28.1. Vận động viên phải chấp hành tốt luật, điều lệ giải và các quy định của ban tổ chức.
28.2. Phải tuân thủ theo quyết định của ban tổ chức và trọng tài.
28.3. Phải tôn trọng huấn luyện viên, vận động viên đội ban, khán giả
28.4. Nghiêm cấm những hành vi thiếu văn hoá trái với tinh thần thể thao xã hội chủ nghĩa.
28.5. Vận động viên chỉ đuợc phép ra khỏi sân thi đấu khi có hiệu lệnh của trọng tài chính.
28.6. Đến giờ thi đấu VĐV phải có mặt ở khu sân dành cho các VĐV, nếu trọng tài gọi tên đến lần thứ 3 trong khoảng thời gian 3 phút mà VĐV đó không có mặt coi như VĐV đó bỏ cuộc.
28.7 Nghiêm cấm những hành động thô bạo, cố tình hãm hại đối phương, các VĐV phải tuân thủ theo hiệu lệnh của trọng tài. Khi trọng tài có hiệu lệnh dừng hiệp đấu, trận đấu các VĐV phải dừng thi đấu ngay.
28.8 Những VĐV phạm luật hoặc có những hành vi thô bạo thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật đẩy gậy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT ĐẨY GẬY
__________________________________
CHƯƠNG I: SÂN BÃI- TRANG THIẾT BỊ THI ĐẤU
Điều 1: Sân thi đấu.
1.1 Sân thi đấu đẩy gậy hình tròn đường kính là 5m, vạch giới hạn rộng 0,05 m và nằm trong phạm vi của sân có mầu trắng hoặc khách màu với nền sân.
1.2 Tâm của sân thi đấu là đường tròn có đường kính là 0,2 m.
1.3 Hình vuông bao quanh sân đấu(khu vực an toàn) cách sân đấu tối thiểu 2m.
KHU VỰC THI ĐẤU
VĐV
KHU VỰC AN TOÀN
KHU VỰC AN TOÀN
VĐV
5m
0,05m
BÀN BAN TỔ CHỨC
Điều 2: Địa điểm tổ chức .
2.1 Sân thi đấu phải đảm bảo độ sáng, thoáng mát, an toàn vệ sinh. Có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong nhà tập, thi đấu thể thao.
2.2 Mặt (nền) sân thi đấu là đất nền, xi măng, nhựa tổng hợp hoặc sàn gỗ nhưng phải bằng phẳng, không trơn và khô ráo.
Điều 3: Trang thiết bị phục vụ thi đấu (Cho 1 sân)
3.1 Bàn nghế để Ban tổ chức, giám sát, trọng tài, thư ký, VĐV, y tếlàm việc.
3.2 Trống cái 1 chiếc, dùi đánh trống 2 chiêc.
3.3 Một chiếc cồng hoặc chiêng.
3.4 Cân điện tử 1 chiếc.
3.5 Đồng hồ bấm giờ 2 chiếc.
3.6 Còi 2 chiếc.
3.7 Đai lưng 4 chiếc màu đỏ, 4 chiếc màu xanh ( đai lưng là một mảnh vải rộng 0,3 m dài 1,2 m-1,5 m để VĐV thắt khi thi đấu).
3.8 Gậy thi đấu 4 chiếc: làm bằng tre già( tre đực) thẳng, có chiều dài 2m, đường kính từ 0,04 - 0,05 m, được sơn 2 màu đỏ và trắng ( mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phải được bào nhẫn và có đường kính bằng nhau.
3.9 Loa đài, micro dùng trong phát thanh.
3.10 các dụng cụ sơ cứu của y tế
3.11 Xô đựng nước 2 chiếc.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG - THỂ THỨC THI ĐẤU.
Điều 4: Điều kiện tham gia thi đấu.
4.1 Tất cả các VĐV có trình độ kỹ thuật chiến thuật, có sức khoẻ (giấy chứng nhận y tế đảm bảo đủ sức khoẻ tham gia thi đấu), tư cách đạo đức tốt được cơ quan TDTT các cấp đăng ký đều có quyền tham gia thi đấu.
4.2
4.3 Vận động viên ở hạng cân nào thì đăng ký thi đấu ở hạng cân đó. vận động viên ở hạng cân dưới có thể đăng ký thi đấu ở hạng cân trên liền kề (vượt 1 hạng cân).
