Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng công thương Việt Nam

1. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng 1.1 Rủi ro tín dụng 01 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng .01 1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 01 1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng .04 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng .06 1.2.1 Khái niệm 06 1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng .06 1.2.3 Một số yêu cầu trong quản trị rủi ro tín dụng 07 1.2.4 Các biện pháp cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng .11 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng .13 1.4 Bài học cho các NHTM VN trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.15 Kết luận chương 1 .16 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2.1 Giới thiệu về Sở Giao Dịch II Ngân hàng Công Thương Việt Nam .17 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .17 2.1.2 Mô hình tổ chức 19 2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ năm 1997-2006 20 2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II – Ngân hàng Công Thương Việt Nam. .24 2.2.1Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thuơng Việt Nam từ năm 2003-2006 24 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 28 2.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam. .41 2.3.1 Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 41 2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng .49 2.3.2.1 Nguyên nhân xuất phát từ phía Sở Giao Dịch II-NHCTVN .49 2.3.2.2 Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý. 52 Kết luận chương 2 .55 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam 3.1 Những cơ hội và thách thức của Sở Giao Dịch II-Ngân hàng Công Thương trong điều kiện hội nhập .56 3.2 Định hướng phát triển tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giai đoạn 2006-2010 58 3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập59 3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực. 59 3.3.2 Giải pháp về quản trị điều hành 61 3.3.3 Các giải pháp khác 62 3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 68 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước. 68 3.4.2 Kiến nghị với các ban ngành có liên quan 69 Kết luận chương 3 .71 Kết luận. Tài liệu tham khảo.

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Những cơ hội và thách thức ñối với Sở Giao Dịch II-NHCTVN trong ñiều kiện hội nhập Tiến trình hội nhập quốc tế ñang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, ñây là cơ hội cho SGDII tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tranh thủ ñược vốn, kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình ñộ phát triển cao về tính chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, mở rộng quá trình tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mới ưu việt hơn và có nhiều cơ hội hơn ñể khai thác và sử dụng có hiệu quả ưu thế của các mô hình ngân hàng tập ñoàn ña năng, hoạt ñộng không chỉ trong phạm vi nội ñịa mà ngày càng có tính ña quốc gia tạo tiền ñề cho hệ thống NHCTVN vươn ra thị trường quốc tế, tăng trưởng hoạt ñộng kinh doanh và ñẩy nhanh quá trình cải cách ngân hàng. Hội nhập kinh tế quốc tế, SGDII có ñiều kiện ñào tạo ñội ngũ cán bộ ngân hàng có trình ñộ chuyên môn cao tăng cường nguồn lực trí tuệ ñáp ứng nền văn minh ngân hàng, tạo ñiều kiện chuyên môn hoá sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Môi trường hoạt ñộng ngày càng thuận lợi, quyền tự chủ trong kinh doanh ngày càng ñược tăng cường. Trong quá trình hội nhập, song song với những thuận lợi thì SGDII cũng ñương ñầu với những khó khăn thách thức. Thách thức lớn nhất ñối với việc mở rộng và phát triển tín dụng trong nền kinh tế hội nhập ñó là nền tảng kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng còn thấp kém, cơ sở hạ tầng, công nghệ, luật pháp, tổ chức và trình ñộ quản lý còn hạn chế so với các nước trong khu vực và thế giới trong khi ñó mở cửa có nghĩa phải chấp nhận luật chơi chung, bình ñẳng áp dụng cho tất cả các nước. Do ñó, không có cách nào khác là SGDII cần phải ñối mặt với những thách thức này ngay từ bây giờ, phải ñược sự hỗ trợ tích cực từ NHCTVN trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống kế toán hiện ñại, xác ñịnh 57 vai trò khu vực của SGDII trong công tác nguồn vốn và cho vay vốn ñể nâng cao khả năng cạnh tranh của SGDII và ñào tạo phát triển nguồn nhân lực tương ứng. Nền kinh tế hiện ñã ñạt tốc ñộ tăng trưởng khá, song còn nhiều khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Hiệu quả sản xuất trong nước thấp, giá thành cao, khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung vốn còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu quá thấp so với quy mô hoạt ñộng. Trong khi ñó yêu cầu hội nhập quốc tế là tất yếu nên muốn nâng cao thị phần, SGDII và khách hàng của mình khó tránh khỏi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn và gặp nhiều thua thiệt khi tham gia cạnh tranh cả trên sân nhà lẫn quốc tế. Do ñó, SGDII không thể né tránh mà chỉ có chủ ñộng hội nhập ñể phát triển. Thách thức không nhỏ ñối với NHTM cũng như ñối với SGDII là vai trò của nhóm ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ và quy mô hoạt ñộng toàn cầu, nhất là khi họ ñược phép huy ñộng bằng 50% vốn ñiều lệ tại các khách hàng không có quan hệ tín dụng. Trong quá trình hội nhập, lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc vào nhóm ngân hàng nước ngoài và sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ñối với các NHTM trong nước. Vì vậy, ñối mặt với quá trình hội nhập và cạnh tranh ñể giành và chiếm thị phần, SGDII phải tìm ra một chiến lược cạnh tranh sao cho ñối với tất cả các NHTM khác thì chiến lược cạnh tranh của SGDII phải là chiến lược của một ngân hàng kinh doanh thách thức thị trường. Một thách thức ñáng kể nữa là khả năng chảy máu chất xám tại chỗ do thu nhập hiện nay của cán bộ ñang làm công tác tín dụng, thẩm ñịnh tại SGDII không bằng so với top 10 ngân hàng là ñối thủ cạnh tranh của SGDII. Do ñó, nhiệm vụ khó khăn ñặt ra cho SGDII nói riêng và NHCTVN nói chung không chỉ ở chiến lược kinh doanh nâng cao thị phần mà còn phải xây dựng ñược một chiến lược gìn giữ, ñào tạo và phát triển nguồn lực có hiệu quả không chỉ tạo ra ñược con người ñáp ứng ñược yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập mà còn phải giữ ñược họ gắn bó lâu dài với SGDII. 