Chương 1: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÁO CÁO VIÊN
1.1. Bản chất và đặc trưng của lý luận chính trị
1.2. Vai trò của lý luận chính trị đối với hoạt động của người báo cáo viên
Chương 2: NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU
2.1. Thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua khảo sát thực tế Long An)
2.2. Yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long
KẾT LUẬN
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ biên chế viên của Đảng bộ cấp huyện ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay (qua thực tế Long An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bằng sông Cửu Long
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT theo phương châm của Đảng là một trong những giải pháp cơ bản, tác động tích cực và trực tiếp đến việc nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ [18, tr.283].
Có nhiều biện pháp để đưa LLCT của Đảng ta vào đời sống tinh thần của dân tộc: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, phát thanh truyền hình, tuyên truyền, cổ động nhưng sẽ không có biện pháp nào thay thế được biện pháp giáo dục thông qua hệ thống nhà trường. Bởi vì đây là con đường ngắn nhất, tính hiệu quả cao, mang lại tính hệ thống, tính khoa học chặt chẽ về kiến thức lý luận cho người học. Giáo dục LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL tốt nhất thông qua đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị khu vực II và Học viện Chính trị khu vực IV, các Trường Chính trị tỉnh. Đây chính là môi trường đào tạo, bồi dưỡng thuận lợi và có hiệu quả nhất cho việc hình thành những tri thức LLCT, mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ lý luận và tư duy lý luận của người cán bộ.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT có chất lượng và hiệu quả chúng ta cần tập trung một số nội dung sau:
* Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Kế thừa những mặt ưu điểm của các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống các Trường Chính trị đã và đang sử dụng cần bổ sung vào chương trình những nội dung mới, khắc phục những hạn chế dàn trải, trùng lắp trong nội dung chương trình. Vì vậy, trên cơ sở hướng dẫn về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh và các ban ngành có liên quan, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các Học viện khu vực, Trường Chính trị tỉnh sẽ cụ thể hóa biên soạn nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng LLCT cho phù hợp đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, sát tình hình thực tế và nhiệm vụ của địa phương.
Đổi mới nội dung chương trình cần đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, sát đối tượng. Nội dung đào tạo bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống lý luận về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng đối ngoại … vấn đề thời đại ngày nay. Nội dung chương trình phải cập nhật được những vấn đề thực tiễn sinh động, bước đầu giải đáp một số vấn đề lý luận mà BCV, cán bộ đảng viên còn băn khoăn trăn trở. Những kiến thức trong chương trình không chỉ trang bị thế giới quan, phương pháp luận, hình thành niềm tin, lý tưởng, phẩm chất chính trị đạo đức mà còn góp phần nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của BCV.
* Đổi mới phương pháp dạy và học LLCT:
Quá trình dạy và học LLCT cần làm cho BCV hiểu được bản chất của các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật trong các môn lý luận, nâng cao sự hiểu biết và vận dụng khả năng hiểu biết, phát triển trình độ nhận thức, nâng cao năng lực tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa tạo cho người học nhận thấy sự bổ ích, hứng thú và có ý nghĩa thật sự khi học LLCT.
Dạy và học LLCT phải đảm bảo tính khoa học của các phạm trù, nguyên lý, quy luật của các môn lý luận và gắn yêu cầu thực tiễn tránh tình trạng giảng lý luận suông; mỗi nguyên lý phải rút ra được ý nghĩa phương pháp luận và có liên hệ thực tế. Như vậy đòi hỏi giảng viên LLCT phải am hiểu đối tượng, có kiến thức rộng trên các lĩnh vực, kể cả kinh nghiệm thực tiễn.
Qua thực trạng trình độ văn hóa, khoa học, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL vẫn còn những bất cập, người dạy LLCT hiện nay sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng là chủ yếu. Ưu điểm của phương pháp này trong một thời gian ngắn người dạy trình bày rất nhiều kiến thức đến người học, người học tiếp cận thông tin nhanh, nội dung có tính hệ thống, tính chọn lọc cao; nhưng hạn chế dễ dẫn đến sự nhàm chán trong buổi học, giờ học; người học bị động (chỉ nghe), khả năng sáng tạo, động não suy nghĩ, giải quyết tình huống có vấn đề không được phát huy. Đổi mới phương pháp dạy và học LLCT phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa độc thoại và đối thoại, thuyết trình diễn giảng kết hợp với đàm thoại, nêu vấn đề đưa người học vào tình huống để suy nghĩ, tư duy cùng với người thầy tranh luận để tìm ra chân lý (với phương pháp này người dạy và học đều được nâng cao trình độ). Trong dạy học, người dạy nên đặt kiến thức sắp truyền đạt vào tình huống có vấn đề, nhằm gợi mở, lôi cuốn người học phải suy nghĩ, giúp họ nhận thức sâu, nhớ lâu, hiểu vấn đề, tạo thế chủ động trong nhận thức, rèn tính độc lập, sáng tạo trong tư duy.
Hiệu quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giảng viên LLCT (người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quá trình dạy học và giúp người học tiếp cận chân lý), đó phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, có trình độ khoa học, kiến thức sâu và rộng, có năng lực truyền thụ kiến thức. Giảng viên LLCT vừa là một nhà khoa học, vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tâm lý, bằng nhân cách của mình giảng viên LLCT không chỉ truyền đạt tốt chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn phải hình thành ở người học thế giới quan, phương pháp luận Mác – Lênin, củng cố niềm tin trong công cuộc đổi mới mà còn tổ chức hướng dẫn, phát huy vai trò tự học của người BCV.
Dạy học LLCT phải biết xây dựng và phát huy bầu không khí dân chủ, tránh giáo điều áp đặt; biết tôn trọng ý kiến người học, người dạy người học thật sự bình đẳng trong tranh luận, không nên nêu quan điểm của mình “theo tôi” để áp đặt mọi người phải nghe và cho là nhất, là đúng. Xuất phát từ mục đích cao nhất dân chủ hóa trong giáo dục LLCT, các Trường Chính trị khi xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tăng cường thời lượng nghiên cứu, thảo luận, xêmina. Trong xêmina, thảo luận, người dạy và người học cùng xây dựng bầu không khí đối thoại, tranh luận, gợi mở vấn đề cùng giải quyết, gợi cho người học bộc lộ hết tâm tư suy nghĩ, đả thông tư tưởng, tất yếu trình độ người học sẽ nâng cao, tạo môi trường rèn những kỹ năng kỹ xảo, phát triển tư duy lý luận.
