Luật lao động quốc tế trong hội nhập quốc tế
Kết luận Luật lao động quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế khu vực và toàn cầu, trực tiếp (hoặc gián tiếp) điều chỉnh và bảo vệ các quyền và lợi ích của con người nói chung, quyền lao động và an sinh xã hội của người lao động nói riêng. Nguồn của luật lao động quốc tế có các đặc điểm riêng, có tính chất đối tác xã hội trong quy trình thông qua các văn bản; nguồn có tính đặc thù như các thoả ước tập thể quốc tế, có sự linh hoạt và tính mềm dẻo về nội dung, hình thức và thủ tục áp dụng trong điều chỉnh các quan hệ quốc tế về lao động và việc làm. Luật lao động quốc tế có nguyên tắc và tính đặc thù riêng, quy định và khuyến nghị các quốc gia không quy định thấp hơn các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về các quyền lao động và việc làm trong thực tiễn pháp luật quốc gia. Ngoài ra, do tính chất đa dạng của các quan hệ xã hội mà luật lao động quốc tế điều chỉnh, việc hài hòa hóa pháp luật giữa luật quốc gia và luật quốc tế về lao động cần được ưu tiên thực hiện, trong đó đặc biệt chú ý đến quy định trong hai công ước của ILO (Công ước số 97 năm 1949 và Công ước số 143 nám 1975) về các quyền của người lao động di cư, được đối xử bình đẳng với người lao động bản địa (nước sở tại) hoặc giữa những người lao động di cư với nhau, được hường các điều kiện lao động và các chế độ khác. Đây cũng là nội dung cơ bản của nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc liên quan đến lao động và việc làm của người lao động trong tư pháp quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_lao_dong_quoc_te_trong_hoi_nhap_quoc_te.pdf