I.Đặt vấn đề
Hơn hai thế kỷ trước, khoa học đã đạt được thành tựu to lớn trong việc chiến đấu lại bệnh dịch lây lan nhưng những “cuộc chiến” lớn nhất có thể vẫn đang tiếp diễn. Bởi, ngày nay, với sự phát triển của giao thông đường không, những căn bệnh dễ lây lan càng ngày càng lan rộng nhanh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn đã có khả năng kháng kháng sinh. Những “kẻ thù truyền kiếp” như bệnh bại liệt vẫn chưa triệt tiêu hoàn toàn. Mặt khác, một số bệnh sau chữa trị vẫn có khả năng tái phát, với mức độ trầm trọng hơn. Những bệnh dịch mới đang xuất hiện với tỷ lệ hàng năm cao chưa từng có.
Trong lịch sử, nhân loại đã gặp nhiều thách thức từ sự bùng nổ bệnh dịch truyền nhiễm và con người cũng đã sử dụng nhiều phương cách để chống lại bệnh dịch. Dưới đây là một số cách:
Cách ly người ốm với người bình thường là một cách tiếp cận để kiểm soát bệnh dịch từ xưa, đặc biệt là bệnh phong. Thực tiễn này được biết đến rộng rãi như một “luật kiểm dịch” vào cuối thế kỷ 14, khi con người đến các bến cảng từ những vùng lây nhiễm bệnh và phải cách ly ít nhất 40 ngày. “Luật kiểm dịch” trở nên phổ biến trong những thế kỷ tiếp sau đó, mặc dù nó đã được chứng minh là không hoàn toàn hiệu quả.
Trong thời kỳ dịch tả ở London vào giữa thế kỷ 19, John Snow - một bác sỹ người Anh đã phát hiện ra rằng bệnh tả có thể lây lan qua nguồn nước ô nhiễm. Phát hiện này của ông đã dẫn tới sáng kiến vệ sinh nguồn nước ở các nước công nghiệp, những nơi này đã giảm đáng kể nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, bệnh tả vẫn đang còn là một mối đe doạ lớn tới sức khoẻ của những nước đang phát triển - nơi khan hiếm nguồn nước sạch
Mục lục
I.Đặt vấn đề1
II.Nội dung6
1.Lược sử nghiên cứu virus6
2.giới thiệu về họ paramyxoviridae8
2.1 cấu tạo chung8
2.2 Một số bệnh do Paramyxovirus gây ra10
2.2.1 Bệnh sởi10
2.2.1.1 Bệnh sởi:10
2.2.1.2 virus sởi10
2.2.1.3 Quá trình nhân lên13
2.2.1.4 Sinh bệnh học và bệnh học15
2.2.1.5 Lâm sàng16
2.2.1.6 Miễn dịch18
2.2.1.7 Chẩn đoán phòng thí nghiệm18
2.2.1.8 Điều trị và phòng ngừa20
2.2.2. bệnh quai bị20
2.2.2.1 virus quai bị20
2.2.2.2:Chuẩn đoán phòng thí nghiệm22
2.2.2.3 Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị22
2.2.2.4 Sự lây truyền bệnh quai bị23
2.2.2.6 Ðiều trị25
2.2.2.7 Phòng bệnh25
2.2.3 Bệnh Á cúm25
2.2.3.1 Virut á cúm(26
2.2.3.2 . Quá trình nhân lên26
2.2.3.3 Triệu chứng lâm sàng27
2.2.3.4 Chuẩn đoán phòng thí nghiệm27
2.2.3.5 Phòng, chống27
2.2.4 Virut hợp bào hô hấp28
2.2.4.1 Virut hợp bào hô hấp 28
2.2.4.2 Mô tả virut28
2.2.4.4 Điều trị và phòng bệnh29
2.2.5 Bệnh newcasstle30
2.2.5.1 Bệnh newcasstle 30
2.2.5.2 Chuẩn đoán30
2.2.5.3 Biện pháp phòng, chống30
2.2.6 Viêm não do virus Nipal30
2.2.7 . Bệnh liệt, ngoẹo cổ chim bồ câu do Paramyxovirus.31
2.2.7.1 Khái niệm bệnh
2.2.7.2 Triệu chứng bệnh
2.2.7.3 Phòng bệnh
III. Kết luận32
LUẬN VĂN VIRUS PARAMYXO
35 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Virus paramyxo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
Môn :virus học
VIRUS PARAMYXO
Nhóm sinh viên:
Trần Đức Tài
Đào Duy Sơn
Cấn Văn Hùng
Đặt vấn đề
Hơn hai thế kỷ trước, khoa học đã đạt được thành tựu to lớn trong việc chiến đấu lại bệnh dịch lây lan nhưng những “cuộc chiến” lớn nhất có thể vẫn đang tiếp diễn. Bởi, ngày nay, với sự phát triển của giao thông đường không, những căn bệnh dễ lây lan càng ngày càng lan rộng nhanh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn đã có khả năng kháng kháng sinh. Những “kẻ thù truyền kiếp” như bệnh bại liệt vẫn chưa triệt tiêu hoàn toàn. Mặt khác, một số bệnh sau chữa trị vẫn có khả năng tái phát, với mức độ trầm trọng hơn. Những bệnh dịch mới đang xuất hiện với tỷ lệ hàng năm cao chưa từng có.
Trong lịch sử, nhân loại đã gặp nhiều thách thức từ sự bùng nổ bệnh dịch truyền nhiễm và con người cũng đã sử dụng nhiều phương cách để chống lại bệnh dịch. Dưới đây là một số cách:
Cách ly người ốm với người bình thường là một cách tiếp cận để kiểm soát bệnh dịch từ xưa, đặc biệt là bệnh phong. Thực tiễn này được biết đến rộng rãi như một “luật kiểm dịch” vào cuối thế kỷ 14, khi con người đến các bến cảng từ những vùng lây nhiễm bệnh và phải cách ly ít nhất 40 ngày. “Luật kiểm dịch” trở nên phổ biến trong những thế kỷ tiếp sau đó, mặc dù nó đã được chứng minh là không hoàn toàn hiệu quả.
Trong thời kỳ dịch tả ở London vào giữa thế kỷ 19, John Snow - một bác sỹ người Anh đã phát hiện ra rằng bệnh tả có thể lây lan qua nguồn nước ô nhiễm. Phát hiện này của ông đã dẫn tới sáng kiến vệ sinh nguồn nước ở các nước công nghiệp, những nơi này đã giảm đáng kể nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, bệnh tả vẫn đang còn là một mối đe doạ lớn tới sức khoẻ của những nước đang phát triển - nơi khan hiếm nguồn nước sạch.
Vào thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh khác, Edward Jenner, nghiên cứu thành công vắc xin chữa bệnh giang mai, một trong những căn bệnh lâu đời nhất và nguy hiểm nhất trong số những bệnh dịch của con người. Vào năm 1979, một dự án phòng ngừa đã thành công trong việc chữa trị căn bệnh này. Những mẫu virut nhỏ được giữ lại cho mục đích nghiên cứu, điều này làm tăng nỗi lo sợ rằng virut này có thể xuất hiện trở lại cùng với vũ khí sinh học huỷ diệt.
Sự cần thiết về việc ra đời của một hội đồng quốc tế sức khoẻ cộng đồng đã dẫn tới việc thành lập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1948. Những quy định quốc tế về sức khoẻ đã được đề ra vào năm 1969 để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch truyền nhiễm qua biên giới quốc gia.
Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh từ đâu?
Rất nhiều mối đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng do chính con người gây ra bởi sự thiếu hiểu biết và thiếu thận trọng của mình.
