Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An GiangMỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó đã trở thành một lãnh vực kinh doanh phổ biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
cho nhân dân. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện xảy ra. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp nhất là trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và biện pháp thích hợp để kinh doanh có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Với những lý do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng nhiều
lần và ít xảy ra tổn thất. Hơn nữa đây là loại hình bảo hiểm kết hợp 3 loại hình:
bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiệm trợ cấp nằm viện, phẩu thuật, bảo hiểm
sinh mạng con người. Nếu tham gia bảo hiểm này sẽ tiết kiệm được khoản phí
khi khách hàng tham gia cả 3 loại hình trên mà mức bồi thường là như nhau.
Loại hình bảo hiểm này tiếp tục tăng trưởng vào năm 2001. Căn cứ vào
doanh thu năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là 600.000.000 đồng
tăng 279,75% so với năm trước. Doanh thu phát sinh là 1.694.603.370 đồng đạt
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 42
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
282,43 % so kế hoạch và tăng 469.243.385 đồng hay 38,29 % so cùng kỳ năm
trước.
Đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là do chi nhánh một mặt vẫn tiếp tục
giảm phí. Mặt khác xúc tiến bồi thường nhanh chóng cho những rủi ro khách
hàng tạo uy tín thu hút nhiều khách hàng mới. Ngoài ra thương mại – kính tế
đang trên đà phát triển, thu nhập người dân tăng lên kích thích nhu cầu bảo hiểm
về thương tật cũng như sinh mạng con người.
Loại hình này có xu hướng chuyển biến theo chiều huớng xấu đi vào năm
2002. Dựa vào kết quả năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là
1.000.000.000 đồng tăng 66,67% so với năm trước nhưng doanh thu thực tế đạt
được là 985.561.193 đồng đạt 98,55% kế hoạch, giảm 709.042.177 đồng hay
41,84% so doanh thu phát sinh cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là vì tình hình
thị trường bảo hiểm chuyển biến mạnh trên địa bàn tỉnh An Giang , một số công
ty bảo hiểm ra đời với quy mô lớn và có những chính sách hợp lý trong khai thác
loại hình bảo hiểm này tạo nên một sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Trong khi Bảo Minh An Giang chỉ chú tâm khai thác loại hình bảo hiểm xe gắn
máy.
Tóm lại doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người có xu hướng tăng
trưởng đáng kể, tuy nhiên lại rơi vào tình trạng xấu năm 2002. Chi nhánh cần có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời vì đây là một trong những loại hình bảo hiểm chủ
lực của công ty.
1.3 Quy trình tiến hành bồi thường bảo hiểm kết hợp con người
Trong vòng 30 ngày kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản.
Quá thời hạn trên, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ bị từ
chối một phần hay toàn bộ số tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng.
Trong vòng một năm kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo
hiểm hay người thừa kế hợp pháp phải gửi đến công ty bảo hiểm hồ sơ yêu cầu
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 43
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên. Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế
hợp pháp sẽ mất quyền yêu cầu trả tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng.
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm các chứng từ sau đây:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của công ty.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm ( bản sao).
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương
hoặc công an nơi Người được bảo hiểm bị nạn.
4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị ( trường hợp điều trị nội
trú), phiếu mổ (trường hợp phẩu thuật)… do người có thẩm quyền của
cơ sở y tế ký, đóng dấu.
5. Giấy chứng tử ( trường hợp người được bảo hiểm chết).
6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp( trường hợp người
được bảo hiểm chết).
Trường hợp người được bảo hiểm uỷ quyền cho người khác nhận tiền bảo
hiểm, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ chi nhánh có
trách nhiệm giải quyết và tiến hành thanh toán tiền bảo hiểm.
Tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người được bảo
hiểm uỷ quyền. Trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết thì người thừa kế
hợp pháp được nhận số tiền đó.
Mọi tranh chấp nếu không thoả thuận được bằng thương lượng thì một
trong hai bên được quyền đưa ra giải quyết tại cơ quan pháp luật
1.4 Chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người
Bảng 12: BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI
Năm 2000 2001 2002
Bồi thường (đồng) 1.023.239.600 1.087.339.800 512.954.900
(Nguồn: Báo cáo bồi thường – Bảo Minh An Giang)
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 44
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Đồ thị 8: Bồi thường bảo hiểm kết hợp con người
Bồi Thường BHKHCN
0
200
400
600
800
1.000
1.200
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
BT
Năm 2000 chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người tưong đối cao đạt
1.023.239.600 đồng chiếm 83,51% doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người
do vào năm này giông bão, lũ lụt đạt ở đỉnh cao trong vòng 40 năm nay phát sinh
nhiều rủi ro dẫn đến làm thương tật hoặc thiệt hại đến tính mạng con người.
Tình hình này tiếp tục gia tăng đến năm 2001 đạt 1.087.339.800 đồng
chiếm tỷ lệ 64,16% doanh thu phát sinh. Mặc dù, tỷ lệ bồi thường tăng không
nhiều chỉ 64.100.200 hay 6,26% so với năm trước tuy nhiên vẫn ở mức cao do
lượng xe gắn máy của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường với số lượng lớn đã
gây ra nhiều tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Mặt khác bảo hiểm con người
cho các đối tượng về hưu cũng gặp không ít rủi ro.
Năm 2002 chi cho bồi thường giảm đáng kể còn 512.954.900 đồng chiếm
52,05% so doanh thu, giảm 574.384.900 hay 52,84% so cùng kỳ năm trước. Do
chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục tình trạng bồi thường cao: hạn chế
bán bảo hiểm con người cho các đối tượng thuộc diện chính sách, về hưu, có
nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng.
Nhìn chung tình hình bồi thường ở mức cao từ năm từ năm 2000, 2001.
Nhưng có xu hướng giảm vào năm 2002 do Bảo Minh An Giang có những biện
pháp hạn chế rủi ro kịp thời.
2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 45
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Bảo hiểm hàng hoá là một trong những nghiệp vụ truyền thống và lâu đời
nhất đối với các nước trên thế giới và Việt Nam. Loại hình bảo hiểm này đã trở
thành một tập quán thương mại chung buộc người bảo hiểm và người được bảo
hiểm phải tuân thủ khi tham gia bảo hiểm. Tuy được coi là nghiệp vụ lâu đời
nhưng bảo hiểm hàng hóa cũng chính là loại bảo hiểm phức tạp và gây nhiều
tranh chấp khi hàng hoá bị hư hỏng.
