Sự hiện diện của bệnh mạn tính và tuổi là hai yếu tố ảnh hưởng được đề cập trong hầu hết các
nghiên cứu về CLS-SK như hai yếu tố tác động độc lập nhau lên CLS-SK(Error! Reference source not
found.,1,2,19,11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi không phải là một yếu tố độc lập, mà giữ vai trò là
yếu tố gây trầm trọng khi có bệnh mạn tính. Ở nhóm người không có bệnh mạn tính, điểm CLS-SK kể
cả SKTC, là không khác nhau giữa các nhóm tuổi. Điểm SKTC chỉ thấp khi có sự hiện diện của bệnh
mạn tính (ở mọi độ tuổi) và càng thấp khi số lượng bệnh mạn tính đi kèm càng tăng. Đặc biệt hơn: so
với một người có cùng số bệnh mạn tính, điểm SKTC càng thấp ở nhóm tuổi càng cao. Điều này cho
thấy bệnh mạn tính có tác động ít hơn trên người trẻ nhưng gây ảnh hưởng nặng hơn ở người lớn tuổi.
Trong số các yếu tố liên hệ, có những yếu tố không thể thay đổi được, như tuổi hoặc giới tính, và
được sử dụng để xác định nhóm dân số đích của các chương trình can thiệp. Các yếu tố khác như hành
vi hay bệnh tật, gọi là yếu tố có thể can thiệp được, và được xây dựng như mục tiêu của những
chương trình can thiệp hoặc giáo dục sức khỏe. Nghiên cứu CLS-SK giúp hiểu hơn về khái niêm
CLS-SK, các yếu tố liên hệ của nó, từ đó cung cấp thông tin định hướng cho các chương trình can
thiệp. Với cái nhìn sức khỏe một cách toàn diện và phản ánh cảm nhận của chính đối tượng trong
đánh giá sức khỏe của chính mình, nghiên cứu CLS-SK giúp các nhà hoạch định kế hoạch y tế đánh
giá mức độ tham gia của cộng đồng trong xác định những vấn đề những vấn đề sức khỏe cần can thiệp
hoặc giáo dục sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý những can thiệp y tế lên
các bệnh mạn tính ở người lớn tuổi, khuyến khích hoạt động thể dục thể thao, các can thiệp cải thiện
kinh tế gia đình, tạo việc làm ổ định ở nam giới, nhằm mục đích nâng cao và cải thiện CLS hay sức
khỏe cảm nhận của người dân. Chúng tôi đề xuất việc thu thập CLS-SK nên được áp dụng như thông
tin thường quy trong các nghiên cứu theo dõi cộng đồng, tương tự như nghiên cứu Health Barometers
ở Pháp(Error! Reference source not found.) hay nghiên cứu hệ thống theo dõi các yếu tố hành vi nguy cơ
(Behavioral Risk Factor Surveillance System) ở Mỹ(20), để CLS-SK được sử dụng như một chỉ số mới
đánh giá các can thiệp kinh tế, xã hội và y tế, bên cạnh các chỉ số về tình hình sức khỏe và bệnh tật của
cộng đồng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa các yếu tố dân số xã hội và bệnh mạn tính với chất lượng sống liên quan đến sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 218
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ XÃ HỘI
VÀ BỆNH MẠN TÍNH VỚI CHẤT LƯỢNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE
Võ Thị Xuân Hạnh*, Dương Đình Công*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả sự tương tác của các yếu tố về dân số kinh tế xã hội và bệnh mạn tính lên Chất lượng sống
liên quan ñến sức khỏe (CLS-SK).
Phương pháp: Nghiên cứu dịch tể học cắt ngang bằng cách phỏng vấn trực tiếp trên 1003 người trưởng
thành sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Điểm CLS-SK ñược ño bằng bảng hỏi DUKE, gồm 17 câu, ñã ñược dịch
và thẩm ñịnh tại Việt Nam.
Kết quả: Nam giới có ñiểm CLS-SK cao hơn nữ ở lĩnh vực Sức khỏe thể chất (SKTC) và tâm thần (SKTT).
Đối với Sức khỏe xã hội (SKXH), nam có ñiểm cao hơn khi ñang có việc làm và ngược lại. Người tự ñánh giá kinh
tế gia ñình khá và có hoạt ñộng thể lực ñều ñặn có ñiểm CLS-SK cao ở tất cả các lĩnh vực. Người có bệnh mạn
tính có ñiểm SKTC và SKTT thấp. Người có càng nhiều bệnh mạn tính thì ñiểm SKTT càng thấp, sự giảm ñiểm
này trên người lớn tuổi nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin ñịnh hướng cho các chương trình can thiệp cải thiện
CLS-SK cộng ñồng. Việc thu thập CLS-SK nên ñược áp dụng như thông tin thường quy trong các nghiên cứu theo
dõi cộng ñồng.