Trong những năm 1960, nhiều nơi đã triển khai việc phun thuốc trừ sâu với quy mô lớn để ngăn chặn dịch bệnh do sâu bọ, côn trùng gây ra phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng, người ta đã không tính đến tác hại của TTS đối với sức khỏe con người, đồng thời cũng không lường trước được rằng những dịch bệnh đó vẫn có thể bùng phát trở lại khi các dự án phun thuốc này chấm dứt.
Chiến tranh cũng là một mối đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng, không chỉ có rất nhiều người chết trong cuộc chiến. Xung đột quân sự có thể phá huỷ những hệ thống y tế, làm cho con người trở nên mẫn cảm hơn với những bệnh dịch lây lan, đặc biệt là khi dân số đông đúc. 14 năm trước đây, khoảng 50.000 người Rwanda đã thiệt mạng trong vòng 1 tháng, do bệnh tả, khi họ di cư đến một trại tị nạn đông đúc và chật hẹp.
Lạm dụng thuốc kháng sinh đã làm xuất hiện những vi khuẩn có thể kháng thuốc đối với các phương pháp chữa trị thông thường. Điều này đe doạ khả năng chữa trị một số bệnh nguy hiểm, như bệnh lao.
Chăn nuôi gia súc không hợp lý có thể gây ra nhiều nguy cơ về sự bùng nổ bệnh dịch lây làn từ động vật sang người. Trên thực tế, rất nhiều bệnh dịch mới đã xuất hiện, như bệnh bò điên, SARS hay cúm gia cầm, bắt nguồn từ động vật.
Sự thay đổi điều kiện khí hậu có thể làm thay đổi phạm vi lây lan của những bệnh dịch truyền nhiễm. Ví dụ, lượng mưa tăng có thể gây ra nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm qua côn trùng.
Việc phụ thuộc vào hoá chất và phóng xạ trong điều trị bệnh tật cũng có những rủi ro, như vấn đề dược phẩm quá hạn không được xử lý tốt, sự rò rỉ phóng xạ,…
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Trong những năm đầu thế kỷ 21 mà chúng ta vừa đi qua, có 2 mối đe dọa lớn đến sức khỏe cộng đồng: những bức thư mang vi khuẩn bệnh than ở Mỹ và sự bùng nổ dịch SARS ở châu Á.
Năm 2001, những bức thư mang mầm mống bệnh than đã được gửi đến hai thượng nghị sĩ và một vài văn phòng truyền thông ở Mỹ, gây tử vong 5 người và lây lan cho 17 người khác. Những vụ tấn công này gây cảnh báo lớn và lập tức nhận được sự phản ứng của cộng đồng.
Chúng thể hiện nguy cơ tiềm tàng của việc những kẻ chống đối xã hội có thể lợi dụng vũ khí sinh học để tàn phá nền kinh tế, xã hội. Một thông điệp lớn kêu gọi tinh thần cảnh giác cao độ đã được truyền đến mọi quốc gia.
Bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp thể nặng) đã gây thiệt mạng cho hàng trăm người và làm hàng ngàn người nhiễm bệnh trong suốt năm 2003. Bệnh SARS được cho là có nguồn gốc từ động vật (loài cầy), xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc sau đó lây lan nhanh chóng ra các nước khác, chủ yếu bởi du khách đi máy bay. Bệnh dịch này đã làm du lịch đình trệ và làm tổn thất hàng tỉ USD cho nền kinh tế châu Á.
Bên cạnh đó, các dịch bệnh từ xa xưa như cúm, lao, bại liệt vẫn trở đi, trở lại, thậm chí tái bùng phát hay biến đổi gây ra những mối lo về sức khỏe cho con người.
Cúm được gây ra bởi loại vi rút biến đổi thường xuyên, dễ lây lan thành dịch bệnh. Trong thế kỷ trước, thế giới đã phải chịu đựng một vài dịch cúm lịch sử như đợt dịch cúm Tây Ban Nha vào những năm 1918-1919, giết chết hàng triệu người.
Hàng năm, dịch cúm ở người lan rộng nhanh chóng trên khắp thế giới vào những mùa dịch, gây ra khoảng 3 - 5 triệu ca bệnh nghiêm trọng và 500.000 cái chết, chủ yếu ở người già. 50 năm trước, một mạng lưới giám sát toàn cầu đã được thiết lập để theo dõi sự thay đổi định kỳ của virut cúm và phát động những đợt tiêm vắc xin vào mùa dịch.
Cúm gia cầm, được biết tới với cái tên H5N1, đã gây ra cái chết hàng loạt ở các loài chim hoang dã tại nhiều nơi trên thế giới và buộc con người phải tiêu hủy hàng triệu đàn gia cầm chăn nuôi. Vi rút H5N1 đã lây nhiễm cho một số lượng lớn những người tiếp xúc với gia cầm bệnh, nhưng may mắn đến nay nó vẫn chưa biến đổi thành dịch bênh lây lan giữa người với người.
Mặc dù vậy, chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới đã chuẩn bị để ứng phó với tình hình xấu nhât. Một vài dự báo cho thấy H5N1 có thể gây ra một dịch bệnh làm lây nhiễm khoảng 1,5 tỷ người (tức gần ¼ dân số thế giới hiện nay) và gây ra những thiệt hại to lớn cho xã hội và nền kinh tế tòan cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng chương trình hành động chiến lược để giúp các nước đối phó với dịch cúm, đồng thời trợ giúp những nước có dịch bệnh. Để giảm thiểu và quản lý tốt dịch bệnh cúm, Tổ chức Phòng chống Bệnh dịch cúm Liên hợp quốc (UNSIC) đã được thiết lập vào năm 2005 để đáp ứng những yêu cầu của chính phủ các nước trong việc hợp tác và duy trì sự ủng hộ để thực hiện những dự án phòng chống cúm ở gia cầm và cả ở người.
Bệnh lao gây ra bới vi khuẩn lây truyền trong không khí. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tỉ lệ tử vong cao nhất. Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc rất cao, điều đó đã gây nhiều cản trở trong việc điều trị bệnh. Thế giới đã phát hiện những ca bệnh lao nhờn thuốc tại ít nhất 37 quốc gia.Vi khuẩn lao không những nhờn thuốc với kháng sinh thông thường, mà còn nhờn thuốc với một vài loại kháng sinh liều mạnh mới, điều này càng gia tăng khi bệnh nhân không tuân thủ đúng chỉ dẫn điều trị và điều trị không dứt điểm.
Với hậu thuẫn là sự bành trướng của căn bệnh thế kỷ AIDS (làm suy yếu hệ miễn dịch), bệnh lao ngày càng lan rộng và trở thành một mối đe doạ lớn đối với cộng đồng. Những người bị nhiễm HIV nếu đồng thời nhiễm lao và không thể chữa trị dứt, có thể tử vong trong vòng vài tuần.Bệnh bại liệt được gây ra bởi một loại virut tấn công vào hệ thống thần kinh và gây ra chứng liệt. Vào cuối thế kỷ 20, căn bệnh này gần như đã được triệt bỏ tận gốc nhờ vắc xin và sự quản lý tốt. Tuy nhiên, vào năm 2003, một số nơi ở Nigeria đã ngừng cho trẻ em uống vắc xin bởi một vài tuyên bố không có căn cứ rằng uống vắc xin qua miệng là không an toàn.
