Luật giáo dục cần bổ sung quy định về quyền được học tập trong môi trường an toàn

“Điều 91. Trách nhiệm của xã hội 1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: .b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; phòng, chống 29 Điểm b khoản 1 Điều 91 của Dự thảo ngày 27/3/2019 có nội dung: “1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: .b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học”. bạo lực học đường”. 6) Bổ sung một điều vào Chương VI của Dự thảo về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” nhằm khẳng định quyền đặc biệt quan trọng này. Đồng thời khẳng định trách nhiệm của nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong việc bảo đảm cho người học được học tập trong môi trường an toàn. Điều này có nội dung như sau: “Điều. Quyền được học tập trong môi trường an toàn 1. Người học được hưởng môi trường học tập an toàn. 2. Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy, đào tạo bảo đảm cho người học được học tập trong môi trường an toàn, góp phần hình thành, phát triển toàn diện về trí tuệ, phẩm chất, năng lực và nhân cách của người học. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về môi trường học tập an toàn của hệ thống giáo dục quốc dân. 4. Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ áp dụng quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về môi trường học tập an toàn hoặc ban hành các quy định khác nhằm cụ thể hoá quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học nhưng không được trái pháp luật và quyền của người học”

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật giáo dục cần bổ sung quy định về quyền được học tập trong môi trường an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT GIÁO DỤC CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG AN TOÀN Tóm tắt: Quyền được học tập trong môi trường an toàn là quyền đặc biệt quan trọng của người học và là tiền đề căn bản để người học phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và nhân cách. Nghiên cứu bổ sung quy định về quyền được học tập trong môi trường an toàn sẽ giúp hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2012. Ngô Hữu Phước* * TS. Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Abstract Rights to study in a safety environment is an especially important right of the learners and also a substantial premise for the learners to comprehensively develop thier intellectual, physical and personality. The studies on supplements of provisions on the right to study in a safety environment would help improving the draft law (amended) of the Education Law of 2012. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền học tập; Luật Giáo dục; bạo lực học đường; môi trường học tập an toàn Lịch sử bài viết: Nhận bài : 03/04/2019 Biên tập : 15/04/2019 Duyệt bài : 22/04/2019 Article Infomation: Keywords: rights to study; Law on Education; school violations; safety learning environment Article History: Received : 03 Apr. 2019 Edited : 15 Apr. 2019 Approved : 22 Apr. 2019 1. Đặt vấn đề Trong thời gian gần đây, từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông đến bậc đại học ở nước ta đang xuất hiện tình trạng báo động về sự an toàn của môi trường học đường mà nổi cộm là ba vấn đề sau đây: 1 Xem: https://nld.com.vn/thoi-su/bat-luc-voi-bao-luc-hoc-duong-20171212220034111.htm (truy cập lúc 10h ngày 19/01/2018) Một là, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể là, tình trạng học sinh, sinh viên thành lập các phe nhóm đánh nhau, thực hiện các hành vi bạo lực, bắt nạt người học yếu thế1 vì các lý do liên quan đến sự khác biệt về chính kiến, quan điểm cá nhân, tình bạn, tình yêu...; thậm chí còn có cả giáo viên BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 7(383) T4/2019 nam đánh nhau với học sinh nữ2 và vụ việc đặc biệt nghiêm trọng vừa diễn ra tại trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và trường THCS Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là hai vụ việc điển hình3; bảo mẫu, cô giáo mầm non, thầy cô giáo trường tiểu học, trung học cơ sở đánh đập, hoặc có lời nói, hành vi mang tính chất bạo lực với trẻ; phụ huynh, học sinh, sinh viên đánh, chửi thầy cô giáo4 Hai là, hiện tượng cá nhân, tổ chức tội phạm đưa các chất ma tuý, chất gây nghiện được “chế biến” có hình dạng hấp dẫn, đẹp mắt như những viên kẹo hoặc có hình trái cây hấp dẫn hoặc pha trộn vào các loại