Từ khóa: Chất lượng sống liên quan ñến sức khỏe, bệnh mạn tính, yếu tố ảnh hưởng, tương tác.
ABSTRACT
RELATIONSHIP AMONG SOCIODEMOGRAPHIC FACTORS, REPORTED HEALTH CHRONIC PROBLEMS
AND HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE: A SURVEY IN THE ADULT GENERAL POPULATION, HCM
CITY, VIETNAM
Vo Thi Xuan Hanh, Duong Dinh Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 218 - 225
Objectif: This study aimed to provide better insight into how the socio-economic, demographic
characteristics, reported health chronic problems, and multi morbidity are associated with HRQOL.
Method: A systematic cluster sampling of 1003 adults aged 18–75 years in general population of
Hochiminh-city participated in this household survey. HRQOL was measured by the Duke Health Profile which is
the first and only instrument culturally adapted and validated in Vietnam.
Results: men had higher HRQOL scores than women on the physical and mental health scales. On the social
scale, men had higher score than women when they were employed and lower score when they were not. Higher
level of family economic status and physical activities had a strong positive and independent impact on all
HRQOL scales. Chronic conditions were negatively associated with physical and mental health status, but not
with social status where impairments played a role. In the presence of health chronic conditions, the physical
score decreased more strongly in the elderly people than in the young.
Conclusion: These results support a need for greater emphasis focusing on improving health populations by
better understanding the impact of health problems such as chronic diseases. Monitoring health can be conducted
by using this ne w health indicator.
Keywords: Health Related Quality of Life (HRQOL), chronic conditions, determinants, interaction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nghiên cứu về Chất lượng sống liên quan
ñến sức khỏe (CLS-SK) bắt ñầu phát triển ở các
nước phương Tây từ những năm 1970. Khi tuổi thọ
người dân ñược nâng cao và các bệnh mạn tính gia
tăng, người ta quan tâm nhiều hơn ñến chất lượng
của những năm sống còn, chứ không chỉ về số
lượng (9). Với từ khóa là “Quality of life”, chỉ trên
MEDLINE cung cấp 1200 bài báo vào năm 1980,
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Địa chỉ liên hệ: TS.BS. Võ Thị Xuân Hạnh ĐT: 0909.484.590 Email: xuanhanhleo@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 219
6200 bài vào năm 1990, 26000 bài năm 2000 và
130000 bài năm 2005.
CLS-SK là một khái niệm ña chiều về sức
khỏe, dựa trên ñịnh nghĩa sức khỏe của Tổ chức y
tế thế giới gồm 3 lĩnh vực chính: thể chất, tâm thần
và xã hội. Đó là một trong những chỉ số ño lường
sức khỏe “chủ quan” do chính ñối tượng diễn tả
(người bệnh hoặc không bệnh), chứ không phải do
sự quan sát từ bên ngoài, về khả năng thực hiện các
chức năng của các cơ quan trong cơ thể họ, về cảm
giác thoải mái, cảm nhận của chính họ ñối với tình
trạng sức khỏe của mình(5). Với khái niệm trên,
CLS-SK ñược sử dụng như một chỉ số mới, nhấn
mạnh ñến tính toàn diện và cái nhìn của chính ñối
tượng về sức khỏe, bên cạnh các chỉ số lâm sàng
khách quan, làm tiêu chí lượng giá trong các can
thiệp những bệnh mạn tính trên lâm sàng, hoặc
trong các ño lường gánh nặng bệnh tật và kinh tế y
tế cộng ñồng. Ở Việt Nam, từ sau chính sách ñổi
mới kinh tế năm 1985, tình hình kinh tế xã hội phát
triển nhanh chóng, ñặc biệt ở những thành phố lớn,
tạo nên những tác ñộng dương tính và cả âm tính
lên tình trạng sức khỏe người dân(12). Tại thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2004, thu nhập bình quân ñầu
người tăng 11,5%, giảm 300.000 hộ nghèo, ñồng
thời cũng kéo theo sự phân cách giàu nghèo và
phân biệt trong chăm sóc y tế(1,2). Các số liệu về y tế
cho thấy tuổi thọ người dân ñược nâng lên, các
bệnh dịch cấp tính và truyền nhiễm ñang ñược kiểm
soát và dần dần ñược ñẩy lùi, bên cạnh các bệnh
mạn tính như cao huyết áp, tiểu ñường, ung thư,
béo phì... ngày càng có chiều hướng gia tăng(3,4).