2.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
nội địa
Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong
đó ghi rõ:
a. Tên người bảo hiểm.
b. Tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá
được bảo hiểm.
c. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm.
d. Hành trình vận chuyển ( nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có).
e. Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương
tiện vận tải đó.
f. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến.
Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp “ Giấy chứng
nhận bảo hiểm”.
Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm
ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm, bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã
nộp phí bảo hiểm.
Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về
những thông tin đã cung cấp liên quan đến hàng được bảo hiểm có trách nhiệm
thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ biết được sự thay đổi đó.
Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cung cấp giấy sửa đổi
bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 46
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điều đề ra
trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho
người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong
hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người
khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt
sau Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2 Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
Bảng 13: DOANH THU BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Doanh thu 273.203.186 376.737.528 418.501.462
(Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang)
Đồ thị 9: Doanh thu bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
Doanh thu BHHH
0
100
200
300
400
500
2000 2001 2002
Năm
Triệu đông
Doanh thu
Năm 2000 doanh thu kế hoạch đối với hàng hoá vận chuyển nội bộ là
400.000.000 đồng nhưng thực tế doanh thu phát sinh là 273.203.186 đồng đạt
68,30 % doanh thu kế hoạch do tình hình kinh tế của tỉnh phần lớn sản xuất nông
nghiệp nên khi ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lũ lụt, giông bão
kéo theo hàng loạt hoạt động khác, hàng hoá vận chuyển nội địa ít đi.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 47
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Xuất phát từ thực tế trên nên 2001 doanh thu kế hoạch là 300.000.000
đồng giảm 25% so kế hoạch năm trước. Tuy nhiên doanh thu phát sinh lại tăng
đáng kể 376.737.528 đồng đạt 125,58% so kế hoạch đề ra, tăng 103.534.342
đồng 37,90% so cùng kỳ năm trước.Do tình hình kinh tế xã hội An Giang đã đi
vào ổn định sau mùa lũ kỷ lục năm 2000 nên thị trường hàng hoá hoạt động sôi
động trở lại, hàng hoá vận chuyển cũng tăng lên, từ đó xuất hiện nhu cầu bảo
đảm an toàn cho hàng hoá.
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tiếp tục tăng trưởng vào năm 2002.
Doanh thu kế hoạch cho loại nghiệp vụ này là 350.000.000 đồng tăng 16,67% so
kế hoạch năm 2001, doanh thu phát sinh đạt 418.501.462 đồng đạt 119,57 % so
kế hoạch, tăng 41.763.934 đồng hay 11,09% so cùng kỳ năm trước. Do xuất phát
từ nhu cầu thực tế doanh thu không ngừng tăng qua các năm nên chi nhánh đã có
các kế hoạch để phát triển loại hình này xúc tiến tích cực bán hàng, giải quyết bồi
thường nhanh chóng cho chủ hàng phục hồi tình trạng kinh doanh như trước kia
vì thế không những giữ được khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm khách hàng
mới.
Nhìn chung, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tuy không vượt kế
hoạch năm 2000 nhưng các năm khác luôn vượt kế hoạch doanh thu công ty giao
và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Vì thế chi nhánh cần có những sách
lược để mở rộng loại hình bảo hiểm này.
2.3 Quy trình giải quyết bồi thường
Trường hợp xảy ra tổn thất cho khách hàng thuộc phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm, người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ hoặc đại diện
của họ phải:
a. Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên
bản theo luật lệ hiện hành.
b. Thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương
gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 48
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
c. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá
nhằm hạn chế tổn thất
d. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền bồi thường đối với người
chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng
hoá trong tai nạn ấy.
Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường hay một phần
toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ
trên.
Khi khiếu nại người bảo hiểm về những mất mát hư hỏng thuộc trách
nhiệm hợp đồng bảo hiềm, người được bảo hiểm cần nộp đầy đủ những giấy tờ
chứng minh:
1. Bản chính “giấy chứng nhận bảo hiểm”.
2. Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ
phương tiện cấp.
3. Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng
lượng và số lượng hàng hoá.
4. Biên bản giám định hàng tổn thất ghi rõ mức độ tổn thất.
5. Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương.
6. Văn bản khiếu nại, người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách
nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.
7. Thư đòi bồi thường.
Khi hàng hoá bị tổn thất thì số tiền bồi thường sẽ được tính trên cơ sở mức
độ tổn thất với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy
số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại cảng dỡ hàng.
Trách nhiệm người bảo hiểm chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 49
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
2.4 Chi bồi thường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảng 14: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Đơn vị tính: đồng
(Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường – Bảo Minh An Giang
Năm 2000 2001 2002
Bồi Thường 0 638.253 7.900.000
Đồ thị 10: Bồi thường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
Bồi thường BHHH
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Bồi thường
Mặc dù năm 2000 doanh thu phát sinh không hoàn thành kế hoạch được
giao tuy nhiên lại không phát sinh các vụ rủi ro dẫn đến tổn thất phải bồi thương.
Vì Bảo Minh An Giang đã bảo hiểm cho các loại hàng hoá ít rủi ro.
Sang năm 2001 phát sinh bồi thường là 638.253 đồng chiếm 0,17% doanh
thu, tuy nhiên số phát sinh này không cao.
Tình hình tổn thất lại tăng mạnh ở năm 2002 đạt 7.900.000 đồng chiếm
1,89% do từ đầu năm xảy ra nhiều tai nạn dẫn đến lật xe hư hỏng hàng hoá vì
con đường QL91 chưa thi công hoàn tất.
Đây là loại hình bảo hiểm ít xảy ra tổn thất nhưng doanh số bán ra cao cần
phát huy hơn nữa để mở rộng loại hình bảo hiểm này.
3. Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
3.1 Quy trình tiến hành bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 50
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Khi có yêu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu đến chi nhánh yêu cầu mua
loại hình bảo hiểm này.
Khai thác viên sẽ giới thiệu loại hình này và mức phí cho người yêu cầu.
Nếu khách hàng không đồng ý mức phí thì chấm dứt hợp đồng, nếu khách hàng
đồng ý thì khai thác viên sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và danh mục tài sản,
đây được coi là hợp đồng bảo hiểm và tại bất cứ vị trí nào trong chứng từ này, từ
hay cụm từ nào được gán một ý nghĩa đặc biệt nào đó thì ý nghĩa đặc biệt đó
được duy trì cho dù chúng xuất hiện ở bất kỳ đâu trong quy tắc bảo hiểm, giấy
chứng nhận hay bảng danh mục tài sản.
