Mô hình tính toán ô nhiễm không khí
Mô hình tính toán ô nhiễm không khíMỤC LỤC
I. Phương trình cơ bản để tính nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển 1
II. Công thức xác định sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo luật phân phối chuẩn Gauss 6
1. Công thức cơ sở 6
2. Diễn giải công thức mô hình Gauss cơ sở bằng phương pháp phân tích thứ nguyên 7
3. Sự biến dạng của mô hình Gauss cơ sơ 9
4. Hệ số khuyếch tán 11
5. Các cấp ổn định của khí quyển 12
III. Chiều cao hiệu quả của ống khói 14
IV. Sự lắng đọng bụi trong quá trình khuyếch tán khí thải từ các nguồn điểm cao 15
V. Tính toán khuyếch tán các chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao theo phương pháp BERLIAND M.E
1. Đối với khí và bụi nhẹ 18
2. Đối với bụi nặng cỡ hạt đồng chất 19
3. Khuyếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao trong điều kiện không gió 19
VI. Tính toán nồng độ trung bình của chất ô nhiễm trên mặt đất do các nguồn thải gây ra 20
VII. Xác định nồng độ tương đối tổng cộng trên mặt đất do nhiều nguồn điểm cao gây ra 22
25 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình tính toán ô nhiễm không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình tính toán ô nhiễm không khí
I. Phương trình cơ bản để tính nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển
Khi mô tả quá trình khuyếch tán chất ô nhiễm trong không khí bằng mô hình toán học thì mức độ ô nhiễm không khí thường được đặc trưng bằng trị số nồng độ chất ô nhiễm phân bố trong không gian và biến đổi theo thời gian.
Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình của nồng độ ô nhiễm trong không khí phân bố theo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình chuyển tải vật chất (hay là phương trình truyền nhiệt) và biến đổi hoá học đầy đủ như sau:
(1)
Trong đó:
C : Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí.
x,y,z: Các thành phần toạ độ theo trục Ox, Oy, Oz.
t : Thời gian.
Kx, Ky, Kz : Các thành phần của hệ số khuyếch tán rối theo các trục Ox, Oy Oz.
u,v,w : Các thành phần vận tốc gió theo trục Ox, Oy, Oz.
Wc : Vận tốc lắng đọng của các chất ô nhiễm
: Hệ số tính đến sự liên kết của chất ô nhiễm với các phần tử khác của môi
trường không khí.
: Hệ số tính đến sự biến đổi chất ô nhiễm thành các chất khác do những quá trình phản ứng hoá học xảy ra trên đường lan truyền.
Tuy nhiên pt (20) trên rất phức tạp và nó chỉ là một hình thức mô phỏng sự lan truyền ô nhiễm. Trên thực tế để giải phương trình này người ta phải tiến hành đơn giản hoá trên cơ sở thừa nhận 1 số điều kiện gần đúng bằng cách đưa ra các giả thuyết phù hợp với điều kiện cụ thể sau:
Nếu hướng gió trùng với trục Ox thì thành phần tốc độ gió chiếu lên trục Oy sẽ bằng 0, có nghĩa là v = 0.
Tốc độ gió thẳng đứng thường nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ gió nên có thể bỏ qua, có nghĩa là w = 0. Trong nhiều trường hợp, nếu xét bụi nhẹ thì Ws = 0 (trong trường hợp bụi nặng thì lúc đó ta sẽ cho Ws ¹0).
Nếu bỏ qua hiện tượng chuyển pha (biến đổi hoá học) của chất ô nhiễm cũng như không xét đến chất ô nhiễm được bổ sung trong quá trình khuyếch tán thì .
Như vậy sau các giả thiết và chấp nhận 1 số điều kiện gần đúng thì phương trình ban đầu được viết dưới dạng là:
(2)
Nếu giả sử rằng các hệ số là không đổi thì pt (2) được viết lại là :
(3)
Trong trường hợp không tính đến thành phần phi tuyến thì phương trình (3) được viết là: (4)
Ta thấy phương trình (4) là dạng phương trình truyền nhiệt 2 chiều. Tuỳ theo điều kiện ban đầu và điều kiện biên mà ta có các nghiệm giải tích khác nhau.