nước giải khát xâm nhập vào nhà trường và các cơ sở giáo dục để dụ dỗ, lừa đảo hoặc bán cho học sinh, sinh viên5. Ba là, tình trạng mất an ninh, trật tự, tội phạm và tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ, ma tuý6, đá gà, nhậu nhẹt, đặc biệt là tình trạng mất an ninh trật tự xung quanh trường học, cơ sở giáo dục; không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa cơm của học sinh nhất là các trường bán trú; thiếu an toàn trong công tác phòng, chống tai nạn dẫn đến người học bị chết hoặc bị thương tích nghiêm trọng7, cháy nổ, thiên tai ở một số cơ sở giáo dục Chính phủ đã ban hành Nghị định 2 Xem: (truy cập lúc 15 h ngày 19/01/2018) 3 https://bnews.vn/vu-nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-o-hung-yen-bo-gd-dt-chi-dao-xu-nghiem/117115.html (truy cập ngày 02/3/2019); https://thanhnien.vn/giao-duc/nu-sinh-lop-7-o-nghe-an-bi-ban-danh-hoi-dong-do-tung-tin-that-thi- et-1066585.html (truy cập ngày 03/4/2019). 4 Xem: https://thanhnien.vn/giao-duc/lo-ngai-ung-xu-cua-phu-huynh-voi-giao-vien-760634.html (truy cập lúc 12h ngày 29/01/2018); https://laodong.vn/giao-duc/dinh-chi-giang-day-co-giao-danh-22-hoc-sinh-bam-tim-666330.ldo (truy cập ngày 03/4/2019) 5 Hiện nay bọn tội phạm ma tuý đã đưa vào Việt Nam một loại ma tuý có hình dạng giống “quả dâu tây” để xâm nhập vào nhà trường và các cơ sở giáo dục. Thông tin này đang gây hoang mang, lo lắng cho các phụ huynh và xã hội . Xem thêm thông tin tại địa chỉ website: tinh-mang/24931.vgp (tuy cập lúc 11h ngày 29/01/2018) 6 Xem thêm thông tin về tình trạng ma tuý học đường tại địa chỉ website: phap-phong-chong-ma-tuy-hoc-duong-208376.html (truy ccajp lúc 11h30 ngày 29/01/2018). 7 Xem thông tin tại địa chỉ website của báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/nam-sinh-bi-betong-roi-tu-vong-truong-phai-chiu- trach-nhiem-20171019141339319.htm; https://tuoitre.vn/vu-hs-gay-chan-hieu-truong-moi-nho-ra-co-di-taxi-vao- truong-1246855.htm (truy cập ngày 20/01/2018). Số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường. Nghị định này quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP chỉ bó hẹp ở khía cạnh phòng chống bạo lực học đường và các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, nên Nghị định này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của gia đình, nhà trường và xã hội. Theo đó, người học cần phải được học tập trong một “môi trường an toàn” theo nghĩa rộng của nó, bao gồm các yếu tố liên quan đến hành vi của người dạy, người học, cơ sở vật chất và môi trường xã hội nơi có trụ sở của trường học và cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, Luật sửa BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 7(383) T4/2019 đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục cần bổ sung điều khoản quy định về “quyền được học tập trong môi trường an toàn”. Đây có thể coi như là một “tuyên ngôn” và cam kết về trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của nhà trường và các cơ sở giáo dục nói riêng đối với gia đình, xã hội và người học về việc bảo đảm cho người học được hưởng “quyền được học tập trong môi trường an toàn”. 2. Nội hàm của quyền được học tập trong môi trường an toàn Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định: “Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần”. Theo đó, có thể hiểu rộng ra, “môi trường học tập an toàn” là môi trường học tập mà ở đó người học được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và được bảo vệ để chống lại những hành vi, những mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người học. Đồng thời, “môi trường học tập an toàn” cũng có nghĩa là quyền được học tập của người học phải được bảo đảm, không bị gián đoạn, chia cắt, hạn chế, tước bỏ bởi những lý do, nguyên nhân ngoài ý chí chủ quan của người học (như trường học hoặc cơ sở giáo dục bị giải thể do không đạt chuẩn về cơ sở vật chất8, do thiếu đội ngũ giảng viên cơ hữu nên trường, cơ sở giáo dục không tuyển sinh được9; hoặc trường, cơ sở giáo dục không đảm bảo chất lượng hoặc thầy cô giáo có hành vi phạm đạo đức 8 Xem: .vnn (truy cập lúc 7h30 ngày 26/01/2018) 9 Xem: lop-1-20150905232113358.htm; dong-cua-giai-the-1384147229;https://thanhnien.vn/giao-duc/nguy-co-nhieu-truong-dh-dong-cua-613699.html. (truy cập lúc 8h ngày 26/01/2018). 10 Xem: https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nhieu-truong-dh-cd-co-nguy-co-dong-cua-khong-the-kinh-doanh-giao- duc-430838.vov; tre-20170 (truy cập lúc 8h ngày 20/01/2018). 