Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư là một đề tài mang tính khoa học cao. Sự tan rã của Nam Tư đã để lại nhiều hậu quả nhất trong lịch sử Châu Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là một vấn đề đầy phức tạp do tính chất đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Liên bang này. Nam Tư cũng là một điểm nóng trong sinh hoạt chính trị của châu Âu nói riêng và của cả thế giới nói chung. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư đã kết thúc với việc Montenegro độc lập, tách khỏi Serbia – Montenegro vào tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, vấn đề Kosovo vẫn chưa đi đến hồi kết và những vấn đề đương đại của các quốc gia thuộc Liên Bang Nam Tư trước đây cũng không hề dễ giải quyết. Mặt khác, Liên bang Nam Tư là một nhà nước Liên bang theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, nghiên cứu sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Nam Tư có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Như vậy, đề tài này không những mang tính lí luận cao mà ý nghĩa thực tiễn cũng không hề nhỏ chút nào. Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài này.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một trong những đề tài khá phức tạp. Từ trước đến nay, không có nhiều những tác phẩm nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Phan Thị Kim Oanh “Bước đầu tìm hiểu sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư qua các tài liệu ở Việt Nam (từ năm 1991 đến nay)”, khóa luận tốt nghiệp năm 2001, khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này đã đề cập tương đối đầy đủ về sự tan rã của Nam Tư cũng như việc
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 4
phân tích những nguyên nhân dẫn đến quá trình này. Tuy nhiên, do thời điểm tác giả hoàn thành khóa luận vào năm 2001 nên không thể nghiên cứu tiếp quá trình tan rã của Nam Tư, trong đó có vấn đề Montenegro tách khỏi Serbia vào hè năm 2006 cũng như sự biến Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 cùng những hệ lụy của nó. Lý Thái Hùng, Đông Âu tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được xuất bản tại nước ngoài (2007). Nội dung đề cập đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu, trong đó có Liên Bang Nam Tư. Phần viết về Nam Tư, nội dung phong phú. Tác giả ngoài việc cung cấp sự khủng hoảng và tan rã của các nước trong Liên Bang Nam Tư, còn đưa ra nhận định về các nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã đó. Tuy nhiên, trong phần nội dung “so sánh Đông Âu và Việt Nam”, quan điểm của tác giả mang tính chống chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuốn sách này chưa được xuất bản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tuy không tập trung sâu vào đề tài song một số tài liệu khác có liên quan đến một phần của đề tài, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Dương (2004), Tìm hiểu các nước trên thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin. Nguyễn Văn Dân (2004), Biên niên sử thế giới, Nxb. Khoa học xã hội. Cao Liên (2007), Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Nxb. Lao động. Bùi Đức Tịnh (1996), Lịch sử thế giới, Nxb. Văn hóa. Lê Xuân Đỗ (2006), Thế giới sự kiện, Nxb.Trẻ. Từ Thiên Tân, Lương Chí Minh (2002), Lịch sử thế giới thời đương đại, tập 6 (1945 – 2000), Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chủ yếu của những tác phẩm trên là lịch sử của các nước thuộc Liên bang Nam Tư trước khi nằm trong Liên bang này, từ thời dựng nước đến những năm đầu sau Chiến tranh Thế gới thứ nhất.
Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong chiến tranh lạnh (1949 – 1991), Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh: tài liệu đề cập đến một phần của quá trình hình thành cũng như tan rã của
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 5
Nam Tư từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến năm 1992. Tuy nhiên, nội dung chưa thật sự chuyên sâu. Mặt khác, tác giả chưa đề cập đến tình hình của Nam Tư sau khi tan rã vào những năm đầu thế kỉ XXI, đặc biệt do tài liệu được xuất bản vào năm 2005 nên chưa thể trình vày về sự tan rã tiếp theo của Serbia – Montenegro cũng như vấn đề Kosovo. Nguyễn Minh Bình, Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Kosovo năm 1998 – 1999, nghiên cứu châu Âu, số 11 (2007): tác giả đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư đồng thời tập trung sâu vào việc nghiên cứu nguồn gốc và mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Kosovo. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra kết luận về sự phức tạp của Kosovo do những mâu thuẫn nội tại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh của không chỉ riêng Kosovo, Serbia mà cả Bancăng và châu Âu. Đồng thời, tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam ( tài liệu tham khảo đặc biệt, tin tham khảo chủ nhật, thông tin tư liệu) cũng nói khá nhiều về vấn đề này nhưng ở dạng những bài viết mang tính thời sự, rời rạc song khá đầy đủ và toàn diện, có thể kể đến như: Tình hình Nam Tư, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 116, ra ngày 23 – 5 – 2003; Tình hình khu vực Bancăng, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 242, ra ngày 19 – 10 – 2001; Montenegro trước ngày bầu cử, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt,số 92, ra ngày 24 – 4 – 2001; Về nhà nước chung Serbia – Montenegro, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 13, ra ngày 29 – 5- 2002; Macedonia: Bên miệng hố chiến tranh, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 73, ra ngày 02 – 4 – 2001;
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 6
Châu Âu với các nước khu vực Bancăng, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 121 – 2005
III. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu xoay quanh vấn đề khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến những năm đầu thế kỉ XXI. Do đây là một đề tài phức tạp cộng với sự hạn chế về trình độ nên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu tìm hiểu sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư. Mặc dù quá trình này đã kết thúc nhưng tác giả cũng cố gắng cập nhập thêm những thông tin cần thiết như sự biến Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 cùng những vấn đề chất chứa của lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn đề cập khái quát về lịch sử các nước thuộc Liên bang Nam Tư từ khi lập nước đến khi thuộc Liên bang này.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp cơ bản trong khoa học Lịch Sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. Tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích giúp việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn.
V. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Khái quát về sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư
Nội dung chương này gồm 2 phần:
Thứ nhất, vài nét về lịch sử các nước trong Liên bang Nam Tư từ khi lập nước đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất; Thứ hai, sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1991. Chương II. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (1991-đến nay) Nội dung gồm 2 phần thông qua việc trình bày sự tan rã của Nam Tư qua 2 giai đoạn: từ 1991 - 1992 và từ 1992 đến nay; Giai đoạn 1991 – 1992: sự tách ra của Slovenia và Croatia, của Macedonia cũng như Bosnia – Herzegovina và sự thành lập Nam Tư mới, gồm Serbia và Montenegro. Giai đoạn 1992 đến nay: nhà nước Nam Tư mới từ khi tồn tại đến cho kết thúc vào năm 2006. Vấn đề Kosovo và những vấn đề cơ bản của các quốc gia khác sau khi tách khỏi Liên Bang Nam Tư. Chương III: Kết luận Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài,tác giả rút ra nguyên nhân và hậu quả của sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Mục lục
Lời cảm ơn . 1
Mục lục 2
Phần mở đầu . 3
Chương I : Khái quát về sự hình thành và phát triền
của Liên Bang Nam Tư 8
I. Vài nét về lịch sử các nước trong Liên Bang Nam Tư từ khi lập nước đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất . 8
II. Sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư từ sau CTTG thứ nhất đến trước năm 1991 14
Chương II. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư .
(1991 - đến nay) 32
I. Sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư những năm 1991-1992 32
II. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay 48
Chương III: kết luận . 83
I. Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư . 83
II. Hậu quả . 85
III. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa 94
Phụ lục . 95
Tài liệu tham khảo . 117
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 3
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư (từ 1991 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày, tổng thống Kiro Gligorov
thoát chết trong một vụ mưu sát. Nhiều giả thiết cho rằng người Anbani có liên
quan đến vụ mưu sát này. Năm 1997, người Anbani tháo bỏ cờ Macedonia và
căng cờ Anbani trên tòa nhà chính ở Têtôvô và Gostivar. Cảnh sát đã được
điều động đến đây và xung đột lại xảy ra ở Gostivar.
Một năm sau, một loạt vụ đánh bom vào các đồn cảnh sát và tòa án đã
xảy ra. Tổ chức của người Anbani “Quân đội giải phóng quốc gia” đứng ra
nhận trách nhiệm về những vụ này. Năm 1999, cuộc khủng hoảng ở Kosovo
đã dẫn đến việc 360 000 người sắc tộc Anbani phiêu bạt tới các tỉnh của
Serbia và nước láng giềng Macedonia. Căng thẳng về sắc tộc gia tăng với
việc đa số người Slavơ sợ rằng sẽ có hậu quả xấu do sự gia tăng số lượng
lớn người Anbani tại đây. Hầu hết số người Anbani sau đó đã đến đất nước
thứ ba hoặc trở lại quê hương.