58 3.2 ðịnh hướng phát triển tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giai ñoạn 2006-2010 NHCTVN ñã chủ ñộng ñề ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp ñến năm 2010 như nguồn vốn huy ñộng tăng 18-20%, dư nợ và ñầu tư ñối với nền kinh tế tăng 18- 20% so với năm trước, vốn tự có trên tổng tài sản có trên 8%, khả năng sinh lời (ROE) 12-14%, tỷ lệ nợ nhóm 3,4 và 5 dưới 3% tổng dư nợ. NHCTVN có nhiều cơ hội, ñiều kiện ñể mở rộng thị trường, phát triển và ñưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ña dạng hơn, tiện ích hơn, hoạt ñộng an toàn hơn và hiệu quả hơn. ðối với SGDII, phát triển tín dụng hiệu quả-an toàn-bền vững là ñịnh hướng tín dụng trọng tâm, xuyên suốt của SGDII trong giai ñoạn từ 2006-2010 với tốc ñộ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%. Tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất khẩu, sản xuất nhập khẩu ổn ñịnh và ngành dịch vụ, gắn chặt với chất lượng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn và phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác. Tăng trưởng tín dụng gắn chặt chấn chỉnh, nâng cao chất lượng cán bộ, chất lượng khách hàng, chất lượng kiểm tra, chất lượng ñiều hành, chất lượng phục vụ. Vốn tín dụng ñến năm 2010 dự kiến 8.000 tỷ thực sự góp phần phát triển kinh tế, tăng ñầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có hiệu quả, các ngành kinh tế có rủi ro thấp, khả năng phát triển trong tương lai, không phân biệt thành phần kinh tế ñáp ứng ñủ nhu cầu vốn. Chính sách tín dụng tập trung ñầu tư cho vay theo chiều sâu, cho vay vốn trung dài hạn các doanh nghiệp ñầu tư mới, cải tiến kỹ thuật ñổi mới công nghệ ñể nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm ñể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng ñầu tư cho các doanh nghiệp ñang quan hệ tín dụng có tiềm năng phát triển, tiếp thị và mở rộng việc cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ñến các DNV&N sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thuộc các ngành như: nông, lâm, thủy, hải sản, lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, cao su, may mặc gắn liền với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, quan hệ toàn diện và ñáp ứng ñầy ñủ các ñiều kiện tín dụng của NHCTVN; ðầu tư vào các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả, giữ thị phần trong nền kinh tế, gắn cho vay với việc nhập khẩu hàng hóa, tạo thêm nguồn thu dịch vụ thuộc 59 các ngành hàng như: bông sơ, xăng dầu, phân bón, sắt thép, hóa chất, sản xuất phân bón, ñiện lực, xi măng, bưu chính viễn thông, khách sạn, bến cảng, ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp. SGDII thực hiện cơ cấu dư nợ các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, trong ñó tiếp tục rút dư nợ của các doanh nghiệp thuộc ñối tượng ngành hàng không có khả năng cạnh tranh hội nhập, cũng như không có khả năng phát triển trong tương lai. 3.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực Trước hết, ñể nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại SGDII thì cần phải làm cho cán bộ hiểu và nhận thức ñủ về bản chất của các loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng luôn phải ñối mặt, những nguyên nhân gây ra rủi ro, những hậu quả mà rủi ro có thể ñưa ñến cho ngân hàng, những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. SGDII cần mời các chuyên gia về pháp lý ñến giảng, trao ñổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan ñến lĩnh vực ngân hàng ñể cán bộ có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết ñịnh cho vay ñược an toàn Thứ hai, phải nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt ñộng, cụ thể: - Nâng cao chất lượng tuyển dụng ñầu vào, ñảm bảo nhân viên mới tuyển dụng có ñủ ñiều kiện, trình ñộ và phẩm chất ñảm nhiệm công việc ñược giao. - Tổ chức học tập, hướng dẫn về các quy trình nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ nhất là các cán bộ nhân viên mới vào làm việc. Lãnh ñạo phân công cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ mới. - Hàng năm, ngân hàng cần rà soát lại trình ñộ cán bộ làm nghiệp vụ bằng các cuộc thi nghiệp vụ chuyên môn, ñộng viên cán bộ tự nghiên cứu, ñào tạo nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. 60 - Ngân hàng cần ñưa ra chính sách khuyến khích, ñãi ngộ hợp lý ñối với cán bộ làm công tác tín dụng, ñảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc. Việc phân phối thu nhập phải ñi ñôi với công tác kiểm soát cán bộ căn cứ vào chất lượng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn ñể cấp những khoản tín dụng rủi ro. - Do hoạt ñộng tín dụng liên quan ñến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi ñội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu ñược ñào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan ñến kỹ thuật bị hạn chế. ðòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình ñộ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác ñể phục vụ cho hoạt ñộng tín dụng. Thứ ba, hạn chế rủi ro ñạo ñức bằng cách gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng, nên có chế ñộ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn ñối mặt với rủi ro, cần phải có chế ñộ tiền lương ñặc biệt ñể khuyến khích người làm công tác tín dụng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng ñể mọi người hiểu và chấp hành ñúng quy trình nghiệp vụ Thứ tư, chuẩn hóa cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng ñối với hoạt ñộng của ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể ñem ñến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, ñể hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau: - Phải ñược ñào tạo chính quy, ñúng chuyên ngành ở các trường ñại học có uy tín. - Có khả năng ngoại ngữ, tin học, ñiều kiện ñể phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm ñịnh dự án. - Có phẩm chất ñạo ñức, ñây chính là tiêu chuẩn quan trọng ñối với cán bộ tín dụng, quyết ñịnh ñến vấn ñề rủi ro ñạo ñức trong kinh doanh. 