11 Xem: https://tuoitre.vn/truong-dh-hung-vuong-tphcm-truoc-nguy-co-bi-giai-the-976138.htm (truy cập lúc 9h ngày 20/01/2018). nghề nghiệp10 hoặc trường, cơ sở giáo dục bị đình chỉ hoạt động, ngừng tuyển sinh vì lý do mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo, dẫn đến mất khả năng điều hành hoạt động của nhà trường, mâu thuẫn nội bộ kéo dài ảnh hưởng uy tín của trường và môi trường giáo dục11...). Nhìn một cách tổng quan, có 3 nhóm yếu tố sau đây tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học. Thứ nhất, các yếu tố đến từ nhà trường và cơ sở giáo dục bao gồm các yếu tố bên ngoài (yếu tố xã hội) như: vị trí xây dựng trường và cơ sở giáo dục (gần chợ, trung tâm thương mại, giải trí, khu cai nghiện, khu vực sản xuất có chất thải và môi trường độc hại; khu dân cư mất trật tự an toàn, nhiều người nghiện ma tuý, trộm cắp, cướp giật, đua xe, cờ bạc, mại dâm ). Các yếu tố bên trong liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học tập như: phòng học, bàn ghế, bảng, cửa phòng học, cửa sổ, hệ thống điện nước, quạt, máy lạnh bị hư hỏng, xuống cấp hoặc bị sụt lún, nứt vỡ, phòng học quá nhỏ, quá thấp, quá chật chội, quá nóng, quá lạnh Khi các điều kiện này không đảm bảo tiêu chuẩn thì người học luôn có nguy cơ đối mặt với những rủi ro đối với tính mạng, sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách. Thứ hai, các yếu tố từ người chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục liên quan đến đạo đức, nhân cách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bảo mẫu và thầy cô giáo, người quản BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 7(383) T4/2019 lý nhà trường và cơ sở giáo dục12. Các yếu tố này được thể hiện qua hành vi, cử chỉ, lời nói, nội dung, phương pháp, kỹ năng giảng dạy và quản lý. Với nhóm yếu tố này, môi trường học tập sẽ không an toàn nếu người đội ngũ bảo mẫu, thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục không đạt chuẩn về đạo đức, trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Biểu hiện của không đạt chuẩn đạo đức đó là thầy cô giáo, bảo mẫu người quản lý có hành vi đánh đập, sỉ nhục, lạm dụng, phân biệt đối xử với người học hoặc chăm sóc, nuôi dạy bằng phương pháp phản khoa học, chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc theo quan điểm phản khoa học “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” làm ảnh hưởng, tổn thương cả về tính mạng, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của người học. Những hành vi này là một yếu tố làm cho người học không được hưởng quyền “học tập trong môi trường an toàn”13. Thứ ba, các yếu tố đến từ chính người học mà điển hình là bạo lực học đường, một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính. Hành vi này mang tính thù địch, có liên quan đến cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói, hành vi và thái độ như đe dọa, chỉ trích, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đánh đập, kết bè phái, phe nhóm có tính chất bạo lực14 những hành vi này làm cho người học không có môi trường an toàn để học tập, rèn luyện tại các nhà trường hoặc cơ sở giáo dục. Những phân tích ở trên cho thấy, môi trường học tập an toàn là môi trường học tập mà người học được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của 12 Xem thêm: https://laodong. vn/lao-dong-cuoi-tuan/nha-giao-thieu-dao-duc-nhan-cach-nhung-giot-nuoc-tran-ly-643540.bld (truy cập lúc 8h ngày 26/01/2018); https://baomoi.com/vu-bao-mau-danh-dap-tre-da-man-o-tp-hcm-neu-du-co-so-se-xu-ly-hinh- su/c/24090185.epi (truy cập lúc 9h ngày 26/01/2018); 13 Xem thêm “báo động tình rạng xuống cấp đạo đức của người thầy” tại: dong-tinh-trang-xuong-cap-dao-duc-nguoi-thay-1173763100.htm (truy cập lúc 10h ngày 26/01/2018) 14 Xem thêm: (truy cập lúc 8h ngày 27/01/2018). 15 Khoản 13 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016. 