Để tìm nghiệm giải tích phương trình (4), đầu tiên xét bài toán truyền nhiệt 1 chiều có dạng sau:
, t = 0 (5)
Với điều kiện ban đầu :
: là một hàm liên tục
Đặt u(x, t) = X(x)T(t) vào phương trình truyền nhiệt ta được
hay (6)
Từ đó suy ra : (7)
(8)
Nghiệm của phương trình (7)
(Xem cách giải phương trình 7 trang 53 [7])
Nghiệm của phương trình (8)
Xem cách giải phương trình (8) trang 262 [6]
Khi đó nghiệm của phương trình vi phân (5) có dạng
(9)
là số thực bất kỳ .
Vì vậy ta chọn dấu dương của phương trình (9) và lập ra hàm số
(10)
Nếu các đạo hàm của phương trình (5) có thể tính được bằng cách vi phân thành phần dưới dấu tích phân của (10) thì có nghĩa phương trình (10) sẽ thoả mãn phương trình (5) hay phương trình (10) sẽ là nngiệm của phương trình (5).
Ngoài ra ta còn phải thoả mãn điều kiện ban đầu t = 0 . Khi đó ta có:
(11)
Sử dụng công thức tính tích phân Fourier ngược ta được
(12)
thay (12) vào (10) ta được
Xét tích phân I
Như vậy (13)
Đặt
Ta có (14)
Hàm số được gọi là nghiệm cơ sở của phương trình truyền nhiệt.
Hàm số này thoả mãn phương trình truyền nhiệt theo các biến (x,t) và có thể kiểm tra trực tiếp bằng cách lấy đạo hàm:
Vậy
Trở lại với phương trình lan truyền ô nhiễm 1 chiều () được viết lại với nguồn thải Q tại x = 0
(15)
Đặt thì nghiệm của phương trình (15) được viết lại là:
(16)
Đây là nghiệm cảu bài toán lan truyền ô nhiễm một chiều với nguồn thải Q. Cùng với điều kiện biên thì (Nồng độ ô nhiễm tại một điểm càng giảm khi điểm càng tiến xa khỏi chân nguồn thải )
Đối với bài toán hai chiều ta có phương trình tương tự
(17)
Đối với bài toán 3 chiều ta có:
(18)
Trong các công thức trên
Q – lương phát thải chất ô nhiễm tại nguồn điểm tức thời, g hoặc kg.
II. Công thức xác định sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo luật phân phối chuẩn Gauss
1. Công thức cơ sở
Lượng chất ô nhiễm trong luồng khói có thể được xem như tổng hợp của vộ số khói phụt tức thời, những khối phụt đó được gió mang đi và dần dần nở rộng ra khí ra xa ống khói giống như một ổ bánh mì được cắt ra thành nhiều lát mỏng và xếp chồng kề mép lên nhau (hình 1).
Lượng chất ô nhiễm trong từng lát mỏng trong luồng khói có thể được xem như nhau, tức là bỏ qua sự trao đổi chất từ lát này sang lát nọ kề bên nhau trên trục x. Từ cách lập luận đó, bài toán lan truyền chất ô nhiễm ở đây là bài toán hai chiều và do đó ta chọn công thức (17) để áp dụng cho trường hợp này:
c)
d)
a)
b)
u
Hình 1: Biểu đồ luồng khói bằng các khối phụt tức thời và liên tục
Nếu ta thiết lập sự cân bằng vật chất trong từng “lát” khói có bề dày 1m theo chiều x vá các chiều y, z là vô cực khi các lát khói chuyển động cùng với vận tốc gió u thì thời gian để từng lát đi qua khỏi ống khói là 1 m/u và do đó lượng chất ô nhiễm chứa trong “lát” khói sẽ là Q = M x 1/u
Ngoài ra, cấn lưu ý rằng bài toán hai chiều ở đây là chiều y và z thay vì cho chiều x và y trong công thức (17).
Khi đó công thức (17) sẽ trở thành :
(19)
Đặt :
(20)
(21)
(22)
Trong đó và - được gọi là hệ số khuyếch tán theo phương ngang và phương đứng, có thứ nguyên là độ dài bằng m.
