Một số bất cập trong quy định về chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 419 BLDS 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419; Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015. Trong khi đó, Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015 chỉ nêu nguyên tắc chung là nếu một bên gây thiệt hại cho một bên khác thì phải bồi thường cho bên này toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015 chỉ đề cập thiệt hại là lợi ích mà lẽ ra người có quyền (bên bị vi phạm) sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ làm chấm dứt hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo chúng tôi, rất khó để xác định được các loại thiệt hại mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường từ các quy định này. Vì vậy, để áp dụng những quy định này trên thực tế, cần ban hành hướng dẫn làm cơ sở thống nhất về nhận thức và áp dụng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến nội dung này. Bên cạnh đó, Điều 362 BLDS 2015 quy định: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”. Nghiên cứu nội dung quy định này có thể thấy sự bất lợi dành cho bên có quyền và nếu áp dụng trong thực tế sẽ không khả thi. Bởi theo quy định, bên có quyền phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra. Nội dung này có thể bị bên vi phạm chấm dứt hợp đồng sẽ lợi dụng, dẫn tới việc bên bị vi phạm có thể sẽ không nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại nào cả.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập trong quy định về chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Tóm tắt: Hợp đồng dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là các biến sinh do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định. Hồ Thị Vân Anh* * TS. Khoa Luật Dân sự Đại học Luật - Đại học Huế. Abstract Civil contracts normally go through stages of preparation, development and termination. However, unlike other things and phenomena, the civil contracts are always derived from conscious acts of subjects. Therefore, the events that lead to termination of a civil contract are not variations due to the movement of nature but those that arise from the conscious behavior of subjects or by the applicable law. Thông tin bài viết: Từ khóa: Bộ luật Dân sự, chấm dứt hợp đồng Lịch sử bài viết: Nhận bài : 12/04/2018 Biên tập : 23/04/2018 Duyệt bài : 26/04/2018 Article Infomation: Keywords: Civil Code; contract termination Article History: Received : 12 Apr. 2018 Edited : 23 Apr. 2018 Approved : 26 Apr. 2018 1. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về chấm dứt hợp đồng Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã được hoàn thành Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành. Hay nói cách khác, hợp đồng được coi là đã hoàn thành khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện đúng và đủ những nghĩa vụ theo hợp đồng. Vậy, thế nào là thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ theo hợp đồng? Trên thực tế, nếu một bên trong hợp đồng dù chưa thực hiện xong toàn bộ hợp đồng nhưng cũng đã thực hiện xong một phần đáng kể công việc và nghĩa vụ trong hợp đồng thì người này có quyền yêu cầu bên kia thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ đã thực hiện xong hay không? Và lúc này, hợp đồng có được coi là chấm dứt do hợp đồng đã hoàn thành hay không. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 vẫn chưa có quy định cụ thể cho những trường hợp này. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 106 Số 2+3(378+379) T1/2019 Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện - Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 423, Điều 424, Điều 425, Điều 426 của BLDS 2015. Thực tế cho thấy đã phát sinh những vấn đề như sau: Một là, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng có thể bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ, tuy nhiên, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng sẽ trở nên rất bất lợi cho bên vi phạm, bởi lẽ khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Tuy nhiên với hợp đồng được coi là không có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết tranh chấp1. Quy định này cho thấy chỉ một sự vi phạm nhưng có thể xảy ra nhiều hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và những thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Việc quy định hậu quả của hủy bỏ hợp đồng như vậy còn chưa phù hợp vì nó khiến bên vi phạm dù nặng hay nhẹ cũng phải chịu quá nhiều hậu quả. Điều này không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng được quy định tại Điều 3 BLDS 2015, đồng thời cũng không phù hợp với lẽ công bằng mà các quan hệ dân sự đều hướng tới. Hai là, BLDS 2015 đã bao hàm một số điều khoản về chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng nhưng chưa đầy đủ. Trong pháp luật nhiều nước trên thế giới2, bên cạnh phần điều chỉnh cho phép chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, còn chứa đựng những điều khoản quy định một cách bao quát những trường hợp được hủy bỏ hợp đồng khi một bên không được thực hiện đúng hợp đồng. Cách điều chỉnh này sẽ cho phép hủy bỏ, chấm dứt 1 PGSTS. Nguyễn Văn Cừ, PGS.TS. Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học BLDS 2015 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2017, tr. 639. 2 PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2014, tr. 591. 