Điều này đã dẫn tới sự tái bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh, làm cho hàng nghìn trẻ em ở Nigeria bị liệt và lây lan tới những nước khác ở châu Phi, châu Á và Trung Đông. Dưới áp lực quốc tế, Nigeria đã khôi phục lại việc uống vắc xin cho trẻ, nhưng dịch bại liệt vấn tiếp tục kéo dài tới tận năm 2006.Ngày nay, bệnh bại liệt đã bị đẩy lui nhưng bài học về câu chuyện xảy ra ở Nigeria vẫn luôn nhắc nhở các quốc gia về việc duy trì cảnh giác và sẵn sàng đối phó lại bất cứ sự bùng nổ bệnh dịch hay đột biến, từ bất kỳ vi rút nào. Những nỗ lực vẫn phải được tiếp tục ngay cả khi dịch bệnh đã được triệt tiêu bởi“mọi thứ đều có thể đến bất ngờ mà không ai dự báo được, chẳng hạn trong người hợp những mẫu vi rút được cất giữ cho mục đích nghiên cứu được “phóng” ra vô tình hay có chủ đích. Nhằm đối phó với nguy cơ bệnh dịch cũ bùng phát và sự sinh sôi nảy nở của các loại bệnh dịch mới, mỗi quốc gia, khu vực,mỗi người dân không chỉ phải bảo vệ chính mình mà còn chung tay hợp tác với các quốc gia khác nhằm đương đầu với "kẻ thù" chung của nhân loại - bệnh dịch. Từ những nguy cơ hiểm họa do virus gây ra chúng ta phải có ý thức về việc phòng chống virus để có thể tránh được một số hiểm họa khôn lường từ virus gây bệnh. Do đó nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu về virus paramyxo, ít nhiều sẽ mang lai cho các bạn một số kiến thưc bổ ích để từ đó có thể bảo vệ mình và những người xung quanh chống lại những bệnh dịch từ virus này.
Nội dung
Lược sử nghiên cứu virus
Ngay từ năm 1883 nhà khoa học người Đức Adolf Mayer khi nghiên cứu bệnh khảm cây thuốc lá đã nhận thấy bệnh này có thể lây nếu phun dịch ép lá cây bị bệnh sang cây lành, tuy nhiên ông không phát hiện được tác nhân gây bệnh.
Năm 1884 Charles Chamberland đã sáng chế ra màng lọc bằng sứ để tách các vi khuẩn nhỏ nhất và
vào năm 1892 nhà thực vật học người Nga Dimitri Ivanovski đã dùng màng lọc này để nghiên cứu bệnh khảm thuốc lá. Ông nhận thấy dịch ép lá cây bị bệnh đã cho qua màng lọc vẫn có khả năng nhiễm bệnh cho cây lành và cho rằng tác nhân gây bệnh có lẽ là vi khuẩn có kích thước nhỏ bé đến mức có thể đi qua màng lọc, hoặc có thể là độc tố do vi khuẩn tiết ra. Giả thuyết về độc tố qua màng lọc đã bị bác bỏ
vào năm 1898 khi nhà khoa học người Hà Lan Martinus Beijerinck chứng minh được rằng tác nhân lây nhiễm là chất độc sống (Contagium vivum fluidum) và có thể nhân lên được. Ông tiến hành phun dịch ép lá cây bệnh cho qua lọc rồi phun lên cây và khi cây bị bệnh lại lấy dịch ép cho qua lọc để phun vào các cây khác. Qua nhiều lần phun đều gây được bệnh cho cây. Điều đó chứng tỏ tác nhân gây bệnh phải nhân lên được vì nếu là độc tố thì năng lực gây bệnh sẽ phải dần mất đi.
Năm 1901 Walter Reed và cộng sự ở Cuba đã phát hiện tác nhân gây bệnh sốt vàng, cũng qua lọc. Tiếp sau đó các nhà khoa học khác phát hiện ra tác nhân gây bệnh dại và đậu mùa. Tác nhân gây bênh đậu mùa có kích thước lớn, không dễ qua màng lọc, do đó các tác nhân gây bệnh chỉ đơn giản gọi là virus.
Dimitri Ivanovski
Martinus Beijerinck
Walter Reed
Felix d'Hérelle
Frederick Twort
Wendell Stanley
Năm 1915 nhà vi khuẩn học người Anh Frederick Twort và năm 1917 nhà khoa học người Pháp Felix d'Hérelle đã phát hiện ra virus của vi khuẩn và đặt tên là Bacteriophage gọi tắt là phage.
Năm 1935 nhà khoa học người Mỹ Wendell Stanley đã kết tinh được các hạt virus gây bệnh đốm thuốc lá (TMV). Rồi sau đó TMV và nhiều loại virus khác đều có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.Như vậy nhờ có kỹ thuật màng lọc đã đem lại khái niệm ban đầu về virus và sau đó nhờ có kính hiển vi điện tử đã có thể quan sát được hình dạng của virus, tìm hiểu được bản chất và chức năng của chúng.Ngày nay virus được coi là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại acid nucleic, được bao bởi vỏ protein. Muốn nhân lên virus phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là ký sinh nội bào bắt buộc.Virus có khả năng gây bệnh ở mọi cơ thể sống từ vi khuẩn đến con người, là thủ phạm gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, gây thất bát mùa màng và cản trở đối với ngành công nghiệp vi sinh vật.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX trở lại đây ngày càng xuất hiện các dạng virus mới lạ ở người, động vật mà trước đó y học chưa hề biết tới, đe doạ mạng sống của con người. Sau HIV, SARS, Ebola, cúm A H5N1 sẽ còn bao nhiêu loại nữa sẽ xuất hiện để gây tai hoạ cho con người.Mặt khác, do có cấu tạo đơn giản và có genom nhiều kiểu với cơ chế sao chép khác hẳn ở các cơ thể khác nên virus được chọn là mô hình lý tưởng để nghiên cứu nhiều cơ chế sinh học ở mức phân tử dẫn đến cuộc cách mạng sinh học cận đại: Sinh học phân tử, di truyền học phân tử. Vì những lý do trên việc nghiên cứu virus đã được đẩy mạnh và trở thành một ngành khoa học độc lập rất phát triển.
2.giới thiệu về họ paramyxoviridae
2.1 cấu tạo chung
Paramyxoviridae là họ virus có RNA ( - ),không phân đoạn. Họ này gồm các virus quan trọng gây bệnh cho người và động vật như sởi, quai bị, á cúm, toi gà Newcastle, sốt chó, sốt trâu bò, và một số bệnh đường hô hấp khác.
Virion thuộc loại đa hình thái, thường có hình cầu với đường kính 50-200 nm.chứa 5-7 polypeptit và một phân tử RNA đơn âm dài. Bao quanh nucleocapside đối xứng xoắn là màng M có cấu tạo từ protein M không được glycoxil hóa. Phía ngoài màng M là vỏ ngoài với các gai glycoprotein bề mặt dài khoảng 8nm. Genom dạng thẳng 16-20 Kb, khối lượng phân tử 5-7x106 dalton với hai đầu lặp lại trái chiều. Xâm nhập dung hợp giữa vỏ ngoài với màng tế chất, cởi vỏ trong tế bào chất. Biểu hiện genom: Các mARN đơn gen (monocistron) được phiên mã từ genom nhờ ARN polymeraza do virus mang theo, ARN editing. Sao chép genom : ARN polymeraza của virus tổnghợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp genom mới.Lắp ráp trong tế bào chất. Nảy chồi qua màng sinh chất.
Genome:
2.2 Một số bệnh do Paramyxovirus gây ra
2.2.1 Bệnh sởi
2.2.1.1 Bệnh sởi: là một bệnh lây nhiễm cao, cấp tính, đặc trưng bởi những nốt ban sần, sốt và các triệu chứng hô hấp khác. Biến chứng thường xảy ra và có thể rất nghiêm trọng. Việc sử dụng vaccin sống có hiệu quả đã làm giảm rõ rệt tần suất mắc bệnh này tại Mỹ, nhưng bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở những nước đang phát triển. Có khái niệm cho rằng một tỷ lệ đáng kể trẻ em ở gần đến trường tại Mỹ là nhạy với bệnh sởi bởi vì chúng không được phòng ngừa
2.2.1.2 virus sởi
Virus sởi là thành viên của chi Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Virus sởi chỉ có một typ không có typ phụ, là dạng đa hình thái. Dạng hình cầu , đường kính 120-250nm, trung bình là 150nm
Cấu trúc paramyxovirus gây bệnh sởi
Genome là một chuỗi RNA âm với khối lượng 5000000. chứa 16000 nucleotit , và có hằng số lắng là 52s. Nucleocapsit được bao bọc bởi lớp protein M. Đây là lớp protein nền kị nước. Phía ngoài là vỏ có cấu tạo từ lớp lipit kép.