61 - Hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội và có khả năng giao tiếp. ðây là các yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm ñược nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ. 3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị ñiều hành SGDII cần phải quan tâm ñầu tư thời gian và sức lực ñể hoạch ñịnh chiến lược quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro ñặc thù và với ñiều kiện của SGDII trong môi trường hội nhập quốc tế ngày nay. Ban ñiều hành phải xác ñịnh và ñiều chỉnh ñịnh kỳ chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh tín dụng cũng như chiến lược rủi ro tín dụng, khả năng chấp nhận rủi ro tín dụng một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi xây dựng chiến lược hoạt ñộng cần phân tích, tính toán các ñiều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vu, thị trường vốn trong ñó có tính ñến tình hình quốc tế. SGDII chỉ chấp nhận rủi ro sau khi ñã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế. Việc quản trị rủi ro tín dụng, SGDII cần thực hiện thông qua việc xây dựng danh mục ñầu tư ñể phân tán rủi ro, tránh việc ñầu tư thái quá vào một ngành nghề cụ thể ñể hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra ñồng thời ñạt ñược mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ ñiển nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. ðây là nguyên lý không có gì mới, nhưng trong thực hiện thì cần luôn quán triệt, xuyên suốt, nó ñược thể hiện dưới các hình thức sau: - ða dạng phương thức cho vay: trong hoạt ñộng tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay ñồng tài trợ, cho vay dự án ñầu tư…SGDII cần xem xét ñưa ra và áp dụng ñối với từng loại khách hàng và từng phương án sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp không áp dụng lập khuôn và mang tính truyền thống. 62 - ða dạng hóa khách hàng: mở rộng cho vay ñối với mọi thành phần kinh tế, mọi ñối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức ñối với khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp phải rủi ro không trả ñược nợ. - Thực hiện bảo hiểm tín dụng. ðây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, nó thường ñược thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt ñộng cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản ñược thực hiện, ñể hạn chế rủi ro ñối với tài sản bảo ñảm khoản vay, SGDII phải yêu cầu ñơn vị mua bảo hiểm cho toàn bộ tài sản ñảm bảo nợ vay và người thụ hưởng bồi thường là SGDII. - ða dạng hóa lĩnh vực ñầu tư: Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực kinh doanh ñều có chu kỳ tăng trưởng và suy thoái. ða dạng hóa lĩnh vực ñầu tư giúp cho SGDII phân tán rủi ro tín dụng, nguồn tiền của ngân hàng ñược ñầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. ðể ña dạng hóa lĩnh vực ñầu tư có hiệu quả và an toàn, SGDII cần có chiến lược kinh doanh lâu dài và ổn ñịnh dựa trên các vấn ñề sau:  Phải bám sát ñịnh hướng tín dụng, những lĩnh vực khuyến khích ñầu tư của SGDII ñể xây dựng kế hoạch, lĩnh vực cần ñầu tư.  Trên cơ sở ñịnh hướng tín dụng của SGDII với một số ngành nghề cụ thể và căn cứ vào thực tế, từ ñó xác ñịnh những thuận lợi, khó khăn ñể ñưa ra kế hoạch ñầu tư. 3.3.3 Các giải pháp khác Thực hiện ñúng qui trình tín dụng: SGDII cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc tuân thủ ñúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải ñảm bảo khả năng thu hồi vốn, nâng cao ý thức chủ ñộng trong quá trình giám sát vốn vay từ trước, trong và sau khi cho vay, ñặc biệt là khâu sau khi cho vay, phải kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của 63 khách hàng một cách thường xuyên hay ñột xuất, việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng ñánh giá chính xác tình hình hoạt ñộng của khách hàng Nâng cao chất lượng thẩm ñịnh tín dụng Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp ñồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục ñích ña dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn, thị trường diễn biến thất thường và tính cạnh tranh cao hơn. Do ñó, công tác thẩm ñịnh lại càng quan trọng hơn trước khi quyết ñịnh cho vay. Việc thẩm ñịnh dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc ñưa ra những nhận ñịnh về khả năng trả nợ của khách hàng. ðể chất lượng thẩm ñịnh dự án, phương án ñạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình ñộ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tính dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm ñịnh dự án ñể cập nhật thông tin, cách thức thẩm ñịnh dự án. Dự án vay vốn của khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm ñịnh cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực ñầu tư ñể ñư ra các nhận ñịnh chính xác. SGDII cần áp dụng công nghệ phần mềm ñể thẩm ñịnh dự án, trên cơ sở ñó ñưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng. Thẩm ñịnh dự án ñồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn làm sao cho ñồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong công tác thẩm ñịnh cần tái thẩm ñịnh hiệu quả của dự án ñể từ ñó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau ñược tốt hơn. Nâng cao vai trò và chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hoạt ñộng tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt ñộng kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sa sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng ñồng thời cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro ñạo ñức. Nhằm ñổi mới, tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm toán ñáp ứng yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế, SGDII cần: 64 - Tăng cường những cán bộ có trình ñộ, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng ñể bổ sung cho phòng kiểm soát. - Trong quá trình kiểm tra hoạt ñộng tín dụng có thể tăng cường cán bộ từ bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm ñịnh và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. - SGDII cần quy ñịnh trách nhiệm ñối với cán bộ kiểm soát, có chế ñộ khuyến khích thưởng phạt ñể nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt ñộng kiểm soát. - Về lâu dài, ñể tính ñộc lập của kiểm toán nội bộ ñược ñảm bảo, SGDII cần phải quan tâm một số vấn ñề:  Trong quá trình ñổi mới, về mặt mô hình tổ chức nên bố trí hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho ñủ ñiều kiện về quy mô, môi trường, nâng cao ñược vai trò quản l ý ngành của khâu kiểm tra, kiểm soát ñể tăng khả năng hoạt ñộng ñộc lập.  