Những vấn ñề sức khỏe liên quan ñến hành vi như
bạo lực, tự tử, thai ngoài ý muốn, ma túy, rượu,
thuốc lá,... cho thấy khuyết ñiểm của những chỉ số
sức khỏe ñược ñánh giá một cách cục bộ, chia cắt,
mà không có một cái nhìn tổng thể, thể hiện sự bất
ổn bên trong xuất phát từ chính ñối tượng. Câu hỏi
ñược ñặt ra là người dân cảm nhận như thế nào về
tình trạng sức khỏe của mình? Việc cảm nhận này
khác nhau như thế nào ở các nhóm dân số khác
nhau và ở các loại bệnh khác nhau? Các thay ñổi về
xã hội và mô hình bệnh tật tác ñộng như thế nào
ñến cảm nhận về sức khỏe hay CLS-SK của người
dân?
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng ñịnh
tác ñộng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội và
bệnh mạn tính lên cảm nhận về CLS-SK. Tổng quan y
văn gợi ý ñiểm CLS-SK thấp ở nữ, người lớn tuổi,
người có thu nhập thấp và có bệnh mạn tính ñi
kèm(17). Mặc dù vậy, các yếu tố trên thường ñược xem
xét như những yếu tố tác ñộng ñộc lập, mà cho ñến
nay, vẫn còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu mối tương tác
ảnh hưởng của các yếu tố này với nhau lên CLS-SK.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả mối
liên hệ giữa các yếu tố dân số xã hội và bệnh mạn
tính với cảm nhận về CLS-SK của người dân thành
phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
giả thuyết bệnh mạn tính có ảnh hưởng khác nhau
trên những nhóm dân số xã hội khác nhau. Kết quả
nghiên cứu cung cấp thêm những thông tin ñịnh
hướng cho các chương trình can thiệp cải thiện
CLS-SK cộng ñồng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang.
Quần thể nghiên cứu
Người trưởng thành từ 18-75 tuổi sống tại thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian thu thập số liệu từ
tháng 4/2004 ñến tháng 9/2004. Chọn ngẫu nhiên theo
3 bước: (1) chọn ngẫu nhiên có hệ thống 30
phường/xã trong tổng số 303 phường/xã của thành
phố, (2) mỗi phường/xã chọn 1 tổ dân phố, (3) mời
một người tình nguyện trong tất cả các hộ gia ñình
của 30 tổ dân phố ñược chọn tham gia vào nghiên
cứu. Tổng cộng có 1003 người trong 1046 hộ gia ñình
của 30 tổ dân phố ñược chọn tham gia trả lời phỏng
vấn, chiếm tỷ lệ 96%.
Bảng câu hỏi DUKE trong ño lường CLS-SK
Bảng câu hỏi DUKE (DUKE Health Profile
DHP) (14) là phiên bản rút gọn của bảng câu hỏi ño
lường CLS-SK tổng quát DUKE-UNC (The Duke-
UNC Health Profile DUHP) do Trường Đại học
North Carolina (Mỹ) xây dựng năm 1990. Phiên bảng
rút gọn DUKE gồm 17 câu hỏi tự ñiền, mỗi câu hỏi có
5 mức trả lời, dùng ñể ño lường 10 lĩnh vực CLS-SK
gồm: Sức khỏe thể chất (SKTC), Sức khỏe tâm thần
(SKTT), Sức khỏe xã hội (SKXH), Sức khỏe tổng
quát, Sức khỏe cảm nhận, Tự ñánh giá bản thân, Lo
lắng, Trầm cảm, Đau và Mất khả năng. Đây là bảng
câu hỏi CLS-SK ñầu tiên ñược chuyển ngữ và thẩm
ñịnh tại Việt Nam (17). Chỉ có 3 lĩnh vực SKTC,
SKTT và SKXH, sử dụng 15 trên tổng số 17 câu hỏi
của Bảng DUKE ñể tính ñiểm, là ñược phân tích
trong nghiên cứu này.
Phương pháp phân tích số liệu
Các yếu tố dân số xã hội gồm: tuổi, giới tính,
tình trạng hôn nhân gia ñình, trình ñộ học vấn, tình
trạng kinh tế gia ñình (tự ñánh giá), tình trạng việc
làm, hoạt ñộng thể dục thể thao, hút thuốc, uống
rượu, khuyết tật (có/tật), bệnh mạn tính tự khai báo
(không/1 bệnh/>= 2 bệnh). Biến số Bệnh mạn tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 220
sau ñó ñược phân thành 2 biến số dummy ñể ñưa
vào phân tích ña biến, vì chúng tôi giả ñịnh rằng tác
ñộng của một hay nhiều bệnh mạn tính lên CLS-SK
là khác nhau.
