NSNN, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế. Nếu như mỗi người dân giữ một lượng nhỏ tiền nhàn rỗi thì cả tỉnh Lạng Sơn đã trữ một lượng lớn. Tập trung được số đó Nhà nước đã thành công trong bước đầu quản lý nền kinh tế , điều tiết tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu, theo hướng tích cực, kiềm chế lạm phát... Hoạt động huy động vốn của KBNN Lạng Sơn vừ mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Doanh số phát hành các loại trái phiếu không ngừng tăng lên qua các năm và doanh số đạt được trong 10 năm qua là: 434.220 triệu đồng, một con số không nhỏ. Từ năm 1993 hình thức huy động vố được mở rộng, đa dạng hoá lãi suất nhằm đảm bảo lợi ích của người mua TPCP. Các hình thức tín phiếu, trái phiếu ngày càng được cải tiến, nên đã hấp dẫn được nhân dân. Cơ chế phát hành, thanh toán TPCP đã không ngừng hoàn thiện cả về nội dung và hình thức. Từ các loại tín phiếu ngắn hạn (6 tháng) đến ( 1 năm, 2năm), từ các loại kí danh mua ở đâu thanh toán ở đó đến các loại vô danh mua ở một KBNN trong tỉnh thì thanh toán được tất cả các kho bạc Nhà nước trong tỉnh. Đối với mỗi đợt phát hành, để chuẩn bị, KBNN Lạng Sơn đã chuẩn bị một cách chu đáo, từ khâu bố trí các cán bộ đến việc trang bị các phương tiện cần thiết như máy đếm tiền, hòm sắt... kho bạc đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện tuyên truyền, quảng cáo tới mọi người dân, giải thích cặn kẽ về phương thức phát hành và lợi ích của người đầu tư trái phiếu. Thái độ phục vụ chu đáo, hòa nhã của cán bộ kho bạc dù rất nhỏ nhưng góp phần quan trọng quyết định thành công của mỗi đợt phát hành. - Tồn tại: Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn trong công tác phát hành TPCP qua kho bạc. Thứ nhất: theo nội dung của công tác phát hành, kho bạc chỉ huy động chủ yếu trái phiếu kỳ hạn 2 năm, đã xuất hiện công trái 5 năm nhưng chưa được công chúng ủng hộ nhiệt tình. Điều này chưa thật phù hợp với thời gian thi công thực tế và khả năng hoàn trả vốn của các công trình Nhà nước đầu tư . Do đó việc phát hành trái phiếu ngắn hạn tạo ra một gánh nặng trả nợ lớn cho NSNN vào ngày đáo hạn. Bên cạnh đó, việc phải thu từng khoản nhỏ lẻ sẽ kéo dài thời gian, chi phí, cả khoản chi phí in ấn cho những tờ mệnh giá bé. Dù người mua ít hay mua nhiều, kho bạc cũng phải thực hiện đúng một quy trình phát hành, và sẽ mất thời gian nếu khách hàng đông, thậm chí không giải quyết kịp thời gây ùn tắc, khách hàng phải chờ lâu. .., gây tâm lý không tốt đối với khách hàng. Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng vụ chiến lược phát triển Ngân hàng, NHNN Việt Nam nhận xét: “ Việc phát hành trái phiếu tại kho bạc qua hình thức bán lẻ tại các chi nhánh KBNN trên toàn quốc là một phương pháp rất cổ điển và có nhiều nhược điểm : chi phí cao, thời gian lâu, vốn huy động không tập trung”. Mặc dù vậy phương thức phát hành qua KBNN vẫn là chủ yếu vì trên thực tế việc phát hành qua các kênh khác thì chưa thực hiện được, do một số nguyên nhân trong đó có việc khung pháp lý cho các loại hình này chưa hoàn thiện, mặc dù tháng 7 năm 2000 trung tâm giao dịch trứng khoán đã ra đời, song gần một năm đi vào hoạt động thì dường như cũng gần một năm TPCP bị “ đóng băng” không được giao dịch và gặp phải sự “ nguội lạnh” của các nhà đầu tư . Như vậy nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, chúng ta thấy nếu như kho bạc khắc phục được những tồn tại này thì việc bán lẻ trái phiếu qua kho bạc là một hình thức huy động vốn mang đầy đủ ý nghĩa nhất, cả về chính trị và kinh tế. Thứ hai: Việc huy động vốn không phải là nghiệp vụ thường xuyên của KBNN, do đó việc bố trí cán bộ cho mỗi đợt phát hành rất khó khăn. Hơn nữa trong suốt thời gian huy động vốn , đòi hỏi cán bộ phải làm việc vất vả, không thể kiêm nhiều công việc cùng một lúc tạo ra sự căng thẳng tạm thời, đặc biệt là đối với các cán bộ KBNN huyện, vì ngày thường họ đã phải kiêm nhiệm nhiều việc. Nhưng nếu thành lập riêng một độ ngũ cán bộ huy động vốn lại gây ra lãng phí vì có khoảng thời gian nhàn rỗi giữa hai đợt phát hành. Kho bạc đã thực hiện việc tuyên truyền nhưng vẫn chưa đến được với từng hộ dân cư đặc biệt là trên địa bàn huyện thì việc