Thay (20), (21), (22) vào (19) ta được:
(23)
Đây là công thức cơ sở của mô hình lan truyền chất ô nhiễm theo luật phân phối chuẩn Gauss hay còn gọi là “mô hình Gauss” cơ sở
2. Diễn giải công thức mô hình Gauss cơ sở bằng phương pháp phân tích thứ nguyên
Công thức (23) còn có thể diễn giải bằng phương pháp phân tích thứ nguyên như sau:
Từ miệng ống khói chất ô nhiễm được gío mang đi theo trục x trùng với hướng gió với vận tốc bằng vận tốc gió u, m/s. Nếu lượng phát thải chất ô nhiễm M, g/s là không đổi theo thời gian thì mật độ của chất ô nhiễm trên tất cả các mặt cắt trực giao với trục gió (cũng là trục luồng khói) sẽ bằng M/u, g/m
Cường độ phát thải M = 4 đơn vị/s
u = 1 m/s u = 4 m/s
0 1 2 3 4 0 1 2 3 4
Khoảng cách dọc theo trục gió (x), m
Hình 2: Sơ đồ minh hoạ ảnh hưởng của vận tốc gió đến nồng độ chất ô nhiễm do nguồn phát thài liên tục và hằng số gây ra
Nếu giả thiết chất ô nhiễm không có phản ứng hoá học với không khí xung quanh tức không sản sinh ra cũng như không phân huỷ đi, thì mật độ chất ô nhiễm trên tất cả các mặt cắt trực giao với trục gió ở mọi khoảng cách x đều như nhau như thể hiện ở hình 2. Nhưng nồng độ chất ô nhiễm trong luồng khói thì giảm dần khi khoảng cách x tăng do có hiện tượng khuyếch tán theo phương ngang (trục y) và theo phương đứng (trục z) chính vì vậy mà luồng khói lan rộng ra xung quanh trục luồng. Càng ra xa khỏi trục luồng theo phương y và z theo phương y và z nồng độ càng giảm nhỏ, tức là nồng độ nghịch biến với khoảng cách y và z
Từ đó ta có thể viết (24)
Bằng nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm người ta thấy rằng sự phân bố nồng độ trên mặt cắt trực giao với trục luồng theo chiều ngang y và theo chiều đứng z và tuân theo dạng hình chuông của luật phân phối chuẩn Gauss với sai phương chuẩn nào đó
Khi đó biểu thức phân phối chuẩn Gauss có dạng
(25)
Áp dụng biểu thức (25) vào trường hợp cụ thể ở đây thì có thể là y hoặc z và hàm , nghịch biến với |y| và |z|. Do đó biểu thức (24) ta có thể viết thành:
(26)
và là hệ số khuyếch tán theo phương ngang y và phương đứng z và là hàm số của khoảng cách x kể từ nguồn đến mặt cắt xem xét. Các hệ số này được xác định bằng thực nghiệm phụ thuộc vào khoảng cách x với các điều kiện khác nhau. Chính vì vậy dấu tỉ lệ trong biểu thức (24) được thay bằng dấu = ở đằng thức (26). Biểu thức (26) cũng chính là nghiệm của cách giải phương trình vi phân đạo hàm riêng của quá trình khuyếch tán.
3. Sự biến dạng của mô hình Gauss cơ sơ
Điều cần lưu ý trước tiên là trong các công thức (19),(23), (26) các toạ độ y và z đều tính từ trục của luồng khói.
