Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên

Đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên MỞ ĐẦU Nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình [18]. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức mà nó còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa cây cảnh là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị mà nó đem lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD [4]. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thúc đảy kinh tế phát triển là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay. Hoa đồng tiền là một loại hoa đẹp, hình dáng, mầu sắc phong phú đa dạng với đủ các loại mầu sắc khác nhau từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím Hoa có kích thước to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa hoa có độ bền lâu và đặc biệt là khả năng ra hoa quanh năm, tỷ lệ hoa thương phẩm cao, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu liên tục trong 4 đến 5 năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ rất cao nên hiện nay đang là một trong 10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thế giới. Vì thế diện tích trồng hoa đồng tiền ngày càng được mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng [5]. Nhờ đặc điểm ưu việt đó, mặc dù mới du nhập vào nước ta song hoa đồng tiền đã được thị hiếu của người tiêu dùng rất ưa chuộng và hiện đang là loại hoa có giá trị kinh tế cao. Nắm bắt được thực trạng đó rất nhiều người làm vườn đã chuyển sang trồng hoa đồng tiền và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hoa đồng tiền Hà Lan là giống hoa nhập nội , mới chỉ xuất hiện trên địa bàn Thái Nguyên trong một thời gian ngắn, việc thí nghiệm bố trí các giống hoa khác nhau để tìm ra những giống phù hợp với điều kiện trồng trọt riêng của Thái Nguyên và áp dụng các kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là việc bố trí mật độ thích hợp cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hoa đồng tiền Hà Lan, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất hoa cao hiện đang là vấn đề mà rất nhiều bà con quan tâm trăn trở và là việc làm cấp bách hiện nay. Mặt khác, Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học của cả Trung ương và địa phương, đây là thị trường tiêu thụ hoa lớn cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hoa ở Thái Nguyên hiện nay còn mang tính chất mang mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu, sản lượng hoa thấp, chủng loại hoa đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Với những lợi thế của mình Thái Nguyên không chỉ thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, thương mại mà nơi đây còn ẩn chứa một tiềm năng phát triển các loại hoa có giá trị kinh tế cao. Để giải quyết những khó khăn trên nhằm làm phong phú thêm các giống hoa trong tập đoàn hoa tại Thái Nguyên và tìm ra mật độ tối ưu cũng như loại phân bón lá thích hợp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng hoa đồng tiền chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên". 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được giống hoa đồng tiền có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện trồng trọt tại Thái Nguyên. - Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. - Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: bổ xung những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, góp phần củng cố lý thuyết đã học. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: xác định được giống hoa có năng suất cao, chất lượng tốt, và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt có thu nhập cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. . MỤC LỤC Chương 1: Mở đầu 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Chương 2: Tổng quan tài liệu 4 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 4 2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới 6 2.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa châu Á 6 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Việt Nam 8 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 13 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên 13 2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 13 2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 14 2.2.1.3. Nhu cầu thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15 2.2.1.4. Hiện trạng sản xuất hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15 2.2.2.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển hoa, cây cảnh Thái Nguyên. 17 2.2.2.1. Thuận lợi 17 2.2.2.2. Khó khăn 17 2.2.2.3. Định hướng phát triển hoa Thái Nguyên trong tương lai 18 2.2.3. Những nghiên cứu chung về cây hoa đồng tiền 18 2.2.3.1. Nguồn gốc 18 2.2.3.2. Phân loại 19 2.2.4. Giới thiệu các giống, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng của cây hoa đồng tiền 19 2.2.4.1. Đặc điểm thực vật học 20 2.2.4.2. Giá trị sử dụng 20 2.2.5. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa đồng tiền 21 2.2.5.1. Yêu cầu sinh thái 21 2.2.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng 22 2.2.6. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 23 2.2.6.1. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền đất 23 2.2.6.2. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 27 2.2.7. Các nghiên cứu về giống hoa 29 2.2.8. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 31 2.2.8.1.Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng 35 2.2.8.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá 35 2.2.9 Đặc điểm một số phân dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 36 Chương 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 38 3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38 3.2.1. Nội dung nghiên cứu 38 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 39 3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41 3.2.3.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng của hoa thí nghiệm 41 3.2.3.2. Theo dõi tình hình phát triển của hoa thí nghiệm 41 3.2.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về nằng suất, chất lượng hoa 41 3.2.3.4. Theo dõi thành phần, mức độ sâu bệnh hại 42 3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu 42 Chương 4: Kết quả và thảo luận 43 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên 43 4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của một số giống hoa đồng tiền Hà Lan 45 4.2.1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 45 4.2.2. Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống hoa thí nghiệm 46 4.2.3. Động thái ra lá và tốc độ ra lá của các giống hoa thí nghiệm 50 4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền thí nghiệm 54 4.2.5. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 56 4.2.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đồng tiền thí nghiệm 59 4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan 62 4.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của hoa Salan 62 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của giống hoa Salan 64 4.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan 67 4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách đến năng suất, chất lượng giống hoa Salan 69 4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sâu bệnh hại hoa Salan 72 4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng hoa đồng tiền Salan 74 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống hoa Salan 74 4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa Salan 76 4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan 80 4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng giống hoa Salan 82 4.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại hoa Salan 85 4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm 87 Chương 5: Kết luận đề nghị 89 5.1. Kết luận 89 5.2. Đề nghị 89 Tài liệu tham khảo 90 Phụ lục 93