4.4 Vận động viên phải hiểu rõ luật, điều lệ giải.
4.5 Vận động viên phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của BTC và Q. định của trọng tài.
Điều 5: Độ tuổi và hạng cân thi đấu.
Căn cứ từ năm sinh đến năm thi đấu được chia làm 3 độ tuổi với các hạng cân thi đấu như sau:
5.1 Giải Thiếu niên từ 12 dến 15 tuổi( nam, nữ).
- Đến 35 kg; Trên 35 kg đến 38 kg; Trên 38 kg đến 41 kg; Trên 41 kg đến 44 kg; Trên 44 kg đến 47 kg; Trên 47 kg đến 50 kg; Trên 50 kg đến 53 kg; Trên 53 kg đến 56 kg; Trên 56 kg đến 60 kg; Trên 60 kg.
5.2 Giải Trẻ từ 15 đến 17 tuổi( nam, nữ).
- Đến 38 kg; Trên 38 kg đến 41 kg; Trên 41 kg đến 44 kg; Trên 44 kg đến 47 kg; Trên 47 kg đến 50 kg; Trên 50 kg đến 53 kg; Trên 53 kg đến 56 kg; Trên 56 kg đến 59 kg; Trên 59 kg đến 62 kg; Trên 62 kg đến 65 kg; Trên 65 kg đến 68 kg; Trên 68 kg đến 71 kg; Trên 71 kg đến 75 kg; Trên 75 kg.
5.3 Giải vô địch từ 17 đến 45 tuổi ( nam, nữ).
- Đến 45 kg; Trên 45 kg đến 48 kg; Trên 48 kg đến 51 kg; Trên 51 kg đến 54 kg; Trên 54 kg đến 57 kg; Trên 57 kg đến 60 kg; Trên 60 kg đến 63 kg; Trên 63 kg đến 66 kg; Trên 66 kg đến 69 kg; Trên 69 kg đến 72 kg; Trên 72 kg đến 75 kg; Trên 75 kg đến 80 kg; Trên 80 kg đến 85 kg; Trên 85 kg đến 90 kg; Trên 90 kg đến 100 kg; Trên 100 kg.
Điều 6: Kiểm tra cân nặng và thể thức cân.
6.1 Tất cả các vận động viên tham gia thi đấu đều phải cân chính thức trước mỗi trận đấu. Khi cân VĐV phải mặc trang phục thi đấu thể thao và trình thẻ VĐV do BTC cấp. Đại diện các đoàn được phép chứng kiến VĐV cân.
6.2 Trước khi bốc thăm, xếp lịch thi đấu. BTC phải bố trí cho các VĐV được cân trên cân chính thức để các đoàn đăng ký chính thức các hạng cân.
Điều 7: Thể thức thi đấu.
Căn cứ hình thức cụ thể và điều lệ giải quy định có thể áp dụng các thể thức thi đấu sau:
- Thi đấu loại trực tiếp.
- Thi đấu vòng tròn.
- Thi đấu hỗn hợp.
CHƯƠNG III: ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU VÀ THỦ TỤC TRẬN ĐẤU.
Điều 8: Hiệp đấu và thời gian thi đấu:
8.1 Mỗi trân đấu được tiến hành trong 3 hiệp, VĐV nào thắng hai hiệp là thắng trận.
8.2 Thời gian thi đấu mỗi hiệp là 3 phút.
8.3 Thời gian nghỉ giữa hiệp đấu là 1 phút rưỡi(90 giây).
8.4 Thời gian nghỉ điều trị chấn thương cho mỗi một VĐV trong 1 trận đấu tối đa là 3 phút.
8.5 Nếu một hiệp đấu đang diễn ra mà có sự cố phải dừng thì bắt đầu lại hiệp đấu nếu:
8.5.1 Trước 60 phút hiệp đấu sẽ tiếp tục tính từ khi tạm dừng hiệp đấu
8.5.2 Sau 60 phút chỉ tính hiệp đấu đã kết thúc và bắt đầu lại từ hiệp mới
Điều 9: Cách phân định thắng thua trong 1 hiệp đấu.
VĐV thắng 1 hiệp khi:
9.1 Đẩy đối phương ngã hoặc có 1 điểm bất kỳ của cơ thể ngoài 2 bàn chân chạm nền sân.
9.2 Đẩy 1 chân hoặc cả 2 chân của đối phương ra khỏi vạch giới hạn của sân đấu.