Khi chuyển về hệ trục x, y, z mà gốc O trùng với chân ống khói trên mặt đất thì y không thay đổi nhưng z phải được thay thế bằng z - H hoặc H – z (hình 3), do đó công thức (26) sẽ trở thành:
(27)
Ngoài ra tuỳ thuộc theo độ xa x khi luồng khói nở rộng và chạm mặt đất thì mặt đất cản trở không cho luồng tiếp tục phát triển, ngược lại chiều hướng khuyếch tán sẽ bị mặt đất phản xạ ngược trở lên như thể có một nguồn ảo hoàn toàn đối xứng qua mặt đất và mặt đất được xem như tấm gương phản chiếu (hình 3)
Để kể đến ảnh hưởng của mặt đất phản xạ khuyếch tán, nồng độ tại các điểm bất kỳ A, B được giả thiết như do hai nguồn giống hệt nhau gây ra, trong đó có một nguồn thực và một nguồn ảo hoàn toàn đối xứng với nhau qua mặt đất. Nồng độ tại điểm xem xét (A hoặc B) do nguồn thực gây ra được tín bằng công thức (27), còn do nguồn ảo gây ra được tính bằng biểu thức :
(28)
Nồng độ tổng cộng tính từ (27), (28) sẽ là:
(29)
Đây chính là công thức tính toán khuyếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao liên tục
Khi tính toán nồng độ ô nhiễm trên mặt đất thì z = 0 và công thức (29) trở thành:
(30)
Trường hợp tính sự phân bố nồng độ trên mặt đất dọc theo trục gió (trục x) , ta cho y = 0 thu được
(31)
4. Hệ số khuyếch tán
Từ biểu thức (20) và (21) ta có:
và (32)
Như vậy và phụ thuộc vào khoảng cách x, độ rối của khí quyển và vận tốc gió. Pasquill và Gifford đã thực nghiệm và thiết lập được mối quan hệ của các hệ số , phụ thuộc vào khoảng cách x xuôi theo chiều gió ứng với các mức độ ổn định của khí quyển khác nhau A, B, C, D, E và F. Mối quan hệ trên đuợc cho dưới dạng biểu đồ (hình 3.9 và hình 3.10 trang 83, 84 sách [1]).
Tuy nhiên để thuận tiện khi tính toán và lập trình. D.O.Martin đã đưa ra công thức tính , như sau:
và (33)
Trong đó x – là khoảng cách xuôi theo chiều gió kể từ nguồn, tính bằng km. Các hệ số a, b, c, d cho ở bảng 2.
Bảng 2: Các hệ số a, b,c, d trong công thức (33)
Cấp ổn định
a
x £ 1 km
x >1 km
b
c
d
b
c
d
A
B
C
D
E
F
213
156
104
68
50.5
34
440.8
106.6
61
33.2
22.8
14.35
1.941
1.149
0.911
0.725
0.678
0.740
9.27
3.3
0
-1.7
-1.3
-0.35
459.7
108.2
61
44.5
55.4
62.6
2.094
1.098
0.911
0.516
0.305
0.180
-9.6
2.0
0
-13.0
-34.0
-48.6
5. Các cấp ổn định của khí quyển
Theo Pasquill và Gifford các cấp ổn định khí quyển có liên quan chặt chẽ tới sự biến thiên nhiệt độ không khí theo chiều cao. Tuỳ theo chiều hướng và mức độ thay đổi theo chiều cao ta có các trường hợp đẳng nhiệt, đoạn nhiệt, siêu đoạn nhiệt hoặc nghịch nhiệt (hình 3)
-10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10
Độ gia tăng nhiệt độ
Nhiệt độ giảm Nhiệt độ tăng
Siêu đoạn nhiệt
(Ví dụ -6oC/100m)
Nghịch nhiệt
Đoạn nhiệt
(-1oC/100m)
Đẳng nhiệt
CÁC CẤP KHÍ HẬU
Không ổn định
trung tính
Ổn định
Rất ổn định
200
180
1600
140
120
100
80
60
40
20
0
Hình 3: Các trường hợp biến thiên nhiệt độ không khí theo chiều cao trên mặt đất
III. Chiều cao hiệu quả của ống khói
x+Dx
x
Tại miệng ống khói, nhờ vận tốc phụt, luồng khói có một động năng ban đầu làm cho nó có xu hướng bốc thẳng lên trên. Mặc khác, do nhiệt độ của khói cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh, luồng khói chịu tác dụng của “lực nổi” do chênh lệch nhiệt độ gây ra. Cùng với các lực nâng, luồng khói chịu tác động của lực gió nằm ngang, do đó đỉnh cao nhất của luồng khói sẽ nằm cách ra ống khói một khoảng cách nhất định nào đó xuôi theo chiều gió. Khi đã đạt được độ cao ấy tức là lúc động năng ban đầu của luồng khói đã bị triệt tiêu và nhiệt độ khói đã trở nên cân bằng với nhiệt độ của khí quyển do kết quả của quá trình hoà trộn với không khí xung quanh, luồng khói sẽ giữ phương nằm ngang song song với chiều gió.