16 Điều 3 của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP. từng quốc gia và vùng miền cụ thể. Do vậy, chúng tôi cho rằng, để đảm bảo cho người học được hưởng quyền học tập trong môi trường an toàn thì nhà trường, các cơ sở giáo dục phải bảo đảm được các yếu tố sau đây: (i) Nhà trường và cơ sở giáo dục Trước hết, vị trí để xây dựng nhà trường và cơ sở giáo dục không nằm cạnh cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ15 hoặc vùng cảnh báo nguy hiểm có nhiều khả năng gánh chịu các sự cố thiên tai như: sạt lở đất, lũ lụt, triều cường, động đất... Để bảo đảm an toàn cho người học, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phải có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học; có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú; có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng; thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận16. (ii) Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nơi có trường học và cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 7(383) T4/2019 hội để người học yên tâm học tập, không bị ảnh hưởng, “lây nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội từ bên ngoài như sử dụng ma tuý, mại dâm, cờ bạc, đua xe, trộm cắp, cướp giật Trách nhiệm của chính quyền địa phương thể hiện ở cả hai cấp độ dự báo và xử lý các tình huống phát sinh. Cụ thể, chính quyền địa phương phải trù liệu được những nguy cơ, khả năng và tác động xấu của xã hội nói chung và địa phương nói riêng đối với môi trường giáo dục để có phương án hành động phù hợp gồm: kế hoạch bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương; phòng chống tội phạm; các phương án bảo vệ; lực lượng bảo vệ; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị hữu quan để bảo đảm an toàn cho trường học và cơ sở giáo dục. (iii) Đội ngũ bảo mẫu, thầy cô giáo và người làm công tác quản lý giáo dục Để đảm bảo cho người học được quyền học tập trong môi trường an toàn có một phần rất lớn phụ thuộc vào người thầy bao gồm bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ (nhà trẻ, trường mầm non), bảo mẫu và thầy cô giáo (bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) và thầy cô giáo, giảng viên (các trường trung cấp, cao đẳng và đại học), đặc biệt là đạo đức và nhân cách của người thầy. Bởi lẽ, nếu người thầy không đạt chuẩn về đạo đức, và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người học sẽ bị ảnh hưởng xấu hoặc trở thành nạn nhân trực tiếp của các hành vi đánh đập, phân biệt đối xử, xúc phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra có nguyên nhân từ chính hành vi, thái độ và đạo đức của người thầy gây ra cho người học, điển hình như: bảo mẫu, cô giáo đánh đập trẻ mầm non; thầy cô giáo “trừng phạt” học sinh bằng các hành vi đánh, tát, quỳ hoặc xúc phạm danh dự khiến học sinh xấu hổ, tìm đến cái chết; thầy cô giáo, cán bộ giảng viên rủ rê, gạ gẫm học sinh, sinh viên “đổi tình lấy điểm”17 17 Xem: https://tuoitre.vn/thay-giao-ga-nu-sinh-doi-tinh-lay-diem-152655.htm; thi-ga-nu-sinh-doi-tinh-lay-diem-119019.html (truy cập lúc 10h ngày 21/01/2018). 3. Quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền được học tập trong môi trường an toàn Trên bình diện quốc tế, các nước có hệ thống giáo dục phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Italia, Vương quốc Anh, Mỹ, Canada, đặc biệt là Phần Lan, một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới hiện nay, đều có các quy định về quyền được học tập trong môi trường an toàn. Luật Giáo dục của Phần Lan bao hàm nhiều điều khoản quy định trách nhiệm của nhà nước, của các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường học tập an toàn cho người học. Ví dụ, Mục 29 Chương VII Luật Giáo dục của Phần Lan về “Quyền được hưởng môi trường học tập an toàn”, quy định: “1. Học sinh đi học sẽ được hưởng một môi trường học tập an toàn. 2. Nhà trường phải lập kế hoạch, thiết kế chương trình trong đó có tính đến bảo vệ học sinh, chống lại bạo lực, bắt nạt và quấy rối, thực hiện, giám sát tuân thủ và đánh giá kế hoạch. Hội đồng Giáo dục quốc gia ban hành các quy định trong chương trình khung liên quan đến việc xây dựng kế hoạch trên (sửa đổi 477/2003). 3. Nhà trường sẽ áp dụng các quy tắc hoặc ban hành các quy định khác áp dụng nhằm đảm bảo trật tự nội bộ trong trường, nhưng cũng không làm hạn chế việc học tập và sự an toàn và sự hài lòng của cộng đồng trường học (sửa đổi 477/2003). 