Theo Phó Tiến sĩ Sử học X. Rômanencô 48, đã 3 thế kỉ nay, Macedonia
là mảnh đất hấp dẫn đối với người Serbia, Bungari, Hy Lạp và nay là những
kẻ theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Anbani. Tất cả đều muốn sáp nhập
Macedonia. Do đó, Macedonia luôn là điểm nhạy cảm trong đời sống chính trị
ở châu Âu và trên thế giới.
48
Cán bộ Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, Viện hàn lâm khoa học Nga
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 77
Cũng vào cuối thế kỉ XX, vấn đề quyền tự quyết dân tộc của người
Anbani 49 lại nổi lên. Phong trào dân tộc Anbani đang tìm cách lập một nhà
nước đơn sắc tộc bao trùm tất cả vùng lãnh thổ mà họ cho là của mình. Tuy
nhiên, việc thành lập một nhà nước đơn sắc tộc là một việc rất khó thực hiện.
Do đó, người Anbani cho rằng, ngoài cách sử dụng chiến tranh và thanh lọc
sắc tộc thì không còn con đường nào khác. Và cũng từ đây, vấn đề
Macedonia và Anbani đan xen vào nhau một cách chặt chẽ. Những năm gần
đây, Macedonia đã trở thành nơi trú ẩn chính của những người Anbani từ
Kosovo. Đầu tiên là để tránh khỏi sự đàn áp của cảnh sát và lực lượng đặc
nhiệm Serbia. Sau đó là của các chiến binh Anbani, buộc dân chúng phải rời
nơi mình ở để lấy cớ cho NATO ném bom Nam Tư và sau cùng là chạy tránh
chính cuộc ném bom đó.
Sự cân bằng chính trị vá sắc tộc ở Macedonia bị đảo lộn, tại các trại tị
nạn của người Anbani, người ta ngày càng tuyên truyền mạnh về việc cần
phải thành lập một “Nhà nước Đại Anbani thống nhất”. Càng ngày, người
Anbani ở Macedonia càng đưa ra nhiều yêu sách cho chính quyền ở đây dù
nước này đã thực hiện chính sách dân tộc ôn hòa. Cuộc xung đột tại Kosovo
năm 1999 đã mở màn cho cuộc nội chiến mới ở Nam Tư.
Đầu năm 2001, các nhóm khủng bố gốc Anbani mở rộng mục tiêu li khai
ra ngoài Kosovo và tấn công cả vùng đệm ở biên giới phía nam Serbia lẫn
miền bắc cộng hòa Macedonia. Tình hình ở vùng biên giới Macedonia trở nên
nóng bỏng vì các hoạt động quân sự leo thang của quân khủng bố gốc
Anbani. Cuộc xung đột kéo dài gần 6 tháng đã làm hàng trăm người bị chết và
bị thương, 120 000 người phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn.
Ngày 13/8/2001, các bên ở Macedonia kí bản kế hoạch hòa bình Ôrít
nhằm tháo ngòi nổ của một cuộc nội chiến. Nội dung chính bao gồm các điều
49
Một dân tộc do sự phát triển của lịch sử đã bị phân tán ở nhiều nơi, gồm các nước Nam Tư
mới ( Serbia và Montenegro), Macedonia , Hy Lạp và Anbani
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 78
khoản nhằm bình thường hóa đời sống chính trị, tiến tới cải cách hiến pháp và
tổ chức bầu cử trước thời hạn. Hiệp định hòa bình cũng thừa nhận nhiều hơn
quyền hạn của người gốc Anbani ở Macedonia trong Quốc hội, ngành cảnh
sát và cả ngành giáo dục. Tiếng Anbani sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức,
bình đẳng với tiếng Macedonia. Cảnh sát phải thu nhận thêm hàng nhàn
người gốc Anbani. Đổi lại, người Anbani sẽ phải chấm dứt hoạt động vũ trang
chống đối, giao nộp vũ khí cho binh sĩ NATO được triểen khai để giải giáp vũ
khí của các nhóm du kích gốc Anbani.
Trải qua 3 năm, việc thực hiện những điều khoản của hiệp định này
từng bước ổn định tình hình Macedonia. Tuiy nhiên, bất đồng sắc tộc vẫn cứ
tiếp tục, là một điểm đen ảnh hưởng lớn đến tình hình của nước cộng hòa
này.
Tháng 9/2003, tình hình Macedonia lại trở nên căng thẳng do hoạt động
quân sự chống đối leo thang của các nhóm du kích gốc Anbani đòi li khai.
Tình hình lại càng trở nên nghiêm trọng khi vào tháng 7/2004 đã xảy ra các vụ
đụng độ nghiêm trọng nhất kể từ khi các lực lượng chính trị kí hiệp định hòa
bình Ôrít. Và nguyên nhân của việc này cũng vẫn là mâu thuẫn sắc tộc. Các
cuộc biểu tình chống chính phủ, gây bất ổn bắt nguồn từ việc thực hiện những
điều khoản cuối cùng của hiệp định hòa bình Ôrít. Các nguồn tin nước ngoài
đã cho rằng, đây là hành động phản đối dự luật phân chính trị của các chính
đảng trong chính phủ liên hiệp ở Macedonia, trong đó, quy định quyền lực của
người gốc Anabni tại các cơ quan, chính quyền địa phương tăng lên.
Cho đến nay, nhiều cuộc thử nghiệm về khả năng hòa giải dân tộc ở
Macedonia được tổ chức như: chính phủ tăng thêm quyền lực cho chính
quyền địa phương, bầu cử chính quyền địa phương… song mọi bất đồng giữa
hai cộng đồng sắc tộc tại đây vẫn chưa được giải quyết.
Theo các nhà phân tích, các cuộc xung đột sắc tộc có liên quan đến
cộng đồng người Anbani tại khu vực Bancăng đều do phương Tây hậu thuẫn,
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 79
với mục tiêu là suy yếu nhà nước Nam Tư trước đây. Tuy nhiên, phuơng Tây
hiện nay lại tỏ ra không hào hứng với cuộc xung đột ở Macedonia. Các nước
phương Tây luôn gây sức ép về chính trị, kinh tế và cả ngoại giao với chính
quyền Macedonia và các chính đảng của người gốc Anbani ở nước này để
các bên liên quan tuân thủ việc thực thi toàn bộ hiệp định hòa bình Ôrít. Họ
khẳng định việc tuân thủ hiệp định này là điều kiện tiên quyết để Macedonia
có thể gia nhập EU và NATO cũng như nhận được viện trợ của nước ngoài.
Các nhà quan sát cho rằng, chính quyền Macedonia đang phải đối mặt với
nhiều thách thức lớn. Ngoài nhiệm vụ tái hòa hợp dân tộc, còn phải giải quyết
nạn thất nghiệp cao và thúc đẩy kinh tế đất nước tăng trưởng nhằm cải thiện
đời sống của người dân.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 80
4. Cộng hòa Slovenia và Croatia
Trong năm 1992 - 1993, tuy không còn chiến tranh mở rộng nữa nhưng
hòa bình còn ở xa. Dù cuộc sống trở lại bình thường đối với đại bộ phận 4,7
triệu người dân nước này và nền độc lập của nước này đã được cộng đồng
châu Âu công nhận ngày 15/01/1992 song Croatia vẫn ở trong tình trạng khó
khăn với 1/4 lãnh thổ bị các lực lượng Serbia của nước cộng hòa tự tuyên bố
Krajina đến chiếm đóng và là nơi đã được gửi khoảng 14 000 quân lính mũ
nồi xanh trong khuôn khổ của Forpronu 50 để bảo đảm lệnh ngừng bắn mỏng
manh và việc thực hiện kế hoạch Vance. Kế hoạch dự trù giải giáp những đội
dân quân Serbia, kiểm soát những vũ khí hạng nặng của họ và hồi hương 252
000 người Croatia về nhà của họ.
Một năm sau khi tuyên bố độc lập, sự chia cắt kinh tế và cuộc nội chiến
đã làm cho nước cộng hòa này thiết hại ít nhất 20 tỉ USD. Trong hơn một năm
qua, kinh tế Croatia lao nhanh xuống vực với đội quân thất nghiệp lên đến 262
000 người, tỉ lệ lạm phát có tháng lên tới 30%. Những hậu quả chiến tranh
tiếp tục đè nặng lên đất nước này. Croatia phải tiếp nhận gần 600 000 người tị
nạn ở Bosnia. Mặt khác, họ luôn bị các nhà cầm quyền Zagreb đe dọa trừng
phạt bởi tội diệt chủng trước đây. Tuy nhiên, tình hình hiện nay dần ổn định.
