MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu . 1
3. Mục tiêu nghiên cứu . 1
4. Phương pháp nghiên cứu .2
5. Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 1:THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
CÔNG TY 1990 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990 . 3
1.1 Luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 . 3
1.2 Thủ tục thành lập theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 3
1.2.1 Điều kiện thành lập 4
1.2.2 Điều kiện cấp giấy phép thành lập 4
1.2.3 Thủ tục thành lập công ty . 5
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
DOANH NGHIỆP 1999 9
2.1 Luật doanh nghiêp 1999 . 9
2.2 Thủ tục thành lập . 10
2.2.1 Điều kiện thành lập 11
2.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp . 12
2.2.2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh . 13
2.2.2.2 Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh . 14
2.2.2.3 Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . 16
2.2.2.4 Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 18
CHƯƠNG 3: THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
DOANH NGHIỆP 2005 24
3.1 Luật doanh nghiệp 2005 24
3.2 Thủ tục thành lập . 26
3.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 26
3.2.1.1 Điều kiện về chủ thể 26
3.2.1.2 Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh 28
3.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp .29
3.2.3 Các thủ tục sau đăng kỳ kinh doanh . 36
CHƯƠNG 4: SO SÁNH THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO
LUẬT CÔNG TY 1990, LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1990, LUẬT
DOANH NGHIỆP 1999 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 . 41
4.1 So sánh thành lập và đăng ký kinh doanh . 41
4.1.1.So sánh Điều kiện thành lập . 41
4.1.2 So sánh về thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp tư
nhân 1990, luật công ty 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh
nghiệp 2005 45
4.2 So sánh về các thủ tục đăng ký sau kinh doanh 53
KẾT LUẬN . 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký
kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Đây là một điểm tiến bộ của luật doanh nghiệp 2005 không những luật đơn giản
hoá thủ tục mà còn rút ngắn thời gian xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Đây cũng là nhằm giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian,
công sức trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều đó tạo tâm lý thoải mái,
môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư và thể hiện sự tiến bộ của pháp luật Việt
Nam, pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện ngày càng theo hướng có lợi cho
doanh nghiệp.
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 15 luật doanh nghiệp 2005 về trình tự đăng ký kinh
doanh còn quy định: Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự
án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, khoản này luật
doanh nghiệp 1999 không có quy định.Cho nên đây cũng là điểm khác biệt giữa
luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005.
Đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 1999 được quy định
chung trong một điều luật cho cả các loại hình doanh nghiệp. Gồm doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Cụ thể
tại Điều 13 hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh
GVHD: Dư Ngọc Bích 47
- Điều lệ đối với công ty
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành
viên hợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công
ty cổ phần;
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp
định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
Luật doanh nghiệp 1999 quy định chung hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các loại
hình doanh nghiệp điều này gây khó khăn cho người đăng ký kinh doanh và cả cơ
quan đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và
lúng túng trong khâu chuẩn bị hồ sơ do việc quy định chung chung, các quy định
hướng dẫn không rõ ràng, đồng bộ, nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau
gây khó khăn trong quá trình tập hợp thông tin và tìm hiểu luật, vì thế cũng dễ có
sai sót trong hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh mất nhiều thời gian hướng dẫn làm
thủ tục cũng như xem xét tính hợp lý của hồ sơ dẫn đến việc đăng ký và cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh kéo dài, tốn kém thời gian và chi phí đối với người
thành lập doanh nghiệp.
Còn ở luật doanh nghiệp 2005 thì hồ sơ đăng ký kinh doanh được quy định
riêng biệt, cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp, ưu tiên 4 Điều luật từ Điều
16 đến Điều 19. Hồ sơ này áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân của công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn, và công ty cổ phần được quy định tại Điều 16, 17, 18,
19 luật doanh nghiệp 2005.
Như vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể, riêng biệt
về hồ sơ đưng ký kinh doanh điều này làm cho việc áp dụng trở nên rõ ràng tránh
nhầm lẫn giữa các loại hình doanh nghiệp. Bởi vì đối với mỗi loại hình doanh
nghiệp có hình thức, tổ chức và hoạt động khác nhau do đó cần tách riêng, quy
định cụ thể giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc chuẩn bị hồ sơ được đầy đủ dễ
dàng hơn trước khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2005 có
quy định văn bản xác định vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định có vốn pháp định.
Điểm này luật doanh nghiệp và luật công ty 1990 trước đây quy định tất cả các
ngành, nghề đều phải đảm bảo phải có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư không thấp hơn
vốn pháp định. Trong thực tế triển khai thực hiện, quy định này cho thấy không
phù hợp với thực tế và mang tính hình thức. Luật doanh nghiệp 1999 quy định đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có vốn pháp
định thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký khi có đủ vốn như pháp luật quy định. Luật
doanh nghiệp năm 2005 quy định đối với ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và
pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh
doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu
cầu phải có và phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện
bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề,
chứng nhận trách nhiệm bảo hiểm, trách nhiệm nghề, nghiệp, yêu cầu về vốn pháp
định hoặc yêu cầu khác. Mặc dù quy định về vốn pháp định có nhiều bất cập không
phù hợp. Tuy nhiên, nó sẽ tiêu cực khi quy định đại trà cho mọi ngành, nghề. Ngày
GVHD: Dư Ngọc Bích 48
nay pháp luật quy định rõ ràng chỉ có ngành nghề nhất định do đặc thù và tính trách
nhiệm cao đối với nhà nước và xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo về vốn
pháp định khi đăng ký kinh doanh để đảm bảo tính chính xác, trung thực.
Tuy nhiên, nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 1999 và
luật doanh nghiệp 2005 cũng có nhiều điểm giống nhau. Như trong hồ sơ đăng ký
kinh doanh phải có:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (đơn đăng ký kinh doanh).
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền quy định.