Dựa trên kềt quả thực nghiệm Davidson W.F. đã đưa ra công thức sau đây –còn được gọi là công thức Brayant – Davidson
(34)
Công thức trên có thể phân biệt thành 2 thành phần:
Trong công thức trên:
D - đường kính của miệng ống khói, m;
- vận tốc ban đầu của luồng khói tại miệng ống khói, m/s
u - vận tốc gió , m/s;
Tkhoi - Nhiệt độ tuyệt đối của khói tại miệng ống khói, K;
- Chênh lệch nhiệt độ giữa khói và không khí xung quanh, oC hoặc K.
*Công thức tính:
(35)
Trong đó L – là lưu lượng khí thải (m3/s)
S - Diện tích miệng ra của ống thải (m2)
Lúc đó chiều cao hiệu quả của ống khói H = h + ,m
với h là chiều cao thực của ống khói
IV. Sự lắng đọng bụi trong quá trình khuyếch tán khí thải từ các nguồn điểm cao
Những công thức tính toán khuyếch tán nêu ra trên đây là áp dụng cho các chất khí. Đối với bụi nhẹ lơ lửng, một cách gần đúng có thể xem vận tốc rơi của chúng dưới tác dụng của trọng lực là không đáng kể và mức độ khuyếch tán của chúng cũng gần như của khí, lúc đó ta vẫn có thể áp dụng các công thức đó để xác định nồng độ bụi trên mặt đất.
Tuy nhiên, đối với khí thải có chứa bụi với thành phần cỡ hạt khác nhau, vận tốc rơi của các cỡ hạt bụi thô và nặng kích thước là đáng kể, do đó chúng sẽ lắng đọng nhanh xuống mặt đất ở vùng gần chân khói xuôi theo chiều gió. Như vậy sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa nồng độ bụi và nồng độ khí trên mặt đất.
Dựa vào mô hình Gauss cơ sở - tức là mô hình Gauss chưa kể đến sự phản xạ của mặt đất đối với chất ô nhiễm được thể hiện bằng công thức (27). Đối với đa số chất ô nhiễm thể khí thì mặt đất không hấp thu mà phản xạ ngược trở lại vào khí quyển. Còn đối với bụi ta có thể xem mặt đất là vật hấp thụ hoàn toàn.
Ngoài ra, chất ô nhiễm thể khí hầu như không chịu ảnh hưởng của lực trọng trường, còn bụi thì rơi trong khí quyển với vận tốc nhất định tuỳ thuộc vào kích thước hạt và khối lượng đơn vị của nó. Do đó đại lượng H trong mô hình Gauss cần được hiệu chỉnh bằng cách trừ bớt đi đoạn đường mà hạt bụi rơi được trong khoảng thời gian t. Đoạn đường đó là mà t = x/u vớI x là khoảng cách dọc theo trục gió tính từ nguồn và u – là vận tốc gió.
Do đó, công thức (27) sẽ được hiệu chỉnh thành:
(36)
Nồng độ bụi trên mặt đất dọc theo trục gió
(37)
Trong đó: Cb : Nồng độ bụi tính theo g/m3
Mb: Lượng phát thảI bụi thuộc nhóm cỡ hạt cầt xem xét, g/s
vr : Vận tốc rơi tới hạn trung bình của nhóm cỡ hạt bụi xem xét m/s
x : Khoảng cách dọc theo trục gió kể từ nguồn, m
Cường độ lắng đọng của bụi trên mặt đất dọc theo trục gió Gb(x)
Khối lượng vận chuyển (Lưu lượng)(Nồng độ)
Gb(x) = =
Diện tích (Diện tích)
= (Vận tốc). (Nồng độ) = vrCb(x)
(38)
Công thức tính vận tốc của bụi:
(39)
Với - Khối lượng đơn vị của bụI, kg/m3
- Đường kính hạt bụi, m
- Hệ số tính theo công thức (40), Pa.s
Công thức tính :
(40)
với Pa.s
V. Tính toán khuyếch tán các chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao theo phương pháp BERLIAND M.E
Ở Liên Xô cũ, những công trình nghiên cứu lý thuyết về khuyếch tán được tiến hành ở Đài Địa lý - Thiên văn Trung ương dựa trên phương trình vi phân của quá trình khuyếch tán từ nguồn điểm cao được viết dưới dạng :
(41)
C - Nồng độ chất ô nhiểm
u - Vận tốc gió
- Vận tốc theo phương thẳng đứng của chất ô nhiễm.
kz và ky - lần lượt là hệ thống trao đổI theo phương đứng và phương ngang
- Hệ số xác định sự thay đổi nồng độ chất ô nhiễm do phân huỷ hoá học hoặc do gội sạch bởi mưa, sương.