9.3 Làm cho đối phương 2 tay rời khỏi gậy.
9.4 Làm cho đối phương để đầu gậy chạm nền sân.
9.5 Làm cho đối phương cầm 1 hoặc 2 tay vượt quá phần gậy của mình.
9.6 Đối phương bỏ cuộc hoặc ngưng trận do chấn thương không thể thi đấu tiếp
9.7 Đối phương bị truất quyền thi đấu.
9.8 Nếu sau 3 phút thi đấu của 1 hiệp, hai VĐV chưa phân định thắng thua thì xét phân định thắng thua theo thứ tự như sau: Lỗi cảnh cáo; Xét số cân VĐV; Bốc thăm.
Điều 10: Cách cầm gậy:
10.1 VĐV chỉ được dùng bàn tay và các ngón tay để cầm gậy được phép tỳ vào phần cơ thể thông qua bàn tay từ thắt lưng xuống đến đầu gối nhưng không được rời 2 tay ra khỏi gậy. (Các VĐV không được dùng bất kỳ chất liệu gì quấn vào gậy.)
10.2 Khi chuẩn bị thi đấu, điểm giữa gậy phải đúng tâm của sân thi đấu và 2 VĐV phải cầm gậy song song với sân đấu, không được cầm vượt quá phần gậy quy định của của mỗi bên.
Điều 11: Cách tính điểm và xếp hạng (áp dụng trong thi đấu vòng tròn)
11.1 Cách tính điểm: VĐV thắng trận đấu được 2 điểm, VĐV thua 1 điểm, VĐV bỏ cuộc 0 điểm.
11.2 Cách xếp hạng: Cộng tất cả điểm VĐV đạt được trong từng bảng đấu, vòng đấu nền VĐV nào nhiều điểm hơn sẽ xếp trên.
- Trong truờng hợp 2 VĐV bằng điểm nhau thì VĐV nào thắng trong lần gặp nhau trực tiếp sẽ xếp trên.
- Trong trường hợp 3 VĐV trở lên bằng điểm nhau thì xét phân định thắng thua như sau:
+ Xét đối đầu trực tiếp.
+ Hiệu số hiệp thắng trên hiệp thua.
+ Lỗi vi phạm cảnh cáo
+ Bốc thăm.
Điều 12: Lỗi vi phạm và hình thức xử phạt:
12.1 Lỗi vi phạm
12.1.1 Có hành động thô bạo, có hành vi phản ứng, không tuân thủ lệnh của trọng tài.
12.1.2. Có lời nói, hành vi thiếu văn hoá xúc phạm ban tổ chức, trọng tài, đối phương và khán giả
12.1.3 VĐV có biẻu hiện gian lận trong thi đấu.
12.1.4 Cố tình tháo đầu gậy, giật gậy một cách đột ngột, rời tay khỏi gậy.
12.1.5. Bật nhẩy (2 chân rời mặt sân) về sau hoặc sang ngang.
12.2. Hình thức xử phạt:
12.2.1. Cảnh cáo (Cảnh cáo 2 lần bị truất quyền thi đấu).
12.2.2. Nếu vi phạm lỗi (12.1.4;12.1.5) trong điều 12 sẽ bị xử thua hiệp đó.
12.2.3. Truất quyền thi đấu.
Điều 13: Thủ tục trận đấu:
13.1 Trước khi bắt đầu một trận đấu, trọng tài phát thanh hai VĐV vào ghế ngồi (VĐV mang đai mầu đỏ ngồi bên tay phải bàn BTC, VĐV mang đai mầu xanh ngồi bên tay trái bàn BTC).
13.2 Khi bắt đầu một trận đấu trọng tài chính, trọng tài biên điều khiển trận đấu ra giữa sân thi đấu mặt hướng về bàn BTC và mời hai VĐV vào sân thi đấu.
13.3 Sau khi 2 VĐV đã vào sân (2 VĐV đứng hai bên hai trọng tài) lúc đó trọng tài phát thanh giới thiệu trận đấu (tên VĐV, đơn vị, màu đai, tên trọng tài chính và trọng tài biên điều khiển trận đấu). Trọng tài phát thanh giới thiệu đến tên VĐV, trọng tài nào thì VĐV, trọng tài đó tiến lên một bước cúi chào BTC và khán giả. Sau đó trọng tài chính cho 2 VĐV bốc thăm chọn sân và chọn đầu gậy.