Nâng cao vị thế của kiểm toán nội bộ theo xu hướng chung, phổ biến của quốc tế, có như vậy mới ñủ ñiều kiện hoàn thành công việc một cách ñộc lập. Cụ thể là sắp xếp hợp l ý về mặt tổ chức, ra các văn bản quy ñịnh về trách nhiệm, quyền hạn của kiểm toán viên.  Lựa chọn ñược những cán bộ thực sự có năng lực, tâm huyết, ñồng thời thường xuyên ñào tạo, bồi dưỡng ñể kiểm toán nội bộ hệ thống ñủ sức, ñủ tự tin hoạt ñộng ñộc lập và có hiệu quả. Xây dựng và khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt ñộng tín dụng: Thông tin ñầy ñủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc ñảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro. SGDII cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau ñây: Thu thập thông tin về khách hàng: thông tin trong hoạt ñộng tín dụng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp ñến quyết ñịnh cho vay. Việc khai thác thông tin khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần nhất của khách 65 hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác ñịnh tính trung thực của báo cáo. Do vậy, ñối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các ñối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN, từ phản ánh của cán bộ nhân viên. Thu thập thông tin về thị trường: khi khách hàng ñặt quan hệ tín dụng, bên cạnh khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự ñoán tình hình cung cầu giá cả sản phẩm, tài sản ñảm bảo… Phân tích và xử lý thông tin: Sau khi ñã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải sàn lọc nguồn thông tin ñã thu thập ñược ñể phân tích, ñánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ. Trên cơ sỏ ñó ra quyết ñịnh cho vay hay từ chối cho vay, ñưa ra ñiều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Nâng cao chất lượng giám sát tín dụng: Cán bộ tín dụng cần tăng cường giám sát mục ñích sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khác hàng bằng cách hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, ñối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng… yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng. Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng cần quan tâm ñến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng vận ñộng ñối tác mua bán mở tài khỏan tại SGDII ñể thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản tại SGDII không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng, tránh trường hợp tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ ñến hạn không có khả năng trả nợ. SGDII nên áp dụng biện pháp thế chấp nguồn 66 thu và quản lý nguồn thu như là một biện pháp ñảm bảo tiền vay, hình thức cho vay có ñảm bảo tài sản là nguồn thu. Trong quá trình giám sát vốn vay, SGDII cần có những biện pháp cụ thể ñể hạn chế tối ña những thiệt hại do khách hàng có những khó khăn về tình hình tài chính, tình hình hoạt ñộng kinh doanh. SGDII cần phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ ñó có biện pháp tháo gỡ. ðối với những khách hàng có nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt ñộng sản xuất kinh doanh bình thường, SGDII cần xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới ñể quyết ñịnh cho vay, việc cho vay bảo ñảm thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ. ðể thực hiện ñược việc này, SGDII thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, khách hàng chứng minh ñược khả năng trả ñược nợ thì ngân hàng sẽ kéo dài kỳ hạn, ñiều chỉnh kỳ hạn hay thậm chí hủy bỏ việc trả nợ gốc trong một khoản thời gian. ðồng thời, SGDII cần ñưa khách hàng vào diện giám sát ñặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt ñộng của khách hàng sau khi cơ cấu. ðối với khách hàng khó khăn tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, SGDII ñưa ra giải pháp khắc phục lỗ, tư vấn và giám sát khách hàng, ñề nghị khách hàng ñưa ra lộ trình khắc phục với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch trả nợ cụ thể. ðầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện ñại: Công tác quản trị rủi ro chỉ có thể thành công khi nó ñược thực hiện trên nền tảng một hệ thống thông tin ñáng tin cậy. Chính vì vậy, SGDII cần tập trung ñầu tư vào công nghệ và xây dựng cho mình một hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ cho công tác thẩm ñịnh cho vay ñược hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Phòng quản lý rủi ro trong tuyến phòng ngừa, trang bị cho họ máy móc thiết bị hiện ñại, quyền truy cập mạng và intrenet ñể họ phát huy hết chức năng của mình trong việc thẩm ñịnh và tái thẩm ñịnh khoản vay. 67 SGDII nếu có nguồn thông tin ñược cập nhật chính xác về khách hàng vay cũng như các thông tin liên quan khác ñể ñịnh giá tài sản thế chấp…thì sẽ có quyết ñịnh cho vay chính xác hơn. Song song với ñó, việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng vay cũng ñược tiến hành nhằm phát hiện kịp thời, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hoàn thiện mô hình chấm ñiểm, xếp loại khách hàng: SGDII cần xây dựng phương pháp tính toán trong quản trị rủi ro tín dụng, ñưa ra các chỉ tiêu phi tài chính một cách chính xác, phù hợp hơn. SGDII không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi ñánh giá năng lực quản trị, ñiều hành của khách hàng mà phải căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người ñiều hành dự án. ðể làm ñược việc này, SGDII cần phải thu thập thông tin từ nhiều phía bằng cách