Trên bề mặt vỏ ngoài nhô ra các gai H (haemagglutinin) và F (fusion). Gai H giúp virus gắn vào thụ thể của tế bào mẫn cảm, gai F là peptide dung hợp, giúp vỏ ngoài virus được dung hợp với màng sinh chất của tế bào. Điều khác biệt cơ bản giữa các virut paramixo khác la virut sởi không co hoạt tinh neuraminidaza. Virut sởi có 6 loại protein trong đó có 3 loại cấu tạo phức với ARN genome(L, NP và P) và 3 loại protein tham gia vào cấu kết vỏ(H M và S)
Protein P hay protein polymeraza(protein photphorin hóa va protein L)đều có liên quan đến chức năng polymeraza tha gia vào sự hình thành nucleocapsit.protein H và F la 2 loai KN chính.protein H là liên kết hồng cầu còn protein F là KN ta máu.Hoạt tính tan máu liên quan đến khả năng gây hủy hoại tế bào sớm đồng thời giúp virut rễ ràng xâm nhạp vào tế bào.Hoạt tính tan máu không biểu hiện nếu không có hoạt tính liên kết hồng cầu.
Virut sởi không bền do có vỏ liên kết lipit kép nên rễ rang bị hòa tan với các dung môi phân hủy lipit cũng không bền với hơi nóng
CÁC THÀNH PHẦN PROTEIN CỦA VIRUT SỞI
Thành phần
Khối lượng phân tử(kDa)
Vị trí trong hạt
Chức năng
L protein lớn
180 – 200
Trong nucleocapsit liên kế voi ARN genome
Có hoạt tính polymeraza
Là thành phần của phức hợp phiên mã
H:ngưng kết hồng cầu
79-80
Glycoprotein xuyên màng
Hấp phụ trên màng tế bào và hồng cầu
P:polymeraza
70-72
Trong lõi liên kết với nucleoprotein
Polymeraza 1
NP:nucleoprotein
60
Protein chính,nằm trong capsit
Có hoạt tính polymeraza
Có chức năng bảo vệ RNA virut
A:actin
43
Protein chính ở trong nucleocapsit
Không có chức năng,có thể là phần actin của tế bào vật chủ
M:protein nền
36-37
Bao quanh nucleocapsit
F:protein dung hợp
41
Glycoprotein vỏ ngoài
Chức năng bám dính,dung hợp,phân giải màng tế bào
Có hoạt tính tan máu
2.2.1.3 Quá trình nhân lên
2.2.1.3.1:Hấp phụ và xâm nhập
Giai đoạn này xảy ra nhanh.virut này bám trên màng của tế bào vật chủ.Thụ thể giành cho virut sởi là protein điều hòa bổ thể CD46 đồng thời cũng là protein cofacto màng.vỏ ngoài virut dung hợp với màng tế bào vật chủ,sau đó bị phân giải để đưa vào nucleocapsit của tế bào
2.2.1.3.2:Sao chép và phiên mã
Genome RNA(-) được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN nhờ ARN-polymeraza phụ thuộc ARN có sẵn trong virion,mARN có 3 tiểu đơn vị là:18,22,35s. mARN được gắn đuôi polyA ở đầu 3’ dùng để dịch mã tạo nên protein,trong đó có RNA-polymeraza thứ cấp dùng để sao ARN (-) 52s thành chuỗi RNA (+)52s có chiều dài đủ,không được gắn đuôi polyA để rồi chuỗi này lại dùng làm khuôn tổng hợp RNA(-) của virut mới
2.2.1.3.3:Dịch mã
Protein cấu trúc đầu tiên được tông hợp là protein nucleocapsit,sau đó protein H va F được tạo thành quanh vùng nhân, thông qua bộ máy Gongi để gắn vào các vị trí đặc hiệu trên màng sinh chất của tế bào vật chủ.proteinM cũng được đưa ra phía màng sinh chất để tạo thành màng trong M.
2.2.1.3.4:Lắp ráp và phóng thích
Các glicoprotein gắn vào các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất.Gai H và F được hướng ra ngoài.
Protein M xếp phía trong màng sinh chất
Nucleocapsit sau khi được lắp ráp,vận chuyển tới vị trí nằm dưới M rồi ra ngoài theo lối nảy chồi,trong khi màng sinh chất của tế bào vẫn được khôi phục.Các nucleocapsit thừa se tập hợp dưới dạng thể vùi
Trong quá trình nhân lên,virut không phá vỡ nhanh tế bào,ngược lại tế bào vẫn có khả năng trao đổi chất trong một thời gian tuy nhiên diễn ra chậm chạp
Có 2 phản ứng của tế bào với sự nhiễm virut
- Tạo tế bào đa nhân do virut gây sáo trộn quá trình nhân lên của tế bào tạo tế bào đa nhân
- Tạo tế bào hình sợi hoặc hình thoi,ngược lại hiện tượng trên
2.2.1.4 Sinh bệnh học và bệnh học
Người là kí chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi, mặc dù có thể gây nhiễm thực nghiệm trên những loài khác, bao gồm khỉ, chó, và chuột. Virus xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và nhân lên tại đây; sau đó nhiễm vào mô lymphô lân cận rồi tiếp tục nhân lên. Nhiễm virus máu lần đầu sẽ phát tán virus đi khắp nơi, virus sau đó nhân lên trong hệ thống lưới nội mô. Cuối cùng, nhiễm virus máu thứ phát sẽ giúp virus lan tới các biểu mô bề mặt cơ thể, bao gồm da, đường hô hấp và kết mạc, tại đó xuất hiện các ổ tăng sinh virus. Virus sởi có thể nhân lên ở một số tế bào lymphô, từ đó lại phát tán khắp cơ thể. Các tế bào khổng lồ đa nhân với các tiểu thể nội bào thường có ở trong mô lymphô của khắp cơ thể (hạch lymphô, amygdale, ruột thừa). các quá trình trên diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ này kéo dài trung bình 9-11 ngày.
Trong suốt thời kỳ tiền triệu, diễn ra từ 2-4 ngày, virus có ở nước mắt, dịch tiết mũi họng, nước tiểu và máu.
Nốt ban sẩn điển hình xuất hiện vào khoảng ngày thứ 14 ngày khi phát hiện được kháng thể tuần hoàn, không có virus trong máu và hết sốt. Nốt ban sẩn xuất hiện là kết quả tương tác của tế bào miễn dịch T với tế bào nhiễm virus trong các tĩnh mạch nhỏ, tồn tại khoảng 1 tuần. (Ở những bệnh nhân bị khiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào, thường không xuất hiện các nốt sẩn).
Bệnh sởi thường có biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương . Khoảng 1:1.000 số trường hợp mắc sởi bị viêm não có biểu hiện lâm sàng. V, hiếm khi phát hiện được virus gây nhiễm trong mô não, có giả thuyết cho rằng cơ chế gây biến chứng viêm não là do phản ứng tự miễn. Ngược lại, có thể gặp viêm não có thể vùi do bệnh sởi tiến triển ở những bệnh nhân có kiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào. Đây là thể bệnh gây tử vong, virus sởi nhân lên rất nhiều trong mô não.