Xây dựng phương pháp học tốt cũng là biểu hiện nâng cao trình độ lý luận, chất lượng dạy học không chỉ phụ thuộc vào quá trình dạy tốt mà còn phụ thuộc vào quá trình học tốt, bởi chính người học đóng vai trò quyết định tạo ra sự biến đổi căn bản ở họ. Muốn học tốt trước hết người BCV phải đóng vai trò chủ thể trong quá trình học tập và rèn luyện, có phương pháp học sáng tạo, họ là người khai thác, tìm tòi tri thức để rồi vận dụng sáng tạo vào hoạt động thực tiễn. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, tránh kiểu tư duy sáo mòn, không độc lập suy nghĩ, ngại tranh luận, dấu dốt, khắc phục lối học theo kiểu kinh viện, câu chữ, những kết luận sẵn có. Tri thức mà BCV tiếp nhận chỉ trở thành tri thức, niềm tin của mình và chỉ khi trải qua quá trình suy nghĩ, nghiền ngẫm, đấu tranh giữa tri thức mới và cũ, rút ra tri thức mới.
Dạy và học LLCT cần chú trọng gắn lý luận với việc lý giải, xử lý những vấn đề nổi cộm trong đời sống thực tiễn của địa phương; tăng cường tổ chức đi tham quan, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, tiếp cận những mô hình điển hình, tiên tiến, điển hình tiêu biểu. Mời các cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm báo cáo thực tế ở cơ sở, giúp người BCV hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, nâng cao trình độ và tư duy lý luận cho bản thân.
* Xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT:
Công tác đào tạo đội ngũ giảng viên là nhân tố then chốt quyết định cho việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho người học. Thực tế cho thấy phương pháp sư phạm của giảng viên trong hệ thống Trường Chính trị còn hạn chế, cần tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại, cần chú ý đến phương pháp sư phạm cho giảng viên, tăng thời gian và kiến thức về tâm lý học, lý luận dạy học cho các bộ môn lý luận, thực tập giảng dạy. Ngoài ra còn phải trang bị, cung cấp cho giảng viên những thông tin thực tế, có cơ chế công khai, dân chủ trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên LLCT, cải tiến chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng dạy LLCT theo hướng trọng tài năng, khuyến khích những người làm việc có hiệu quả. Là một bộ phận trí thức của xã hội, đội ngũ giảng viên LLCT xứng đáng được hưởng những chế độ, chính sách chung của Nhà nước đối với người làm công tác khoa học, giáo dục như phụ cấp thâm niên, danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, chế độ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và tham quan, nghiên cứu thực tế trong và ngoài nước.
* Đào tạo phương pháp tuyên truyền miệng cho đội ngũ BCV:
Phương pháp tuyên truyền miệng là khoa học về sự giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe. Người đi tuyên truyền có mục đích được xác định trước, còn người nghe cũng có nhu cầu, mục tiêu nhận thức nhất định. Trên cơ sở đảm bảo nội dung tuyên truyền, phương pháp tuyên truyền miệng tốt thực chất chính là tìm sự giao thoa đồng cảm giữa người nói và người nghe trong buổi nói chuyện.
Đào tạo phương pháp tuyên truyền miệng cho đội ngũ BCV cần hình thành một số kỹ năng cơ bản sau:
- BCV phải xác định đúng trọng tâm vấn đề trình bày, dùng các tư liệu, tài liệu, sự kiện xoay quanh nội dung đó để làm rõ bản chất của nó, qua đó định hướng tư tưởng và hành động. Khi trình bày vấn đề tránh mô tả quá dài dòng, sa đà vào các sự kiện mà không đủ thời gian để làm rõ bản chất của các sự kiện đó.
- BCV biết kết hợp hài hòa các yếu tố ngữ âm, ngữ điệu, nhịp điệu và ngừng giọng với những hành vi như tư thế, cử động, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười… nhằm tăng cường sự trao đổi giữa người nói và người nghe. Sự trao đổi không nhất thiết là những câu hỏi và trả lời, tranh luận, thảo luận, mà có khi chỉ qua ánh mắt, sự đồng cảm, sự chăm chú ủng hộ… đã là sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
- Khi nói, BCV có thể giải thích và chứng minh, tức diễn dịch và quy nạp hoặc kết hợp cả hai phương pháp này, khi trình bày một vấn đề nhất thiết phải trả lời được câu hỏi tại sao và thế nào. Sự thay đổi vị trí của hai câu hỏi này tuỳ thuộc nội dung, đối tượng, hoàn cảnh cụ thể
- Tăng cường tính chiến đấu trong bài nói, nhưng tránh gò ép, sự phê phán là rất cần thiết trong bài nói, nhất là trong bối cảnh đấu tranh tư tưởng, quan điểm chống lại các luận điệu sai trái, đấu tranh chống diễn biến hòa bình hiện nay. Tuy nhiên, trong nội dung phê phán người BCV cần tỏ rõ thái độ bình tĩnh, phân tích một cách khoa học, phê phán có cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Muốn cho bài nói thành công, BCV phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe, “Ai” ở đây chính là đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến. BCV phải nắm vững đối tượng về đặc điểm xã hội: giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, giới tính , tuổi tác… , về đặc điểm tư tưởng và tâm lý: quan điển, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng, trạng thái thể chất… ; về nhu cầu thị hiếu thông tin: thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thỏa mãn thông tin của đối tượng.
Cùng với những biện pháp trên cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nhằm phát huy hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về LLCT cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ BCV.