13.4 Chuẩn bị cho hiệp đấu: Sau khi các VĐV đã hoàn thành tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh "cầm gậy" các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của luật, trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, mắt quan sát 2 VĐV, khi các VĐV đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật hô dự lệnh: ''chẩn bị'' sau đó thổi hồi còi ngắn làm ''động lệnh'' cho hiệp đấu bắt đầu đồng thời buông 2 tay cầm gậy gập khửu tay lên trên.
13.5 Khi kết thúc hiệp đấu trọng tài chính tuyên bố VĐV thắng hiệp đấu bằng cách trọng tài chính và VĐV hướng về bàn ban tổ chức, dùng tay cầm tay VĐV thắng giơ lên cao để báo hiệu VĐV thắng, đồng thời trọng tài phát thanh tuyên bố tên VĐV thắng hiệp đấu, sau đó cho 2 VĐV nghỉ 90 giây.
13.6 Hiệp 2 các VĐV đổi vị trí trên sân.
13.7 Nếu sau 2 hiệp chưa phân định được VĐV thắng cuộc, 2 VĐV nghỉ 90 giây sau đó tiếp tục thi đấu hiệp 3 ( hiệp quyết thắng ) các VĐV sẽ bốc thăm lại để chọn sân và chọn đầu gậy.
13.8 Khi kết thúc trận đấu trọng tài chính và 2 VĐV mặt hướng về bàn ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, khi trọng tài phát thanh tuyên bố tên VĐV thắng cuộc và tỷ số trân đấu trọng tài chính cầm tay VĐV thắng cuộc giơ lên cao, sau đó các VĐV rời khỏi sân.
CHƯƠNG IV. BAN TỔ CHỨC VÀ TRỌNG TÀI
Điều 14. Thành phần Ban tổ chức
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng ban tổ chức.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng ban tổ chức.
Điều 18. Thành phần ban trọng tài
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổng trọng tài
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó tổng trọng tài
Điều 21. Nhiệm vụ của tổng thư ký.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài chính.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài biên
Điều 24. Nhiệm vụ của trọng tài phát thanh.
Điều 25. Nhiệm vụ của tiểu ban y tế.
Điều 26. Trang phục của trọng tài.
CHƯƠNG V: VẬN ĐỘNG VIÊN- CHỈ ĐẠO VIÊN.
Điều 27: Trang phục thi đấu của VĐV.
27.1. Các VĐV tham gia thi đấu phải mặc trang phục quần, áo thể thao (Quần ngắn, áo phông) đi giầy thể thao (phải là đế mềm, nếu có núm phải là núm cao su) hoặc đi chân đất, tay có thể đeo găng, thắt đai lưng theo quy định: VĐV gọi tên trước thắt đai màu đỏ, VĐV gọi sau thắt đai màu xanh.
27.2. Các VĐV không được đội mũ, đeo đồng hồ, nhẫn, vòng tay, các vật trang sức trong khi thi đấu.
27.3 đối với các hội thi dân tộc thiểu số VĐV có thể mặc trang phục thi đấu theo bản sác dân tộc mình.
Điều 28: Nhiệm vụ- Quyền hạn của vận động viên.
28.1. Vận động viên phải chấp hành tốt luật, điều lệ giải và các quy định của ban tổ chức.
28.2. Phải tuân thủ theo quyết định của ban tổ chức và trọng tài.
28.3. Phải tôn trọng huấn luyện viên, vận động viên đội ban, khán giả
28.4. Nghiêm cấm những hành vi thiếu văn hoá trái với tinh thần thể thao xã hội chủ nghĩa.
28.5. Vận động viên chỉ đuợc phép ra khỏi sân thi đấu khi có hiệu lệnh của trọng tài chính.
28.6. Đến giờ thi đấu VĐV phải có mặt ở khu sân dành cho các VĐV, nếu trọng tài gọi tên đến lần thứ 3 trong khoảng thời gian 3 phút mà VĐV đó không có mặt coi như VĐV đó bỏ cuộc.
28.7 Nghiêm cấm những hành động thô bạo, cố tình hãm hại đối phương, các VĐV phải tuân thủ theo hiệu lệnh của trọng tài. Khi trọng tài có hiệu lệnh dừng hiệp đấu, trận đấu các VĐV phải dừng thi đấu ngay.
28.8 Những VĐV phạm luật hoặc có những hành vi thô bạo thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.
Điều 29. Nhiệm vụ- quyền hạn của trưởng đoàn, huấn luyện viên, chỉ đạo viên.
Điều 30. Nhiệm vụ của săn sóc viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_day_gay_2572.doc