Cộng hòa Slovenia là nước có trình độ phát triển cao nhất Nam Tư
trước đây và sau nội chiến ngắn ngày năm 1991 hầu như không còn dính líu
vào chiến sự diễn ra ở khu vực này song Slovenia vẫn đang phải đương đầu
với hàng loạt khó khăn. Việc đòi độc lập đã không đem lại sự thịnh vượng kinh
tế như người ta mong đợi. Trái lại, nó đã phá vỡ mối quan hệ kinh tế truyền
thống và qua đó làm suy sụp nền tảng công nghiệp nước này. Tách khỏi Nam
Tư, Slovenia không những mất đi một thị trường tiêu thụ rộng lớn mà còn mất
50
Lực lượng bảo hộ của Liên Hiệp Quốc
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 81
luôn cả một vùng cung cấp nguyên liệu rẻ. Sản lượng công nghiệp không
ngừng hạ, tỉ lệ thất nghiệp có nguy cơ lên đến 30% với khoảng 130 000
người.
Tuy nhiên, Slovenia đã thành công trong việc xa lánh chiến tranh Nam
Tư cũ và tiếp tục hòa nhập một cách chậm chạp vào châu Âu. Chính phủ
thành lập vào tháng 1/1993 đặt ra 2 mục tiêu, đó là củng cố sự ổn định chính
trị và bảo đảm việc khôi phục nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng.
Ngày 6/12/1992, Slovenia tổ chức tổng tuyển cử. Milan Kucan lên làm
tổng thống với 23, 3% số phiếu. Đảng Dân chủ tự do đã thống trị chính phủ
Liên hiệp bất ngờ là do những ngưởi theo chủ nghĩa dân tộc của Đảng Dân
tộc Slovenia chỉ nhận được 9, 9% số phiếu bầu trên cơ sở vận dụng chủ
trương bài ngoại, nhất là đối với 70 000 người tị nạn trong cuộc xung đột diễn
ra tại Nam Tư cũ. Do đó, cải cách chính trị bị chậm lại. Trong khoảng thời gian
1992 - 1993, sản xuất công nghiệp giảm 13, 6%, tỉ lệ thất nghiệp lên đến
13,4% vào cuối tháng 01/1993.. Những năm 1995 và 1999, Slovenia phải chịu
gánh nặng của hang nghìn người tị nạn đổ về từ Kosovo. Điều này đã ảnh
hưởng không ngỏ đến nền kinh tế của đất nước này.
Nước cộng hòa đầu tiên thuộc Nam Tư cũ gia nhập Liên minh Châu Âu
là Slovenia, nộp đơn năm 1996 và trở thành một thành viên năm 2004. Croatia
đã nộp đơn xin gia nhập năm 2003, và có thể trở thành thành viên 2010. Cộng
hòa Macedonia nộp đơn năm 2004, và có thể gia nhập trong giai đoạn 2010–
2015. Bốn nước cộng hòa còn lại còn chưa nộp đơn gia nhập nên nói chung
họ khó có thể trở thành thành viên trước năm 2015. Các quốc gia này tham
gia nhiều thỏa thuận đối tác với Liên minh Châu Âu.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 28 - 3 - 2009 đã
tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ các nước Tây Balkan gia nhập EU, bất chấp những
lo ngại việc phê chuẩn một hiệp ước cải cách cho phép mở rộng khối này có
thể bị trì hoãn. Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc họp ngoại trưởng EU
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 82
diễn ra hai ngày tại khu vực miền Nam Cộng hòa Séc. Ông Karel
Schwarzenberg, Ngoại trưởng Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên
EU, cho rằng các nước Balkan là một phần của châu Âu và do đó, những
nước này cũng phải là một phần của EU.
Mới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi tạm ngừng việc mở
rộng EU, sau khi Croatia, một nước Balkan, có thể gia nhập khối này trong
một vài năm tới. Tuy nhiên, ý tưởng trên của Thủ tướng Merkel đã vấp phải
sự phản đối kịch liệt của Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt. Ông cảnh báo
rằng việc "đóng sầm cánh cửa" gia nhập EU trước mắt các nước Tây Balkan
sẽ tạo ra những hậu quả thảm họa cho khu vực.
Sau các cuộc thảo luận giữa 27 nước EU, cuối ngày 28 - 3 - 2009, các
ngoại trưởng EU gặp những người đồng cấp các nước có triển vọng gia nhập
EU ở Balkan gồm Albani, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Macedonia,
Montenegro và Serbia.
Tuy nhiên, các ngoại trưởng EU cũng cho rằng cuộc khủng hoảng kinh
tế-tài chính hiện nay có thể ảnh hưởng tới tiến trình các nước Balkan gia nhập
khối. Ngoài ra, cũng có nhiều mối lo ngại cho rằng việc phê chuẩn Hiệp ước
Lisbon về cải cách thể chế của EU, được thiết kế nhằm cho phép mở rộng
khối (vốn đã tăng từ 15 lên 27 thành viên kể từ năm 2004), có thể bị trì hoãn.
Ngày 24 - 3 - 2009, Chính phủ liên minh ba đảng của Thủ tướng Cộng hòa
Séc Mirek Topolanek đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại
Hạ viện. Hiện vẫn chưa rõ khi nào Séc sẽ thành lập được nội các mới. Trong
khi đó, Cộng hòa Séc là một trong số ít nước vẫn phải phê chuẩn Hiệp ước
Lisbon, bản hiệp ước phải được tất cả 27 thành viên EU thông qua mới có
hiệu lực.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 83
Chương III: kết luận
I. Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư
Sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư xuất phát từ
những mâu thuẫn bên trong về sắc tộc, tôn giáo, kinh tế - chính trị và cả sự
can thiệp từ các thế lực bên ngoài.
1. Những mâu thuẫn bên trong:
a. Thứ nhất, mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo:
Nam Tư được hình thành từ một cộng đồng gồm nhiều quốc gia, sắc
tộc, tôn giáo khác nhau. Về sắc tộc có người Serbia, Croatia, Hồi giáo, Thổ
Nhĩ Kỳ, Bosnia...Về tôn giáo cũng không kém phần phức tạp; người Serbia
theo Chính thống giáo, người Croatia theo Thiên chúa giáo, người Bosnia
theo Hồi giáo, trong đó bao gồm cả những yếu tố phát sinh từ những vận
mệnh lịch sử rất khác nhau. Do đó, nó quá mỏng manh, quá mới mẻ, thật khó
mà kết tinh lại thành một khối thống nhất trong sự vững mạnh được.
b. Thứ hai, xuất phát từ sự khủng hoảng về kinh tế - chính trị:
Những năm 80 của thế kỉ XX, Nam Tư phải đối mặt với cuộc khủng
hoảng kinh tế. Lúc này, xuất hiện hai biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế
khác nhau. Một là, Slovenia coi việc đẩy mạnh cải cách và phi tập trung hóa là
con đường thoát khỏi khủng hoảng . Hai là, Serbia lại cho rằng khủng hoảng
kinh tế hiện tại chính là kết quả của việc phi tập trung hóa đã có từ thời Tito.
Sau đó, Milosevic đã từ chối cải cách dẫn đến mâu thuẫn này thêm sâu sắc.
Mặt khác, cũng trong thời gian này, đã xảy ra một biến cố lớn trong lịch sử
Liên bang Nam Tư. Năm 1980, Tito qua đời, Nam Tư không có một lãnh tụ
nào đủ uy tín để thay thế. Quyền lãnh đạo cao nhất chuyển sang chế độ tập
thể 8 người là những đại diện của 6 nước cộng hòa và hai tỉnh tự trị hàng năm
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 84
luân phiên giữ chức chủ tịch. Năm 1990, Liên đoàn những người Cộng sản
Nam Tư tan vỡ thành nhiều đảng dân tộc chủ nghĩa.
2. Những tác động từ bên ngoài
Song song với quá trinh suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư là sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Mỹ và các nước Đồng
minh đã thật sự can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Nam Tư làm cho
tình hình vốn căng thẳng lại càng thêm phức tạp, rối loạn. Trong khi đó, mối
quan hệ giữa Nam Tư - Anbani cũng góp phần không nhỏ vào quá trình ấy.