3.2.3. Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ báo cáo viên, phát huy tính tích cực tự giác trong việc tự nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu xây dựng đội ngũ BCV của Đảng trong giai đoạn hiện nay: chất lượng đồng bộ và toàn diện, cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả; vững vàng về chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ kiến thức cao, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Do tính đặt thù của hoạt động nghề nghiệp; BCV có những yêu cầu riêng và khá cao về tiêu chuẩn, năng lực nhất là năng lực “nói” và “viết”, tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục quần chúng, năng lực nắm bắt, dự báo định hướng giải quyết các vấn đề tư tưởng phát sinh trong đời sống xã hội. BCV cấp ủy do cấp ủy lựa chọn, Ban thường vụ cấp ủy công nhận và ra quyết định, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Tuyên giáo cấp ủy. Trong thời gian qua nhiều cấp ủy xây dựng đội ngũ BCV của mình chủ yếu dựa trên cơ cấu cấp ủy (vị trí cấp ủy của cán bộ, mà phân công cán bộ tham gia vào đội ngũ BCV), hoặc thông qua sự thuyên chuyển, điều động một số cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về công tác này, huy động từ các ban ngành chuyên môn, nhưng ít chú ý đến tiêu chuẩn, trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ BCV, chúng ta cần thực hiện những yêu cầu sau:
* Xây dựng những tiêu chuẩn đặc trưng cho phẩm chất tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp của người BCV mà quá trình xây dựng đội ngũ này phải đạt đến:
Về trình độ lý luận - tư tưởng và tri thức khoa học:
+ Được đào tạo về lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp sáng tạo của Đảng ta vào kho tàng lý luận, am hiểu đường lối đổi mới của Đảng và những quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng.
+ Đấu tranh không khoan nhượng với quan điểm, tư tưởng thù địch đi ngược với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và trái với hệ tư tưởng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Có kiến thức văn hóa rộng, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về thế giới hiện đại, về đất nước, con người Việt Nam trên các phương diện lịch sử, truyền thống, tâm lý và văn hóa. Nắm vững những nguyên tắc của giáo dục, lý luận nhận thức, hiểu biết các quá trình tư tưởng diễn ra trong xã hội, những quy luật của công tác tư tưởng, quy luật hình thành ý thức xã hội.
Về phẩm chất chính trị đạo đức:
+ Giác ngộ về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và tuyên truyền nhiệt thành cho con đường đó.
+ Trưởng thành về chính trị, nhạy cảm về tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm cao trong công tác, lời nói đi đôi với việc làm, có quan điểm quần chúng đúng đắn.
Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cơ bản:
+ Nắm vững nghệ thuật tuyên truyền miệng, am hiểu nghiệp vụ tuyên truyền, diễn đạt tốt, biết soạn thảo các văn bản tuyên truyền.
+ Có phong cách làm việc dân chủ và khả năng đối thoại quần chúng, có văn hóa trong ứng xử, giao tiếp, có nghệ thuật lôi kéo quần chúng tham gia vào công tác tư tưởng.
+ Có năng lực sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền đại chúng nhất là các phương tiện hiện đại để tác động đến ý thức quần chúng.
+ Có năng lực nghiên cứu các vấn đề tư tưởng - chính trị, khả năng nắm bắt, hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện lý giải những khuynh hướng tư tưởng phát sinh trong các tầng lớp dân cư khác nhau.
Ngoài ra, những yếu tố như: năng khiếu, sở trường về tuyên truyền miệng, ngoại hình tốt, có thể lực và phong thái đĩnh đạc cũng là một trong những thế mạnh của ngưòi BCV.
Trong điều kiện hiện nay, xây dựng đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL ngoài những tiêu chuẩn trên, cần có thêm những tiêu chuẩn cụ thể để tuyển chọn, rèn luyện và xây dựng BCV cho cấp mình. Trình độ học vấn phải tốt nghiệp từ CĐ, ĐH trở lên; LLCT phải đạt trình độ cao cấp LLCT hay đại học chuyên ngành LLCT; có trình độ năng lực “viết” và “nói”, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương hay Tỉnh ủy tổ chức; có thời gian tham gia hoạt động BCV và tuổi đời không quá 50 tuổi.
* Đổi mới về nhận thức công tác BCV:
Công tác BCV phải được coi là một nghề trong xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với họ. Để có đội ngũ BCV có năng lực và phẩm chất tốt, thiết yếu chúng ta phải đào tạo. Sinh thời Bác Hồ thường căn dặn: “làm việc gì học việc ấy”, “cán bộ ở môn nào thì phải học thành thạo công việc của môn ấy”, “ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải hiểu biết chuyên môn về ngành ấy”. Vì vậy, trong tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ tham gia vào đội ngũ BCV, ngoài những tiêu chuẩn về phẩm chất, phải chú trọng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của BCV.
Hiện nay, đội ngũ BCV đa phần là do kiêm nhiệm, hầu hết BCV Huyện ủy là những cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện và chủ chốt cấp xã, lực lượng này chủ yếu được trưởng thành từ phong trào thực tiễn, chứ chưa qua đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản, nghệ thuật phát biểu miệng, khả năng tiếp cận, xử lý thông tin, định hướng thông tin còn hạn chế. Do vậy, tập trung đào tạo BCV về LLCT, về nghiệp vụ tuyên truyền miệng ở trình độ chuyên sâu, trau dồi phẩm chất đạo đức, kỹ năng thực hành, bồi dưỡng định kỳ cho BCV (những thành tựu lý luận trong nước và quốc tế, kết quả nghiên cứu của các chương trình đề tài, những kiến thức tâm lý học tuyên truyền, nghệ thuật phát biểu miệng), hướng dẫn họ sử dụng phương tiện hiện đại, cập nhật thông tin qua hội nghị định kỳ hàng năm.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng BCV phải hướng tới một số kỹ năng nhất định: định hướng, xử lý thông tin, nâng cao chất lượng kỹ năng trao đổi, đối thoại, sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình, giáo dục thuyết phục, ngôn ngữ nói làm hấp dẫn người nghe, kỹ năng biên soạn giáo án bài nói chuyện, kỹ năng xử lý tình huống, tiến tới hình thành hai kỹ năng cơ bản của người BCV: “nói” và “viết”.
* Đổi mới công tác tạo nguồn BCV:
Tạo nguồn BCV là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ nhằm tạo ra đội ngũ BCV phát triển liên tục, thường xuyên và có cơ cấu hợp lý ổn định, khắc phục sự hụt hẫng về số lượng và mất cân đối về cơ cấu đội ngũ. Nguồn đào tạo BCV: có thể từ nhà trường, chọn những sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên trong các trường đại học, hoặc tạo nguồn thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên, từ thực trạng đội ngũ BCV cấp huyện ĐBSCL của chúng ta hiện nay, tác giả mạnh dạn đề nghị các cấp ủy Đảng sớm hình thành đội ngũ BCV chuyên nghiệp; tránh quá nhiều BCV kiêm nhiệm, thiếu thời gian để đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, dẫn đến tình trạng báo cáo“qua loa”, “đại khái”, không thiết tha với công việc do cấp ủy phân công. Hình thành đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện tinh gọn, chuyên sâu, có cơ cấu hợp lý và ổn định, số lượng vừa đủ, chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Nên tạo nguồn BCV từ những sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành LLCT và công tác tư tưởng, bằng con đường này chúng ta sẽ thực hiện được yêu cầu “trẻ hóa”, “nghề hóa” đội ngũ BCV.