xem xét kỹ lưỡng hồ sơ cá nhân, ñiều tra thông qua các ñối tác, các nguồn dư luận có liên quan. Thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng là rất cần thiết, tuy nhiên không nên lấy ñó là ñiều kiện tiên quyết ñể ngân hàng ñưa ra quyết ñịnh cấp tín dụng vì lịch sử tín dụng tốt chưa thể khẳng ñịnh rằng quan hệ tín dụng tiếp theo cũng tốt và ngược lại. Bên cạnh lịch sử tín dụng, ngân hàng cần phải xem xét ñến các thông tin khác có thể khai thác từ báo cáo tài chính của khách hàng, sổ theo dõi tình hình công nợ, nghĩa vụ nộp thuế… ðể ñảm bảo ñánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng thì cần phải nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của khách hàng bằng cách ràng buộc nghĩa vụ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm trong hợp ñồng tín dụng. SGDII phải ñưa vào hợp ñồng tín dụng các chỉ tiêu kế hoạch quản lý hoạt ñộng kinh doanh như tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản, tỷ lệ khoản phải thu/tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số tự tài trợ, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận ước tính cho năm tài chính kế tiếp nhằm mục ñích giám sát và ñánh giá chính xác hơn về năng lực tài chính cũng như uy tín của khách hàng. 68 3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Trong quá trình hội nhập như hiện nay, NHNN có vai trò rất quan trọng việc ñịnh hướng và phát triển ngành. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, NHNN cần nâng cao tính tự chủ và ñộc lập trong kinh doanh của các NHTM, hỗ trợ các NHTM trong quá trình phát triển hoạt ñộng kinh doanh sao cho ñạt ñược các mục tiêu xã hội và phù hợp các chuẩn mực quốc tế. - ðể trung tâm CIC hoạt ñộng hiệu quả, NHNN cần ñưa ra chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, ñầy ñủ và chính xác ñể các NHTM khác khai thác thông tin, làm cơ sở ñánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. - ðể nâng cao chất lượng cán bộ và gìn giữ ñội ngũ lãnh ñạo cho mục tiêu phát triển và hội nhập, NHNN phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về mục tiêu và ñịnh hướng của ngành giúp cán bộ nhận thức và tự có ý thức phải rèn luyện và học tập nâng cao trình ñộ ñáp ứng nhu cầu hội nhập. - Nhằm giảm bớt lượng giao dịch bằng tiền mặt, NHNN cần có các chính sách khuyến khích trong việc thanh toán bằng chuyển khoản, hỗ trợ các NHTM trong việc kết nối hệ thống ATM thành một hệ thống chung, việc này giúp các NHTM dễ dàng kiểm soát vốn vay, góp phần giảm rủi ro. - NHNN cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các nghiệp vụ phái sinh như Hợp ñồng quyền tín dụng (Credit options), Hợp ñồng trao ñổi các khoản tín dụng rủi ro tạo ra các sản phẩm cho các NHTM ña dạng hóa danh mục cho vay và danh mục ñầu tư. - ðể ñánh giá ñúng mức ñộ rủi ro các khoản nợ xấu và khắc phục những hạn chế trong việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro hiện nay thì NHNN cần ñổi mới cách trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức ñộ rủi ro thích hợp gắn với việc ñánh giá xếp loại doanh nghiệp 69 chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp. - Tạo ñiều kiện và hỗ trợ cho các NHTM trong việc xây dựng mối liên hệ với nhau, giữa các ngân hàng với các ñịnh chế tài chính phi ngân hàng và với các ñịnh chế tài chính khác, làm ñược ñiều này sẽ giúp các ngân hàng có những thông tin qu ý báu về nhìn nhận ñánh giá khách hàng ñúng ñắn hơn, ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của các khách hàng, nâng cao chất lượng thông tin giữa các NHTM với nhau, thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng, chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến ñộng không nên có trên thị trường tài chính tiền tệ, tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân ñến bất kỳ một TCTD nào. 3.4.2 Kiến nghị với các ban ngành có liên quan Hoạt ñộng kinh doanh tín dụng tại các NHTM không những ñảm bảo ñạt ñược những mục tiêu lợi nhuận mà còn phải ñảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, Chính Phủ và các ban ngành ñứng ñầu có trách nhiệm ñịnh hướng, hỗ trợ hoạt ñộng tín dụng phát triển an toàn và hiệu quả: - Chính Phủ cần tích cực xây dựng và có các biện pháp khuyến khích việc phát triển các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trường, nên ñưa ra các ưu ñãi ñể phát triển các doanh nghiệp hoạt ñộng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, tài chính như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ñánh giá xếp hạng doanh nghiệp, ñịnh giá tài sản, tư vấn tài chính, kiểm toán. Bên cạnh ñó, việc khuyến khích thành lập các hội ngành nghề sẽ tạo sự gắn kết, trao ñổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài trong ñó có bên cung ứng vốn như ngân hàng. - Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt ñộng và chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính ñược nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại, hoạt ñộng ñăng ký giao dịch ñảm bảo do thiếu liên kết thông tin và thái ñộ bất hợp tác của 70 một số cán bộ thừa hành ñã làm nản lòng không ít các doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin ñể việc ñánh giá, ra quyết ñịnh tín dụng của ngân hàng ñược chính xác, tránh lựa chọn ngược ảnh hưởng xấu ñến hoạt ñộng ngân hàng. - Chính phủ cũng cần chú trọng chủ ñộng sự tăng cường phối hợp với NHNN trong việc ban hành các ñịnh hướng phù hợp nhất trong việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn ñọng và trích lập dự phòng rủi ro. Qua ñó, tạo một khung pháp lý ñồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt ñộng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. - Chính phủ cần kịp thời phối hợp các ngành liên quan xử lý những vấn ñề pháp lý phức tạp trong việc quản lý ñất ñai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng ñất, những vấn ñề vốn có tính ña ngành, liên bộ, có liên quan ñến xử lý rủi ro tín dụng. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng kết hợp với việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SGDII, căn cứ vào những yêu cầu chiến lược, mục tiêu và quan ñiểm phát triển tín dụng tại SGDII ñến năm 2010, Chương 3 của Luận văn ñã có một số ñề xuất như sau: − Luận văn ñã ñưa ra một số giải pháp cho SGDII-NHCTVN trong việc lựa chọn các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng ñể hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro nhằm ñạt ñược mục tiêu tín dụng dài hạn. ðồng thời, cũng xây dựng một số phương hướng cơ bản nhằm triển khai các quan ñiểm về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM một cách ñồng bộ, có hệ thống. − Kiến nghị với NHNN phải hỗ trợ và giúp ñỡ các NHTM trong công tác quản trị rủi ro cũng như phòng ngừa và hạn chế rủi ro. − Kiến nghị với các ban ngành liên quan về việc xây dựng các chính sách, chiến lược thích hợp với quy mô cũng như tính chất hoạt ñộng và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM và các vấn ñề như quản lý ñất ñai, ñăng ký giao dịch ñảm bảo, quy hoạch, quyền sử dụng ñất ñể hỗ trợ, tạo ñiều kiện cho các NHTM thực thi chính sách quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả. KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều phải chấp nhận rủi ro, không một ngành kinh doanh nào gặp nhiều rủi ro như ngành ngân hàng. Rủi ro nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, thường gây ra những hậu quả khó lường cho nên trong thực tế không thể loại trừ được rủi ro ra khỏi môi trường kinh doanh mà chúng ta chỉ có thể phân tích, dự đoán, đo lường và tìm ra các nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa, hạn chế sự tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện ngày nay, ngành ngân hàng đã và đang là một cầu nối giúp chúng ta chủ động, củng cố và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và nó có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhất là trong bối cảnh vận động của nền kinh tế Việt Nam đang cạnh tranh gây gắt không những ở lĩnh vực ngân hàng mà ở nhiều lĩnh vực khác thì những rủi ro này ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại SGDII-NHCTVN. Luận văn rút ra một số kết luận cơ bản: − Qua việc nghiên cứu các khái niệm và quan điểm theo chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, luận văn xây dựng khái niệm và quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung, tại SGDII-NHCTVN nói riêng. − Rủi ro tín dụng là vấn đề luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, nhà quản trị hoàn toàn có thể xây dựng những chương trình, chính sách tiến hành hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm bớt sự tổn thất, mất mát do nó đem lại xuống mức tối thiểu. − Lĩnh vực ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt trong điều kiện hội nhập ngày nay, với tốc độ tăng vốn ồ ạt của các NHTM hiện nay làm lĩnh vực này ngày càng trở nên phức tạp, các nguy cơ rủi ro và rủi ro tín dụng cũng gia tăng. Đòi hỏi các NHTM cần phải tích cực chủ động nghiên cứu và triển khai các chính sách quản trị rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ và có hệ thống để đảm bảo theo đuổi các mục tiêu kinh doanh một cách có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trần Huy Hoàng. “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 12/2004. 2. ThS. Phan Thị Hoàng Yến, “Cơ hội và thách thức của các NHTM khi hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Khoa Học Đào Tạo Ngân hàng, số 55 tháng 12/2006. 3. Lê Văn Dũng-Chi Nhánh NHCT tình Thanh Hóa, “Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế”. Tạp chí ngân hàng số 7 tháng 4/2007. 4. Ths. Nghiêm Xuân Thành, “Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Tạp chí ngân hàng số 21 tháng 11/2006. 5. Phan Hồng Quang-NH ĐT&PTVN, “Nhân tố chủ yếu kiến tạo năng lực cạnh tranh của NHTM khi hội nhập kinh tế quốc tế”.Tạp chí ngân hàng số 7 tháng 4/2007. 6. Ths. Lưu Thúy Mai-Thanh tra NHNN.“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học. 7. Nguyễn Thanh Hồng-HV ngân hàng. “Một số vấn đề về kiểm toán nội bộ nghiệp vụ cho vay tại các NHTM”. Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 4 (2004). 8. Ths.Phạm Hữu Hồng Thái. “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 4/2004. 9. Trần Văn Hân-NH NN&PTNT-Gia Lâm Hà Nội. “Biểu hiện mất an tòan trong cho vay của NHTM”. Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề năm 2005. 10. Phan Hùng An-NHNTVN, “Kiểm toán nội bộ các NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. 11. Nguyễn Hữu Thắng-PGĐ Ban kế hoạch Phát triển NHĐT&PTVN, “Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam và chuẩn mực Basel trong quản l ý rủi ro”. 12. TS. Nguyễn Đức Thảo. “Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam và các giải pháp phòng ngừa hạn chế”. Phụ lục 01: CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆP STT Tiêu chí Trị số Điểm Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 1 Nguồn vốn kinh doanh Dưới 10 tỷ đồng 5 Từ 1500 người trở lên 15 Từ 1000 người đến dưới 1500 người 12 Từ 500 người đến dưới 1000 người 9 Từ 100 người đến dưới 500 người 6 Từ 50 người đến dưới 100 người 3 2 Lao động Dưới 50 người 1 Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 3 Doanh thu thuần Dưới 5 tỷ đồng 2 Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 4 Nộp ngân sách Dưới 1 tỷ đồng 1 QUY MÔ DOANH NGHIỆP Điểm Quy mô Từ 70-100 điểm Lớn Từ 30-69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ Phụ lục 02: PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP Nông, lâm, ngư nghiệp − Chăn nuôi − Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… − Trồng rừng. − Khai thác lâm sản. − Đánh bắt, nuuôi trồng thủy hải sản − Làm muối Thương mại, dịch vụ − Cảng sông, biển − Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch. − Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, VLXD, hàng điện tử, máy móc, phương tiên giao thông vận tải, hóa chất (phân bón thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ nghệ, điện, khí đốt. − In ấn, xuất bản sách, báo chí. − Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông − Chăm sóc sức khỏa, làm đẹp − Tư vấn, môi giới − Thiết kế thời trang, gia công may mặc. − Bưu chính viễn