Một biến chứng hiếm và chậm của bệnh sởi là viêm toàn não xơ cứng bán cấp. Căn bệnh gây tử vong này xuất hiện sau nhiều năm kể từ lần nhiễm virus đầu tiên, do virus vẫn còn trong cơ thể sau nhiễm virus sởi cấp tính. Một lượng lớn kháng nguyên sởi hiện diện cùng với các thể vùi trong tế bào não bị nhiễm virus, nhưng không có hạt virus trưởng thành. Virus nhân lên không hoàn toàn do không sản xuất được một hoặc nhiều sản phẩm do gen virus quy định, thường là protein đệm. Sự tồn tại tiềm ẩn nội bào của virus trong tế bào não những bệnh nhân bị viêm toàn não xơ cứng bán cấp có lẽ do sự suy giảm miễn dịch đã hạn chế loại thải virus.
2.2.1.5 Lâm sàng
Sau thời kỳ ủ bệnh từ 9-11 ngày, bệnh sởi diễn tiến trong 7-11 ngày (với một giai đoạn tiền triệu 2-4 ngày rồi giai đoạn bùng phát từ 5-7 ngày). Giai đoạn tiền triệu đặc trưng bởi sốt, sổ mũi, ho, hắt hơi, đỏ mắt, hạt Koplik, và giảm tiểu cầu. Thường có viêm kết mạc mắt kết hợp với sợ ánh sáng. Các hạt Koplik - dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi - là những vết loét xanh-trắng nhạt, nhỏ trên niêm mạc miệng đối diện với răng hàm dưới. Những hạt này chứa các tế bào khổng lồ và kháng nguyên virus. Sốt và ho kéo dài cho đến lúc xuất hiện nốt ban và thuyên giảm sau đó 1-2 ngày. Nốt ban màu hồng nhạt khởi phát từ vùng đầu và sau đó lan dần xuống ngực, thân m.nh và tay chân; rồi thành các nốt sẩn; hợp lại tạo thành các nhọt sưng tấy, trở thành màu nâu nhạt sau 5-10 ngày. Các nốt ban mờ dần rồi tróc vảy. Các triệu chứng rõ rệt nhất khi xuất hiện những nốt ban điển hình nhưng sau đó mất dần. Bệnh sởi không điển h.nh xảy ra ở trẻ em c.n kháng thể mẹ. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài, thời kỳ tiền triệu rút ngắn. Hạt Koplik thường không có, và chỉ có nốt ban nhẹ. Các nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát, hầu hết thường liên quan đến Streptococcus tan máu β, thường gặp trong bệnh sởi. Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới gặp ở 15% số trường hợp mắc bệnh sởi và có thể nghiêm trọng; các biến chứng ở phổi gây tử vong cho hơn 90% số trường hợp sởi liên quan đến tử vong. Một dạng bệnh khác, viêm phổi tế bào khổng lồ, có thể xảy ra như một biến chứng ở trẻ bị kiếm khuyết miễn dịch do không k.m h.m được sự nhân lên của virus. Như tên gọi của bệnh, sự hoà nhập các tế bào lan toả thường quan sát thấy trong nhu mô phổi. Bệnh thường gây tử vong.
Các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương là nghiêm trọng nhất. Khoảng 50% trẻ mắc bệnh sởi có những thay đổi trên điện n.o đồ. Viêm n.o cấp xảy ra trong khoảng 1/1.000 trường hợp. Không có sự liên quan rõ ràng giữa mức độ nặng của bệnh sởi và sự xuất hiện các biến chứng thần kinh. Viêm tủy sau nhiễm sởi là một bệnh tự miễn kết hợp với một đáp ứng miễn dịch đến một protein chủ yếu của myelin. Những người sống sót có thể biểu hiện những thay đổi tâm thần kéo dài (bệnh tâm thần hoặc thay đổi nhân cách) hoặc suy yếu thể chất (đặc biệt là rối loạn hấp thu). Tỷ lệ tử vong của viêm kết hợp với bệnh sởi là khoảng 15%, và khoảng 25% số người c.n sống có bị di chứng.
Viêm toàn não xơ cứng bán cấp, một biến chứng muộn hiếm gặp trong bệnh sởi, có tần suất từ 1/300.000 đến 1/1.000.000 trường hợp. Bệnh bắt đầu âm ỉ 5-15 năm sau khi mắc sởi; đặc trưng bởi một sự suy giảm tâm thần tiến triển, vận động không tự chủ, co cứng cơ, hôn mê. Bệnh chắc chắn dẫn đến tử vong. Bệnh nhân bị viêm toàn não xơ cứng bán cấp có hiệu giá kháng thể kháng sởi cao trong dịch não tuỷ , huyết thanh và có
có virus sởi kiếm khuyết trong tế bào não. Với việc sử dụng rộng rãi vaccin sởi, bệnh viêm toàn não xơ cứng
bán cấp đã trở nên hiếm gặp hơn.
2.2.1.6 Miễn dịch
Virus sởi chỉ có một typ kháng nguyên. Nhiễm virus sởi sẽ tạo được đáp ứng miễn dịch suốt đời. Hầu hết những trường hợp chẩn đoán nhiễm sởi lần thứ hai là do chẩn đoán lầm ở lần đầu hoặc lần sau hoặc cả hai lần.
Sự hiện diện của kháng thể dịch thể chứng tỏ có miễn dịch. Tuy nhiên, miễn dịch tế bào cũng phải tăng lên để bảo vệ: những bệnh nhân thiếu globilin miễn dịch sau khi khỏi bệnh sởi và kháng lại sự tái nhiễm, ngược lại
những bệnh nhân bị kiếm khuyết miễn dịch tế bào th. mắc bệnh nặng khi nhiễm virus sởi.
2.2.1.7 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Với những trường hợp sởi điển hình thì chẩn đoán lâm sàng rất đáng tin cậy; chẩn đoán phòng thí nghiệm có lẽ cần thiết trong những trường hợp không điển hình.
A. Phân lập và định danh virus: Bệnh phẩm thích hợp nhất để phân lập virus là phết mũi họng và cấy máu của bệnh nhân từ 2-3 ngày trước khi có triệu chứng đến một ngày sau khi có phát ban (chủ yếu là trong giai đoạn sốt). Các loại tế bào thích hợp nhất để phân lập virus sởi là tế bào thận khỉ hoặc thận người hoặc tế bào Hep-2. Virus sởi tăng trưởng chậm; hiệu ứng huỷ hoại tế bào điển h.nh (tế bào khổng lồ đa nhân chứa thể vùi ở bào tương và nhân) cần 7-10 ngày mới xuất hiện. Tuy nhiên, có thể tiến hành chẩn đoán nhanh trong vòng 2-3 ngày bằng nuôi cấy virus trong ống nghiệm. Sử dụng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên virus sởi trong canh cấy.
B. Huyết thanh học: Sự khẳng định bằng huyết thanh học nhiễm virus sởi phải dựa vào sự gia tăng từ bốn lần trở lên hiệu giá kháng thể giữa các mẫu huyết thanh của giai đoạn cấp và bình phục hoặc dựa vào sự hiện diện kháng thể IgM kháng virus sởi đặc hiệu trong một mẫu huyết thanh duy nhất giữa tuần thứ nhất và tuần thứ hai sau phát ban. Có thể dùng phương pháp ELISA, HI và trung h.a để t.m kháng thể kháng virus sởi, dù phương pháp ELISA được sử dụng nhiều hơn cả.
Virus sởi và virus gây nhiễm cho chó có kháng nguyên tương tự nhau, với protein F được bảo tồn cao nhất.
Các bệnh nhân sởi có kháng thể phản ứng chéo với virus gây nhiễm cho chó và tương tự, sau khi nhiễm virus gây nhiễm cho chó, các con chó cũng có kháng thể phản ứng với kháng nguyên sởi.
Phần chủ yếu của đáp ứng miễn dịch là trực tiếp chống lại protein NP. Đáp ứng rõ rệt với protein M chỉ biểu hiện trong những trường hợp sởi không điển hình. Các bệnh nhân với viêm toàn não xơ cứng bán cấp có đáp
ứng kháng thể quá mức với hiệu giá cao hơn 10-100 lần so với hiệu giá trong thời kỳ bình phục của bệnh sởi điển hình. Đáp ứng miễn dịch quá mức trong viêm toàn não xơ cứng bán cấp thường không có kháng thể kháng protein M.