Các cấp ủy cần sớm xây dựng chiến lược cán bộ tư tưởng - xây dựng đội ngũ BCV, làm tốt công tác tuyên truyền “nghề BCV” và ngành Tư tưởng - Văn hóa. Để mọi người trong xã hội thấy được vị trí, vai trò của đội ngũ này, những yêu cầu về phẩm chất và năng khiếu; tính chất hoạt động nghề nghiệp, những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực hoạt động này, trách nhiệm và vinh dự khi gia nhập đội ngũ BCV.
Chọn những học sinh, sinh viên xuất thân trong những gia đình có truyền thống cách mạng, có lịch sử chính trị rõ ràng, có khả năng phát triển; cùng với cán bộ trẻ thuộc diện qui hoạch đưa đi đào tạo tập trung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên ngành công tác tư tưởng và các chuyên ngành LLCT (hệ 4 năm hoặc 2 năm); mở rộng đào tạo chuyên sâu tại Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Các Tỉnh ở ĐBSCL cần phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở các loại hình đào tạo không tập trung các chuyên ngành LLCT, công tác tư tuởng cho đối tượng làm BCV, hoặc dự nguồn BCV cấp ủy tại địa phương.
* Nâng cao tính tự giác của đội ngũ BCV trong việc tự nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất:
Trình độ năng lực, chất lượng đội ngũ, không chỉ phụ thuộc vào bản thân công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trường, lớp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác trong việc tự nâng cao trình độ và rèn luyện nâng cao năng lực của bản thân mỗi BCV. Vì vậy, trong quá trình kiện toàn đội ngũ phải làm sao để các BCV có ý thức tự giác trong việc tự bồi dưỡng, nghiên cứu, biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện. Sự nỗ lực phấn đấu, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của bản thân BCV rất quan trọng, có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ mọi mặt, xây dựng phương pháp học, phương pháp nghiên cứu của chính họ.
Phát huy tính tích cực tự giác của đội ngũ BCV trong việc tự nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đòi hỏi mỗi BCV phải nghiêm túc xây dựng và thực hiện kế hoạch, tự bổ túc kiến thức của mình, tự định hướng nghiên cứu, nâng cao năng lực công tác hàng ngày và tích lũy vốn kiến thức. BCV cần đọc, nghe rất nhiều để lĩnh hội thông tin qua sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn, nghe đài, xem tivi, nghiên cứu bản tin nội bộ, kể cả nghiên cứu thực tế ở cơ sở, nắm thông tin; dư luận xã hội. Sau mỗi chuyên đề nói chuyện cần tham khảo ý kiến đánh giá của đối tượng, tự nhận xét qua đó rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn.
Mỗi BCV phải tự ý thức rằng tự bồi dưỡng, tự rèn luyện là một hoạt động có ý nghĩa, là niềm say mê vinh dự lớn, thôi thúc BCV phải tự giác nâng cao hơn nữa, không hài lòng những gì mà bản thân đã có để ra sức học tập nâng cao trình độ, trau dồi phẩm chất đạo đức, trở thành người BCV giỏi, có uy tín, có năng lực. Mỗi BCV của Đảng phải luôn ý thức rằng BCV cấp ủy là nhiệm vụ do cấp ủy phân công, mà cao cả hơn là sự say mê, tâm huyết, gắn bó với nghề nghiệp, mới hoàn thành xuất sắc những trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Trình độ LLCT của đội ngũ BCV tùy thuộc vào sự phấn đấu, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện bản thân của mỗi người, nhưng vai trò của cấp ủy Đảng, các cơ quan tham mưu quản lý cũng rất cần thiết để tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực của từng BCV.
3.2.4. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu; nhiều vấn đề mới nảy sinh càng cần có sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Hơn nữa, sự nghiệp đó lại được tiến hành trong điều kiện tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản nhưng khó khăn thách thức cũng rất lớn, chủ nghĩa đế quốc và thế lực thù địch không ngừng chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Do vậy, công tác tư tưởng đã và đang đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải tăng cường giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Nhận thức tầm quan trọng đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ra quyết định số 100 – QĐ/TW về việc tổ chức TTBDCT cấp huyện. Hơn 10 năm hoạt động TTBDCT cấp huyện đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, nâng cao nâng cao lý luận, nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; góp phần quan trọng vào công tác xây dựng hệ thống chính trị; giữ vững và ổn định chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở cơ sở. Vì vậy, cần tiếp tục kiện toàn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTBDCT cấp huyện trong thời gian tới qua những nội dung cơ bản sau:
* Huyện ủy và Ủy Ban nhân dân Huyện cần nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TTBDCT cấp huyện (được nêu trong quyết định số 100- QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) và nhất là hướng dẫn liên ban số 2098 – HD/TC-TTVH của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa TW):
Vấn đề cần đặt ra trong hướng tới các TTBDCT cấp huyện cần cụ thể hóa và sáng tạo trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, các phòng, ban cấp huyện phối hợp chặt chẽ để Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
* Kiện toàn tổ chức biên chế của TTBDCT:
Theo quyết định số 100 của Ban Bí thư và các chỉ thị của Tỉnh ủy, biên chế cho mỗi TTBDCT từ 4 đến 5 người, trong đó có các chức danh: giám đốc (có thể có phó giám đốc), giáo vụ và nhân viên hành chính. Ở ĐBSCL nói riêng cũng như cả nước nói chung, mô hình tổ chức bộ máy cán bộ của TTBDCT vẫn còn thiếu chỉ có từ 3 đến 4 người, giám đốc Trung tâm vẫn còn thực hiện kiêm nhiệm (thường trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy kiêm giám đốc Trung tâm). Để đáp ứng sự phát triển của công tác giáo dục LLCT ở cơ sở cho thấy cần phải kiện toàn tổ chức biên chế trung tâm theo hướng: tổ chức của Trung tâm cần phải có giám đốc chuyên trách để chủ động trong công việc hơn, tránh sự kiêm nhiệm và cần có một phó giám đốc, giáo vụ, hành chính, biên chế khoảng 5 người là đủ.
* Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, sự quản lý của Uỷ Ban nhân dân Huyện và quan hệ của TTBDCT với các cơ quan hữu quan:
Qua thực tế, quy định như hướng dẫn số 2098 - HD/TC–TTVH đã khẳng định vai trò của Ban Tuyên giáo cấp tỉnh trong hoạt động của các TTBDCT cấp huyện; nhưng bên cạnh đó cần làm rõ các mối quan hệ giữa TTBDCT với Ban Tuyên giáo các cấp và Trường Chính trị tỉnh về chỉ đạo thực hiện chương trình, cũng như bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, BCV của Trung tâm. Nên chăng, cần có một hướng dẫn mới bổ sung thay cho hướng dẫn số 2098-HD/TC- TTVH trước đây hoặc TTBDCT cấp huyện thuộc hệ thống các trường chính trị của Đảng.
* Đa dạng hóa các chương trình bồi dưỡng, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của địa phương và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ BCV kiêm chức TTBDCT:
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cần chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương để biên soạn các chương trình cho các đối tượng tại Trung tâm và có hướng dẫn cụ thể mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian các chương trình để TTBDCT thực hiện. Sau mỗi kỳ đại hội Đảng, các chương trình cần được tổ chức biên soạn bổ sung sửa chữa cho phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, thực tế của đất nước.
Các TTBDCT trên phạm vi cả nước nói chung và ở các tỉnh ĐBSCL nói riêng hiện nay thực hiện bồi dưỡng từ 15 đến 30 chương trình do Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương ban hành và các chương trình bồi dưỡng của các ngành và đoàn thể. Vì vậy, các chương trình thực hiện tại TTBDCT phải mang tính cập nhật tránh sự dàn trải, dài dòng, nặng lý luận, thời gian phân bổ thực hiện chương trình cần hợp lý hơn (đặc biệt chương trình SC LLCT còn bất cập về thời gian học tập rất nhiều), mà phải tăng cường phần thực tiễn, phần nghiệp vụ (tác nghiệp, cầm tay chỉ việc), kinh nghiệm công tác và xử lý tình huống.
Theo quy định của Trung ương, cán bộ chủ chốt cấp xã phải có tối thiểu trình độ TC LLCT và TC chuyên môn (trung cấp hành chính - đối với chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban nhân dân; trung cấp thanh vận – đối với bí thư đoàn cơ sở; trung cấp phụ vận – đối với chủ tịch hội phụ nữ), bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền cơ sở. Việc bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở của trung tâm rất đa dạng, ngoài các đối tượng đã nêu trên, còn chú trọng cả chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng là cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ đoàn thể.
Các cơ quan chức năng cần biên tập, phát hành tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho giảng viên, BCV, tài liệu tham khảo phục vụ cho các chương trình học tập, tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, BCV thường xuyên hàng năm, cần xây dựng cơ sở đào tạo ổn định cho đội ngũ cán bộ các TTBDCT.
Đội ngũ BCV cho TTBDCT cấp huyện chủ yếu là BCV kiêm chức, là các đồng chí thường trực cấp ủy, Ủy ban Nhân dân, trưởng, phó ban, ngành cấp huyện. Hầu hết lực lượng này đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành, qua đào tạo cao cấp LLCT, có kinh nghiệm thực tiễn, một số được bồi dưỡng kiến thức hàng năm đã khẳng định được vị trí, vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nội dung chương trình mà Trung tâm đảm nhiệm. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung tâm hình thành từ nhiều nguồn, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm, trình độ đại học lý luận và tương đương. Do yêu cầu công việc, các BCV kiêm chức chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc soạn giáo án, ít tham gia tập huấn nên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, vốn rất bức xúc trước đòi hỏi thực tiễn hiện nay. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ BCV, các tỉnh ở ĐBSCL cũng như các địa phương trong cả nước đã tổ chức những cuộc thi “BCV Trung tâm giỏi cấp tỉnh”, song để duy trì được những cuộc thi này, cần có những cơ chế, chính sách đồng bộ và nhất quán.
Hàng năm, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy cần phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Trường Chính trị Tỉnh mở lớp bồi dưỡng LLCT, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và BCV kiêm chức. Tuy nhiên, trong các kỳ tập huấn, ngoài việc tập trung vào nội dung và phương pháp giảng dạy hiện đại, cần tổ chức tham quan, toạ đàm, bình giảng, trao đổi chuyên môn, công tác quản lý, mở lớp. Đối với các BCV kiêm chức cần được tổ chức tập huấn thường xuyên để củng cố và nâng cao kiến thức, với ý thức xác định: nhiệm vụ tập huấn vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình.
Đẩy mạnh công tác đào tạo “cán bộ tuyên giáo nguồn, BCV Trung tâm”, nên chú ý tuyển chọn lực lượng có tuổi đời trẻ, có điều kiện học ở bậc cao hơn, những học viên vừa tốt nghiệp đại học chính quy như nhiều địa phương trong cả nước có kinh nghiệm tuyển chọn BCV, cán bộ Trung tâm từ nguồn này.
* Đầu tư kinh phí hoạt động cho các TTBDCT:
Hiện nay, Trung tâm phải đảm nhận bồi dưỡng nhiều chương trình lý luận: bồi dưỡng phát triển Đảng, bồi dưỡng Đảng viên mới, bồi dưỡng bí thư chi bộ, cán bộ tuyên giáo cơ sở, SC LLCT, bồi dưỡng 6 bài LLCT cho thanh niên, lớp TC LLCT (do TTBDCT phối hợp Trường Chính trị tỉnh thực hiện), các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ngoại ngữ, tin học khi cấp ủy yêu cầu. Tăng kinh phí do yêu cầu bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm. Việc cấp kinh phí hoạt động cho Trung tâm cần có kế hoạch cụ thể và thực hiện theo kế hoạch, tránh tình trạng 6 tháng đầu năm đã hết kinh phí. Kế hoạch đào tạo cần được coi là căn cứ để cấp kinh phí cho Trung tâm chủ động mở lớp bồi dưỡng theo kế hoạch, khai thác tốt cơ sở vật chất, tránh bị động, chồng chéo. Vì vậy, hàng năm các TTBDCT cấp huyện ở ĐBSCL cần đầu tư kinh phí từ 500 đến 600 triệu đồng mới đảm bảo đủ để hoạt động như: bồi dưỡng giảng viên, kinh phí mở lớp, tham quan học hỏi, nghiên cứu thực tế, tài liệu bồi dưỡng, trang thiết bị. Dĩ nhiên vấn đề này cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí, và kế hoạch dự trù kinh phí hàng năm của Trung tâm phải khả thi.