Anbani muốn thiết lập một nhà nước “Đại Anbani”, muốn sáp nhập tỉnh tự trị
Kosovo thuộc Serbia – nơi mà người Kosovo gốc Anbani chiếm đa số vào
lãnh thổ của mình.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 85
II. Hậu quả
Liên Bang Nam Tư tan rã với sự kiện ngày 25 – 6 – 1991 khi mà cả hai
nước Slovenia và Croatia cùng tuyên bố độc lập, kết thúc với việc nhà nước
Montenegro tách khỏi Serbia – Montenegro ngày 03 – 6 -2006. Dù rằng vào
ngày 17 – 02 – 2008, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập nhưng đó là
chuyện nội bộ của Serbia, với tư cách là một tỉnh tự trị thuộc Serbia. Sự khủng
hoảng và tan rã của Liên Bang Nam Tư đã để lại những hâu quả vô cùng
nghiêm trọng. chúng ta sẽ dễ nhận ra điều này khi phân tích “điểm nóng
Kosovo”
Với việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập, Châu Âu có thêm một
nhà nước mới, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng vấn đề Kosovo
đã được giải quyết. Nếu như cách đây không lâu, việc thành lập ra Nhà nước
Đông Timor được coi là kết quả của hoạt động "xây dựng nhà nước" của
LHQ, thì Nhà nước Kosovo hiện tại được coi là sản phẩm của Mỹ và EU.
Từ đó có thể thấy, việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập chỉ có thể
là một diễn biến mới trong quá trình giải quyết vấn đề Kosovo mà những hệ
lụy nảy sinh từ đó khiến cho vấn đề này trở thành vấn đề khác cả về bản chất
lẫn biểu hiện.
Thứ nhất, có thể thấy được từ đó liên quan đến cơ sở pháp lý quốc tế
của nền độc lập của quốc gia mới thành lập. Cơ sở pháp lý quốc tế cho việc
thành lập Nhà nước Đông Timor là quyết định của LHQ, còn trong trường hợp
Kosovo lại không phải vậy. Nếu không có được cam kết hậu thuẫn trước đó
của Mỹ và EU thì chính quyền hiện tại ở tỉnh tự trị này không dám nếu như
không muốn nói là không thể đơn phương tuyên bố độc lập.
Bởi việc đơn phương tuyên bố độc lập thuần tuý đơn giản và dễ dàng
hơn nhiều so với việc giải quyết những vấn đề về chính trị, kinh tế, an ninh và
xã hội đối với Kosovo sau khi tuyên bố độc lập, đặc biệt để đối phó với những
cấp độ phản ứng của Serbia.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 86
Sự phức tạp của vấn đề này đã thể hiện ngay tại kết quả của cuộc bỏ
phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 08 -10 - 2008. Sự phân hóa mạnh
mẽ đã xuất hiện trong cộng đồng quốc tế khi 77 quốc gia tán đồng yêu cầu
của Serbia, 6 quốc gia phản đối (trong đó có Hoa Kỳ) và 76 quốc gia còn lại
không bày tỏ quan điểm rõ ràng (bỏ phiếu trắng). Dẫu vậy với 77 phiếu ủng hộ
và 6 phiếu chống, Liên Hợp quốc không còn cách nào khác là phải chấp thuận
yêu cầu của Serbia. Phát biểu tại Đại hội đồng, Ngoại trưởng Serbia, Vuk
Jeremic đã cho rằng họ cần có một quyết định rõ ràng từ phía tòa án quốc tế
để "làm giảm sự căng thẳng và thúc đẩy các nỗ lực hòa giải nhằm mang đến
sự ổn định của tình hình khu vực". Dù Kosovo đã tuyên bố độc lập nhưng
Serbia vẫn gọi đó là một "tỉnh ly khai" của họ và cho rằng việc đơn phương tự
tuyên bố độc lập của khu vực này là một hành động bất hợp pháp. Serbia
cũng đã thẳng thắn cho rằng chính sự ngập ngừng trong việc thiết lập quan hệ
ngoại giao hay công nhận quan hệ ngoại giao của các quốc gia khác đã
chứng minh cho sự bất hợp pháp này. Chính vì những lẽ đó, một phiên tòa
với sự trung gian của Tòa án Công lý quốc tế là rất cần thiết.
Đồng thời, đây cũng chính là một bài toán khó của chính Tòa án Công
lý. Từ trước đến nay, họ vốn chỉ quen đóng vai trò trung gian trong việc phân
định và phán quyết các vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề biên giới và lãnh
thổ chứ chưa bao giờ gặp một "ca" tương tự như của Kosovo. Rõ ràng đây là
một "ca đặc biệt khó". Với luật pháp quốc tế, việc tự tuyên bố độc lập người ta
đã được chứng kiến nhiều và luật pháp cũng đã nhiều lần công nhận hành
động này, nhưng đó là trường hợp của các quốc gia thuộc địa của chế độ
thực dân cũ ở châu Phi hay châu Mỹ La tinh. Luật sư Nicolas Burniat - người
đã từng có 6 năm làm việc tại Tòa án Công lý quốc tế, thừa nhận rằng cho
đến nay vẫn chưa hề có bất kỳ một bộ quy định hay hướng dẫn nào liên quan
đến vấn đề ly khai, chuyện đau đầu của nhiều quốc gia châu Âu. Chính vì vậy,
mặc dù bị buộc phải tiếp nhận vụ kiện tụng này nhưng các quan chức của tòa
án vẫn chưa biết họ sẽ phải dựa vào đâu để nhận định và phán xét nhằm đưa
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 87
ra một kết luận cuối cùng rằng nền độc lập của Kosovo là hợp pháp hay
không hợp pháp.
Có một điểm đáng lưu ý là hầu hết các quốc gia châu Âu đều bỏ phiếu
trắng đối với yêu cầu của Serbia tại Liên hợp quốc. Một số đại sứ của các
nước thành viên châu âu đã cảnh báo Serbia rằng việc họ chủ động đưa vấn
đề này ra tòa án quốc tế sẽ khiến cho con đường gia nhập EU của họ trở nên
chông gai hơn bao giờ hết. Cho đến nay 22 trong tổng số 27 quốc gia thành
viên EU đã công nhận nền độc lập của Kosovo. ông John Sawers, đại sứ Anh
quốc tại Liên Hợp quốc nói rằng: "Serbia cần phải làm việc có tính xây dựng
với vị thế là đối tác của EU trong tương lai". Trong khi đó đại sứ của Pháp,
ông Jean -Maurice Ripert lại tuyên bố thẳng thừng rằng hành động của Serbia
chẳng cần thiết và sẽ không thể làm giảm sự căng thẳng tại khu vực. Thực tế
cũng đã chỉ ra rằng ngay bên trong nội bộ EU cũng không hề có sự nhất trí
cao. Chính các quốc gia châu âu đang phải đau đầu với vấn nạn ly khai như
Tây Ban Nha hay Cyprus cũng âm thầm chờ đợi phán quyết của Tòa án Công
lý quốc tế. Đại diện của Nam Phi tại Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng hiện tại đã
có 44 quốc gia trên thế giới công nhận nền độc lập của Kosovo trong khi 144
quốc gia khác chưa công nhận. Điều này có nghĩa chỉ một kết luận cuối cùng
của tòa án và luật pháp quốc tế sẽ có sự ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến các
quốc gia còn lại. Vấn đề Kosovo giờ đây không còn là câu chuyện của Serbia
hay của châu âu nữa mà nó đã trở thành một hình mẫu thực sự của cả thế
giới.
Rosemary DiCarlo, một thành viên trong phái đoàn Hoa Kỳ đã tuyên bố:
"Nền độc lập của Kosovo là không thể đảo ngược" và bà này cũng lên tiếng
chỉ trích hành động của Serbia. Anbania, quốc gia láng giềng có quan hệ khá
mật thiết với Kosovo (đa số người Kosovo có gốc Anbania) đã bỏ phiếu phản
đối yêu cầu của Serbia và lên tiếng tố cáo Serbia đang muốn lôi kéo sự bất
hòa nội bộ trở thành một vấn đề quốc tế.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 88
Nhưng dù cho phản đối, đồng tình hay trung dung thì cũng đã đến lúc
thế giới phải chấp nhận và làm theo một bài học rằng: Chiến tranh, xung đột,
vũ khí hay bạo lực không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề. Hãy làm theo
luật pháp quốc tế! Đó có lẽ là lý do khiến Tòa án Công lý quốc tế chấp nhận
thử thách này.