Dịch tễ học
Hình ảnh dịch tễ chủ yếu của bệnh sởi như sau: virus có tính lây nhiễm cao, có một t.p huyết thanh duy nhất, không có ổ chứa động vật, hiếm khi nhiễm không triệu chứng, và tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời. Tỷ lệ và tần suất bệnh sởi theo tuổi liên quan với mật độ dân số, các yếu tố kinh tế-môi trường, và việc sử dụng vaccin sống hiệu quả.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Một sự cung cấp liên tục những cá thể nhạy cảm với virus là cần thiết cho sự duy trì virus trong cộng đồng. Cần có dân số tới 500.000 để duy trì bệnh sởi như một bệnh dịch; trong
những cộng đồng nhỏ hơn, virus biến mất cho tới khi lại được đưa vào từ bên ngoài sau một số lượng chuẩn tập hợp những người không có miễn dịch với bệnh sởi.
Bệnh sởi là dịch địa phương lưu hành khắp thế giới. Nói chung, dịch tái xuất hiện đều đặn mỗi 2-3 năm. Tình trạng miễn dịch của dân số là yếu tố xác định; bệnh sẽ bùng phát khi tập hợp đủ số trẻ nhạy cảm. Mức độ
nặng nhẹ của một vụ dịch địa phương là tùy vào số lượng cá thể nhạy cảm. Khi bệnh xâm nhập vào một cộng đồng biệt lập chưa có dịch địa phương, một vụ dịch địa phương sẽ nhanh chóng xuất hiện và tỷ lệ tấn công là
gần như 100%. Tất cả các nhóm tuổi đều có triệu chứng bệnh sởi. Ở những nơi ít có dịch sởi lưu hành, tỷ lệ tử vong có thể cao đến 25%.
Ở các nước công nghiệp, bệnh sởi gặp ở trẻ em 5-10 tuổi, trong khi đó ở các nước đang phát triển thường gặp bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sởi hiếm khi gây tử vong ở người khoẻ mạnh tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ở trẻ suy dinh dưỡng tại các nước đang phát triển, nơi chưa có điều kiện y tế đầy đủ, bệnh sởi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Năm 1999 bệnh sởi gây tử vong gần một triệu người, khoảng 10% số tử vong trên toàn cầu ở những trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh sởi xảy ra quanh năm ở các nước ôn đới. Dịch có khuynh hướng xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa thu. Ở Mỹ, cao điểm là tháng ba và tháng tư.
2.2.1.8 Điều trị và phòng ngừa
Điều trị bằng vitamin A ở các nước đang phát triển đã làm giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc bệnh sởi. In vitro, virus sởi cũng nhạy cảm với sự ức chế của ribavirin, nhưng trên lâm sàng không cho thấy hiệu quả của thuốc trong
điều trị bệnh sởi và các biến chứng.
Đã có vaccin sởi sống giảm độc lực, hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ, do một số trẻ kém đáp ứng với tiêm chủng và do vaccin kém hiệu quả trong một số trường hợp. Vaccin đ. làm giảm bệnh
sởi ở nước Mỹ từ mức hơn 500.000 trường hợp mỗi năm trước khi có chích ngừa xuống c.n 138 trường hợp vào năm 1977. Ở những trư.ng hợp này, chỉ có 23% có tiền sử chích ngừa. Các phản ứng lâm sàng nhẹ (sốt hoặc phát ban nhẹ) gặp ở 10-15% số người được chích ngừa, nhưng có rất
ít hoặc không có virus trong chất tiết và không lây bệnh. Hiệu giá kháng thể có khuynh hướng thấp hơn so với nhiễm tự nhiên, nhưng tính miễn dịch kéo dài suốt đời.
Sử dụng vaccin virus chết đã không được tiếp tục từ năm 1970, do một số người đ. chích ngừa vẫn nhạy cảm và mắc bệnh sởi nặng thể không điển h.nh khi bị nhiễm với virus hoang dại.
2.2.2. bệnh quai bị
2.2.2.1 virus quai bị
Là thành viên của chi rubulavirus, họ paramyxoviidae .giống như các paramyxo khác, virion có dạng đa hình và có vỏ ngoài , đường kính 100 và 600 nm.nucleocapside xoắn gồm 2 RNA mạch đơn (-) và 3 protein liên quan nucleocapside là L, NP ,P. Hai protein L và P tham gia vào hoạt tính của RNA-polimeraza phụ thuộc vào RNA , NP là proteincapside . Hai glycoprotein bề mặt là protein F (dung hợp ) và protein HN là các gai nằm trên măt vỏ ngoài . protein HN giúp cho virus bám vào thụ thể bề mặt tế bào vật chủ, còn protein F giúp vỏ ngoài virus dung hơp với màng sinh chất của tế bào,để đưa nucleocpsit vào tế bào.Protein F cũng có tác dụng làm tan hồng cầu.KT kháng protein HN trung hòa virut.Protein liên kết với màng gọi là protein M(matrix)được phân bố dọc theo màng sinh chất của tế bào để tiến hành lắp ráp virion.bằng ki thuật ức chế ngưng kết hồng cầu.(HI)và phản ứng trung hòa chỉ có thể xác định được một KN của virut quai bị.Sự khác biệt về KN giữa các chủng có thể xác định bằng KT đơn dòng đặc hiệu.
Virut quai bị bị bất hoạt bởi dung môi lipit,các chất tẩy,phomaldehit,các chất oxy hóa hoặc xử lí nhiệt.giống như các paramyxo khác,hoạt tính gây nhiễm bị mất trong vòng 4h trong môi trường thiếu protein
2.2.2.2:Chuẩn đoán phòng thí nghiệm
- Phân lập virut.Lấy bệnh phẩm là nước bọt,máu và nước tiểu cấy vào phôi gà hoặc tế bào nuôi cấy(nguyên bào sơ phôi gà hoặc tế bào vero)
- Huyết thanh học sử dụng trong các kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu,cố định bổ thể,phản ứng trung hòa hoặc ELISA (tìm IgM và IgG đặc hiệu)
- PCR xác định genome.
Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ, trại lính.
2.2.2.3 Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị
Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Quai bị gây miễn dịch bền vững dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
2.2.2.4 Sự lây truyền bệnh quai bị
Quai bị lây theo đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Thời gian lây là tư? 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.
2.2.2.5 Biểu hiện của bệnh quai bị
Bệnh quai bị
Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi trùng. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết.Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau:a. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. b. Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.c. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh.d. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.e. Các tổn thương thần kinh:- Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.- Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù.- Viêm tủy sống cắt ngang.- Viêm đa rễ thần kinh.f. Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai:- Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.- Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.g. Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến vì sỏi; và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như:- Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy.- Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hòa bổ thể.
2.2.2.6 Ðiều trị
- Cho mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ nuốt, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol.- Trường hợp viêm tinh hoàn: a. Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. b. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.c. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.
2.2.2.7 Phòng bệnh
Phòng bệnh quai bị chủ động với vaccin, thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị với tia phóng xạ. Số lần tiêm: - Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi.- Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi.Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.
2.2.3 Bệnh Á cúm
Virus á cúm
2.2.3.1 Virut á cúm(parainfluenzaevirus có tiếp đầu ngữ para co nghĩa là lân cận, nên còn gọi là cận cúm)gây bênh đường hô hấp ở trẻ em và người lớn.có 4 tip virut á cúm kí hiệu : PIV-1 đến 4
PIV-1 la nguyên nhân chính gây viêm thanh quản, phế quản,khí quản,mặc dù typ 2 va typ 3 cũng gây bệnh này nhưng mà nhẹ hơn.