Các giả thiết ban đầu được thừa nhận là: nguồn điểm được đặt ở độ cao z = H (khi x = 0); có sự phản xạ hoàn toàn chất ô nhiễm từ mặt đất ; nồng độ chất ô nhiễm tiến dần đến triệt tiêu ở khoảng cách tương đối xa so với nguồn.
1. Đối với khí và bụi nhẹ
Với các giả thiết như trên, Berlaind đã chứng minh và đưa ra các kết quả sau:
Nồng độ ô nhiễm trên mặt đất của khí và bụi nhẹ:
(42)
Nồng độ cực đại trên mặt đất:
(43)
Khoảng cách từ XM từ nguồn đến vị trí có nồng độ max:
(44)
Trong các công thức trên :
u1 – là vận tốc gió ở độ cao z = 1m, m/s
n = 0.15 ¸ 0.2
k1= 0.1 ¸ 0.2 m/s
k0= 0.5 ¸ 1 m
Công thức tính vận tốc ở độ cao z:
(45)
Với :
uz - Vận tốc gió ở độ cao z
u10 - Vận tốc gió ở độ cao 10m
2. Đối với bụi nặng cỡ hạt đồng chất
Nồng độ bụi trên mặt đất:
(46)
Trong đó (47)
Nồng độ bụi cực đại trên mặt đất:
(48)
Khoảng cách từ nguồn đến vị trí có nồng độ max:
(49)
Trong đó là hàm số Gamma của (xem phụ lục 2)
3. Khuyếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao trong điều kiện không gió
Các phương pháp tính toán khuyếch tán chất ô nhiễm nêu ra trên đây đều áp dụng cho trường hợp trời có gió. Để kể đến ảnh hưởng của khuyếch tán rối trong trường hợp trời không gió, Berlaind và Kurebin đã đưa ra phương trình sau đây trong hệ toạ độ trụ:
(50)
Với các điều kiện biên sau đây:
Khi z = 0: và khi
Sự phân bố nồng độ ô nhiễm trên mặt nằm ngang và có tính đối xứng qua tâm nguồn cho nên
Berlaind và Kurebin đã giảI phương trình (50) vói nghiệm có dạng:
(51)
Trong đó (52)
Nồng độ trên mặt đất:
(53)
Nồng độ cực đại trên mặt đất (tại chân ống khói )
(54)
VI. Tính toán nồng độ trung bình của chất ô nhiễm trên mặt đất do các nguồn thải gây ra
Khi tính toán dự báo mức độ ô nhiễm tại một địa điểm nào đó do các nguồn thải khác nhau gây ra, ngoài việc xác định nồng độ ô nhiễm tức thời, ta cần phải dự báo được sự phân bố nồng độ trung bình ngày đêm, trung bình tháng hoặc trung bình năm.
Trong trường hợp tính toán nồng độ trung bình cho thời gian ngắn, như trung bình ngày đêm ta có thể đơn giản hoá vấn đề bằng cách giả thiết rằng trong từng mùa nhất định, hè hoặc đông, cấp ổn định của khí quyển có thể thay đổI trong ngày đêm xung quanh cấp ổn định trung bình và ta chỉ tính toán với cấp ổn định ấy.