Hủy hợp đồng bảo hiểm: công ty hay chi nhánh có thể hủy bỏ hợp đồng
bảo hiểm này trong trường hợp người được bảo hiểm khai báo hoặc mô tả sai
lệch, cung cấp những thông tin không đúng hoặc không khai báo những thông tin
quan trọng có liên quan đến rủi ro được bảo hiểm.
3.2 Doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảng 15 :DOANH THU BẢO HIỂM CHÁY & CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Doanh thu 648.089.207 796.496.415 686.837.986
( Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang)
Đồ thị 11: Doanh thu bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt
Doanh thu BH Cháy & rủi ro đặc biệt
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Doanh thu
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 51
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Năm 2000 doanh thu kế hoạch của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là
650.000.000 đồng và doanh thu phát sinh là 648.089.207 đồng đạt 99,71% so kế
hoạch.
Sang năm 2001 doanh thu kế hoạch giảm 600.000.000 đồng giảm 16,67%
so kế hoạch. Tuy nhiên doanh thu phát sinh lại tăng đáng kể 796.496.415 đồng
tăng 148.407.208 hay 22,90 % so với năm trước do trong năm này chi nhánh đã
thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo cho loại bảo hiểm này.
Sang năm 2002 doanh thu kế hoạch là 750.000.000 đồng tăng 25% so kế
hoạch năm trước. Tuy nhiên doanh thu thực tế phát sinh lại giảm chỉ đạt
686.837.986 đồng giảm 109.658.429 hay 13,77% so cùng kỳ năm trước do một
số khách hàng không tiếp tái tục khi hợp đồng hết hạn.
Nhìn chung, doanh thu phí bảo hiểm của loại hình này đạt khá cao. Tuy
nhiên lại giảm xuống vào năm 2002.
3.3 Quy trình bồi thường bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Khi có tổn thất xảy ra, ngay lập tức:
Thực hiện các bước nhằm giảm thiểu tổn thất hay tổn hại và lấy lại các tài
sản bị mất mát.
Thông báo bằng văn bản cho công ty.
Báo công an trong trường hợp tổn hại do hành động cố ý phá hoại.
Trong vòng 30 ngày hay lâu hơn nếu công ty, chi nhánh đồng ý bằng văn
bản, người được bảo hiểm phải cung cấp:
- Các tài sản bị tổn thất hay tổn hại càng chi tiết càng tốt, tất cả các khoản
mục tài sản bị tổn thất hay tổn hại và tổng số tiền tổn thất căn cứ vào giá trị tài
sản tại thời điểm xảy ra tổn thất.
- Chi tiết về các hợp đồng bảo hiểm khác nếu có.
Khi có tổn thất xảy ra và có khiếu nại bồi thường công ty bảo hiểm hay
người đại diện có quyền :
- Đến hiện trường để niêm phong ngôi nhà xảy ra tổn thất.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 52
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
- Niêm phong hoặc yêu cầu người được bảo hiểm giao các tài sản được
bảo hiểm cho công ty xử lý theo cách thức và mục đích hợp lý.
Người được bảo hiểm không có quyền từ bỏ tài sản của mình cho công ty
cho dù tài sản đó được công ty bảo hiểm giữ hay không.
Công ty bảo hiểm, tùy theo sự lựa chọn của mình,có thể sửa chữa hay thay
thế toàn bộ một phần tài sản bị tổn hại thay vì trả tiền bồi thường tổn thất hoặc có
thể cộng tác với các công ty khác để thực hiện những việc đó. Công ty không có
trách nhiệm buộc phải sửa chữa tài sản một cách hoàn toàn chính xác như cũ mà
chỉ phục hồi với mức độ hợp lý mà hoàn cảnh thực tế cho phép, trong bất kỳ
trường hợp nào công ty sẽ không chi cho việc phục hồi một số tiền lớn hơn chi
phí cần thiết để khôi phục tình trạng trở lại như trước lúc xảy ra tổn thất hoặc lớn
hơn số tiền bảo hiểm của tài sản đó.
Nếu công ty lựa chọn phương án sửa chữa thay thế đối với tài sản bị thiệt
hại thì người được bảo hiểm bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho công ty
bảo hiểm các bản vẽ, các tài liệu, phương án kỹ thuật, số lượng máy móc và tất
cả các thông tin cần thiết có liên quan đến công ty yêu cầu.
Nếu trong mọi trường hợp công ty không thể thực hiện việc thay thế hay
sửa chữa tài sản được bảo hiểm do các quy định của chính quyền địa phương về
việc bảo vệ cảnh quan thành phố hay kiến trúc các toà nhà hay các quy hoạch xây
dựng khác thì công ty bảo hiểm sẽ chỉ có trách nhiệm chi trả một khoản tiền
tương ứng với chi phí phải bỏ ra để thay thế hay sửa chữa tài sản đó tương tự như
nó được sửa chữa một cách hợp pháp theo tình trạng cũ.
3.4 Chi trả bồi thường bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Bảng 16: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY & RỦI RO ĐẶC BIỆT
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Bồi thường 4.970.400 17.295.100 33.940.500
(Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang)
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 53
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Đồ thị 12: Bồi thường bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt
Bồi thường BH Cháy & rủi ro đặc biệt
0
5
10
15
20
25
30
35
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Bồi thường
Năm 2000 phát sinh bồi thường 4.970.400 đồng chiếm 0,77% doanh thu
phí bảo hiểm chiếm tỷ lệ khá thấp so doanh thu.
Năm 2001 chi bồi thương là 17.295.100 đồng chiếm 2,17% doanh thu phí
bảo hiểm, có sự biến động so năm trước tăng 12.324.700 hay 247,96% do phát
sinh bồi thường vào cuối năm trước chưa quyết toán hết phải chuyển sang đầu
năm sau.
Năm 2002 chi cho bồi thường là 33.940.500 đồng chiếm 4,94 % doanh
thu phí bảo hiểm gốc, tăng 16.645.400 hay 96,24% so với năm trước do trên địa
bàn tỉnh An Giang phát sinh nhiều tài nạn bất ngờ, nhiều vụ hỏa hoạn.
Tóm lại, tỷ lệ bồi thường không ngừng gia tăng qua các năm.
4. Bảo hiểm thân xe ôtô
4.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm thân xe ô tô
Khi có yêu cầu về bảo hiểm, người có yêu cầu đến Bảo Minh mua bảo
hiểm.