tuyên truyền còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn hơn do vậy nhiều người dân biết quá muộn hoặc biết nhưng rất mơ hồ, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác huy động vốn , bên cạnh đó việc tổ chức huy động vốn hiện nay còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của NSNN trong từng giai đoạn, do đó nó mang tính bị động, không phát huy hết được sức mạnh của công tác huy động vốn. - Nguyên nhân: Chúng ta chưa thiết lập được môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, thậm chí còn yếu kém. Nền kinh tế vẫn còn đang trong tình trạng chậm phát triển , thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng nguồn vốn tiết kiệm đầu tư còn thấp, đồng tiền chưa ổn định vững chắc. Lạm phát bước đầu được kiềm chế nhưng chưa được loại bỏ. Tất cả những nhân tố này đã tác động và ảnh hưởng hạn chế đến việc huy động vốn. Bên cạnh đó thì hệ thống kho bạc ra đời sau, trong khi đó Ngân hàng đã có bề dầy lịch sử và kinh nghiệm vì thế mà các mối quan hệ của dân chúng với kho bạc không đạt được như với ngân hàng. Và đó là lý do tại sao các nguồn vốn trong xã hội vẫn chưa được khai thông , vốn huy động vào trong ngân sách chưa hoàn thành kế hoạch. Một nguyên nhân nữa là khung pháp lý cho các loại hình phát hành chưa hoàn thiện và việc phát hành như thế nào sẽ quyết định rất lớn đến số thu đạt được là bao nhiêu. Hệ thống chính sách, luật pháp thuộc lĩnh vực huy động vốn mới được xây dựng, chưa đồng bộ và đang tiếp tục thử nghiệm, hoàn thành. Tính hiệu lực và hiệu quả còn rất thấp. Cơ chế quản lý và phát hành còn lạc hậu, vẫn còn mang tính thủ công và chưa hiện đại hoá. Do đó việc phát hành TPCP vẫn chưa đạt được tính năng suất, hiệu quả. * Xét về công tác thanh toán. - Ưu điểm: Kho bạc đã thực hiện tốt quy trình thanh toán và luôn luôn chuẩn bị đầy đủ tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thực hiện thanh toán chính xác, nhanh, đúng, đủ do đó đã giữ được chữ tín với người dân, giúp họ ngày càng thêm tin tưởng vào kho bạc. Bên cạnh đó kho bạc sẵn sàng thanh toán cho bất kì một người dân nào dù trước hạn, đến hạn, hay quá hạn, khẩn trương giải quyết để thanh toán kịp thời, nhất là với những khách hàng đang cần tiền đến thanh toán trước hạn. Việc khách hàng đến thanh toán muộn cũng không bị phạt để quá hạn và được thanh toán bình thường. Từ tháng 3/2000 việc chuyển sổ sang trái phiếu mới được thực hiện nhằm khuyến khích dân chúng gắn bó hơn với TPCP, vừa tiết kiệm các chi phí phát hành vì không phải phát hành thêm tờ trái phiếu mới. - Tồn tại: Việc thanh toán nợ bao giờ cũng là gánh nặng đối người đi vay. Việc thanh toán TPCP là gánh nặng đối với Nhà nước, Nhà nước không dự tính được số thanh toán trước hạn và trở nên bị động nếu như có một lượng lớn nhu cầu này, đây là điều rất khó khăn đối với Nhà nước. Hiện nay việc thanh toán được thực hiện theo cơ chế trả lãi cùng với gốc khi đến hạn thanh toán, nhưng có một điều làm cho các nhà đầu tư “ngại” đầu tư vào TPCP bởi việc thanh toán trước thời hạn 1 năm cũng không được tính lãi hoặc giả sử trái phiếu kho bạc 2 năm xin thanh toán khi tròn 1năm 11 tháng thì cũng chỉ được hưởng lãi 1 năm, gây thiệt thòi rất lớn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra việc thanh toán chủ yếu dựa vào thủ công, phương tiện, thiết bị chưa được trang bị đầy đủ, cán bộ đang trong quá trình đào tạo, nghiệp vụ chưa cao và chưa có nhiều kinh nghiệm, nhất là đối với các KBNN các huyện. - Nguyên nhân: Điều kiện nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển, đồng tiền chưa ổn định, tỷ lệ lạm phát chưa được ổn định...là nguyên nhân khiến cho người dân không dám đầu tư vào trái phiếu dài hạn, lo sợ trước sự biến động của đồng tiền và chủ yếu là mua trái phiếu ngắn hạn và trung hạn. Điều này gây gánh nặng cho Nhà nước khi phải thanh toán trong khoảng thời gian ngắn, mà vốn thì chỉ chủ yếu cho đầu tư, đồng vốn vay chưa ra khỏi một vòng luân chuyển. Hơn nữa nền kinh tế rất dễ làm dân chúng dao động, hoang mang, có thể đồng loạt rút tiền về, đổi ra đô la, quy ra vàng... lúc này nhu cầu thanh toán đặt ra với kho bạc thật khó khăn. Người dân chỉ chịu đầu tư, khi TPCP có một lãi suất hấp dẫn, song