thông. − Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, hàng không. − Vệ sinh môi trường, văn phòng… Xây dựng − Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp − Hạ tầng đô tị và nhà ở − Xây lắp (xây dựng cơ bản) Công nghiệp − Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khác. − Sàn xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, VLXD, hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên liệu cho các ngành khác, − Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải. − Sản xuất điện, khí đốt − Khai thác khoán sản. − Khai thác than, VLXD.., dầu khí. Phụ lục 03: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH STT Chỉ số Nội dung Chỉ tiêu thanh khoản 1 Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản lưu động + đầu tư tài chính ngắn hạn/(nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn trả) Nếu khách hàng lập BCTC theo QĐ số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Nếu khách hàng lập BCTC theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 2 Khả năng thanh toán nhanh Tài sản có tính lỏng cao (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu-phải thu khó đòi)/nợ ngắn hạn Nếu khách hàng lập BCTC theo QĐ số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 Tài sản có tính lỏng cao (tiền và các khoản tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn – phải thu khó đòi)/nợ ngắn hạn Nếu khách hàng lập BCTC theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 Chỉ tiêu hoạt động 3 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ 4 Kỳ thu tiền bình quân (Giá trị các khoản phải thu bình quân/Doanh thu thuần)*365 5 Hiệu quả sử dụng tài sản Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu cân nợ 6 Nợ phải trả/Tổng tài sản Nợ phải trả/Tổng tài sản 7 Nợ phải trả/Nguồn vốn CSH Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu 8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng Chỉ tiêu thu nhập 9 Tổng TN trước thuế/DT thuần Tổng TN trước thuế/Doanh thu thuần 10 Tồng TN trước thuế/Tổng tài sản Tồng TN trước thuế/Tổng tài sản bquân 11 Tổng TN trước thuế/VCSH Tổng TN trước thuế/VCSH bình quân phụ lục 4.1: CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ TÌNH HÌNH VÀ UY TÍN GIAO DỊCH VỚI NGÂN HÀNG STT Điểm chuẩn 10 8 6 4 2 Quan hệ tín dụng 1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc) Luôn trả đúng hạn/3 năm qua Luôn trả đúng hạn Luôn trả đúng hạn Khách hàng mới Không trả đúng hạn 2 Số lần gia hạn nợ Không có 1 lần/3 năm 1 lần/1 năm 3 lần/1 năm > 5 lần/1 năm 3 Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 30 ngày/ 3 năm 30 ngày/ 1 năm 60 ngày/ 1 năm 90 ngày/ 1 năm 4 Số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với NHCV Chưa từng có Không Không Đã từng mất khả năng thanh toán/2 năm Đã từng mất khả năng thanh toán/1 năm 5 Số lần chậm trả lãi vay Không 1 lần 2 lần > 2 lần Không trả được lãi Quan hệ phi tín dụng 6 Thời gian duy trì tài khoản với NHCV > 5 năm 3-5 năm 1-3 năm <1 năm Chưa mở TK tại NHCV 7 Số lượng giao dịch trung bình hàng thángvới Tk tại NHCV > 100 lần 60-10 30-60 15-30 <15 8 Số lượng các loại giao với NHCV >6 5-6 3-4 1-2 chưa có giao dịch nào 9 Số dư tiền gửi trung bình tháng tại NHCV >100 tỷ VNĐ 60-100 tỷ 30-60 tỷ 10-30 tỷ <10 tỷ 10 Số lựơng NH khác mà khách hàng duy trì TK không 1 2-3 4-5 >5 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Triển vọng ngành Thuận lợi Ổn định Phát triển kém hoặc không phát triển Bão hòa Suy thoái 2 Được biết đến (thương hiệu của DN, của sản phẩm) Có, trên toàn cầu Có, trong cả nước Có, nhưng chỉ ở địa phương Ít được biết đến Không được biết đến 3 Vị thế cạnh tranh của DN Cao, chiếm ưu thế Bình thường, đang phát triển Bình thường, đang sụt giảm Thấp, đang sụt giảm Rất thấp 4 Số lượng đối thủ cạnh tranh Không có, độc quyền Ít Ít, số lượng đang tăng Nhiều Nhiều, Số lựơng đang tăng 5 Thu nhập của DN trước quá trình đổi mới,cải cách DNNN Không. Ít Nhiều, thu nhập sẽ ổn định Nhiều, thu nhập sẽ giảm xuống Nhiều, sẽ lỗ CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KHÁC STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Đa dạng hóa các hoạt động theo: 1) ngành 2) thị trường 3) vị trí địa lý Đa dạng hóa cao độ Chỉ có 2 trong 3 Chỉ có 1 trong 3 Không, đang phát triển Không đa dạng hóa 2 Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu Chiếm hơn 70% thu nhập Chiếm từ trên 50% đến 70% thu nhập Chiếm từ trên 20% đến 50% thu nhập Không vượt quá 20% thu nhập Không có thu nhập từ XK 3 Sự phụ thuộc vào các đối tác (đầu vào/đầu ra) Không có Ít Phụ thuộc nhiều vào đối tác đang phát triển Phụ thuộc nhiều vào đối tác ổn định Phụ thuộc nhiều vào đối tác đang bị suy thóai 4 LN sau thuế của DN trong những năm gần đây Tăng trưởng mạnh Có tăng trưởng Ổn định Giảm dần Lỗ 5 TSĐB Có khả năng thanh khoản cao, rủi ro thấp Có khả năng thanh khoản trung bình, rủi ro thấp Có khả năng thanh khoản thấp, rủi ro thấp Có khả năng thanh khoản thấp, rủi ro trung bình Có khả năng thanh khoản thấp, rủi ro cao; hoặc không có bảo đảm bằng tài sản BẢNG TRỌNG SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH STT Tiêu chí DNNN DNNQD DN DTNN 1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% 2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 27% 33% 27% 3 Tình hình và uy tín giao dịch với NHCT 33% 33% 31% 4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7% 5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8% Tổng cộng 100% 100% 100% Phục lục 04.2-DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1 <1 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 7 6.5 6 5.5 <5.5 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 >50 5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 3 2.5 2 1.5 <1.5 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 C. Chỉ tiêu cân nợ (%) 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 35 45 55 65 >65 30 40 50 60 >60 25 35 45 55 >55 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 53 69 122 185 >185 42 66 100 150 >150 33 54 81 122 >122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 D. Chỉ tiêu thu nhập (%) 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6 8 7.5 7 6.5 <6.5 10. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản 8% 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5.5 <5 7.5 7 6.5 6 <5 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14.2 12.2 10.6 9.8 <9.8 13.7 12 10.8 9.8 <9.8 13.3 11.8 10.9 10 <10 Tổng 100% Phụ lục 04.3-DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1 0.9 <0.9 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 120 150 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60 5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5 C. Chỉ tiêu cân nợ (%) 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 69 100 150 233 >233 69 100 122 150 >150 66 69 100 122 >122 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2 D. Chỉ tiêu thu nhập (%) 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7 10. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 12 11 10 8.7 <8.7 11 10.5 10 9.5 <9.5 Tổng 100% Phụ lục 04.4-DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu Trọng số Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 2 1.4 1 0.5 <0.5 2.2 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.5 1.8 1.3 1 <1 2. Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.1 0.8 0.4 0.2 <0.2 1.2 0.9 0.7 0.3 <0.3 1.3 1 0.8 0.6 <0.6 B. Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% 5 4 3 2.5 <2.5 6 5 4 3 <3 4.3 4 3.7 3.4 <3.4 4. Kỳ thu tiền bình quân 10% 45 55 60 65 >150 35 45 55 60 >60 30 40 50 55 >55 5. Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.3 2 1.7 1.5 <1.5 3.5 2.8 2.2 1.5 <1.5 4.2 3.5 2.5 1.5 <1.5 C. Chỉ tiêu cân nợ (%) 6. Nợ phải trả/tổng tài sản 10% 45 50 60 70 >70 45 50 55 65 >65 40 45 50 55 >55 7. Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 10% 122 150 185 233 >233 100 122 150 185 >185 82 100 122 150 >150 8. Nợ quá hạn/tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.4 1.8 >1.8 D. Chỉ tiêu thu nhập (%) 9. Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu 8% 5.5 5 4 3 <3 6 5.5 4 2.5 <2.5 6.5 6 5 4 <4 10. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản 8% 6 5.5 5 4 <4 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5 <5 11. Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 8% 14.2 13.7 13.3 13 <13 14.2 13.3 13 12.2 <12.2 13.3 13 12.9 12.5 <12.5 Tổng 100% Phụ lục 05 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi (*) > 4 lần >3 lần - ≤ 4 lần > 2 lần - ≤ 3 lần > 1 lần - ≤ 2 lần ≤ 1 lần hoặc âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc (**) > 2 lần > 1,5 lần - ≤ 2 lần > 1lần - ≤ 1.5 lần < 1 lần - ≤ 0 lần Âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ (tính cho 3 năm liền kề) Tăng nhanh Tăng ổn định giảm Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh > LN thuần = LN thuần < LN thuần Gần điểm hòa vốn Âm 5 Tiền và các khoản tưong đương tiền/vốn chủ sở hữu (***) >2 > 1.5 - ≤ 2 > 1 - ≤ 1.5 > 0.5 - ≤ 1 > 0 - ≤ 0.5 (*) Hệ số khả năng trả lãi = (LN trước thuế và chi phí trả lãi vay)/Chi phí trả lãi vay (**) Hệ số khả năng trả nợ gốc = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/(tiền trả nợ gốc vay + tiền trả nợ thuê tài chính) (***) Tiền và các khoan tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu = Tiền và tương đương tiền cuôi kỳ/Vốn chủ sở hữu CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của DA và phương án > 20 năm >10 năm và ≤20 năm >5 năm và ≤10 năm >1 năm và ≤5 năm < 1 năm 2 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN trong hoạt động điều hành > 10 năm > 5 năm > 2 năm >1 năm Mới được bổ nhiệm 3 Môi trường kiểm soát nội bộ Đã được thiết lập một cách chính thống, ghi chép và kiểm tra thường xuyên Đã được thiết lập một cách chính thống. Có nhưng không chính thống Có hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ Có những bằng chứng về sự yếu kém, thất bại 4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành Đã có thành tưu cụ thể Đang xây dựng uy tín rất ít hoặc không có Rõ ràng có thất bại trong ngành Có thất bại không những trong ngành mà còn trong công tác quản lý nói chung 5 Tính khả thi của các phương án kinh doanh và dự toán tài chính Rất cụ thể và rõ ràng Phương án kinh doanh và dự tóan tài chính tương đối cụ thể rõ ràng Có PA, dự toán tài chính nhưng không cụ thể rõ ràng Chỉ có 1 trong 2 phương án kinh doanh hoặc dự toán tài chính không có Phụ lục 06: TỔNG HỢP ĐIỂM TÍN DỤNG Thông tin tài chính không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45% Các chỉ tiêu tài chính 40% 55% XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Hạng Số điểm đạt được AA+ 92.4 - 100 AA 84.8 - 92.3 AA- 77.2 - 84.7 BB+ 69.6 - 77.1 BB 62 - 69.5 BB- 54.4 - 61.9 CC+ 46.8 - 54.3 CC 39.2 - 46.7 CC- 31.6 - 39.1 C < 31.6 Phụ lục 07: BẢNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TÍNH TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO STT Khách hàng Dư nợ (A) Giá trị TSĐB Loại TSĐB Tỷ lệ % để xác định giá trị khấu trừ TSĐB Giá trị khấu trừ của TSĐB (C) Giá trị khoản nợ trích dự phòng (A-C) Tỷ lệ % trích dự phòng (r) Số tiền dự phòng cụ thể phải trích (R) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(6) (8)=max(0,(3-7)) (9) (10)=(8)*(9) 1 Dự phòng cụ thể (Tổng Cộng) 33.971 trđ 2 Nhóm 2 gồm: 2.1 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày Công ty XNK Bình Dương 18.000 trđ 25.714 trđ Quyền sử dụng đất 50% 12.857 trđ 5.143 trđ 5% 257 trđ 2.2 Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định 3 Nhóm 3 gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định - 20% - 4 Nhóm 4 gồm: 4.1 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Công ty May AB 9.000 trđ 12.857 trđ MMTB 30% 3.857 trđ 5.143 trđ 50% 2.571 trđ 4.2 Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định 5 Nhóm 5 gồm : 5.1 Các khoản quá hạn trên 360 ngày XN Chế biến Gỗ 23.000 trđ 32.857 trđ Nguồn thu 30% 9.857 trđ 13.143 100% 13.143 trđ 5.2 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên Công ty TNHH An Hội 18.000 trđ 0 trđ - - - 18.000 trđ 100% 18.000 trđ 5.3 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47360.pdf
Tài liệu liên quan