Nếu đồng ý bảo hiểm chi nhánh sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đó
được coi là hợp đồng bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ xe được coi là
một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 54
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm được áp dụng
theo biểu phí Bảo Minh ban hành đối với các loại hình bảo hiểm được ghi trên
giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo minh chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo
hiểm. Thời hạn hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc bảo hiểm.
4.2 Doanh thu phí bảo thânt xe ô tô
Bảng 17:DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM THÂN XE Ô TÔ
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Doanh thu 1.078.666.168 1.715.000.167 1.687.115.528
(Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang)
Đồ thị 13: Doanh thu bảo hiểm thân xe ô tô
Doanh thu BH Thân xe ô tô
0
500
1.000
1.500
2.000
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Doanh thu
Doanh thu kế hoạch năm 2000 là 750.000.000 đồng. Doanh thu phát sinh
1.078.666.168 đồng đạt 143,82% so với doanh thu kế hoạch vì bắt đầu từ đầu
năm 2000 công ty đã chú trọng khai thác loại hình bảo hiểm xe cơ giới nên đã
tích cực làm công tác tuyên truyền, quảng cáo.
Năm 2001 doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng tăng 33,33% so kế
hoạch năm trước. Doanh thu phát sinh là 1.715.000.167 đồng đạt 171,50% so
doanh thu kế hoạch, tăng 636.333.999 hay 58,99 % so cùng kỳ năm trước do chi
nhánh tiếp tục chú tâm vào xây dựng loại hình này.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 55
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Năm 2002 doanh thu kế hoạch 1.000.000.000 đồng. Doanh thu phát sinh
là 1.687.115.528 đồng đạt 168,71% so kế hoạch, tuy nhiên có giảm so doanh thu
phát sinh năm trước (giảm 27.884.639 hay 1,63%) nhưng không nhiều.
4.3 Quy trình bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô
Khi xảy ra tổn thất dẫn đến bồi thường. Hồ sơ bồi thường gồm các phần
sau:
Bảo Minh tiến hành xem xét và bồi thường trong vòng 15 ngày.
1.Thông báo tai nạn: Giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới có ghi
chi tiết số tiền đòi bồi thường.
2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên
bảo Minh các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Giấy phép lái xe.
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh vận chuyển hành khách trong trường hợp
yêu cầu bồi thương hành khách bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ.
3. Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn
(có xác nhận của công an nơi thụ lý tai nạn) bao gồm:
- Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn giao thông.
- Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.
- Quyết định của toà án (nếu có).
- Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có) .
- Biên bản giám định thiệt hại.
Thời hạn yêu cầu bồi thường là 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ
trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định
của pháp luật.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 56
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Thời hạn khiếu nại và quyết định bồi thường của Bảo Minh là 3 tháng kể
từ khi chủ xe nhận được thông báo bồi thường của Bảo Minh. Quá thời hạn này
mọi khiếu nại không còn giá trị.
Phạm vi bồi thường:
- Tai nạn do va đâm, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
- Mất cắp toàn bộ xe.
- Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây ra.
Ngoài ra Bảo Minh còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý khi
có sự chấp nhận của Bảo Minh trong khi xử lý tai nạn nhằm:
- Ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm khi xe bị tai nạn.
- Kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất hoặc đảm bảo an toàn cho xe.
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của Bảo Minh (Bao gồm
cả chi phí) không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo
hiểm.
4.4 Bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô
Bảng 18: CHI TRẢ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM THÂN XE Ô TÔ
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Bồi thường 581.842.262 1.184.884.529 881.452.544
(Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang)
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 57
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Đồ thị 14: Bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô
Bồi Thường BH Thân Xe Ô Tô
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Bồi thường
Năm 2000 là 581.842.262 đồng chiếm 53,94% so doanh thu, mức bồi
thường này khá cao do năm 2000 tình hình lũ lụt không ổn định xảy ra nhiều tai
nạn giao thông.
Năm 2001 là 1.184.884.529 đồng chiếm 69,09 % so doanh thu, tăng
603.042.267 hay 103,64% so cùng kỳ năm trước do lượng xe lưu thông nhiều đặc
biệt là xe Trung Quốc đã dẫn đến nhiều tai nạn.
Năm 2002 là 881.452.544 đồng chiếm 52,25% doanh thu, giảm
303.431.985 hay 25,61% so cùng kỳ năm trước do với tình hình bồi thường cao
như năm trước nên chi nhánh đã có những biện pháp tư vấn khách hàng, hạn chế
bán bảo hiểm cho các loại xe vận tải.
5. Bảo hiểm toàn diện học sinh
5.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh
Khi có yêu cầu về bảo hiểm toàn diện học sinh các phòng giáo dục, các
trường học sẽ liên hệ Bảo Minh.
Khai thác viên tiếp nhận các yêu cầu khách hàng, giới thiệu các loại hình
bảo hiểm, chào phí.
Có 3 mức điều kiện khi tham gia loại hình bảo hiểm này, có thể tham gia 2
trong 3 điều kiện:
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 58
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Điều kiện A: Chết do ốm đau bệnh tật.
Điều kiện B: Thương tật thân thể hoặc chết do tai nạn.
Điều kiện C: Trợ cấp nằm viện do đau ốm, bệnh tật, trợ cấp phẩu thuật do
ốm đau bệnh tật.
Phí bảo hiểm/người/năm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm từ 1 – 10 triệu đồng áp dụng cho 3 điều kiện bảo hiểm
Phí bảo hiểm:
+ Đối với điều kiện A: 0,49% số tiền bảo hiểm
+ Đối với điều kiện B: 0,15% số tiền bảo hiểm
+ Đối với điều kiện C: 0,35% số tiền bảo hiểm
5.2 Doanh thu phí bảo hiểm toàn diện học sinh
Bảng 19: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Doanh thu 849.300.000 824.914.000 1.513.991.000
(Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang)
Đồ thị 15: Doanh thu bảo hiểm toàn diện học sinh
Doanh thu BH Học Sinh
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
1.600
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Doanh thu
Năm 2000 doanh thu kế hoạch là 800.000.000 đồng, doanh thu phát sinh
là 849.300.000 đồng đạt 106,16%
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 59
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Năm 2001 doanh thu kế hoạch là 800.000.000 đồng, doanh thu phát sinh
là 824.914.000 đồng đạt 103,11% giảm không nhiều so với năm trước (giảm
24.386.000 hay 2,87%) do ở một số trường học số học sinh không tham gia hết
loại hình bảo hiểm này.