Virus á cúm thuộc họ pramyxoviridae , trong đó PIV -1 và PIV -3 thuộc chi paramyxovirus ,còn PIV -2 và PIV -4 thuộc chi rubalavirus . Nucleocapsit của PIV có cấu trúc đối xứng xoắn chứa genom ARN đơn , ( - ) , không phân đoạn , được bao bởi vỏ ngoài . PIV có 6 protein cấu trúc bao gồm protein HN , protein F ( dung hợp ) , protein NC ( Nucleocapsit ) ,
protein P ( photpho – protein ) , Protein M ( Matrix ) và protein L ( lớn hơn protein F ) . Chức năng của các protein này giống như đã trình bày ở các virus paramyxo khác .
2.2.3.2 . Quá trình nhân lên
Virus gắn gai H vào thụ thể chứa axit sialic nằm trên bề mặt tế bào , sau đó gai F tiền hành dung hợp vỏ ngoài của virus với màng sinh chất của tế bào đưa nucleocapsit vào tế bào chất . Genom ARN (-) phiên mã nhờ ẢN – polymeraza phụ thuộc ARN do virus mang theo để tạo mARN có kích thước dưới genom ( subgenomic RNA ) rồi tiến hành dịch mã tạo các protein sớm đặc hiệu virus , trong đó có ARN – polymeraza phụ thuộc ARN mới . Enzym này dung để tổng hợp các chuỗi ARN ( + ) có chiều dài đủ , dùng làm khuon để tổng hợp nhiều bản sao genom ARN ( - ) . Các chuỗi ARN (-) mới được tạo thành cũng được dùng để phiên mã tạo ARN muộn dành cho tổng hợp protein cấu trúc . Các protein HN , F được lắp vào màng sinh chất . Các thành phần của virus được lắp ráp tạo túi và đưa ra màng để nảy chồi . Virus ra khỏi tế bào nhờ hoạt tính neuraminidaza của protein HN . Khi protein HN gắn trên màng sinh chất của tế bào nhiễm sẽ làm cho các tế bào này kết dính với hồng cầu tạo nên hiện tượng hấp phụ hồng cầu ( haemadsorption )
2.2.3.3 Triệu chứng lâm sàng
Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em là bệnh đường hô hấp trên, cấp tính, kèm sốt (thường không quá 38-39ºC, nhưng cũng có trường hợp lên đến 40ºC), sổ mũi nhẹ và rất khó phân biệt với các bệnh cúm hay bệnh đường hô hấp khác do virut. Khi mới phát bệnh thường bị viêm họng nhẹ ho không đờm. Trong nhiều trường hợp bị khản tiếng và viêm tắc thanh quản. Đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất của bệnh á cúm ở trẻ nhỏ. Sốt giảm nhanh hoặc kéo dài 2-3 ngày. Ở người bị bệnh đường hô hấp dưới thì sốt kéo dài khoảng 1 tuần.
2.2.3.4 Chuẩn đoán phòng thí nghiệm
Có thể phân lập và xác định virut nhờ cấy truyền dịch mũi họng vào phôi gà hoặc vào tế bào vero. Có thể tìm KN trong tế bào dường hô hấp của người bệnh bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (IF). Các phản ứng huyết thanh khác như cố định bổ thể (CF), ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) phản ứng trung hòa vói mẫu huyết thanh bệnh nhân lấy ở giai đoạn cấp hoặc bình phục có thể dùng để chuẩn đoán khẳng định bệnh á cúm. Các typ PIV có các KN chung với nhau và với các virut paramyxo khác như newcasstle, quai bị, do đó có thể phản chéo với các huyết thanh của nhau, lam cho việc xác định trở nên khó khăn nếu như không tiến hành phân lập. Co thể dùng KT đơn dòng đặc hiệu (MAbs để xác định các KN này). Sử dụng PCR sẽ cho kết quả chính xác hơn.
2.2.3.5 Phòng, chống
Các bệnh do virut á cúm gây ra thường ở thể loại nhẹ ngoại trừ trường hợp gây viêm tắc thanh quản và viêm phổi ở trẻ em. Chưa có thuốc chữa đặc trị và chưa có vacxin hữu hiệu. Do vậy biện pháp tốt nhất là nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng như dùng thuốc giảm sốt hay giảm đau(VD:acetaminophen). Nếu bị ho có thể dùng thuốc ho(VD:dextromethophan)
2.2.4 Virut hợp bào hô hấp
2.2.4.1 Virut hợp bào hô hấp viết tắt là RSV(respiratory syncytial virus) là tác nhân chính gây bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Các tế bào nhiễm virut có thể dung hợp với nhau để tạo thể hợp bào. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra vào mùa đông và đầu xuân, còn ở các vùng nhiệt đới thường xảy ra vào mùa mưa.môiz đợt dịch .tháng. Chỉ có 1 typ huyết thanh nhưng có vài biến đổi về chủng
2.2.4.2 Mô tả virut
Mặc dù cũng là thành viên của họ paramyxoviridae nhưng RSV không có các gai hemaglutimin và neuraminidaza nên chúng được xếp vào chi riêng la pneumovirus.
Virion đa hình thái, co kicks thước 90 – 130nm, chứa ARN đơn (-), thẳng, không phân đoạn, khối lượng phân tử 5 × 106. Nucleocapsit đối sứng xoắn được bao bọc bởi vỏ ngoài với các gai glycoprotein F và G, dài 12 -15nm
Có ít nhất 10 loại protein:
- Protein N, P, L nằm bên trong nucleocapsit:
+ Protein P và L có hoạt tính polymeraza dùng cho phiên mã và sao chép,trong đó protein P được photpho hóa nạnh,còn protein L có kicks thước lớn (250kDa).
+ Protein N co kicks thước trung bình,là protein chính của nucleocapsit
Protein F và G là gai bề mặt, trong đó protein G cần
cho sự hấp phụ, còn protein F (dung hợp) cần cho sự xâm nhập của virus vào tế bào.
Protein M và M2 (22kDa) nằm phía trong vỏ ngoài
trong đó protein M tham gia vào quá trình lắp ráp rivion còn protein M2 còn chưa rõ chức năng.
Quá trình nhân lên cũng giống như các virut paramyxo khác.
2.2.4.3 Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 2-8 ngày, trung bình là 5 ngày. Lúc đầu nhiễm vào đường hô hấp trên, sau lan xuống gây bệnh đường hô hấp dưới.
Cảm lạnh thường mắc ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ -
dưới 5 tuổi, đôi khi cũng mắc ở người lớn hơn, bao gồm các biểu hiện ho, hắt hơi, nghẹt và chảy nước mũi, nhức đầu khó chịu. Bệnh thường nhẹ, chi tồn tại khoảng một tuần nhưng cũng có thể nặng nếu đã bị bệnh đường hô hấp từ trước.
Viêm tiểu khí quản đặc biệt thường thấy ở trẻ trong
vòng 6 tháng tuổi. Các biểu hiện bao gồm sốt, ho, hắt hơi, thở gấp có tiếng khò khè. Các tiểu phế quản bị tắc do mủ nhầy ngăn cản không cho không khí vào phế nang. Trẻ thiếu hụt oxy dẫn dến suy hô hấp.
Viêm phổi chủ yếu thấy ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng
giống như viêm tiểu khí quản, bao gồm sốt, thở gấp nhưng không có tiếng khò khè. Trường hợp nặng, phế nang chứa đầy mủ, không khí bi đảy ra ngoài.
Trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh thường chứa nhiều virut RSV trong dịch đường hô hấp, đây là nguồn dây lan (trong vòng 3 - 8 ngày), KT kháng RSV không tồn tại lâu nên trẻ dễ bị tái nhiễm.
2.2.4.4 Điều trị và phòng bệnh
Vacxin bất hoạt chống virut đã làm tăng thêm tỷ lệ viêm tiểu khí quản và viêm phổi so với nhóm đối chứng. Nguyên nhân có thể là do một thành phần MD của bệnh ở những đứa trẻ vẫn còn KT do mẹ truyền và hình thành phức hợp MD. Sự mẫn cảm có thể mang tính cơ học. Ở trẻ sơ sinh, lòng ống tiểu khí quản rất hẹp nên khi bị viêm sẽ gây bệnh nặng, còn ở trẻ lớn hơn tiểu khí quản rộng hơn nên không thấy hiện tượng này.
Chuẩn đoán phòng thí nghiệm
-Cấy dịch mũi – hầu chứa virut hoặc chọc sinh thiết phổi viêm, cấy vào tế bào cảm thụ Hep – 2. Hela rồi quan sat CPE của tế bào khổng lồ. Bệnh phẩm không được làm đông lạnh bởi virut sẽ bị bất hoạt.
-Xác định typ virut bằng kỹ thuật huỳnh quang hoặc
cố định bổ thể nhưng hiện nay kỹ thuật bổ thể ít được dùng.
Điều trị
Có thể dùng biện pháp xông nhờ mũ chụp chuyên
dụng để hít hơi ribaririn, đồng thời có thể sử dụng immumoglobulinđặc hiệu RSV. Vacxin bất hoạt RSV có hiệu quả thấp. Đối với bệnh do virut RSV chủ yếu là điều trị triệu chứng giống như đối với các bệnh đường ho hấp khác như bù nước,hút dịch tiết,thở oxy, dùng thuốc chống co thắt khí quản…..
2.2.5 Bệnh newcasstle
2.2.5.1 Bệnh newcasstle còn gọi là bệnh Tân thành hay toi gà, la bệnh viêm đường hô hấp ở gia cầm do virut paramyxo, gây thiệt hại lớn cho nghành chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan rất nhanh ở gà, gà tây, ga lôi,vịt, ngan, ngỗng, bồ câu do hít phải sợi khí chứa đầy virut, hoặc truyền qua thức ăn,nước uống đã bị nhiễm. Thời gian ủ bệnh từ 4 – 12 Ngày. Các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau gồm kém ăn, tiêu chảy, chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi, mào thâm, kèm theo các dấu hiệu thần kinh như ủ rũ, liệt.tỉ lệ chết có thể rất cao,có khi lên đến 100%
2.2.5.2 Chuẩn đoán
Bằng thử nghiệm HAI
2.2.5.3 Biện pháp phòng, chống
ở các nước phát triển,người ta thường gieeys cả đàn gà bị bệnh và kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông để không cho lây sang vùng khác.
Đối với các nước đang phát triển với nền kinh tế tiểu nông,việc diệt cả đàn gia cầm là điều khó thực hiện. Bệnh NEWCASSTLE không gây bệnh nguy hiểm cho người. Do vậy biện pháp hợp lí là tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm.
Ở Asutralia sản xuất vacxin từ chủng V4. Chủng này không độc, có khả năng gây miễn dịch cao,chịu nhiệt độ nên có thể lan truyền tự nhiên và do vậy có thể gây miễn dịch tự nhiên cho đàn gia cầm ở nông thôn.có thể tiến hành tiêm chủng, cho uống hoặc phun vào thưsc ăn để gây miễn dịch cho gia cầm.
Đã có thông báo virut NEWCASSTLE gây bệnh viêm kết mạc thể nhẹ ở người
2.2.6 Viêm não do virus Nipal
Năm 1999,một bệnh viêm não mới xuất hiện ở Malaysia do một loại virut chưa từng được biết trước đó gây ra, được dặt tên là virut Nipal.
Tại sao lợn lại bị nhiễm virut Nipal ?
Người ta cho rằng vật chủ tự nhiên của virut này la rơi sống trong rừng mưa nhiệt đới.khi làm đường cao tốc, người ta đã làm khuấy động rơi cư chú, khiến chúng di chuyển tới các trại lợn. Virut gây nhiễm qua đường hô hấp,qua niêm mạc và các vết xây xát trên da. Tuy nhiên con đường lây truyền thực sự còn chưa được xác định
2.2.7 . Bệnh liệt, ngoẹo cổ chim bồ câu do Paramyxovirus.
2.2.7.1 Khái niệm bệnh :Là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh trong đàn chim câu, đặc biệt ở những đàn chim đua hàng ngàn con, bay qua nhiều vùng, tiếp xúc với nhiều loại chim mang dịch. Bệnh do virus Paramyxovirus ( PMV-1), lây lan do tiếp xúc trực tiếp với chim mang virus hoặc dán tiếp qua các phương tiện nuôi nhốt, máng ăn, nước uống.2.2.7.2 Triệu chứng bệnh:Chim câu bị mắc bệnh do Paramyxovirus có các triệu chứng nghiêm trọng: gày sút, chảy nước miệng nhỏ giọt, biếng ăn, lông xơ xác. Đặc biệt có những con bị triệu chứng liệt thần kinh cánh, chân. Nhiều con ngoẹo cổ, nghiêng cổ, mất phản xạ định hướng, khó lấy thức ăn do mổ không trúng hạt thức ăn. Tỷ lệ tử vong cao khi chim mắc bệnh này.2.2.7.3 Phòng bệnh: Ở Hoa-Kỳ biện pháp duy nhất là dùng vaccine dạng dầu tạo miễn dịch chống PMV-1. Một số người dùng vaccine LaSota phòng bệnh Newcastle( Bệnh Gà Rù ) nhưng thực ra PMV-1 không có liên quan gì tới bệnh Newcastle.Ở Việt Nam chim bồ câu, đặc biệt chim đua cũng thấy có bệnh " Cảm gió" "Trúng gió". Tuy không thấy lây lan và tỷ lệ chết không cao, nhưng bệnh làm cho chim bị " ngớ ngẩn", "lú lẫn" không nhận biết vợ chồng, tổ chuồng của mình. Có thể đang đậu trên cao bỗng dưng rơi xuống mặt đất. Ngoẹo cổ, khó lấy thức ăn, đi vòng tròn. Chim hay bị ở độ tuổi 20-40 ngày, hay xảy ra ở chim nuôi chăm rất tốt: béo khoẻ. Chim già cũng thấy bị bệnh này.
III. Kết luận
Trên đây là một số nghiên cứu của chúng tôi về paramyxovirus. Đây chỉ là một họ nhỏ trong hệ thống phân loại virus nhưng những thảm họa do nó gây ra thì rất to lớn : Hiện nay trên thế giới có đến 30 tới 40 triệu trường hợp bệnh sởi xẩy ra, gây ra hơn 750,000 cái chết, Tỷ lệ mắc quai bị ở Việt Nam là từ 26 đến 42 người trên 1000 dân, đặc biệt từ đầu năm 2006 đến nay, bệnh quai bị liên tục gia tăng ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh miền Nam, cụ thể như Ninh Thuận số người mắc bệnh quai bị cao nhất trong 5 năm qua và tăng khoảng 3 lần so với năm 2005… chúng gây ra những hậu quả hết sưc nặng nề : Đầu thế kỷ 20, đã xảy ra hai nạn dịch lớn, đậu mùa năm 1913 và dịch cúm Tây Ban Nha năm 1919. Cúm Tây Ban Nha vào Úc sau khi các binh lính trở về từ Âu châu sau đệ nhất thế chiến đã lây nhiễm vào dân số. Ở thời điểm cao của bệnh cúm, có đến 36% dân số bị nhiễm, trong đó gây ra 1.4% bị tử vong…
Khi dân số thế giới gia tăng nhanh chóng trong thiên niên kỷ vừa qua, thương mại, du lịch phát triển thì cũng là lúc dịch bệnh truyền nhiễm lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Sự lan truyền này bắt đầu từ các cộng đồng dân cư nhỏ và nhanh chóng lan ra các cộng đồng khác lớn hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_paramyxovirus_9.doc