Kết quả trong mổ
Có hai cản trở chính của phẫu thuật là nguy
cơ của mở sọ, và hạn chế tầm nhìn của kính vi
phẫu. Hai vị trí kính hay bị khuất là vùng gần
thân não (Root entry zone‐ REZ)(2,9), và mặt trước
thần kinh và chèn ép có thể xảy ra bất cứ đâu
quanh rễ thần kinh hay dọc chiều dài(8). Các vị trí
này có thể thấy được với nội soi(4,5) nhất là ống
kính 30 độ. Việc tìm đầy đủ các nguyên nhân là
rất quan trọng, theo Jannetta, các nguyên nhân
đều được coi là bình đẳng như nhau trong việc
gây đau(1). Charles Teo công bố nghiên cứu trên
114 người bệnh mổ gải ép mạch, 113 thành công
dưới nội soi hỗ trợ. Có 38 người bệnh (33%): nội
soi bộc lộ những mạch khó nhìn (25%) hoặc
không thấy gì (8%) với kính vi phẫu. Trong thời
gian là 29 tháng, đau thuyên giảm hoàn toàn ở
112 BN (99,1%), tất cả không cần thuốc(11).
Lợi ích của nội soi hỗ trợ còn đi xa hơn. Nó
cho thấy dây V vẫn có thể bị chèn ép hay biến
dạng ngay cả khi làm với kính vi phẫu tưởng đã
rõ ràng. Kính vi phẫu vẫn hữu ích để thực hiện
thì đầu mổ giải ép bởi vì dễ dàng cho phẫu thuật
viên sử dụng. Tuy vậy, trong kỹ thuật của chúng
tôi nhằm xác định là nội soi đánh giá chất lượng
của cuộc mổ.
Mức độ rõ ràng về hình ảnh được nội soi
khẳng định khi các nguyên nhân mạch máu
chèn ép được nhìn rõ ở các người bệnh, ở độ nét
cao với ánh sáng và màu trung thực hơn. Sử
dụng các kỹ thuật tương tự, Jarrahy và cộng sự(6)
tìm thấy 14 trên 51 (28%) mạch chèn ép với duy
nhất kính nội soi và nhóm khác kính vi phẫu
không rõ ràng ở 21 người bệnh (25%) sau khi nội
soi kiểm chứng. El‐Garem và cộng sự(3) sử dụng
NS trên 42 trường hợp mổ giải áp dây V. Chèn
ép mạch thần kinh được tìm thấy ở tất cả các
người bệnh, nhưng tác giả không so sánh với
kính vi phẫu. Ở giữa hai nhóm King và cộng
sự(7) với Abdeen và cộng sự miêu tả 20 người
bệnh, nhưng không chỉ ra tình huống rằng nội
soi có ích ra sao. Rak và CS (10) sử dụng kỹ thuật
NS hỗ trợ trên 17 người bệnh đau dây V. Nội soi
làm tăng khả năng tầm nhìn trên 11 trường hợp,
tác giả thấy rằng nội soi có ích nhất là phần
ngoại biên của dây V trong hố Meckel, nơi mà
hay đốt tĩnh mạch của TK V. Tác giả cũng thông
báo tác dụng hữu ích của nội soi trong toàn bộ
các trường hợp, tỷ lệ giảm đau của nhóm người
bệnh là 100% trong thời gian trung bình29
tháng(10).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mổ đau dây V có nội soi hỗ trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 355
MỔ ĐAU DÂY V CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ
Bùi Huy Mạnh*
TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu sử dụng nội soi hỗ trợ trong mổ giải ép mạch vi phẫu điều trị đau dây V. Nhận xét
một số điểm lợi khi sử dụng nội soi hỗ trợ so với dùng kính vi phẫu thường dùng trong mổ giải ép thần kinh V.
Phương pháp: Chúng tôi đã tiến hành trên 15 người bệnh. Các người bệnh được tiến hành mổ giải ép vi
mạch với kính vi phẫu (pp Jannetta), trong quá trình mổ, nội soi được đưa vào nhằm tăng độ tin cậy của chẩn
đoán và kết quả giải ép. So sánh hình ảnh trong mổ của kính vi phẫu với nội soi: Số lượng nguyên nhân mạch
máu chèn ép thần kinh. Các chỉ số nghiên cứu khác: Thời gian mổ, thuận lợi và khó khăn khi có nội soi hỗ trợ,
biến chứng trong mổ do nội soi, kết quả giảm đau sau mổ.