Năm 2002 doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng, doanh thu phát sinh
là 1.513.991.000 đồng đạt 152,40% tăng 689.077.000 hay 83,53% do chi nhánh
xúc tiến quan hệ tốt với các phòng giáo dục huyện thị, các trường học nên phát
sinh nhiều hợp đồng mới.
5.3 Quy trình tiến hành bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm các chứng từ sau đây:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của công ty.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm ( bản sao).
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương
hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị nạn.
4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị ( trường hợp điều trị nội
trú), phiếu mổ (trường hợp phẩu thuật)… do người có thẩm quyền của
cơ sở y tế ký, đóng dấu.
5. Giấy chứng tử ( trường hợp người được bảo hiểm chết).
6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người
được bảo hiểm chết).
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ chi nhánh có
trách nhiệm giải quyết và tiến hành thanh toán tiền bảo hiểm.
5.4 Chi bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh
Bảng 20: BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH
Đơn vị tính: đồng
Năm 2000 2001 2002
Bồi thường 468.828.800 572.867.200 694.334.500
(Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang)
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 60
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
Đồ thị 16: Bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh
Bồi thường BH Học Sinh
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2000 2001 2002
Năm
Triệu đồng
Bồi thường
Năm 2000 là 468.828.800 đồng chiếm 52,20% doanh thu phát sinh số bồi
thường khá cao do An Giang do tình hình lũ lụt học sinh đi học trong điều kiện
không được an toàn.
Năm 2001 là 572.867.200 đồng chiếm 69,45% doanh thu phát sinh, tăng
104.038.400 hay 22,19% do một số hợp đồng bồi thường năm trước chuyển sang
năm nay mới quyết toán xong.
Năm 2002 là 694.334.500 đồng chiếm 45,86% doanh thu phát sinh, tăng
121.467.300 hay 21,20% so cùng kỳ năm trước do các hợp đồng phát sinh thêm
xảy ra rủi ro.
Nhìn chung chi bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh không ngừng gia
tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu của nghiệp vụ này.
III. ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Đánh giá chung
1.1 Các mặt đạt được
Tuy gặp không ít khó khăn, chủ yếu là điều kiện thời tiết xấu đạt đến đỉnh
cao trong những năm gần đây nhưng Bảo Minh An Giang đã vượt qua khó khăn
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 61
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch công ty giao, sánh ngang tầm cùng các
đơn vị Bảo Minh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng theo chiều hướng tốt, lập đầy đủ
các khoản dự phòng, đảm bảo khả năng chi trả bảo hiểm. Quy mô hoạt động của
công ty ngày một mở rộng.
1.2 Các mặt hạn chế
Tuy nhiên, tình hình chi bồi thường có xu hướng gia tăng qua các năm
chứng tỏ công tác quản lý rủi ro chưa thật hiệu quả.
Công tác quản lý chi phí chưa thật hiệu quả, trong quá trình hoạt động chi
nhánh chưa tiết kiệm được các khoản chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh, chưa kiên quyết cắt bỏ các khoản chi phí không cần thiết.
Vấn đề nợ phí còn khá cao, phí năm trước còn đọng lại sang năm sau
nhiều, nợ quá hạn nhiều. Đây là những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến hiệu
quả của chi nhánh nên cần phải khắc phục triệt để tình trạng này.
2. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của một số loại hình
* Đối với bảo hiểm kết hợp con người:
Doanh thu phí bảo hiểm có xu hướng tăng qua các năm 2000, 2001 .Tuy
nhiên chi bồi thường cũng tăng từ năm 2000 sang năm 2001 và chiếm tỷ lệ khá
cao so với doanh thu.
Doanh thu phí bảo hiểm tuy có xu hướng giảm vào năm 2002, tình hình
chi bồi thường cũng giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức tỷ lệ cao.
Từ đó cho thấy mặc dù doanh thu phí bảo hiểm có tăng và vượt kế hoạch
định mức nhưng mức bồi thường lại chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng doanh thu phí
bảo hiểm kết hợp con người. Đây là xu hướng không tốt chi nhánh cần có biện
pháp hữu hiệu trong quản lý rủi ro.
* Đối với bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa:
Tuy doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa có xu hướng
tăng qua các năm nhưng tình hình bồi thường lại xấu đi. Vào năm 2000 không
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 62
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
phát sinh bồi thường, sang năm 2001 phát sinh bồi thường và tăng mạnh vào
năm 2002 tuy nhiên mức bồi thường chiếm tỷ lệ thấp so với doanh thu phát sinh.
* Đối bảo hiểm vật chất thân xe ô tô
Doanh thu phí bảo hiểm tăng từ năm 2000, 2001. Song lại có xu hướng
giảm 2002, tuy nhiên số giảm này không nhiều. Chi bồi thường bảo hiểm tăng
mạnh vào năm 2001. Sang năm 2002 lại giảm xuống.
* Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh vào năm 2001, nhưng sang năm 2002
lại giảm xuống. Trong khi đó chi bồi thường không ngừng gia tăng qua các năm
và năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ bồi thường này chiếm tỷ
lệ thấp so với doanh thu phát sinh.
* Bảo hiểm tai nạn hỗn hợp học sinh:
Doanh thu phí bảo hiểm nói chung có xu hướng tăng. Song mức chi bồi
thường cũng tăng qua các năm và số chi này chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng doanh
thu được từ loại hình nghiệp vụ này.
Nhìn chung, qua việc phân tích tình hình thu phí bảo hiểm và chi bồi
thường một số nghiệp vụ tại Bảo Minh An Giang nhận thấy doanh thu phí bảo
hiểm có tăng qua các năm nhưng tình hình bồi thường chiếm tỷ lệ khá cao so
doanh thu phát sinh và có xu hướng gia tăng. Vì vây, chi nhánh cần có biện pháp
quản lý tình hình rủi ro.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 63
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM
THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
CỦA BẢO MINH AN GIANG
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC MẶT HẠN CHẾ
Nguyên nhân việc bồi thương cao do tại địa bàn tỉnh An Giang xảy ra
nhiều vụ tổn thất lớn, ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả của đơn vị như bồi thường
con đường tỉnh lộ, bồi thường trách nhiệm dân sự về hàng hóa. Ngoài ra đáng kể
nhất là các tai nạn về xe đã bồi thường với những vụ tổn thất gây thiệt hại hàng
trăm tỷ đồng.
Việc nợ phí cao do các nguyên nhân: việc khai thác qua các ngân hàng
quyết toán phân kỳ, bảo hiểm thuộc diện chính sách chia theo đợt trả lương, bảo
hiểm học sinh chưa thu phí dứt điểm.
