Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hòa Bình giai đoạn 1997-2001 và dự đoán năm 2002

Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh đó, buộc các doanh nghiệp phải tạo ra cho mình một chỗ đứng thích hợp và vững chắc. Điều này có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh sắc bén nhất, hiệu quả nhất. Để có một phương thức tiêu thụ đúng đắn, phải có cái nhìn thực tế, năng động sáng tạo trước sự biến đổi của các quan hệ kinh tế trên thị trường. Có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Qua tìm hiểu về tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty xi măng Hoà Bình có thể thấy rằng việc tiêu thụ là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò rất lớn trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho công ty. Nếu tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh và nhiều hơn, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Công tác tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Vì vậy công ty rất quan tâm đến công tác tiêu thụ và đã đạt được những thành công nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận bởi sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người tiêu dùng. Do đó xi măng của công ty đã chiếm ưu thế lớn trên thị trường và ngày một vững mạnh hơn.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hòa Bình giai đoạn 1997-2001 và dự đoán năm 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm j. : Mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j). 4. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn. 4.1. Phương pháp ngoại suy giản đơn 4.1.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân. Phương pháp dự đoán này có thể sử dụng khi các lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Ta đã biết lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức. Từ đó ta có mô hình dự đoán. Trong đó: yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân : Mức độ dự đoán của thời gian ( n+h ) h: Tầm xa dự đoán ( h = 1,2,3…) 4.1.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Ta đã biết tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức: Trong đó: y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên có mô hình dự đoán như sau: = yn x ( )h ( h = 1,2,…,n ) Dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm như trên ta có thể mở rộng cho những khoảng thời gian dưới một năm. Ví dụ cho các quý của từng năm khi đó ta có mô hình dự đoán sau đây: Trong đó: : Mức độ dự đoán quý i ( i = 1,2,3,4 ) của năm j : Tổng các mức độ của quý i S t = 1 + + 2 + ... + ( n-1) 4.2. Dự đoán dựa vào ngoại suy hàm xu thế. Phương pháp này dựa vào hàm hồi quy theo thời gian để dự đoán các mức độ của hiện tượng tương lai. Có thể chia làm 2 trường hợp. - Trường hợp 1: áp dụng khi đối tượng dự đoán phát triể trong thời kỳ quan sát chịu sự tác động của nhóm nhân tố xu thế và nhóm nhân tố ngẫu nhiên. Mô hình dự đoán: Sai số dự đoán: Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian ( t + h ) et : Thành phần ngẫu nhiên phản ánh ảnh hưởng các nhân tố ngoài mô hình Sp: sai số dự đoán. n. Số các mức độ trong dãy số. h. Tầm xa dự đoán trong dãy số (h=1,2,3...) Se: sai số chuẩn của mô hình được tính theo công thức: Với p là tham số dự đoán của mô hình. Khoảng dự đoán : Trong đó : t: là giá trị theo bảng tiêu chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin cậy (1-). - Trường hợp 2: áp dụng khi đối tượng dự đoán biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ngoài hai nhân tố trên còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác mang tính chất chu kỳ (hay có tính thời vụ) Mô hình dự đoán : Với Itv : Chỉ số thời vụ. Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hoà Bình giai đoạn 1997 á 2001 và dự đoán năm 2002 I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Một số nét cơ bản về sự hành thành và phát triển của công ty Xi măng Hoà Bình. 1.1. Tình hình chung Khu văn phòng Nhà máy xi măng Lương Sơn nằm trên Km 3 Quốc lộ 6A là toàn bộ khu đất rộng nằm trên địa bàn Bãi Lạng - Thị trấn Lương Sơn với tổng diện tích là 7.380 km2. Khu sản xuất cách văn phòng 1,5 km nằm trọn trên địa bàn xã Tân Vinh huyện Lương Sơn, gần nguồn nguyên liệu ( cách mỏ đá vôi 3 km, mỏ sét cách 4,5 km ) các tuyến đường dẫn ra mỏ đã có sẵn, giao thông đường bộ thuận lợi. Đã có tuyến điện 35 KV đi đến địa điểm xây dựng nhà máy. Nguồn nước ngọt suối Bùi gần ngay khu sản xuất, do nằm trọn trên khu đồi nên không bị ảnh hưởng ngập lụt. Dân cư thưa thớt nên không phức tạp trong giải quyết vệ sinh công nghiệp và giải phóng mặt bằng. Mặt bằng rộng nên thuận tiện cho yêu cầu mở rộng nhà máy. Căn cứ phương án điều chỉnh phát triển xi măng đến năm 2000 của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng chính phủ. Công văn số 848 BXD/KH ngày 14/7/1993 với tổng công xuất sản xuất xi măng đạt được 20 triệu tấn/năm vào năm 2000. Với phương án nêu trên tỉnh Hoà Bình có nguồn tài nguyên sản xuất xi măng phong phú nên việc đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Hoà Bình là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thị trường đang đòi hỏi tạo nên sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Được sáp nhập với Xí nghiệp cơ khí huyện Lương Sơn cũ, nhà máy xi măng Lương Sơn là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập. Mặt hàng sản xuất chính là Xi măng PCB 30 tiêu chuẩn quốc gia. Với công nghệ xi măng lò đứng công suất 88.000 tấn/năm được thành lập ngày 09/12/1994 theo Quyết định 742 QĐ/UB-XDCB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình và Quyết định số 80 QĐ/UB ngày 23/6/1995 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc đổi tên nhà máy xi măng Lương Sơn thành Công ty xi măng Hoà Bình. Công ty xi măng Hoà Bình là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo mẫu quy định thống nhất và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp gồm có: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc và tổ chức các đơn vị trực thuộc do Giám đốc Sở xây dựng Hoà Bình quy định. Cơ quan chủ quản của đơn vị là Sở Xây dựng Hoà Bình. Trụ sở giao dịch tại: Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Năm 1994 mới bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến 17/4/1995 khởi công xây dựng. Nguồn vốn được dầu tư xây dựng cơ bản công trình Nhà máy hoàn toàn là vốn vay. Quý IV năm 1996 công tác xây dựng cơ bản đoạn cuối dây chuyền sản xuất các khâu từ nghiền xi