Trước luật doanh nghiệp 2005 quy định việc đăng ký kinh doanh phải được
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. phải sử dụng mẫu giấy đăng ký kinh
doanh do bộ kế hoạch và đầu tư ban hành thống nhất áp dụng chung trong toàn
quốc. Đây không phải là vấn đề chúng ta quan tâm bàn luận mà vấn đề chính thể
hiện ở hình thức của mẫu giấy này. Tiêu đề của mẫu đơn: “đơn đăng ký kinh
doanh” trong luật doanh nghiệp 1999 được thay thế bằng cụm từ “Giấy đề nghị
đăng ký kinh doanh” trong luật doanh nghiệp 2005, “đề nghị” thể hiện vai trò vị trí
của nhà đầu tư trong mối quan hệ thành lập và đăng ký kinh doanh với: cơ quan
đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn ngành nghề kinh
doanh cho mình để hoạt động mà không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước (trừ
ngành nghề bị cấm).
Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, luật doanh nghiệp 1999 và luật
doanh nghiệp 2005 có phần tương tự nhau, đều quy định :
- Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp,
- Ngành, nghề kinh doanh,
- Vốn điều lệ công ty, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tư nhân,
- Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần
và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
Tuy nhiên trong nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh giữa hai luật trên
cũng có một vài điểm khác nhau, chẳng hạn như theo luật doanh nghiệp 1999 chỉ
quy định địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp, còn ở luật doanh nghiệp 2005 thì
quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn ngoài địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp còn
quy định thêm số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có)
Ngoài ra luật doanh nghiệp 1999 quy định phải có: Họ, tên, chữ ký, địa chỉ
thường trú của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân của người đại diện theo
pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, của tất cả thành
viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Luật doanh nghiệp 2005 tại khoản 6 Điều
21 thì quy định chi tiết hơn bao gồm: họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch,
số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu công ty hoặc
người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền của
thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của cổ đông
sáng lập hoặc người đại diên theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty
cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
GVHD: Dư Ngọc Bích 49
Việc quy định đơn đăng ký kinh doanh so với luật công ty 1990 và doanh
nghiệp tư nhân 1990 thì theo luật doanh nghiệp1999 và luật doanh nghiệp 2005
đây là một điểm tiến bộ mà luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990
lại không quy định đơn đăng ký kinh doanh phải lập theo mẫu thống nhất do cơ
quan đăng ký kinh doanh quy định. Điểm này là điểm đổi mới và rất cần thiết bởi
vì nó sẽ tránh được đơn đăng ký không đúng theo mẫu đã quy định của pháp luật
và tránh được mẫu đơn không thống nhất với nhau.
Điều lệ đối với công ty.
Điều lệ công ty: là bản cam kết của tất cả các thành viên về thành lập tổ chức
quản lý và hoạt động của công ty. Luật công ty 1990 cũng quy định trong hồ sơ
đăng ký kinh doanh phải có điều lệ công ty và nội dung điều lệ cũng có một vài
điểm giống so với luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiếp 2005. Bên cạnh đó
theo luật công ty cũng có một số điểm khác như tại Điều 10 quy định:
- Hình thức, mục tiêu, tên gọi trụ sở thời hạn hoạt động của công ty,
- Họ tên các sáng lập viên;
- Cũng quy định phải có vốn điều lệ như luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh
nghiệp 2005 song trong đó ghi rõ giá trị phần vốn góp bằng hiện vật hoặc bằng bản
quyền sở hữu công nghiệp .
- Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; mệnh
giá cổ phiếu và giá cổ phiếu phát hành đối với cônh ty cổ phần.
- Các loại quỹ , mức giới hạn các quỹ được lập tại công ty ,
- Các trường hợp sáp nhập, chuyển đổi hình thức, giải thể công ty và thể thức
thanh lý tài sản công ty.
Với nội dung điều lệ công ty theo luật công ty 1990 ta thấy có nhiều điểm còn
hạn chế, hoặc không còn phù hợp nữa, quy định chưa chặt chẽ, ví dụ như không
quy định phải có địa chỉ trụ sở chính điều này dễ dẫn đến việc hình thành “doanh
nghiệp ma”. Với cơ chế thị trường hiện nay thì nhiều điểm đã không còn hợp nữa,
nếu ta vẫn giữ nguyên sẽ là một hạn chế lớn, do đó pháp luật Việt Nam đã dần cải
thiện trên cơ sở kế thừa những gì có lợi và loại bỏ những mặt không hợp lý. Vì thế
luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đã sửa đổi bổ sung. Trong đó
hai luật này có nhiều điểm tương đồng như:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện,
- Ngành, nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ (luật doanh nghiệp 2005 còn quy định thêm cách thức tăng và
giảm vốn điều lệ) .
- Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách
nhiệm trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần của cổ đông sáng lập,
loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại đối với công ty cổ phần.
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh, của cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Cơ cấu tổ chức quản lý.
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần.
- Thể thức thông qua quýêt định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp
nội bộ.
- Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
GVHD: Dư Ngọc Bích 50
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty .
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái
với quy địn của pháp luật.
Ngoài những điểm giống nhau như trên thì luật doanh nghiệp 2005 cũng đã sửa
đổi, bổ sung thêm một vài điểm: Tại khoản 2 điều 22 chỉ quy định ngành, nghề
kinh doanh, (trong khi luật doanh nghiệp 1999 có thêm mục tiêu). Điểm này luật
doanh nghiệp 1999 quy định khá chặt chẽ hơn. Tại khoản 4 điều 22 luật 2005 quy
định chi tiết cụ thể hơn ngoài họ tên còn có quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác
của các thành viên hợp danh, của chủ hữu công ty, thành viên đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn, của cổ đông sáng lập, hoặc tại khoản 15 điều 22 quy dịnh khá rõ cả
họ, tên, và chữ ký luật doanh nghiệp 1999 khoản 14 chỉ có chữ ký.
Luật doanh nghiệp 2005 còn bổ sung thêm một khoản mà luật doanh nghiệp
1999 không quy định: Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và
thưởng cho người quản lý và thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Từ những sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp 2005 đã đáp ứng được nhu cầu cần
thiết và nó mang tính chất vừa thoải mái, phù hợp cho các nhà kinh doanh. điều đó
thể hiện pháp luật nước ta ngày càng được củng cố, hoàn thiện, có nhiều quy định
mở ,lại chi tiết , rõ ràng hơn song vẫn đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
danh sách cổ đông sáng lập công ty cô phần.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh
sách cổ đông sáng lập công ty cô phần được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan
đăng ký kinh doanh quy định.