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất chất lượng cao là hết sức cần thiết. Qua theo dõi ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu giống hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của hoa Salan Công thức Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển chủ yếu Thời gian từ sau trồng đến…..(ngày) Hồi xanh 100% Ra lá mới 50% Ra nụ 50% Đẻ nhánh 50% Nở hoa 50% 30x30 (ĐC) 9 21 51 65 82 20x30 (cm) 9 24 57 67 88 40x30 (cm) 9 23 52 63 80 Qua bảng 4.9 Ta thấy ở giai đoạn đầu, giai đoạn hồi xanh giữa các công thức không có sự khác nhau, tức là khoảng cách khác nhau không làm ảnh hưởng đến giai đoạn hồi xanh của giống trong cùng một điều kiện. Qua theo dõi giai đoạn hồi xanh giữa các công thức cho thấy cây con đem trồng rất khỏe mạnh đồng đều, vì đều là cây nuôi cấy mô, cây khỏe và sạch bệnh và biện pháp chăm sóc ban đầu rất hợp lý và có hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn 9 ngày toàn bộ số cây đem trồng đã hồi xanh hoàn toàn. Thời gian từ trồng đến khi cây ra lá mới đã có sự khác nhau giữa các công thức dao động từ 21-24 ngày, trong đó công thức khoảng cách 20x30cm có thời gian từ trồng đến ra lá mới 50% muộn nhất 24 ngày, muộn hơn công thức đối chứng 3 ngày, tiếp đến là công thức 30x40cm, có giai đoạn này muộn hơn công thức đối chứng 2 ngày. Thời gian từ trồng đến ra nụ 50% cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức, đây là giai đoạn quan trọng là tiền đề quyết định đến năng suất, chất lượng hoa cũng như hiệu quả kinh tế trong trồng trọt. Qua bảng 4.9 ta thấy thời gian từ sau trồng đến khi cây ra nụ 50% dao dộng trong khoảng 51- 57 ngày trong đó công thức khoảng cách 20x30cm có thời gian từ trồng đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 ra nụ 50% chậm nhất 57 ngày chậm hơn công thức đối chứng 6 ngày. Công thức đối chứng và công thức khoảng cách 30x40cm có thời gian này tương đương nhau, (công thức 30x40 cm: 51 ngày, công thức đối chứng: 52 ngày). Bước sang giai đoạn đẻ nhánh 50% ta thấy cũng có sự khác nhau giữa các công thức, trong đó công thức khoảng cách 30x40cm có thời gian từ trồng đến khi đẻ nhánh 50% diễn ra sớm nhất (63 ngày), công thức đối chứng (65 ngày), muộn nhất là công thức khoảng cách 20x30cm (67 ngày). Như vậy cùng một giống, trồng ở mật độ khác nhau có thời gian đẻ nhánh khác nhau.Việc nghiên cứu giai đoạn này có ý nghĩa lớn trong trồng trọt, xác định thời gian đẻ nhánh giúp ta có biện pháp chăm sóc hợp lý, bổ xung dinh dưỡng cho cây để cây nuôi dưỡng nhánh con và cho số nhánh nhiều góp phần tạo ra năng suất hoa lớn . Cùng với giai đoạn ra nụ, đẻ nhánh, giai đoạn nở hoa cũng có sự khác nhau giữa các công thức, công thức khoảng cách 40x30cm có giai đoạn từ trồng đến lúc nở hoa 50% sớm nhất (80 ngày) sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày (82 ngày) diễn ra muộn nhất là công thức khoảng cách 20x30cm giai đoạn này kéo dài 88 ngày. Như vậy, thông qua việc nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống hoa Salan với các công thức khoảng cách khác nhau ta thấy: ở khoảng cách 20x30cm các giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều diễn ra muộn hơn công thức khoảng cách 30x30cm (đối chứng), công thức khoảng cách 30x40cm các giai đoạn này luôn diễn ra sớm hơn công thức đối chứng nhưng chỉ sớm hơn 1 đến 2 ngày ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của giống hoa đồng tiền Salan Động thái ra lá và động thái đẻ nhánh là hai yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của cây hoa đồng tiền. Ở mật độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 khoảng cách trồng phù hợp cây sẽ sinh trưởng tốt bộ lá sớm ổn định, thực hiện chức năng quang hợp kiến tạo dinh dưỡng góp phần tạo năng suất, chất lượng cao. Kết quả theo dõi động thái ra lá của giống hoa với các công thức khoảng cách khác nhau như sau: Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của giống hoa Salan Đơn vị: lá/cây Công thức Thời gian từ sau trồng đến….(ngày) 10 30 50 70 90 110 130 150 30x30-ĐC 4,9 7,2 9,6 12,.9 17,2 21,1 25,7 30,7 20x30 4,7 6,7 8,5 11,7 14,9 18,3 21,8 25,5 30x40 4,7 7,3 10,0 13,1 17,5 21,5 26,9 32,7 CV% 4,2 3,1 3,3 3,6 2,6 2,0 1,7 3,4 LSD05 0,3 0,4 0,6 0,8 0,8 0,8 0,8 1,9 Qua bảng 4.10 ta thấy động thái ra lá của các công thức khác nhau cho kết quả khác nhau. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu giai đoạn 10 ngày sau trồng hầu như không có sự khác nhau giữa các công thức, chỉ dao động từ 4,7 đến 4,9 lá/cây, nhưng sang giai đoạn 30 ngày tuổi sự khác nhau này là rất rõ rệt, trong đó công thức khoảng cách 40x30cm có số lá trên cây cao nhất đạt 7,3 lá trên cây cao hơn công thức đối chứng 0,5 lá/cây chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến công thức đối chứng có số lá trên cây đạt 7,2 lá, số lá trên cây thấp nhất ở công thức khoảng cách 20x30cm số lá trên cây chỉ đạt 6,7 lá. Động thái ra lá của các công thức tăng dần cùng với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đến giai đoạn 150 ngày sau trồng, tốc độ ra lá của công thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 khoảng cách 40x30cm đạt cao nhất đạt 32,7 lá/cây, cao hơn công thức đối chứng 2 lá/cây chắc chắn với độ tin cậy 95%, thấp nhất là công thức khoảng cách 20x30cm số lá trên cây chỉ đạt 25,5lá/cây, công thức đối chứng có số lá trên đạt 33,1 lá/cây. Từ động thái ra lá cho phép ta tính được tốc độ ra lá của các công thức, tốc độ ra lá của các công thức được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng tới tốc độ ra lá của giống hoa đồng tiền Salan. Đơn vị: lá/10 ngày Công thức Thời gian từ sau trồng đến….