măng được hoàn thiện trước. Công ty bắt đầu từ việc mua Clinker của các đơn vị bạn bắt đầu công việc nghiền Clincer, phối phụ gia và có sản phẩm, giai đoạn này là giai đoạn sản xuất thử. Bắt đầu năm 1997 Công ty đi vào giai đoạn sản xuất chính thức, đưa dây chuyền vào sản xuất đồng bộ. Là đơn vị sản xuất kinh doanh, sản phẩm mới sản xuất ra là mặt hàng mới tiếp xúc với thị trường. Công việc là sản xuất sao cho sản phẩm tốt, đạt chất lượng đã khó đối với Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Còn công việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường bước đầu là vô cùng khó khăn đối với đội ngũ tiếp thị. Phải biết cách làm sao cho thị trường chấp nhận sản phẩm của đơn vị mình sản xuất ra, đảm bảo giữ vững hoặc điều chỉnh mức giá như thế nào để phù hợp với các mặt hàng cung chủng loại, cùng chất lượng mà các đơn vị bạn đang sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Trải qua một thời gian dài đầy những khó khăn, những nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý cùng tập thể công nhân viên đã có hiệu quả, công ty bước đầu đã đi vào sản xuất, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận, cán bộ công nhân viên đã có việc làm và thu nhập bước đầu giảm bớt khó khăn. Hiện tại công ty xi măng Hoà Bình được hoạt động theo phương thức kinh doanh XHCN. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản xuất kinh doanh, đảm bảo quay vòng vốn, làm ăn có lãi trong quá trình hoạt động. Khác với nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khác Công ty xi măng Hoà Bình là một đơn vị sinh ra gặp chồng chất những khó khăn. Đến tháng 9/1998 đơn vị có sự thay đổi cơ bản về bộ máy lãnh đạo nhằm củng cố lại qúa trình hoạt động của doanh nghiệp. Sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối đa nhất. Thời gian mới có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức, tưởng chừng như công việc của gần 300 con người trong doanh nghiệp bị đe doạ, tinh thần một số cán bộ không được ổn định, tài chính doanh nghiệp sa sút mất cân đối. Nhưng với sự chỉ đạo của bộ máy lãnh đạo mới, tinh thần công nhân dần được ổn định, sản xuất sản lượng nâng cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đời sống cán bộ công nhân viên bước đầu ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống. Để phù hợp với tình hình sản xuất của đơn vị Công ty xi măng Hoà Bình xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí ( chưa có tiền lương ) và đăng ký định mức lao động tính toán trên cơ sở định biên lao động tại các vị trí trong dây chuyền sản xuất, định biên lao động quản lý, phục vụ các bộ phận trong toàn công ty. Tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy tính đến 30/6/2001 là 286 người. Trong đó: + Nam: 273, Nữ: 49 + Trình độ đại học, cao đẳng: 22 người + Trình độ trung cấp: 26 người + 90 % lao động trực tiếp là công nhân kỹ thuật ( từ bậc 2 đến bậc 6 ) + Thu nhập bình quân 1 công nhân/tháng: 490.000 đồng 1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế doanh nghiệp đã đạt được trong bước đầu đi vào sản xuất. * Năm 1998: + Sản lượng : 35.000 tấn + Doanh thu: 18.455.000.000 đồng + Thuế GTGT: 1.845.000.000 đồng * Năm 1999: + Sản lượng : 45.000 tấn + Doanh thu: 23.727.000.000 đồng + Thuế GTGT: 2.372.000.000 đồng * Năm 2000 ( Quý I + quý II ): + Sản lượng : 23.000 tấn + Doanh thu: 12.128.000.000 đồng + Thuế GTGT: 1.212.000.000 đồng * Năm 2001: + Sản lượng : 46.000 tấn + Doanh thu: 24.255.000.000 đồng + Thuế GTGT: 2.425.000.000 đồng Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Tỷ lệ thực hiện kế hoạch (%) Kế hoạch Thực hiện 1. Sản lượng sản xuất Tấn 45.000 45.888 101.97 2. Doanh thu Tr.đ 25.650 26.615 103.76 3. Thu nhập bình quân đ/người 450.000 490.000 108.89 4. Nộp ngân sách ng.đ 1.708913 1.309.913 76.65 - Thuế môn bài ng.đ 850 850 100 - Thuế doanh thu ng.đ 1.900.000 1.500.000 78.95 - Thuế đất ng.đ 9.063 9.063 100 2. Đặc điểm chung về tổ chức công tác quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám đốc PGĐ phụ trách nội chính PGĐ phụ trách sản xuất Phòng tổ chức LĐTL Phòng hành chính, bảo vệ Phòng kế hoạch, cung tiêu Phòng kế toán tài vụ Phòng QLTB ATLĐ Phòng KINH Tế-ĐĐ hoá nghiệm Đội khai thác nhiên liệu PX điện PX cơ khí PX thành phẩm PX bán thành phẩm PX chuẩn bị liệu Các tổ SX Các tổ SX Các tổ SX Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của đơn vị 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý doanh nghiệp. * Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, là người quyết định cuối cùng về các vấn đề như: Công nghệ sản xuất, kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh, tài chính của đơn vị. Giao nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của 2 Phó giám đốc giúp việc và một số Phòng ban nghiệp vụ. * Phó Giám đốc phụ trách nội chính kiêm trưởng phòng TC-HC: Chỉ đạo giám sát chung khối văn phòng công ty về công tác tổ chức hành chính và trong việc thực hiện các nội quy, quy chế do đơn vị ban hành, phụ trách trực tiếp 2 phòng Tổ chức - lao động tiền lương và Hành chính - bảo vệ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công tác được giao phụ trách. * Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chỉ đạo công tác sản xuất của các phân xưởng, giám sát kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, quản lý lao động, chỉ đạo biện pháp an toàn lao độngcho con người và thiết bị, cân đối cho nhập vật tư nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng theo quy định K.C.S và khối lượng theo kế hoạch. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mình được giao phụ trách. * Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương: Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực Tổ chức, lao động, tiền lương. Nhiệm vụ: Ghi chép toàn bộ nội dung các cuộc họp giao ban được tham gia. Theo dõi, dự kiến việc sắp xếp nhân lực, lao động, cán bộ, nhân viên trong công ty theo chỉ đạo của công ty, giám đốc công ty. Lưu trữ, bảo quản, soạn thảo các Quyết định, các văn bản có liên quan đến chức năng của phòng. Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, các chế độ đối với người lao động, quy chế làm việc của công ty. Lưu trữ các hồ sơ về kỷ luật, khen thưởng, trích soạn thảo các quyết định và khen thưởng kỷ luật để Lãnh đạo công ty sau khi có biên bản kết luận của Hội đoòng khen thưởng kỷ luật của công ty. Báo cáo Giám đốc về việc xét nâng lương, thi nâng bậc lương của cán bộ công nhân viên. Chịu sự điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách nội chính. * Phòng Hành chính - Bảo vệ: Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực: Công tác hành chính - văn thư - tạp vụ, phục vụ đời sống: ăn ca, công tác y tế, vệ sinh môi trường, công tác bảo vệ an toàn và trật tự, dân quân tự vệ. Nhiệm vụ: Thực hiện các công việc như: Theo dõi, bảo quản, mua sắm các dụng cụ, đồ vật, đồ dùng… thuộc chức năng của phòng. Thực hiện nhiệm vụ phục vụ đời sống cơm ca cho cán bộ công nhân viên. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh. Thực hiện các quy định về bảo mật, lưu trữ, văn thư, giữ con dấu theo quy định của công ty. Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo sơ cứu kịp thời khi có tai nạn lao động xảy ra. Thực hiện tuần tra canh gác, kiểm tra hàng hoá, phương tiện ra vào nhà máy. Đảm bảo an ninh trật tự trong doanh nghiệp và khu vực đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh việc ghi chép theo dõi qua sổ giao ca bảo vệ. Chịu sự điều hành trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách nội chính. * Phòng Kế hoạch - Cung tiêu. Chức năng: Tham mưu, giúp việc giám đốc công ty trong việc thống kê và kế hoạch. Nhiệm vụ: Lập các kế hoạch trình Giám đốc công ty gồm: Các chiến lược về sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của doanh nghiệp cả dài hạn, ngắn hạn, hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Lập các kế hoạch cụ thể phục vụ kịp thời cho công tác sản xuất kinh doanh như sản xuất, vật tư, tiêu thụ sản phẩm, sửa chữa thay thế thiết bị. Lập báo cáo thống kê về kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ. Soạn thảo các loại văn bản, các hợp đồng kinh tế theo chỉ đạo của Giám đốc công ty. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của ngành và cấp trên theo yêu cầu. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong công ty sau khi được giám đốc phê duyệt. Thông báo kịp thời các bộ phận có liên quan đến kế hoạch điều chỉnh do Giám đốc công ty ra quyết định, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. * Phòng Kế toán - Tài vụ: Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý Tài chính, tiền tệ theo hệ thống kế toán Nhà nước quy định. Nhiệm vụ: Đảm bảo việc theo dõi, ghi chép trong sổ kế toán sạch sẽ, rõ ràng, chính xác, đầy đủ. Quản lý thu, chi theo dõi nghiệp vụ kế toán thống kê đúng theo quy định. Thực hiện đúng các quy định về chế độ thanh - quyết toán, phân tích xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời đề xuất biện pháp sử lý. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quỹ, két và các loại hoá đơn, chứng từ. Cung cấp đầy đủ số liệu kế toán, tài chính khi Giám đốc yêu cầu ( hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ). Tuyệt đối giữ bí mật về tài chính doanh nghiệp. Cấm tiết lộ bất kỳ hình thức nào khi chưa có lệnh của Giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về khâu hạch toán kế toán của đơn vị. * Phòng Quản lý thiết bị và an toàn lao động. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo công ty về công tác quản lý thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Nhiệm vụ: Chủ động lập các phương án, quy định, lịch trình về công tác quản lý, sửa chữa thiết bị về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh công nghiệp, môi trường. áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quản lý, sửa chữa thiết bị, chỉ đạo kịp thời, khắc phục nhanh chóng các sự cố về thiết bị. Theo dõi đôn đốc việc bảo dưỡng, bảo quản, vận hành đúng quy trình các loại thiết bị, xác nhận giờ làm việc của các thiết bị chính. Thực hiện về công tác an toàn lao động, cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Tổ chức, kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho phù hợp điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm chính công tác quản lý thiết bị, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp môi trường tròng phạm vi doanh nghiệp. * Phòng Kỹ thuật - Điều độ - Hoá nghiệm. Chức năng: Tham mưu, giúp việc lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực như: Kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng, điều hành phân phối chung các bộ phận trong khối sản xuất, chỉ đạo việc sắp xếp vật tư, nguyên liệu ở kho bãi. Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật, công nghệ sản xuấ xi măng bao gồm: + Đảm bảo tính công nghệ cao trong dây chuyền sản xuất. + Chất lượng xi măng luôn đạt tiêu chuẩn đăng ký: PCB30 + Không ngừng cải tiến kỹ thuật để đảm bảo chi phí cho phép. + Quản lý kỹ thuật, chất lượng chung tất cả các khâu trong hệ thống dây chuyền sản xuất của nhà máy, điều độ sản xuất đạt kế hoạch sản lượng. Chịu trách nhiệm chính về sự sắp xếp vị trí vật tư, nguyên liệu ở kho bãi, đảm bảo an toàn, hợp lý, ít hao hụt. Kết hợp chặt chẽ với phòng thí nghiệm - K.C.S nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác kỹ thuật công nghệ. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm nhập kho. * Đội khai thác nguyênvật liệu: Chức năng: quản lý 2 khu mỏ: Mỏ đá và mỏ sét, tổ chức khai thác vận chuyển và nhập kho nhà máy. Nhiệm vụ: Thực hiện công tác giám sát lao động có chuyên môn, nghề nghiệp khai thác đá, thực hiện nghiêm túc các quy định khai thác, nổ mìn. Chỉ đạo khai thác và vận chuyển đá theo quy định. Đảm bảođủ đá cho sản xuất xi măng theo kế hoạch, đá vận chuyển về nhà máy có chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật. Tổ chức khai thác vận chuyển sét về nhà máy an toàn, đủ, đúng kỹ thuật quy định. 2.2. Quy trình công nghệ và quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Dây chuyền sản xuất của công ty xi măng Hoà Bình là dây chuyền thiết bị đông bộ, công nghệ lò đứng nhập của Trung Quốc. Công tác tổ chức sản xuất của đơn vị được triển khai một cách quy mô dưới sự lãnh đạo điều hành trực tiếp của Phó giám đốc sản xuất. Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, than ngoài ra còn có các nguyên liệu, phụ gia khác như: Thạch cao, xỉ pyrýt, đá Bazan, quặng Apatit … Để sản xuất ra sản phẩm tới khâu đóng bao nhập kho thành phẩm phải trải qua nhiều khâu sản xuất được phân theo 3 phân xưởng sản xuất chính là: Phân xưởng chuẩn bị liệu, phân xưởng bán thành phẩm, phân xưởng thành phẩm. Ngoài ra phải kể đến những công việc không thể thiếu được khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất phải cần sự có mặt của 2 phân xưởng phụ trợ đó là: Phân xưởng cơ khí và phân xưởng điện. Quy trình sản xuất của dây chuyền xi măng lò đứng được thể hiện theo sơ đồ qua các công đoạn cụ thể ở các phân xưởng như sau: Trạm đập đá I Trạm đập đá II Trạm nghiền nguyên liệu Si lô nguyên liệu Lò nung clinker Si lô clinker Nhà nghiền xi măng Đóng bao Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất xi măng lò đứng * Phân xưởng chuẩn bị liệu: Là phân xưởng sản xuất trưc tiếp có quản đốc phân xưởng trực tiếp quản lý công nhân ở các tổ sản xuất thực hiện theo kế hoạch sản xuất được giao. Được vận hành từ khâu trạm đập đá I, trạm đạp đá II, các nhà nghiền nguyên liệu qua cân phối liệu theo tỷ lệ kỹ thuật quy định đưa vào si lô chứa ( Si lô nguyên liệu ). * Phân xưởng bán thành phẩm: Được tổ chức sản xuất như phân xưởng chuẩn bị liệu, vận hành từ lò nung và chuyển sang Silô clinhker, có quản đốc phân xưởng trực tiếp điều hành công việc của phân xưởng mình theo thực hiện chỉ đạo của các kỹ thuật viên điều độ. Rút liệu từ silô nguyên liệu vê viên truyền qua băng tải vào lò nung nguyên liệu được bán thành phẩm đó là clinker chuyển vào silô chứa ( Silô clinker ). * Phân xưởng thành phẩm: Là phân xưởng trực tiếp sản xuất ở giai đoạn cuối của dây chuyền, vận hành những công đoạn còn lại của dây chuyền. Phụ trách trực tiếp phân xưởng là quản đốc phân xưởng chỉ đạo các tổ sản xuất thực hiện kế hoạch được giao. Rút clinker từ silô clinker qua máy nghiền, đảo trộn phối phụ gia như thạch cao, sy pyrýt chuyển sang silô xi măng rời, tiến hành đóng bao ra sản phẩm và nhập kho. * Phân xưởng cơ khí: Là phân xưởng phụ trợ phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm ở 3 phân xưởng chính, sửa chữa hỏng hóc khi có sự cố xảy ravề phần cơ. Phụ trách trực tiếp phân xưởng này là quản đốc phân xưởng. Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của công ty được tổ chức sản xuất bố trí cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành đúng nghề, đúng việc nên sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xi măng PCB30 và được thị trường người tiêu dùng chấp nhận. 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu. Là đơn vị sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn bằng nguồn vốn vay, có tổng số vốn kinh doanh là: 56.007 triệu đồng. Trong đó: Vốn cố định: 53.107 triệu đồng Vốn lưu động: 2.900 triệu đồng Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị là: 47.188 m2 Trong đó: - Khu văn phòng của nhà máy là toàn bộ khu đất rộng nằm trên địa bàn Bãi Lạng - thị trấn Lương Sơn, với tổng diện tích 7.380 m2. Trên khu đất là những dãy nhà cấp IV được nâng cấp, sửa sang lại làm khu văn phòng và những dãy nhà ở cho cán bộ công nhân viên độc thân làm việc tại nhà máy. Đến nay được dùng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn tự có của đơn vị hiện tại khu văn phòng là một dãy nhà 3 tầng cao, thoáng mát được thiết kế theo kiểu nhà làm việc hiện nay, có khu tiền sảnh, đường đi và sân chơi trong những giờ nghỉ cho các cán bộ công nhân viên toàn khu văn phòng. - Khu sản xuất nằm trọn trên địa bàn xã Tân Vinh - huyện Lương Sơn với tổng diện tích là 39.3808 m2. Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản đến bước đầu của giai đoạn sản xuất, đơn vị gặp nhiều khó khăn từ công tác quản lý đến điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh nên hiện tại đơn vị vẫn chưa có số liệu quyết toán giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Số liệu giá trị tài sản cố định của đơn vị cụ thể: Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 + Giá trị TSCĐ ( tạm tính ): + Giá trị hao mòn ( tạm tính ): + Giá trị còn lại: + Giá trị TSCĐ ( tạm tính ): + Giá trị hao mòn ( tạm tính ): + Giá trị còn lại: + Giá trị TSCĐ ( tạm tính ): + Giá trị hao mòn ( tạm tính ): + Giá trị còn lại: +Giá trị TSCĐ : +GTHM: +GTCL: 51.026.661.864 đồng 300.000.000 đồng 50.726.661.864 đồng 51.255.380.000 đồng 3.576.000.000 đồng 47.679.380.000 đồng 47.679.380.000 đồng 3.576.000.000 đồng 44.103.380.000 đồng 44.103.380.000 đồng 3.758.000.000 đồng 40.345.380.000 đồng Ngoài ra đơn vị còn có 2 khu mỏ để khai thác nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xi măng. - Mỏ đá vôi: Tại mỏ đá Làng Rụt, Tân Vinh - Lương Sơn + Diện tích khu mỏ: 20.193 m2 + Trữ lượng được khai thác: 3.582.000 tấn + Công suất mỏ: 108.678 tấn/năm - Mỏ đá sét: Tại xóm Mỏ, xã Trường Sơn - Lương Sơn + Diện tích khu vực khai thác: 10.000 m2 + Trữ lượng được khai thác: 576.000 tấn + Công suất mỏ: 24.578 tấn/năm II. Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty xi măng Hoà Bình dựa trên một số phương pháp đã trình bày. 1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng, hoặc người mua chấp nhận trả. Khối lượng tiêu thụ được biểu hiện dưới hình thức hiện vật và giá trị. Quá trình phân tích tiêu thụ là phải xem xét khối lượng tiêu thụ mặt hàng, ở đây mặt hàng chính là xi măng bao PCB 30 và nghiên cứu mặt hàng này trong mối quan hệ với khâu sản xuất ( thu mua ) và hàng tồn kho. Để phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ta có tài liệu phân tích trong 2 năm gần đây nhất 2000 - 2001. Bảng 2: Tình hình tiêu thụ năm 2000 - 2001 Tên sản phẩm Tồn kho đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Giá thực tế kỳ gốc ( 1000 đ ) 2000 2001 2000 2001 2000 2001 2000 2001 Xi măng PCB30 782 61 38.107 46.000 38.828 45.888 61 173 580 1.1. Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng hiện vật. Hình thái hiện vật của sản phẩm tiêu thụ có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng hàng hoá tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích, nhưng hình thái này có nhược điểm là không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn công ty. Căn cứ tài liệu trên để đánh giá tình hình biến động về tiêu thụ xi măng PBC 30 như sau: Từ bảng 2 ta thấy công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2001 tăng so với năm 2000 là 7.060 tấn, tăng 18,8 %. Mặc dù mức dự trữ đầu kỳ không đảm bảo ( giảm 667 tấn ) nhưng do công ty đẩy mạnh xuất trong kỳ tăng 7.893 tấn hay 20,71%, nên không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong kỳ và dự kiến dự trữ cho tiêu thụ kỳ sau. Đây là biểu hiện tích cực, đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ và sản xuất tiêu thụ. Như vậy công ty cần phải tiếp tục duy trì tốt tình hình tiêu thụ, đảm bảo đạt kết quả cao nhất. 1.2. Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng giá trị Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ biểu hiện dưới hình thái giá trị hay giá trị các công việc dịch vụ cung cấp hoàn thành còn được gọi là tổng doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu tổng doanh thu được tính theo giá thực tế: Căn cứ vào bảng 2 ta có thể lập bảng sau: Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2001 so với năm 2000 Sản phẩm Lượng tiêu thụ trong kỳ (tấn) Giá thực tế kỳ gốc (1000 đ ) Doanh thu tiêu thụ So sánh năm 2001 với năm 2000 2000 2001 2000 2001 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 2 3 4=1x3 5=2x3 6=5-4 7=5/4.100 XM PCB 30 38.828 45.888 575 22.326.100 26.385.600 4.059.500 118,18 Như vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm trong năm 2001 tăng so với năm 2000 là 18,18 % ( tương ứng 4.059.500 ng.đ ). Điều đó cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, có thêm được nhiều bạn hàng mới và sản phẩm phù hợp với điều kiện của người tiêu dùng. Từ việc đánh giá trên có thể thấy rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là do những nguyên nhân sau: + Do hoàn thành kế hoạch sản xuất hoặc thu mua nên công ty đã cho sản phẩm tiêu thụ kịp thời. + Do sản phẩm tiêu thụ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia. + Do khâu dự trữ đảm bảo, hoặc sản xuất thu mua kịp thời theo hợp đồng. 2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình tiêu thụ ta phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Ta phân tích tốc độ tiêu thụ sản phẩm của năm 2001 Bảng 4: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của năm 2001 Chỉ tiêu Tên sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Hệ số tiêu thụ sản phẩm ( HT ) A 1 2 3 = 2/1 Xi măng PCB 30 46.107 45.888 0,998 Nhìn vào bảng 4 thì sản phẩm xi măng có HT ằ 1 điều này phản ánh trong kỳ chưa tiêu thụ hết sản phẩm hoàn thành và làm tăng sản phẩm tồn kho của công ty, điều này chứng minh ở bảng 5. Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tồn kho năm 2001 Chỉ tiêu Tên sản phẩm Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ Khối lượng sản phẩm sx trong kỳ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ Biến động so với đầu kỳ Tương đối Tuyệt đối A 1 2 3 4=1+2-3 5=4/1*100 6=4-1 Xi măng PCB 30 61 46.000 45.888 173 283,607 112 Nhìn vào bảng 5 ta thấy sự biến động của khối lượng sản phẩm tồn kho của sản phẩm xi măng tiêu thụ cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể như: sản phẩm xi măng tăng 183,607% tương ứng 112 tấn. Vậy trong năm 2001 sản phẩm xi măng của công ty không những không tiêu thụ hết sản phẩm hoành thành trong kỳ mà còn làm tăng khối lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ. Công ty cần lập ra kế hoạch cụ thể để sản xuất và tiêu thụ phù hợp với yêu cầu tiêu dùng. Cần nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất. Qua phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở trên, nhìn chung công tác tiêu thụ của công ty diễn ra thuận lợi. Tuy trong năm 2001 chưa tiêu thụ hết sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhưng nó ảnh hưởng rất ít đến quá trình sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ tốt tạo ra sự thuận lợi cho việc cung ứng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên công ty cần phải tăng cường công tác tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm ra thị trường rộng hơn để đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng. Từ đó tăng doanh thu tiêu thụ và đẩy nhanh vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh. 3. Phân tích hoàn thành kế hoạch doanh thu tiêu thụ năm 2001. Bảng 6: Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 Tên sản phẩm Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( tấn ) Giá bán đơn vị sảnn phẩm ( 1000 đ ) Doanh thu ( 1000 đồng) Xi măng PCB 30 Kế hoạch qo Thực tế q1 Kế hoạch po Thực tế p1 Kế hoạch p0q0 Thực tế p1q1 Kế hoạch tính theo q1 p0.q1 45.000 45.888 570 580 25.650.000 26.615.040 26.156.160 Ta có hệ thống chỉ số sau: IG = Ip x Iq Thay số liệu từ bảng 6 vào công thức trên ta có: 1,0376 = 1,0175 x 1,0197 Hay: 103,76% = 101,75% x 101,97% Lượng tăng giảm tuyệt đối: (26.615.040-25.650.000)=(26.615.040-26.156.160)+(26.156.160-25.650.000) 965.040 ng.đ = 458.880 ng.đ + 506.160 ng.đ Nhận xét: Kết quả tính cho thấy: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm vượt kế hoặch 3,76 % tương ứng với 965.040 ng.đ do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do giá bán sản phẩm tăng 10.000 đ/tấn làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 1,75% ( tương ứng với 458.880 ng.đ ). + Do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 888 tấn làm doanh thu tăng 1,97% (tương ứng với 506.160 ng.đ ). Như vậy, trong năm 2001 doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch doanh thu tiêu thụ. Nguyên nhân làm cho doanh thu tiêu thụ tăng là do sự tăng của giá cả. Do sự thay đổi công nghệ sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.Mặt khác do nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công ty tăng. 4. Phân tích biến động của doanh thu tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000 ảnh hưởng bởi các nhân tố: + Giá bán sản phẩm. + Khối lượng và kết cấu sản phẩm. Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ năm 2000 và năm 2001 Tên sản phẩm Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ( tấn ) Giá bán đơn vị sản phẩm ( 1000 đ ) Doanh thu ( 1000 đồng) Xi măng PCB 30 2000 qo 2001 q1 2000 po 2001 p1 2000 p0qo 2001 p1q1 năm 2000 tính theo q1 p0.q1 38.828 45.888 575 580 22.326.100 26.615.040 26.385.600 Ta có hệ thống chỉ số sau: IG = IP x Iq Thay số liệu từ bảng 7 vào công thức trên ta có: 1,1921 = 1,0088 x 1,1818 Hay: 119,21% = 100,88% x 118,18% Lượng tăng tuyệt đối: (26.615.040-22.326.100)=(26.615.040 - 26.385.600) +(26.385.600 - 22.326.100) 4.288.940 ng.đ = 229.440 ng.đ + 4.059.500 ng.đ Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng 19,21% (tương ứng với 4.288.940 ng.đ ) do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do giá bán sản phẩm tăng 5.000 đ/tấn làm doanh thu tăng 0,88% (tương ứng với 299.440 ng.đ). + Do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 7.060 tấn làm doanh thu tăng18,18% (tương ứng với 4.059.500 ng.