4. Nội quy của nhà trường và các quy định khác được quy định trong Tiểu mục 29.3 sẽ đảm bảo sự trật tự và mọi người có hành vi thích hợp cho sự an toàn và sự hài lòng. Các quy định trên có thể bao gồm cả việc xử lý tài sản của trường và việc ở và đi lại trong khu vực trường (sửa đổi 477/2003)”. Điều 11 Luật Giáo dục cơ bản của Nhật Bản (năm 2006) quy định: “Giáo dục BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 7(383) T4/2019 mầm non là nền tảng cho sự hình thành nhân cách, do đó, các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương sẽ cố gắng thức đẩy việc giáo dục bằng cách cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ và nhiều cách thức khác”18. Luật Giáo dục của Canada năm 2012 quy định: “Sinh viên sẽ góp phần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh. Và như vậy, họ sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục công dân, chống bắt nạt và chống bạo lực do nhà trường tổ chức” (Điều 18.1); “Ban giám hiệu có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch chống bắt nạt và chống bạo lực và bất kỳ bản sửa đổi nào của kế hoạch này, được đề xuất bởi hiệu trưởng. Mục đích chính của kế hoạch để ngăn chặn tất cả các hình thức bắt nạt và bạo hành nhằm vào học sinh, giáo viên hoặc bất cứ nhân viên nào trong nhà trường. Ngoài các yếu tố mà Bộ trưởng yêu cầu theo quy định, kế hoạch phải bao gồm: (3) các biện pháp để khuyến khích phụ huynh hợp tác trong việc phòng ngừa và ngăn chặn bắt nạt và bạo lực, tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và an toàn” (Điều 75.1.). “Ban giám hiệu sẽ cân nhắc rằng, mỗi trường học cần cung cấp một môi trường học tập lành mạnh và an toàn, cho phép mọi học sinh phát huy hết tiềm năng của mình, không bị bắt nạt hay bạo lực. Điều này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng trong công tác ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bắt nạt và bạo lực” (Điều 210)19. Phần 102 Luật Giáo dục của Hoa Kỳ năm 1994 quy định: “(7) Trường học an toàn, có kỷ luật, 18 19 Xem: 20 Xem: https://www.govtrack.us/congress/bills/103/hr1804/text 21 Xem: 22 Xem: 23 Xem: không rượu bia và các chất kích thích; (A) Từ năm 2000, mọi trường học ở Hoa Kỳ sẽ không còn ma túy, bạo lực, sử dụng súng trái phép, rượu bia và sẽ xây dựng một môi trường kỷ luật tập trung học tập. (B) Những mục tiêu cần đạt được bao gồm: (ii) bố mẹ, các doanh nghiệp, các tổ chức cơ quan nhà nước và cộng đồng sẽ phối hợp để đảm bảo quyền lợi của học sinh trong việc có được một môi trường học tập an toàn, không có ma túy, tội phạm và các trường học này sẽ cung cấp một môi trường lành mạnh và là nơi an toàn cho mọi trẻ”20. Điều 158G Luật Giáo dục của New Zealand năm 1989, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định: “Nhà tài trợ của các trường học liên kết phải cung cấp một môi trường an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh”21. Điều 27 Luật Giáo dục Hàn Quốc năm 2008 quy định: “(2) Chính phủ và các cơ quan chức năng ở địa phương sẽ thiết lập và thực hiện các chính sách cần thiết cho việc xây dựng nhà ở phúc lợi cho sinh viên để sinh viên có được một môi trường sống an toàn”22. Điều 84 Luật Giáo dục Malaysia năm 1996, sửa đổi năm 2006 quy định: “Một cơ sở giáo dục có thể bị từ chối nếu:a. Không đáp ứng được những tiêu chuẩn về sức khỏe và sự an toàn”23. Như vậy, mặc dù cách thức diễn đạt và quy định trong Luật Giáo dục của các nước có khác nhau, nhưng tinh thần, nội dung của các văn bản này đều giống nhau ở việc ghi nhận quyền của người học “được học tập trong môi trường an toàn”. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 7(383) T4/2019 4. Kiến nghị Từ thực tiễn xã hội của nước ta và từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung sau đây: 1) Bổ sung cụm từ “ danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm và... phòng chống bạo lực học đường” vào khoản 3 Điều 7024 của Dự thảo về nhiệm vụ của nhà giáo nhằm khẳng định và ràng buộc nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ “phòng chống bạo lực học đường”. Theo đó, khoản 3 Điều 70 Dự thảo được viết lại như sau: “3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm và các quyền, lợi ích chính đáng của người học; phòng chống bạo lực học đường”. 2) Bổ sung cụm từ “bảo vệ sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm và các”; bỏ từ “bảo vệ” tại khoản 8 Điều 82 của Dự thảo25 về quyền của người học để đảm bảo quyền của người học được học tập trong môi trường an toàn, góp phần ngăn ngừa và loại bỏ “bạo lực học đường”. Theo đó, khoản 8 Điều 82 Dự thảo được viết lại như sau: “8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng 24 Khoản 3 Điều 70 của Dự thảo ngày 27/3/2019 có nội dung: “3.Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. 25 Khoản 8 Điều 82 về quyền của người học của Dự thảo ngày 27/3/2019 có nội dung: “8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học”. 