Thứ hai là việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập tạo tiền lệ trong
vấn đề ly khai ở Châu Âu và cả một số khu vực khác trên thế giới. Nó có thể là
viên domino đầu tiên bị kích đổ. Nó có thể gây nên phản ứng dây chuyền.
Mức độ đến đâu và bao giờ mới tái diễn là chuyện khác, nhưng điều chắc
chắn là tiền lệ này sẽ nhanh chóng trở thành thông lệ chứ không phải chỉ là
một trường hợp đặc biệt và duy nhất như Mỹ và EU hiện quả quyết.
Một trong những luận điểm cơ bản trong lập trường của Liên bang Nga là việc
Kosovo độc lập tạo ra "một tiền lệ", khiến cho nhiều thực thể hành chính khác
trên thế giới, trong đó không ít trường hợp ở gần Nga, trên không gian Liên
bang Xôviết trước đây, cũng có thể đòi quy chế độc lập. Sau khi nghị viện
Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập (17/2/2008), Tổng thống Vladimir Putin,
các Chủ tịch hai viện Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng thứ
nhất Dmitry Medvedev và nhiều chính khác khác ... đều có phát biểu về vấn
đề này, thể hiện lập trường kiên quyết của Nga phản đối Kosovo độc lập, ủng
hộ Xécbia, phê phán những nước công nhận Kosovo và cảnh báo về mưu
toan loại bỏ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong việc giải quyết
những vấn đề cơ bản của thế giới trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bài đăng trên
tờ "Báo Nga" ngày 28/2 của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Thượng nghị viện
Nga Mikhail Margelov là một trong những tài liệu làm rõ lập trường của Nga.
Toàn văn bài báo như sau: Các nhà sử học thường rất chú ý thời gian của
hiện tượng. Cái gì đã bắt đầu lúc nào, năm nào, thế kỷ nào. Đối với họ, đó là
một vấn đề quan trọng. Đương nhiên rồi đây các nhà sử học sẽ xác định
chính xác cái ngày mở đầu "kỷ nguyên mới" trong việc xây dựng cơ cấu thế
giới. Song, trong tất cả những biên niên sử nghiêm túc bên cạnh ngày 11
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 89
tháng 9 nhất định sẽ có ngày 17 tháng 2 năm 2008. Vào ngày đó, Kosovo đã
đơn phương tuyên bố độc lập. Và ngay lập tức đã có những nước tuyên bố
công nhận cái Nhà nước dựa trên cơ sở dân tộc đó ở trên lãnh thổ của người
khác. Điều này có nghĩa là người ta đã lặng lẽ hủy bỏ luật pháp quốc tế có từ
lâu đang hiện hành, nhưng luật pháp mới thì vẫn chưa có. Không thể phủ
nhận là thế giới đang thay đổi. Theo đó, những nguyên tắc xây dựng thế giới
đã lỗi thời cần phải được thay thế bằng những nguyên tắc mới. Nhưng sau
trường hợp Kosovo, xem ra tất cả mọi nguyên tắc đều bị băng hoại. Những
triệu chứng đầu tiên của "căn bệnh hậu Kosovo" đã bộc lộ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau
khi công nhận Kosovo độc lập, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã không chút ngần
ngại triển khai những hành động quân sự chống người Cuốc ly khai ở miền
Bắc Irắc. Chuyện này hoàn toàn lôgíc, bởi vì nếu chẳng còn nguyên tắc nào
nữa thì ai nấy tự đặt ra nguyên tắc của mình: người thì ủng hộ lực lượng ly
khai này, kẻ thì bắn giết lực lượng ly khai khác. Sự chia rẽ sau Kosovo rõ ràng
là một dịch bệnh. Hầu như trên lãnh thổ tất cả các quốc gia có các dân tộc
sinh sống đều có người dân tộc thiểu số, như người Anbani Kosovo. Theo
gương Kosovo, từ nay bất kỳ dân tộc nào cũng có thể khởi sự cuộc đấu tranh
giành độc lập. Bởi vì tất cả những lập luận về tính riêng biệt, độc nhất vô nhị
của Kosovo chẳng qua chỉ là phương tiện tự bào chữa của những kẻ đã đoạn
tuyệt luật pháp quốc tế từ ngày 17/2. Bất kỳ lực lượng ly khai nào cũng có thể
chứng minh được tính chất độc nhất vô nhị của dân tộc mình để tìm cách tách
ra. Khẩu lệnh "hãy làm như Kosovo" rất nguy hiểm. Trong số những lập luận
biện bạch rất mơ hồ cho lực lượng ly khai Kosovo có một lập luận như sau:
nếu không công nhận độc lập thì sẽ có đổ máu, sẽ có nhiều thương vong.
Như vậy có thể suy ra rằng, khi những phần tử vũ trang của một dân tộc thiểu
số nào đó lao vào chém giết những người dân gốc gác thì những kẻ sát nhân
đó sẽ được bảo đảm một Nhà nước riêng trên đất của người khác. Để tránh
"đổ máu và nhiều thương vong" mà. Có vẻ như sau một thời kỳ tương đối yên
bình sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, giờ đây bạo lực lại trở thành bà
đỡ của lịch sử. Trong số những nước công nhận Kosovo độc lập có Ôxtrâylia,
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 90
Ápganixtan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Látvia, Extônia, Na Uy, Anh và Italia.
Với Thổ Nhĩ Kỳ mọi chuyện đã rõ: đây là nước đầu tiên bắt tay vào hành động
trong điều kiện thực tế của một thời đại vô nguyên tắc mới. Và nước này sẽ
không để xảy ra việc xét lại các đường biên giới hậu Ottoman. Và nước này
có thể nêu ra một vấn đề dựa vào trường hợp Kosovo: tại sao sau khi công
nhận nền độc lập của Kosovo, Mỹ và Liên minh châu Âu lại từ chối hành động
như vậy đối với miền Bắc Síp. Những nước đã công nhận Nhà nước Kosovo
đều có vấn đề của mình. Đối với Pháp là vấn đề đảo Coóc. Ở Italia là vấn đề
các tỉnh phía Bắc. Ở Anh là vấn đề Bắc Ailen. Tại Ápganixtan, chính quyền
Cabun chỉ kiểm soát được nửa nước rất chật vật và đang tiến hành cuộc
chiến tranh vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước. Irắc có thể tan ra thành ba
phần, của người Hồi giáo dòng Sunni, dòng Shiite và người Cuốc. Tại Iran có
nguy cơ chia tách những vùng đông người Iran gốc Arập và người Iran gốc
Adécbaigian sinh sống. Palextin đã tan. Nhà nước độc lập của người Hồi giáo
cực đoan có thể xuất hiện trên lãnh thổ Pakixtan. Các cuộc xung đột đòi ly
khai đã và đang diễn ra tại những nước mà chính quyền áp dụng chính sách
trấn áp, như Angôla, Inđônêxia , Mali , Xênêgan, Xuđăng. Những vụ bạo động
do mâu thuẫn sắc tộc đã gây chấn động Ấn Độ, Mêhicô, Marốc, Bănglađét,
Mianma, Xri Lanca. Nhưng chưa ở đâu cái lý do "tránh đổ máu" được đưa ra
để công nhận quyền độc lập của những dân tộc nổi loạn. Nhưng bây giờ, sau
Kosovo, tại một số nước có thể xảy ra điều đó. Còn cộng đồng quốc tế thì chỉ
đóng vai "một nhà quan sát trong cuộc". Chủ nghĩa ly khai dân tộc không phải
là một hiện tượng luật pháp. Không hề có một văn bản quốc tế nào ủng hộ
việc chia tách cưỡng bức những vùng lãnh thổ "nổi bật về mặt dân tộc". Việc
đánh giá sự chia tách đó thuộc phạm trù đạo lý. Trong thời kỳ các chế độ thực
dân sụp đổ, chủ quyền độc lập của các thuộc địa cũ được công nhận thông
qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Những kẻ ly khai - khủng bố gây chết
chóc cho những người dân thường hiện nay cũng tự xưng là người đấu tranh
cho tự do. Quyền tự quyết của người dân tộc ở Kosovo nay đã được thực
hiện, dù được thực hiện một cách giấu giếm. Nhưng đã tạo ra một tiền lệ. Khi
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 91
không có nguyên tắc gì cả thì rất khó hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu
những kẻ cực đoan người Anbani sẽ tìm cách xây dựng một nước Đại Anbani
liên kết những người Anbani thiểu số ở Maxêđônia, Môngtenêgrô, Xécbia.