Nội dung cụ thể quy định tại Điều 16 luật doanh nghiệp 1999 và Điều 23 luật
doanh nghiệp 2005, phần này hai luật này tương đối giống nhau, chỉ vài nét khác
mà luật doanh nghiệp 2005 quy định chi tiết hơn như quy định thêm quốc tịch, địa
chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên.
Ở luật công ty 1990 không quy định phần này. Và đây cũng là điểm mới của
luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp 1999 quy định tại Điều 17 khoản 1 và Điều 24 luật doanh
nghiệp 2005. So sánh thì ở luật doanh nghiệp 2005 có bổ sung thêm: Điều kiện cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có trụ sở chính theo quy định tại khoản
1 điều 35. Còn lại cả hai luật đều quy định doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiên: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh
không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng
quy định của luật; có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; nộp đủ lệ phí đăng ký kinh
doanh theo quy định.
Việc quy định tên doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 1999 thì tên doanh nghiệp phải đảm bảo: không trùng
hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh; không vi
phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
phải viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước
ngoài với khổ chữ nhỏ hơn; ngoài ra phải viết rõ loại hình doanh nghiệp, công ty
trách nhiệm hữu hạn cụm từ trách nhiệm hữu hạn viết tắt là TNHH, công ty cổ
GVHD: Dư Ngọc Bích 51
phần cụm từ cổ phần viết tắt là CP, công ty hợp danh cụm từ hợp danh viết là HD,
doanh nghiệp tư nhân viết là DNTN.
Về phần này trên tinh thần kế thừa quy định của luật doanh nghiệp 1999 luật
doanh nghiệp 2005 quy định thêm việc không cho phép doanh nghiệp sửa dụng tên
cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp để đặt tên riêng cho doanh nghiệp hoặc sử dụng làm một
phần tên riêng của doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ
quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Đây là nét mới thể hiện sự chặt chẽ của luật pháp
nước ta.
Luật doanh nghiệp 2005 quy định như trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp, tránh sự lạm dụng trong việc đặt tên của doanh nghiệp,
ngoài ra còn loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, bảo đảm tính văn hoá trong việc đặt tên doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:
Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định doanh nghiệp có thể viết thêm bằng một hoặc
một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn, thì luật doanh nghiệp 2005 cho phép
doanh nghiệp sử dung tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài bằng cách dịch từ
tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng và tên riêng của doanh nghiệp vẫn
có thể giữ nguyên hoặc doanh nghiệp có thể dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa
tương ứng. Việc quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo lập cho mình
một tên thương hiệu riêng biệt trên thị trường.
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:
Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định rất chung chung, chưa cụ thể nên gây
nhiều tranh cãi về tính pháp lý trong việc đăng ký tên doanh nghiệp. Luật doanh
nghiệp 2005 quy định cụ thể thế nào là tên trùng, thế nào là tên gây nhầm lẫn để
doanh nghiệp căn cứ vào đó tự lựa chọn việc đặt tên cho doanh nghiệp sao cho phù
hợp với đặc điểm, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đều quy định:
- Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Ngành, nghề kinh doanh (luật doanh nghiệp 1999 gồm mục tiêu, ngành, nghề
kinh doanh);
- Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công
ty cổ phần, vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn pháp định đối
với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định (luật doanh
nghiệp 1999). Tuy nhiên ở luật doanh nghiệp 2005 có bổ sung thêm: đối với công
ty cổ phần phải có số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được
quyền chào bán.
- Một điểm khác nữa là ngoài việc quy định họ, tên, địa chỉ thường trú của
người đại diện theo pháp luật thì luật doanh nghiệp 2005 còn thêm quốc tịch, số
giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Luật doanh nghiệp 1999 quy định: tên, địa chỉ của thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, họ tên, địa chỉ
thường trú của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Nhưng ở luật doanh
nghiệp 2005 quy định rất chi tiết, cụ thể bao gồm: họ tên, địa chỉ thường trú, quốc
tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
GVHD: Dư Ngọc Bích 52
khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc
số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc thành viên
sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ,
tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp
danh, của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
Qua sự so sánh đối chiếu như trên ta thấy luật doanh nghiệp 2005 quy định nội
dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phần chặt chẽ hơn, đảm bảo sự
thống nhất, rõ ràng , điều này nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp tự do kinh
doanh nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhá nước để bảo vệ lợi ích của xã hội.
Vấn đề này luật doanh nghiệp 1999 quy định quá chung chung, sơ sài đó là điểm
còn hạn chế của luật cũ.
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Luật doanh nghiệp 1999 cụ thể quy định tại Điều 19, luật doanh nghiệp 2005
trên cơ sở kế thừa luật doanh nghiệp 1999 đồng sửa đổi thêm, chẳng hạn tại khoản
1 Điều 26 quy định thêm nội dung thay đổi có thể là số cổ phần được quyền chào
bán. Luật doanh nghiệp 1999: chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện việc thay đổi
thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, còn luật doanh
nghiệp 2005 rút ngắn lại còn 10 ngày.
Đồng thời, luật doanh nghiệp 2005 còn bổ sung thêm tại khoản 3 Điều 26:
Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị
tiêu huỷ dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và phải trả phí. Đây là điểm mới và cũng rất cần thiết bởi vì không ít
doanh nghiệp rơi vào trường hợp này, trước kia khi luật không có quy định điểm
này đã gây khó khăn, trở ngại lớn cho doanh nghiệp. Do đó cần phải có những đổi
mới cho phù hợp, tạo mọi điều kiện theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, chính vì
thế đây là điểm rất tiến bộ.
Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh.
Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 và luật công ty 1990 chỉ quy định trong thời
hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trọng tài kinh tế
phải gởi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo hồ sơ của doanh
nghiệp (công ty) cho các cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê và các
cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp.
Việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh luật doanh nghiệp tư
nhân 1990 và luật công ty 1990 quy định còn hạn hẹp, đây là điểm còn nhiều bất
cập. Do đó, đến luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đã bổ sung
thêm nhiều điểm và quy định rộng hơn.