Không quản lý tốt chi phí do chi quá nhiều cho các hoạt động không cần
thiết…
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA BẢO MINH AN
GIANG
Trong tương lai để chi nhánh tiếp tục tăng trưởng và phát triển, Bảo Minh
An Giang cần xem xét triển khai có hiệu quả các loại hình bảo hiểm đạt doanh
thu cao và phải đề ra các kế hoạch cụ thể như:
- Đối với bảo hiểm kết hợp con người cần phải cân đối hiệu quả của từng
hợp đồng và không bán bảo hiểm cho các đối tượng thuộc diện chính sách.
- Về bảo hiểm học sinh và giáo viên tiếp tục phát triển trên cơ sở cân nhắc
hợp lý giữa việc giữ vững thị phần và hướng kinh doanh.
- Bảo hiểm về xe cơ giới, đây là loại hình bảo hiểm truyền thống của đơn
vị nên cần phải duy trì và phát triển mạnh đối với các xe ô tô của cơ quan, ban
ngành. Hạn chế nhận bảo hiểm xe tốc hành, và trước khi cấp đơn, giấy chứng
nhận bảo hiểm phải biết rõ từng đối tượng tham gia bảo hiểm, đánh giá mức độ
rủi ro và hiệu quả.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 64
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
- Chú trọng khai thác bảo hiểm xây dựng.
- Đồng thời, tiếp tục khai thác và phát triển các loại hình bảo hiểm có
doanh thu cao từ trước. Từ đó cần có các giải pháp thiết thực tăng doanh thu, thu
hút khách hàng:
+ Xác định khách hàng mục tiêu để có biện pháp phục vụ phù hợp.
+ Cải tiến đổi mới, xúc tiến khâu bán hàng: nâng cao trình độ khai
thác viên, môi giới đại lý bảo hiểm.
+ Xúc tiến công tác tuyên truyền quảng cáo đối với sản phẩm bảo
hiểm mới, phối hợp tốt với các cơ quan tuyên truyền báo chí, các cơ quan chính
quyền tuyên truyền tại địa phương để nâng cao uy tín trên thị trường bảo hiểm.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là biện pháp thiết thực để
nâng cao thương hiệu Bảo Minh.
+ In ấn, trình bày các tờ bướm quảng cáo cho các sản phẩm bảo hiểm
đẹp mắt.
+ Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng bằng hòm thư góp ý.
+ Bên cạnh đó hạn chế bán các loại hình bảo hiểm có độ rủi ro cao.
- Về bồi thường và chi trả bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm nên cần thiết phải giảm thiểu thủ tục hành chính ròm rà
trong công tác này. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền
cho các sản phẩm bảo hiểm và chi nhánh cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính vào
thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị “cú sốc” lớn về tinh thần,
đặc biệt là họ bị thương tật hay tử vong (bảo hiểm con người). Vào lúc này thì
năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh
nghiệp bảo hiểm nói chung, của Bảo Minh An Giang nói riêng được thừa nhận
qua cách xử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện bảo hiểm. Nếu giải quyết
tốt vấn đề này thì đây là biện pháp hiệu quả nâng cao uy tín của Bảo Minh An
Giang.
- Đối với vấn đề phí bảo hiểm:
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 65
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
+ Đối công tác thu phí thì quy định rõ loại bảo hiểm nào, khách hàng
nào có thu phí làm nhiều đợt.
+ Áp dụng giảm phí khi khách hàng nào trả ngay một lần đối với các
loại bảo hiểm trả nhiều đợt.
+ Phải tính toán mức phí bảo hiểm hợp lý cho từng nghiệp vụ.
+Ngoài ra, để thu hút khách hàng cần thực hiện một số giải pháp: hạ
phí, tăng tỷ lệ hoa hồng khai thác… Đồng thời phải quan tâm đến hiệu quả kinh
doanh, đến chất luợng khai thác tránh tình trạng chi trả bất thường lớn hoặc hủy
hợp đồng trước thời hạn.
+ Phải kiểm tra nghiêm ngặt việc thu phí bảo hiểm của từng đại lý,
tránh tình trạng khuê động, tham ô.
- Quản lý chặt chẽ các chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Hỗ trợ về hoa hồng, khâu bán sản phẩm các đại lý, môi giới bảo hiểm vì
họ là kênh phân phối rất quan trọng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
- Phải thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm tư vấn cho
khách hàng phòng tránh rủi ro vì:
+ Đề phòng tổn thất là các biện pháp được sử dụng để hạ thấp tần suất
tổn thất hay nói cách khác là để ngăn ngừa tổn thất xảy ra.
+ Hạn chế tổn thất là các biện pháp nhằm làm giảm mức độ trầm trọng
khi có rủi ro xảy ra.
Các giải pháp cụ thể cho từng loại hình:
¾ Bảo hiểm kết hợp con người:
- Nhóm khách hàng chủ yếu của loại bảo hiểm này là các tổ chức xã hội,
các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức…Đây là những khách hàng lớn có giá trị
bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm cao. Vì vậy cần phải có chính sách khôn khéo để
giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mới tránh tình trạng hủy hợp đồng trước
thời hạn, hoặc không tái tục hợp đồng khi hết hạn bảo hiểm.
- Bảo hiểm kết hợp con người là sự kết hợp cả 3 loại hình bảo hiểm: bảo
hiểm tai nạn, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm trợ cấp nằm viện. Vì vậy
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 66
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
cần phải cử các khai thác viên đến các xí nghiệp, đơn vị chào bán sản phẩm, tư
vấn cho họ về loại hình bảo hiểm này là sự kết hợp của cả 3 loại sản phẩm trên,
khi tham gia loại hình này sẽ được bảo hiểm cả 3 mức trách nhiệm trên nhưng
tiết kiệm được một khoản phí rất lớn.
- Đây là loại hình bảo hiểm rất nhạy cảm với khách hàng nên phải giải
quyết bồi thường nhanh chóng khi tổn thất xảy ra.
- Nhân dịp lễ tết, sinh nhật có thể gởi món quà nho nhỏ đến khách hàng
thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với họ. Biện pháp này tuy đơn giản
nhưng có tác dụng rất lớn làm khắng khít hơn mối quan hệ giữa chi nhánh và
khách hàng, tăng uy tín cho Bảo Minh An Giang từ đó có thể giữ khách hàng cũ,
lôi kéo khách hàng mới.