26 Khoản 1 Điều 87 của Dự thảo ngày 27/3/2019 có nội dung: “1. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ”. 27 Khoản 3 Điều 89 của Dự thảo ngày 27/3/2019 về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nội dung: “...3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ theo quy định”. 28 Điều 89. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh của Dự thảo ngày 27/3/2019 như sau: “1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ. 2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường. 3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ theo quy định”. nhà trường, bảo vệ sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. 3) Bổ sung cụm từ “phòng chống bạo lực học đường” vào khoản 1 Điều 87 của Dự thảo26 về trách nhiệm của nhà trường với ý nghĩa là “tuyên ngôn” về trách nhiệm của nhà trường nhằm góp phần phòng chống bạo lực học đường. Theo đó, khoản 1 Điều 87 Dự thảo được viết lại như sau: “1. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; phòng, chống bạo lực học đường; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ”. 4) Bổ sung khoản 3 Điều 89 của Dự thảo27 về trách nhiệm của cha mẹ và người giám hộ trong việc phòng chống bạo lực học đường với nội dung “3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan có thẩm quyền, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc phòng, chống bạo lực học đường”; chuyển khoản 3 của Dự thảo thành khoản 4. Theo đó, Điều 89 Dự thảo được viết lại như sau: “Điều 89. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh28 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 37Số 7(383) T4/2019 1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ. 2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường. 3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giao dục, cơ quan có thẩm quyền, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc phòng, chống bạo lực học đường. 4. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ theo quy định”. 5) Bổ sung vào điểm b khoản 1 Điều 91 của Dự thảo về trách nhiệm của xã hội29 cụm từ “phòng, chống bạo lực học đường” nhằm phát huy trách nhiệm của xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn. Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 91 Dự thảo được viết lại như sau: “Điều 91. Trách nhiệm của xã hội 1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: ...b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học; phòng, chống 29 Điểm b khoản 1 Điều 91 của Dự thảo ngày 27/3/2019 có nội dung: “1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: ....b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học”... bạo lực học đường”. 6) Bổ sung một điều vào Chương VI của Dự thảo về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” nhằm khẳng định quyền đặc biệt quan trọng này. Đồng thời khẳng định trách nhiệm của nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong việc bảo đảm cho người học được học tập trong môi trường an toàn. Điều này có nội dung như sau: “Điều... Quyền được học tập trong môi trường an toàn 1. Người học được hưởng môi trường học tập an toàn. 2. Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy, đào tạo bảo đảm cho người học được học tập trong môi trường an toàn, góp phần hình thành, phát triển toàn diện về trí tuệ, phẩm chất, năng lực và nhân cách của người học. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết về môi trường học tập an toàn của hệ thống giáo dục quốc dân. 4. Cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ áp dụng quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về môi trường học tập an toàn hoặc ban hành các quy định khác nhằm cụ thể hoá quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học nhưng không được trái pháp luật và quyền của người học” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục của New Zealand năm 1989 2. Luật Giáo dục của Mỹ năm 1994 3. Luật Giáo dục của Malaysia năm 1996 4. Luật Giáo dục của Phần Lan năm 2003 5. Luật Giáo dục của Nhật Bản 2006 6. Luật Giáo dục của Hàn Quốc năm 2008 7. Luật Giáo dục của Canada năm 2012 8. Luật Giáo dục năm 2012 9. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ngày 27/3/2019 9. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 38 Số 7(383) T4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_giao_duc_can_bo_sung_quy_dinh_ve_quyen_duoc_hoc_tap_tro.pdf