- Cả hai luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đều quy định: trong
thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng
nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội
dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý
ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp (luật doanh nghiệp 2005 là cơ quan nhà nước có
thẩm quyền), uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( luật
doanh nghiệp quy định thêm phải thông báo cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
- Tổ chức cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp
thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
GVHD: Dư Ngọc Bích 53
doanh, chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng
ký kinh doanh và phải trả phí theo quy định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đủ kịp thời các thông tin về
nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức cá nhân theo quy định trên.
Qua sự so sánh trên thì thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh trải qua từng
thời kỳ luật đã được thay đổi, bổ sung nhiều điểm mới ngày càng tiến bộ luật
doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đã đơn giản khá nhiều bỏ quy chế
xin phép thành lập công ty và điều kiện thành lập doanh nghiệp như phương án
kinh doanh, vốn pháp định. Chỉ có những công ty nào kinh doanh trong các ngành,
nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có vốn pháp định thì mới cần phải có khi thành lập.
Như vậy, pháp luật nước ta ngày càng được đổi mới trong quá trình thành lập
doanh nghiệp ngày càng đơn giản hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, và của cải.
Đặc biệt luật doanh nghiệp 2005 đã bổ sung nhiều điểm mới mà trong thực tế đã
phát sinh nhằm điều chỉnh kịp thời mọi tình huống loại bỏ những gì không cần
thiết.
4.2 So sánh về các thủ tục đăng ký sau kinh doanh
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Giữa các luật đều có điểm giống nhau là đều quy định trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng
báo địa phương và báo hằng ngày (riêng luật doanh nghiệp 2005 quy định phải
đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một
trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp). Luật công ty 1990
quy định phải đăng trong 5 số liên tiếp, luật doanh nghiệp tư nhân 1990 không quy
định đăng trong bao lâu, còn luật doanh nghiệp 1999 thì đăng trong 3 số liên tiếp.
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh gồm các nội dung:
Theo luật doanh nghiệp tư nhân1990 và luật công ty 1990 thì cơ bản giốn nhau
cụ thể quy định tại Điều 13 luật doanh nghiệp tư nhân, Điều 19 luật công ty 1990
gồm:
Họ, tên chủ doanh nghiệp, tên doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân), loại hình
công ty.
- Trụ sở của doanh nghiệp hoặc công ty.
- Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh,
- Vốn đầu tư ban đầu (đối với doanh nghiệp tư nhân), vốn điều lệ (đối với công
ty),
- Ngày được cấp giấy phép thành lập, ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, số đăng ký kinh doanh,
- Thời điểm bắt đầu hoạt động.
Hai luật này quy định quá chung chung, nó không đáp ứng được nhu cầu. Do đó
đến luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đã được bổ sung, đặc biệt
luật doanh nghiệp 2005 khá chi tiết, đầy đủ hơn, cụ thể:
Luật doanh nghiệp 2005 cũng giống một số điểm của luật doanh nghiệp 1999
như đều quy định:
- Tên doanh nghiệp,
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Ngành, nghề kinh doanh (luật 1999 thêm mục tiêu)
- Nơi đăng ký kinh doanh,
Bên cạnh đó thì một số điểm luật doanh nghiệp 2005 đã bổ sung thêm trên cơ
GVHD: Dư Ngọc Bích 54
sở luật doanh nghiệp 1999, chẳng hạn việc quy định vốn điều lệ, luật doanh nghiệp
1999 chỉ quy định: vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn đầu tư ban
đầu đối với doanh nghiệp tư nhân, còn luật doanh nghiệp 2005 ngoài điểm này còn
quy định thêm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối
với công ty cổ phần, vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề
đòi hỏi phải có vốn pháp định;
Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định tên và dịa chỉ của chủ sở hữu của tất cả
thành viên sáng lập; họ, tên, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp. Nhưng luật doanh nghiệp 2005 bổ sung thêm quốc tịch, số giấy
chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác, số quyết định
thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông
sáng lập.
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải
công bố nội dung những thay đổi đó theo quy định trên. Điểm này luật doanh
nghiệp tư nhân 1990 và luật công ty 1990 không quy định.
Địa chỉ, trụ sở của công ty, chi nhánh văn phòng đại diện đây là điểm tiến bộ
của luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 và cũng rất cần thiết bởi vì
doanh nghiệp phải thông báo cho mọi người biết, để mọi người có thể trực tiếp liên
hệ với công ty mình. Song bên cạnh đó thì luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh
nghiệp 2005 đã bỏ đi quy định thời điểm bắt đầu hoạt động mà trong luật công ty
1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 đã quy định. Điểm này có lẽ không nên bỏ
đi vì có công bố về thời điểm bắt đầu hoạt động sẽ giúp cho mọi người biết được
thời gian tồn tại của công ty bao lâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh nhằm công khai hoá hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để cho các đối tác, khách hàng … biết về doanh nghiệp
mình, đồn thời cũng là để quảng bá doanh nghiệp mình cho cộng đồng biết đến. Do
đó việc công bố này rất quan trọng, trước kia việc công bố hình như không được
quan tâm lắm, việc quy định nội dung công bố rất sơ sài, với sự cạnh tranh ngày
càng mạnh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn thể hiện mình, muốn
mọi người biết về sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Để đáp ứng tình hình này luật
doanh nghiệp 2005 đã kế thừa, phát huy đồng thời bổ sung thêm nhiều điểm mới,
chẳng hạn với thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển luật đã quy định
thêm ngoài việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên các báo viết thì có thể
đăng trên mạng, đây là điểm mới rất cần trong thời buổi ngày nay .
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và định gía tài sản góp vốn
Lụât doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể lần lượt tại
Điều 22 và Điều 29. Ở phần này luật doanh nghiệp 2005 có phần chi tiết hơn trong
việc quy định việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản không đăng ký quyền sở
hữu, trong biên bản giao nhận luật quy định rất chặt ngoài họ, tên, địa chỉ, luật còn
quy định thêm số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp
khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký của người góp vốn. Luật doanh
nghiệp 1999 chỉ quy định chữ ký của của người góp vốn và người đại diện theo
pháp luật, luật doanh nghiệp 2005 bổ sung thêm có thể chữ ký của người đại diện
theo uỷ quyền của người góp vốn.