Điểm của mỗi lĩnh vực CLS-SK ở mỗi cá thể
ñược tính dựa theo hướng dẫn của phiên bản gốc, là
ñiểm tổng cộng của các ñiểm của những câu hỏi
thành phần, sau ñó ñược chuẩn hóa từ 0 ñến 100,
với ñiểm 0 diển tả CLS-SK tệ nhất và ñiểm 100
diển tả ñiểm CLS-SK tốt nhất ở tất cả các lĩnh vực.
Những câu trả lời thiếu ñược bù vào bằng ñiểm
trung bình của các câu hỏi thành phần trong cùng
một lĩnh vực, với ñiều kiện có dưới 50% câu trả lời
thiếu trên tổng số câu hỏi thành phần của lĩnh vực
ñó(13).
Điểm trung bình của từng lĩnh vực CLS-SK của
hai hay nhiều nhóm quần thể khác nhau ñược so sánh
ñầu tiên bằng phép kiểm t hoặc ANOVA một yếu tố.
Mối liên hệ giữa từng lĩnh vực của CLS-SK với các
yếu tố liên hệ sau ñó ñược phân tích ña biến bởi
phương trình hồi quy tuyến tính theo 3 bước. Bước 1:
ñưa các biến số dân số xã hội và hành vi vào phương
trình. Bước 2: chỉ giữ lại những biến số có ý nghĩa ở
bước 1 trong phương trình và ñưa thêm biến số về
bệnh mạn tính vào phương trình. Bước 3: ñưa thêm
các biến số tương tác từng ñôi một của tất cả các yếu
tố có ý nghĩa trong bước 2 vào phương trình nhằm
xem xét sự tương tác của các yếu tố ảnh hưởng lên
CLS-SK. Chỉ các biến số tương tác có p <= 0.05 ñược
giữ lại trong phương trình của bước 3.
Số liệu ñược xử lý phân tích bằng phần mềm
SAS 9.1.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điểm trung bình CLS-SK ở 3 lĩnh vực trong
các nhóm dân số xã hội và bệnh mạn tính khác
nhau ñược trình bày trong Bảng 1. Nhìn chung ở
các lĩnh vực, ñiểm CLS-SK thấp hơn trong nhóm
nữ, tuổi cao, tình trạng kinh tế gia ñình khó khăn,
không hoạt ñộng thể dục thể thao, hiện không sống
chung với vợ hoặc chồng, hoặc có ít nhất một bệnh
hoặc tật ñi kèm.
Bảng 1: Điểm CLS-SK ở các nhóm dân số khác nhau về dân số, kinh tế, xã hội
SK thể chất SK tâm thần SK xã hội
n Điểm TB Pa Điểm TB pa Điểm TB pa
Nam 460 73,4 72,6 61,7
Giới tính
Nữ 542 67,1
***
67,7
***
56,9
***
18 – 34 tuổi 399 78,2 69,5 60,6
35 - 54 tuổi 461 67,3 70,4 59,1 Nhóm tuổi
>= 55 tuổi 142 55,6
***
69,5
NS
55,1
*
Đang sống với vơ hoặc chồng 654 73,0 66,9 58,7 Tình trạng hôn
nhân Khác 346 68,4
**
71,5
**
59,3
NS
Đã có bằng từ cấp II trở lên 517 72,0 69,2 61,0
Trình ñộ học vấn
Chưa có bằng từ cấp II 481 64,7
***
71,7
NS
54,0
***
Đang có việc làm 714 73,0 70,5 61,2 Tình trạng nghề
nghiệp Không có việc làm 288 62,5
***
68,6
NS
53,8
***
Có dư 104 80,5 84,2 69,2
Đủ sống 669 72,1 70,9 60,3 Tình trạng kinh tế gia ñình
Khó khăn 225 58,7
***
60,4
***
50,9
***
>= 3 lần mỗi tuần 143 77,2 78,4 66,7 Hoạt ñộng thể dục
thể thao Không hoặc it hơn 857 68,8
***
68,5
***
57,9
***
Không 787 70,9 70,9 60,2
Tật
Có 206 67,0
*
66,2
**
54,9
***
0 473 80,9 74,6 62,4
1 288 65,4 67,8 57,4 Số bệnh mạn tính hiện mắc
>= 2 241 54,2
***
63,2
***
55,0
NS
a
: test Chi2 tổng quát (ANOVA một yếu tố) *: p<0,05 **: p<0,01 ***: p<0,001
Bảng 2 trình bày kết quả phân tích ña biến diển tả
mối liên hệ giữa các yếu tố dân số xã hội và bệnh tật
với từng lĩnh vực CLS-SK. Nam giới có ñiểm CLS-
SK cao hơn nữ ở lĩnh vực Sức khỏe thể chất (SKTC)
và tâm thần (SKTT), trong cùng nhóm tuổi và ñiều
kiện kinh tế xã hội khác. Riêng ñối với lĩnh vực Sức
khỏe xã hội (SKXH), nam giới chỉ có ñiểm cao hơn ở
những người hiện ñang ñi làm và có ñiểm SKXH thấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 221
hơn nữ ở những người không có việc làm, trong cùng
ñộ tuổi và ñộc lập với các yếu tố khác về xã hội và
bệnh tật (Hình 1).