(ngày) 20- 30 30- 40 40- 50 50- 60 60- 70 70- 80 90- 100 110- 120 130- 140 140- 150 30x30(ĐC) 1,3 1,3 1,1 1,1 2,2 2,4 1,9 2,2 2,5 2,5 20x30 1,0 1,0 0,8 1,1 2,1 1,6 1,7 1,9 1,7 2,0 40x30 1,4 1,6 1,1 1,5 1,6 2,2 1,8 2,6 3,0 2,8 Biểu đồ 4.4: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến tốc độ ra lá của giống hoa Salan Ngày sau trồng (ngày) L á / 1 0 n g ày 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 20- 30 40- 50 60- 70 80- 90 100- 110 120- 130 140- 150 30x30 (ĐC) 20x30 40x30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Qua bảng 4.11 và biểu đồ 4.4 ta thấy: giai đoạn đầu tốc độ ra lá của các công thức đều chậm, ở giai đoạn 20-30 ngày sau trồng tốc độ ra lá của công thức khoảng cách 40x30cm đạt cao nhất và chỉ đạt 1,4 lá/cây. Công thức khoảng cách 20x30cm có tốc độ ra lá chậm nhất chỉ đạt 1 lá /cây, công thức đối chứng đạt 1,3 lá/cây. Qua giai đoạn 40-60 ngày sau trồng tốc độ ra lá của các công thức đều tăng, và tăng nhiều nhất ở giai đoạn 130-140 ngày sau trồng, trong đó công thức khoảng cách 40x30cm có tốc độ ra lá cao nhất đạt 2,8 lá/cây/10 ngày, công thức đối chứng đạt 2,5lá/cây/10ngày, thấp nhất là công thức khoảng cách 20x30cm tốc độ chỉ đạt 2 lá /cây/10 ngày. Như vậy với cùng một giống hoa Salan, khoảng cách khác nhau cho tốc độ ra lá khác nhau, trong đó tốc độ ra lá của công thức khoảng cách 40x30 cm cho tốc độ ra lá cao nhất, tốc độ ra lá của cây cao giúp cây sớm ổn định về bộ lá để bước vào giai đoạn phát triển, và sớm cho năng suất. 4.3.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan Động thái đẻ nhánh của cây trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng tốt sẽ cho số nhánh cao và ngược lại. Dựa vào động thái đẻ nhánh của cây hoa ta có thể đánh giá được khả năng cho năng suất của giống, đồng thời qua đó ta có thể dự đoán được năng suất hoa thu được trên một đơn vị diện tích. Bên cạnh đó động thái đẻ nhánh còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác nhân giống khi nguồn cây giống khan hiếm và cây nuôi cấy mô có giá thành rất cao như hiện nay, cây tách nhánh vẫn là một trong những sự lựa chọn của người dân, đồng thời động thái đẻ nhánh còn là một trong những chỉ tiêu mà các nhà chọn giống hoa đồng tiền quan tâm để tạo ra những giống hoa có năng suất cao. Qua theo dõi động thái đẻ nhánh ở các công thức khác nhau chúng tôi thu được kết quả sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan. Đơn vị tính: nhánh/cây Công thức Thời gian từ sau trồng đên …(ngày) 10 30 50 70 90 110 130 150 30x30 (ĐC) 1,0 1,0 1,0 1,9 2,6 2,9 3,7 3,9 20x30 cm 1,0 1,0 1,0 1,7 2,1 2,5 2,8 3,1 40x30 cm 1,0 1,0 1,4 1,9 2,5 3,0 3,8 4,5 CV% 6,3 6,2 8,9 6,0 9,6 LSD05 0,2 0,2 0,4 0,4 0,7 Biều đồ 4.5: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.5 ta thấy giai đoạn từ sau khi trồng đến 50 ngày tốc độ đẻ nhánh giữa các công thức không có sự sai khác, nhưng sang giai đoạn 70 ngày sau trồng, tốc độ đẻ nhánh của các công thức khác nhau S ố n h á n h /c â y Ngày sau trồng 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 30 40 50 70 90 110 130 150 30x30 (ĐC) 20x30 40x30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 cho kết quả khác nhau trong đó công thức đối chứng và công thức khoảng cách 30x40cm cho kết quả như nhau (1,9 nhánh/cây), công thức khoảng cách 20x30cm chỉ đạt 1,7 nhánh/cây. Số nhánh trên cây tăng dần theo thời gian đến giai đoạn 150 ngày số nhánh trên cây của công thức 30x40cm đạt giá trị cao nhất (4,5 nhánh/cây), tiếp đến là công thức đối chứng đạt 3,9 nhánh/cây, số nhánh trên cây thấp nhất là công thức khoảng cách 20x30cm chỉ đạt 3,1 nhánh/cây thấp hơn so với đối chứng 0,8 nhánh/cây chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, điều này cho thấy ở khoảng cách 30x30cm (ĐC) và công thức khoảng cách 30x40cm đã tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt nên khả năng đẻ nhánh cao. Trong khi đó khoảng cách 20x30cm lại làm cho khả năng đẻ nhánh của cây bị hạn chế. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt tới động thái đẻ nhánh có ý nghĩa lớn trong công tác nghiên cứu. Xác định được mật độ thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất. 4.3.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến năng suất và chất lượng hoa Salan Năng suất và chất lượng giống không những chịu tác động của yếu tố giống, yếu tố nhiệt độ, ẩm độ mà nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong đó yếu tố mật độ khoảng cách là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng hoa Salan. Qua theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa chúng tôi thu được kết quả sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng trọt đến năng suất và chất lƣợng hoa Công thức Số hoa /khóm (B/khóm) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài cuống hoa(cm) Số cánh hoa/bông (cánh/B) Độ bề hoa tự nhiên (ngày) Độ bền hoa cắt cắm (ngày) 30x30(ĐC) 15,3 9,6 34,3 207,7 15,9 12,2 20x30 12,8 9,3 32,8 201,6 15,5 12,9 40x30 15,9 10,7 36,5 207,6 15,4 11,9 CV% 4,7 3,6 3,1 1,8 9,4 8,2 LSD05 1,3 0,7 2,1 7,4 2,9 1,9 Số hoa/khóm là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá khả năng cho năng suất hoa, các công thức khoảng cách khác nhau cho số hoa/khóm khác nhau dao động từ 12,8- 15,9 bông/khóm. Trong đó công thức khoảng cách 30x40cm đạt số bông /khóm cao nhất 15,9 bông/khóm, cao hơn công thức đối chứng 0,6 bông, tuy nhiên qua sử lý thống kê không có sự sai khác với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức khoảng cách 20x30cm cho số bông/khóm thấp nhất 12,8 bông/ khóm, thấp hơn công thức đối chứng 2,5 bông/khóm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy khoảng cách trồng khác nhau cho kết quả số bông trên khóm khác nhau, trong đó công thức khoảng cách 30x30cm và công thức 40x30 cm cho số bông/khóm cao hơn công thức khoảng cách 20x30cm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong trồng trọt, nhằm giảm được lượng giống, do đó giảm được đầu vào mà năng suất vẫn cao. Đường kính hoa không những là chỉ tiêu để phân loại hoa trước khi đem ra thị trường mà nó còn làm tăng tính thẩm mỹ của bông hoa, đồng thời nó còn là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến giá thành của hoa. Đường kính hoa của các công thức khác nhau có sự khác nhau, trong đó thức khoảng cách 40x30cm cho đường kính bông cao nhất và đạt 10,7cm cao hơn công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức khoảng cách 20x30cm có đường kính hoa nhỏ nhất, nhỏ hơn công thức đối chứng 0,3cm (9,3cm), công thức đối chứng (9,6cm). Cùng với đường kính hoa, chiều dài cuống hoa cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân loại hoa,và là một trong những chỉ tiêu góp phần quyết định đến giá thành hoa. Qua kết quả theo dõi cho thấy công thức khoảng cách 30x40cm cho chiều dài cuống hoa cao nhất (36,5cm) cao hơn công thức đối chứng chắn chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức khoảng cách 30x20cm có chiều dài cuống hoa ngắn nhất 32,8 cm, công thức đối chứng 34,3cm. Số cánh hoa trên bông cũng là một trong những chỉ tiêu được quan tâm theo dõi, tuy nhiên số cánh hoa trên bông phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Số cánh hoa trên bông giữa các công thức dao động từ 201,6 - 207,7 cánh, tuy nhiên qua sử lý thống kế cho thấy sự khác nhau giữa các công thức không có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà người yêu hoa quan tâm, ngoài tính hấp dẫn, hoa còn phải có thời gian tồn tại lâu đặc biệt là trong những dịp lễ tết, để người chơi hoa thưởng ngoạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoa Salan có độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cao, trong đó độ bền hoa tự nhiên giữa các công thức dao động từ 15,4 - 15,9 ngày, có thể khẳng định đây là một trong những loại hoa có độ bền hoa tự nhiên cao, độ bền hoa cắt dao động từ 11,9 - 12,9 ngày. Tuy nhiên qua kết quả sử lý thống kê cho thấy sự khác nhau giữa các công thức không có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%,có nghĩa khoảng cách khác nhau không làm ảnh hưởng đến độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cắm của giống hoa Salan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu năng suất, chất lượng hoa cho thấy: ở khoảng cách 30x40cm, làm tăng số hoa trên khóm của hoa Salan, đường kính hoa và chiều dài cuống hoa, ở khoảng cách 20x30cm lại làm giảm các chỉ tiêu trên. Sở dĩ có kết quả này là do cây hoa đồng tiền Salan là cây có sinh khối lớn, đường kính lá to, do đó cần một khoảng chống nhất định để cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. 