Giới chuyên gia đặt câu hỏi, liệu khối NATO có thực hiện chiến dịch ném bom
hay không nếu người Xécbia ở vùng Mitrovice muốn sáp nhập vào Xécbia?
Nghĩa là, liệu khối liên minh đã chia tách Xécbia có bảo vệ sự bất khả xâm
phạm các đường biên giới Kosovo hay không. Người Xécbia ở Bôxnia thì đã
bày tỏ ý muốn sáp nhập vào Xécbia. Xét vào số lượng dân tộc thiểu số thì
xem chừng trên thế giới có thể bùng nổ hơn 2 nghìn cuộc chiến vì độc lập.
Thật khó tưởng tượng, nhưng lôgíc công nhận độc lập của Kosovo là như
vậy. Còn nếu nói về đạo lý trong vấn đề ủng hộ ly khai thì phải thừa nhận rằng
thời nay đạo lý cũng mang tính chất địa chính trị. Tính chất địa chính trị là tất
yếu, bởi vì một siêu cường hoặc một nhóm nước sẽ tự mình đặt ra những
nguyên tắc xử thế, hiển nhiên là có lợi cho mình. Sau khi kế hoạch tách
Kosovo độc lập bị thất bại tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Liên minh châu
Âu và khối NATO đã tự định đoạt vận mệnh của xứ này. Liên minh châu Âu
hành động tùy tiện thôi, vì cả Xécbia và Kosovo đều không phải là thành viên
của nhóm nước này. Còn về NATO thì chúng ta nên chú ý tuyên bố của ứng
cử viên Tổng thống Mỹ John McCain được phổ biến tại Hội nghị an ninh quốc
tế mới đây ở Muních. Ông ta đã đề cập việc tái lập NATO như là sự bảo đảm
cho trật tự toàn cầu "đến cuối Thế kỷ này". John McCain kêu gọi thành lập
Liên đoàn Dân chủ toàn cầu dưới sự bảo trợ của một khối NATO kiểu như
vậy. Có lẽ nên hiểu là Liên đoàn đó sẽ thay thế Liên hợp quốc. Bởi vì những
nước công nhận độc lập của Kosovo đã vi phạm Nghị quyết 1244 của HĐBA
LHQ. Dù sao điều đề cập ở trên vẫn chỉ là một dự án, nhưng tất cả những dự
án táo bạo nhất bao giờ cũng ra đời đúng lúc. Về tổng thể, hậu quả của tiền lệ
Kosovo là hủy hoại toàn bộ khả năng quản lý thế giới. Bất kỳ ở đâu và với tất
cả các đối tác Nga vẫn phải tiếp tục bảo vệ cách giải quyết dựa trên luật pháp
của mình đối với các công việc quốc tế. Cứ như vậy chừng nào cộng đồng
quốc tế chưa phối hợp xây dựng được những cách giải quyết khác, nhưng
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 92
cũng phải là cách giải quyết theo luật pháp. Để thực hiện một chính sách cân
bằng, tối thiểu Nga cũng phải có sự chia sẻ với các đối tác quốc tế, tất nhiên
là bao gồm cả Mỹ và Liên minh châu Âu. Không được để cho tình hình diễn
biến đến chỗ mà sau đó không thể tiến hành đối thoại được nữa. Nhưng
chúng ta phải nhớ rằng lúc này chúng ta thuộc trong số ít nước vẫn trung
thành với mọi thỏa thuận trong chính sách đối ngoại, nghĩa là chúng ta vẫn
giữ nguyên tắc đạo lý. Cần sử dụng con chủ bài mà chúng ta có được qua vụ
Kosovo và phải triệt để tuân thủ pháp luật quốc tế. Đó là hướng đi chắc chắn
không thua thiệt trong tình hình đã nảy sinh, khi những nguyên tắc hiện hành
bị chà đạp nhưng những nguyên tắc mới thì chưa có.
Hệ lụy thứ ba là quan hệ giữa Mỹ, EU với Nga bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đối với Nga, vấn đề không chỉ đơn thuần là những lợi ích chiến lược thiết thực
trước mắt và lâu dài, mà còn là thể diện, nhất là lại ngay trước cuộc bầu cử
tổng thống sắp tới kết thúc nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai của Tổng thống Nga
V.Putin. Cũng vì cái quả đắng này đối với Nga mà Mỹ và EU sẽ gặp khó khăn
hoặc phải nhượng bộ Nga trong vấn đề khác vào thời điểm khác.
Cuộc đối đầu trong vấn đề Kosovo có thể sẽ làm Nga không khoan nhượng
trong những vấn đề khác, những vấn đề đang có nguy cơ làm sống dậy thời
kỳ Chiến tranh lạnh. Trong khi các nhà phân tích cho rằng Nga có thể không
hạn chế nguồn cung cấp năng lượng cho phương Tây nhưng họ sẽ không còn
muốn hợp tác về những vấn đề quan trọng khác, như chương trình hạt nhân
của Iran.
Nga cũng có thể có những động thái gây hấn về vấn đề lãnh thổ của
các nước Liên Xô cũ, như công nhận sự độc lập của các vùng ly khai ở
Gruzia hay thậm chí khuyến khích bạo lực phản đối việc Ukraine gia nhập
NATO.
Rõ ràng, Mỹ không hề muốn khiêu khích Nga. Nhưng theo Charles
Kupchan, một chuyên gia cao cấp nghiên cứu châu Âu tại Hội đồng quan hệ
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 93
đối ngoại, New York, Washington không có lựa chọn nào khác trong vấn đề
Kosovo.
Bởi qua ủng hộ độc lập của vùng với phần đa là người Hồi giáo (song
phần lớn không nằm trong cộng đồng giáo sĩ) Kosovo, Washington mong
muốn hàn gắn bất đồng với thế giới Hồi giáo, cho thấy nền dân chủ có thể tồn
tại ở một quốc gia Hồi giáo như thế nào.
Ngoài ra, Nga và Mỹ vẫn còn đang hục hặc về kế hoạch lá chắn tên lửa
của Washington ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Mỹ thì cho rằng tên lửa bắn chặn
của họ là để phòng mối đe dọa từ Trung Đông, song Kremlin lo ngại mục đích
chính là nhằm làm suy yếu Nga. Mới gần đây, chắc chắn Mỹ đã phải đau đầu
vì tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Nga có thể chĩa tên lửa hạt nhân vào
Ukraine nếu nước này gia nhập NATO.
Cuối cùng phải kể đến khả năng bị hạn chế của LHQ cũng như tiềm
năng phân rẽ nội bộ trong EU do việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập
gây ra. LHQ không quyết định trực tiếp vấn đề Kosovo và nội bộ EU không
thống nhất trong quá trình giải quyết vấn đề này.
Tóm lại, từ những hệ lụy đó có thể thấy Kosovo không chỉ đơn thuần là
vấn đề mới đối với châu Âu, mà còn đối với cả quan hệ quốc tế nói chung.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 94
III. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây
dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới kiên trì xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đã đạt được khá nhiều thành tích trong quá trình ấy. Tuy
nhiên, công bằng mà nói, chúng ta vẫn chưa thểy nào sánh vai cùng các
cường quốc năm châu trên thế giới được. Mặt khác, những yếu kém, mặt trái
của xã hội mà nước ta đang xây dựng cũng không phải là ít. Trong quá trình
bước đầu nghiên cứu về quá trình suy yếu, khủng hoảng và tan rã của nhà
nước Liên bang Nam Tư, cá nhân em thấy rằng Việt Nam ta có thể học được
một số bài học kinh nghiệm quý báu sau:
Hòa bình không phải là một giá trị bền vững nếu như chúng ta không
biết cách xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong thời đại hội nhập như
ngày nay. Thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc cũng như tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Trên cơ sở đó, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
Thực hiện chính sách mềm dẻo, linh hoạt với sự chống đối, phá hoại
của các thế lực thù địch trên cơ sở tăng cường sức mạnh quốc phòng cũng
như tinh thần cảnh giác cao;
Tuy dựa vào sức mình là chính song cần không ngừng tranh thủ những
yếu tố thuận lợi, sự ủng hộ của các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế
giới trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 95
Phụ lục
1. Bảng thống kê các sự kiện chính
Thời gian Sự kiện
01- 12 - 1918
Vương quốc của người serbia, croatia và slovenia thành
lập
1929
Vương quốc của người serbia, croatia và slovenia được
đổi tên thành Vương quốc nam tư
06 – 4 - 1941 Phát xít đức xâm lược nam tư
5 - 1945
Cuộc kháng chiến chống phát xít đức của nhân dân nam
tư thắng lợi.