Kết quả: Trong 15 bệnh nhân mổ, nội soi phát hiện được 16 nguyên nhân chèn ép mạch so với kính vi phẫu
phát hiện 14 nguyên nhân. Nguyên nhân phát hiện thêm ở vị trí gốc dây V phía thân não là góc khuất mà kính vi
phẫu (KVP) không quan sát được. Tất cả các người bệnh khi có nội soi đều có hình ảnh rõ ràng và khẳng định
chẩn đoán. Kết quả giảm đau sau mổ (A1+A2) chiếm 80% bệnh nhân. Không có tai biến trong mổ do nội soi.
Từ khóa: Phẫu thuật giải ép vi mạch, nội soi hỗ trợ giải ép vi mạch, đau dây V
ABSTRACT
RESULTS OF ENDOSCOPE – ASSISTED MICROVASCULAR DECOMPRESSION (EMD) FOR
TRIGEMINAL NEURALGIA
Bui Huy Manh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 355 – 359
Objectives: This study aims to assess the usefulness of endoscope ‐ assisted during microvascular
decompression (MVD) procedures for idiopathic trigeminal neuralgia (TN.)
Methods: Between 01‐01‐2014 and 05‐09‐ 2014, 15 MVD procedures were performed (Technique
Microscope + Endoscope).The informations have been noted: nerve‐vessel conflicts, images, complications,
advantages, disadvantages, pain relieve.
Results: Of 15 patients who undergone endoscope ‐ assisted microvascular decompression for
trigeminal neuralgia. Endoscope explores 16 causes while Microscope explores 14 causes. In two patients,
endoscope revealed arterial compression at REZ that was not seen with the miroscope. EMD has a clear
image and confirmed the diagnosis. There are 80% patients with relief pain (A1+A2). There are not any
postoperative complications.
Conclusion: EMD is a useful adjunct to MVD in the treatment of trigeminal neuralgia.
Key words: Microvascular decompression, endoscope‐assisted microvascular decompresion, trigeminal
neuralgia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ giải áp vi mạch (PT Jannetta) được
chứng minh là một trong những phương pháp
điều trị hiệu quả rất cao nhất trong điều trị đau
dây V nguyên phát. Sử dụng kính vi phẫu (KVP)
trong mổ tìm nguyên nhân chèn ép mạch máu
thần kinh là nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật.
Tuy nhiên, trên số lượng người bệnh gặp khó
khăn và thất bại có thể lên đến 12‐34%(1). Trong
một số trường hợp, không tìm được nguyên
nhân hoặc bỏ sót nguyên nhân làm thất bại kết
* Khoa Phẫu Thuật Thần Kinh – Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: Ths. Bùi Huy Mạnh, ĐT:0912969444, Email: drmanhhvd2014@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 356
quả điều trị. Nhiều tác giả trên thế giới đã đưa
thêm nội soi hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả tìm
nguyên nhân, tránh bỏ sót. Có một số nghiên
cứu bắt đầu công bố các kết quả ban đầu về mổ
giải áp vi mạch có nội soi hỗ trợ. Đầu năm 2014,
chúng tôi áp dụng nội soi cho 15 người bệnh và
có một số kết quả ban đầu.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 01‐01‐2014 đến 05‐09‐2014
chúng tôi mổ 15 người bệnh đau dây V có nội
soi hỗ trợ trên. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên
trong các người bệnh có chỉ định mổ đau dây V:
người bệnh kháng thuốc, thất bại với các
phương pháp khác, giải thích người bệnh đồng
ý. Kỹ thuật áp dụng là mổ với kính vi phẫu và có
nội soi hỗ trợ trong mổ theo miêu tả ở dưới đây.
Kết quả giảm đau đánh giá ngay sau mổ,
thời gian bệnh nhân trong viện. Giảm đau theo
thang điểm Roland Apfenbaum: A1 (hết đau,
không dùng thuốc), A2 (thỉnh thoảng đau, có thể
dùng thuốc liều thấp, không có tác dụng phụ
của thuốc), A3 (đau phụ thuộc thuốc, hoặc có tác
dụng phụ của thuốc), A4 (đau như cũ). Gọi là
giảm đau khi A1 hoặc A2. Gọi là không giảm
đau khi A3 hoặc A4. Trong mổ tìm các nguyên
nhân mạch máu chèn ép thần kinh, thống kê số
lượng các nguyên nhân. Các khó khăn và thuận
lợi khi thao tác nội soi, thời gian mổ, biến chứng
trong mổ, kết quả giảm đau sau mổ.
Kỹ thuật(11)
Sử dụng đường mổ sau xoang sigma
(Retrosigmoid). Người bệnh ở tư thế nằm ngửa
đầu nghiêng, cố định đầu bằng khung
Mayefield, có thể chuyển động được gáy. Gây
mê nội khí quản, rạch da 5cm sau tai, mở volet
xương đường kính khoảng 2cm dưới chỗ nối của
xoang ngang và xoang sigma. Mở màng cứng lật
phủ về phía xoang.