Về định giá tài sản Luật doanh nghiệp 2005 tại Điều 30 quy định trên cơ sở luật
doanh nghiệp 1999 và bổ sung thêm những điểm mà luật cũ chưa có đảm bảo tính
GVHD: Dư Ngọc Bích 55
chính xác hơn, cách định giá tài sản góp vốn đa dạng hơn trên cơ sở thoả thuận,
nhất trí.
Việc chuyển quyền sở hữu tài sản và định giá tài sản góp vốn là rất quan trọng
để cho doanh nghiệp có thể hoạt động được, do đó cần phải quy định hết sức chặt
chẽ, minh bạch và rõ ràng, nên luật doanh nghiệp 2005 đã bổ sung một số ý rõ ràng
hơn, chặt chẽ hơn.
Theo như sự so sánh trên thì pháp luật về doanh nghiệp hiện hành được đánh
giá là tiến bộ hơn hết so với các văn bản pháp luật trước, song bên cạnh đó vẫn còn
nhiều điểm hạn chế. Những quy trình sau đăng ký kinh doanh vẫn còn phức tạp và
gây tốn kém về thời gian và tiền của cho các doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh
doanh được đơn giản hoá đã thúc đẩy đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm trong thời
gian qua. Tuy nhiên tính đến tháng 01/2005 nhà đầu tư vẫn mất 50 ngày và qua 11
thủ tục để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, theo như ở Canada 3 ngày/2 thủ
tục. Năm 2004 Việt Nam đã rút ngắn được 1 tuần để thành lập doanh nghiệp do áp
dụng hệ thống tra cứu và xác định tên doanh nghiệp trực tuyến. Theo báo cáo gần
đây của GTZ-CIEM lại cho thấy thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh là rào
cản cho việc thực hiện ý tưởng kinh doanh, để thực hiện một ý tưởng kinh doanh
doanh nghiệp phải hoàn tất 13 thủ tục hành chính với tổng thời gian 260 ngày. Sự
chậm trễ trong thủ tục này bắt nguồn từ một số lý do: Nhiều thủ tục hậu đăng ký
chồng chéo và bất hợp lý trong nhiều truờng hợp không tiên liệu được, thiếu sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; quy định pháp luật liên quan còn phước tạp
và hay thay đổi; thái độ thiếu thân thiện của công chức đối với doanh nghiệp chi
phí cho sự chậm trễ này rất lớn19. Đó là những bất cập về thủ tục sau đăng ký kinh
doanh mà luật vẫn chưa giải quýêt được.
Qua sự so sánh về thủ tục thành lập của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp tư
nhân 1990, luật công ty 1990, luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 ta
thấy càng ngày luật pháp nước ta ngày càng có xu hướng đơn giản, giảm bớt sự
cồng kềnh, những bước thủ tục rườm rà trước kia dần được loại bỏ, thay vào đó
những thủ tục cần thiết. Hiện nay sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và mạnh mẽ
giữa các nhà kinh doanh. Do đó, sự ra đời của luật doanh nghiệp cùng với những
sửa đổi, bổ sung hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh khắc
phục được những sai lầm và thiếu sót của luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân
làm cho mọi hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả và đúng luật.
Luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đã bỏ bớt những quy định
về việc thành lập doanh nghiệp so với các quy định trong luật công ty và doanh
nghiệp tư nhân 1990 để tạo điều kiện thuận lợi cho người thành lập công ty. Trước
kia để thành lập doanh nghiệp nhà kinh doanh phải trải qua nhiều khâu giấy tờ
rườm rà mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Đặc biệt là một khi đã phải qua
nhiều bước làm thủ tục sẽ dẫn đến rất nhiều quan liêu trong cơ quan hành chính
nước ta. Tính phức tạp, phiền hà của thủ tục thành lập của công ty và doanh nghiệp
tư nhân ở nước ta trước khi ban hành luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp
2005 rõ ràng đã không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà đầu tư, không những
thế mà nó còn là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Do đó luật
doanh nghiệp 1999 ra đời đã bãi bỏ đi thủ tục thành lập và chỉ còn quy định việc
đăng ký kinh doanh. Song qua một thời gian khá lâu Việt Nam ngày càng là điểm
nhắm đến của nhiều nhà đầu tư đặc biiệt nước ngoài, luật doanh nghiệp 1999 vẫn
19
Xem: Lữ quốc Vinh, tiểu luận TN thành lập đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, năm 2007, trang 22.
GVHD: Dư Ngọc Bích 56
còn nhiều bất cập, chưa thoả đáng, có nhiều tình huống thực tế mà ta chưa bắt kịp
và vì thế mà đòi hỏi các nhà làm luật phải ban hành nhiều văn bản pháp luật mới
cho phù hợp và luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã tiếp tục phát huy những
mặt còn hạn chế của luật cũ nhằm đáp ứng tối đa cho hoạt động kinh doanh. Mặc
dù vậy cũng không thể hoàn thiện đến mức tuyệt đối được do đó không thể không
có thiếu sót nào nhưng dù sao cũng là một bước tiến của pháp luật nước ta.
Trong luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 có hai điểm mới hơn
so với luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp tư nhân 1990, đây cũng là hai điểm
tiến bộ vựot bậc của hệ thống pháp luật nước ta. Đó là trong hồ sơ đăng ký kinh
doanh thì phải có đơn xin đăng ký và danh sách các thành viên của công ty thế
nhưng trong luật công ty 1990 lại không quy định.
Nói chung trải qua nhiều năm hệ thống pháp luật nước ta luôn được củng cố,
hoàn thiện, pháp luật nước ta ngày càng gọn nhẹ giảm bớt được sự cồng kềnh, bổ
sung được nhiều điểm mới đó là một bước tiến hết sức quan trọng, đặc biệt đổi mới
nhiều trong trong việc quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp. Và hiện nay theo
như quy định mới đây thì sắp tới sẽ áp dụng thời hạn để đăng ký kinh doanh được
rút ngắn xuống còn 5 ngày, các sở kế hoạch và đầu tư trên toàn quốc đều phải thực
hiện việc đăng ký kinh doanh trong vòng 5 ngày, đồng thời áp dụng mã số doanh
nghiệp. Lâu nay doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh sẽ được sở kế hoạch và Đầu
tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trên đó có mã số kinh doanh. Sau đó,
doanh nghiệp còn phải xin cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế. Áp dụng mã số
doanh nghiệp, ngành đăng ký kinh doanh sẽ bỏ mã số đăng ký kinh doanh dùng lâu
nay, chuyển sang “mượn” mã số thuế của ngành thuế làm mã số doanh nghiệp.