* Có chế độ chính sách phù hợp người dạy và người học:
Quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 26/10/2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó chỉ rõ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trực thuộc tỉnh là 30%. Vấn đề đặt ra là các TTBDCT phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng qui chế thực hiện giờ chuẩn đối với giảng viên chuyên trách, giáo viên kiêm chức thực hiện chế độ thỉnh giảng theo qui định của cơ quan tài chính ở địa phương.
* Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho TTBDCT:
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho TTBDCT cấp huyện theo hướng hiện đại với những phương tiện kỹ thuật tiên tiến: máy tính, máy chiếu, tăng âm, hệ thống âm thanh chiếu sáng được tăng cường, phòng học, hội trường, bàn ghế… từng bước đáp ứng cho phương pháp giảng dạy mới. Trụ sở trung tâm cần xây dựng độc lập như trường học, đảm bảo đủ hội trường học tập, yên tĩnh, khang trang, sạch đẹp (hiện nay đa phần TTBDCT cấp huyện ở ĐBSCL còn phải mượn trụ sở hoặc lồng ghép như một Ban trong Huyện ủy). TTBDCT cần trang bị: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, phòng đọc, nhà nghỉ cho học viên, nhà ăn của trung tâm để đảm bảo cho học viên có đầy đủ điều kiện học tốt.
Tóm lại, kiện toàn và đổi mới chất lượng hoạt động của TTBDCT cấp huyện nói chung, ở ĐBSCL nói riêng là điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó. Hơn nữa, đây còn là điều kiện để BCV Huyện ủy thể hiện năng lực, phẩm chất của mình … Qua đó người BCV tự hoàn thiện về mọi mặt, trong đó có trình độ LLCT.
KẾT LUẬN
Để làm tròn sứ mệnh của mình, Đảng không chỉ cần có một lý luận tiền phong hướng dẫn, mà còn phải trang bị lý luận tiền phong ấy cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Làm được điều đó, có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên của Đảng.
LLCT có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động BCV, giúp cho người BCV nhận thức đúng đắn bản chất khoa học cách mạng chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao năng lực hoạt động và hình thành niềm tin chính trị của người BCV. Trình độ chính trị được nâng cao, góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước và quốc tế, từng bước nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, tạo sự nhất trí về tư tưởng và hành động ngày càng cao trong Đảng và xã hội.
Thực tế, một bộ phận BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL vẫn còn hạn chế về trình độ LLCT và năng lực hoạt động tuyên truyền, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong thời kỳ mới. Do đó, việc nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng nói chung và BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL là yêu cầu cấp thiết.
Muốn nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay, trước hết cần tập trung quán triệt thực hiện tốt Thông báo 71 của Thường vụ Bộ chính trị (khóa VIII) và các văn bản chỉ đạo của Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy về việc tổ chức hoạt động BCV và tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng để Huyện ủy nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò và ý nghĩa hoạt động BCV. Đồng thời, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ một số phương hướng và giải pháp như: Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL phải gắn quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, tạo bước chuyển biến tích cực về đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân và cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động BCV, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng LLCT, kiện toàn đội ngũ BCV và phát huy tính tích cực tự giác trong việc tự nâng cao trình độ; nâng cao chất lượng hoạt động các TTBDCT. Thực hiện đồng bộ, vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương hướng và giải pháp trên chính là tạo những điều kiện khách quan cần thiết cho việc học tập, rèn luyện và trưởng thành của đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL. Điều có ý nghĩa quan trọng và quyết định phát huy tính tích cực của đội ngũ BCV trong việc tự nâng cao trình độ, tu tâm dưỡng trí, rèn đức, luyện tài, cũng như lòng say mê nghề nghiệp của họ. Trên cơ sở đó, chúng ta mới khắc phục được những hạn chế về trình độ, năng lực LLCT, xây dựng đội ngũ BCV đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; góp phần tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn tư tưởng hoạt động cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân theo quan điểm đường lối của Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Qui chế hoạt động báo cáo viên.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An (1999), Báo cáo sơ kết “Hai năm thực hiện thông báo 71 – TB/TW của Thường vụ Bộ chính trị khóa VIII về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An (2001), Báo cáo tổng kết hoạt động BCV, tuyên truyền viên nhiệm kỳ VI (1996 -2000) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ VII (2001 – 2005).
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An (2005), Báo cáo tổ chức hoạt động BCV, tuyên truyền viên và Trung tâm thông tin công tác tư tưởng Long An.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động BCV, tuyên truyền viên nhiệm kỳ VII (2001 -2005) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ VIII (2006 – 2010).
6. Nguyễn Đức Bình (1992), “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr.5-15.
7. Nguyễn Đức Bình (1996), “Phấn đấu vươn lên ngang tầm những nhiệm vụ công tác tư tưởng trong thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, (10), tr. 3-6.
8. Thùy Dương (1997), “Vì sao cán bộ ít muốn về tuyên giáo”, Tạp chí Tư tưởng- Văn hóa, (9), tr.38.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Chỉ thị số 14 – CT/TW “Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng”.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết 01 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa VII về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Thông báo số 71 – TB/TW “về việc lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1996 – 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
19. Hà Đăng (1994),“Đổi mới và tăng cường hoạt động BCV, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, (10), tr.4-6.
20. Lương Khắc Hiếu, Nguyễn Viết Thông (2003), “Đổi mới tư duy về công tác cán bộ tuyên giáo hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, (2), tr.23-27.
21. Phạm Đình Huỳnh (chủ nhiệm đề tài) (1995), Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ tuyên giáo huyện thị - thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Hà nội.
22. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, T1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
23. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, T4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
24. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, T6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
25. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, T14, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
26. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, T18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
27. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, T29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
28. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, T33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
29. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, T36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
30. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, T41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
31. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, T43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
32. Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. C.Mác - Ph.Ăngghen (1989), Toàn tập, T1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
34. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, T17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, T20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1998), Về chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hà Thúc Minh (2004), “Đặc tính con người ĐBSCL”, Tạp chí Xưa và Nay, (226), tr.10-12.
45. Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Trần Thị Yến Ninh (1998), Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
47. Nguyễn Thế Phấn (1982), “Quan hệ giữa lý luận và chính trị”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 47-48
48. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
49. Lê Khả Phiêu (1997), “Chúng ta mong muốn các lực lượng làm công tác tư tưởng cấp huyện và cơ sở ngày một mạnh hơn”, Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, (6), tr. 1-3.
50. Tô Huy Rứa, Lương khắc Hiếu (1994), “Đào tạo cán bộ tuyên truyền bậc đại học theo mô hình mới”, Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa (1), tr. 34-35.
51. Ngô Văn Thạo (2002), “Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt động BCV trong tình hình mới”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, (7), tr.40-44.
52. Nông văn Tiềm (2001), Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
53. Tỉnh ủy Long An (1997), Chỉ thị 09/CT.TU, Về việc tổ chức đội ngũ BCV và tuyên tuyền viên cơ sở.
54. Tỉnh ủy Long An (2001), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2001 – 2005.
55. Tỉnh ủy Long An (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 – 2010.
56. Nguyễn Quốc Tuấn (chủ biên) (2004), Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
57. Đào Duy Tùng (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb sách giáo khoa Mác- lênin, Hà nội.
58. Từ điển triết học ( Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nxb Tiến bộ, Mácxcơva và Nxb Sự thật, Hà nội ), (1986).
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN TRIẾT HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________
Hà nội, ngày tháng 05 năm 2006
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện)
Đồng chí kính mến!
Nghiên cứu trình độ lí luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên (BCV) Đảng bộ cấp huyện là nhằm tìm ra giải pháp giúp cho đội ngũ này làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình. Rất mong được sự hợp tác của các đồng chí bằng sự cung cấp những thông tin qua trả lời những câu hỏi sau. (nếu đồng chí đồng ý với cách trả lời nào hãy đánh dấu (x) vào ô vuông bên cạnh). Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Đồng chí cho biết những thông tin về bản thân
Giới tính :
Nam
Nữ
º
º
Độ tuổi:
Dưới 30
Từ 30 đến 45
Từ 45 đến 60
Trên 60
º
º
º
º
Trình độ văn hóa:
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
º
º
Chuyên môn nghiệp vụ:
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
º
º
º
Trình độ lí luận chính trị:
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp, đại học
º
º
º
Số năm tham gia làm báo viên cấp ủy
Dưới 5năm
Từ 5 năm đến 10 năm
Từ 10 năm đến 20 năm
Trên 20 năm
º
º
º
º
Câu 2: Theo đồng chí vốn tri thức về lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn của báo cáo viên?
Sâu sắc phong phú
Có mức độ vừa phải
Còn hạn chế
º
º
º
Câu 3: Mức độ hiểu biết của báo cáo viên về các lĩnh vực đời sống xã hội?
Rất rộng
Có mức độ
Còn hạn chế
º
º
º
Câu 4: Đồng chí cho biết nội dung thông tin mà báo viên trình bày?
* Về đối tượng tiếp nhận (người nghe)
Rất phù hợp
Phù hợp có mức độ
Chưa phù hợp
º
º
º
* Tính thời sự:
Rất mới
Có mới nhưng ít
Không gì mới
º
º
º
* Tính định hướng:
Có định hướng
Còn thiếu định hướng
Khó trả lời
º
º
º
Câu 5: Theo đồng chí khả năng thuyết trình của báo cáo viên?
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
º
º
º
Câu 6: Năng lực đối thoại của Báo cáo viên hiện nay?
Rất tốt
Bình thường
Còn hạn chế
º
º
º
Câu 7: Khả năng nắm bắt dư luận xã hội của Báo cáo viên hiện nay?
Rất tốt
Chưa đầy đủ
Còn hạn chế
º
º
º
Câu 8: Đồng chí có hứng thú trong lĩnh vực hoạt động Báo cáo viên không?
Nhìn chung là hứng thú
Rất hứng thú
Không hứng thú lắm (vì trách nhiệm)
º
º
º
Câu 9: Niềm tin của Báo cáo viên vào Đảng hiện nay?
Tin tưởng tuyệt đối
Có giảm sút
Bắt đầu mất niềm tin
º
º
º
Câu 10: Theo đồng chí tinh thần phê và tự phê của Báo cáo viên?
Rất tốt
Có nhưng chưa cao
Còn hạn chế
º
º
º
Câu 11: Đồng chí cho biết phương tiện phục vụ hoạt động Báo cáo viên hiện nay?
Đầy đủ
Tương đối
Rất thiếu
º
º
º
Câu 12: Về chế độ của Báo cáo viên hiện nay?
Hợp lý
Cần bổ sung
Bất hợp lý
º
º
º
Câu 13: Đồng chí có kiến nghị gì về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ Báo cáo viên Đảng bộ cấp Huyện hiện nay?
HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH
VIỆN TRIẾT HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________
Hà nội, ngày tháng 05 năm 2006 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho người nghe Báo cáo viên thuyết trình)
Đồng chí kính mến!
Nghiên cứu trình độ lí luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên (BCV) Đảng bộ cấp huyện là nhằm tìm ra giải pháp giúp cho đội ngũ này làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình. Rất mong được sự hợp tác của các đồng chí bằng sự cung cấp những thông tin qua trả lời những câu hỏi sau. (nếu đồng chí đồng ý với cách trả lời nào hãy đánh dấu (+) vào ô vuông bên cạnh). Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Phương pháp truyền đạt của báo cáo viên hiện nay như thế nào?
Giới thiệu nội dung chính, có liên hệ thực tế địa phương º
Chỉ giới thiệu nội dung chính của nghị quyết, đường lối… º
Đọc nghị quyết, đường lối, chính sách …một cách nhạt nhẽo º
Câu 2: Đồng chí đánh giá như thế nào khả năng truyền đạt của đội ngũ Báo cáo viên Đảng bộ cấp Huyện hiện nay?
Rất tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Yếu
Không có khả năng
º
º
º
º
º
Câu 3: Đồng chí tiếp thu như thế nào sau khi nghe những thông tin mà Báo cáo viên trình bày?
Nâng lên rõ rệt
Bình thường
Không bổ ích
º
º
º
Câu 4: Đồng chí có hứng thú khi dự các buổi nói chuyện về thời sự không?