Bảng 2: Mối liên hệ giữa CLS-SK với các yếu tố dân
số xã hội và bệnh mạn tính (Phương trình hồi quy ña
biến).
Lĩnh vực SKTC SKTT SKXH
Hằng số 97.3 94.0 79.4
Biến số dân số xã hội
Giới tính (Nam/ Nữ) -3.2 -3.4 -5.0
Tuổi (18–34 / 35–54/ 55-74) -2.1 #
-1.6
Tình trạng hôn nhân gia ñình (Sống với vợ
hoặc chồng/Khác)
# -6.2 #
Tình trạng việc làm (Đang ñi làm/Không) # # -9.7
Tình trạng kinh tế gia ñình
(Có dư/Đủ sống/ Khó khăn)
-6.9 -9.2 -7.4
Hoạt ñộng thể dục thể thao (>=3 lần mỗi
tuần/Ít hơn)
-8.1 -7.3 -7.2
Bệnh tật
Tật (Không/Có) # # -4.6
1 bệnh mạn tính -8.1 -4.7 #
>=2 bệnh mạn tính -9.7 -9.2 #
Tương tác 2 yếu tố
Giới tính * Tình trang việc làm 7.3
Tuổi * 1 bệnh mạn tính -5.8
Age * >= 2 bệnh mạn tính -12.2
R2 hiệu chỉnh 0.29 0.15 0.13
SKTC: sức khỏe thể chất SKTT: Sức khỏe tâm thần
SKXH: sức khỏe xã hội
(trống): không ñưa vào phương trình
#: không có ý nghĩa thống kê trước khi xét mối tương
tác 2 yếu tố.
*: không có ý nghĩa thống kê sau khi ñã xét thêm mối
tương tác của nó với một yếu tố khác.
Ghi chú: Mức ñộ liên hệ của một yếu tố lên CLS-SK
ñược nhận ñịnh không giống nhau trong trường hợp
có hoặc không có tương tác: khi biến số không có
tương tác, mức ñộ liên hệ của một yếu tố ñược nhận
ñịnh ở bất kể mức ñộ nào của các biến còn lại trong
phương trình (ví dụ ở cột 1 SKTC, biến số giới tính
ñược nhận ñịnh là nữ có ñiểm SKTC thấp hơn nam
3.2 ñiểm i ñộc lập với mọi cấp ñộ của các biến số
khác); khi một biến số có tương tác (có ý nghĩa thống
kê) với biến số khác, mức ñộ liên hệ của yếu tố ñó là ở
cấp ñộ ñầu tiên của biến số tương tác với nó (ví dụ ở
cột 3 SKXH, biến số giới tính ñược nhận ñịnh là nữ có
ñiểm SKXH thấp hơn nam 5 ñiểm trong số những
người có việc làm, biến số việc làm ñược nhận ñịnh là
trong số giới tính là nam, người không có việc làm có
SKXH thấp hơn người có việc làm là 9.7 ñiểm).
Nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt
của ñiểm CLS-SK ở các nhóm tuổi, kể cả ở lĩnh vực
SKTC. Riêng trong lĩnh vực SKTC, ñiểm SKTC thấp
rõ rệt ở người có bệnh mạn tính. Đặc biệt, sự thấp
ñiểm SKTC này (khi có hiện diện của bệnh mạn tính)
khác nhau ở các nhóm tuổi: ñiểm giảm càng nhiều ở
nhóm tuổi càng cao. Cụ thể là, người từ 18-34 tuổi
mắc một bệnh mạn tính có SKTC thấp hơn 8,1 ñiểm
so với người không mắc bệnh mạn tính cùng tuổi,
nhưng người từ 35-54 tuổi và người từ 55-75 tuổi có
mắc một bệnh mạn tính có SKTC thấp hơn lần lượt là
13,9 ñiểm (=8,1+5,8) và 19,7 ñiểm (=8,1+2*5,8) so
với người không mắc bệnh mạn tính cùng tuổi. Lần
lượt tương ứng ở những nhóm người từ 18-34 tuổi, từ
35-54 tuổi và từ 55-75 tuổi, khi mắc nhiều bệnh mạn
tính ñi kèm, ñiểm SKTC thấp hơn 9,7 ñiểm, 21,9
ñiểm và 34,1 ñiểm so với người không mắc bệnh mạn
tính (Hình 2). Bệnh mạn tính cũng ảnh hưởng âm tính
ñến ñiểm CLS-SK ở lĩnh vực SKTT, nhưng ảnh
hưởng này không thấy khác biệt giữa các nhóm tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 222
Hình 1: Điểm Sức khỏe xã hội liên quan với giới tính và tình trạng có việc làm, ước tính từ phương trình hồi quy
ña biến trong bảng III
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ
của yếu tố kinh tế gia ñình trên tất cả các lĩnh vực của
CLS-SK. Người than phiền có tình trạng kinh tế gia
ñình khó khăn có ñiểm CLS-SK thấp hơn ở mọi ñộ
tuổi, giới tính và các yếu tố bệnh tật khác. Ngược lại,
người có hoạt ñộng thể dục thể thao ñều ñặn trên hoặc
bằng 3 lần trong tuần có ñiểm CLS-SK cao ở tất cả
các lĩnh vực thể chất, tâm thần lẫn xã hội. Một vài yếu
tố liên hệ với một lĩnh vực ñơn lẻ như người không
sống với vợ hoặc chồng có ñiểm SKTT thấp, hay
người mang một hay nhiều khuyết tật có ñiểm SKXH
thấp hơn.
79.4
69.7
74.4
72.0
64.0
66.0
68.0
70.0
72.0
74.0
76.0
78.0
80.0
82.0
Có Không Tình trạng việc làm
SKXH
Nam
Nữ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 223
Hình 2: Điểm Sức khỏe thể chất liên quan ñến tuổi và số bệnh mạn tính hiện mắc, ước tính từ phương trình hòi
quy ña biến ở bảng III
87.4
81.3
73.173.4
58.8
89.2
97.3
95.2
93.1
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
90.0
100.0
Không 1 >= 2 Số bệnh mạn tính
SKTC
18-24 tuổi
25-54 tuổi
55-75 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
224
BÀN LUẬN – KẾT LUẬN
Nghiên cứu này ñã mô tả ñược mối liên hệ giữa các yếu tố dân số xã hội và bệnh mạn tính với
CLS-SK ño bằng bảng câu hỏi Duke, qua phỏng vấn trực tiếp người trưởng thành tại thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 3 lĩnh vực SKTC, SKTT và SKXH, ñiểm
CLS-SK không khác nhau theo tuổi, thấp ở nữ, người có kinh tế gia ñình khó khăn, ít hoạt ñộng thể
dục thể thao. Ngòai ra, ñiểm SKTC và SKXH thấp ở nhóm người có bệnh mạn tính, ñiểm SKXH thấp
ở nam không ñi làm hoặc có vấn ñề về chức năng (tật).
Như ñã dự kiến trước trong tất cả các nghiên cứu trước, nam có ñiểm SKTC và SKTT cao hơn
nữ, ñộc lập với các yếu tố về việc làm, trình ñộ học vấn và thu nhập. Sự khác biệt này tuy khoảng cách
không cao (dưới 5/100 ñiểm), nhưng ñược báo cáo ở mọi quốc gia từ châu Mỹ(11), ñến châu Âu(1,6),
châu Phi(10) chứ không riêng gì châu Á(16). Một vài tác giả ñưa ra giải thích liên quan ñến yếu tố tâm lý,
như phụ nữ dễ dàng bày tỏ những lo lắng về tâm lý hơn so với nam giới(20), hay tâm lý muốn chứng tỏ
mình bên ngoài xã hội ở nam(8). Khác với lĩnh vực SKTC và SKTT, ở lĩnh vực SKXH, nghiên cứu
Baromètre Santé(8) và SU.VI.MAX(3,4) theo thời gian thực hiện trên tổng dân số ở Pháp, cho thấy
không có sự khác biệt về ñiểm SKXH ở hai giới nam và nữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy: nam có ñiểm SKXH cao hơn nữ chỉ khi họ có việc làm và thấp hơn nữ khi không có việc làm.
Phải chăng ở Việt Nam, có việc làm giữ vai trò xã hội rất quan trọng ñối với nam giới, ñồng thời khi
họ không ñi làm người ñàn ông Việt Nam lại ít có mối quan hệ hoặc ít tham gia hoạt ñộng xã hội hơn
phụ nữ?
Mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế và CLS-SK cũng tìm thấy ở tất cả các nghiên cứu về CLS-SK,
khi tình trạng kinh tế ñược ñánh giá khách quan bằng thu nhập(15,16) hay bằng cách hỏi ñối tượng tự
ñánh giá(20,Error! Reference source not found.,6). Trong nghiên cứu này, tình trạng kinh tế gia ñình tự ñánh giá là
yếu tố có mối liên hệ mạnh nhất với CLS-SK ở 2 lĩnh vực SKTT và SKXH, và mạnh hàng thứ hai sau
bệnh mạn tính ở lĩnh vực SKTC. Nếu kinh tế gia ñình và CLS-SK có liên hệ nhân quả, thì ta có thể
suy ra, sự cải thiện tình trạng kinh tế xã hội trong hai mươi năm qua có tác ñộng cải thiện không nhỏ
ñến sức khỏe của người dân, ñồng thời sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội có thể cũng
sẽ dẩn ñến sự phân hóa các nhóm người khác nhau về cảm nhận sức khỏe. Từ ñó, việc theo dõi sự
thay ñổi ñiểm CLS-SK từ ñó cũng có thể giúp ta ñánh giá tác ñộng của kinh tế lên sức khỏe cảm nhận
của người dân.
Sự hiện diện của bệnh mạn tính và tuổi là hai yếu tố ảnh hưởng ñược ñề cập trong hầu hết các
nghiên cứu về CLS-SK như hai yếu tố tác ñộng ñộc lập nhau lên CLS-SK(Error! Reference source not
found.,1,2,19,11)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi không phải là một yếu tố ñộc lập, mà giữ vai trò là
yếu tố gây trầm trọng khi có bệnh mạn tính. Ở nhóm người không có bệnh mạn tính, ñiểm CLS-SK kể
cả SKTC, là không khác nhau giữa các nhóm tuổi. Điểm SKTC chỉ thấp khi có sự hiện diện của bệnh
mạn tính (ở mọi ñộ tuổi) và càng thấp khi số lượng bệnh mạn tính ñi kèm càng tăng. Đặc biệt hơn: so
với một người có cùng số bệnh mạn tính, ñiểm SKTC càng thấp ở nhóm tuổi càng cao. Điều này cho
thấy bệnh mạn tính có tác ñộng ít hơn trên người trẻ nhưng gây ảnh hưởng nặng hơn ở người lớn tuổi.
Trong số các yếu tố liên hệ, có những yếu tố không thể thay ñổi ñược, như tuổi hoặc giới tính, và
ñược sử dụng ñể xác ñịnh nhóm dân số ñích của các chương trình can thiệp. Các yếu tố khác như hành
vi hay bệnh tật, gọi là yếu tố có thể can thiệp ñược, và ñược xây dựng như mục tiêu của những
chương trình can thiệp hoặc giáo dục sức khỏe. Nghiên cứu CLS-SK giúp hiểu hơn về khái niêm
CLS-SK, các yếu tố liên hệ của nó, từ ñó cung cấp thông tin ñịnh hướng cho các chương trình can
thiệp. Với cái nhìn sức khỏe một cách toàn diện và phản ánh cảm nhận của chính ñối tượng trong
ñánh giá sức khỏe của chính mình, nghiên cứu CLS-SK giúp các nhà hoạch ñịnh kế hoạch y tế ñánh
giá mức ñộ tham gia của cộng ñồng trong xác ñịnh những vấn ñề những vấn ñề sức khỏe cần can thiệp
hoặc giáo dục sức khỏe cộng ñồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý những can thiệp y tế lên
các bệnh mạn tính ở người lớn tuổi, khuyến khích hoạt ñộng thể dục thể thao, các can thiệp cải thiện
kinh tế gia ñình, tạo việc làm ổ ñịnh ở nam giới, nhằm mục ñích nâng cao và cải thiện CLS hay sức
khỏe cảm nhận của người dân. Chúng tôi ñề xuất việc thu thập CLS-SK nên ñược áp dụng như thông
tin thường quy trong các nghiên cứu theo dõi cộng ñồng, tương tự như nghiên cứu Health Barometers
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
225
ở Pháp(Error! Reference source not found.) hay nghiên cứu hệ thống theo dõi các yếu tố hành vi nguy cơ
(Behavioral Risk Factor Surveillance System) ở Mỹ(20), ñể CLS-SK ñược sử dụng như một chỉ số mới
ñánh giá các can thiệp kinh tế, xã hội và y tế, bên cạnh các chỉ số về tình hình sức khỏe và bệnh tật của
cộng ñồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alonso J., Ferrer M., Gander B., Ware JE., Aaronson NK., Mosconi P., Leplege A., & the IQOLA Project Group 2004, "Health-related
Quality of Life associated with chronic conditions in eight countries: Results from the International Quality of Life Assessment
(IQOLA) Project", Quality of life research, vol. 13, pp. 283-298.