- Tiếp tục quan tâm và liên hệ khách hàng ngay khi họ chấm dứt hợp
đồng. Bởi vì, rất có thể họ lại tham gia và giới thiệu cho khách hàng mới do sự
tận tụy của chi nhánh.
- Hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh cho khách hàng trong trường hợp khách
hàng bị rủi ro quá lớn, tổn thất xảy ra quá nhiều nhưng chưa hoàn thành thủ tục
bồi thường.
-Giảm phí bảo hiểm cho những khách hàng tái tục nhiều lần nhưng ít xảy
ra tổn thất.
- Thực hiện hòm thư góp ý để đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng đối
với sản phẩm. Đồng thời cũng nhằm nhận biết thêm yêu cầu mới của khách hàng
để đa dạng hóa sản phẩm ngày một phong phú thêm.
- Đối khách hàng là các tổ chức thì có thể tổ chức hội nghị khách hàng
nhân dịp tổng kết cuối năm, để chuẩn bị triển khai bảo hiểm cho năm mới.
- Đối khách hàng cá nhân phục vụ tận nơi khi họ có yêu cầu. Các đại lý,
môi giới bảo hiểm đến tận nơi để chào mời phí bảo hiểm tạo cho họ cảm giác
không có sự phân biệt giữa các khách hàng.
- Đại lý bảo hiểm có vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai loại
hình bảo hiểm này nên cần tính toán và trả hoa hồng cho họ một cách thỏa đáng,
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 67
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
hỗ trợ trong khâu bán hàng thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng cáo và cải
thiện sản phẩm.
- Ngoài ra để hạn chế các rủi ro, chi nhánh nên hạn chế bán bảo hiểm cho
các đối tượng về hưu, đối tượng thuộc diện chính sách, các đối tượng nhiễm
HIV, bệnh hiểm nghèo.
- Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất là quy trình không thể thiếu được
trong nghiệp vụ này:
+ Bằng các bảng câu hỏi gợi ý cho khách hàng thu thập các thông tin
liên quan đến tai nạn có thể xảy ra cho khách hàng để từ đấy có các kiến nghị đề
xuất giúp họ loại trừ hoặc kiểm soát rủi ro.
+ Sau khi nắm bắt thông tin tiến hành tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể
để đề phòng rủi ro như về phòng tránh bệnh tật, an toàn giao thông… chúng có
thể được giới thiệu qua phim ảnh, video… Đồng thời để hạn chế tổn thất khi rủi
ro xảy ra.
¾ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa:
- Áp dụng việc giảm giá với khách hàng có nhiều hàng hóa bảo hiểm hoặc
số tiền bảo hiểm cao, hoặc khách hàng trả phí một lần.
- Nâng mức độ trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển.
- Tư vấn cách xếp hàng lên phương tiện, vận chuyển thế nào để đảm bảo
hàng hóa an toàn.
- Giúp khách hàng tìm các công ty vận chuyển uy tín, an toàn, có kinh
nghiệm.
- Thực hiện tốt công tác marketing, cung cấp thêm các dịch vụ đề phòng
hạn chế tổn thất, vì hầu hết khách hàng coi đó là sự gia tăng thêm của đơn bảo
hiểm, từ đó tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với chi nhánh. Chẳng hạn, khảo
sát hàng hóa, phát hiện ra các rủi ro tiềm tàng của hàng hóa để tư vấn cho khách
hàng cách quản lý. Phân tích các rủi ro trong quá khứ cho khách hàng từ đó có
biện pháp phòng tránh.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 68
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
- Khi hàng hóa vận chuyển an toàn, tiêu thụ được giá có thể gởi thiệp hoặc
cử người đến chúc mừng tạo sự thân thiện để khách hàng tái tục hợp đồng và giới
thiệu cho nhiều người.
- Hạn chế bán bảo hiểm cho những khách hàng sử dụng phương tiện
không an toàn, nâng cao mức phí đối với hàng hóa có rủi ro cao.
- Khi rủi ro dẫn đến tổn thất phải nhanh chóng bồi thường để khách hàng
tiếp tục kinh doanh. Nếu thủ tục bồi hường chưa hoàn tất có thể hỗ trợ kinh phí
cho khách hàng để không gián đoạn kinh doanh.
¾ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
- Cần có sự khác biệt sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng, xe cơ
giới nói chung cho từng đối tượng khách hàng: cơ quan văn phòng, hoạt động
vận tải hành khách…
- Thực hiện việc khuyến mãi trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt
như hiện nay. Chẳng hạn: khi mua bảo hiểm xe cơ giới tặng nón, áo thun, tham
gia bốc thăm trúng thưởng…
- Nếu sau thời gian tham gia hợp đồng đối khách hàng thường xuyên có
thể giảm phí, tặng quà. Đây là biện pháp nhằm lôi kéo họ tiếp tục hợp đồng và
giới thiệu cho khách hàng mới.
- Để hạn chế tổn thất có thể tài trợ cho các chiến dịch an toàn giao thông,
xây dựng các biển báo, hướng dẫn giao thông tại các trục đường chính, đường
khó đi.
- Phân chia giá chi tiết đối với các phương tiện xe cơ giới dựa vào:
+ Loại phương tiện.
+ Mục đích hoạt động.
+ Tuổi phương tiện.
+ Kinh nghiệm người sử dụng phương tiện.
+ Lịch sử tai nạn của phương tiện lưu thông.
+ Phạm vi hoạt động của phương tiện.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 69
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
- Hạn chế bán bảo hiểm cho các xe tải vận chuyển liên tỉnh, các loại xe
quá cũ.
- Tập trung tuyên truyền quảng cáo việc cải tiến sản phẩm xe cơ giới.
- Phục vụ tận nơi khi khách hàng có nhu cầu.
- Thực hiện bồi thường nhanh chóng khi có tổn thất.
- Xe cơ giới là một trong những tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia
đình trong xã hội nên đây là loại hình có nhiều tiềm năng cần phát triển. Song
cần bổ sung thêm các dịch vụ hậu mãi đối với các loại xe cơ giới.
¾ Bảo hiểm toàn diện học sinh:
- Cần có quan hệ tốt với các phòng giáo dục huyện thị, các trường học.
- Tài trợ cho các hoạt động đoàn thể của trường học nào có tham gia bảo
hiểm của Bảo Minh An Giang.
- Tặng học bổng khuyến khích học tâp cho các trường tham gia bảo hiểm.
- Tổ chức chương trình “ Phòng chóng tai nạn học đường cùng Bảo Minh
An Gaing” tại các trường học.