Ngoài ra, các cấp vận tốc gió có thể được thay thế bằng trị số vận tốc gió trung bình theo một hướng nào đó cùng vớI tần suất xuất hiện của gió trên hướng ấy. Ngoài tần suất trên các hướng gió khác nhau còn có tần suất lặng gió Plặng. Đó là tỷ lệ thời gian không có gió trên bất kỳ hướng nào (u = 0)
Hệ số trung bình ứng với số liệu tần suất và tần suất lặng gió:
(52)
Trong đó là tần suất gió trên hướng
là tần suất lặng gió
m - Số hướng gió thông thường là 8
với < 1 và
Công thức xác định nồng độ trung bình theo tần suất gió:
Từ những lập luận nêu ra trên đây, ta có thể viết biểu thức xác định nồng độ trung bình ngày đêm của chất ô nhiễm trên mặt đất tại một vị trí tính toán nào do một nguồn thải thứ i gây ra như sau :
(53)
Nồng độ tổng cộng trung bình tại điểm có toạ độ x, y do n nguồn thải gây ra sẽ là :
(54)
Trong các công thức trên:
Cxy(i) - nồng độ trung bình tại vị trí có toạ độ x, y do nguồn thứ i gây ra
Cxy(tong) - nồng độ tổng cộng trung bình do n nguồn thải gây ra tại điểm
tính toán
Clang(i) - Nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán
khi lặng gió (u = 0)
Ca(i) - Nồng độ tức thời do nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tính toán khi có gió thổi theo hướng a ứng với vận tốc gió trung bình trên hướng đó và độ ổn định trung bình của khí quyển trong suốt khoảng thời gian tính toán trị số trung bình (ngày đêm, tháng hoặc năm)
VII. Xác định nồng độ tương đối tổng cộng trên mặt đất do nhiều nguồn điểm cao gây ra
Trong khí thải công nghiệp bao gồm khói thải từ các lò nung, lò đốt, lò luyện thép v.v… luôn có mặt đồng thời nhiều yếu tố độc hại khác nhau : khí SO2, CO, CO2, NOx, H2Sv.v…và bụi.
Khi khí thải lan toả ra môi trường xung quanh các yếu tố độc hại nêu trên cùng song song tồn tại trong không khí và gây tác hại một cách tổng hợp đối với môi trường sống của con người cũng như của sinh vật nói chung.
Tuy nhiên, từ trước đến nay khi xem xét đánh giá chất lượng môi trường không khí của một khu vực đồ thị, nhà máy hay khu công nghiệp nào đó, người ta thường khảo sát đo đạc hoặc tính toán nồng độ ô nhiễm của các yếu tố độc hại một cách riêng rẽ và mức độ ô nhiễm môi trường không khí cũng được đánh giá một cách độc lập đối với từng chất ô nhiễm khác nhau.
Mặc khác hiện nay trong các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam cũng mới chỉ đưa ra giới hạn nồng độ cho phép của từng chất ô nhiễm riêng biệt trong không khí xung quanh hoặc trong không khí bên trong nhà mà chưa có qui định về giới hạn cho phép của nhiều chất ô nhiễm đồng thời có mặt trong không khí. Điều này dẫn đến sự thiếu chính xác và bất hợp lý trong việc xem xét, đánh giá và so sánh chất lượng của môi trường giữa nơi này và nơi khác, giữa khu công nghiệp này và khu công nghiệp khác.
Cụ thể là nếu có hai khu vực khác nhau, ở khu vực 1 môi trường chỉ bị ô nhiễm bởi một chất duy nhất với nồng độ bằng nồng độ giới hạn cho phép, trong lúc đó ở khu vực 2 môi trường bị ô nhiễm đồng thời bởi nhiều chất độc hại khác nhau mà nồng độ mỗi chất đều đạt giới hạn cho phép thì theo tiêu chuẩn hiện hành, hai khu vực nói trên đều được xem là đạt yêu cầu và đều được chấp nhận như nhau, trong khi trên thực tế, môi trường ở khu vực 2 chắc chắn là gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người nhiều hơn khu vực 1.
Để kể đến tác dụng tổng hợp đồng thời của nhiều chất gây ô nhiễm. Người ta đã áp dụng khái niệm nồng độ tương đối tổng cộng của nhiều chất ô nhiễm cùng tồn tại đồng thời trong môi trường không khí.
Nồng độ - đại lượng không thứ nguyên được biểu diễn bởi công thức:
(55)
Trong đó:
C1, C2,…, Cn nồng độ thực tế đo được hoặc tính toán của các chất ô nhiễm 1, 2, 3, …,n, mg/m3.
Ccf(1), Ccf(2) ,…, Ccf(3): giới hạn nồng độ cho phép của từng chất 1, 2,…,n riêng biệt (xem phụ lục 3)
Đại lượng có thể được xem như một chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng môi trường không khí về mặt ô nhiễm hoá học. Nó cho phép ta đánh giá, so sánh chất lượng môi trường không khí theo một chỉ tiêu thống nhất.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (25).doc