Nghĩa là khi sở kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh thì cũng đồng thời kèm
luôn mã số thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra khi hợp nhất mã số như vậy thì hồ sơ
cũng hợp nhất, giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đồng thời là giấy đăng ký mã số
thuế20. Hiện nay việc đăng ký kinh doanh mất khoảng 10-15 ngày do đó theo chủ
trương sắp tới sẽ rút ngắn xuống còn 5 ngày.Việc giảm các khâu thủ tục, rút ngắn
thời gian đăng ký kinh doanh đây là một điều hết sức cần thiết và nó thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp. Qua thực tế ta thấy pháp luật
nước ra đang cố gắng thực hiện tốt việc quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp,
ngày càng đơn giản, đổi mới và hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới, bổ sung tiến bộ đó thì pháp luật nước ta
vẫn không thể lường trước được hết những phát sinh mới. So sánh các luật trên thì
luật doanh nghiệp 2005 là một điểm mới rất đáng nói, luật này được ban hành đã
khắc phục được nhiều hạn chế mà vào thời điểm trước đó chúng ta chưa làm được,
cũng từ thời điểm luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo điều kiện theo hướng ngày
càng có lợi cho doanh nghiệp, và chính vì thế những năm gần đây trên đất nước ta
có rất nhiều doanh nghiệp, công ty mới được thành lập, và khá nhiều nhà đầu tư
nước ngoài đã chọn Việt Nam làm địa điểm để đầu tư, thành lập hoặc góp vốn kinh
doanh. Song luật vẫn còn nhiều điểm còn hạn chế mà ta chưa kiểm soát được,
chẳng hạn như trong luật doanh nghiệp 2005 quy định việc dăng ký kinh doanh
phải có tên, địa chỉ trụ sở chính cụ thể trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, nhưng thực
chất không hoạt động tại nơi đăng ký. Và hiện nay tình trạng này tương đối phổ
biến, trên thực tế diễn ra rất nhiều nhưng pháp luật chưa có biện pháp nào để kiểm
tra, giám sát việc này. Có nhiều trường hợp họ không hoạt động tại nơi đăng ký có
20
Xem: Báo pháp luật ngày 31/3/2008, trang 4.
GVHD: Dư Ngọc Bích 57
khi họ đi thuê và chủ nhà cho thuê cũng không biết rõ doanh nghiệp đang làm gì, ở
đâu, và đây là kẽ hở hình thành nên các “doanh nghiệp ma”.
Ngoài ra luật doanh nghiệp 2005 còn một điểm hạn chế nữa là Luật doanh
nghiệp 2005 quy định quyền thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh
nghiệp của các nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân. Tuy nhiên tổ chức là gì thì đều bị
bỏ ngỏ không được định nghĩa. Nếu như Điều 1 Luật công ty 1990 quy định tổ
chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân có quyền thành lập và góp vốn vào
công ty, thì Điều 9, 10 luật doanh nghiệp 1999 và Điều 13 luật doanh nghiệp 2005
đã đi xa hơn khi quy định về quyền thành lập và góp vốn vào công ty tổ chức. Song
việc thực thi cả hai đạo luật này đã đưa đến cho các luật gia, công chức nhà nước
và giới đầu tư kinh doanh một câu hỏi tưởng như rất giản đơn mà lại khó trả lời:
thế nào là tổ chức? Bộ luật dân sự 2005 chỉ đưa ra các dấu hiệu để xác định một tổ
chức có tư cách pháp nhân chứ không xác định thế nào là một tổ chức. Việc sử
dụng từ điển tiếng việt cũng chẳng giúp chúng ta được hơn gì khi xác định thực tế
thế nào là tổ chức, và tổ chức có được quyền thành lập hay góp vốn vào công ty
hay không. Ví dụ một số người cho rằng doanh nghiệp tư nhân cũng là một tổ chức
kinh tế, vậy nó có là chủ thể của quyền thành lập và góp vốn vào công ty hay
không. Câu trả lời thật đa dạng bởi thiếu sự chặt chẽ của pháp luật thực định.
Trong nghị định 139/2007/NĐ-CP, chính phủ quy định rằng tổ chức có tư cách
pháp nhân mới có quyền thành lập và góp vốn vào công ty. Vậy Nghị định này có
làm thu hẹp khái niệm hay không? Có làm hạn chế quyền thành lập, góp vốn vào
công ty Theo luật doanh nghiệp 2005 hay không? Cũng là một câu hỏi phải trả lời.
Thứ nhất, trong khi toà án nhân dân vẫn chưa có thảm quyền giải quyết chính thức
các đạo luật thì Uỷ ban thường vụ quốc hội theo hiến pháp là cơ quan phải làm viêc
này chứ không phải chính phủ quy định bằng một nghị định như thế. Thứ hai
chúng ta biết rằng mọi pháp nhân là tổ chức nhưng có nhiều tổ chức không phải là
pháp nhân. Khái niệm pháp nhân hẹp hơn khái niệm tổ chức. Như vậy chính phủ đã
thu hẹp khái niệm và hạn chế quyền đầu tư thành lập và góp vốn vào công ty như
quy định tại luật doanh nghiệp 2005. Những việc như vậy không thầy ở các nước
phương tây phát triển và nguyên tắc một nhà nước pháp quyền.
Luật doanh nghiệp 2005 được coi là tiến bộ song vẫn không tránh được tình
trạng các quy định không thống nhất với nhau giữa luật và các văn bản hướng dẫn,
chẳng hạn tại khoản 5 Điều 7 luật doanh nghiệp quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ,
HĐND và UBND các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều
kiện và điều kiện kinh doanh”. Khoản 5 Điều 5 nghị định 88/2006/NĐ-CP “ngành
nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các luật, pháp lệnh hoặc nghị định
của chính phủ. Nghiêm cấm việc quy định không đúng thẩm quyền về các ngành
nghề kinh doanh có điều kiện”.