Rất hứng thú
Bình thường
Vì nhiệm vụ phải đi nghe
º
º
º
Câu 5: Theo đồng chí trình độ Báo cáo viên của Đảng bộ Huyện hiện nay?
Rất tốt
Đáp ứng yêu cầu
Còn hạn chế
Câu 6: Đồng chí cần đóng góp gì về năng lực, trình độ Báo cáo viên Đảng bộ cấp huyện hiện nay?
º
º
º
Phụ lục 1
Kết quả trưng cầu ý kiến BCV Đảng bộ cấp huyện ở Long An
Câu hỏi
Các lựa chọn trả lời
Kết quả
Ti lệ
Vốn tri thức về LLCT và kinh nghiệm thực tiễn của BCV
1.Sâu sắc, phong phú
2.Mức độ vừa phải
3.Còn hạn chế
59
196
38
20,1%
66,9%
13,0%
Mức độ hiểu biết của BCV về các lĩnh vực đời sống xã hội
1.Rất rộng
2.Có mức độ
3.Còn hạn chế
43
222
28
14,7%
75,8%
9,5%
Tính phù hợp đối tượng khi trình bày
1.Rất phù hợp
2.phù hợp có mức độ
3.Chưa phù hợp
75
209
9
25,6%
71,3%
3,1%
Tính thời sự khi trình bày
1.Rất mới
2.Có mới nhưng còn ít 3.Không gì mới cả
66
223
4
22,5%
76,1%
1,4%
Tính định hướng khi trình bày
1.Có định hướng
2.Còn hạn chế
3.Khó trả lời
231
45
17
78,8%
15,4%
5,8%
Khả năng thuyết trình BCV
1.Tốt
2.Khá
3.Trung bình
36
214
43
12,3%
73,0%
14,7%
Khả năng đối thoại BCV
1.Rất tốt
2.Bình thường
3.Còn hạn chế
67
210
16
22,9%
71,7%
5,4%
Khả năng nắm bắt dư luận BCV
1.Rất tốt
2.Chưa đầy đủ
3.Còn hạn chế
56
214
23
19,1%
73,0%
7,8%
Mức độ hứng thú khi trình bày
1.Rất hứng thú
2.Nhìn chung hứng thú
3.Không hứng thú
3.Khó trả lời
77
160
42
14
26,3%
54,6%
14,3%
4,8%
Niềm tin BCV vào Đảng
1.Tin tưởng tuyệt đối
2.Có giảm sút
3.bắt đầu mất niềm tin
271
22
0
92,5%
7,5%
0
Tinh thần phê và tự phê của BCV
1.Rất tốt
2.Có nhưng chưa cao
3.Còn hạn chế
119
165
9
4,6%
56,3%
3,1%
Phương tiện phục vụ BCV
1.Đầy đủ
2.Tương đối
3.Còn thiếu
12
187
94
4,1%
63,8%
32,1%
Chế độ BCV
1.Hợp lý
2.Cần bổ sung
3.Bất hợp lý
35
235
23
11,9%
80,2%
7,9%
Độ tuổi BCV
1.Dưới 30
2.Từ 30 – 45
3.Từ 45 - 60
3
151
139
1%
51,5%
47,4%
Thâm niên BCV
1.Dưới 5 năm
2.Từ 5 – 10 năm
3.Từ 10 - 15 năm
4.Trên 15 năm
154
105
33
1
52,6%
35,8%
11,3%
0,3%
Phụ lục 2
Kết quả trưng cầu ý kiến người nghe BCV Đảng bộ cấp huyện ở Long An thuyết trình
Câu hỏi
Các lựa chọn trả lời
Kết quả
Tỉ lệ
Phương pháp truyền đạt của BCV
1.Trình bày nội dung chính, có liên hệ thực tế
2.Trình bày nội dung chính
3.Đọc lại tài liệu sẵn có
198
121
21
58,4%
35,6%
5,9%
Khả năng truyền đạt BCV
1.Khá tốt
2.Đạt yêu cầu
3.Còn hạn chế
174
153
13
51,2%
45,0%
3,8%
Mức độ tiếp thu
1.Nâng lên rõ rệt
2.Bình thường
3.Không bổ ích
249
89
2
73,2%
26,1%
0,6%
Mức độ hứng thú
1.Rất hứng thú
2.Bình thường
3.Vì nhiệm vụ
244
88
8
71,8%
25,9%
2,3%
Đánh giá trình độ BCV
1.Tốt, khá
2.Đáp ứng yêu cầu
3.Còn hạn chế
51
230
59
15,0%
67,6%
17,4%
Phụ lục 3
Trình độ BCV của Đảng bộ cấp Huyện ở một số tỉnh ĐBSCL
Tỉnh, T.phố
T số
Giới tính
Trình độ
văn hóa
Trình độ chuyên môn
Trình độ LLCT
Nam
Nữ
THCS
THPT
TC
CĐ,
ĐH
SC
TC
CC, ĐH
Long An
293
251 85.7%
42
14.3%
12
4.1%
281
95.9%
30
10.2%
188
64.2%
6
2%
101
34.5%
186
63.5%
Tiền Giang
260
235
90.4%
25
9.6%
260
100%
4
1.4%
135
51.9%
4
1.5%
82
31.5%
174
66.9%
Bến Tre
162
124
76.5%
38
23.5%
162
100%
18
11.1%
128
79%
49
30.2%
113
69.8%
Vĩnh Long
145
132
91%
13
9%
3
2.1%
142
97.9%
21
14.5%
82
56.6%
22
12.5%
123
84.8%
An Giang
249
215
86.3%
34
13.6%
8
3.2%
241
96.8%
46
18.5%
142
57%
5
2%
82
32.9%
162
65.1%
Sóc Trăng
202
142
70.3%
60
29.7%
5
2.4%
197
97.5%
19.8
121
59.9%
4
2%
84
41.6%
114
56.4%
Cần Thơ
102
85
83.3%
17
15.7%
102
100%
7
6.7%
67
65.7%
9
8.8%
32
31.4%
61
59.8%
Tỉ lệ chung
83.3%
16.6%
1.7%
98.3%
11.8%
62%
2.3%
31%
66.6%
(Nguồn Trung tâm thông tin công tác tư tưởng – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh long, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van nang cao LLCT bao cao vien dong bang sogn Cuu Long.doc