đ). Doanh thu phần lớn tăng là do sự tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Đây là một biểu hiện tốt cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và chứng tỏ tình hình tiêu thụ của công ty rất tốt. 5. Phân tích biến động qua thời gian về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian về tình hình tiêu thụ sản phẩm ta tính các chỉ tiêu sau: Bảng 8: Lượng tiêu thụ sản phẩm năm 1997 - 2001 Năm Lượng sản phẩm tiêu thụ ( tấn ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (tấn) Tốc độ phát triển định gốc (%) Tốc độ tăng (giảm) định gốc (%) 1997 20.743 - - - - - - 1998 25.516 4.773 123,01 23,01 4.773 123,01 23,01 1999 26.632 1.116 104,37 4,37 5.889 128,39 28,39 2000 38.828 12.196 145,79 45,79 18.085 187,19 87,19 2001 45.888 7.060 118,18 18,18 25.145 221,22 121,22 Tổng 157.607 Việc tính các chỉ tiêu trên ta sử dụng một số công thức sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: di = yi - yi-1 ( i = 2, 3,…, n ) Từ bảng 8, ta có: d2 = y2 - y1 = 25.156 - 20.743 = 4.773 tấn + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Di = yi - y1 ( i = 2,3,…,n) Từ bảng 8 ta có: D2 = y2 - y1 = 25.516 - 20.743 = 4.773 tấn D3 = y3 - y1 = 26.632 - 20.743 = 5.889 tấn * Tốc độ phát triển. + Tốc độ phát triển liên hoàn: ( i = 2,3,…,n) Từ bảng 8 ta có: ... vv ... + Tốc độ phát triển định gốc: ( i = 2,3,…,n) Từ bảng 8 ta có: ... vv ... * Tốc độ tăng (giảm) + Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. ai = ti% - 100 Từ bảng 8 ta có: a2 = t2 - 100 = 123,01 - 100 = 23,01 % + Tốc độ tăng (giảm) định gốc Ai = Ti(%) - 100 Từ bảng 8 ta có: A2 = T2 - 100 = 128,39 - 100 = 28,39 % - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( hoặc giảm ) ( i = 2,3,…,n ) Theo các kết quả đã tính ở trên, ta có: (tấn) Nghĩa là cứ 1% tăng lên của sản lượng tiêu thụ năm 1998 so với năm 1997 thì tương ứng về số tuyệt đối là 207,43 tấn. Để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng của doanh nghiệp rõ hơn ta tính các chỉ tiêu bình quân sau: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm bình quân năm: ( i = 1,2,…,n) Từ bảng 8 ta có: ( tấn/năm ) Tức là từ năm 1997 á 2001 sản lượng tiêu thụ của công ty trung bình năm là 31.521,4 tấn. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân = 6.286,25 ( tấn/năm ) - Tốc độ phát triển bình quân năm: = 1,2195 lần hay 121,95 % - Tốc độ tăng (giảm) trung bình: Theo kết quả đã tính ở trên ta có: = 121,95% - 100 = 21,95 % Tức là trong thời gian 1997 á 2001 sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng trung bình hàng năm là 21,95 %. Từ các kết quả tính được ở trên ta thấy tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty có xu hướng tăng nhưng không đều, cụ thể: Năm 2000 so với năm 1999 có sự tăng nhanh về sản lượng tiêu thụ, tức là tăng 12.196 tấn. Từ đó ta có thể thấy tình hình tiêu thụ là rất tốt, công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 6. Phân tích xu hướng biến động cơ bản về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Việc xác định xu hướng biến động về tình hình tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Vì vậy, khi sử dụng các phương pháp thích hợp, trong một chừng mực nhất định, loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động tình hình tiêu thụ sản phẩm. 6.1. Phân tích xu hướng biến động của lượng sản phẩm tiêu thụ theo hàm xu thế Để nghiên cứu xu hướng biến động biến động của lượng sản phẩm tiêu thụ ta dựa vào một số hàm cụ thể sau: Hàm tuyến tính : a0+a1.t Hàm parabol: a0+a1.t +a2t2 Hàm bậc ba: a0+a1.t +a2t2+a3.t3 Dựa rên cơ sở số liệu về lượng ssản phẩm tiêu thụ trong giai đoạn 1997-2001,ta có thể mô tả xu thế phát triển bằng cá dạng hàm trên bằng kết quả tính toán sau: Dạng hàm Hàm tuyến tính Hàm parabol Hàm bậc ba Tỷ số tương quan 0,9633 0,9839 0,9831 Sai số mô hình 3235,69 2636,83 3699,59 Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy hàm Parabolcó tỷ số tương quan lớn nhất và sai số mô hình nhỏ nhất. Như vậy hàm Parabol phản ánh đúng nhất tình hình biến động thực tế của lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Đây là hàm cho kết quả chính xác nhất về lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty xi măng Hoà Bình. 6.2. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Sự biến động của tình hình tiêu thụ xi măng thường có tính thời vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ( thời tiết, khí hậu … ) . Vì vậy làm cho hoạt động của công ty khi thì căng thẳng, khẩn trương, lúc thì nhàn rỗi thu hẹp lại. Bảng 9: Tình hình tiêu thụ xi măng theo tháng của công ty xi măng Hoà Bình qua các năm 1997 á 2001 Năm (i) Tháng(j) Lượng sản phẩm tiêu thụ ( tấn ) 1997 1998 1999 2000 2001 1 1.203 1.552 2.807 3.678 2.777 2.404 95,51 2 1.300 1.551 1.338 2.293 2.569 1.810 68,89 3 1.678 2.400 2.905 3.788 3.460 2.846 108,34 4 2.018 2.431 2.847 7.128 4.218 3.128 119,07 5 1.735 2.263 2.447 3.839 3.314 2.720 103,54 6 1.520 1.227 1.256 2.034 2.190 1.645 62,62 7 1.678 2.086 1.686 2.275 2.461 2.037 77,54 8 1.724 2.101 1.660 2.525 3.289 2.260 86,03 9 1.550 1.478 1.761 2.363 2.907 2.012 76,59 10 1.965 1.894 1.796 2.928 4.738 2.664 101,42 11 2.105 3.053 2.738 3.366 7.588 3.779 143,85 12 2.267 3.480 3.346 5.611 6.377 4.216 160,49 Tổng 20.743 25.516 26.632 38.828 45.888 2.627 Từ bảng 9 ta tính sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng: ( i = 1,2,3…,12 ) Tháng 1: ( tấn ) Tháng 2: ( tấn ) …vv… Tháng 12: ( tấn ) Tiếp đến ta tính các chỉ số thời vụ theo công thức: vv… Kết quả thu được trình bày ở cột cuối cùng của bảng 12. Từ các chỉ số thời vụ đó cho thấy lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều vào các tháng 3,4,5,10,11,12 ( cao nhất là tháng 12 ). Thể hiện tình hình tiêu thụ của công ty mang tính chất căng thẳng, khẩn trương. Điều này thể hiện rõ tính chất thời vụ của sản phẩm xi măng. Vào những thời điểm này nhu cầu của người tiêu dùng tăng nhanh do phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết. Từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Với tháng 6 có chỉ số thời vụ thấp nhất thể hiện tình hình tiêu thụ bị thu hẹp lại. Nguyên nhân chính là do mùa mưa thì nhu cầu của người tiêu dùng bị giảm xuống. III. Dự đoán tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hoà Bình năm 2002. Biến động sản lượng tiêu thụ qua các năm của dãy số thời gian diễn ra không đồng đều. Do đó khi dự đoán dựa vào dẫy số thời gian thì lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn và tốc độ phát triển liên hoàn không xấp xỉ bằng nhau do vậy kết quả dự đoán sẽ không chính xác. Vì thế ta sử dụng phương pháp ngoại suy hàm xu thế để dự đoán sẽ cho kết quả chính xác nhất. 1. Dự đoán lượng sản