Bên cạnh đó khoản 5 Điều 9 nghị đinh 88/2006/NĐ-CP “các bộ cơ quan ngang
bộ cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm hướng dẫn về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”
Quy định nêu trên lại bật “đèn xanh” cho các bộ cơ quan ngang bộ thuộc chính
phủ quy định về điều kiện kinh doanh với chức năng hướng dẫn, các giấy phép con
ra đời “trăm hoa đua nở”mặc cho có nhiều chỉ thị, nghị quyết ngăn chặn “đại nạn”
này thậm chí người ta còn sáng tác thêm nhiều điều kiện khác nữa. Chẳng hạn
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, theo một thông tư của bộ tài
chính, Giám đốc không chỉ có chứng chỉ kiểm toán viên mà còn phải đáp ứng điều
GVHD: Dư Ngọc Bích 58
kiện kèm theo là “chứng chỉ kiểm toán viên ít nhất 3 năm trước ngày đăng ký kinh
doanh21.
Những năm gần đây doanh nghiệp thường phàn nàn về một số bất cập trong hệ
thống giấy phép kinh doanh hịên hành trước hết là vấn đề cơ sở pháp lý và giá trị
hiệu lực của các quy định về giấy phép kinh doanh, Quy định cấp phép phụ thuộc
quá nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan cấp phép, Doanh nghiệp bị từ chối cấp
phép thường không được giải thích rõ nguyên nhân.
Việc bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh mà không thay đổi triệt để cách làm
luật của các cơ quan hành chính thường không thay đổi bản chất sự việc. Các cơ
quan này thường tìm cách mở rộng quyền lực của mình thông qua việc tái ban hành
các luật lệ cũ dưới hình thức mới. Gần đây xuất hiện nhiều giấy phép kinh doanh
và đăng ký kinh doanh mới và nhiều giấy phép kinh doanh đã bãi bỏ lại “tái xuất”.
Hiện có hơn 300 giấy phép kinh doanh dưới dạng văn bản của các ngành và một
lượng lớn những giấy phép kinh doanh bất thành văn của các cấp địa phương khác
nhau.
21
xem: Vũ xuân Tiền, Một số ý kiến góp phần hoàn thiện luật doanh nghiệp 2005, đăng trên VIBONLINE.
GVHD: Dư Ngọc Bích 59
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ cho nên đòi hỏi phải có
những quy định chặt chẽ và có sự quản lý của nhà nước để cho nền kinh tế phát
triển đúng hướng và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, đồng
thời làm suy thoái nền kinh tế của đất nước. Trước tình hình đất nước đang mở cửa,
nền kinh tế đang trên đà phát triển đòi hỏi phải có luật quy định rõ ràng và cụ thể
điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước ta đã ban hành
rất nhiều luật, văn bản để điều chỉnh kịp thời, sự xuất hiện của luật công ty 1990 và
luật doanh nghiệp tư nhân 1990 đã nhanh chóng đáp ứng tình hình thực tế, giải
quyết những yêu cầu cấp bách của các nhà kinh doanh. Sự ra đời của hai luật này
cũng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì trải qua một thời gian pháp luật
nước ta đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế nữa, gây nên những khó khăn
cho các chủ thể muốn tham gia thành lập doanh nghiệp. Chính vì thế nhà nước ta
đã phải sửa đổi, bổ sung sao cho thích hợp với tình hình kinh tế cuả đất nước và
luật công ty 1990 cũng đã dược sửa đổi, bổ sung vào năm 1994 đáp ứng nhu cầu
của nhà kinh doanh.
Muốn định hướng nền kinh tế phát triển theo quy định của pháp luật thì cần có
những quy định cụ thể, rõ ràng và các văn bản hướng dẫn để luật không cản trở các
nhà kinh doanh cũng như không để các nhà kinh doanh lợi dụng những kẽ hở của
pháp luật nhắm vào đó để trốn tránh và vi phạm.
Để thực hiện việc đưa đất nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp
hoá, hiện đại hoá một nước công nghiệp tiên tiến hiện đại, thì đòi hỏi chúng ta phải
thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với thế giới, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
từ nước ngoài. Để làm được điều đó trước hết pháp luật nước ta phải luôn ổn định
luôn tạo mọi điều kiện cho các chủ thể muốn tham gia. Những năm trước đây số
lượng các doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam khá khiêm tốn, mà lý do là thủ
tục thành lập doanh nghiệp rất rườm rà, phức tạp lại tốn nhiều thời gian. Cho đến
năm 1999 luật doanh nghiệp được ban hành thay cho luật công ty 1990, luật doanh
nghiệp tư nhân 1990 đã đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, song vơí sự
phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam là địa điểm khá hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư như ở Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khoáng
sản đa dạng, nhiều nguyên vật liệu, khí hậu thích hợp, nguồn lao động dồi dào, gia
nhân công tương đối rẻ… Vì lẽ đó nó trở nên hấp dẫn nhiều người muốn đầu tư
kinh doanh, thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp. Trước những thay đổi này
luật doanh nghiệp 1999 vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu cấp bách này, mặc dù
luật doanh nghiệp 1999 cũng đã đơn giản và sửa đổi khá nhiều song nó vẫn chưa
thật hoàn chỉnh, thời gian để làm thủ tục thành lập một doanh nghiệp vẫn còn dài vì
lẽ đó luật doanh nghiệp 2005 đã ra đời cùng một số nghị định hướng dẫn thủ tục
thành lập doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2005 thật sự là một bước tiến bộ quan trọng nó ra đời trên
cơ sở kế thừa những điểm tích cực của luật cũ đồng thời hạn chế tối đa những mặt
còn tiêu cực, và cũng từ đó tạo điều kiện, thôi thúc đầu tư vào Việt Nam, có rất
nhiều doanh nghiệp trẻ được thành lập, từ đó nền kinh tế nước ta ngày càng được
củng cố và phát triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh nước ta đang cố gắng vươn lên sánh vai với các cường quốc
GVHD: Dư Ngọc Bích 60
trên thế giới, luôn thể hiện thiện chí muốn hợp tác giao lưu kinh doanh với các
nước, đưa nước nhà trở thành một nước giàu mạnh. Và hiện nay Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO với biết bao khó
khăn và thử thách với sự đi lên của nước nhà như vậy luôn đặt ra cho nhà làm luật
phải làm sao vừa tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà kinh doanh song vẫn phải đảm
bảo đúng pháp luật. Luật doanh nghiệp 2005 đã nhanh chóng được áp dụng. Mặc
dù vậy không thể hoàn thiện một cách tuyệt đối được mà nó chỉ ở một mức độ
tương dối mà thôi. Dù sao thì luật doanh nghiệp 2005 cũng đã đơn giản đi rất nhiều
trong việc quy định thủ tục thành lập của danh nghiệp, đồng thời bổ sung một số
thiếu sót mà luật cũ chưa quy định, giải thích rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn, tranh
cãi giữa các doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại và xuất hiện nhiều doanh nghiệp mặc dù đăng
ký kinh doanh địa chỉ trụ sở cụ thể trong hồ sơ đăng ký kinh doanh nhưng thực ra
lại không hoạt động trên thị trường. Trường hợp này thường gọi nôm na là “doanh
nghiệp ma”. Đây chính là điểm bất cập mà luật vẫn chưa điều chỉnh được.