Bước 1: Dùng kính vi phẫu: Kỹ thuật chuẩn
vi phẫu, dây V được nhận biết sau khi vén nhẹ
tiểu não, hút bớt dịch não tủy ở bể lớn, phá
màng nhện.
Bước 2: Sau khi khám phá dây V qua kính vi
phẫu, ống kính cứng 30 độ đưa vào vùng góc
cầu làm nổi bật hình ảnh. Ống kính sử dụng là
ống kính chuẩn, KarlStorz loại 30 độ dùng cho
sọ não. Ống kính nội soi đi vào theo đường
thẳng hướng về phía dây V, giữ cán vị trí ngược
với xoang màng cứng. Ống kính được xoay bởi
cổ tay PTV cho phép nhìn rõ gốc dây V. Hướng
ống kính 30 độ bên, trung gian, trên hoặc dưới
đến khi khám phá rõ ràng. Để đạt được mỗi
hình, ống kính được điều chỉnh bằng cách xoay
tay cầm (rod lens) và cammera để giữ hình ảnh
trên phải và trục lý tưởng. Thì này quan trọng
nhất, phẫu thuật viên trực tiếp cầm ống kính, vỏ
não được che phủ bởi bông ướt. Các động tác
nhẹ nhàng và chậm. Khi khó khăn như chảy
máu phải được dừng lại và đưa KVP để cầm
máu ngay.
Hình 1: Ống kính kiểm tra mặt thân não của dây V Hình 2: Ống kính kiểm tra phần dây V đi vào hạch
Gasser
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 357
Nếu mạch nhìn rõ ràng được bằng KVP, nội
soi chỉ sử dụng định giá mức độ của giải ép và
đoạn cuối của cuộc mổ. Nếu chèn ép mạch được
thấy tốt hơn (hoặc chỉ duy nhất thấy được) nhờ
nội soi, nghĩa là mổ vi phẫu được kiểm soát dưới
nội soi.
Bước 3: Giải ép mạch được thực hiện bằng
cách đặt miếng Neuro‐Patch được tạo hình phù
hợp, ngăn giữa mạch máu chèn ép (offending
vessel) và đoạn gốc dây V. Khi có thể được,
miếng ngăn cách được gập một nửa dưới áp lực
làm tách hơn mạch máu và thần kinh.
Bước 4: Kiểm tra lại bằng nội soi, đánh giá lại
kết quả của miếng ngăn cách, vị trí, tư thế.
Bước 5: Đóng vết mổ: Kỹ thuật chuẩn bao
gồm kiểm tra chảy máu, dùng nước đuổi khí,
đóng kín màng cứng, đặt lại xương, đóng vết mổ
các lớp cân cơ, da.
Lưu ý: Ống kính NS được cẩn thận đưa vào
hố sọ sau dọc cạnh ống hút nhỏ. Dụng cụ được
duy trì để đầu ống kính luôn nhìn rõ trong mọi
thời gian, tránh có thể không nhìn thấy va chạm
với cấu trúc mềm mại mạch máu TK. Một số
trường hợp chỉnh sửa miếng giải ép qua nội soi:
dùng một tay phẫu tích và thao tác với miếng
giải ép với dụng cụ nội soi ở một tay và dụng cụ
mổ một tay còn lại. Đa số các trường hợp hút bớt
dịch não tủy, phẫu tích màng nhện, đặt bông che
phủ bề mặt tiểu não là đủ thao tác do đó không
cần dụng cụ vén não.
KẾT QUẢ
Khả năng ứng dụng
Nghiên cứu áp dụng nội soi hỗ trợ cho 15
người bệnh, tất cả đều được áp dụng thành
công. Thời gian mổ từng người bệnh là dưới 2
giờ.
Kết quả trong mổ
Có 15 người bệnh, trên kính vi phẫu phát
hiện được 14 nguyên nhân mạch máu xung đột
thần kinh, trên nội soi phát hiện được 16 nguyên
nhân. Có một người bệnh không có nguyên
nhân mạch máu chèn ép thần kinh, chỉ là dày
dính màng nhện.
Nội soi hỗ trợ phát hiện thêm được 2 nguyên
nhân trên 2 người bệnh, cả hai nguyên nhân là
những mạch nhỏ nằm ở phía thân não (REZ).
Các người bệnh còn lại nội soi giúp ích khẳng
định chẩn đoán trong mổ rõ ràng.