việc đưa ra một mức lãi suất hợp lý là rất khó khăn và nó vừa phải hấp dẫn được người dân nhưng lại vừa phải giảm nhẹ gánh nặng thanh toán cho Nhà nước. Nếu lãi suất đưa ra không thích hợp, tính trên tỷ lệ lạm phát quá cao, thì việc kiềm chế được lạm phát sẽ đội giá vay lên, gây thiệt thòi cho Nhà nước và khả năng thanh toán trở nên kém hơn. Một nguyên nhân nữa đó là cơ chế thanh toán TPCP không linh hoạt. Việc thanh toán trước hạn tại một thời điểm bất kỳ dù được thực hiện nhưng hạn chế khá nhiều lợi ích của nhà đầu tư. Hơn nữa, trái phiếu muốn phổ biến trên thị trường phải được nhiều người biêt đến, trong trường hợp trái phiếu không trực tiếp đến với dân chúng, Chính phủ có thể đưa ra những giải pháp tạo điều kiện cho trái phiếu gián tiếp tới được tay người dân thông qua mở rộng thị trường mua đi, bán lại, triết khấu, kinh doanh ... tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó thì hệ thống chính sách, luật pháp quy định cũng chưa được hoàn chỉnh, làm cho việc thực thi trở nên lúng túng, không đồng nhất. Chẳng hạn khi quy định một tuần làm việc 5 ngày thì tới ngày thứ bẩy và chủ nhật, có trái phiếu thanh toán sẽ xử lý ra sao?. Nếu như đối với những món nhỏ thì có thể không quan trọng lắm, Song nếu như với những món lớn là thực sự lớn thì đó là cả một vấn đề bởi lẽ một ngày mà được tính lãi thì món đó sẽ đem lại cho nhà đầu tư một khoản tiền không phải là nhỏ. Ngày thứ sáu - cuối tuần kho bạc không thể chuyển sang nợ quá hạn vì thực chất chúng chưa quá hạn. Đến thứ hai tuần sau không thể coi chúng là đúng hạn vì chúng đã quá hạn...vấn đề này sẽ gây ra khó khăn trong việc xử lý đối với cán bộ kho bạc và gây tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra có một nguyên nhân khác nữa như nghiệp vụ thanh toán còn thủ công, rườm rà, tốn thời gian, phương tiện vật chất còn thiếu thốn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác huy động vốn. Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước lạng sơn trong thời gian tới 3.1. Phương hướng, mục tiêu Đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày một lớn, trong khi nguồn lực thì có hạn, huy động vốn bổ xung cho NSNN, tăng đầu tư phát triển và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề cấp thiết. Các nhà kinh tế cho rằng, lượng vốn nhàn rỗi nằm trong dân chúng còn rất lớn. Đây là tiềm năng sẵn có trong nội lực nền kinh tế, Nhà nước cần có biện pháp thu hút được số vốn tiền tệ đó để thực hiện những mục đích của mình, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững: Thứ nhất : Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân góp phần đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, để đáp ứng nguồn tài lực cho NSNN nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tiếp theo, công tác huy động vốn bằng việc phát hành TPCP càng không ngừng được cải thiện và hoàn thiện, đa dạng hoá, mở rộng phạm vi và tăng cường hiệu quả. Trong điều kiện nước ta hiện nay, NSNN thường xuyên bị thiếu hụt đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý kinh tế- xã hội. Để đảm bảo một nền tài chính Quốc gia lành mạnh phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống KBNN cần phải tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế phát hành và thanh toán TPCP để huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của NSNN, với mức lãi suất hợp lý, giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Thứ hai : Huy động vốn nhằm thực hiện mục tiêu điều hoà lưu thông tiền tệ. Trái phiếu Chính phủ phát hành để thế chỗ cho những đồng tiền “ đóng băng” trong nền kinh tế, thông qua huy động vốn có thể điều hoà được dòng chảy của đồng tiền, ổn định giá cả, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Nó phải được tính toán dựa vào tiềm năng thực tế trong dân, nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế, đảm bảo hiệu quả vốn vay và có phương án chủ động chi trả nợ đúng hạn. KBNN phải thực hiện huy động vốn cho NSNN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính. Thứ ba: Lãi suất TPCP trong tương lai là lãi suất thị trường, lãi suất cạnh tranh . Hiện nay lãi suất trái phiếu còn dựa chủ yếu vào lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nhà nước cần nghiên cứu , tính toán và đưa ra mức lãi suất dựa vào quan hệ cung cầu vốn, dựa vào thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh giữa các hình thức tín dụng. Có như vậy, lãi suất mới trở thành công cụ để Nhà nước có thể tham gia vào điều tiết thị trường chứng khoán. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới: Từ khi hệ thống KBNN ra đời đến nay, luôn nỗ lực hết mình, hoàn thành sứ mệnh mà ngành Tài Chính giao phó và trở thành công cụ đắc lực trong tay Nhà nước, đảm bảo phát huy sức mạnh của nó đối với sự phát triển nền kinh tế. Trong suốt quá trình hoạt động hệ thống KBNN luôn làm tốt mọi công việc, đặc biệt là công tác huy động vốn, mặc dù vậy công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP vẫn còn một số vấn đề bất cập ví như: Tiềm năng chưa khai thác hết, quá trình thực hiện còn quá nhiều rào cản...Vậy làm thế nào để giải quyết những khó khăn đó và hoàn thành tốt công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP ? Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chỉ mong TPCP có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế với đầy đủ ý nghĩa và tác dụng mà bản thân nó mang lại. 3.2.1. Đối với công tác huy động vốn nói chung của Kho bạc Nhà nước. 3.2.1.1. Xây dựng một cơ chế lãi suất hợp lý, linh hoạt: Lãi suất TPCP là giá cả của vốn vay mà Nhà nước phải trả cho người đầu tư sau một thời gian nhất định. Giá cả này sẽ quyết định rất lớn đến sự lưu thông của hàng hoá này. Giá cả hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận cho người cho vay ( Người mua trái phiếu) và vừa đáp ứng nhu cầu của người đi vay ( Nhà nước) thì quan hệ cung cầu này mới được hoàn thiện và hàng hoá này mới có cơ may tồn tại và phát triển trên thị trường vốn. Trả lời một cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Hưng- tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ huy động vốn KBNN TW nói: “ Lãi suất Trái phiếu Chính phủ phải là lãi suất chuẩn mực. Các Ngân hàng thương mại phải căn cứ vào đó để xây dựng lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các ngân hàng”. Vì vậy trong việc xây dựng TPCP không nên phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi ngân hàng, mà phải đưa ra những căn cứ có tính sát thực để hình thành một mức lãi suất hợp lý nhất, bảo toàn vốn cho người vay, hạn chế rủi ro sức mua của đồng tiền và điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ trượt giá hay tỷ lệ lạm phát. Nói như thế không có nghĩa là việc xác định lãi suất TPCP không cần tham khảo lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Vì dẫu sao, ngân hàng cũng đã có bề dầy lịch sử, với mạng lưới rộng khắp, huy động vốn thường xuyên từ tầng lớp dân cư với nhiều hình thức huy động. Thiết nghĩ rằng: Giữa ngành kho bạc và ngành ngân hàng cần hoạch định cơ cấu lãi suất phù hợp, từ đó hạ dần mặt bằng lãi suất chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tránh tình trạng làm rối loạn dòng chảy vốn. Lợi ích của việc di chuyển dòng chảy vốn thì chưa thấy, chỉ thấy tốn kém chi phí và đồng vốn liên tục bị “lôi” từ vòng quany này sang vòng quay khác dù các vòng quay đều chưa kết thúc và chưa khẳng định được khả năng sinh lời của đồng tiền. Khi xác định lãi suất TPCP, phải dựa vào nguyên tắc, thông lệ quốc tế và dựa vào thực tiễn của Việt Nam. theo thông lệ quốc tế, lãi suất vay ngắn hạn bao giờ cũng phải thấp hơn lãi suất vay dài hạn, lãi suất trả cho người vay bao giờ cũng đảm bảo lãi suất thực dương, còn mức bao nhiêu thì phải căn cứ vào thị trường và nhu cầu của người sử dụng vốn. Bên cạnh đó, tuỳ vào từng loại trái phiếu cụ thể, với điều kiện thích hợp, có thể áp dụng các phương thức xác định lãi suất khác nhau: - Lãi suất cố định: Giữ lãi suất ban đầu tính trên mệnh giá phát hành trong suốt thời gian của trái phiếu. Lãi suất cố định đòi được nhiều điều kiện đó là nền kinh tế đã phát triển khá bền vững, TPCP có uy tín và trở nên thân thuộc với dân chúng. Có như vậy, người dân mới đầu tư mà không cần đảm bảo theo sự biến động của lạm phát. áp dụng được mức lãi suất này, Nhà nước sẽ có kế hoạch trả nợ gắn liền với quá trình sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn không phát sinh nợ mới. Đồng thời, nếu như loại trái phiếu với mức lãi suất cố định được bán theo phương thức chiết khấu,đảm bảo cho các loại trái phiếu này có cùng một ngày đáo hạn sẽ tạo diều kiện cho các loại trái phiếu này có thể niêm yết ,giao dịch trên thị trường chứng khoán. -Lãi suất điều chỉnh: Lãi suất ban đầu sẽ được điều chỉnh hàng năm theo sự biến động của lãi suất thị trường. Nó được xác định trên cơ sở lãi suất gốc tại thời điểm vay, cộng với độ chênh lệch về tốc độ lạm phát và các yếu tố kích thích nếu có. Bởi vì lãi suất huy động đưa ra luôn đảm bảo một lãi suất thực dương cho nhà đầu tư, cộng với tốc độ trượt giá của đồng tiền, tính ở thời điểm huy động. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất huy động sẽ điều chỉnh tăng tương ứng. Nhưng nếu tỷ lệ lạm phát giảm, thông thường lãi suất trái phiếu không thay đổi để khuyến khích các nhà đầu tư, những người giám chấp nhận rủi ro, bỏ vốn cho nhà nước vay. Lãi suất này có thể áp dụng trong thời gian tới đây, khi nền kinh tế mới phát triển và chưa ổn định, đồng tiền chưa được đảm bảo, đặc biệt với những trái phiếu dài hạn 5 năm, 10 năm để nhà đầu tư yên tâm khi mua chúng. Nhưng khi sử dụng lãi suất này sẽ gây khó khăn cho nhà nước trong việc thanh toán vì nợ lớn khó trả hơn nợ bé nhất là khi lạm phát biến động lớn qua các năm. Như vậy, việc điều chỉnh tạo ra một mức lãi suất hợp lý không chỉ có ý nghĩa trong công tác phát hành: hấp dẫn các nhà đầu tư vốn vào trái phiếu chính phủ, tăng khả năng huy động vốn của nhà nước, kéo theo một loạt các hiệu quả tích cực, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình thanh toán. Nhà nước chủ động vào ngày đáo hạn, không bị căng thẳng về tài chính, tăng tính thanh khoản của trái phiếu, khuấy tan sự “đóng băng” của TPCP trên thị trường chứng khoán. 3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Nghị định số 01/2000 NĐ- CP ngày 13/1/2000 ra đời thay thế nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 về quy định phát hành TPCP song còn nhiều bất cập mà Bộ Tài Chính cùng với Ngân hàng nhà nước, uỷ ban Chứng khoán phải phối hợp chặt chẽ để ban hành các văn bản thực hiện, bảo đảm tính kịp thời và đồng bộ, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thuận lợi. Việc phát hành TPCP được thự hiện trên phạm vi rộng- cả nước, do đó chính sách huy động, các văn bản hướng dẫn phải cụ thể, chi tiết để đảm bảo tính thống nhất cho TPCP, chẳng hạn nếu trái phiếu đến hạn vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật thì coi là quá hạn vào thứ 2 tuần sau và thanh toán bình thường, hoặc nên đơn giản hoá thủ tục, trong trường hợp người sở hữu trái phiếu muốn mua bán, cho tặng, thừa kế...Vì theo như quyết định số 28/2000 QĐ-BTC ngày 25/02/2000 về việc phát hành trái phiếu kho bạc 2 năm đợt tháng 3/2000 thì trong những trường hợp như vậy cả hai bên liên quan đều phải đến kho bạc để làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu , gây rắc rối, cản trở sự lưu thông của trái phiếu và giảm tính thanh khoản của nó. Trước khi một văn bản pháp quy được ban hành Nhà nước phải cân nhắc xem xét một cách kỹ lưỡng , tránh tạo ra những quy định không chặt chẽ, vô hình chung sẽ tạo ra kẽ hở cho nền kinh tế. Đợt phát hành công trái XDTQ năm 1999, dù đã có rất nhiều quy định tiến bộ hơn so với công trái năm 1983 và 1985 nhưng trên thực tế viêc kinh doanh mua, bán công trái vẫn thiếu những điều kiện pháp lý khác việc thực hiện. Công trái XDTQ phát hành năm 1999 được quy định là loại không ghi tên ( khoản 1 điều 4 nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12/05/1999) . Thông tư 115/ TT-BTC ngày 24/9/1999 quy định việc đánh thuế đối với phần trái tức của các công trái mua bán lại và miễn thuế thu nhập đối với công trái mua lần đầu tại kho bạc . Việc chuyển quyền sở hữu dẫn đến việc phân biệt chế độ nộp thuế là vấn đề Nhà nước cần xem xét lại, vì chúng ta không thể kiểm soát được đâu là công trái mua bán lần đầu và đâu là công trái đã được mua bán lại để đánh thuế và miễn thuế. Như vậy việc đánh thuế chỉ có thể quản lý đối với các tổ chức thông qua hoá đơn mua bán. Chính phủ khẩn trương ban hành các văn bản sửa đổi , bổ sung các văn bản không phù hợp . Mỗi văn bản ra đời phải được tính toán trước, sau, nghiên cứu kĩ lưỡng , đảm bảo tính hoà hợp chung với cả tống thể . Giải pháp này chỉ được thực hiện thành công khi Nhà nước nắm vững nền kinh tế trong tay, khi đưa ra bất kì văn bản nào, phải tính toán được mọi khả năng có thể xảy ra, tối thiểu là liên quan đến các điều khoản trong văn bản và đề ra được giải pháp hữu hiệu khi có sự cố . Nhà nước quả lý vĩ mô nền kinh tế, thúc đấy nền kinh tế phát triển theo định hướng, mục tiêu của mình cũng là cách Nhà nước có thể nắm bắt và đưa ra những văn bản pháp quy sát thực, mang tính khả thi cao. Hơn nưa, chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước được biểu hiện trên các văn bản pháp luật, nếu có ý nghĩa thiết thực thì uy tín của Nhà nước trong dân chúng được nâng cao, quá trình huy động vốn được dễ dàng, thuận lợi. 3.2.1.3. Hoàn thiện kỹ thuật phát hành và thanh toán TPCP Mặc dù hệ thống kho bạc luôn nỗ lực hết mình trong công tác huy động vốn, song việc huy động vốn thông qua phát hành TPCP diễn ra “ chậm chạp” và “ ì ạch” một trong những lý do dẫn đến điều đó nằm ở khâu phát hành. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng vụ chiến lược phát triển Ngân hàng, NHNN Việt Nam đã nhận xét: “ Việc phát hành trái phiếu tại kho bạc qua hình thức bán lẻ tại các chi nhánh KBNN trên toàn quốc là một phương pháp rất cổ điển và có nhiều nhược điểm”, bà Vũ Thị Kim Liên, Vụ trưởng vụ phát hành Chứng khoán nói rằng: “ Mặc dù có những lý do mang tính lịch sử và xã hội khiến việc phát hành TPCP vẫn thực hiện qua kênh bán lẻ tại các chi nhánh KBNN nhưng dần dần phương thức này phải được xoá bỏ và thay thế bằng phương thức bảo lãnh”. Đối với chúng ta hiện nay thì việc bán lẻ vẫn cần thiết được duy trì, song có thể kết hợp với phương thức đấu thầu và thông qua đại lý, vì việc bán lẻ có thể kéo dài hết một năm ngân sách nhưng cũng không huy động đủ vốn, thậm chí lãi suất huy động để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lại rất cao. Nếu chúng ta cho phép các Ngân hàng thương mại và các công ty Bảo Hiểm ham gia bảo lãnh, đấu thầu trái phiếu sẽ đem lại sự thành công hơn trong công tác phát hành và mức lãi suất huy động sẽ thấp hơn. Bên cạnh việc phát hành thì cơ chế thanh toán cũng cần phải áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho TPCP được lưu thông trên thị trường. Để làm được phải đơn giản hoá một số thủ tục khi thanh toán, có nên chăng thay đổi một số quy định về lãi suất khi thanh toán trước hạn, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân khiến cho họ ngày càng có thiện cảm hơn với TPCP, điều này sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của công tác huy động vốn. 3.2.1.4. Phải tuân thủ các thông lệ có tính nguyên tắc của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tháng 7 năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán nước ta đã ra đời, để TPCP có thể giao dịch một cách dễ dàng, việc phát hành các loại TPCP phải tuân thủ các thông lệ có tính nguyên tắc ; Trái phiếu phát hành từng đợt với khối lượng đủ lớn, có cùng ngày phát hành, cùng ngày đáo hạn, cùng lãi suất, công việc thực hiện được cụ thể như sau: * Phát hành trái phiếu bán lẻ theo phương thức chiết khấu . Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu đúng ngày phát hành, chỉ phải bỏ ra một khoản tiền đúng bằng mệnh giá trái phiếu. Nếu nhà đầu tư mua sau ngày phát hành ngoài mệnh giá còn phải nộp thêm một khoản tương ứng với số tiền lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày mua thực tế, số tiền mua trái phiếu được xác định theo công thức: MG * Ls * n ST= MG + 365 Trong đó: ST: là số tiền mua trái phiếu. MG: là mệnh giá tờ trái phiếu Ls: là lãi suất trái phiếu n: là số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày mua thực tế. Ưu điểm của phương thức này là trái phiếu có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn để có thể giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứngkhoán. Mặt khác, cơ quan phát hành dễ dàng quản lý, tiết kiệm chi phí phát hành, quyết toán gọn, dứt điểm từng đợt phát hành. * Cải tiến phương thưc phát hành TPCP theo hướng “ bán buôn” thông qua hình thức đấu thầu hoặc tổ hợp bảo