3 PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Sđd, tr. 591. hợp đồng khi các quy phạm điều chỉnh hợp đồng thông dụng không đầy đủ hoặc khi hợp đồng không phải là hợp đồng thông dụng mà phần riêng có đề cập3. Vì vậy, trên thực tế có nhiều trường hợp có hành vi vi phạm có thể dẫn đến hậu quả chấm dứt hợp đồng nhưng lại không được quy định trong BLDS 2015, cụ thể như sau: Theo quy định của khoản 1 Điều 428 BLDS 2015, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng được thừa nhận trong ba trường hợp: (1) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng; (2) Xảy ra điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trước; (3) Xảy ra điều kiện do pháp luật quy định. Các hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng nằm ngoài ba trường hợp này bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng và bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định này, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thông thường, theo nguyên tắc chung thực hiện hợp đồng thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải là hành vi hợp pháp và bị coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, để bảo vệ quyền lợi của một bên nào đó (chủ yếu là bên bị vi phạm), pháp luật quy định quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên đó. Theo quy định, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 107Số 2+3(378+379) T1/2019 thông báo chấm dứt. Đây chính là điểm khác biệt giữa hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, quy định này vẫn phát sinh những vướng mắc sau: Thứ nhất, khoản 1 Điều 428 BLDS 2015 quy định quyền này có được: “ nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Quy định đó ngắn gọn và hợp lý nhưng chưa trù liệu đến trường hợp các bên không thỏa thuận nêu rõ các điều kiện để một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thứ hai, BLDS 2015 chưa quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đông với các loại hợp đồng như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng hợp tác Thứ ba, khoản 2 Điều 428 BLDS 2015 quy định: “Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, BLDS 2015 chưa quy định rõ một số vấn đề có liên quan như: thời gian thông báo, nội dung thông báo và trong thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng thì các bên có thực hiện tiếp nghĩa vụ của hợp đồng hay không. Thứ tư, BLDS 2015 chưa quy định rõ căn cứ xác lập trách nhiệm bồi thường, cách thức xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường thiệt hại khi các bên đương phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản Khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 đã đưa ra 5 điều kiện áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi. Và khi có đủ 5 điều kiện đó mà các bên thỏa thuận không thành công về việc sửa đổi hợp đồng, một trong các bên có 4 Trong tiếng Anh, từ “effect” thường được sử dụng để chỉ hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng. 5 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006, tr.431. quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định. Đây là quy định mới nên có một số vấn đề cần được trao đổi như sau: - Theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 420 BLDS 2015, thì “hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác”. Quy định này cần được hướng dẫn cụ thể, bởi đây là điều kiện trung tâm để xác định sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh. - Khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 quy định, trường hợp các bên không thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, thì một trong các bên có thể yêu cầu tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, “Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”. Ở đây cần làm rõ khái niệm “thiệt hại” và “các chi phí để thực hiện hợp đồng”. Cụ thể, thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng gây ra cho bên nào sẽ được sử dụng để so sánh với các chi phí để thực hiện hợp đồng? Thậm chí là có tính toán đến chi phí, lợi ích của người thứ ba hay không? Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng “Hậu quả”4, hiểu theo nghĩa thông thường, là kết quả không hay về sau5. Hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng là những kết quả không hay mà một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu khi hợp đồng bị chấm dứt. Hợp đồng bị chấm dứt, có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, trong đó đáng chú ý, có ý nghĩa quan trọng và tất yếu đối với các bên là hậu quả pháp lý. Hợp đồng bị chấm dứt, sẽ dẫn đến những tác động nhất định đến quyền và THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 108 Số 2+3(378+379) T1/2019 nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Chính vì thế, để bảo vệ quyền lợi cho các bên khi hợp đồng bị chấm dứt, pháp luật cần có quy định về hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng. Điều 427 BLDS 2015 quy định “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện”. Quy định nói trên của BLDS năm 2015 là một trong những điểm mới, tiến bộ hơn so với BLDS 2005, nhưng so sánh với pháp luật một số quốc gia hay một số văn bản quốc tế6 cho thấy, phạm vi thỏa thuận còn hiệu lực như là hệ quả của việc hợp đồng bị hủy bỏ quy định tại khoản 1 Điều 427 mang tính “đóng”, thiếu sự linh hoạt, chưa có giải pháp khi hợp đồng bị hủy bỏ đối với bên thứ ba7. Bên cạnh đó, BLDS 2015 chưa quy định hoàn trả những gì đã nhận như là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà thay vào đó quy định hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là hoàn trả những gì đã nhận. Điều này, dẫn tới tình huống khi hợp đồng bị hủy bỏ nhưng các bên không thể hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi đó, sự bình đẳng về lợi ích của các bên khó có thể được đảm bảo. 6 Chẳng hạn, Điều 6:721 BLDS Hà Lan quy định “hủy bỏ hợp đồng miễn trừ các bên khỏi nghĩa vụ hợp đồng. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ vẫn còn hiệu lực cho đến khi nghĩa vụ đã được thực hiện nhưng các bên có nghĩa vụ hủy bỏ những gì đã nhận bởi hiệu lực của hợp đồng bị hủy bỏ. Hay hủy hợp đồng “không ảnh hưởng đến quyền của bên thứ ba có thiện chí” Nếu nợ có bảo đảm thì khoản nợ đó không rút khỏi hợp đồng hoặc việc bảo đảm”, “chấm dứt quyền và nghĩa vụ hợp đồng không ảnh hưởng tới giá trị của các điều khoản liên quan đến thanh quyết toán”. Các dự thảo BIDS (sửa đổi) trước tại Kỳ họp thứ 8, 9 cũng tồn tại quy định tương tự nhưng tiếc rằng những quy định đó đã không được thông qua trong BLDS năm 2015. Công ước Viên, bên cạnh quy định việc hủy hợp đồng giải phóng các bên khỏi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, thỏa thuận về giải quyết tranh, Công ước còn quy định các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc hủy hợp đồng. Tương tự, Điều 7.3.5 PICC quy định “2) Chấm dứt hợp đồng không loại trừ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho việc không thực hiện; 3) Chấm dứt hợp đồng không ảnh hưởng tới các điều khoản hợp đồng về giải quyết tranh chấp hay tới mọi điều khoản khác có hiệu lực kể cả trong trường hợp huỷ hợp đồng” hay khoản 2 Điều 9:305 PECL quy định “chấm dứt hợp đồng không ảnh hưởng đến bất kỳ quy định hợp đồng nào để giải quyết tranh chấp hoặc bất kỳ quy định nào khác để thực hiện sau khi hợp đồng bị chấm dứt. 7 TS. Võ Sỹ Mạnh, Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS 2015, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 86, 2017. BLDS 2015 vẫn giữ nguyên quy định của BLDS 2005 về nghĩa vụ hoàn trả bằng hiện vật, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Tuy nhiên, Bộ luật không quy định rõ việc hoàn trả có bao gồm những hoa lợi, lợi tức mà bên kia nhận được từ việc thực hiện hợp đồng bị hủy bỏ, đặc biệt khi đối tượng phải hoàn lại là một khoản tiền thì vấn đề lãi suất sẽ được giải quyết như thế nào? Phạt vi phạm hợp đồng Trong các hình thức trách nhiệm dân sự khi chấm dứt hợp đồng thì phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại hợp đồng là những hình thức trách nhiệm thông dụng nhất. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự cho các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng, nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất cho bên bị thiệt hại. Trên thực tế giao kết hợp đồng dân sự hiện nay, hầu hết đều có thỏa thuận vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng, hoặc các biện pháp này được thỏa thuận kèm theo với biện pháp chấm dứt hợp đồng. Điều 418 BLDS 2015, quy định về phạt vi phạm. Nghiên cứu nội dung quy định này có thể hiểu, không có giới hạn về mức phạt vi phạm trong dân sự khi chấm dứt hợp THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 109Số 2+3(378+379) T1/2019 đồng, các bên có thể thỏa thuận chỉ bị phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm, nhưng không đề cập việc vẫn phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 418 BLDS 2015, các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Các bên có thể thỏa thuận trước về việc bồi thường thiệt hại cũng như xác định trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền. Tuy nhiên, khác với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có thỏa thuận trước về phạt vi phạm, đối với bồi thường thiệt hại, cho dù các bên có thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Như vậy, bồi thường thiệt hại là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích cho các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này được áp dụng cho hầu hết các hành vi làm chấm dứt hợp đồng. Điều 13 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Điều 360 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Quy định này được hiểu: Bên vi phạm nghĩa vụ làm chấm dứt hợp đồng, mà hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên khi, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, hoặc luật có quy định khác. Theo khoản 1 Điều 419 BLDS 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419; Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015. Trong khi đó, Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015 chỉ nêu nguyên tắc chung là nếu một bên gây thiệt hại cho một bên khác thì phải bồi thường cho bên này toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015 chỉ đề cập thiệt hại là lợi ích mà lẽ ra người có quyền (bên bị vi phạm) sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ làm chấm dứt hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo chúng tôi, rất khó để xác định được các loại thiệt hại mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường từ các quy định này. Vì vậy, để áp dụng những quy định này trên thực tế, cần ban hành hướng dẫn làm cơ sở thống nhất về nhận thức và áp dụng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến nội dung này. Bên cạnh đó, Điều 362 BLDS 2015 quy định: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”. Nghiên cứu nội dung quy định này có thể thấy sự bất lợi dành cho bên có quyền và nếu áp dụng trong thực tế sẽ không khả thi. Bởi theo quy định, bên có quyền phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra. Nội dung này có thể bị bên vi phạm chấm dứt hợp đồng sẽ lợi dụng, dẫn tới việc bên bị vi phạm có thể sẽ không nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại nào cả. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 110 Số 2+3(378+379) T1/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bat_cap_trong_quy_dinh_ve_cham_dut_hop_dong_theo_phap.pdf
Tài liệu liên quan