2. Boini S., Briançon S., Guillemin F., Galan P., & Hercberg S. Impact of cancer on quality of life (QoL). Longitudinal assessment from
the SU.VI.MAX cohort. Quality of Life Research. 2003. Ref Type: Journal (Full)
3. Briançon S., Boini S., Galan P., & Hercberg S. Quality of life difference between gender: assessment within married couples. Quality of
Life Research 11(7), 644. 2002. Ref Type: Abstract
4. Briançon S., Guillemin F., Preziosi P., Galan P., & Hercberg S. 1997, "Determinants of quality of life in general population", Quality of
life research, vol. 6, pp. 626-627.
5. Chassany O. 2002, "Qualité de vie liee à la santé: pourquoi sa mesure est-elle devenue indispensable?," in Qualité de vie liee à la santé:
critère d'évaluation, O. Chassany & C. Caulin, eds., Springer, Paris, pp. 3-19.
6. Girard F., Cohidon C., & Briançon S. 2000, "Les indicateurs globaux de santé," in Les inégalités sociales de santé, A. Leclerc et al.,
eds., éd. la Découverte/INSERM, Paris, pp. 163-172.
7. Girard F., Giraudo S., Billot L., Collin JF., Guillemin F., & Briançon S. Perceived health, quality of life and socioeconomic level: a
study in general population. Santé Publique (H.S.), 367. 2000. Ref Type: Abstract
8. Guillemin F., Arènes F., & Virion J.-M. 1997, "Santé et qualité de vie," in Baromètre de Santé è Adultes 95/96, Baudier F &
Arènes J, eds., CFES, Paris, pp. 69-85.
9. Hunt SM., McKenna S., McEwen J., Backett EM., Williams JI., & Papp E. A quantitative approach to perceived health status: a
validation study. Journal of epidemiology and community health 34, 281-286. 1980. Ref Type: Journal (Full)
10. Jelsma J. & Ferguson G. 2004, "The determinants of self-reported health-related quality of life in a culturally and socially diverse South
African community", Bull World.Health Organ., vol. 82, no. 3, pp. 206-212.
11. Lubetkin EI., Jia H., Franks P., & Gold MR. 2005, "Relationship among sociodemographic factors, clinical conditions, and health-
related quality of life: examining the EQ-5D in the U.S. general population", Qual.Life Res, vol. 14, no. 10, pp. 2187-2196.
12. Nguyen Thi Nguyen 2003, Politique de santé et système de santé au Vietnam: Evaluation liée aux changements économiques 1975-
2000, Université Paris-Denis Diderot, URF Laboratoire St Louis.
13. Parkerson GR. 1999, User's guide for Duke Health Measurement, 1999 edn, Duke University Medical Centrer, North Carolina.
14. Parkerson GR., Broadhead WE., & Tse CKJ. 1990, "The Duke Health Profile: a 17 item measure of health and dysfunction", Medical
care, vol. 28, no. 11, pp. 1056-1072.
15. Peterson JJ., Lowe JB., Peterson NA., & Janz KF. 2006, "The relationship between active living and health-related quality of life:
income as a moderator", Health Educ Res, vol. 21, no. 1, pp. 146-156.
16. Thumboo J., Fong KY., Machin D., Chan SP., Soh CH., Leong KH., Feng PH., Thio S., & Boey ML. 2003, "Quality of life in an urban
Asian population: the impact of ethnicity and socio-economic status", Soc Sci Med, vol. 56, no. 8, pp. 1761-1772.
17. Vo Thi Hanh, Guillemin F., Cong DD., Parkerson GR Jr., Thu PB., Quynh PT., & Briancon S. 2005, "Health related quality of life of
adolescents in Vietnam: cross-cultural adaptation and validation of the Adolescent Duke Health Profile", J Adolesc., vol. 28, no. 1, pp.
127-146.
18. Vo Thi Xuan Hanh 2006, Qualités et interpretation du profile de santé de Duke pour mesurere la quanlité de vie en France et au
Vietnam, These doctorale, Université de Nancy I.
19. Wang H., Kindig DA., & Mullahy J. 2005, "Variation in Chinese population health related quality of life: results from a EuroQol study
in Beijing, China", Qual.Life Res, vol. 14, no. 1, pp. 119-132.
20. Zahran, H. S., Kobau, R., Moriarty, D. G., Zack, M. M., Holt, J., & Donehoo, R. 2005, "Health-related quality of life surveillance--
United States, 1993-2002", MMWR.Surveill.Summ., vol. 54, no. 4, pp. 1-35.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_he_giua_cac_yeu_to_dan_so_xa_hoi_va_benh_man_tinh_v.pdf