4.3.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến tình hình sâu bệnh hại Sâu bệnh là nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng, nếu nhiễm sâu bệnh hại ở bất kỳ mức độ nào đều làm ảnh hưởng đến giá trị của hoa, do đó việc theo dõi thành phần và mức độ hại có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu. trong thí nghiệm trên hoa đồng tiền Salan về sâu chủ yếu suất hiện sâu xanh, sâu xám, nhện ở giai đoạn cây ra hoa, về bệnh xuất hiện bệnh phấn trắng, bệnh thối đen lá, cụ thể qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.14: Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa Salan Công thức Sâu hại Bệnh hại Sâu xanh Sâu xám nhện rệp Thối đen lá Phấn trắng 30x30 ĐC * * * - ++ + 20x30 ** * * * ++ + 40x30 * * * - ++ + Ghi chú: Bệnh : - Không gây hại + Mức độ nhẹ : < 10% cây bị bệnh ++ Mức độ trung bình : 11 - 25% cây bị bệnh +++ Mức độ nặng : 26 - 25% cây bị bệnh ++++ Mức độ rất nặng : >50% cây bị bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Sâu: - Không gây hại * Mức độ lẻ tẻ : Từ 1 đến vài cá thể/m2 ** Mức độ phổ biến : 11 - 25% cây bị hại *** Mức độ nhiều : 26 - 25% cây bị hại **** Mức độ rất nhiều : >50% cây bị hại (Viện bảo vệ thực vật, 1997, 1999, 2000) Qua bảng 4.14 ta thấy: về sâu: ở tất cả các công thức đều xuất hiện sâu xanh, sâu xám, nhện, về bệnh: xuất hiện bệnh phấn trằng, bệnh thối đen lá, tuy nhiên mức độ hại chỉ ở mức nhẹ và mức trung bình không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của hoa. Sâu xanh chủ yếu xuất hiện nhiều nhất vào giai đoạn cây bắt đầu ra nụ lúc này sâu xanh bắt đầu tấn công mạnh nhất, giai đoạn này nhện chân tơ cũng xuất hiện chúng trích hút làm cho lá cong queo, hoa dị dạng, không nở hết cánh.Về bệnh: bệnh thối đen lá chủ yếu xuất hiện vào những thời điểm khi ẩm độ không khí lên cao đặc biệt là giai đoạn 110-120 ngày sau trồng. Mặc dù ở công thức 20x30cm thấy xuất hiện nhiều vì mật độ cây dầy, lá trồng lên nhau tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thối đen phát triển. Tuy nhiên khi phun thuốc trừ sâu sinh học Anvil 5 SC phun chúng đều khỏi bệnh. Qua thí nghiệm 2 cho thấy: ở khoảng cách 30x30cm (ĐC) và khoảng cách 40x30cm đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt và rút ngắn thời gian ra hoa so với công thức khoảng cách 20x30cm từ 6-8 ngày. Đồng thời ở khoảng cách 30x30cm (ĐC) và khoảng cách 40x30cm cho năng suất hoa cao hơn công thức khoảng cách 20x30cm, cụ thể công thức khoảng cách 40x30cm cho số hoa trên khóm đạt 15,9 bông/khóm, công thức khoảng cách 30x30cm (ĐC) đạt 15,3 bông/khóm trong khi đó công thức 20x30cm chỉ đạt số hoa/khóm là 12,8 bông /khóm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến sinh trƣởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lƣợng hoa đồng tiền Salan. 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây chịu tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ… Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng là yếu tố dinh dưỡng, cây hoa là cây trồng rất nhậy cảm với yếu tố dinh dưỡng, dinh dưỡng đầy đủ không những giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mà còn cho năng suất, cũng như chất lượng hoa cao. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.15: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống hoa đồng tiền Salan Công thức Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển chủ yếu Thời gian từ sau trồng đến…..(ngày) Hồi xanh 100% Ra lá mới 50% Ra nụ 50% Đẻ nhánh 50% Nở hoa 50% Không phun (ĐC) 9 21 52 63 82 PBL Trung Quốc 9 24 50 62 78 PBL Thiên Nông 9 23 48 60 77 Qua số liệu bảng 4.15 ta thấy: ở giai đoạn đầu, giai đoạn hồi xanh giữa các công thức không có sự khác nhau và đều hồi xanh sau 9 ngày trồng. Qua quá trình theo dõi giai đoạn hồi xanh chúng tôi nhận thấy cây con đem trồng đều khỏe mạnh, đồng đều và biện pháp chăm sóc ban đầu hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Sang giai đoạn ra lá mới đã có sự khác nhau giữa các công thức, tuy nhiên sự khác biệt này chưa rõ rệt dao động từ 19 đến 21 ngày, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông có thời gian từ khi trồng đến khi số cây ra lá mới 50% sớm nhất (19 ngày), sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày, tiếp đến là công thức phun PBL Trung Quốc (20 ngày), công thức đối chứng (21 ngày). Sở dĩ sự khác nhau giữa các công thức phân bón lá không rõ rệt vì ở giai đoạn này cây hoa còn nhỏ lượng dinh dưỡng cần cần chưa cao, cây vẫn chủ yếu sử dụng lượng dinh dưỡng tích lũy từ lúc cây con. Sang giai đoạn từ khi trồng đến khi số cây ra nụ 50% đây là giai đoạn mà cây cần rất nhiều dinh dưỡng nên đã có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông có thời gian này sớm nhất sớm hơn công thức đối chứng 4 ngày (48 ngày), công thức phun PBL Trung Quốc sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày (50 ngày), công thức đối chứng (52 ngày). Đây là giai đoạn quan trọng đối với cây hoa, nó quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình, giai đoạn này cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng mầm nụ và hoa. Như vậy công thức phân bón lá đã làm cho hoa Salan ra nụ sớm hơn công thức không phun phân bón lá. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc điều khiển cây ra hoa theo ý muốn vào những dịp lẽ tết, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa. Thời gian từ khi trồng đến khi đẻ nhánh 50% giữa các công thức có sự chênh lệch đáng kể, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông có giai đoạn từ khi trồng đến khi cây đẻ nhánh 50% sớm nhất (60 ngày), công thức phun PBL Trung Quốc (62 ngày), công thức đối chứng (63 ngày). Cùng với giai đoạn ra nụ, giai đoạn đẻ nhánh có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh tế của cây hoa. Cây đẻ nhánh sớm, số nhánh trên cây nhiều sẽ là tiền đề quan trọng cho năng suất hoa cao và ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Thời gian từ trồng đến khi cây nở hoa 50%, sự khác biệt giữa các công thức thể hiện rõ nhất, cụ thể công thức phun PBL Thiên Nông có giai đoạn từ trồng đến nở hoa 50% sớm nhất (77 ngày) sớm hơn công thức đối chứng 5 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc sớm hơn đối chứng 4 ngày (78 ngày), công thức đối chứng (82 ngày) Nhìn chung ảnh hưởng của phân bón lá đến quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa Salan rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn ra nụ, đẻ nhánh và nở hoa, chúng đều làm cho các giai đoạn này diễn ra sớm hơn công thức đối chứng (không phun) từ 1 đến 7 ngày, đặc biệt là công thức phun PBL Thiên Nông đã làm cho các quá trình luôn luôn diễn ra sớm. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp giúp ta thấy được vai trò quan trọng của phân bón lá với quá trình sinh trưởng, phát triển, góp phần nâng cao năng suất cây trồng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích đất. 4.4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đến động thái ra lá của giống hoa Salan Như chúng ta đã biết, bộ lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây trồng ngoài chức năng chính là quang hợp tạo tạo nên vật chất hữu cơ cho cây trồng, lá còn góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ của hoa đặc biệt đối với hoa để chậu. Trong xã hội ngày nay, người yêu hoa không chỉ quan tâm đến mầu sắc hoa, số lượng hoa mà họ còn đánh giá chất lượng hoa thông qua hình dáng bông hoa cũng như hình dáng cây hoa. Số lá trên cây và mầu sắc lá là yếu tố cơ bản tạo nên hình dáng đẹp của cây hoa, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với hoa để chậu, ngoài yếu tố di truyền thì PBL có tác dụng rất lớn đối với mầu sắc lá cũng như mấu sắc hoa, dinh dưỡng đầy đủ, cân đối là tiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 đề để tạo ra những cây hoa đẹp. Việc giữ cho bộ lá luôn luôn phát triển ổn định sẽ góp phần làm cho năng suất hoa ổn định ở mức cao. Có thể khẳng định dinh dưỡng có ý quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng dinh dưỡng. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.16: Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa Salan Đơn vị tính: lá/cây Công thức Ngày sau trồng 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun (ĐC) 4,7 6,9 9,1 11,7 14,6 18,3 22,1 26,5 PBL. Trung Quốc 4,8 6,9 9,3 12,1 16,1 20,9 25,2 30,7 PBL.Thiên Nông 4,7 7,2 10,2 13,5 18,3 23,2 28,2 34,2 CV% 5,1 5,1 4,4 LSD05 0,7 0,9 2,7 Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy: ở những giai đoạn đầu, giai đoạn từ sau trồng đến 30 ngày, sự khác nhau giữa các công thức thể hiện không rõ rệt dao động từ 6,9-7,2 lá/cây, trong đó công thức PBL Thiên Nông cho 7,2 lá/cây, công thức đối chứng và công thức PBL Trung Quốc đều cho số lá/cây 6,9 lá/cây. Gai đoạn này lượng dinh dưỡng cây cần chưa cao cây vẫn chủ yếu sử dụng lượng dinh dưỡng tích lũy từ cây con. Nhưng sang giai đoạn từ sau trồng đến 50 ngày sự khác nhau giữa các công thức rất rõ rệt, trong đó công thức phun Thiên Nông cho số lá trên cây cao nhất (10,2lá/cây) cao hơn công thức đối chứng 0,9 lá/cây chắc chắn ở mức độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc có số lá trên cây đạt 9,3 lá/cây, công thức đối chứng 9,1 lá/cây). Số lá trên cây tiếp tục tăng ở các giai đoạn sau và đến giai đoạn 150 ngày sau trồng số lá trên cây của công thức phun PBL Thiên Nông đạt 34,2 lá cao hơn công thức đối chứng 7,7 lá chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho kết quả (30,7 lá/cây) cao hơn công thức đối chứng 4,2 lá/cây, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức đối chứng có số lá trên cây thấp nhất chỉ đạt 26,5 lá/cây. Như vậy phân bón lá đã ảnh hưởng rõ rệt đến động thái ra lá của giống hoa đồng tiền Salan. Trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho kết quả số lá/cây cao nhất, công thức phun PBLTrung Quốc cũng cho kết quả cao hơn công thức đối chứng. Căn cứ vào kết quả theo dõi động thái ra lá ta còn biết được động thái ra lá của từng giai đoạn, từ đó ta có thể chủ động tác động vào các giai đoạn chính quyết định đến năng suất, chất lượng hoa. Bảng 4.17: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá của giống hoa đồng tiền Salan Đơn vị tính: lá/10 ngày Công thức Thời gian từ sau trồng đến …..(ngày) 10- 20 20- 30 40- 50 50- 60 60- 70 80- 90 100- 110 120- 130 140- 150 Không phun (ĐC) 1,2 1,0 1,3 1,3 1,1 1,5 1,3 2,1 2,2 PBL Trung Quốc 0,9 1,1 0,9 1,4 1,7 2,2 1,9 2,7 2,6 PBL Thiên Nông 0,9 1,5 1,4 1,4 1,9 2,5 1,9 2,9 3,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Biểu đồ 4.6: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá giống Salan Biểu đồ 4. Tốc độ ra lá của các công thức phân bón lá. Qua bảng 4.17 và biểu đồ 4.6 ta thấy ở giai đoạn khi cây còn bé từ sau trồng đến khi cây 40-50 ngày tuổi tốc độ tăng rất chậm lúc này các công thức phân bón khác nhau hầu như không làm thay đổi nhiều đến tốc độ ra lá của các công thức. Sở dĩ có kết quả này do giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của cây chưa cao. Nhưng bước sang giai đoạn 60-70 ngày sau trồng sự khác nhau giữa các công thức biểu hiện rất rõ rệt, đây là giai đoạn cây bước vào thời kỳ ra nụ và đẻ nhánh nên cây cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng nụ và nhánh làm cho tốc độ ra lá của các công thức phân bón khác nhau đã có sự khác nhau rõ rệt, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho số lá/cây cao nhất 1,9 lá/10 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc đạt 1,7 lá/10 ngày, công thức không phun (ĐC) chỉ đạt 1,1 lá/10 ngày. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến tốc độ ra lá càng rõ rệt ở các giai đoạn sau, cụ thể ở giai đoạn 140-150 ngày sau trồng tốc độ ra lá của công thức phun PBL Thiên Nông đạt 3 lá/10 ngày, công thức phun PBL L á / 1 0 n g ày 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 10- 20 20- 30 40- 50 50- 60 60- 70 80- 90 100- 110 120- 130 140- 150 Không phun (ĐC PBL Trung Quốc PBL Thiên nông Ngày sau trồng (ngày) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Trung Quốc đạt 2,6 lá/ 10 ngày, trong khi đó công thức đối chứng (không phun) chỉ đạt 2,2 lá/10 ngày. Như vậy các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ ra lá của hoa đồng tiền Salaan đặc biệt là giai đoạn cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển. 4.4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan. Giai đoạn đẻ nhánh là một trong những giai đoạn quan trọng là tiền đề quyết định năng suất, chất lượng hoa đồng tiền, giai đoạn này cây chịu tác động của rất nhiều nhân tố như giống, nhiệt độ ẩm độ đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, dinh dưỡng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho số nhanh/cây cao. Qua theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.18: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của hoa Salan Đơn vị: nhánh/cây Công thức Thời gian từ sau trồng đến …(ngày) 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun (ĐC) 1,0 1,0 1,1 1,6 2,0 2,1 2,5 2,9 PBL Trung Quốc 1,0 1,0 1,0 1.7 2,2 2,7 