29 -11 – 1945 Quốc hội tuyên bố Nam Tư là nước cộng hòa,
31 - 01 - 1946
Quốc hội thông qua Hiến pháp mới của Liên bang Cộng
hòa nhân dân Nam Tư.
7- 4 - 1963
Nam Tư đổi tên chính thức thành Cộng hoà Liên bang Xã
hội Chủ nghĩa Nam Tư.
25 - 6 -1991 Croatia và Slovenia cùng tuyên bố độc lập.
08 - 09 -1991 Cộng hòa Macedonia tuyên bố độc lập.
03 – 03 - 1992 Cộng hòa Bosnia - Herzegovina tuyên bố độc lập.
27 - 04 - 1992
Serbia và Montenegro tuyên bố thành lập nước cộng hòa
Liên Bang Nam Tư mới.
21 - 11 -1995
Ba tổng thống Serbia, Bosnia và Croatia đã kí hiệp định
hòa bình Dayton về Bosnia.
24/3 - 10/6/1999 NATO không kích vào Nam Tư trong 78 ngày đêm
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 96
04 – 02 – 2003
Quốc hội Nam Tư bỏ phiếu giải tán Cộng hoà Liên bang
Nam Tư.
03 - 6 - 2006 Cộng hòa Montenegro tuyên bố độc lập.
05 - 6 - 2006 Cộng hòa Serbia tuyên bố độc lập.
17 - 02 - 2008
Tỉnh tự trị Kosovo thuộc Serbia đơn phương tuyên bố độc
lập.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 97
2. Chặng đường đi tới độc lập của Kosovo
1968 - Các cuộc biểu tình ủng hộ độc lập đầu tiên của người Albania tại
Kosovo, khi tỉnh này là một bộ phận của Liên bang Nam Tư, nhiều người đã bị
bắt giữ.
1991-Khi Liên bang Nam Tư tan vỡ, các phần tử li khai tuyên bố
Kosovo là một nước cộng hòa và nước cộng hòa này được Albania láng giềng
công nhận.
1996- Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) được thành lập, nhận trách
nhiệm về các vụ đánh bom nhằm vào cảnh sát.
1998- Hàng chục người thiệt mạng khi cảnh sát Serbia trấn áp những
người bị tình nghi là các phần tử li khai Albania. Người Serbia bác bỏ sự trung
gian hòa giải quốc tế về Kosovo trong các cuộc trưng cầu dân ý. Quốc tế áp
đặt các biện pháp cấm vận mới chống Nam Tư. KLA giành quyền kiểm soát
40% Kosovo trước khi bị quân đội Serbia đánh bật. Quân đội Serbia tấn công
các ngôi làng.
10/1998- NATO phê chuẩn các cuộc không kích nhằm vào quân đội
Serbia.
15/1/1999-45 người Albania bị giết bên ngoài Racak. Các quan chức
quốc tế yêu cầu điều tra tội phạm chiến tranh về vụ này.
3/1999-Belgrade bác bỏ thỏa thuận hòa bình do quốc tế làm trung gian
trong khi người Albania ở Kosovo phê chuẩn hiệp định này.
24/3/1999-Nato tiến hành các cuộc không kích kéo dài 78 ngày vào
Nam Tư.
3-6/1999-Quân đội Serbia đẩy 800.000 người Albania, những người rời
khỏi Kosovo, vào Albania và Macedonia.
10/6/1999 - Lãnh đạo Nam Tư là Slobodan Milosevic đồng ý rút quân
khỏi Kosovo sau khi nhất trí với một đề nghị để Nato tiến vào tỉnh này và để
Kosovo nằm dưới sự quản lý của LHQ. Các cuộc không kích chấm dứt.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 98
Khoảng 50.000 lính gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu bắt đầu triển khai ở
Kosovo, người tị nạn lũ lượt trở về trong khi người Serbia rời bỏ Kosovo sau
các cuộc tấn công báo thù.
6/10/2000-Milosevic từ chức sau các buộc biểu tình rầm rộ phản đối
việc ông từ chối chấp nhận thất bại trong bầu cử
28/6/2001 - Milosevic bị dẫn độ tới Hague và bị xét xử về các tội ác
chiến tranh. Ông chết trước khi phiên tòa kết thúc.
2/2002-Kosovo bầu quốc hội và chính phủ. Ông Ibrahim Rugova trở
thành tổng thống
10/2003- Các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa các lãnh đạo
Serbia và Kosovo kể từ năm 1999 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận
nào.
3/2004 - Các băng nhóm Albania tấn công người Serbia và gây ra làn
sóng bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc.
1/2006-Rugova chết do ung thư phổi ở Pristina, thủ phủ của Kosovo.
2/2006-Các cuộc đàm phán do LHQ làm trung gian về tương lai của
Kosovo bắt đầu.
10/2006-Trong các cuộc trưng cầu dân ý, người Serbia ủng hộ Kosovo
là một bộ phận không thể tách rời của Serbia.
26/1/2007-Đặc phái viên LHQ là Martti Ahtisaari tiết lộ kế hoạch về nhà
nước Kosovo.
4/2007-Nga bác bỏ đề xuất của ông Ahtisaari tại Hội đồng Bảo an LHQ.
6/2007-Tổng thống Bush nói rằng Kosovo cần độc lập ‟‟thà sớm còn
hơn‟‟.
7/2007-Thủ tướng Kosovo nói rằng tiến trình đàm phán do LHQ hậu
thuẫn đã thất bại và kêu gọi tuyên bố độc lập vào cuối năm
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 99
2/2008-Kosovo chuẩn bị tuyên bố độc lập. Nga tuyên bố sẽ sử dụng mọi
biện pháp có thể để phong tỏa Kosovo trở thành một thành viên LHQ và sẽ
thực hiện một kế hoạch soạn thảo từ trước nếu Kosovo tuyên bố độc lập.
17/2-Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập.
(Nguồn: Tin thế giới, website: tin247.com)
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 100
3. Một số hình ảnh liên quan
Bản đồ bán đảo Bancăng, Vojvodina và Kosovo
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 101
Đồng Đina và Tito
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 102
Ngôi nhà mà Tito đã sinh ra, tại Kumrovec, Croatia
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 103
Hơn 15 ngàn người Albania trong khu tự trị
Kosovo biểu tình đòi tách ra khỏi Cộng Hòa Serb lúc
đó Milosevic làm Tổng Thống.
Cộng Hòa Serb và Cộng Hòa Montenegro liên kết thành
lập Tân Liên Bang Nam Tư vào ngày 27/4/1992.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 104
Người dân thuộc Cộng Hòa Slovenia biểu tình đòi
ly khai ra khỏi liên bang Nam Tư 21/2/1989
Người dân thuộc Cộng Hòa Croatia đã tuyên bố ly khai
khỏi Liên Bang Nam Tư trong cuộc trưng cầu dân ý ngày
21/5/1990.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 105
Người dân thuộc Cộng Hòa Macedonia tuyên bố độc lập
và tách ta khỏi Liên Bang Nam Tư 20/11/1991
Người dân Albania trong khu Kosovo bị tàn sát
một cách dã man.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 106
Milosevic bị hỏi cung tại tòa án hình sự Quốc Tế La Haye
ở Hòa Lan. Milosevic đã chết vì bệnh tim trong tù vào năm 2005.
Tổng thống Milosevic (trái) trong lễ ký
thoả thuận hoà bình ở Dayton, bang Ohio Mỹ
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 107
NATO oanh kích Belgrade trong vụ
can thiệp vấn đề Kosovo
Nỗi khốn cùng của
người tị nạn gốc Albania ở
Kosovo
Những người ủng hộ Montenegro độc
lập ăn mừng chiến thắng tại Cetinje
hôm 22-5 - 2006
Người dân Montenegro
sau khi có kết quả trưng cầu ý
dân.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 108
Người Kosovo Albania ăn mừng tuyên bố độc lập
của quốc hội từ Seriba.
Người Albania tại Kosovo bày tỏ niềm vui sau khi Kosovo
tuyên bố độc lập.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 109
Thủ tướng Hashim Thaci đọc tuyên bố độc lập, sau
đó được tất cả các thành viên trong quốc hội đồng
loạt giơ tay biểu quyết tán thành.