Kết quả giảm đau
Đa số người bệnh sau mổ giảm đau 80%
(12/15 người bệnh).
Không có tai biến cuộc mổ, không biến
chứng chảy máu, không tổn thương dây
VII,VIII ở tất các các người bệnh. Không có tai
biến do mổ cũng như do dụng cụ nội soi. Thời
gian dưới 2 giờ cho mỗi người bệnh.
Hình 1: Hình ảnh nội soi giống hình ảnh KVP: Phát
hiện một nguyên nhân tiếp xúc mạch máu‐ thần
kinh (Tĩnh mạch màu xanh)
Hình 2: Nội soi ống 30 độ nhìn về phía thân não phát
hiện thêm nguyên nhân thứ 2 là ĐM màu đỏ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 358
Biến chứng trong mổ do nội soi
Không có tai biến do nội soi trong mổ trên
các người bệnh nghiên cứu
BÀN LUẬN
Khả năng ứng dụng
Tất cả 15 người bệnh của chúng tôi đều áp
dụng thành công phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải
ép thần kinh.
Đa số các tác giả đều thống nhất, khả năng ứng
dụng nội soi hỗ cho mổ đau dây V là khả thi. Với
Charles Teo, áp dụng nội soi cho 114 người bệnh
thì thành công trên 113 người bệnh, còn một người
bệnh do dụng cụ nội soi trục trặc(11). Với nghiên
cứu trên 15 người bệnh, số lượng còn hạn chế
nhưng qua thực tế, khả năng áp dụng trên nhiều
người bệnh là có tính thực tiễn.
Kết quả trong mổ
Có hai cản trở chính của phẫu thuật là nguy
cơ của mở sọ, và hạn chế tầm nhìn của kính vi
phẫu. Hai vị trí kính hay bị khuất là vùng gần
thân não (Root entry zone‐ REZ)(2,9), và mặt trước
thần kinh và chèn ép có thể xảy ra bất cứ đâu
quanh rễ thần kinh hay dọc chiều dài(8). Các vị trí
này có thể thấy được với nội soi(4,5) nhất là ống
kính 30 độ. Việc tìm đầy đủ các nguyên nhân là
rất quan trọng, theo Jannetta, các nguyên nhân
đều được coi là bình đẳng như nhau trong việc
gây đau(1). Charles Teo công bố nghiên cứu trên
114 người bệnh mổ gải ép mạch, 113 thành công
dưới nội soi hỗ trợ. Có 38 người bệnh (33%): nội
soi bộc lộ những mạch khó nhìn (25%) hoặc
không thấy gì (8%) với kính vi phẫu. Trong thời
gian là 29 tháng, đau thuyên giảm hoàn toàn ở
112 BN (99,1%), tất cả không cần thuốc(11).
Lợi ích của nội soi hỗ trợ còn đi xa hơn. Nó
cho thấy dây V vẫn có thể bị chèn ép hay biến
dạng ngay cả khi làm với kính vi phẫu tưởng đã
rõ ràng. Kính vi phẫu vẫn hữu ích để thực hiện
thì đầu mổ giải ép bởi vì dễ dàng cho phẫu thuật
viên sử dụng. Tuy vậy, trong kỹ thuật của chúng
tôi nhằm xác định là nội soi đánh giá chất lượng
của cuộc mổ.
Mức độ rõ ràng về hình ảnh được nội soi
khẳng định khi các nguyên nhân mạch máu
chèn ép được nhìn rõ ở các người bệnh, ở độ nét
cao với ánh sáng và màu trung thực hơn. Sử
dụng các kỹ thuật tương tự, Jarrahy và cộng sự(6)
tìm thấy 14 trên 51 (28%) mạch chèn ép với duy
nhất kính nội soi và nhóm khác kính vi phẫu
không rõ ràng ở 21 người bệnh (25%) sau khi nội
soi kiểm chứng. El‐Garem và cộng sự(3) sử dụng
NS trên 42 trường hợp mổ giải áp dây V. Chèn
ép mạch thần kinh được tìm thấy ở tất cả các
người bệnh, nhưng tác giả không so sánh với
kính vi phẫu. Ở giữa hai nhóm King và cộng
sự(7) với Abdeen và cộng sự miêu tả 20 người
bệnh, nhưng không chỉ ra tình huống rằng nội
soi có ích ra sao. Rak và CS (10) sử dụng kỹ thuật
NS hỗ trợ trên 17 người bệnh đau dây V. Nội soi
làm tăng khả năng tầm nhìn trên 11 trường hợp,
tác giả thấy rằng nội soi có ích nhất là phần
ngoại biên của dây V trong hố Meckel, nơi mà
hay đốt tĩnh mạch của TK V. Tác giả cũng thông
báo tác dụng hữu ích của nội soi trong toàn bộ
các trường hợp, tỷ lệ giảm đau của nhóm người
bệnh là 100% trong thời gian trung bình29
tháng(10).