3,1 3,7 PBL Thiên Nông 1,0 1,0 1,4 2.1 2,6 3,2 3,9 4,6 CV% 5,9 13,9 10,0 LSD05 0,1 0,4 0,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Biều đồ 4.7: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống hoa Salan Qua bảng 4.18 và biểu đồ 4.7 ta thấy: ở giai đoạn đầu từ khi trồng đến giai đoạn 50 ngày sau, tốc độ đẻ nhánh chậm, các công thức khác nhau hầu như cho kết quả không khác nhau vì đây là giai đoạn cây chưa đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao số nhánh/cây chỉ dao động từ 1,0-1,4 nhánh/cây, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông đạt 1,4 nhánh/cây, công thức không phun (ĐC) đạt 1,1 nhánh/cây, thấp nhất ở công thức phun PBL Trung Quốc chỉ đạt 1,0 nhánh/cây. Nhưng sang giai đoạn 70 ngày sau trồng lúc này cây bước vào giai đoạn ra nụ đẻ nhánh cây cần rất nhiều dinh dưỡng, nên ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đã cho kết quả khác nhau, cụ thể công thức phun Thiên Nông cho tốc độ đẻ nhánh cao nhất (2,1 nhánh/cây) cao hơn công thức đối chứng 0,4 Ngày sau trồng (ngày) N h á n h /c â y 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 10 30 50 70 90 110 130 150 Không phun(ĐC) PBL Trung Quốc PBL Thiên Nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 nhánh/cây, công thức phun PBL Trung Quốc cho kết quả (1,6 nhánh/cây), công thức đối chứng đạt 1,7 nhánh/ cây. Ảnh hưởng của các công thức khác nhau đến tốc độ đẻ nhánh của giống hoa Salan càng biểu hiện rõ ở những giai đoạn tiếp theo, đến giai đoạn cây đạt 150 ngày sau trồng, sự khác biệt giữa các công thức phun phân bón lá khác nhau biểu hiện rõ rệt nhất. Ở giai đoạn này công thức phun Thiên Nông đạt tốc độ 4,6 nhánh/cây cao hơn công thức đối chứng 1,7 nhánh/cây, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho tốc độ 3,7 nhánh/cây, trong khi công thức không phun (ĐC) chỉ đạt tốc độ 2,9 nhánh/cây. Như vậy các công thức phân bón lá khác nhau cho tốc độ đẻ nhánh khác nhau đặc biệt ở giai đoạn từ khi cây bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh, ra nụ, do đó nghiên cứu ảnh hưởng của PBL đến giai đợn đẻ nhánh có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta có thể tăng cao tốc độ đẻ nhánh góp phần nâng cao năng suất cây trồng bằng việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng ở giai đoạn quan trọng này. 4.4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng hoa Salan Theo nghiên cứu của Th.S Đặng Văn Đông và PGS.TS Đinh Thế Lộc: hoa đồng tiền là cây hoa rất mẫn cẩm với phân bón. Phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, mầu sắc hoa càng đậm, Qua theo dõi ảnh hưởng của PBL đến năng suất, chất lượng hoa Salan chúng tôi thu được kết quả như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lƣợng hoa Salan Công thức Số hoa /khóm (B/khóm) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài cuống hoa(cm) Số cánh hoa/ bông (cánh/B) Độ bền hoa cắt cắm (ngày) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) Không phun (ĐC) 13,1 9,8 33,7 205,6 13,6 15,6 PBL Trung Quốc 14,6 10,6 39,7 208,1 12,0 13,6 PBL Thiên Nông 16,3 11,0 40,2 209,3 12,3 13,9 CV% 4,7 3,6 7,4 4,7 8,2 10,0 LSD05 1,3 0,7 5,6 1,3 1,9 2,8 Số hoa trên khóm là chỉ tiêu hàng đầu không chỉ của những nhà chọn tạo giống mà nó còn là mục đích lớn nhất mà người trồng hoa quan tâm, qua bảng 4.19 ta thấy số hoa/khóm của các công thức phân bón lá khác nhau cho kết quả khác nhau, trong đó công thức phun PBL Thiên Nông cho kết quẩ cao nhất (16,3 bông/khóm), cao hơn công thức đối chứng 3,2 bông/khóm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cũng cho kết quả 14,6 bông/ khóm, cao hơn công thức đối chứng 1,5 bông chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, thấp nhất là công thức không phun (ĐC) số hoa/khóm chỉ đạt 13,1 bông/khóm. Như vậy công thức phun PBL Thiên Nông đã cho số hoa/ khóm cao nhất Đối với hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng, đường kính hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị giá thẩm mỹ cũng như giá thành của hoa, thông thường đường kính hoa càng lớn tính thẩm mỹ và giá thành của hoa càng cao và ngược lại. Kết quả ảnh hưởng của các công thức phân bón lá cho thấy: PBL Thiên Nông cho đường kính hoa to nhất (11cm/bông) to hơn công thức đối chứng 1,2cm chắc chắn ở mức độ tin cậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 95%, công thức phun PBL Trung Quốc cho đường kính (10,6cm/bông), công thức đối chứng có đường kính hoa bé nhất chỉ đạt (9,8cm/bông). Cùng với đường kính hoa, chiều dài cuống hoa là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính thẩm mỹ và giá thành của hoa, đồng thời đây còn là chỉ tiêu để phân loại hoa trước khi đem ra thị trường. Qua bảng 4.19 ta thấy ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến chiều dài cuống hoa là rất rõ rệt, công thức phun PBL Thiên Nông cho chiều dài cuống hoa dài nhất (40,2cm), dài hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến công thức phun PBL Trung Quốc cho chiều dài cuống hoa (39,7cm) trong khi công thức đối chứng chỉ có chiều dài cuống hoa là (33,7cm). Số cánh hoa trên bông cũng là một trong những chỉ tiêu chúng tôi theo dõi, qua theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến số cánh hoa trên bông chúng tôi thấy ảnh hưởng của chúng không rõ rệt, các công thức dao động từ 205,6-209,3 cánh/bông. Tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy sự khác nhau giữa các công thức phân bón lá không làm ảnh hưởng đến số cánh hoa trên khóm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Độ bền của hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà người yêu hoa quan tâm, hoa đẹp, hương thơm mà sớm nở chiều tàn thì cũng không được người yêu hoa lựa chọn, hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng được đánh giá là một trong những loài hoa có độ bền hoa tự nhiên cao. Kết quả theo dõi cho thấy các công thức phân bón khác nhau cho độ bền hoa tự nhiên khác nhau, trong đó công thức phun PBL Trung Quốc có thời gian tồn tại ngắn nhất 13,6 ngày, công thức phun Thiên Nông 13,9 ngày, công thức đối chứng 15,6 ngày. Như vậy phân bón lá đã làm giảm độ bền tự nhiên của hoa đặc biệt là phun PBL Trung Quốc làm giảm 2 ngày, phun phân bón lá Thiên Nông giảm 1,5 ngày so với đối chứng không phun. Tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác chắc chắn ở mức 95%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Độ bền hoa cắt cắm giữa các công thức khác nhau cũng cho kết quả khác nhau, trong đó công thức đối chứng có độ bền cao nhất 13,6 ngày, công thức phun PBL Trung Quốc có độ bền hoa cắt cắm ngắn nhất 12 ngày, công thức phun Thiên Nông 12,3 ngày, tuy nhiên qua sử lý thống kê cho thấy cũng không có sự sai khác giữa các công thức chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Qua theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng hoa đồng tiền Salan chúng tôi thấy, phân bón lá Thiên Nông có ảnh hưởng rõ rệt nhất, không chỉ làm tăng số hoa trên khóm, đường kính hoa mà còn làm tăng chiều dài cuống hoa Salan. 