Bia miễn phí ở ngay gần toà nhà quốc hội tại thủ đô
Pristina cho những người bất chấp giá lạnh đổ
xuống đường ăn mừng tuyên bố độc lập.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 110
"Tiệc mừng" đã được bắt đầu từ ngày thứ bảy và
kéo dài tới tận đêm ngày chủ nhật. Nhiều người
Kosovo đã mang theo lá cờ của người Albania láng
giềng.
Tại Albania, cũng có ăn mừng. Màu đỏ và đen của
cờ Albania được thấy khắp nơi trong thủ đô Tirana.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 111
Những em nhỏ Kosovo Albania vẫy cờ mừng sự độc
lập của Kosovo ở toà nhà Hội đồng châu Âu
tại Strasbourg, Pháp.
Người Albania ở một số nơi khác tại châu Âu, như
Brussells, Bỉ, và Lausanne (trong ảnh), Thuỵ Sỹ
cũng xuống đường ăn mừng chiến thắng.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 112
Còn với người Serbia, như những người sống ở
Pháp này, việc Kosovo tuyên bố độc lập là một "tai
hoạ". Bởi từ lâu họ đã coi Kosovo là "cái nôi của
Serbia".
Tại thủ đô Belgrade, Serbia, thanh niên ném đá và
đốt cờ EU ngay trước sứ quán Mỹ sau khi quốc hội
Kosovo tuyên bố độc lập.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 113
Cảnh sát chống bạo động Serbia đã đụng độ với
khoảng 1.000 người biểu tình ở thủ đô Belgrade.
Căng thẳng gia tăng ở thị trấn có nhiều chia rẽ
về sắc tộc Mitrovica của Kosovo. Binh sỹ Pháp hỗ
trợ an ninh ở đây đã phải dựng hàng rào sắt bên bờ
sông Ibar ngăn cách giữa khu vực của người
Kosovo Serbia và người Albania.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 114
Kosovo (tím nhạt, đỏ, hồng). Vùng tím nhạt có đa
số người Serbia sinh sống, các vùng đỏ và hồng có đa số
người Albania sinh sống
Thủ tướng Kosovo Thaci bước trên đường
phố Pristina tới phiên họp Quốc hội để tuyên bố
độc lập
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 115
Quốc kì các nước cộng hòa thuộc Nam Tư (cũ)
và biểu tượng, cờ mới của Kosovo
Nam Tư Slovenia
Croatia Macedonia
Bosnia - Herzegovina
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 116
Montenegro Serbia
Biểu tượng của Kosovo Quốc kỳ của Kosovo
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 117
Tài liệu tham khảo
1) Nguyễn Văn Dương (2004), Tìm Hiểu Các Nước Trên Thế
Giới, Nxb. Văn Hóa Thông Tin.
2) Nguyễn Văn Dân (2004), Biên Niên Sử Thế Giới, Nxb.
Khoa Học Xã Hội.
3) Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế Ở
Châu Âu Trong Chiến Tranh Lạnh (1949 – 1991), Trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
4) Cao Liên (2007), Lịch Sử 200 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ
Trên Thế Giới, Nxb.Lao Động.
5) Bùi Đức Tịnh (1996), Lịch Sử Thế Giới, Nxb.Văn Hóa.
6) Lê Xuân Đỗ (2006), Thế Giới Sự Kiện, Nxb.Trẻ.
7) Tài Liệu Về Chủ Nghĩa Xét Lại Nam Tư (1964), Nxb. Sự
Thật, Hà Nội.
8) Phan Thị Kim Oanh (2001), Bước đầu tìm hiểu sự khủng
hoảng và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư qua
các tài liệu ở Việt Nam (từ năm 1991 đến nay), trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
9) Từ Thiên Tân, Lương Chí Minh (2002), Lịch Sử Thế Giới
Thời Đương Đại, Tập 6 (1945 – 2000), Nxb.Thành Phố Hồ Chí Minh.
10) Hoàng Văn Tiệp, Nguyễn Viết Thảo (1998), Quan Hệ Quốc
Tế Từ 1945 Đến 1995, Nxb.Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 118
11) Lê Văn Quang (1998), Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại (Từ 1917
Đến Nay), Nxb. Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ
Chí Minh.
12) Lê Văn Quang (2003), Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tê Từ 1917
Đến 1945, Nxb Giáo Dục.
13) Nguyễn Minh Bình, Nguồn Gốc Của Cuộc Khủng Hoảng ở
Kosovo Năm 1998 – 1999, Nghiên Cứu Châu Âu, Số 11 (2007).
14) Nguyễn Kim Lân, Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Cuộc Chiến
Tranh Nam Tư Năm 1999, Nghiên Cứu Châu Âu, Số 01, 2006.
15) Hoàng Khắc Nam, Kosovo – Sự Chất Chứa Của Lịch Sử,
Nghiên Cứu Châu Âu, Số 01, 2000.
16) An Mạnh Toàn, Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Nước Lớn
Trong Vấn Đề Kosovo Hiện Nay, Nghiên Cứu Châu Âu, Số 3, 1999.
17) Nguyễn Kim Lân, Kosovo – Châu Âu Trong Chiến Lược
Toàn Cầu Xuyên Thế Kỉ Của Mĩ, Nghiên Cứu Châu Âu, Số 3, 1999.
18) Bùi Hà Nam, Chính Sách Đối Ngoại Của Mĩ Đối Với Cuộc
Khủng Hoảng Kosovo Và Tác Động Đối Với Nga, Nghiên Cứu Châu Âu,
Số 02, 2003.
19) Đức Minh Hoài Phương, Từ Kosovo Và Montenegro Đến
Nam Ossetia Và Abkhazia Cùng Những Khu Vực Ly Khai Khác, Nghiên
Cứu Châu Âu, Số 9, 2008.
20) Tròn 10 Năm Cuộc Không Kích Của NATO Vào Nam Tư
Cũ: Vết Thương Không Bao Giờ Lành, An Ninh Thế Giới, Số 844, Ra
Ngày 01 - 4 - 2009.
21) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt, Quan Hệ Nga - Các
Nước Láng Giềng, Số 132, Ra Ngày 10 – 6 – 2004.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 119
22) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Tình Hình Bancăng,
Số 58, 15 – 3 – 2001.
23) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Montenegro: Tham
Vọng Và Nguy Cơ, Số 61, 19 – 3 – 2001.
24) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Vị Thế Milosevic
Ngày Càng Khó Khăn, Số 61, 19 – 3 – 2001
25) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Bancăng: Nóng
Bỏng Trở Lại, Số 64, 22 – 3 – 2001.
26) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Bancăng Trước
Nguy Cơ Chiến Tranh Lan Rộng, Số 68, 27 – 3 – 2001.
27) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Nam Tư: Cuộc Đấu
Tranh Giành Quyền Lực ở Nội Bộ DOS, Số 68, 27 – 3 – 2001
28) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Quan Điểm Của
Nato Vêè Vấn Đề Macedonia, Số 69, 28 – 3 – 2001
29) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Nam Tư; Xung
Quanhv Việc Bắt Giam Ông Milosevic, Số 77, 06 – 4 – 2001.
30) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Macedonia: Bên
Miệng Hố Chiến Tranh, Số 73, 02 – 4 – 2001.
31) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Tình Hình Khu Vực
Bancăng, Số 79, 09 – 4 – 2001.
32) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Cuộc Khủng Hoảng
Macedonia: Những Nguyên Nhân, Số 85, 16 – 4 – 2001.
33) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt,Nam Tư: Ran Nứt
Trong Nội Bộ DOS, Số 87, 18 – 4 -2001.
34) TTXVN, Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt, Montenegro Trước
Ngày Bầu Cử, Số 92, 24 – 4 – 2001.
Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang
Nam Tư (từ năm 1991 đến nay)
Trang 120
35) Website:
Vietnamplus.Vn ( Thông Tấn Xã Việt Nam)
Mofa.Gov.Vn ( Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
Tgvn.Com ( Báo Thế Giới Và Việt Nam, Cơ Quan Trực Thuộc Bộ
Ngoại Giao Việt Nam)
Vi.Wikipedia.Org ( Bách Khoa Toàn Thư Mở)
Vnexpress.Net ( Tin Nhanh Việt Nam)
Vietbao.Vn ( Trung Tâm Báo Chí Và Hợp Tác Truyền Thống
Quốc Tế CPI)
Thanhnien.Com.Vn ( Diễn Đàn Của Hội Liên Hiệp Thanh Niên
Việt Nam)
Dongautaivietnam.Com ( Sách “Đông Âu Tại Việt Nam”)
Voh.Vn.Com ( Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM)
Vitinfo.Vn ( Tin Việt Nam Và Quốc Tế)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phamtiendung.pdf