Nói tóm lại, trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu pháp luật cũng như một
doanh nghiệp không thể tồn tại hợp pháp trên thực tế nếu không được thành lập. Và
việc thành lập phải như thế nào, những điều đó được pháp luật quy định cụ thể về
thủ tục thành lập. Nhà nước ta luôn khuyến khích đầu tư kinh doanh nhưng phải là
kinh doanh lành mạnh không trái quy định của pháp luật .
Trước kia luật công ty 1990, luật doanh nghiệp tư nhân 1990 rồi đến luật doanh
nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 ra đời cùng nhiều nghị định được ban hành
đã góp phần không nhỏ vào công cuộc cải cách nền kinh tế của đất nước hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh diễn ra hết sức phức tạp, sự
quản lý của nhà nước là nhằm đảm bảo một nền kinh tế có tính tổ chức cao, ổn
định công bằng và có định hướng rõ rệt. Nhà lam luật cần phải tiếp cận thực tế, để
luôn có những quy định đúng đắn nhất, kịp thời nhất nhằm đáp ứng nhu cầu kinh
doanh.
Chúng ta nên tiếp tục đổi mới theo hướng đơn giản hoá từ cơ chế xin cho sang
cơ chế đăng ký theo hướng này cần triệt để thực hiện đổi mới cả luật, các văn bản
dưới luật và tổ chức thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thực hiện chế
độ cấp phép theo một bước, một cửa thay cho một chế độ hai bước nhiều cửa trước
đây. Bãi bỏ các giáy phép con trái với luật doanh nghiệp đồng thời ban hành rõ các
điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần thiết .
Cơ quan quản lý nhận thức phải thực sự tạo điều kiện dễ dàng để doanh nghiệp
đăng ký thành lập và hoạt động, chuyển trọng tâm từ chế độ tiền kiểm sang việc
theo dõi, kiểm tra sự hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã đi vào hoạt động.
Nước ta là một nước có nền chính trị tương đối ổn định. Do đó đây là điểm
thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động tại Việt Nam. Song một
điểm hạn chế mà thực tế họ rất ngại khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh tại
nước ta đó là pháp luật của nước ta liên tục thay đổi, nhiều khi văn bản này vừa ra
thì đã có văn bản khác thay thế. Chính vì lẽ đó khi sửa đổi, bổ sung chúng ta nên
cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét thận trọng để tránh tình trạng ban hành rồi lại không
phù hợp, vì pháp luật có ổn định, chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu của nhà kinh doanh thì
mới thu hút được đầu tư làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH THAM KHẢO
1. Phan Thông Anh, So sánh luật doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp
2005, NXB tư pháp Hà Nội, 2006.
2. Quốc Cường – Thanh Thảo, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp
luật mới trong kinh doanh, NXB thống kê, 2004.
3. Đào Thanh Hải, những quy định mới nhất về trình tự thủ tục đăng ký
kinh doanh, NXB bản thống kê Hà Nội, 2004.
4. Thanh Huyền, Hệ Thống văn bản hướng dẫn thực hiện luật doanh nghiệp,
NXB thống kê, 2001.
5. Nguyễn Đăng Liêm, Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp, NXB thanh niên,
2000
6. Dương Kim Thế Nguyên, giáo trình luật thương mại 2 (pháp luật về doanh
nghiệp), 2006.
7. Đinh thị Mai Phương, pháp luật dành cho doanh nghiệp, NXB tư pháp Hà
Nội, 2005.
8. Nguyễn văn Thông, tìm hiểu luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
thi hành, NXB thống kê, năm 2001.
9. Lê Minh Toàn, những điều cần biết về luật doanh nghiệp dành cho các nhà
đầu tư doanh nghiệp, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2001.
10. Lữ quốc Vinh, tiểu luận tốt nghiệp thành lập đăng ký kinh doanh đối
với doanh nghiệp, năm 2007.
11. Giáo trình luật thương mại, trường đại học luật Hà Nội, Nxb công an
nhân dân, 2006.
B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb tài chính,
Hà Nội, 2005.
2. Luật doanh nghiệp tư nhân 1990.
3. Luật công ty 1990.
4. Luật doanh nghiệp 1999.
5. Luật doanh nghiệp 2005.
6. Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 3/02/2000 của chính phủ về hướng dẫn
thi hành một số điều của luật doanh nghiệp.
7. Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của chính phủ về đăng ký
kinh doanh.
8. Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của chính phủ về đăng ký
kinh doanh.
9. Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 của chính phủ vế đăng ký
kinh doanh.
10. Thông tư 03/2006 TT-BKH ngày 19/10/2006 của bộ kế hoạch và
hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh
the quy định tại nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của chính
phủ về đăng ký kinh doanh.
C. BÁO TẠP CHÍ
1. Nguyễn Ngọc Sơn, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo luật doanh
nghiệp 2005, nghiên cứu lập pháp văn phòng quốc hội số 7 (103) tháng
7/2007.
2. Nguyễn Viết Tý, luật so sánh và thực tiễn xây dựng luật doanh nghiệp Việt
Nam, tạp chí luật học số 4/2007.
3. Báo pháp luật ngày 31/3/2008.
WEBSITE
1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SO Samp193NH TH7910 T7908C THamp192NH L7852P DOANH NGHI7878P THEO LU7852T Camp212.PDF