4.4.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại trên giống hoa Salan Có thể nói, sâu bênh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất, chất lượng của các loại cây trồng. Đối với hoa đồng tiền nói chung và hoa Salan nói riêng nếu không khống chế được sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng hoa đều giảm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi cây ra nụ đến khi hoa nở. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại để nắm bắt được thành phần sâu bênh hại, quy luật phát sinh phát triển của chúng để đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả là việc làm không thể thiếu trong công tác nghiên cứu nông nghiệp. Quá trình theo dõi diễn biến sâu bênh hại đối với các công thức PBL khác nhau trên giống hoa đồng tiền Salan chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4.20: Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến tình hình sâu bệnh hại Công thức Sâu hại Bệnh hại Sâu xanh Sâu xám nhện rệp Thối đen lá Phấn trắng Không phun (ĐC) * * * - + + PBL TQ ** ** * * ++ + PBL thiên nông ** ** * - ++ + Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Ghi chú: Bệnh : - Không gây hại + Mức độ nhẹ : < 10% cây bị bệnh ++ Mức độ trung bình : 11 - 25% cây bị bệnh +++ Mức độ nặng : 26 - 25% cây bị bệnh ++++ Mức độ rất nặng : >50% cây bị bệnh Sâu: - Không gây hại * Mức độ lẻ tẻ : Từ 1 đến vài cá thể/m2 ** Mức độ phổ biến : 11 - 25% cây bị hại *** Mức độ nhiều : 26 - 25% cây bị hại **** Mức độ rất nhiều : >50% cây bị hại (Viện bảo vệ thực vật, 1997, 1999, 2000) Qua bảng theo dõi diễn biến sâu bệnh hại chúng tôi nhận thấy: ở công thức phun phân bón lá Thiên Nông và phân bón lá Trung Quốc mức độ sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn công thức đối chứng, đặc biệt giai đoạn lá non 40- 60 ngày tuổi, sâu xanh, sâu xám ăn lá xuất hiện nhiều, tuy nhiên sau khi phun thuốc, mức độ xuất hiện sâu bệnh hại không gây hại đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, giai đoạn khi cây nở hoa tất cả các công thức đều xuất hiện sâu xanh, sâu xám, nhện chân tơ, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ít khi phun thuốc là khỏi. Bệnh hại: ở công thức phun PBL Thiên Nông và PBL Trung Quốc xuất hiện bệnh thối đen lá nhiều hơn công thức đối chứng tuy nhiên mức độ hại là không đáng kể. Nguyên nhân phun PBL làm cho lá non hơn khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, sau khi chúng tôi tiến hành phun thuốc Anvil 5SC phun thì bệnh đỡ dần rồi khỏi sau đó tiếp tục phun phòng đề phòng bệnh tái phát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Nhìn chung các công thức phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh hại mặc dù xuất hiện nhiều hơn nhưng đều ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất của giống hoa đồng tiền Salan. Qua thí nghiệm 3 cho thấy: nhìn chung xử lý phân bón lá có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của giống hoa đồng tiền Salan. Xử lý PBL Thiên Nông làm rút ngắn thời gian ra hoa 5 ngày so với đối chứng, làm tăng đường kính hoa, chiều dài cuống hoa, đặc biệt làm tăng số lượng hoa/khóm 3,2 bông/khóm so với công thức đối chứng. 4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm (Tính cho 1 sào Bắc bộ/ năm) Trong cùng một điều kiện thí nghiệm về giống, mật độ, đất đai, thời vụ, quy trình chăm sóc như nhau nhưng có sự sai khác là ở công thức đối chứng không phun phân bón lá còn ở các công thức khác phun phân bón lá khac nhau. Qua hạch toán kinh tế chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 4.21: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa đồng tiền Đơn vị: Triệu đồng Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi Lãi do sử dụng phân bón lá Không phun (ĐC) 52,63 13,12 39,51 - PBL.Trung Quốc 58,86 13,14 45,72 6,21 PBL. Thiên Nông 68,06 13,30 54,76 15,25 (Chi tiết ở phần phụ lục) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Qua hạch toán kinh tế ở bảng 4.21 cho thấy: công thức phun phân bón lá thiên Nông có Tổng thu - Tổng chi đạt cao nhất và đạt 54,76 triệu đồng/sào, cao hơn so với công thức đối chứng là 15,25 triệu đồng/sào; công thức phun phân bón lá Trung Quốc đạt 45,72 triệu đồng/sào cao hơn công thức đối chứng 6,21 triệu đồng/sào. Như vậy việc sử dụng phân bón lá đã tạo điều kiện cho cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng năng suất của mình làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cho người trồng hoa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến một số kết luận và đề nghị như sau: 1. Các giống hoa đồng tiền thí nghiệm tại Thái Nguyên đều sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao, đạt năng suất cao nhất là giống hoa Salan (25 bông/ khóm). Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống khác nhau, giống có khả năng chống chịu kém nhất là giống Bạch Mã Vương, và Linh Long, giống có khả năng kháng bệnh cao là giống Salan. 2. Ở khoảng cách 30x40cm và khoảng cách 30x30cm (ĐC) đã tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, ngược lại ở khoảng cách 20x30cm đã làm hạn chế năng suất, chất lượng giống hoa đồng tiền Salan. 3. Sử dụng các loại phân bón lá cho hoa đồng tiền Salan đều có ảnh hưởng tốt và có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó phân bón lá Thiên Nông là loại phân thích hợp hơn phân bón lá Trung Quốc, phân bón lá Thiên Nông đã làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao hơn phân Trung Quốc, đồng thời lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất cũng cao hơn công thức sử dụng phân bón lá Trung Quốc. 5.2. Đề nghị - Sử dụng giống hoa đồng tiền Salan vào sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhờ ưu điểm vượt trội về năng suất, phẩm chất và khả năng kháng sâu bệnh cao. - Tiếp tục làm thí nghiệm với nhiều giống hoa đồng tiền mới làm tăng độ đa dạng và làm phong phú cho tập đoàn hoa đồng tiền trên địa bàn Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TRONG NƢỚC 1. Báo tiền phong, "Hái" tiền từ hoa đồng tiền 31-01-2007 2. Bùi Bảo Hoàn (biên dịch), trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu, trung tâm hoa thế giới 3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh (2000), hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà nội, kết quả nghiên cứu về rau quả 1998-2000, NXB Nông nghiệp, Hà nội 4. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa hồng, NXB Lao động xã hội 5. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa đồng tiền, NXB Lao động xã hội 6. Đặng Văn Đông. Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình trồng hoa cắt chất lượng cao tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 2001-2002. Báo cáo khoa học nghiên cứu Rau Quả 2-2003 7. Điền Viên (2/1994), thị trường hoa nước ngoài, tạp trí người làm vườn 8. Hướng tới một ngành sản xuất hoa có tính công nghiệp, công nghệ cao. Trang thôn tin Nông thôn đổi mới. 9. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 10. Hoa đồng tiền, Trang thông tin điện tử điện tử bách khoa toàn thư mở Wikipedia 11. Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, cúc, lay ơn (2005), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 12. Một số thành tựu chủ yếu của Viện khoa học Nông nghiệp, Trang thông tin Viện khoa học Nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 13. Lê Thị Phƣơng Thảo, nghiên cứu khả năng giâm cành của một số dòng chè Shan chọn lọc và biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan, luận án Th.S khoa học nông nghiệp, Trường ĐHNL Thái nguyên 14. Nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp vô tính, trang wed: www.khoa học.com.vn 15. Nguyễn Thị Kim Lý (2005), Bài giảng kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, trường nông nghiệp I -Hà nội 17. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1999) Kết quả nghiên cứu một số giống cúc vụ xuân-hè tại Hà nội, tạp chí Nông nghiệp, CN thực phẩm. 18. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, NXB Nông nghiệp 19. Nguyễn Xuân Linh (chủ biên), Hoa và k ỹ thuật trồng hoa. NXB Nông nghiệp (1988) 20. Nguyễn Ngọc Nông, Phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Thái nguyên năm 2002, 21. Nguyễn Đức Thạnh (2005), Bài giảng côn trùng chuyên khoa, khoa nông học trường ĐH Nông Lậm Thái nguyên. 22. Ngành hoa Việt Nam, Trang thông tin Rauhoaquavietnam.vn 23.Nghiên cứu thành công 9 giống hoa mới (2005), Trang wed www.monre.gov.vn 24. Phương pháp trồng hoa đồng tiền (2005), Trang thông tin điện tử Cần Thơ. 25. Phương pháp trồng hoa đồng tiền (10/2005), Trang thông tin Vĩnh Phúc 26. Phạm Thị Mai Chinh, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Sơn, luận án Th.S khoa học nông nghiệp. Trường ĐHNL Thái nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 27. Phân bón lá làm tăng hàm lượng iốt trên cây trồng (16/6/2003), Trang thông tin báo Nông thôn ngày nay. 28. Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. Trang thông tin Thái nguyên. 29. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và ở Việt Nam (3/2007), Trang thông tin nhà nông hỏi-Nhà khoa học trả lời 30. Trần Văn Mão (biên dịch), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh tập I. 31. Trần Hợp. Hoa, cây cảnh Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2003 32. Vũ Phạm Hông Oanh, Hương hoa hồng, hoa cảnh số 4- Hội hoa lan, cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh 1996 33. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thái Nguyên (2007), Đề án phát triển hoa cây cảnh tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-201, Thái Nguyên. 34. XD mô hình SX và bảo quản một số hoa công nghệ cao có triển vọng xuất khẩu tại Vĩnh Phúc, trang Web vinhphucdost.gov.vn II. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI 35 . M.K Papademetiou and Naredra K. Dadlani Cut flower production in Asia- Bangkok, Thailan, 1997. 36. Horst, J (1992), Nitrogen nutrion for high plant PP 242-245 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 2. Chi phí riêng Stt Hạng mục đầu tƣ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Phân bón lá Thiên Nông Gói 18 10000 180.000 2 Phân bón lá Trung Quốc Gam 1080 2500/100g 27.000 3. Phần thu: Hiệu quả kinh tế cho 1 sào cho 1 năm. - Tổng chi công thức phun Thiên Nông là: 13.120.000 + 180.000 = 13.300.000 Triệu đồng - Tổng chi công thức phun PBL Trung Quốc là: 13.120.000 + 27.000 = 13.147.000 triệu đồng - Tổng chi công thức đối chứng là: 13.120.000 triệu đồng PHỤ LỤC SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 1. Chi phí chung Stt Hạng mục đầu tƣ ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Lưới đen khấu hao 3 năm m2 360 2000 720.000 2 Giống nuôi cây mô Cây 1800 5000/4năm 2.250.000 3 Phân gà Kg 2000 400 800.000 4 Phân hóa học 600.000 5 Thuốc trừ sâu 750.000 6 Công Lao động Công 150 50000 7.500.000 7 Vật tư, điện nước, 500.000 Tổng: 13.120.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 * Công thức phun PBL Thiên Nông Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 90% = 105.624 bông - Hoa loại 2 chiếm 10% = 11736 bông - Hoa loại 3 chiếm: 0% = 0 Tổng thu = (105.624 x 600) + (11736 x400) = 68. 068.000 triệu đồng ≈ 68,1 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 68,1- 13,30 = 54.67 triệu đồng * Công thức phun PBL.Trung Quốc Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 86% = 90403 bông - Hoa loại 2 chiếm 2% = 2102 bông - Hoa loại 3 chiếm: 12% = 12614 bông Tổng thu = (90403x600)+(2102x400)+(12614x300) = 58.867.000 triệu đồng ≈ 8,9 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 58,9- 13,14 = 45,72 triệu đồng * Công thức đối chứng Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 82% = 77342 bông - Hoa loại 2 chiếm 12% = 11318 bông - Hoa loại 3 chiếm: 6% = 5659 bông Tổng thu = (77342x700)+(11318x400)+(5659x300) = 52.630.000 triệu đồng ≈ 52,6 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 52,6 - 13,12 = 39.51 triệu đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 PHỤ LỤC SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 1. Chi phí chung Stt Hạng mục đầu tƣ ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Lưới đen khấu hao 3 năm m2 360 2000 720.000 2 Giống nuôi cây mô Cây 1800 5000/4năm 2.250.000 3 Phân gà Kg 2000 400 800.000 4 Phân hóa học 600.000 5 Thuốc trừ sâu 750.000 6 Công Lao động Công 150 50000 7.500.000 7 Vật tư, điện nước, 500.000 8 Tổng 13.120.000 2. Chi phí riêng Stt Hạng mục đầu tƣ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Phân bón lá Thiên Nông Gói 18 10000 180.000 2 Phân bón lá Trung Quốc Gam 1080 2500/100g 27.000 3. Phần thu: Hiệu quả kinh tế cho 1 sào cho 1 năm. - Tổng chi công thức phun Thiên Nông là: 13.120.000 + 180.000 = 13.300.000 Triệu đồng - Tổng chi công thức phun PBL Trung Quốc là: 13.120.000 + 27.000 = 13.147.000 triệu đồng - Tổng chi công thức đối chứng là: 13.120.000 triệu đồng * Công thức phun PBL Thiên Nông Thu được là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 - Hoa loại 1 chiếm 90% = 105.624 bông - Hoa loại 2 chiếm 10% = 11736 bông - Hoa loại 3 chiếm: 0% = 0 Tổng thu = (105.624 x 600) + (11736 x400) = 68. 068.000 triệu đồng ≈ 68,1 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 68,1- 13,30 = 54.67 triệu đồng * Công thức phun PBL.Trung Quốc Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 86% = 90403 bông - Hoa loại 2 chiếm 2% = 2102 bông - Hoa loại 3 chiếm: 12% = 12614 bông Tổng thu = (90403x600)+(2102x400)+(12614x300) = 58.867.000 triệu đồng ≈8,9 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 58,9- 13,14 = 45,72 triệu đồng * Công thức đối chứng Thu được là: - Hoa loại 1 chiếm 82% = 77342 bông - Hoa loại 2 chiếm 12% = 11318 bông - Hoa loại 3 chiếm: 6% = 5659 bông Tổng thu = (77342x700)+(11318x400)+(5659x300) = 52.630.000 triệu đồng ≈52,6 triệu đồng Tổng thu - Tổng chi = 52,6 - 13,12 = 39.51 triệu đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Mét sè h×nh ¶nh minh ho¹ Salan NhiÖt ®íi th¶o nguyªn Linh Long Hoµng kim thêi ®¹i B¹ch m· v•¬ng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf
Tài liệu liên quan