phẩm tiêu thụ dựa vào phương pháp hàm xu thế. Sự biến động của sản lượng tiêu thụ giai đoạn 1999 - 2001 đã phân tích được biểu hiện dưới dạng hàm Parabol sau: Ta có mô hình dự đoán sau: Dự đoán sản lượng tiêu thụ năm 2002 có h = 1. = 20267,8 - 348,66 x 6 + 1118,34 x 36 = 58.436,08 tấn Khoảng dự đoán: yn + h ± ta . SP Ta có xác suất tin cậy là 0,95, n - 2 bậc tự do (với n = 5), ta là giá trị tra bảng T - Student ta có ta = 2,35. áp dụng công thức: Với: Se = 2636,83 SP = 2636,83 x = 3821,13 Vậy sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoà Bình năm 2002 được dự đoán nằm trong khoảng sau: 58436,08 - 2,35 x 3821,13 < sản lượng tiêu thụ < 58436,08 + 2,35 x 3821,13 Hay: 49456 (tấn) < sản lượng tiêu thụ < 67418 (tấn) 2. Dự đoán lượng sản phẩm theo tháng. Thông qua chỉ số thời vụ bảng 9 ta dự đoán sản lượng tiêu thụ của các tháng trong năm 2002 theo công thức: : Lượng sản phẩm tiêu thụ. : Lượng tiêu thụ năm dự đoán. Ii: Chỉ số thời vụ Ta có lượng sản phẩn tiêu thụ dự đoán: = 58.436,08 tấn Dựa vào công thức ta tính được bảng số liệu lượng sản phẩm tiêu thụ dự đoán các tháng năm 2002 như sau: Bảng 13: Lượng sản phẩm tiêu thụ dự đoán các tháng năm 2002 Tháng Chỉ số thời vụ (Ii) (lần) Lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 0,9551 4651 0,6889 3354,7 1,0834 5275,8 1,1907 5798,3 1,0354 5042,1 0,6262 3049,4 0,7754 3775,9 0,8603 4189,4 0,7659 3729,7 1,0142 4938,8 1,4385 7005 1,6049 7815,3 Tổng 558625,4 Ta có khoảng dự đoán cho các tháng năm 2002: : Giá trị cận dưới của lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2002. : Giá trị cận trên của lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2002. Bảng 14: Dự đoán lượng sản phẩm tiêu thụ theo khoảng của các tháng năm 2002 Tháng Chỉ số thời vụ (Ii) (lần) Lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) Giá trị cận dưới Giá trị cận trên 0,9551 3936,28 5365,91 0,6889 2839,19 3870,36 1,0834 4465,05 6086,72 1,1907 4907,27 6689,56 1,0354 4267,23 5817,05 0,6262 2580,78 3518,09 0,7754 3195,68 4356,33 0,8603 3545,58 4833,31 0,7659 3156,53 4302,95 1,0142 4179,86 5697,94 1,4385 5928,6 8081,73 1,6049 6614,33 9016,59 Tổng 49619,28 67636,54 IV. Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hoà Bình. 1. Những thành tựu và tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty. 1.1. Những thành tựu. Công ty xi măng Hoà Bình là doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể sau: - Công ty đã duy trì được sản xuất phát triển, chất lượng sản phẩm ổn định có uy tín với người tiêu dùng và được thị trường chấp nhận. - Giải quyết đầy đủ việc làm cho gần 300 cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng các chế độ chính sách cho người lao động. Đảm bảo trả lương đúng thời hạn. Lương bình quân đạt 490.000 đồng /người/ tháng. - Đã lựa chọn công nghệ phù hợp với bản chất nguyên liệu đặc thù xi măng Lương Sơn. Sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc gia, có uy tín với thị trường, đưa xi măng Lương Sơn vào giai đoạn mới - giai đoạn sản xuất chất lượng ổn định, tiêu thụ tốt, được thị trường chấp nhận. - Công ty đã xây dựng được lực lượng cán bộ quản lý biết làm, biết hạch toán, chủ động điều hành sản xuất. Đội ngũ công nhân vận hành đã hiểu và chủ động điều khiển thao tác tốt từng vị trí của công nghệ với tác phong nề nếp công nghiệp làm chủ đựoc thiết bị và công nghệ sản xuất. - Công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm có kinh nghiệm trong kinh doanh bán hàng, nắm chắc thị trường từng vùng để điều chỉnh hàng hoá, giá cả sao cho phù hợp. Như vậy thị trường tiêu thụ xi măng của đơn vị tại các khu vực là: Hà Tây, tỉnh Hoà Bình, Thành phố Hà Nội, các tỉnh khác và các công trình xây dựng. Trong đó tại thị trường tiêu thụ tỉnh Hà Tây chiếm lớn nhất. 1.2. Những tồn tại Công ty xi măng Hoà Bình đã đạt được những thành công nhất đinh song vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: Trong 2 năm 1997 á 1998 là giai đoạn khó khăn nhất, vốn không có, nợ chồng chất, đầu tư thiếu ( mỏ đá ), nguyên liệu chủ yếu lại bị động, thuê đối tác nước ngoài khai thác không đủ nguyên liệu cho sản xuất. Trong quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm chưa ổn định, thiết bị không đồng bộ. Đặc biệt thiết bị tự động hoá thiếu nhiều chi tiết quan trọng, sản xuất đều là phương pháp thủ công cảm tính do vậy năng xuất không cao, chỉ đạt từ 1.500 á 2000 tấn /tháng. Trình độ công nhân mới được đào tạo 3 tháng nên chưa làm quen với thiết bị và công nghệ, cán bộ kỹ thuật quá ít. Hàng sản xuất ra còn để khách hàng chiếm dụng quá lớn không thu hồi vốn về được, công tác quản lý lỏng lẻo để cho một số cán bộ, khách hàng lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Năm 1999 công ty lại gặp những khó khăn chồng chất. - Nợ quá lớn bằng ngoại tệ nên trượt giá cao, lãi xuất ngày càng một tăng chỉ tính riêng lãi xuất năm 1999 đã lên tới 20 tỷ đồng. - Số khách hàng còn nợ chiếm dụng vốn trên 3 tỷ đồng từ năm 1997 đến năm 1999 làm số nợ lãi xuất càng tăng. - Năng xuất chưa nâng lên vì thiếu thiết bị, không đồng bộ và chưa được cải tạo. Năm 1999 mưa nhiều kéo dài làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đến năm 2001 Nhà máy hoạt động sản xuất bình thường, dần khắc phục được những khó khăn. Nhưng vẫn chưa giải quyết được tồn tại như số khách hàng nợ qua nhiều. Điều này ảnh hưởng đến vòng quay của vốn trong qúa trình sản xuất kinh doanh. 2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Công ty xi măng Hoà Bình đã và đang từng bước tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển chung của ngành xi măng. Những mục tiêu chính của công ty trong các thời kỳ kế hoạch như sau: - Giữ vai trò chủ đạo và thị phần cung cấp xi măng của công ty trong ngành sản xuất và phân phối xi măng từng vùng. - Tiếp tục đầu tư chiều sâu lẫn chiều rộng, cải tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đẩy nhanh tốc độ sản xuất đạt hiệu quả cao. - Nghiên cứu tình hình cung cầu xi măng trong cả nước và khu vực , chủ động điều tiết cung - cầu và có kế hoạch đầu tư trang thiết bị hiện đại và có công suất lớn. - Hoàn chỉnh mạng lưới tiêu thụ và ưu tiên dành tỷ lệ thích hợp vốn đầu tư để sớm hình thành mạng lưới các khu vực tiếp nhận có nhu cầu lớn. Trong sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với công ty xi măng Hoà Bình việc hạ giá thành sản phẩm xi măng là điều kiện quan trọng mang tính chất chiến lược cho công ty mở rộng thị phần tiêu thụ, có chỗ đứng và phát triển trên thị trường, biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty là: + Nâng cao năng suất thiết bị phù hợp với công suất thiết kế, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, các định mức tiêu hao ( vật tư nhiên liệu ) đảm bảo sản xuất an toàn hiệu quả. + Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, rút ngắn vòng quay của vốn. + Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao một bước công tác quản lý và điều hành. Các bộ phận quản lý nghiệp vụ được sắp xếp gọn nhẹ có hiệu lực. Từng bứoc bồi dưỡng thêm kiến thức, nghiệp vụ kỹ thuật cho các mặt công tác từ nghiệp vụ kế hoạch - lao động đến Tài chính và công tác quản lý điều hành ở các cấp phân xưởng. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ là quá trình hoạt động của doanh nghiệp làm cho sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường. Điều đó có nghĩa là làm cho người tiêu dùng tự nguyện chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề cốt lõi không phải là người tiêu dùng chấp nhận một lần mà nhiều lần, không phải là nhất thời mà mãi mãi. Vì vậy công ty xi măng Hoà Bình rất chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tiêu thụ công ty đã có rất nhiều thuận lợi như: + sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ nhanh do chất lượng sản phẩm đảm bảo, đạt tiêu chuẩn quốc gia nên có uy tín với khách hàng trên thị trường. + Việc định ra một mức giá phù hợp với điều kiện từng vùng là rất quan trọng. Do đó công ty đã đặt ra mức giá đảm bảo cho mọi người khách hàng có đủ khả năng thanh toán, chi trả. + Xây dựng một đội ngũ tiếp thị: Hướng dẫn, đào tạocán bộ tiếp thị nhạy cảm, nắm chắc thị trường, có năng lực trong quản lý kinh doanh, xây dựng hệ thống sổ sách cho các đại lý để tiêu thụ và thu hồi công nợ. Do việc tổ chức tốt công tác Marketing nên đã tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Với những thuận lợi trên, công tác tiêu thụ sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn như: Khác hàng mua sản phẩm vẫn nợ nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, gây ra ứ đọng vốn. Vào những thời điểm mưa nhiều cũng làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ lại, dẫn đến mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm với bao bì, mẫu mã khác nhau nên để có uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận là rất khó khăn. 4. Một số kiến nghị và giải pháp. * Tăng cường tiếp thị và bổ sung cho bộ phận Marketing. Sản xuất phải đi theo yêu cầu của thị trường. Đây là yếu tố đảm bảo thành công của mỗi doanh nghiệp. Để mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu rõ về thị trường mới và nắm bắt được nhu cầu ở đó. Như vậy mới có thể lập các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm và sản xuất một cách hợp lý đúng đắn. Nhưng muốn có đựoc điều này, công ty phải tăng cường tiếp cận với khách hàng. Trên cơ sở phân tích tình hình đưa ra quyết định đúng đắn về thị trường sản xuất để đạt được lợi nhuận tối đa. * Tăng năng suất lao động và sản lượng sản xuất. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường công ty cần phải tăng cường sản xuất sản phẩm kể cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện được điều này công ty phải: - Đầu tư trang thiết bị thêm máy móc sản xuất phối hợp với các đơn vị gia công sản xuất những chi tiết phụ của sản phẩm để rút ngắn thời gian sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm cần thiết. - Trong những trường hợp cần thiết, công ty có thể tổ chức làm thêm giờ, làm thêm ca và có những khuyến khích vật chất thích đáng cho người lao động. * Đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đề cao ý thức tự giác, kỹ thuật lao động, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia nhằm giảm bớt những sai hỏng, nâng cao tiến độ sản xuất và năng xuất lao động. * Khuyến khích sáng kiến cải tiến trong lao động sản xuất và lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong công ty. + Không ngừng quảng cáo sản phẩm, bằng mọi cách đưa những thông tin chính xác về sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Sản phẩm phải chiếm ưu thế trên thị trường cạnh tranh, tạo cho khách hàng mọi điều kiện thuận lợi khi muốn mua sản phẩm của công ty. + Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn thành tốt thì cần phải củng cố bộ máy quản lý kiện toàn công tác tổ chức, chủ động sản xuất kinh doanh. Sắp xếp lực lượng cán bộ quản lý phù hợp với khả năng, đúng người đúng việc. Kết luận Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh đó, buộc các doanh nghiệp phải tạo ra cho mình một chỗ đứng thích hợp và vững chắc. Điều này có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh sắc bén nhất, hiệu quả nhất. Để có một phương thức tiêu thụ đúng đắn, phải có cái nhìn thực tế, năng động sáng tạo trước sự biến đổi của các quan hệ kinh tế trên thị trường. Có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Qua tìm hiểu về tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty xi măng Hoà Bình có thể thấy rằng việc tiêu thụ là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò rất lớn trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho công ty. Nếu tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh và nhiều hơn, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Công tác tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Vì vậy công ty rất quan tâm đến công tác tiêu thụ và đã đạt được những thành công nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận bởi sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người tiêu dùng. Do đó xi măng của công ty đã chiếm ưu thế lớn trên thị trường và ngày một vững mạnh hơn. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty xi măng Hoà Bình, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các cán bộ, nhân viên phòng Kế hoạch của công ty cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Công Nhự, đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình thống kê doanh nghiệp. 2. Giáo trình thống kê kinh tế 3. Giáo trình lý thuyết thống kê 4. Phân tích và dự đoán sản lượng công nghiệp 5. Phân tích hoạt động kinh doanh 6. Định giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 7. Giáo trình Marketing căn bản 8. Kế toán tài chính trong doanh nghiệp 9. Một số sách báo và tạp chí thống kê Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29771.doc
Tài liệu liên quan