lãnh. - Đối với đấu thầu : Thực hiện qua NHNN hoặc trung tâm giao dich chứng khoán. Các tổ chức được tham gia đấu thầu trái phiếu gồm: các công ty chứng khoán, NHTM, công ty Tài Chính, quỹ Bảo Hiểm. Quy trình và thủ tục như đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN. - Đối với phương thức tổ hợp bảo lãnh : Trước hết, bảo lãnh TPCP là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài Chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành ra công chúng, nhận mua toàn bộ số trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết và được nhận một khoản phí theo quyết định của Bộ Tài Chính . Các tổ chức tham gia bảo lãnh có: công ty Chứng khoán, NHTM, công ty tài chính. Bộ Tài Chính sẽ chỉ một số thành viên tham gia bảo lãnh làm nhà quản lý chính để thay mặt Bộ Tài Chính quản lý đợt phát hành được thực hiện như sau: + Bộ Tài Chính thoả thuận sơ bộ với nhà quản lý chính về điều kiện của trái phiếu. + Nhà quản lý trao đổi với thành viên về điều kiện , điều khoản trái phiếu và phân phối khối lượng trái phiếu cho từng thành viên. + Bộ Tài Chính ký hợp đồng bao tiêu trái phiếu với nhà quản lý chính, nhà quản lý chính ký hợp đồng với các thành viên cùng tham gia bao tiêu. + Bộ Tài Chính công bố phát hành và thời hạn công bố trái phiếu. + Các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyển tiền mua trái phiếu vào tài khoản của Bộ Tài Chính. Đây là kênh cung cấp hàng hoá quan trọng cho thị trường chứng khoán. Thực hiện các phương thức trên đây sẽ giúp TPCP có điều kiện lưu thông trên thi trường và việc huy động vốn thông qua phát hành TPCP sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. 3.2.1.5. Tăng cường chú trọng nhân tố con người. Bất kỳ một quốc gia nào dù phát triển hay đang phát triển đều phải chú trọng đến nhân tố con người. Bất kỳ một lĩnh vực nào của nền kinh tế muốn phát triển đều cần tới những con người tài giỏi. Cho dù khoa học, công nghệ có hiện đại bao nhiêu chăng nữa, nhưng nếu không có con người chúng ta cũng không thể đạt được những gì mà ta mong muốn. Chính vì vậy đào tạo con người chính là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, thực chất là con đường huy động vốn, khai phóng và cấu trúc khôn ngoan về nhân lực, tài lực. Chúng ta phải chú tâm vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết và trình độ chuyên môn để họ thực sự trở thành những con người có đức, có tài xây dựng và làm chủ đất nước. Đặc biệt trong công tác huy động vốn, với sự ra đời của thị trường chứng khoán, với nhiều nghiệp vụ phức tạp của thị trường, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ huy động vốn đầy đủ tài năng, có đạo đức nghề nghiệp. Từ những chuyên gia hoạch định chính sách cho đến các cán bộ thu tiền từ dân, có như vậy mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh thực hiện công tác huy động vốn một cách thành công. 3.2.2. Đối với kho bạc Nhà nước Lạng Sơn. 3.2.2.1. Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong công tác huy động vốn, phải cho người cán bộ hiểu rõ ý nghĩa của công việc họ đang làm, hiệu quả to lớn của nó đối với nền kinh tế, từ đó nâng cao được trách nhiệm và năng suất làm việc. Cán bộ huy động vốn cần được học hỏi về nghệ thuật giao tiếp văn minh, hiện đại, tôn trọng khách hàng, có thái độ cởi mở với dân chúng , sẵn sàng tiếp dân, đón nhận nguyện vọng của họ và giải thích cặn kẽ về những chính sách chế độ của Nhà nước trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là trên địa bàn các huyện. Dân phần lớn đều là các người nông dân, trình độ của họ còn hạn chế nên trước khi quyết định bỏ những đồng tiền mà họ phải chắt chiu qua từng năm tháng mới có được cho Nhà nước, thì họ cần được giải thích ân cần và cặn kẽ hơn để họ hiểu và có thể yên tâm đầu tư cho Nhà nước. Người cán bộ chính là bộ mặt đại diện không chỉ cho kho bạc Tỉnh, mà cho toàn bộ ngành kho bạc, cho Nhà nước và cho uy tín của Nhà nước. Cán bộ phải có năng lực, trình độ để thực hiện công việc. Chuyên môn nghiệp vụ là đòi hỏi tất yếu khách quan mỗi người phải có. Song, với điều kiện nền kinh tế đang phát triển, chính sách huy động vốn luôn thay đổi, kho bạc phải thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bổ sung trình độ khuyến khích việc nghiên cứu trong cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, khi kết hợp lý thuyết với thực hành trình độ hiểu biết với kinh nghiệm thực tế, chính họ là người phát hiện ra những điểm bất cập trong các chính sách, chế độ. Trên cơ sở đó, đưa ra những ý kiến, đề xuất cho nội bộ đơn vị và cho công tác huy động vốn nói chung đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.2.2. Xác định đúng đắn về đối tượng mua trái phiếu chính phủ Chủ yếu là dân cư trên địa bàn tỉnh, do vậy phải tăng cường hơn nữa việc huy động vốn trong nhân dân cả trên địa bàn thị xã và các huyện. Văn phòng kho bạc Tỉnh cần mở thêm một số điểm phát hành trái phiếu trên địa bàn thị xã mỗi khi có đợt phát hành , nhằm huy động nhanh có hiệu quả các nguồn vốn. Bên cạnh đó các KBNN huyện cần có biện pháp huy động có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn trong dân cư ở vùng sâu, vùng xa. Có như vậy sẽ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn tỉnh, góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác huy động vốn nói chung. 3.2.2.3. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, do vậy mà công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu, xa, hẻo lánh. Kho bạc cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho mọi tầng lớp dân cư , tránh tình trạng mơ hồ, biết rất đại khái về mỗi đợt phát hành, dẫn đến việc không đem vốn đi đầu tư của nhiều cá nhân, hộ gia đình. Bên cạnh việc tuyên truyền nội dung phát hành gồm thời gian huy động vốn, lãi suất huy động , địa điểm phát hành và thanh toán, quyền lợi của người mua ... Kho bạc nên kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng , báo đài... giúp người dân hiểu được cặn kẽ ý nghĩa của TPCP. Cán bộ kho bạc cũng như mỗi người dân sẽ trở thành những tuyên truyền viên giỏi , góp phần nâng cao kết quả của công tác huy động vốn. 3.2.2.4. Kịp thời kiến nghị lên cấp trên cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó. Là một đơn vị cấp cơ sở, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó là điều tất yếu khách quan . Chính sách huy động vốn được áp dụng trong phạm vi cả nước nên yêu cầu các kho bạc cơ sở phải đồng loạt chấp hành một cách nghiêm chỉnh, đảm bảo tính thống nhất cho TPCP, thuận lợi cho công tác phát hành giữa các vùng lãnh thổ khác nhau. trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vướng mắc về chính sách cũng như các bước tiến hành, khẩn trương đề nghị lên cấp trên xin ý kiến giải quyết. Đồng thời có thể trình bầy các giải pháp thiết thực cho kho bạc và cho công tác huy động vốn. Có như vậy việc huy động vốn mới được diễn ra thông suốt, kế hoạch mới có khả năng hoàn thành. Kết luận Trước sự nghiệp công nghệp hoá- hiện đại hoá đất nước, và sự phát triển kinh tế đất nước, vốn là một yếu tố không thể thiếu được: Vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN, vốn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội... Cũng bàn về vốn, đề tài đã phân tích và khẳng định vai trò hết sức quan trọng của công tác huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bứt nên tự lực trưởng thành, cần phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm trong dân, thực hiện “khoan sức dân” và phát huy nội lực. Một đất nước phát triển bằng chính nội lực của đất nước ấy mới là sự phát triển bền vững. Làm thế nào để huy động tối đa nội lực của đất nước ? Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ tại KBNN Lạng Sơn, đánh giá những kết quả chủ yếu tại KBNN Lạng Sơn : Nêu lên những mặt làm được và hạn chế còn tồn đọng như : Lãi suất chưa hợp lý, các văn bản pháp quy còn chồng chéo chưa phù hợp với thực tiễn, cơ chế phát hành và thanh toán còn lạc hậu... Cuối cùng trên cơ sở những mục tiêu, định hướng về huy động vốn, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản, với mong muốn là công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ sẽ nhanh chóng hoàn thiện và cung cấp kịp thời vốn cho nhu cầu chi đầu tư phát triển đất nước. Hi vọng rằng những gợi ý mà đề tài nêu ra sẽ góp phần nhỏ bé vào sự thành công của công tác huy động vốn, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0289.doc
Tài liệu liên quan