- Tài trợ cho các trương trình khám chữa bệnh học đường như: nha khoa
học đường, sức khỏe học đường…
- Chiết khấu cho các trường có số lượng học sinh tham gia bảo hiểm
nhiều.
¾ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt:
Đây là loại hình bảo hiểm phức tạp phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại
cảnh, nên cần thiết phải:
- Tài trợ cho hoạt động phòng tránh và cứu hỏa tại địa bàn.
- Tích cực tham gia công tác phòng tránh cháy rừng nhất là vào mùa nóng.
- Xây dựng các phương án phòng tránh cháy nổ cho khách hàng.
- Xây dựng sản phẩm hỏa hoạn cho các khu nhà phức tạp.
- Tăng cường công tác quảng cáo, tuyên truyền để khách hàng nhận thấy
sự khác biệt của sản phẩm.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 70
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
III. KIẾN NGHỊ
Qua tình hình thực tế tại chi nhánh xin đề xuất một số kiến nghị:
- Về công tác hỗ trợ sản phẩm mới cần:
+ Tuyên truyền quảng cáo rất cần thiết khi triển khai các loại hình bảo
hiểm mới. Từ đó đề nghị chi nhánh nên có kế hoạch cụ thể trong công tác tuyên
truyền quảng cáo hỗ trợ cho các sản phẩm mới.
+ Với sự phát triển xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, An Giang là
nơi sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản mạnh đề nghị chi nhánh sớm đề xuất với
công ty nhanh chống triển khai sản phẩm bảo hiểm cây lúa và cá bè.
- Đối với các loại hình bảo hiểm chủ lực: bảo hiểm học sinh, giáo viên,
bảo hiểm về xe cơ giới, xe gắn máy, và bảo hiểm bến phà, bến đò cần tăng định
mức quản lý và mức trách nhiệm bồi thường cao hơn .
+ Do tình hình cạnh tranh đang ngày một khốc liệt nên cần quan tâm
đến các loại hình chủ lực, truyền thống như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm giáo viên,
học sinh, xe cơ giới, xe gắn máy, bảo hiểm bến đò, bến phà. Và xúc tiến hoàn
chỉnh các chính sách cho khách hàng, đặc biệt đối với số khách hàng có số thu
cao mang lại hiệu quả cho đơn vị.
- Trong khai thác các nghiệp vụ có độ rủi ro cao cần phải cân nhắc, tính
toán bằng cách tăng phí hoặc hạn chế không bán các loại hình bảo hiểm không
mang lại hiệu quả.
- Thống kê hiệu quả từng nghiệp vụ để có kế hoạch khai thác cho năm tới
- Về quản lý chi phí cần tiết kiệm trong chi tiêu, chỉ chi cho các công việc
thật sự cần thiết phục vụ công tác đem lại hiệu quả cho đơn vị.
- Về khâu phân phối bán hàng:
+ Sắp xếp lại mang lưới đại lý cộng tác viên các huyện thị để việc
khai thác và bồi thường theo phân cấp đạt hiệu quả.
+ Có kế hoạch đào đạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho
ACE, thông qua công việc thực tế hàng ngày vừa làm vừa bổ sung kiến thức.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 71
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương
+ Động viên tinh thần làm việc của ACE bằng hình thức tiền lương,
tiền thưởng, nghỉ mát…
+ Thường xuyên quyết toán định kỳ với đại lý, cộng tác viên, giải
quyết công nợ dứt điểm, huỷ hợp đồng khi khách hàng không đóng phí đúng hạn,
khắc phục tình trạng công nợ dây dưa kéo dài.
SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 72
Công ty Bảo Hiểm TP. Hồ Chí Minh
Bảo Minh An Giang
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phần I: LÃI, LỖ
ĐVT: đ
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Thu phí bảo hiểm 7.823.522.574 8.284.134.742 10.360.278.844
2. Thu nhận tái bảo hiểm
3. Các khoản giảm trừ 1.194.162.759 695.638.548 998.095.300
- Chuyển phí nhượng tái 1.112.416.302 463.322.737 677.404.308
- Giảm phí
- Hoàn phí 81.746.457 232.315.811 320.690.992
4. Tăng giảm dự phòng phí 446.993.401 1.124.847.247 734.995.128
5. Thu khác hoạt động KDBH 259.964.858 75.151.084 68.851.565
- Thu nhượng tái bảo hiểm 259.964.858 75.151.084 68.851.565
- Thu khác ( giám định, đại lý)
6. Doanh thu thuần hoạt động KDBH 6.442.331.272 6.538.800.031 8.696.039.981
7. Chi bồi thường bảo hiểm gốc 3.955.870.717 3.727.800.000 4.762.349.878
8. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm
9. Các khoản giảm trừ 35.712.260 103.368.433 57.178.539
-Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm 35.712.260 83.318.433 57.178.539
- Thu đòi người thứ 3, hàng xử lý
100% 20.050.000
10. Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 3.920.158.457 3.624.431.567 4.705.171.339
11. Chi bồi thường từ quỹ dao động lớn
12. Tăng giảm dự phòng bồi thường 102.022.000 162.215.000
13. Số trích dự phòng dao động lớn trong
năm 331.467.991 379.424.810 344.781.833
14. Chi khác hoạt động kinh doanh bảo
hiểm 500.474.481 459.558.872 906.816.798
- Chi hoa hổng bảo hiểm gốc 491.416.536 450.190.591 884.161.320
-Chi nhận tái bảo hiểm
- Chi khác (giám định, đại lý…) 9.057.945 9.368.281 22.655.478
15. Tổng chi trực tiếp hoạt động KDBH 4.752.100.929 4.565.437.249 6.118.984.970
16. Lợi tức gộp hoạt động KDBH 1.690.230.343 1.973.362.782 2.577.055.011
17. Chi phí bán hàng
18. Chi phí quản lý kinh doanh 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329
19. Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696
20. Lợi nhuận thuần hoạt động KDBH 237.404.201 462.709.388 284.128.986
21. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-Thu nhập hoạt động tài chính
- Chi hoạt động tài chính
22. Lợi nhuận hoạt động bất thường -1.791.673 244.127.259
- Thu nhập hoạt động bất thưòng 3.000.000 244.127.259
- Chi hoạt động bất thường 4.791.673
23. Tổng lợi nhuận 235.612.528 462.709.388 528.256.245
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NANG CAO HIEU QUA VA HAN CHE RUI RO TRONG HOAT DONG KINH DOANH BAO HIEM CUA BAO MINH HAN GIANG.PDF