Các biến chứng do nội soi có thể gặp như tỳ
vào tiểu não gây dập não, ống kính gây chảy
máu tĩnh mạch Dandy, tổn thương dây VII, VIII.
Do các thao tác chưa quen và trường mổ bị hạn
chế. Một số tác giả đưa tay cầm robot để hạn chế
di chuyển ống nội soi, nhưng lại có nhược điểm
hạn chế độ linh động của ống kính. Trong nhóm
bệnh nhân của nghiên cứu chưa gặp trường hợp
tai biến nhưng cũng do số lượng người bệnh
chưa nhiều.
Với số lượng người bệnh còn hạn chế, các kết
quả ứng dụng nội soi cũng cần được thực hiện ở
nhiều người bệnh và có thời gian để đánh giá.
KẾT LUẬN
Áp dụng nội soi hỗ trợ cho 15 người bệnh
thu được kết quả: 100% (15/15) người bệnh áp
dụng thành công, nội soi tìm được nhiều nguyên
nhân hơn so với kính vi phẫu tìm. Tất cả các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 359
nguyên nhân tìm được trên nội soi đều cho hình
ảnh rõ ràng và tin cậy. Không có tai biến cuộc
mổ do nội soi gây ra.
Với số lượng người bệnh còn mới ở giai
đoạn áp dụng, cũng như số lượng ít người bệnh
mổ nội soi hỗ trợ trong các nghiên cứu khác so
với lượng người bệnh mổ kính vi phẫu nên kết
quả còn đang thảo luận. Tuy nhiên các lợi ích
thấy được là quan sát được rõ ràng, các vị trí
khó, hạn chế vén tiểu não, thời gian không kéo
dài hơn. Kết quả cần được thảo luận trên những
nghiên cứu với số lượng người bệnh lớn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baker FG, Jannetta PJ, Bissonette DJ, Larkins MV, Jho HD
(1996), The long‐term outcome of microvascular
decompression for trigeminal neuralgia. N Engl J Med
334:1077‐1083.
2. Boecher‐Schwarz HG, Bruehl K, Kessel G, Guenthner M,
Perneczky A, Stoeter P (1998), Sensitivity and specificity of
MRA in the diagnosis of neurovascular compression in
patients with trigeminal neuralgia. A correlation of MRA and
surgical findings. Neuroradiology 40:88‐95.
3. El Garem HF, Badr‐El‐Dine M, Talaat AM, Magnan J (2002),
Endoscopy as a tool in minimally invasive trigeminal
neuralgia surgery. Otol Neurotol 23:132‐135.
4. Friedman WA, Kaplan BJ, Gravenstein D, Rhoton AL Jr
(1985), Intraoperative brain‐stem auditory evoked potentials
during posterior fossa microvascular decompression. J
Neurosurg 62:552‐557.
5. Fukushima T (1978), Endoscopy of Meckel’s cave, cisterna
magna, and cerebellopontine angle. Technique note. J
Neurosurg 48:302‐306.
6. Jarrahy R, Berci G, Shahinian HK (2000), Endoscope‐assisted
microvascular decompression of trigeminal nerve. Otolaryngol
Head Neck Surg 123:218‐223.
7. King WA, Wackym PA, Sen C, Meyer GA, Shiau J, Deutsh H
(2001), Adjunctive use of endoscopy during posterior fossa
surgery to treat cranial neuropathies. Neurosurgery 49:108‐115.
8. Lee SH, Levy EI, Scarrow AM, Kassam A, Jannetta PJ (2000),
Recurrent trigeminal neuralgia attributable to veins after
microvascular decompression. Neurosurgery 46:356‐361.
9. Meaney JF, Eldridge PR, Dunn LT, Nixon TE, Whitehouse
GH, Miles JB (1995), Demonstration of neurovascular
compression in trigeminal neuralgia with magnetic resonace
imaging. Comparison with surgical findings in 52 consecutive
operative cases. J Neurosurg 83:799‐805.
10. Rak R, Sekhar LN, Stimac D, Hechl (2004), Endoscope‐
assisted microsurgery for microvascular compression
syndromes. Neurosurgery 54:876‐881.
11. Teo C (2006), Endoscope‐assisted microvascular
decompression for trigeminal neuralgia: Technique case
report, volume 59, operative neurosurgery
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_dau_day_v_co_noi_soi_ho_tro.pdf